KINH ĐẠI BẢO TÍCH
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Xuất bản: Ban Văn Hóa Thành Hội TP. Hồ Chí Minh PL 2543 - DL 1999
XIII
PHÁP HỘI PHẬT THUYẾT NHÂN XỬ THAI
THỨ MƯỜI BA
Hán Dịch: Tam Tạng Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi
Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Như vậy tôi nghe, một lúc
đức Phật ở nước
Xá Vệ, vườn
Kỳ Thọ Cấp Cô Độc,
Tôn Giả A Nan sáng sớm từ
thiền định dậy cùng năm trăm
Tỳ Kheo đồng đến chỗ
đức Phật chắp tay cung kính lễ chưn Phật rồi ở một bên.
Đức Thế Tôn bảo
A Nan rằng : "Phật có
pháp yếu sơ trung hậu đều lành, nghĩa ấy
vi diệu thuần nhứt không tạp đầy đủ tướng
phạm hạnh thanh bạch. Đó là nhập mẫu thai tạng
Tu đa la pháp vậy. Các ông phải nghe kỹ khéo
suy nghĩ, nay Phật vì các ông
phân biệt giải nói".
Tôn giả A Nan bạch Phật : "Bạch
đức Thế Tôn !
Chúng tôi xin thích muốn được nghe".
Đức Thế Tôn bảo Ngài
A Nan : "Nếu có
chúng sanh lúc muốn
nhập thai,
nhơn duyên đầy đủ thì được thọ thân, nếu chẳng đủ duyên thì chẳng thọ thân.
Thế nào gọi là chẳng đủ duyên ? Đó là
cha mẹ phát khởi tâm
nhiễm ái,
trung ấm hiện tiền cầu chỗ thọ sanh, nhưng
cha mẹ này trắng đỏ hòa hiệp
hoặc trước hoặc sau mà chẳng chung
thời gian, trong thân còn có các bịnh hoạn. Nếu như
vậy thì chẳng
nhập thai.
Thai tạng của người mẹ, hoặc có bịnh phong hoàn khí huyết bế tắc, hoặc mỡ bế tắc, hoặc thịt tăng kết, hoặc bịnh chất mặn, bịnh bụng lúa mạch, bịnh lưng eo kiến, hoặc như miệng lạc đà, như gỗ cong càng xe, như trục bánh xe, như miệng cốt bánh xe, như lá cây, hoặc cong vòng như măng tre cong, hoặc phía trong thai tạng như tua hột lúa mạch, hoặc tinh huyết rỉ chảy nhiều chẳng dứt, hoặc bịnh đái hạ chảy nước, hoặc đường thai tạng quá rít, hoặc trên nhọn dưới nhọn, hoặc cong, hoặc cạn, hoặc lủng lọt, hoặc cao, hoặc thấp, hoặc ngắn nhỏ, và các tạp bịnh. Nếu như
vậy thì chẳng
nhập thai.
Hoặc
cha mẹ tôn quí có
phước đức lớn mà
trung ấm ti tiện. Hoặc
trung ấm tôn quí có
phước đức lớn mà
cha mẹ ti tiện. Hoặc đều có
phước đức mà không nghiệp tương cảm. Nếu như vậy cũng chẳng
nhập thai.
Trung ấm ấy lúc muốn thọ thai trước
phát khởi hai
quan niệm điên đảo. Lúc
cha mẹ hòa hiệp, nếu
trung ấm nam thì đối với mẹ sanh lòng yêu, với cha sanh lòng giận, lúc cha chảy tinh thì cho là của mình. Nếu
trung ấm nữ thì đối với mẹ sanh lòng giận, với cha sanh lòng yêu, lúc mẹ chảy nhớt thì cho là của mình. Nếu
trung ấm không khởi lòng yêu giận ấy thì không thọ sanh.
Nầy
A Nan ! Thế nào được thọ thai ? Đó là
cha mẹ khởi lòng
ái nhiễm, nguyệt kỳ đều thuận,
trung ấm hiện tiền, không có những bịnh những lỗi như trên,
nghiệp duyên đầy đủ, như
vậy thì thọ thai.
Trung ấm ấy lúc muốn
nhập thai còn có hai thứ : một là không
phước đức, hai là có
phước đức lớn.
Trung ấm không
phước đức,
tâm giác quán khởi lên thấy
cảnh giới liền nghĩ rằng : Nay tôi gặp gió lạnh mưa tối, người đông
ồn ào, nhiều oai dữ đến bức hại, do đó nên
sợ hãi mà nghĩ rằng : nay tôi phải chạy vào nhà cỏ, nhà lá, hoặc ẩn trốn chưn tường, hoặc chạy vào núi, chằm, rừng rậm, hang động, lại còn phát sanh nhiều thứ thấy khác nữa.
Tùy theo chỗ nghĩ thấy bèn nhập vào thai mẹ.
Nầy
A Nan !
Trung ấm ấy lúc tối sơ vào thai mẹ có tên là
ca la lã, đây là nương chất
bất tịnh của
cha mẹ và nghiệp
quá khứ của nó mà được thọ thân. Nghiệp ấy và trong các duyên
cha mẹ đều riêng chẳng tự sanh, do sức hòa hiệp mà thọ thân.
Ví như lấy thùng đựng chất lạc và dùng dây v. v... mà sản xuất chất tô. Trong riêng các món đều không chất tô, do sức hòa hiệp mới sanh được chất tô.
Thân
ca la lã cũng như vậy, sức
nhân duyên hoà hiệp thì được thọ thai.
Lại nầy
A Nan !
Ví như nương nơi cỏ xanh, phân bò, táo và lạc mà đều riêng sanh côn trùng. Trong mỗi thứ không có trùng, do sức
nhân duyên thì trùng sanh. Lúc trùng ấy sanh đều riêng theo chỗ nó nương mà có màu chỗ đó, hoặc xanh hoặc vàng đỏ trắng.
Vì thế nên biết
phụ mẫu bất tịnh mà
sanh thân ấy, tìm trong các duyên đều chẳng có thân, cũng chẳng rời ngoài sức các duyên
hòa hợp mà thọ thai. Lúc thân ấy sanh cùng
tứ đại chủng tánh của
cha mẹ cũng chẳng sai khác. Đó là
địa đại làm chất cứng,
thủy đại làm chất ướt,
hỏa đại làm chất nóng,
phong đại làm chất động. Thân
ca la lã nếu chỉ có
địa đại mà không
thủy đại thì như người bốc bột hay tro khô trọn chẳng hòa hiệp được. Nếu chỉ có
thủy đại mà không có
địa đại thì như dầu hay nước tánh nó lỏng ướt bèn chảy tan. Nếu chỉ có
địa giới thủy giới mà không
hỏa giới thì như
mùa hạ khối thịt tươi để chỗ râm không nắng chiếu nó sẽ thúi rã. Nếu chỉ có địa thủy và hỏa mà không có
phong giới thì chẳng
tăng trưởng như có người thợ và
đệ tử giỏi nghề thổi đường làm thành nhiều món trong ruột trống bọng,
nếu không sức gió thổi thì chẳng nên được.
Bốn đại tánh ấy
y trì lẫn nhau mà được
kiến lập.
Vì thế nên
biết thân ca la lã cũng vậy, nhơn nơi
cha mẹ tứ đại và
gió nghiệp mà được sanh. Trong mỗi duyên đều không có, do sức hòa hiệp mà được thọ thân.
Lại nầy
A Nan !
Ví như hột giống mới sạch khéo cất chứa chẳng cho trùng ăn, không hư mục cháy khô lủng lỗ. Có người chọn ruộng tốt chỗ nhuần ẩm mà gieo hột giống ấy rồi muốn trong một ngày mầm cây nhánh lá tậm rợp bông trái sum suê thảy đều đầy đủ có được chăng ?".
-
Bạch đức Thế Tôn ! Không được !
- Nầy
A Nan ! Cũng vậy, thân
ca la lã đều từ
nhơn duyên thứ đệ sanh trưởng mà chẳng được
đồng thời tất cả các căn đều đầy đủ. Thế nên phải biết dầu từ
cha mẹ mà có thân ấy, nhưng tìm trong các duyên đều không có, do sức hòa hiệp mà có thọ sanh.
Lại nầy
A Nan !
Ví như người mắt sáng cầm châu nhựt quang đặt trong
ánh nắng giữa ngày, đem phân bò khô treo trên ấy cách châu vừa chừng bèn phát sanh lửa.
Cũng vậy, thân từ
cha mẹ ra, thân
ca la lã có
năm ấm : sắc, thọ, tưởng, hành và thức, gọi nó tên là
danh sắc. Trong
sát na thọ thân đã phải
trải qua các sự khổ, Phật chẳng
khen tặng, huống lại
thời gian dài
luân hồi các cõi.
Ví như chút phẩm còn là dơ hôi huống là nhiều.
Thân
ngũ ấm ca la lã ấy, ai sẽ
ưa thích nó.
Lại nầy
A Nan ! Thân ấy ở trong thai mẹ
trải qua ba mươi tám thất nhựt rồi mới sanh ra.
Thất nhựt thứ nhứt, lúc ở thai mẹ tên
ca la lã,
thân tướng tối sơ
hiện ra như giọt sanh lạc, trong bảy ngày hơi nóng nấu nung
tứ đại lần thành.
Thất nhựt thứ hai, lúc ở thai mẹ
gió nghiệp được cảm gọi là biến mãn, gió ấy rất
nhỏ nhẹ thổi hông tả và hông hữu của mẹ khiến
ca la lã
thân tướng lần hiện, dạng như lạc đặc, hoặc như tô đọng, hơi nóng nấu nung bèn chuyển làm thân an
phù đà tứ đại lần thành.
Thất nhựt thứ ba, lúc ở thai mẹ lại cảm
nghiệp phong tên tàng khẩu, do sức gió này khiến lần ngưng kết, an
phù đà ấy chuyển làm bế thủ dạng như chầy đâm thuốc mà ngắn nhỏ. Ở trong thai hơi nóng nấu nung
tứ đại ấy lần
tăng trưởng.
Thất nhựt thứ tư, lúc ở thai mẹ lại cảm
nghiệp phong tên
nhiếp thủ, do sức gió ấy khiến bế thủ chuyển làm
già na dạng như đá ấm, hơi nóng nấu nung
tứ đại lần tăng .
Thất nhựt thứ năm, lúc ở thai mẹ lại cảm
nghiệp phong tên nhiếp trì, do sức gió ấy hay khiến
già na chuyển làm
bát la xa khư các mụt vỡ ra
xuất hiện hai vai hai vế và thân đầu, như tháng mùa cây cối cành lộc phát sanh, sức gió
nhơn duyên các bóng mụt
xuất hiện cũng vậy.
Thất nhựt thứ sáu, lúc ở thai mẹ lại cảm
nghiệp phong tên là phạn, do sức gió ấy mà bốn tướng
xuất hiện, đó là hai gối hai cánh.
Thất nhựt thứ bảy, lúc ở thai mẹ lại cảm
nghiệp phong tên triền chuyển, do sức gió ấy có bốn tướng
xuất hiện, đó là hai bàn chưn hai bàn tay, bốn tướng này mềm dịu như khối bọt.
Thất nhựt thứ tám, lúc ở thai mẹ lại cảm
nghiệp phong tên
phiên chuyển, do sức gió ấy có hai mươi tướng
xuất hiện, đó là tướng hai mươi ngón chưn tay, như mưa xuống nhánh chồi lần được
tăng trưởng, do sức
gió nghiệp các căn
hiện ra cũng vậy.
Thất nhựt thứ chín, lúc ở thai mẹ lại cảm
nghiệp phong tên phân tán, do sức gió ấy
hiện ra chín tướng, đó là hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi, miệng và chỗ đại tiện
tiểu tiện tên là
cửu tướng .
Thất nhựt thứ mười, lúc ở thai mẹ lại cảm
nghiệp phong tên là kiên ngạnh, do sức gió ấy nên liền cứng chắc. Lại có
nghiệp phong tên là
phổ môn thổi thân trong thai khiến đều nổi phồng như trái ổi.
Thất nhựt thứ mười một, lúc ở thai mẹ lại có cảm
nghiệp phong tên là
kim cương, do sức gió ấy ở tại trong thai hoặc lên hoặc xuống khiến các lỗ trên thân đều được
thông suốt, cũng do sức gió khiến người mang thai hoặc buồn hoặc vui đi đứng ngồi nằm tánh nết đổi khác
vận động tay chưn khiến các lỗ thân thai lần
tăng trưởng, ở trong lỗ miệng chảy ra máu đen, trong lỗ mũi chảy ra nước dơ, gió ấy hồi chuyển rồi dứt.
Thất nhựt thứ mười hai, lúc ở thai mẹ lại cảm
nghiệp phong tên là khúc khẩu, do sức gió ấy trong thân thai giữa hai hông sanh đại trường tiểu trường như tơ sen hoặc như nhợ sen để trên đất, cuộn mười tám vòng ở trong thân. Lại có
nghiệp phong tên là xuyên phát, do sức gió ấy mà ba trăm hai mươi
chi tiết và trăm lẻ một huyệt sanh trong thân thai.
Thất nhựt thư mười ba, lúc ở thai mẹ lại cảm
nghiệp phong tên là cơ khát, do sức gió ấy thân thai trống gầy sanh
ý tưởng đói khát, bà mẹ
ăn uống có chất bổ dưỡng liền thấm nuôi thân thai từ lỗ rốn và các huyệt.
Đức Thế Tôn nói kệ rằng :
Đứa con ở thai mẹ
Trải qua mười ba thất
Thân nó biết trống gầy
Nên
nghĩ tưởng đói khátBà mẹ có
ăn uốngThấm nuôi lấy thân thai
Do đó
thân mạng còn
Lần lần được lớn thêm.
Thất nhựt thứ mười bốn, lúc ở thai mẹ lại cảm
nghiệp phong tên là tuyến khẩu, do sức gió ấy sanh chín trăm gân giao kết trước sau và hai bên thân.
Thất nhựt thứ mười lăm, lúc ở thai mẹ lại cảm
nghiệp phong tên là
liên hoa, do sức gió ấy sanh hai mươi mạch chất bổ uống ăn chảy vào các mạch ấy nhuần ích nơi thân. Những gì là hai mươi ? Đó là phía trước phía sau bên tả và bên hữu của thân đều riêng có năm mạch. Mỗi mạch ấy đều riêng có bốn mươi mạch nhỏ chi phái. Mỗi mạch nhỏ ấy lại đều riêng có một trăm chi phái nhỏ. Phía trước thân, hai vạn chi mạch nhỏ tên là
thương khư. Phía sau thân, hai vạn chi mạch nhỏ tên là lực. Bên tả thân, hai vạn chi mạch nhỏ tên là
an định. Bên
hữu thân, hai vạn chi mạch nhỏ tên là cụ thế. Tám vạn chi mạch lớn nhỏ như vậy sanh nơi thân ấy, và nó còn có nhiều màu sắc, đó là xanh vàng đỏ trắng màu tô màu lạc màu dầu. Tám vạn mạch ấy, mỗi mạch mỗi rễ, trên mỗi rễ sanh một lỗ hoặc hai lỗ đến bảy lỗ, mỗi lỗ đều liền nhau với lỗ lông, như rễ sen có các lỗ.
Thất nhựt thứ mười sáu, lúc ở thai mẹ lại cảm
nghiệp phong tên là
cam lộ, do sức gió ấy làm cho mắt tai mũi miệng ngực ức bốn bên
tam tạng chỗ
chín lỗ đều khai phát
hơi thở ra vào trên dưới
thông suốt không
chướng ngại. Nếu có uống ăn tư nhuận thân ấy, có chỗ ngừng chứa lại hay
tiêu hóa theo phía dưới chảy ra. Như thợ gốm và
đệ tử giỏi nhồi bùn bố trí vòng dây dưới trên xoay chuyển tạo thành đồ vật. Đây cũng vậy, do sức gió và nghiệp
thiện ác khiến mắt tai v.v...lần lần đầy đủ.
Thất nhựt thứ mười bảy, lúc ở thai mẹ lại cảm
nghiệp phong tên là mao ngưu diện, do sức gió ấy khiến hai mắt được sáng sạch, các căn tai mũi
thành tựu.
Ví như có mặt gương bị bụi đóng, hoặc dùng bột gạch và dầu tro chùi lau cho sạch. Sức
gió nghiệp thổi các căn mắt tai v. v...khiến được sáng sạch cũng như vậy.
Thất nhựt thứ mười tám, lúc ở thai mẹ lại cảm
nghiệp phong tên là đại kiên cường, do sức gió ấy làm cho các căn lần
hoàn thành mà còn sáng sạch.
Ví như nhựt nguyệt bị mây mù
che khuất gió mạnh bỗng nổi lên thổi tan mà nhựt nguyệt ấy bỗng rất sáng chói.
Gió nghiệp thổi các căn làm sáng sạch thêm cũng vậy.
Thất nhựt thứ mười chín, lúc ở thai mẹ do sức
gió nghiệp trước mà bốn căn nhãn nhĩ tỷ thiệt
thành tựu. Lúc tối sơ
nhập thai đã có ba căn là
thân căn mạng căn và
ý căn. Như vậy đến đây các căn đều đầy đủ.
Thất nhựt thứ hai mươi, lúc ở thai mẹ lại cảm
nghiệp phong tên là
kiên cố, do sức gió ấy khiến trong thân sanh các thứ xương. Trong mỗi chưn sanh hai mươi xương, gót có bốn, mắt cá có hai, gối có hai, vế có hai, eo lưng có ba, xương sống có mười tám, sườn có hai mươi bốn, ngực có mười ba, mỗi tay có hai mươi, cánh có bốn, vai có hai, hàm có hai, sọ có bốn và gốc răng có ba mươi hai.
Ví như thợ
điêu khắc và
đệ tử trước dùng gỗ cứng sau dùng dây mực tạo
thành hình tượng, đầu chưa đắp bùn mà bấy giờ gọi là cốt tượng. Do sức
gió nghiệp lúc sanh các xương cũng vậy. Trong bảy ngày nầy, trừ các xương nhỏ còn các xương lớn được sanh số có hai trăm cái.
Thất nhựt thứ hai mươi mốt, lúc ở thai mẹ lại cảm
nghiệp phong tên là
sanh khởi, do sức gió ấy mà sanh thịt trên thân.
Ví như thợ hồ và
đệ tử đem hồ tô tường vách, do sức
gió nghiệp hay sanh thịt trên thân cũng vậy.
Thất nhựt thứ hai mươi hai, lúc ở thai mẹ lại cảm
nghiệp phong tên là phù lưu, do sức gió ấy mà sanh máu huyết.
Thất nhựt thứ hai mươi ba, lúc ở thai mẹ lại cảm
nghiệp phong tên là tịnh trì, do sức gió ấy mà sanh da nơi thân.
Thất nhựt thứ hai mươi bốn, lúc ở thai mẹ lại cảm
nghiệp phong tên là trì vân, do sức gió ấy làm cho da thứa được điều hòa bằng phẳng sắc sáng nhuần bóng.
Thất nhựt thứ hai mươi lăm, lúc ở thai mẹ lại cảm
nghiệp phong tên là trì thành, do sức gió ấy mà máu thịt
tăng trưởng.
Thất nhựt thứ hai mươi sáu, lúc ở thai mẹ lại cảm
nghiệp phong tên là sanh thành, do sức gió nầy mà sanh lông tóc móng, mỗi thứ đều liền với các mạch.
Thất nhựt thứ hai mươi bảy, lúc ở thai mẹ lại có
nghiệp phong tên là khúc thược, do sức gió ấy làm cho
thân tướng lần thành. Hoặc đời trước tạo
nghiệp ác bỏn sẻn chẳng
bố thí, hoặc chẳng
nghe lời dạy bảo của
cha mẹ sư trưởng, do
nghiệp ác ấy nên
thân tướng xấu, nếu thân cao lớn mập trắng mềm mại mà cho là đẹp thì lại thọ lấy thân lùn ốm đen cứng, hoặc thọ lấy
thân phần chẳng đầy đủ, hoặc thọ lấy thân đui điếc câm ngọng các căn chẳng đủ, giọng nói người chẳng muốn nghe,
thân thể xấu xí như
ngạ quỉ, do
nghiệp ác mà thọ lấy thân chẳng
vừa ý như vậy,
cha mẹ quyến thuộc thấy còn chẳng vui huống là người khác. Nếu đời trước tạo
mười nghiệp lành ưa
bố thí, không có lòng
gian tham bỏn xẻn dua dối phỉnh gạt, biết
nghe lời cha mẹ sư trưởng dạy bảo, do đó nên thọ được thân không có các tướng
xấu xí tàn tật, mà
đoan trang xinh đẹp đủ các tướng tốt, giọng nói người thích nghe, ai thấy cũng mến ưa, do nghuệp thiện mà thọ được
thân thắng diệu như vậy.
Thân ở thai mẹ ấy, nếu là nam thì ngồi bẹp trong bụng mẹ phía nách hữu hai tay bụm mặt hướng về xương sống mẹ ở yên đó. Nếu là nữ thì ngồi bẹp trong bụng mẹ phía nách tả hai tay bụm mặt quay lưng về phía sống lưng mẹ ở yên đó. Thân thai ấy ở dưới sanh tạng trên thục tạng, hơi nóng nấu nung, nằm chỗ trói cột như ở trong túi da. Người mẹ ăn nhiều hay ăn ít,
ăn ngon ăn dở, ăn khô ăn ướt, ăn đắng cay mặn chua nóng lạnh, hoặc
dâm dục, đi gấp
nhảy nhót, nằm lâu ngồi lâu, thân thai điều
cảm thọ khổ não. Lúc ở thai mẹ chịu nhiều khổ
bức bách,
loài người còn vậy huống là loài
địa ngục khó có gì để ví dụ được. Ai là người có trí mà còn
ưa thích thân trong biển
sanh tử.
Thất nhựt thứ hai mươi tám, lúc ở thai mẹ phát sanh tám
ý tưởng điên đảo : một là tưởng ngồi xe cỡi ngựa, hai là tưởng lầu gác, ba là tưởng giường chõng, bốn là tưởng suối chảy, năm là tưởng ao hồ, sáu là tưởng sông rạch, bảy là tưởng vườn tược, tám là tưởng vườn rộng lớn.
Thất nhựt thứ hai mươi chín, lúc ở thai mẹ lại cảm
nghiệp phong tên là hoa điều, do sức gió ấy khiến thân thai sắc sáng nhuần bóng các tướng
rõ ràng, đều do
quá khứ đã tạo các nghiệp
sai biệt chẳng đồng, tùy hình loại riêng mà có các thứ màu sắc, hoặc màu trắng, màu đen, hoặc màu chẳng trắng chẳng đen, hoặc màu xanh, màu khô khốc, màu nhuần bóng.
Thất nhựt thứ ba mươi, lúc ở thai mẹ lại cảm
nghiệp phong tên là thiết khẩu, do sức gió ấy mà tóc lông móng đều
tăng trưởng, cũng hiện các ánh sáng trắng đen, theo
nghiệp duyên phát khởi mà sanh tướng ấy.
Thất nhựt thứ ba mươi mốt đến thất nhựt thứ ba mươi lăm, lúc ở thai mẹ
thân tướng trưởng đại lần đầy đủ tướng người.
Thất nhựt thứ ba mươi sáu, lúc ở thai mẹ sanh tâm yểm ly chẳng
vui thích.
Thất nhựt thứ ba mươi bảy, lúc ở thai mẹ
phát khởi năm
ý tưởng điên đảo : Một là tưởng
bất tịnh, hai là tưởng hôi dơ, ba là tưởng ngục tù, bốn là tưởng
tối tăm, năm là tưởng nhàm gớm. Đứa con ở
thai sanh các tâm nhàm lìa ấy.
Thất nhựt thứ ba mươi tám, lúc ở thai mẹ lại cảm
nghiệp phong tên là câu duyên, do sức gió này liền xoay chuyển. Lại có một thứ gió tên là xu hạ hay làm cho đầu hướng xuống, hai tay duỗi dài làm muốn sanh ra. Nếu đứa con ấy đời trước từng chứa họp các nghiệp
đọa lạc làm cho thân ấy tay chưn
tung hoành chẳng chuyển trở được, do
nghiệp ác nên chết trong bụng mẹ.
Lúc ấy người mẹ chịu nhiều
đau khổ hoặc phải chết. Nếu đứa con ấy đời trước tu nghiệp thiện tạo nhơn
trường thọ, lúc sắp sanh ra
mẹ con an ổn không có các nạn khổ như trên.
Quá thất nhựt thứ ba mươi tám rồi, lúc sắp sanh ra chịu các sự
đau khổ mới sanh được. Do đó nên biết rằng thọ lấy thân ấy thiệt là khổ lớn.
Lúc tối sơ sanh ra, hoặc nam hay nữ vừa sanh rơi xuống, hoặc lấy tay bưng, hoặc khăn áo hứng, hoặc tại giường chiếu, hoặc trong nhà, hoặc tại đất, hoặc chỗ xa xôi, hoặc tại giữa ngày, hoặc
mùa đông mùa hạ gió lạnh hơi nóng chạm xúc,
thân sơ sanh chịu
đau đớn lớn, như bò sống bị lột da chạm phải tường vách, hoặc ở tại đất trống bị trùng kiến cắn, cũng như có người bị muỗi mòng cắn chích mà thêm bị đánh đập, lúc sơ sanh dùng nước ấm nóng tắm chạm đến thân
đau đớn cũng vậy.
Con đã được sanh lần
tăng trưởng, mẹ dùng sữa tạp huyết nơi thân để nuôi con mà Phật đã nói rộng ở các kinh khác.
Vì thế nên biết rằng thân ấy đều
thành tựu bởi những
bất tịnh và
đau khổ. Ai là người có trí mà lại mến thích thân
sanh tử như vậy.
Lại nầy
A Nan ! Lúc sơ sanh trong bảy ngày có tám vạn hộ trùng theo thân mà sanh, nó
tung hoành ăn nuốt.
Có hai hộ trùng tên sĩ phát nương tóc ăn tóc. Có hai hộ trùng nương mắt ăn mắt. Có bốn hộ trùng tên án thừa, tên hữu ngạc, tên phát bịnh và tên
viên mãn nương đầu ăn đầu. Có một hộ trùng tên hắc đạo diệp nương tai ăn tai. Có một hộ trùng tên tàng khẩu nương mũi ăn mũi. Có hai hộ trùng tên diêu trịch và biến trịch nương môi ăn môi. Có một hộ trùng tên châm khẩu nương lưỡi ăn lưỡi. Có một hộ trùng tên lợi khẩu nương cuống lưỡi ăn cuống lưỡi. Có một hộ trùng tên thủ viên nương nướu ăn nướu. Có hai hộ trùng tên thủ võng và bán khuất nương bàn tay ăn bàn tay. Có hai hộ trùng tên viễn tý và cận tý nương cánh tay ăn cánh tay. Có hai hộ trùng tên thiết và cận thiết nương yết hầu ăn yết hầu. Có hai hộ trùng tên
kim cương và đại
kim cương nương tim ăn tim. Có hai hộ trùng tên luy và luy khẩu nương thịt
ăn thịt. Có hai hộ trùng tên cụ sắc và cụ xưng nương huyết nút huyết. Có hai hộ trùng tên
dũng kiện và hương khẩu nương gân ăn gân. Có hai hộ trùng tên bất cao và hạ khẩu nương xương sống ăn xương sống. Có một hộ trùng tên chỉ sắc nương mỡ ăn mỡ. Có một hộ trùng tên
hoàng sắc nương mật ăn mật. Có một hộ trùng tên chơn châu nương phổi ăn phổi. Có một hộ trùng tên địch nương lá lách ăn lá lách. Có trăm hộ trùng tên là nguyệt, có trăm hộ trùng tên nguyệt khẩu, có trăm hộ trùng tên huy diệu, có trăm hộ trùng tên huy diện và trăm hộ trùng tên
quảng đại, năm trăm hộ trùng này nương bên tả ăn bên tả. Có năm trăm hộ trùng có năm tên như trên nương bên hữu ăn bên hữu. Có bốn hộ trùng tên thiểu xuyên, đại xuyên, cốt xuyên và cốt diện nương xương ăn xương. Có bốn hộ trùng tên đại bạch, tiểu bạch, hấp lực và hổ đạo nương mạch ăn mạch. Có bốn hộ trùng tên
ý lạc,
sư tử lực, thố phúc và đam dục nương sanh tạng mà ăn sanh tạng. Có hai hộ trùng tên
dũng mãnh và
dũng mãnh chủ nương thục tạng ăn thục tạng. Có bốn hộ trùng tên diêm khẩu, võng khẩu, uẩn khẩu và điểu khẩu nương đường tiểu ăn đường tiểu. Có bốn hộ trùng tên ưng tác, đại tác, toái mạt và ức sô nương đường đại ăn đường đại. Có hai hộ trùng tên hắc diện và khả úy diện nương vế ăn vế. Có hai hộ trùng tên tật lại và tiểu lại nương gối ăn gối. Có một hộ trùng tên ngu căn nương mắt cá chưn ăn mắt cá chưn. Có một hộ trùng tên hắc đầu nương chưn ăn chưn.
Nầy
A Nan ! Lược nói tám vạn hộ trùng nương thân nầy, ngày đêm ăn nút và có thể làm cho khí lực hư kém
dung nhan tiều tụy, các thứ
bịnh khổ đều họp tại thân, lại hay làm cho tâm lo buồn
nhiệt não, dầu có
lương y cũng phải
mê lầm chẳng biết thuốc gì để trị. Ai là người có trí lại mến thích thân
sanh tử như vậy.
Lại nầy
A Nan ! Từ khi sơ sanh đến
trưởng thành áo cơm
nuôi dưỡng thành lập thân ấy,
thọ mạng được trăm tuổi hoặc ngắn ngủi. Trong trăm năm có ba trăm mùa, xuân là lúc nóng, hạ là lúc mưa, và đông là lúc lạnh. Mỗi mùa có bốn tháng, một năm có mười hai tháng. Trong trăm năm có ngàn hai trăm tháng chia nửa tháng trăng nửa tháng không trăng thành hai ngàn bốn trăm, ngày đêm có ba vạn sáu ngàn, mỗi ngày ăn hai lần thành bảy vạn hai ngàn
bữa ăn, nếu có không ăn cũng ở số ấy, nghĩa là lúc bịnh, lúc say hoặc nhịn ăn, hoặc lúc
sân hận ngủ say chơi đùa các sự vụ khác và uống sữa mẹ, đó gọi là không ăn.
Thân thể ấy dầu thọ trăm tuổi rồi cũng chết mất. Ai là người trí mà lại mến thích thân trong biển
sanh tử như vậy.
Lại nầy
A Nan ! Thọ thân ấy có hai thứ khổ : một là các thứ bịnh nhóm họp làm khổ gọi là nội khổ, hai là người và
phi nhơn bức não gọi là ngoại khổ.
Những gì gọi là các thứ bịnh nhóm họp nơi thân ? Đó là các
thân phần mắt tai mũi lưỡi răng cổ v. v... đều có các bịnh sanh ra. Hoặc là phong, hoặc nhiệt, chảy mũi chảy dãi,
điên cuồng, khô đét, hơi lên ngột thở,
tiểu tiện lâm lịch, cùi hủi ung thư, trĩ lậu, bụng đau ruột thắt, ghẻ dữ
máu mủ, rét nóng các thứ bịnh đều họp nơi thân. Còn có trăm lẻ một bịnh tâm hoàng, trăm lẻ một bịnh phong, trăm lẻ một bịnh đàm và trăm lẻ một bịnh do phong hoàng đàm hòa hiệp cùng sanh. Bốn trăm lẻ bốn bịnh như vậy bức thiết thân ấy gọi là nội khổ.
Còn có ngoại khổ gia hại thân ấy. Đó là hoặc tại lao tù bị đánh đập gông xiềng, hoặc thẻo tai thẻo mũi, hoặc chặt tay chân, chém đầu lóc thịt.
Nếu không có
chư Thiên thần
thủ hộ thì có thể bị
phi nhơn quỉ quái làm hại. Hoặc bị muỗi mòng ong
kiến độc trùng cắn chích. Hoặc nóng rét
đói khát gió mưa các thứ
khổ não bức thiết thân ấy. Thân người còn dường ấy huống là thân các
ác đạo khổ khó kể hết. Đó là do thuở
quá khứ tạo các
nghiệp bất thiện nên phải
thọ báo như vậy. Hoặc ngừa binh khí gia hại mà xây thành lũy tường hào để
bảo vệ lấy thân. Vì ngăn gió mưa trùng độc mà cất nhà cửa. Vì bốn trăm lẻ bốn bịnh nội khổ ngoại khổ mà cầu tìm uống ăn
y phục giường mền thuốc men ruộng vườn nhà phòng
vàng bạc nhà cửa xe cộ tôi tớ đồ dùng
cung cấp, nếu chẳng
vừa ý thì
sanh khổ não. Dầu được
dư thừa thì
tham lam bỏn xẻn do
gìn giữ, lúc bị tan mất lại rất khổ sầu.
Nầy
A Nan ! Thân
ngũ ấm ấy mỗi
oai nghi đi đứng ngồi nằm không lúc nào chẳng khổ. Nếu đi mãi không tạm nghỉ thì khổ, đứng mãi, ngồi mãi, nằm mãi cũng đều khổ.
Nếu đi lâu mà tạm đứng nghỉ thì sanh
ý tưởng vui, kỳ thiệt chẳng phải vui. Hoặc đứng lâu mà tạm ngồi, hoặc ngồi lâu mà tạm nằm thì vọng sanh
ý tưởng vui, thiệt ra không có vui. Vì thế nên gọi thân
ngũ ấm đều là khổ.
Nếu có ai hoặc vì
tự lợi, hoặc vì
lợi tha, hoặc vì tự tha cùng lợi thì nên chán sợ các khổ như
vậy mà xuất gia tu học, ở nơi pháp
Niết bàn giải thoát tất chẳng luống uổng.
Nếu có người đem
y phục thức ăn giường nệm thuốc men những đồ
cần dùng thí cúng cho người
xuất gia ấy thì sẽ được
quả báo lớn oai lực
phước đức.
Nầy
A Nan ! Sắc là
thường hay vô thường ?
- Bạch
Thế Tôn ! Sắc là
vô thường !
- Nầy
A Nan ! Nếu
vô thường thì khổ hay chẳng khổ ?
- Bạch
Thế Tôn ! Sắc
vô thường tức là khổ.
- Nầy
A Nan ! Nếu
vô thường khổ tức là pháp
bại hoại. Nếu là
đệ tử đa văn của Phật
nghe lời ấy có chấp
sắc thân như vậy là ngã là sở chăng ?
- Bạch
Thế Tôn ! Không. Trong
sắc không ngã cũng không
ngã sở.
- Lại nầy
A Nan ! Thọ tưởng hành và thức là
thường hay vô thường ?
- Bạch
Thế Tôn !
Bốn ấm ấy đều
vô thường.
- Nầy
A Nan ! Nếu là
vô thường thì khổ hay chẳng khổ?
- Bạch
Thế Tôn !
Bốn ấm ấy đều gọi là khổ.
- Nầy
A Nan ! Nếu là
vô thường khổ tức là pháp
bại hoại. Nếu là
đệ tử đa văn của Phật
nghe lời ấy có chấp
bốn ấm ấy là ngã là
ngã sở chăng ?
-
Bạch đức Thế Tôn ! Không.
Bốn ấm ấy thiệt không
ngã ngã sở.
- Lại nầy
A Nan ! Ngã ấy chẳng ở
quá khứ hiện tại vị lai, hoặc nội hoặc ngoại, hoặc thô hoặc tế, hoặc thắng hoặc liệt, hoặc cận hoặc viễn. Tất cả pháp khác cũng đều không
ngã không ngã sở. Dùng như thiệt
trí quan sát các
pháp không có ngã. Nếu
đệ tử đa văn của Phật mà
quan sát như
vậy thì sanh lòng chán lìa mà
được giải thoát cứu cánh Niết bàn.
Tu học như
vậy thì chứng pháp thân ấy, phần
sanh khởi đã hết,
phạm hạnh đã lập,
việc làm đã xong, chẳng còn thọ thân sau".
Đức Phật nói kinh này rồi,
Tôn giả A Nan xa trần rời cấu được
pháp nhãn thanh tịnh, năm trăm
Tỳ Kheo chẳng thọ các pháp
lậu tận ý giải. Tất cả
đại chúng nghe lời Phật dạy đều rất
vui mừng tín thọ phụng hành.