GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
KINH ĐẠI BẢO TÍCH
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Xuất bản: Ban Văn Hóa Thành Hội TP. Hồ Chí Minh PL 2543 - DL 1999
III
PHÁP HỘI
MẬT TÍCH KIM CANG LỰC SĨ
THỨ BA
(Hán bộ từ quyển thứ tám đến hết quyển thứ mười bốn)
Hán dịch: Tây Tấn, Nguyệt Thị, Pháp Sư Trúc Pháp Hộ
Việt dịch: Việt Nam, Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Như vậy, tôi nghe một lúc Phật đến thành
Vương Xá, tại núi Linh Thứu cùng chúng
đại Tỳ Kheo câu hội, bốn muôn hai ngàn
Bồ Tát, tám muôn bốn ngàn
đại thánh thần thông tự tại từ những
Phật độ mười phương vân tập đến đây. Các vị nầy đã được
pháp nhẫn bất thối chuyển, là bực nhứt sanh
bổ xứ đã được
tổng trì biện tài vô ngại, đi khắp
vô số Phật độ mười phương dùng
thần thông để tự vui, với
chúng sanh một lòng
bình đẳng, tiêu
oán địch, phục ma ngoại, rõ thấu cội gốc của
chúng sanh trong
ba cõi, khắp vào tất cả môn
ba la mật,
phương tiện khôn khéo, thường ở yên lặng
thong thả, chư Phật
ca ngợi tuyên dương công đức. Từ vô kiếp các ngài
phụng hành Bồ Tát hạnh,
tâm bình đẳng như mặt đất, đã trừ những ấm cái, rời các
chướng ngại,
thân thể mạnh mẻ, chí ý như
kim cương,
oai đức như
sư tử được
vô sở úy,
quang minh hơn cả mặt nhựt mặt nguyệt,
chứng nhập tất cả
tam muội chánh định, rộng truyền
chánh pháp hưng thạnh ngôi
Tam Bảo,
từ bi vô tận bốn ân được nhờ, qua lại
ba cõi như mặt nhựt mặt nguyệt, đi đến bốn châu như
Chuyển Luân Vương. Các ngài dùng
trí huệ dũng mãnh độ sanh lão bịnh tử, vào trong
lục đạo như đuốc sáng soi
tối tăm. Tâm các ngài không
trụ trước như
hoa sen mọc trong bùn.
Công hạnh của các ngài không tăng giảm, không thương ghét dường như
hư không. Phụng trì
tam tạng như thọ đại ấn của
Quốc Vương. Các ngài vào trong
tám nạn giáo hóa chúng sanh bị nguy ách, dùng
trí huệ chuyển pháp luân bất thối,
dìu dắt chúng ngu mê ra khỏi
ba độc.
Danh hiệu của các ngài là : Nguyệt Thí
Bồ Tát, Nguyệt Anh
Bồ Tát, Tịch Anh
Bồ Tát, Thủ Anh
Bồ Tát, Quang Anh
Bồ Tát, Quang Thủ
Bồ Tát, Thủ Tích
Bồ Tát, Thủ Tịch
Bồ Tát, Câu Tỏa
Bồ Tát, Long Hân
Bồ Tát, Long Thí
Bồ Tát, Chấp Tượng
Bồ Tát,
Nhật Thiên Bồ Tát, Duyên Thắng
Bồ Tát, Duyên Thủ
Bồ Tát, Thường Cử Thủ
Bồ Tát, Thường
Hạ Thủ Bồ Tát,
Bảo Ấn Thủ Bồ Tát,
Bảo Chưởng Bồ Tát, Phổ Thế
Bồ Tát, Tú Vương
Bồ Tát,
Kim Cang Ý
Bồ Tát,
Kim Cương Bộ Bồ Tát,
Bất Động Hành Tích
Bồ Tát, Hóa
Tam Thế Bồ Tát, Độ
Vô Lượng Tích
Bồ Tát,
Vô Lượng Ý Bồ Tát,
Hải Ý Bồ Tát,
Kiên Ý Bồ Tát, Thượïng Ý
Bồ Tát, Trì Ý
Bồ Tát,
Tăng Ý Bồ Tát, Thường Thảm
Bồ Tát, Thường Tiếu
Bồ Tát,
Thiện căn Bồ Tát, Thiện Chiếu Oai
Bồ Tát,
Ly Cấu Bồ Tát, Khí Aùc Thú
Bồ Tát, Khử Chúng Cái
Bồ Tát, Cực
Tinh Tấn Bồ Tát,
Trí Tích Bồ Tát, Thường Quán Quang
Bồ Tát,
Quan Thế Âm Bồ Tát,
Đại Thế Chí Bồ Tát, Sơn Đảnh
Bồ Tát,
Hư Không Tạng Bồ Tát, Bất Thuấn
Bồ Tát, Bất Mộ
Bồ Tát, Lạc Bữu
Bồ Tát, Thượng Bữu
Bồ Tát, Tâm Thiện
Bồ Tát, Tư Thiện
Bồ Tát, Tư Nghĩa
Bồ Tát, Châu Kết
Bồ Tát, Tổng Hào Vương
Bồ Tát,
Tịnh Vương Bồ Tát, Nghiêm Độ
Bồ Tát, Bữu Sự
Bồ Tát, Aân Thí
Bồ Tát, Đế Thiên
Bồ Tát,
Thủy Thiên Bồ Tát,
Đế Võng Bồ Tát,
Minh Võng Bồ Tát, Dụ Thiên
Bồ Tát, Tích khoái Tý
Bồ Tát, Thiện
Bạch Tượng Bồ Tát, Hương Thủ
Bồ Tát, Chúng Hương Thủ
Bồ Tát,
Sư Tử Anh
Bồ Tát, Phổ Lợi Ý
Bồ Tát, Diệu Ngự
Bồ Tát, Đại Ngự
Bồ Tát,
Tịch Ý Bồ Tát,
Di Lặc Bồ Tát,
Phổ Thủ Bồ Tát, Đồng Chơn
Bồ Tát... như vậy có tám muôn bốn ngàn
đại Bồ Tát câu hội.
Lúc bấy giờ
Đại Thiên Thế Giới cao lớn nguy nga,
Đế Thích,
Phạm Thiên,
Tứ Thiên Vương,
chư Thiên,
Long thần,
Bát bộ cùng
quyến thuộc đều đến hội họp.
A Nậu Đạt Trì Long Vương các
Long Vương và
quyến thuộc đều hội đến.
Nhàn Cư A Tu La Vương,
Tỳ Ma Chất Đa A Tu La Vương cùng các
A Tu La Vương và
quyến thuộc đồng hội đến.
Ma Kiệt Đà Quốc Vương Tần Bà Ta La và cùng nhơn
quyến thuộc đều hội đến. Các
Tỳ Kheo,
Tỳ Kheo Ni,
tín sĩ,
tín nữ đồng hội đến.
Chư Thiên thần cõi dục,
chư Thiên cõi sắc nhẫn đến
Tịnh Cư Thiên đều hội đến.
Lúc bấy giờ
đức Thế Tôn vì
vô lượng vô số đại chúng mà
thuyết pháp, tuyên nói
công hạnh của chư
Bồ Tát đại sĩ. Pháp của Phật nói đây tên là Tịnh Tế.
Những gì gọi là
Bồ Tát hạnh ? Dùng hạnh
bố thí giáo hóa chúng sanh cứu tế nguy hiểm ách nạn. Tu hạnh
giới cấm viên mãn mười điều lành. Thật hành
nhẫn nhục đầy đủ tướng tốt vẻ đẹp
trang nghiêm nơi thân.
Cần hành tinh tấn đầy đủ tất cả
công đức. Thật hành
thiền định chí ý an hòa
tịch tịnh bất tư nghì. Thật hành
trí huệ dứt những
trần lao thành
trí huệ thánh,
giáo hóa những người chưa
thông đạt. Thật
hành học rộng được
vô ngại biện tài diễn thuyết trôi chảy, người nghe liền tin thọ. Thật hành
công đức khuyên
chúng sanh làm
vô lượng phước.Thật hành
thánh minh được
vô lượng biện tài. Thật hành
tịch tịnh phát khởi chúng sanh chẳng thể nghĩ bàn.Thật
hành chánh quán trừ bỏ
tà hạnh những việc
vô ích.Thật hành
từ tâm thường nhơn hòa chẳng
tổn hại.Thật hành
bi tâm muốn cứu giúp
chúng sanh trước sau chẳng nhàm.Thật hành hỷ tâm dùng
pháp lạc để tự vui, cũng
giáo hóa chúng sanh khiến họ
mộ đạo. Thật hành hộ tâm khai thị tội phước đem
chánh pháp lợi mình lợi người. Thật hành
xuất gia rời bỏ tâm
ân ái mến luyến cùng những thối quen
thế tục. Thật hành
nhàn cư thành lập yếu nghĩa chẳng thối thất
nhứt tâm. Thật hành
chí nguyện được
tổng trì chẳng quên
chánh pháp đem
giáo hóa chúng sanh. Thật
hành tư niệm
hiểu rõ thông đạt tất cả.Thật hành du bộ
hiểu rõ nghĩa lý có
lợi ích không
tổn hại.Thật
hành chánh ý
quán sát sự đau ngứa nơi thân và tâm ý các pháp. Thật hành
ý đoạn dứt hết tất cả
tội ác, tu tất cả
diệu hạnh.Thật hành
thần túc thân tâm nhẹ nhàng, đến nơi nguy ách
cứu nạn chúng sanh. Thật hành
chư căn nhãn,nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý đều
tịch tịnh chẳng
tán loạn. Thật hành
luật hạnh tiêu trừ trần lao những lỗi quấy, thường
kềm chế được lấy mình và cũng
giáo hóa chúng sanh.Thật hành
giác ý để đạt chánh kỷ. Thật
hành đạo nghiệp vượt khỏi những đường tà của chín mươi sáu phái
ngoại đạo. Thật hành chơn chánh
thành tựu nhơn
nghĩa không mừng không giận. Thật
hành giải biện thấy rõ tâm của
chúng sanh mà vì khai thị. Thật hành tự qui, thân mình tự đạt chẳng mong nhờ người. Thật
hành thiện hữu dùng
đức huệ để
tế độ. Thật hành thuần tánh luôn luôn
hòa thuận không khi dối. Thật hành đúng thời, vượt khỏi tất cả nạn.Thật hành
thánh hiền, hành động
đặc biệt khác hơn
mọi người. Thật hành
ngồi yên thường
phụng hành những pháp đã được nghe. Thật hành
tứ ân nhóm họp
đại chúng để
diễn thuyết kinh pháp. Thật
hành chánh pháp thuận theo
giáo pháp của
Tam bảo làm cho chẳng
đoạn tuyệt.
Giáo hóa chúng sanh,
nghiêm tịnh Phật độ, đầy đủ tất cả
bi trí.
Đức Thế Tôn rộng thuyết tất cả nghiệp hạnh
thanh tịnh của
Bồ Tát như vậy.
Lúc bấy giờ
Kim Cang Lực Sĩ hiệu là
Mật Tích, cầm
kim cương xử đứng hầu bên hữu
đức Thế Tôn, đến trước
bạch Phật rằng : «
Đức Như Lai chí chơn nói
pháp yếu về những
công nghiệp thanh tịnh của
Bồ Tát. Bạch
Thế Tôn ! Những hạnh nghiệp
công đức ấy đều là chỗ
vui thích của chư
Bồ Tát, dùng đó để nhiếp độ
chúng sanh.
Nếu chư
Bồ Tát hiểu rõ công đức tu hành huệ hạnh, là thật hành chơn thật
chí thành đệ nhứt. Vì những
công đức huệ hạnh là
phương tiện thiện xảo ba la mật đầy đủ
phước huệ,
huệ nghiệp nầy là
trí ba la mật của
Bồ Tát, trong đầy đủ tất cả
công hạnh.
Công đức và
trí huệ khắp đầy đủ tất cả
đạo hạnh của chư
Bồ Tát mà
ân đức khắp
cứu độ chúng sanh, vượt khỏi cảnh ma đến bực
bất thối chuyển sẽ thành bực
Vô thượng Bồ đề ».
Lúc đó
Tịch Ý Bồ Tát nói với
Mật Tích Kim Cang : «
Mật Tích vừa nói hai
sự nghiệp gần
trí huệ của
Như Lai. Ông có thể thích an trụ
tuyên dương nghiệp
bí mật của
Như Lai. Đây thời chẳng phải bực
Thanh Văn,
Duyên Giác biết được huống là những hàng
phàm phu ! ».
Lúc đó
Mật Tích Kim Cang yên lặng chẳng đáp.
Tịch Ý Bồ Tát bạch Phật : «
Thế Tôn !
Mật Tích Lực Sĩ phải chăng có thể chiếu cố đến
chúng hội nầy mà diễn bày pháp
bí mật của
Như Lai.
Toàn thể chúng hội đều
khát ngưỡng muốn được nghe đó. Nếu được nghe
diễn thuyết pháp nầy thì trong tâm của
chúng hội tất sẽ rất
vui mừng phụng hành Bồ Tát hạnh, sẽ
thành tựu đầy đủ những sự mật yếu,
tâm tánh sẽ điều hòa vào nơi
vô thượng đại từ » .
Phật bảo Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ : « Ông có thể lãnh trọng nhiệm vì
đại hội mà
diễn thuyết mật hạnh của
Bồ Tát và
bí yếu của
Như Lai. Chư Phật đồng khuyến tán.
Đại hội sẽ thích nghe ».
Kim Cang Lực Sĩ bạch : «
Thế Tôn ! Tôi có thể kham nhiệm chút ít vì
đại hội mà
tuyên thuyết mật hạnh của
Bồ Tát và
bí yếu của
Như Lai. Mong
Như Lai giúp
oai thần, nhờ
Như Lai trợ
huệ quang, tôi mới dám vâng thánh chỉ của Phật để tuyên bày. Như lúc trời tối phải nhờ ánh sáng của
ngọn đèn mới có thể thấy rõ
hình sắc và đến đi qua lại».
Phật nói : «
Lành thay ! Đã phải lúc cho ông tuyên thuyết».
Mật Tích Lực Sĩ nói với
Tịch Ý Bồ Tát : « Xin ngài lắng nghe, và cũng xin
đại hội nghe
mật hạnh của
Bồ Tát cùng
bí yếu của
Như Lai chớ kinh chớ sợ ».
Tịch Ý Bồ Tát bố cáo giữa
đại hội : «
Đức Như Lai tuyên bố bốn pháp bất tư nghì, do đậy được
thành đạo Chánh giác Vô thượng.
Những gì là bốn ? Tạo
lập công nghiệp chẳng thể nghĩ bàn,
chí nguyện chẳng thể nghĩ bàn,
thiền định chẳng thể nghĩ bàn, chỗ làm của chư Phật không có ngằn mé.
Các Ngài nên biết trên đây là bốn điều chẳng thể nghĩ bàn. Các Ngài nếu nghe những điều chẳng thể nghĩ bàn của chư
Bồ Tát và của chư Phật, thời chẳng nên có lòng sợ sệt, phải
vui mừng hớn hở,
hết lòng kính tin mới có
thể đạt được đại đạo».
Tịch Ý Bồ Tát liền nhập
chánh định làm cho tất cả
đại hội đều có
quan niệm kính tin
giáo pháp của
Như Lai, đều
vui mừng hớn hở. Trời rưới các thứ hoa đúng theo
ý muốn của
đại chúng để rải
cúng dường Phật, cũng rải khắp
đại hội.
Mật Tích Lực Sĩ nói với
Tịch Ý Bồ Tát : « Xin lắng nghe khéo nghĩ nhớ. Nay tôi sẽ
tuyên bố mật hạnh của
Bồ Tát và
bí yếu của
Như Lai.
Lời nói của Phật và
Bồ Tát rất
thành thật, không
quan niệm phân biệt để
truyền đạo riêng khác, luôn
thuận theo năm hạnh của
Bồ Tát.
Bồ Tát không dua vạy, chẳng khi dối, chẳng
cống cao, lúc
thị hiện tương ưng thời
biến hóa tự tại, do tâm
tự tại chẳng
phân biệt hạnh nghiệp
tà nịnh phi pháp,
cẩn thận việc làm nơi thân dùng
oai nghi lễ tiết
giáo hóa chúng sanh, miệng không nói những lời
hư vọng.
Oai nghi của
Bồ Tát không thể hạn lượng. Theo hạnh nghiệp của
chúng sanh dùng tất cả
oai nghi lễ tiết để có thể
khai hóa. Chỗ làm cũng
như học vấn,
tư duy,
thiền quán, âm thinh,
ngôn từ đều làm cho được rành rẽ. Chỗ làm của nam của nữ hành động đi đứng
oai nghi lễ tiết đều đúng theo lớn nhỏ. Đến trẻ nít còn bú mà đáng được
giáo hóa,
Bồ Tát cũng đều
cẩn thận oai nghi. Với những hàng lão thành, trung niên,
thiếu niên, đáng được
giáo hóa đúng theo
oai nghi lễ tiết, tôn ti, sang hèn, trí ngu, làm cho kẻ bít lấp được khai thông, người
đần độn được tỏ thấu,
việc làm nhiều ít đều đúng
oai nghi lễ tiết. Với người đáng được độ thời dạy dỗ
khai hóa. Với các loài
địa ngục,
ngạ quỉ,
súc sanh, Thiên, Long,
Bát bộ, Nhơn và
Phi nhơn, thời
dìu dắt những kẻ đáng
giáo hóa. Với hàng
Tỳ Kheo,
Tỳ Kheo Ni,
tín nam,
tín nữ,
Đế Thích,
Phạm Thiên,
Tứ Thiên Vương,
chư thiên thần, ai đáng nên giáp hóa thời
dạy bảo đó.
Bồ Tát đều biết rõ
chúng sanh sâu, cạn, dày, mỏng, khó độ, dễ độ. Đúng theo bịnh cho thuốc mà vì họ
thuyết pháp, khiến người tham dâm chẳng
tham của cải,
kiến lập oai nghi theo lễ tiết của họ.
Bồ Tát ở nơi đó,
thường tịch nhiên
vô vi, đem thân
tu hành chẳng rời
tịch mặc,
hiển bày oai nghi nơi thân. Nếu có người
tham lam ganh ghét, đều vì
tùy thời cứu tế chẳng tiếc
thân mạng.
Những
chúng sanh khổ não nơi
địa ngục,
ngạ quỉ,
súc sanh,
cứu tế họ khỏi nạn khổ, đặt họ ở nơi
an ổn.
Nếu có
chúng sanh nhiều bỏn sẻn
tham lam,
Bồ Tát theo
sở thích của họ mà hiện những thứ
trân bảo của cải làm cho họ trụ nơi
nghiệp lành. Nhẫn đến theo
sở thích của họ mà tự
bố thí cho những đầu, mắt, da, thịt, gân, xương, tủy, não, vợ, con, ngựa, xe, tôi tớ, áo cơm. Nếu họ đòi món ngon vật lạ, áo mền
tốt đẹp,
Bồ Tát cũng đều làm cho họ
vừa ý để họ
phát tâm lành.
Bồ Tát vì
chúng sanh mà hiện
vô số thân ở
vô lượng thế giới mười phương,
nhơn duyên phương tiện của
Bồ Tát cũng không thể
cùng tận. Theo
cơ cảm hiện vô lượng thân khai hóa chúng sanh đưa họ vào
chánh pháp.
Nếu có
chúng sanh nhiều
tham dục mê tình sắc,
Bồ Tát hiện thân phụ nữ xinh đẹp tuyệt trần, làm cho người đó thích mến xem dường
bảo châu, rồi hiện hôi, dơ,
xấu xa đáng nhàm, kế hiện chết mất, dùng đó để diễn những pháp
vô thường,
khổ không,
như huyễn,
như hóa, không chút gì chơn thật, làm cho người nghe tâm ý tỏ thông bèn
phát tâm Vô thượng Bồ đề.
Bồ Tát kia dùng một lọng báu che khắp cõi
Đại Thiên, lại có thể đem nhét vào trong hột cải.
Nếu lúc
hỏa tai đốt khắp
thế giới,
Bồ Tát có thể để tất cả trên bàn tay mình, thân
Bồ Tát cũng chẳng lớn thêm.
Bồ Tát có thể
đồng thời cúng dường tất cả chư Phật ở
mười phương, trước mỗi
đức Phật đồng thời đều có thân
Bồ Tát.
Bồ Tát có thể biến những hoa đẹp nhiều như
núi Tu Di bọc trong vạt áo
hóa thành lọng hoa dâng cúng
Như Lai.
Bồ Tát có thể biến một
lư hương lớn bằng ngàn
Phật độ, biến một
ngọn đèn bằng
núi Tu Di ánh sáng chiếu
hằng hà sa quốc độ để
cúng dường Phật.
Bồ Tát dùng vải lụa vấn thân mình, rưới dầu làm
ngọn đèn, tự đốt thân mình, ánh sáng chiếu khắp cõi
Đại Thiên, làm cho
chúng sanh người thấy kẻ nghe đều tưởng niệm đến
cảnh giới Bồ Tát mà phát
đạo tâm vô thượng.
Bồ Tát mặc giáp
hoằng thệ hiện thế lực lớn tay cầm
Kim Cang xử đứng hầu bên Phật,
mọi người sợ hãi phải
quy y đảnh lễ.
Bồ Tát thị hiện lực sĩ thân chết thây sình vất bỏ trong gò mả, chim muông đến
ăn thịt, những
cầm thú nầy
sau khi chết đều được sanh lên
cõi trời. Vì bổn nguyện của
Bồ Tát tự thệ rằng :
Giả sử có
loài người, hoặc muông thú cầm điểu, lúc ăn
da thịt thây chết của tôi đều thêm lớn căn lành, họ sẽ được sanh lên
cõi trời sau khi
báo thân họ đã mãn.
Thưa Ngài
Tịch Ý Bồ Tát ! Nên phải
quan sát công hạnh tùy nghi hóa độ của
Bồ Tát như vậy.
Thuở
quá khứ lâu xa, cõi
Diêm Phù Đề nầy rộng lớn, có tám muôn bốn ngàn nước, nhơn dân đông nhiều
không tính đếm được.
Thời kỳ đó
loài người ăn mặc tự nhiên giàu có đầy đủ,
châu báu vô số, nhà cửa
tốt đẹp,
hoa thơm trái ngọt sum suê khắp nơi. Lức đó có nhiều
chúng sanh mang lấy
bịnh khổ, đau nhức ngứa ngáy, trăm ngàn
lương y không trị được. Lúc đó
Bồ Tát hiện làm
lương y trị lành bịnh cho
mọi người, dùng
từ tâm theo
săn sóc người bịnh như tôi tớ.
Lại thuở
quá khứ lâu xa, có
Thiên Đế Thích hiệu Thiện
Tự Tại,
ở trên trời nhìn xuống thấy nhơn loại bị nhiều
bịnh khổ,
thiên nhĩ nghe tiếng rên rỉ kêu khóc của
mọi người,
động lòng từ bi liền hiện làm thân thú tên Nhơn Lương ở gần nước Cụ Lưu trong
Diêm Phù Đề, rồi
hiện ra tiếng rao truyền giữa
hư không để phổ cáo tất cả người trong
Diêm Phù Đề:
Cách nước Cụ Lưu nầy chẳng xa.
Có một thú lớn tên Nhơn Lương
Ai ăn được thịt của thú nầy
Thời
thoát khỏi được tất cả khổ.
Các người chớ
nghi ngờ sợ sệt
An lòng đến lấy thịt mà ăn
Thú không hung dữ, thịt sạch ngon
Chính là thuốc hay trị các bịnh.
Lúc đó tất cả người bịnh hoạn trong
Diêm Phù Đề đồng dắt nhau đến nước Cụ Lưu thẻo lấy thịt thú Nhơn Lương mang về ăn, tất cả đều được lành bịnh.
Thân thể của thú Nhơn Lương hườn lại như cũ.
Tiếng đồn truyền ra,
lần lượt những người bịnh ở các nước xa đua nhau đến lấy thịt thú Nhơn Lương để ăn. Thẻo xong, thịt hườn lại như cũ, thân thú Nhơn
Lương không hề tổn giảm. Chỉ trong bảy ngày mà
thiên hạ đều khỏi nạn bịnh tật.
Dầu
mọi người được hết
thân bịnh, nhưng những tâm bịnh như tham, sân, si v.v... vẫn chưa tiêu.
Sau khi được khỏe mạnh an vui,
mọi người nghĩ rằng
chúng ta biết lấy gì để
báo đáp ơn nghĩa của thú Nhơn Lương.
Thiên hạ rủ nhau đến nước Cụ Lưu, ở trước thú Nhơn Lương đồng
cung kính nói kệ rằng :
Hỡi nầy thú Nhơn Lương
Nhờ thịt ngươi
điều trịThiên hạ khỏi
bịnh khổLấy gì
báo ơn ngươi ?
Liền lúc đó thân thú Nhơn Lương ẩn mất, hiện
trở lại thân
Thiên Đế Thích bảo
đại chúng rằng :
Thân tôi ngày hôm nay
Chẳng cần nhà cửa ở
Chẳng dùng đồ uống ăn
Vàng bạc cùng
trân bảoChẳng dùng xe voi đẹp
Chẳng màng xe ngựa hay.
Hàng gái trai già trẻ
Nên đồng tâm
hòa thuậnNên theo chánh bỏ tà
Cùng làm
mười nghiệp lànhTừ tâm đối
với nhauMến thương và giúp đỡ
Xem nhau như ruột thịt
Đối nhau như
mẹ conChớ làm
tổn hại nhau
Là
báo ơn Nhơn Lương.
Lúc đó
đại chúng nghe lời dạy của
Thiên Đế, đều
cảm động phụng hành mười nghiệp lành.
Sau khi chết họ được sanh lên
cõi trời Đao lợi, lại được
Thiên Đế khai thị
thuyết pháp, tất cả đều
phát tâm Vô thượng Bồ đề.
Thưa Ngài
Tịch Ý Bồ Tát Thiên Đế hóa thân làm thú Nhơn Lương thuở
quá khứ đó, chính là
tiền thân của
đức Như Lai hiện nay.
Bồ Tát tu
mật hạnh, chẳng tiếc
thân mạng đem
bố thí cứu khổ chúng sanh, sau đó
khai hóa khiến họ hướng đến đạo
vô thượng ».
Phật bảo Tịch Ý Bồ Tát : « Nầy Tịch Ý ! Chư
Bồ Tát thật hành các
mật hạnh bền vững chắc chắn không ai
phá hoại được dường như
kim cương.
Giáo pháp của
Bồ Tát nầy
tuyên thuyết, lửa chẳng cháy được, dao chẳng chặt được. Thân
Bồ Tát mạnh mẽ không ai hủy hại được.
Nầy Tịch Ý ! Thân của
Bồ Tát thuận theo pháp luật dìu dắt chúng sanh. Tâm của
Bồ Tát chẳng vắng bặt cũng chẳng
vọng tưởng.
Thân của tất cả
chúng sanh bổn tánh đều không, thân của
Bồ Tát cũng vậy.
Rõ
biết thân mình bổn tánh là không, bổn tánh của các pháp cũng là không. Các
pháp bổn tánh không,
biết thân mình qui về nơi bổn không, tất cả pháp cũng bổn không. Các pháp đã bỗn không, thân mình
tự nhiên cũng qui về nơi bổn không. Thân mình đã bổn không thời các pháp
quá khứ,
vị lai cùng
hiện tại cũng bổn không. Đã rõ các pháp
quá khứ,
vị lai,
hiện tại là bổn không, thân mình cũng bổn không, chẳng lầm, chẳng loạn, chẳng
trái nhau. Vì tất cả đều bổn không nên những
hành pháp quá khứ,
vị lai,
hiện tại,
ngũ ấm,
thập nhị nhập,
thập bát giới, các
đại chủng đều chẳng
trái nhau, nhẫn đến
sanh tử cùng
vô vi cũng
tự nhiên bổn không, vì
sanh tử vốn không chỗ sanh, vì
vô sanh nên là bổn không.
Nầy Tịch Ý ! Đã là bổn không thời là
bình đẳng không khác, vốn không tránh tụng, vì vốn không
trái nhau.
Do đây nên gọi rằng
Như Lai bổn không.
Như Lai không
hình tượng toàn qui về bổn không, chính đây gọi là
hình tượng của
Như Lai, vì khắp
thị hiện tất cả
sắc tượng,
hình tượng Như Lai tất cả bổn không. Chính đây gọi là
hình tượng Như Lai.
Do đây nên
Bồ Tát thị hiện tất cả
sắc tượng, nhẫn đến
hiện tướng Như Lai, nhưng chưa từng tạo
hiện hình tượng. Vì không
hình tượng, không chống trái nên mới khắp hiện tất cả
hình tượng.
Tự
quan sát thân mình bổn vô, tất cả thân cũng bổn vô.
Tự quán sát
pháp thân, tất cả các thân đều không có thân.
Quán thân Như Lai hiểu rõ tất cả thân đều từ
nhơn duyên sanh. Vì rõ
pháp thân bổn lai không thân,
nhơn duyên cùng
pháp thân bèn thành
pháp thân. Không ấm, nhập, giới,
đại chủng thời gọi là
pháp thân. Thật hành
bình đẳng tiêu trừ cảnh duyên của
chúng sanh duyên lấy.
Nầy Tịch Ý ! Như thần y
Kỳ Bà hiệp các thứ cỏ thuốc bện
thành hình đồng tử trẻ đẹp, cũng đi đứng nằm ngồi. Hoặc có vua, quan, hào tộc,
trưởng giả đến nhà
Kỳ Bà để xem
đồng tử do cỏ thuốc bện thành, rồi cùng nó ca hát đùa giỡn, bịnh tật của
mọi người đều
tiêu trừ được
an lành.
Nầy Tịch Ý ! Ông xem thần y
Kỳ Bà trị bịnh cho
thế gian, những y sư khác không thể làm được.
Chư
Bồ Tát phụng hành pháp thân, nếu những
chúng sanh nhiều tham, sân, si, không luận già trẻ
nam nữ, cùng
Bồ Tát gần gũi mến vui, thời
phiền não trần lao thảy đều tiêu dứt. Sự
lợi ích nầy đều do bổn nguyện đầy đủ của
Bồ Tát.
Nầy Tịch Ý ! Chư
Bồ Tát khéo
tu pháp thân, thời chư
Bồ Tát nầy là
pháp thân, không còn phải dùng
ăn uống, nhưng vì
thương xót chúng sanh mà hiện ăn hiện uống, vì
pháp thân của
Bồ Tát chẳng tăng chẳng giảm, chẳng sanh, chẳng diệt, vô chung vô thỉ, nhưng
thuận theo tập tục mà
hiện có sanh tử. Dầu hiện
sanh tử nhưng
hiểu rõ tất cả pháp đều là
vô sanh.
Thị hiện có sanh để tuyên thị tất cả pháp là
vô vi, là không hội hiệp, dầu có sanh nhưng đều là
vô sanh.
Bồ Tát hoặc
thị hiện thân căn tàn tật, nhưng
pháp thân chẳng hư tổn, dùng
pháp tự vui,
hiểu rõ Phật thân.
Nầy Tịch Ý ! Nếu người muốn
hiểu biết Phật thân, nên hiểu rằng chính là thân
hư không, không gì
ngang hàng, là
chí tôn trong
tam giới, thí cho
chúng sanh thân
vô sở quy, chẳng thể
thí dụ, không gì sánh kề,
thân thanh tịnh rời
trần cấu.
Phật thân vốn
thanh tịnh, vốn không
nhiễm ô,
tự nhiên sáng sạch trọn
không trần lụy
tối tăm, bổn tánh nhơn hòa đều là
vô sanh. Thân đó
vắng lặng không hệ thuộc nơi
tâm ý thức. Thân đó
tự nhiên,
như huyễn,
như hóa, như dương diệm, như
thủy nguyệt. Thân đó đã
rốt ráo không,
vô tướng vô nguyện. Thân đó cùng khắp
mười phương hư thông, tâm đều
bình đẳng rõ thấu bổn nguyện của
tam giới, không có ngô ngã với tất cả
chúng sanh. Thân đó không hạn lượng, không tạo tác,
không tưởng niệm, không
trụ trước, tru nơi
chơn đế không
biến đổi. Thân đó
không sắc tượng mà
tự nhiên hiện
sắc tượng, không
đau đớn mà hiẹân
đau đớn,
tự nhiên không tưởng niệm mà
hiện có tưởng niệm, không tình thức mà
tự nhiên hiện các tình thức, không địa, thủy, hỏa, phong mà
hiện thân địa, thủy, hỏa, phong, thấu rõ tất cả pháp
thế gian đều
hư vọng chẳng thật, mắt không chỗ thấy, tai không chỗ nghe, mũi không ngửi mùi, lưỡi không nếm vị, thân không
cảm xúc, tiêu hẳn tình thức, ý không
phan duyên, tâm chẳng chuyển dời,
không tâm ý thức,
hiểu rõ chơn đế không có tấn thối.
Nầy Tịch Ý !
Như Lai pháp thân, nếu có
Bồ Tát đến được thân nầy thời không
công hạnh Bồ Tát nào chẳng đầy đủ,
hóa hiện thân mình khắp cả thành ấp xóm làng trong cõi
Đại Thiên.
Tất cả chúng ma đều không biết đước
việc làm của
Bồ Tát, hiện hay chẳng hiện.
Bồ Tát hiểu rõ cả những nghiệp
vi diệu. Dầu không chỗ hiện mà hiện khắp tất cả, cũng chưa từng có
quan niệm ra làm, cùng thấy nghe hay biết. Có
tu hành điều chi là để
khai hóa chúng sanh. Chẳng do sự hành động nơi thân mà mất
bốn như ý túc.
Vì lợi ích chúng sanh mà
Bồ Tát hiện thân mình để
hiển bày nghĩa
vô thường, khổ, không và chẳng phải thân, thấu rõ các thân bổn tánh
tịch tịnh, mà vì
chúng sanh hiện thân hoại hư.
Thị hiện báo ứng thọ thân,
thuận theo bốn pháp
điên đảo, rõ
biết thân mình như cỏ cây tường vách ngói đá, vì
chúng sanh mà
hiện thân thanh tịnh.
Nầy Tịch Ý ! Ta từng làm
Bồ Tát, từ khi được Phật Nhiên Đăng
thọ ký đến nay, dùng
mật hạnh ẩn thân thanh tịnh, dầu miệng có tuyên thị nhưng đều không
ngôn thuyết.
Nầy Tịch Ý !
Như Lai thuyết pháp thuận theo thời nghi.
Do dược
tự tại nên thân
Bồ Tát bí mật, chỉ lược nói những điều cốt yếu để tuyên bày sự
tịch tịnh bí mật của thân mình.
Giả sử muốn
thuyết minh đầy đủ,
trải qua hằng sa kiếp cũng không thể trình bày hết ».
Lúc đó
Mật Tích Kim Cang bảo
Tịch Ý Bồ Tát rằng : « Thế nào gọi là
bí mật ?
Bồ Tát dùng
lời nói thanh tịnh,
thuận theo mỗi loài
chúng sanh nhẫn đến trong tất cả loài cầm súc,
Bồ Tát cũng
hiện ra bao nhiêu
ngôn ngữ, bao nhiêu lời, bao nhiêu tiếng,
thuận theo chỗ
hiểu biết của mỗi loài mà
diễn giải giáo pháp, cùng mọi loài chuyện vãn nhau, nói những việc khổ vui
thiện ác. Tiếng nói của
Bồ Tát không chỗ nào chẳng suốt chẳng đến. Hoặc ca hát, hoặc giận mừng đều
thuận theo tiếng nói của mỗi
chúng sanh mà
tùy nghi dạy dỗ.
Bồ Tát biết rõ tâm ý của mỗi loài có thể tin pháp gì,
ưa thích hạnh gì, rồi
thuận theo đó mà làm cho họ được vào đạo ».
Tịch Ý Bồ Tát hỏi
Mật Tích Kim Cang : « Âm thinh của
Bồ Tát giáo hóa như thế nào ? ».
Mật Tích nói : «
Tùy theo tất cả âm thinh của
chúng sanh, lại chỗ
tùy thuận của
Bồ Tát không có hạn lượng.
Chúng sanh trong các loài
tâm niệm đều riêng khác, tiếng nói cũng chẳng đồng không
thể tính kể xiết,
Bồ Tát đều
thuận theo tâm niệm và tiếng nói của mỗi loài,
dầu vậy nhưng
Bồ Tát vẫn không nói năng. Chính đây gọi là suốùt đến tất cả
âm thanh của tất cả
chúng sanh,
đồng thời hiểu rõ là
vô số hữu. Đây là
Bồ Tát tùy thời nghi
giáo hóa không thể lấy gì để ví dụï được, là bất tư nghì, là
vô cùng vô tận,
tự tại tuyên thuyết vô số ngữ ngôn : Hoặc nói tiếng
Đế Thích, tiếng
Phạm Thiên, tiếng
Tứ Thiên Vương, tiếng Thiên, Long, Thần, tiếng
A Tu La, nhẫn đến tiếng người cùng tiếng của tất cả loài, đều làm cho tất cả được
vui mừng kính tin
chánh pháp ».
Mật Tích Kim Cang liền nói kệ rằng :
« Dùng
ngôn ngữ như vậy
Giải quyết nhiều điều nghi
Thuyết
vô lượng vô sốGiáo pháp độ
chúng sanh.
Chữa bịnh dùng
từ tâmCứu khổ do bi lực
Rộng
giảng thuyết tuyên bốLòng người đều
vui thích.
Giửa
đại hội Thiên ĐếDùng tiếng nói
dịu dàngTiếng nầy rất điều hòa
Hơn tất cả thinh âm
Hòa theo tiếng
kỹ nhạcGiọng buồn
động lòng người
Nhơn dịp nầ y diễn nói
Lời kinh điễn dạy răn
Tiếng lảnh lót
dịu dàngNhư tiếng thần
Na LaNgười tham nghe hết tham
Sân hận nghe hết hận.
Tất cả các sơn thần
Đều
ưa thích âm nhạc,
Thinh âm của
chư ThiênThiệt đáng ưa đáng thích
Tiếp
pháp âm vang lên
Theo thời nghi
phương tiệnHoặc ca hoặc tụng kệ
Tiêu trừ tham, sân, si.
Lòng
kiêu căng ngạo mạn
Những
hành vi tự đại
Nghe được tiếng đạo mầu
Đều rời bỏ
kiêu căngCác
Thiên Vương cõi sắc
Lắng
nghe được pháp âmLòng vui đẹp
phát tâmNguyện sẽ
thành Phật đạo.
Thiên, Long, Thần,
Dạ xoa,
A Tu La,
Bát bộNghe tiếng pháp
vi diệuĐêu hớn nở
vui mừngThiên hạ cõi
Diêm PhùNhiều nước, nhiều giống dân
Tiếng
Bồ Tát khắp vào
Mọi người nghe đều hiểu.
Bồ Tát khéo
tùy thuậnVừa lòng đẹp ý người
Ai
nghe được pháp âmĐều sẽ được
độ thoát.
Chư Thiên Thần hư thông
Thần Kỳ ở
đại địaTiếng
Bồ Tát suốt đến
Thần Kỳ hội lại nghe.
Tiếng pháp rót vào tai
Lòng chư Thần vui đẹp
Chỗ nghi được
giải quyếtHớn hở đều kính tin.
Chim loan, chim hồng hộc,
Chim cưu, nhạn, oan ương
Tiếng diều, quạ, chim công
Các loài chim trên núi,
Chim
dưới nước, trên bờ,
Bồ Tát đều
tùy theoChim nghe hiểu được pháp
Lòng chúng đều vui đẹp.
Sư tử, tượng, hổ, lang
Gấu, beo, cùng khỉ, vượn
Hươu, nai với chồn, cáo
Lừa, ngựa v ới chó, heo
Trừu, dê với trâu, bò
Bốn chân hoặc hai chân
Muông thú
nghe pháp âm
Vui mừng bỏ
nghiệp ác.
Trong
Đại Thiên thế giớiThiên thượng đến nhơn gian
Ngạ quỉ cùng
súc sanhSuốt đến
A Tỳ ngục
Nhờ
pháp âm Bồ TátBỏ
tà kiến vọng tâmChỉ tưởng niệm chí nhơn
Gìn lòng nơi
chánh đạo.
Các
quốc độ mười phươngNhững nơi có ma chúùng
Nghe
Bồ Tát thuyết phápĐều
kính lễ hộ trìTrăm ngàn ức
chúng sanhHoài bảo nhiều
chí niệmNghe
Bồ Tát giải thíchĐều cởi mở suốt thông.
Kẻ
nằm ngủ điếc câm
Miệng nói chẳng ra lời
Kẻ không chưn què thọt
Người bịnh tật nặng nề
Thinh âm của
Bồ TátVi diệu khó nghĩ bàn
Người nghe lòng hòa vui
Khổ tật nguyền đều hết
Những
trần lao phiền nãoMuôn
ức kiếp sâu dày
Nghe
thanh tịnh pháp âm
Như sương mai gặp nắng.
Không luận
chư Thiên Thần
Nhơn loại hay quỉ súc
Cầm điểu
hoặc thú muông
Nghe thinh âm
vi diệuLòng vui hòa
mát mẻNghe nói pháp nhiệm mầu
Hiểu được nghĩa
khế kinhĐồng quy y
Phật Pháp.
Tiến lên vào dòng Thánh
Bố thí tu hạnh từ
Trì giới tập
đa vănTinh tấn rèn
nhẫn nhụcNhứt tâm thêm
trí huệPhước trí đồng
trang nghiêmViên mãn hạnh
Bồ đềRốt ráo quả
vô thượng.
Thinh âm của
Bồ TátVi diệu bất tư nghì
Ngàn
ức kiếp tuyên bày
Cũng khó thể
cùng tận ».
Mật Tích Kim Cang nói : « Thưa Ngài Tịch Ý ! Miệng
Bồ Tát chưa từng nói ra những lời
nhiễm ô, lời bất nhơn, lời
sân hận,
ngu si, cũng chẳng nói lời
dua nịnh, lời
kết oán, lời cợt đùa chế riễu. Lúc nói
Bồ Tát chẳng cười vô lối, chẳng thốt ra lời
châm chọc, lời
thô bạo. Lòng
Bồ Tát không hề có
quan niệm não hại,
chấp trước,
tranh đấu,
bực tức, ỷ thị,
cống cao,
buông lung, trái lý. Không lúc nào
Bồ Tát để mất nghi tiết,
lỗi thời, không
tham dục,
độc ác.
Thân thể Bồ Tát toàn vẹn, thinh âm
viên diệu.
Tâm không thiên đảng, không che giấu, chẳng oán hiềm, chẳng
tà kiến, chẳng chấp ngô ngã, chẳng khuấy rối người.
Bồ Tát không truyền rao lỗi của người, chẳng thất ngôn, thường nhẫn nhịn, luôn
hòa thuận, bỏ
hành vi phi pháp, không
coi rẻ chánh pháp, chẳng
ca ngợi người của mình, chẳng
phá hoại bạn của người. Mình được điều tốt điều hay chẳng lấy đó làm
vui thích. Thấy người khác được
khen tặng chẳng ganh hờn. Chẳng hủy bán người trí, chẳng khinh khi người hiền, chẳng
buộc tội người, chẳng tìm chỗ dở của người, siêng
dạy bảo người
chí nguyện cầu đạo Vô thượng.
Thưa Ngài Tịch Ý ! Đây là
Bồ Tát ngôn hạnh
tương ưng,
tinh thần dõng kiện,
công đức báo ứng chỗ làm
chắc chắn,
lời nói chí thành, thật hành đúng như lời.
Giả sử có người đến dưới cây to đứng
quan sát rồi hỏi người khác rằng, anh biết cây nầy có bao nhiêu lá chăng ? Người
đại trí chẳng nhìn cây cũng chẳng đếm số, mà có thể
nói đúng số lá như người đã đếm. Đối với
đạo đức, người trí chẳng suy lường liền biết số lượng, ở giữa
đại chúng tuyên thị rành rẽ,
lời nói của người nầy cùng người
đại trí trước kia đồng nhau không khác.
Nếu có người hỏi cát trong sông lớn có bao nhiêu hột ? Nước trong sông lớn có bao nhiêu thăng ? Về việc nầy chỉ bực
đại thánh mới biết.
Chư Thiên nhẫn đến
Long Thần,
Bát bộ,
loài người, đến bực Thinh Văn,
Duyên Giác đều không thể biết rõ. Duy
Phật Thế Tôn mới biết rõ được.
Cứ theo đây để
quán sát,
đức Như Lai chí chơn
Đẳng Chánh Giác,
trí huệ không
thể tính lường,
tuyên thuyết vạn ức thinh âm,
chúng sanh đều được nghe, đều được hiểu.
Thưa Ngài Tịch Ý ! Thuở
quá khứ có một vị
thần tiên hiệu là Lâu Di thường ở dưới cội cây nhơn hiền, trọn mười hai năm vừa
quan sát vừa đếm lá cây. Sau đó có
phạm chí tên
Tịch Nhiên đến dưới cây nhơn hiền, thấy
đại tiên ngày đêm
quan sát cùng đếm lá cây.
Phạm chí hỏi cớ.
Đại tiên bảo rằng tôi đếm lá cây để biết có bao nhiêu lá.
Lúc đó
phạm chí Tịch Nhiên chẳng nhìn cây, chẳng đếm lá mà nói kệ rằng :
Có tám ngàn cai
Tám ngàn ức lá,
Chín ngàn sáu trăm
Lẻ hai mươi lóng
Gốc có hai trăm
Năm mươi lẻ năm,
Nụ có sáu ngàn
Sáu trăm sáu mươi.
Theo tôi rõ biết
Cây nầy như vậy,
Đại tiên nếu nghi
Xin đếm lại đó.
Đại tiên Lâu Di khen rằng :
Lành thay !
Lành thay ! Ông nói thiệt đúng số. Ông
không tính đếm mà biết rõ số lá cây đúng như của tôi đã từ mười hai năm tính đếm. Xin
phạm chí vui lòng cho tôi biết
duyên cớ vì sao chẳng xem chẳng đếm mà lại biết như tôi đã tính đếm ?.
Phạm chí nói : Thưa
đại tiên ! Chẳng phải người cũng chẳng phải trời giúp tôi. Do tôi
chí thành tu tập chánh hạnh, đúng theo đế lý chơn
thật không phân biệt đấu tranh.
Thưa Ngài Tịch Ý !
Thần tiên Lâu Di thuở xưa chính là
Tôn giả Xá Lợi Phất.
Phạm chí Tịch Nhiên là đức
Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn hiện nay.
Thưa Ngài Tịch Ý ! Nghiệp hạnh
Bồ Tát rất
vi mật,
trí huệ vô cực vô lượng vô hạn,
thuận theo thời nghi mà
thị hiện, không thể nói, không thể nghĩ lường đến được.
Thưa Ngài Tịch Ý ! Những gì là tâm mật ?
Tâm niệm thanh tịnh chẳng mất
thần thông, dùng
trí huệ thần thông để tự vui, lúc
thị hiện luôn trụ nơi
thần thông, thật hành
đại bi dùng
thần thông biến hóa vô số vô lượng khắp
hiển bày tất cả, ở trong nhà
trí huệ trụ đế lý
thần thông, mắt thấy rõ tất cả pháp. Đây là
trí huệ thần thông vô cực chánh chơn hiện khắp tất cả của
Bồ Tát.
Trí huệ thần thông nầy
hiển hiện các
hình tượng, các
sắc thân, vẫn không có sắc.
Bồ Tát dùng
trí huệ thần thông hiển hiện những thinh âm.
Bồ Tát có thể
quan sát tất cả
tâm niệm tư tưởng của tất cả
chúng sanh, theo căn lành của họ mà
tùy thời nghi
khai hóa, không bao giờ quên sót.
Bồ Tát không
quan niệm khứ lai mà hiện
thần túc vô ngại đi khắp
ba cõi chẳng chướng chẳng trệ, không
thủ trước, không tạo lập.
Trí huệ thần thông của
Bồ Tát dứt tất cả
hữu lậu. Chỗ thấy biết
sâu xa huyền diệu,
thị hiện vào
sanh tử để độ đời.
Trí huệ thần thông của
Bồ Tát siêu việt tất cả hàng Thinh Văn,
Duyên Giác. Ngồi dưới cội
Bồ đề,
hàng phục quân ma, thấu hiểu tất cả
Phật Pháp,
thuận theo thời nghi chuyển
chánh pháp luân,
khai hóa tất cả
chúng sanh đưa họ vào
luật pháp đến bực nhứt sanh
bổ xứ.
Thưa Ngài Tịch Ý ! Đây là tâm hạnh
thanh tịnh bí mật của
Bồ Tát.
Nếu tâm chơn thật
thanh tịnh thời trọn
vô trụ vô qui, thường hỉ lạc, an thích điều hòa
rốt ráo lành tốt, nhập phổ
huệ tam muội, chẳng
diệt độ hẳn, chẳng nhàm cõi dục.
Giả sử Bồ Tát sanh trong cõi dục, vẫn không đắm trước, chẳng bị
ràng buộc, chẳng có
kiết sử. Vì
Bồ Tát đã khỏi hẳn tất cả
vọng tưởng, sạch
trần cấu, không
điên đảo,
không chấp trước, đã thoát
sanh lão bịnh tử. Dầu
Bồ Tát hiện có sanh mà vẫn
vô sanh.
Bồ Tát trụ nơi
Đại thừa để
thành tựu tất cả
Phật Pháp, dùng đây
cứu hộ tất cả
chúng sanh, mà vẫn là
bất khả đắc, không cứu không hộ, rõ tất cả pháp đều là tất cả
Phật pháp, tất cả
Phật pháp là tất cả pháp, chẳng phải pháp cũng chẳng phải
phi pháp, vì tất cả
pháp bổn lai
bất khả đắc,
không xứ sở, không số, không lượng. Rõ biết tất cả pháp vốn không tất cả pháp, không cầu không được.
Bồ Tát thấy có được, vẫn không có tâm mừng lo, vì
không tâm mừng lo nên không
chướng ngại, không
trụ trước. Vì không
trụ trước nên
không vô ngã, vì
không vô ngã thời không
lãnh thọ, vì không
lãnh thọ thời không tránh tụng, vì không tránh tụng thời không
loạn động. Không
loạn động chính là pháp của bực
Sa Môn. Tâm
Bồ Tát bình đẳng như
hư không, chẳng đọa
dục giới, chẳng ở
sắc giới, chẳng trụ
vô sắc giới. Tất cả đều không
trụ trước, không khen không chê, vì tất cả pháp đều là
bất khả đắc. Đây là tâm mật của
Bồ Tát.
Thưa Ngài Tịch Ý ! Tâm mật của
Bồ Tát thật hành
đại từ vì
không chấp ngô ngã, thật hành
đại bi vì không có
chúng sanh, thật hành
hoan hỷ vì không có mạng sống, bởi
tế độ nên rõ thấu không thọï mạng, thật hành bốn cách
bố thí vì
tâm không xan lẫn,
phụng hành cấm giới vì tâm điều hòa, thật hành
nhẫn nhục vì tâm
bất động,
tu hành tinh tấn vì
tư duy tịch tịnh,
nhứt tâm chánh định vì tâm
vô trụ, biết rõ
thánh tâm vì không chỗ làm, tu
tứ niệm xứ vì không ý không niệm,
thực hành tứ chánh cần vì tâm
hiểu rõ chẳng sanh chẳng diệt,
thần túc bay đi vì tâm
rộng rãi không ngằn mé, dốc lòng
chánh tín vì
tâm không trở ngại, nếu tu
tinh tấn thời
tâm hành vắng lặng,
trụ nơi chánh định vì
tâm bình đẳng
vô phân biệt, trụ nơi
trí huệ vì
tâm không vọng tưởng,
thế lực tự tại vì
thuận theo nguồn tâm, dùng ý giác sát vì có huệ
phân biệt,
phụng hành đạo nghiệp vì
tâm không chỗ tưởng, tâm ý vắng bặt vì
đạm bạc không suy tư,
quan sát nội tâm vì chỗ thấy biết
không chấp trước,
tu hành hiền thánh vì hiểu tâm
rốt ráo, tâm
thường niệm Phật vì
trí huệ sáng suốt không có
vọng tưởng, tâm gẫm suy
đại đạo vì
chí nguyện vô lượng,
thường niệm chánh pháp vì
tâm bình đẳng,
thường niệm thánh chúng vì tâm
vô trụ dạy dỗ
chúng sanh, tâm thường
thanh tịnh vì hộ
chánh pháp,
thuận theo pháp giới vì
tâm không biến hoại,
thanh tịnh Phật độ vì tâm đồng
hư không, đầy đủ tướng tốt vì
tâm không phân biệt hình tướng,
thường trụ nhẫn nhục vì
tâm không điên đảo, trụ bực
bất thối vì
tâm không thối chuyển,
trang nghiêm đạo tràng vì ở trong
tam giới mà tâm chẳng
nhiễm ô,
hàng phục nghiệp ma vì tâm
nhiếp thọ chúng sanh, đem
đạo pháp truyền dạy vì
tâm bình đẳng
hiểu biết tất cả pháp, thường
chuyển pháp luân vì
pháp không chuyển,
tâm không thối chuyển hiện đại Niết bàn,
giải thích nguồn
sanh tử vì
tâm bình đẳng
tự nhiên.
Thưa Ngài Tịch Ý ! Nếu
Bồ Tát được
vô sanh pháp nhẫn thời tâm rất
vi mật, rất
thanh tịnh. Tâm đã
thanh tịnh thời
hiểu rõ và
đi vào tâm thanh tịnh của tất cả
chúng sanh. Tâm của
chúng sanh vào nơi
đạo tâm mà bị chiếu sáng. Như
hư không bình đẳng vào khắp tất cả những
pháp hữu hình vô hình,
đạo tâm vào khắp
tâm hành của tất cả
chúng sanh cũng như vậy ».
Lúc
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ diễn thuyết thân khẩu tâm mật bất tư nghì của
Bồ Tát, có bảy muôn hai ngàn
chư Thiên và nhơn chúng
phát tâm Vô thượng chánh chơn, ba muôn hai ngàn
Bồ Tát được
vô sanh pháp nhẫn, mười bốn ngàn người
xa lìa trần cấu được
pháp nhãn tịnh, tám ngàn
Tỳ Kheo tâm ý
vô lậu.
Liền đó cả
Đại Thiên thế giới chấn động sáu cách, ánh sáng lớn chiếu khắp
mười phương, giữa
hư không mưa các thứ hoa, các thứ nhạc khí
tự nhiên hòa tấu. Trong tiếng
âm nhạc diễn ra những lời
như vầy : Những ai
nghe được pháp của
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ nầy diễn nói, nếu có lòng
ưa thích kính tin, thời sẽ được
thọ ký, sẽ mến thích
kinh điển và
thọ trì đọc tụng, vì người giảng nói, chẳng thối thất
đạo tâm, sẽ
vun trồng những
công đức lành. Những người nầy đã từng
cúng dường vô số chư Phật
lợi ích chúng sanh.
Đức Thế Tôn bảo
Tịch Ý Bồ Tát : « Chừng ông có nghe những lời diễn nói của
âm nhạc đó chăng ? ».
- Bạch
Thế Tôn ! Tôi nghe rõ. Do
oai thần của ai mà có tiếng nhạc như vậy ?
- Nầy Tịch Ý ! Đó là Lôi Âm
Bồ Tát từ nước Vũ Thị của Phật Lôi Âm Vương, đến
Ta Bà thế giới nầy để ra mắt
đảnh lễ ta, muốn hỏi
pháp yếu và muốn nghe
giáo pháp bí mật của
Như Lai, nên
ẩn thân trên
hư không rải hoa cúng dường Phật và
kinh pháp, cùng làm tiếng
âm nhạc nói ra những lời như vậy ».
Đức Phật dạy vừa dứt tiếng, Lôi Âm
Bồ Tát từ
hư không hiện thân xuống cúi đầu lễ
chân Phật, đi
nhiễu Phật bảy vòng ở trước Phật bạch rằng : «
Thế Tôn ! Lôi Âm Vương
Như Lai kính lời viếng thăm
vô lượng đi đứng
an lành, ngồi nằm khỏe khoắn ».
Đức Phật bảo Lôi Âm
Bồ Tát : «
Lành thay,
Chánh Sĩ ! Ông cố đến
thăm viếng Như Lai, muốn được nghe
kinh pháp bí mật. Hiện nay
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ thừa
oai thần của Phật mà
tuyên thuyết pháp yếu ».
Lúc đó trong
đại hội có chư
Bồ Tát tự nghĩ rằng :
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ nầy chứa nhóm
công đức từ
đời nào ? Phát
đạo tâm tại chỗ
đức Phật nào ?
Phát nguyện như thế nào ? Mà hiện nay được
biện tài rộng lớn như vậy ?
Đức Phật biết
tâm niệm của
đại hội liền bảo
Tịch Ý Bồ Tát : «Về thời
quá khứ vô số bất tư nghì kiếp, có
đức Phật hiệu là
Vô Lượng Huân Bửu Cẩm
Tịnh Vương Như Lai Ứng Cúng Đẳng Giác Thế Tôn,
hiện ra nơi
thế giới Trang Nghiêm trong kiếp
Thiện Kiến. Cõi đó nhơn dân đông nhiều,
giàu có an lạc. Mặt đất bằng phẳng, không có cát đá
gai góc, thuần là ngọc báu :
lưu ly,
thủy tinh,
minh châu,
san hô,
hổ phách,
xa cừ,
mã não. Mặt đất mềm nhuyễn như
y phục của
chư Thiên, hương thơm ngào ngạt thêm ánh sáng màu rất đẹp. Cỏ mọc tươi tốt
mềm dẻo, đi trên đó êm mát như bức thảm
cõi trời. Khí hậu
ôn hòa không quá lạnh quá nóng. Người nước đó tánh tình nhơn từ
hòa nhã, thân khẩu tâm đều
tịch tịnh,
phiền não mỏng nhẹ, tất cả đều có oai lực
tự tại.
Pháp hội của
đức Phật đó có mười hai cai
đại Tỳ Kheo, ba mươi hai ức
đại Bồ Tát.
Đức Phật đó trụ thế ba mươi sáu ức tuổi.
Trong nước
Trang Nghiêm có bốn thành lớn tên Khoái Kiến. Mỗi thành vuông rộng tám mươi muôn dặm,
cách nhau bốn trăm dặm. Trong mỗi thành có cả ngàn quận huyện. Nhơn dân thân cao bốn dặm. Nơi
đại thành Khoái Kiến lại có nội thành tên
Thanh Tịnh, ngang rộng hai ngàn năm trăm sáu mươi dặm, trong thành có vua
Chuyển Luân Vương hiệu Dũng Quận đầy đủ thất bửu :
kim luân,
bạch tượng, ngựa xanh biếc,
minh nguyệt thần châu, vợ
ngọc nữ, chủ tạng thần, chủ binh
đại tướng. Vua cai trị cả bốn châu
thiên hạ. Vua đã từng
cúng dường quá khứ chư
Phật phát tâm
Vô thượng Bồ đề. Chánh hậu
ngọc nữ cùng bảy muôn sáu ngàn thể nữ trong cung đều
phát tâm Vô thượng Bồ đề.
Vua có ngàn
Thái Tử đều
xinh đẹp, đủ hai mươi tám tướng tốt,
sức lực mạnh mẻ, tánh nết nhơn hòa, cũng đều
phát Bồ đề tâm.
Thuở đó
đức Phật Vô Lượng Huân Bửu Cẩm
Tịnh Vương đi đến thành
Thanh Tịnh. Vua Dũng Quận
cúng dường Phật và
đại chúng Bồ Tát Thanh Văn những
y phục, đồ uống ăn, thuốc men, đồ nằm, nhà cửa,
giảng đường,
tịnh xá, cùng vườn tược suối ao. Mỗi vị
Tỳ Kheo, Vua sai hai người theo hầu hạ. Nhà vua
cúng dường như thế trọn một ức năm.
Ngàn vị Vương Tử thường
chí tâm cúng dường Phật và thích nghe
kinh pháp, chẳng ưa
ái dục, bỏ việc chơi đùa, vì
chí tâm chẳng
phóng dật, không bao lâu đều được năm thứ
thần thông. Khi được
thần thông rồi, ngàn Vương Tử bay vọt lên
hư không tự tại vô ngại, bay khắp tất cả quận huyện, các thành các nước, nhẫn đến bốn châu
thiên hạ. Đến đâu các Vương Tử cũng đều vì
đại chúng mà
tuyên thuyết kệ rằng :
Chư
Phật hiện ra đời
Lâu xa khó gặp gỡ
Sanh làm người
thế gianCũng là rất khó được.
Mọi người nên đồng chí
Đều tin thích nghe kinh
Trong trăm ngàn
ức kiếpLại càng khó gặp gỡ.
Nay
Như Lai Thế TônĐã
hiện ra trong đờiMuốn
mọi người được độ
Nên nói những
kinh pháp.
Chúng tôi gần bên Phật
Thưa thỉnh được dạy dỗ
Cầu
trí huệ sáng suốtPhụng hành lời Phật dạy.
Do
thọ trì kinh phápThoát khỏi các
ác thúĐược thêm lớn căn lành
Ở nơi chỗ rất an.
Vì được nghe
chánh phápTiêu trừ các
trần laoDo được huệ
đa vănNên được chơn
chánh pháp.
Đem pháp đã được nghe
Tuyên dương vị
cam lồDo đây hiện
điềm lànhĐất
chấn động sáu cách
Bố cáo cùng trời người
Chư Thiên đồng
ca ngợiĐồng thời rải hoa trời
Hoa kia đủ
các loại.
Chúng sanh đều hợp đến
Số đông chẳng thể lường
Đấng chí tôn khai hóaĐều được vào
thánh đạo.
Đại chúng cúi đầu lạy
Nơi chơn
đức Thế TônRồi đều đứng
chắp tayCung kính hầu bên Phật.
Như Lai Thiên Nhơn SưThấy rõ lòng
đại chúngTùy thời nghi căn tánh
Đem
kinh pháp dạy truyền.
Tất cả
đại chúng kia
Được
nghe pháp Phật dạy
Ba mươi sáu ức người
Đồng pháp tâm
Vô thượng.
Lại có ba trăm ức
Người nghe
chánh pháp âm
Thấy rõ tất cả pháp
Được
pháp nhãn thanh tịnh.
Những người đó đều nhàm
Gia nghiệp cùng tục duyên
Ở trong
pháp hội kia
Xuất gia tu học đạo.
Lại có
vô số chúng
Ức tỉ triệu muôn người
Đến
pháp hội nghe kinh
Quy y làm
tín sĩSau khi nghe
kinh phápCúi đầu lạy chưn Phật
Đồng
chắp tay từ biệt
Lễ Phật trở về nhà.
Nầy Tịch Ý ! Các vị Vương Tử đó cùng
Chuyển Luân Vương xây dựng lầu đài bằng
gỗ chiên đàn, cửa nẻo đều bằng
châu báu. Vì muốn đến
nghe pháp với
đức Phật Vô Lượng Huân Bửu Cẩm
Tịnh Vương, nên vua Dũng Quận khuyên bảo
quyến thuộc trong cung cùng đại thần bá quan và nhơn dân già trẻ :
Mọi người nên biết rằng thân người khó dược, gặp Phật ra đời lại cáng khó, nay
chúng ta nên đến
lễ kính đức Phật để được nghe
kinh pháp.
Nhà vua cùng các Vương Tử, phu nhơn, thể nữ, các quan và nhơn dân vào ngồi trong lầu hương, trổi nhạc đờn ca, đồng
đem theo nhiều thứ hoa hương,
y phục,
tràng phan,
bảo cái để
cúng dường Phật. Lầu hương như chim
phụng hoàng bay lên
hư không đến chỗ Phật ngự. Lầu hương bay
nhiễu Phật bảy vòng rồi dừng lại một phía.
Vua Dũng Quận cùng
đại chúng ra khỏi lầu hương đến lễ chưn Phật và lễ
Thánh chúng,
nhiễu Phật bảy vòng, rồi ở trước Phật bạch rằng :
Thế Tôn ! Từ lâu
chúng tôi đã được nghe tiếng Phật, nhưng vì việc nước quá nhiều dần dà
đến nay mới được vào
pháp hội thấy
dung nhan Phật. Lòng
chúng tôi không xiết
hổ thẹn tự trách lấy mình. Ngưỡng mong đức
đại từ lượng tình thương xót.
Đức Phật Vô Lượng Huân Bửu Cẩm
Tịnh Vương thấy vua cùng
quyến thuộc đều có
lòng thành thật muốn
nghe pháp liền
thuận theo tâm bịnh của họ mà ban tuyên
chánh pháp.
Nầy
Đại Vương ! Muốn học
Đại thừa chẳng trái
thánh đạo phải thật hành bốn điều : Một là
hết lòng tin
Tam bảo,
phụng thờ các bực
Hiền Thánh, những điều chẳng nên làm phải tránh xa. Hai là
chí tâm nghe
kinh pháp,nghe rồi
thọ trì. Ba là bỏ tánh
kiêu căng ngạo mạn
nhứt tâm cung kính các bực
Hiền Thánh. Bốn là
tinh tấn nhiếp
thân khẩu ý thật hành
hạnh lành. Nếu
Đại Vương thuận theo bốn điều trên thời có thể
tu học Đại thừa chẳng trái
thánh đạo.
Nầy
Đại Vương ! Lại có bốn điều
cần phải giữ gìn chớ
phóng dật :
Giữ gìn sáu căn thấy
họa hại ái dục, hiểu tất cả thọ và tưởng, biết rõ
vô thường, do nghiệp nhơn mà có
mạng căn.
Nầy
Đại Vương !
Bồ Tát lại có bốn việc mà
đạo pháp được sanh : Một là chẳng
bỏ đạo tâm. Hai là cũng khuyên người khác
phát tâm. Ba là chứa nhóm cội
công đức để giúp
đạo tâm, những pháp được nghe hiểu thấu
nghĩa lý. Bốn là với tất cả
Đế Thích,
Phạm Vương,
Tứ Thiên Vương, nhẫn đến bực Thinh Văn,
Duyên Giác đều đem
giáo pháp Đại thừa rộng lớn
khuyến hóa tất cả.
Nầy
Đại Vương ! Do đây nên phải thường không
phóng dật, kính tin
Tam bảo,
ưa thích vô lượng đạo pháp, vui nơi
chánh pháp. Nếu được tin tấn tìm
cầu đạo pháp,
thời Đại Vương chẳng còn tham ưa những
trần cảnh.
Đại Vương nên biết rằng
tham dục không có
thời gian nhàm đủ, như người uống nước mặn càng uống càng khát. Gặp được bực
Hiền Thánh khai thị mới biết
hạn chế tham dục, mạng người rất ngắn vui ít khổ nhiều, có sanh tất có tử phải biết lo
đời sau.
Nay
Đại Vương cúng dường Như Lai, do
công đức nầy được bốn điều
lợi ích :
đời đời giàu có đầy đủ,
công đức phước báo không cùng không tận, được huệ
sáng suốt vô lượng,
biện tài vô ngại.
Lại sẽ có bốn điều
lợi ích : nơi thân thật hành những điều
công đức thanh tịnh,
lời nói thanh tịnh đúng
cấm giới,
tâm niệm thanh tịnh học rộng không nhàm, được
trí huệ sáng suốt thanh tịnh.
Lại có bốn điều
lợi ích : đầy đủ
phương tiện tu hạnh
thanh tịnh dạy bảo chúng sanh vào nơi
trí huệ, dùng nghiệp
thanh tịnh hàng phục quân ma,
thệ nguyện thanh tịnh việc làm tương ưng với
lời nói, chứa nhóm
công đức được gặp chư Phật.
Vua Dũng Quận sau khi nghe
đức Phật dùng pháp nghĩa khai thị, lòng vua vui đẹp liền cởi
chuỗi ngọc đương đeo nơi cổ dưng lên
cúng dường Phật. Vua thọ
ngũ giới trọn đời tu tập phạm hạnh.
Phu nhơn và thể nữ nghe
Phật thuyết pháp cũng đều
vui vẻ tâm ý nhu hòa, đồng cởi
chuỗi ngọc châu báu đeo trên thân để
cúng dường Phật. Phu nhơn và thể nữ xin vua cho được
xuất gia làm
Sa Môn tu
phạm hạnh. Vua liền
cho phép.
Lúc đó vua Dũng Quận lạy chưn Phật
đi nhiễu bảy vòng, rồi cùng các thể nữ, bá quan vào lầu hương, trong giây lát bay về nước
Thanh Tịnh.
Đến ngày Rằm trăng tròn, nhà vua cùng
quyến thuộc trong cung vào vườn hoa trổi nhạc đờn ca. Hai bà chánh phu nhơn, một là bà hiệu Bất Hành Bộ, một bà hiệu Vô Hư Tổn, sau khi tắm gội dùng hương thơm xông ướp
y phục ngồi trên giường báu.
Tự nhiên có hai hài đồng
hiện ra ngồi kiết già trên gối của mỗi phu nhơn. Hai hài đồng này
dung nhan xinh đẹp đủ hai mươi tám tướng tốt.
Đồng thời trên
hư không có trăm ngàn
chư Thiên cất tiếng khen rằng : Hai vị hài đồng nầy một tên
Pháp Ý, một tên Pháp Niệm, đều sẽ
tu hành thánh pháp.
Pháp Niệm hài đồng ngồi trên gối của phu nhơn Bất Hành Bộ.
Pháp Ý hài đồng ngồi trên gối của phu nhơn Vô Hư Tổn. Hai vị hài đồng đồng
cất tiếng nói kệ rằng :
Nếu ai giữ thân mình
Phát được tâm
Bồ đềNhững bực
học sĩ nầy
Tạo nên
phước đức lành.
Những người nầy từng gặp
Đức Như Lai ra đời
Thường có lòng
vui mừngNhứt tâm cúng dường PhậtVì
sự nghiệp thần thôngSớm được Phật
cứu độTiêu hết
vòng sanh tửChứng
tịch diệt vô sanh.
Nếu
phát tâm Bồ đềGiữ bền không quên mất
Vì
cứu độ chúng sanhPhá hoại vòng sanh tử.
Ở
thế giới Thượng PhươngCách đây
vô lượng cõi
Thế giới kia có Phật
Hồng danh là
Thời TiếtChúng tôi từ cõi kia
Muốn
nghe pháp đến đây
Muốn thấy Phật
Công HuânCùng
quốc độ của Phật.
Lúc đó hai hài dồng rời khỏi gối của mẹ, thẳng đường đến chỗ Phật, đầu mặt lạy
chân Phật rồi
chắp tay đứng qua một bên. Nhà vua cùng
Thái Tử, các phu nhơn và thể nữ đi trên
hư không đến chỗ
Phật đảnh lễ rồi
chắp tay đứng qua một bên.
Lúc đó
Pháp Ý bạch rằng : Ngưỡng mong
Thế Tôn vì
chúng tôi mà
giảng thuyết đạo pháp.
Đức Phật Công Huân biết rõ
tâm niệm của
mọi người, đem phép nghĩa
thâm diệu để khai thị : Tất cả pháp đều từ
nhơn duyên hòa hợp mà
sanh khởi, vốn không
chủ tể, không
tác giả, không
tự tánh, cũng không
nhơn duyên, tất cả pháp đều trống rỗng như
hư không, không thể chấp lấy.
Đức Phật Công Huân dùng
vô số phương tiện tuyên thị pháp nghĩa
thâm diệu, làm cho bảy mươi sáu cai hai ức tỉ người chứng được nhu thuận
pháp nhẫn.
Lúc đó vua Dũng Quận cùng các
Thái Tử và
quyến thuộc trọn bảy ngày đêm
nhiễu Phật cúng dường, lễ tạ Phật đồng
trở về cung.
Một hôm vua Dũng Quận
ngồi yên tự nghĩ rằng : Các con của ta đều
phát tâm Bồ đề. Nay nên thử xem Vương Tử nào sẽ
chứng đạo Vô thượng trước nhứt.
Nhà vua bèn bảo thợ làm bình bằng
thất bảo để trên đài cao bốn mươi chín thước. Nhà vua truyền ngàn
Thái Tử mỗi người biên
danh hiệu mình trên thẻ bằng thất bửu để vào bình.
Mọi người trọn bảy ngày đêm dùng các
hương hoa cúng dường bình thất bửu. Qua bảy ngày, nhà vua đem bình thất bửu để trên án vàng bảo ngàn
Thái Tử rút thẻ.
Lúc đó
Thái Tử Tịnh Ý được thẻ
đệ nhứt,
cùng lúc ấy cả
Đại Thiên thế giới chấn động sáu cách, tất cả
kỹ nhạc tự nhiên hòa tấu ».
Thuật đến đây,
đức Phật bảo Tịnh Ý
Bồ Tát : « Nầy
thiện nam tử !
Thái Tử Tịnh Ý, con của nhà vua Dũng Quận thuở
quá khứ kia chính là đức
Câu Lưu Tôn Như Lai.
Thái Tử kế hiệu Ly Danh chính là đức
Câu Na Hàm Mâu Ni Như Lai.
Thái Tử thứ ba tên Tịch Căn chính là
Ca Diếp Như Lai.
Thái Tử thứ tư tên Nhứt Thiết Khổ Lợi chính là thân của ta,
Thích Ca Mâu Ni Phật hiện nay.
Thái Tử thứ năm tên Vũ Thất chính là
Di Lặc Như Lai.
Thái Tử thứ sáu tên
Minh Nguyệt Châu Phục sẽ là
Phật Sư Tử.
Thái Tử thứ bảy sẽ là Phật Diệu Anh.
Tuần tự như vậy lần lần đến vị
Thái Tử rút được thẻ thứ chín trăm chín mươi chín, sau đây sẽ
thành Phật hiệu là
Vô Lượng Đức Bửu Xưng.
Thái Tử tên Ý
Vô Lượng rút được thẻ
cuối cùng sẽ
thành Phật thứ một ngàn trong một ngàn
đức Phật ở
hiền kiếp nầy hiệu là Lâu Chí
Như Lai.
Nầy Tịch Ý ! Sau khi rút thẻ, ngàn
Thái Tử cùng nhau vui cười và nói rằng sau nầy tôi sẽ
thành Phật, sẽ
hàng phục quân ma,
chuyển đại pháp luân,
cứu độ vô lượng chúng sanh.
Lúc đó
Thái Tử Ý
Vô Lượng thấy mình rút được thẻ sau rốt, sẽ
thành Phật cuối cùng, trong lòng
sầu não tự gieo mình xuống đất
lập thệ rằng :
Đạo pháp của chư Phật chẳng thể nghĩ lường,
chúng sanh giới cũng là vô hạn,
chí nguyện của tôi cũng bất tư nghì. Tôi nguyện khi các anh tôi
thành Phật giáo hóa đệ tử,
thọ mạng dài ngắn,
thánh chúng nhiều ít, lúc tôi
thành Phật cũng đồng như vậy. Nếu
lời nguyện của tôi trên đây sau nầy được đúng như vậy, xin cõi
Đại Thiên vì tôi mà hiện
điềm lành.
Thái Tử Ý
Vô Lượng vừa
lập thệ xong,
Đại Thiên thế giới liền
chấn động sáu cách, trời rưới các thứ hoa, tất cả nhạc khí
tự nhiên hòa tấu. Giữa
hư không có tiếng khen rằng : Sẽ được như nguyện, về sau nầy
thành Phật hiệu là Lâu Chí
Như Lai Đẳng Chánh Giác.
Thái Tử Ý
Vô Lượng sau khi phátnguyện, được thấy
điềm lành cùng nghe tiếng
ca ngợi giữa
hư không, liền nói kệ rằng :
Đạo pháp của chư Phật
Đồng như cõi
hư khôngÝ giác dường
như huyễnChúng sanh giới vô tậnPhát nguyện hiện
điềm lànhGiới cấm thành
thanh tịnhCác Ngài nên lóng nghe
Lời
thệ nguyện của tôi.
Nầy Tịch Ý ! Vương Tử Ý
Vô Lượng sẽ là vị Phật
cuối cùng trong
Hiền Kiếp hiệu Lâu Chí
Như Lai. Cớ sao hiệu là Lâu Chí ? Vì lúc Vương Tử rút nhằm thẻ thứ một ngàn tự
cảm thương buồn khóc, gieo mình xuống đất
chí thành phát nguyện, do đó nên khi
thành Phật hiệu là Lâu Chí.
Nầy Tịch Ý ! Ông xem chư
Bồ Tát thiện
quyền phương tiện,
thành tựu giới hạnh phát nguyện rộng lớn đi khắp trong
tam giới không lúc nào ngừng nghỉ. Lâu Chí
Như Lai riêng
một mình giáo hóa chúng sanh cùng ngàn Phật ra đời chỗ độ
chúng sanh đồng nhau không khác.
Nầy Tịch Ý ! Hai vị Vương Tử nhỏ hơn hết trong ngàn vị Vương Tử
tự lập thệ nguyện. Vương Tử
Pháp Ý nguyện rằng : Lúc các Vương huynh
thành Phật, tôi sẽ làm
Kim Cang Lực Sĩ hộ trì chánh pháp bí yếu của
Như Lai.
Vương Tử Pháp Niệm
phát nguyện rằng : Lúc các Vương huynh
thành Phật, tôi sẽ là người
thỉnh mời và
hộ trợ chư Phật
chuyển pháp luân.
Nầy Tịch Ý !Vua Dũng Quận là
tiền thân của
Định Quang Như Lai. Ngàn Vương Tử là
tiền thân của ngàn
đức Phật trong
Hiền Kiếp : từ Phật
Câu Lưu Tôn thứ nhứt đến Phật Lâu Chí thứ một ngàn.
Vương Tử
Pháp Ý chính là
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ đây. Vương Tử Pháp Niệm hiện nay là Thức Kỳ
Phạm Thiên.
Phu nhơn, thể nữ trong cung vua
thuở trước là những người đến dự
pháp hội hôm nay.
Những người ngày trước được các Vương Tử khuyên
xuất gia làm
Sa Môn và những người được các Vương Tử
giáo hóa, trong
Hiền Kiếp này họ sẽ
lần lượt thọ ký thành Phật.
Nầy Tịch Ý ! Ông xem chư
Bồ Tát chí thành phát tâm công đức không bao giờ mất. Chư
Bồ Tát sẽ được đầy đủ
mười trí lực viên mãn hạnh nguyện của mình. Do đây nên có
Bồ Tát nào muốn được sớm
thành Phật phải
học đòi theo
hạnh nguyện của ngàn Vương Tử
Bồ Tát, siêng năng
phụng hành Phật đạo.
Những gì là
Phật đạo ? Chẳng nên có tâm
tổn hại chúng sanh, thêm lớn
lòng từ thật hành
lục độ, thường tu
phạm hạnh,
tu tập bốn ân, thật hành các phẩm
trợ đạo đầy đủ
thần thông,
phương tiện quyền xảo để trọn nên cội
công đức. Các hạnh trên đây chính là
Phật đạo.
Nầy Tịch Ý ! Đạo đó
tâm thanh tịnh thì thấu đạt bổn tánh. Đạo đó
hòa nhã chí ý
an ổn. Đạo đó chất phác mà không
dua nịnh. Đạo đó rộng khắp không chỗ
chướng ngại. Đạo đó
bình đẳng không lòng bè đảng
thiên lệch. Đạo đó
vô úy chẳng phạm các điều ác. Đạo đó
giàu có Bố thí ba la mật. Đạo đó đầy đủ
giới ba la mật. Đạo đó chẳng
tranh luận được
Nhẫn ba la mật. Đạo đó lìa
chấp trước thành
Tinh tấn ba la mật. Đạo đó không
tán loạn là
Thiền định ba la mật. Đạo đó khéo
quyết trạch là
Bát Nhã ba la mật. Đạo quy về nơi
trí huệ của mình
phụng hành đức
đại từ. Đạo đó chẳng có ý vạy vò đến nơi
đại bi. Đạo đó
cảm thọ vui vẻ thật hành lòng
đại hỷ. Đạo đó trụ nơi
vi diệu đến bực
đại xả. Đạo đó trừ các
khổ não,
diệt bỏ những
vọng tưởng tham hại
sân hận. Đạo đó đến chỗ
an lành không có lòng nguy hại. Đạo đó
giáo hóa kẻ khó đều phục dứt trừ sự đắm mê nơi sắc, thinh, hương, vị, xúc. Đạo đó
hàng phục ma vương cùng
quyến thuộc của ma khiến họ bỏ tâm ngạo mạn và trừ dẹp những giặc oán thù. Đạo đó
tiêu trừ các ấm các nhập, không chỗ
chấp trước. Đạo đó bỏ việc ma, ở trong
trần lao mà được
tự tại. Đạo đó đem tâm hướng về
Vô thượng, lìa
tâm niệm Nhị thừa. Đạo đó
huân tập các
công hạnh thành trí giác
bình đẳng. Đạo đó ngự nơi đại bửu tòa thuận
nhứt thiết trí. Đạo đó thường
phân biệt trí huệ
sáng suốt vô ngại. Đạo đó tuyên thị
hạnh lành nhiếp các
thiện hữu. Đạo đó bỏ hầm hố tiêu các
Kiết sử. Đạo đó bỏ
trần lao vượt khỏi sự
sân hận tranh đấu. Đạo đó về nơi
an ổn hết những điều quấy ác. Đạo đó về nơi
cát tường hướng đến nghiệp
Niết bàn.
Trên đây là
Bồ Tát thật hành ba mươi hai điều
Phật đạo. Trụ nơi
Phật đạo nầy,
Bồ Tát sẽ được mau
thành quả Vô thượng Bồ đề ».
Lúc bấy giờ
Tịch Ý Bồ Tát lại hỏi
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ : «
Đức Như Lai có bao nhiêu sự
bí yếu ? Những
bí yếu của
Như Lai, tất cả hàng
Thanh Văn và bực
Duyên Giác chẳng thể bằng được, nói gì đến kẻ
phàm phu là hạng mê tối .
Lành thay, Ngài
Mật Tích ! Xin Ngài
vui lòng ban tuyên những
bí yếu của
Như Lai. Tất cả
chúng hội đều muốn được nghe ».
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ nói : « Thưa Ngài Tịch Ý ! Lắng nghe cho kỹ và khéo
suy nghĩ ghi nhớ. Nay tôi sẽ trình bày
bí yếu của
Như Lai có ba sự :
Một là thân
bí mật, hai là khẩu
bí mật và ba là ý
bí mật.
Sao gọi là thân
bí mật ?
Ở nơi thân,
đức Như Lai không tưởng nghĩ cũng không nhớ đến mà hiện đủ tất cả
oai nghi lễ tiết.
Nếu có hàng Trời hay Người tự thích
kinh hành, lúc họ thấy
đức Như Lai kinh hành, họ tự nghĩ rằng
đức Như Lai Thế Tôn là trên hết. Những Người và Trời ấy liền thấy
thân mật của
Như Lai. Tâm
đức Phật không hề
suy nghĩ mong mỏi mà tất cả
chúng sanh nhìn thấy
oai nghi kinh hành diệu đức của
Như Lai chí chơn.
Nếu có hàng Trời hay Người thích ngồi, thì họ thấy
đức Như Lai ngồi.
Nếu có hàng Trời hay Người thích nằm, thì họ thấy
đức Như Lai nằm.
Nếu thích nghe kinh, thì họ thấy
đức Như Lai thuyết kinh.
Nếu thích yên lặng, thì họ thấy
đức Như Lai nín lặng.
Nếu thích
thiền định, thì họ thấy
đức Như Lai nhập
tam muội.
Nếu có hàng Trời hay Người mắt nhìn chẳng nháy, thì hoặc là họ thấy mắt của
Như Lai chưa lúc nào nháy.
Hoặc hạng ý
tự tại có người thích ánh sáng thì họ thấy
đức Như Lai có ánh sáng
vô ngại.
Có người thích màu tử kim, thì họ thấy màu vàng
tử ma.
Nếu có hàng Trời hay Người thích màu bạc, màu
thủy tinh, màu
lưu ly, màu
mã não, màu
xa cừ, màu
hoàng kim, màu chơn châu, các màu trắng, đỏ, vàng, hồng, tía, màu trăng sáng, màu
châu ngọc, màu lửa, màu sáng
mặt trời, màu
Tứ Thiên Vương,
Đế Thích,
Phạm Vương,
A Tu La tạp loạn, hoặc màu trung phần, màu hoa
tu di, hoặc có người
nghĩ tưởng màu
vi diệu, màu dược hình, màu bích ngọc, màu
hoa vô ưu, màu hoa chiêm băïc, màu hoa tư di, màu
hoa sen xanh, màu
hoa sen vàng, màu
hoa sen hồng, màu
hoa sen trắng, hoặc có người rõ biết màu
trời Đao Lợi,
thân hình Tứ Thiên Vương, các vị thủ tạng : Thanh Đế,
Hoàng Đế,
Xích Đế, Bạch Đế.
Hoặc hàng Trời hay Người
tâm chí vô lượng, phẩm sắc đều riêng khác, thì họ cũng thấy
đức Như Lai có bao nhiêu những màu sắc phẩm lượng
công đức.
Thưa Ngài Tịch Ý ! Như vậy,
giả sử tất cả
chúng sanh đầy trong
hằng sa thế giới, những loài có mạng sống
luyến ái lẫn nhau, sanh sản lẫn nhau, đều hết
tội ác được có thân người từ
tư tưởng mà sanh.
Giả sử một người trong số đó chỗ sanh ra cũng như tất cả
chúng sanh kia,
đức Như Lai cũng thấy họ có bao nhiêu phẩm sắc
oai nghi lễ tiết và chỗ
ưa thích nơi lòng họ chẳng thể hạn lượng, đều muốn xét biết hết
ngôn hành bổn mạt của họ, và do
nhơn duyên này,
đức Như Lai chí chơn đều riêng
hiện hình tượng Phật oai nghi lễ tiết
ngôn hành ở nơi
chúng sanh ấy.
Dường như một người tâm
được giải thoát, chẳng cùng người thứ hai chung đồng, mà muốn tuyên bày chí thiệt tâm
được giải thoát nhẫn đến nơi đạo.
Đức Như Lai chí chơn mới có thể làm vui
đẹp lòng tất cả
chúng sanh.
Vì vui
đẹp lòng chúng sanh mà
đức Như Lai hiển thị sắc tượng oai nghi lễ tiết, về
ngôn hành cũng như vậy.
Thưa Ngài Tịch Ý !
Ví như tấm
gương sáng, tùy đem
hình sắc gì đến soi, thì
hiện hình sắc ấy chẳng mất, chẳng sai, chẳng
biến đổi.
Gương sáng soi hình vẫn không có tưởng niệm.
Cũng như vậy,
đức Như Lai dầu đem
chánh pháp cứu tế tất cả
chúng sanh mà không có tưởng niệm,
không tâm lợi dưỡng, có thể làm cho lòng
chúng sanh vui đẹp.
Tùy theo pháp cạn sâu cao thấp để
khai hóa độ thoát ba cõi mê hoặc.
Đây là
thân hành bí yếu của
đức Như Lai.
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ lại bảo Ngài Tịch Ý : «
Bí yếu của
đức Như Lai cũng chẳng
phân biệt các ấm các nhập, chẳng thuộc tội phước, chẳng sanh
trần lao, chẳng thành
cha mẹ, không
bào thai, cũng không xương thịt, đều không chỗ có, chẳng thuộc nơi sắc, không
thở ra hít vào,
thọ mạng diệt hết.
Muốn
biết thân Phật, thì chính là
Pháp thân. Thân không
hình sắc, không các
vọng tưởng.
Thân sắc tướng Phật được
hiện ra đó, là vì
chúng sanh ham ưa
xinh đẹp, cầu ngôi tôn sang mà
hiện hình tướng ấy ra cho mắt họ được thấy.
Pháp tướng vốn vắng bặt, vì khiến tất cả
chúng sanh kính mộ
trí huệ xu hướng thiên nhãn nên
đức Phật hiện tướng.
Thưa Ngài Tịch Ý ! Nếu có các
chúng sanh ở chung một
pháp hội đều riêng thấy thân Phật.
Có người do ý duyên nên họ thấy Phật ở xa, ngó lại chỗ cũ họ chẳng thấy Phật ở chỗ cũ. Thấy Phật ở xa mà chẳng thấy ở chỗ cũ ấy là vì không có ý duyên vậy.
Người ngó dùng loạn ý để duyên thì chẳng thấy.
Nếu đem thân mình để
suy xét sự thấy ấy, vì bận thấy người khác nên chẳng thấy thân mình.
Người ngủ
chiêm bao thấy cảnh vật, sau khi thức thì không còn thấy.
Những cảnh thấy trong định, lúc
xuất định không còn thấy.
Những cảnh thấy lúc thường, lúc
nhập định không còn thấy.
Những cảnh thấy nơi rỗng không yên tĩnh, lúc chẳng yên tĩnh thì chẳng thấy.
Ở nơi rỗng không yên tĩnh thì không gì chẳng thấy
Sự thấy ấy không tạo tác, rời nơi không tạo tác thì không chỗ thấy.
Nếu rời nơi không tạo tác mới có chỗ thấy, thì là không thấy tất cả vậy.
Thưa Ngài Tịch Ý ! Thân Phật ấy từ
vô số sự đều theo duyên mà
hiển hiện thấy khác.
Thân Phật ấy không có ngằn mé, cũng là vô hạn
vô ngại, không
vọng tưởng, chẳng thể tưởng được, chẳng thể hạn định được.
Thân Phật ấy không có ngần ấy
hình tượng, không có chỗ nào chẳng khắp.
Ví như hư không, chẳng có
vọng tưởng.
Cũng vậy, thân Phật
vĩnh viễn không
tư tưởng.
Ví như hư không vào khắp tất cả
hình sắc.
Cũng vậy, thân Phật khắp soi tất cả
chúng sanh.
Ví như hư không khắp vào các sắc, cùng khắp trong ấy.
Cũng vậy, thân Phật soi khắp
chúng sanh, không chỗ nào chẳng khắp.
Ví như hư không,
trưởng dưỡng tất cả cỏ cây trăm giống lúa.
Cũng vậy, thân Phật chí chơn trưởng dục tất cả cội
công đức.
Ví như hư không chẳng kể là
thường hay vô thường, cũng không có ngày đêm.
Cũng vậy, thân Phật chẳng thường, chẳng
vô thường, chảng ai thấy được đỉnh đầu Phật.
Thưa Ngài Tịch Ý !
Đức Phật Thế Tôn hiện khắp trên
cõi trời và trong
thế gian.
Ma Vương và
Phạm Thiên không ai dám đương diện với Phật để xem đỉnh đầu Ngài .
Chư Thiên,
Long Thần,
Càn Thát Bà,
A Tu La,
Ca Lâu La,
Khẩn Na La,
Ma Hầu La Già, Người và
Phi nhơn,
cho đến bực
Thanh văn, bực
Duyên Giác cùng chư
Bồ Tát không ai kham nhiệm thấy được đỉnh đầu Phật.
Do đâu biết được như vậy ?
Sau khi
thành đạo,
đức Phật đến thành
Ba La Nại chuyển pháp luân.
Lúc ấy ở phương Đông cách đây rất xa có
thế giới tên Hoài Điều, Phật cõi ấy hiệu Tư Di Hoa. Trong
thế giới Hoài Điều ấy có một vị
Bồ Tát tên là Ưng Trì đến
cõi Ta Bà này để kính cẩn
cúng dường đức Phật và thưa hỏi.
Bồ Tát Ưng Trì lễ chơn
đức Phật rồi
đi nhiễu bảy vòng, xong Ngài đứng lại trước
đức Phật.
Lúc ấy Bồ Tát Ưng Trì nghĩ rằng tôi muốn đo
biết thân lượng của
Như Lai.
Bồ Tát Ưng Trì liền tự biến thân mình cao ba trăm ba mươi sáu muôn dặm, nhìn lên thân
đức Phật thấy cao năm trăm bốn mươi ba muôn triệu cai hai muôn ức dặm. Ngài tự nghĩ tôi đã được
thần túc thông tự tại, tôi lại đo lường thân
đức Phật cao lớn thế nào ? Nương
oai đức của Phật,
Bồ Tát Ưng Trì dùng
thần túc bay lên phương trên cách đây trăm ức
hằng hà sa quốc độ, đến
thế giới Liên Hoa Nghiêm, cõi ấy có
Phật hiệu Liên Hoa Thượng, là đấng
Như Lai chí chơn
đẳng chánh giác hiện đương thuyết pháp.
Ưng Trì
Bồ Tát dừng lại nơi ấy nhìn ra xa vẫn không thấy được đỉnh đầu của
Thích Ca Mâu Ni Phật, chẳng biết được thân Phật cao lớn rộng xa bao nhiêu.
Lúc ấy Ưng Trì
Bồ Tát đến
đảnh lễ Phật
Liên Hoa Thượng đi nhiễu ba vòng, ở trước Phật bạch rằng : «
Bạch đức Thế Tôn ! Tôi từ
cõi Ta Bà đến đây, chẳng rõ
xa gần bao nhiêu ? ».
Đức Phật Liên Hoa Thượng nói : «
Cõi Ta Bà cách đây trăm ức
hằng hà sa thế giới, ông từ cõi ấy mà đến đây ».
Ưng Trì
Bồ Tát thưa : «
Bạch đức Thế Tôn ! Tôi bay lên trên đến ngần ấy
thế giới mà vẫn chẳng thấy đỉnh đầu của
đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Chẳng rõ thân
đức Phật ấy cao lớn bao nhiêu trăm ngàn ức
hằng hà sa thế giới ? ».
Đức Phật Liên Hoa Thượng nói : « Này
thiện nam tử ! Ông
dùng sức thần túc từ đây lại bay lên trên
trải qua hằng hà sa kiếp vẫn còn chẳng thấy được đỉnh đầu
đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cũng chẳng biết được ngằn mé của thân Phật ấy.
Này
thiện nam tử ! Phải
biết thân Phật vô hạn
vòi vọi như vậy chẳng ví dụ được.
Vì không có gì
so sánh nên nói là chẳng thể ví dụ được.
Cấm giới của
Như Lai cũng không thể ví dụ được .
Tam muội chánh định,
trí huệ,
giải thoát,
tri kiến giải thoát, thân, khẩu, và ý
ba nghiệp cùng các
tướng hảo của
Như Lai đều chẳng ví dụ được .
Tất cả
chúng sanh dùng bao nhiêu
phẩm loại ví dụ
ca ngợi cấm giới,
chánh định,
trí huệ,
giải thoát,
tri kiến giải thoát, thân, khẩu, và ý cùng các
tướng hảo của
Như Lai thì cũng như là
hư không, chẳng đến ngằn mé được.
Thân của
đức Như Lai vô hạn tế dường ấy ».
Lúc ấy Ưng Trì
Bồ Tát nghe lời phán dạy của đức
Liên Hoa Thượng
Như Lai rất đỗi vui mừng được sự chưa từng có, liền
đảnh lễ chưn Phật
đi nhiễu bảy vòng, nương
oai đức của Phật, dùng
thần lực của mình,
trong khoảng phát ý niệm, mất nơi cõi nước
Liên Hoa Nghiêm kia mà hiện đến
cõi Ta Bà này, qua chỗ
Thích Ca Mâu Ni Phật,
đảnh lễ chưn Phật,
đi nhiễu bảy vòng, rồi ở trước Phật nói kệ
ca ngợi rằng :
“Muốn biết rõ thân Phật
Ngằn mé là dường bao
Tôi bay lên phương trên
Vô lượng hằng sa cõi
Muốn thấy đỉnh đầu Phật
Bay mãi lên phương trên
Đến
thế giới Liên HoaVẫn chẳng thấy được đỉnh
Thế giới kia có Phật
Hiệu là
Liên Hoa Thượng
Biết
ý muốn của tôi
Nên vì tôi giảng nói :
Nếu dẫn những ví dụ
Để luận
Phật Thế TônThì chẳng thuận
Phật giáoLà hủy báng
Như LaiNếu muốn biết ví dụ
Như
hư không vô hạn
Chư
Phật pháp bình đẳngThiệt không có ngằn mé
Giới, định, huệ của Phật
Giải thoát, trí
giải thoátNghiệp
sắc thân cũng vậy
Như
hư không vô hạn
Muốn xem đỉnh đầu Phật
Đồng như xem
hư khôngNhư
hư không trùm khắpThân Phật khắp cũng vậy
Như
hư không trùm khắpPhật quang chiếu khắp nơi
Phật quang chiếu chỗ nào
Có
ngôn từ cũng vậy
Ngôn từ đến chỗ nào
Tâm Phật khắp cũng vậy
Như
tâm Phật khắp đến
Lòng từ ban khắp chốn
Như
lòng từ khắp ban
Trí huệ cũng cùng khắp
Như
trí huệ soi khắp
Thân Phật khắp dường ấy
Công đức cũng như vậy
Đạo tâm cũng chẳng khác
Như
công đức đạo tâmBiết
sắc thân cũng vậy
Như tất cả
chúng sanhHưởng thọ
phước đức phẩm
Một người phát
đạo tâmPhước đức cũng ngần ấy
Như người
phát tâm kia
Có
công đức danh xưng
Nếu ai thọ
chánh phápCông đức hơn
phát tâmDầu tất cả chư Phật
Trăm
ức kiếp giảng nói
Chẳng hết được ngằn mé
Công đức trì chánh phápCó ai phát
đạo tâmMà
hộ trì chánh phápNgười thích hiểu
không vôCông đức hơn người trên.
Vì thích hiểu
không vôThì chẳng mất
đạo tâmChấp trì pháp tôn thượng
Huệ này mới hòa đồng
Đến được pháp lý này
Bồ Tát dũng mãnh tu
Được đến
công đức Phật
Phụng
tu Phật đạo hạnh”.
Lúc Ưng Trì
Bồ Tát nói kệ, cả ức
thế giới chấn động, trăm ngàn ức
chư Thiên trổi ngàn ức
kỹ nhạc.
Vô số ngàn người
phát tâm Vô thượng Bồ đề.
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ lại nói : « Thưa Ngài Tịch Ý ! Về thân Như Lại
bí yếu ấy, nếu các
chúng sanh đều họp chung một
pháp hội, hoặc có người thấy được thân
Như Lai, hoặc có người chẳng thấy được.
Người thấy được thì
vui mừng nhìn xem thân
Như Lai. Người chẳng được thấy thì nín lặng mà quán xét.
Như Lai chẳng ăn mà
chúng sanh đều thấy
đức Như Lai uống ăn.
Thưa Ngài Tịch Ý ! Như có
Thiên Tử tên
Tinh Lực mới được thọ đạo.
Thiên Tử ấy lấy bát đựng cơm của
Như Lai đem
cấp cho những kẻ đói thiếu.
Mọi người đều đến ra mắt
đức Như Lai mà ăn, thấy
đức Như Lai cầm cơm lên đưa cơm vào trong miệng, cơm
tự nhiên lại trở vào bát.
Thuở xa xưa,
đức Như Lai gieo trồng những cội
công đức, sanh ở chỗ nào cũng
bố thí cho những kẻ đói thiếu.
Những người đói
khổ không được ăn,
đức Như Lai xót thương đem đồ ăn đến cho.
Aên xong những
thức ăn ấy, họ đều được
thân thể khỏe mạnh,
tiêu trừ trần lao hết
vọng tưởng, tâm họ nhơn hòa,
phát tâm Vô thượng Bồ đề.
Vì thế nên phải biết rằng
đức Như Lai chẳng ăn.
Đức Như Lai chí chơn lấy pháp làm món ăn.
Tại sao vậy ? Vì thân của
đức Như Lai là thân
kim cương chẳng
phá hoại được.
Thân của
Như Lai không có sanh tạng cũng không có thục tạng, không có đại tiện,
tiểu tiện bất tịnh, cũng không có đàm dãi nhơ uế.
Thân của
Như Lai như màu vàng
tử ma, không khiếp không nhược, chẳng có kinh sợ.
Ngài Tịch Ý thử
xem xét thân của
Như Lai không gì
sánh bằng, rất đẹp lạ
bền vững như chất
kim cang, mà lại dịu mềm như
thiên y mịn nhuyễn.
Có lúc thân của
Như Lai hiển hiện sự
vi diệu vô thượng.
Chư Thiên Ngọc nữ đảnh lễ chưn
đức Phật, chạm chưn
đức Phật cảm thấy tột mền không gì ví dụ được, họ đều
phát tâm Vô thượng Bồ đề xa rời
trần cấu.
Hoặc có người tham dâm, người
sân hận, người
ngu si, người đẳng phần thấy thân của
Như Lai. Mắt của họ vừa thấy thì những
phiền não tham, sân, si và đẳng phần của họ đều được
tiêu trừ, không còn
trần cấu.
Hoặc có những người
tham lam,
phạm giới,
sân hận, lười biếng,
loạn tâm,
ngu si được thấy thân của
Như Lai thì khiến họ
trở thành những người
bố thí,
trì giới,
nhẫn nhục,
tinh tiến,
nhứt tâm,
trí huệ.
Tóm lại, những người xa rời pháp lành mà thấy thân của
Như Lai thì bỏ được
tâm bất thiện mà
tu công đức.
Lấy tâm chẳng
vọng tưởng để nhìn xem nơi
đức Như Lai mới gọi là chơn đạo.
Thưa Ngài Tịch Ý ! Đó là thân
đức Như Lai bí yếu vậy.
Đức Như Lai ứng hiện biến hóa tự tại, dùng pháp
khai hóa hiểu biết tâm ý của
chúng sanh mà
thuyết pháp cho họ
được giải thoát.
Đối với
chúng sanh kia,
đức Như Lai vốn không tác không hành,
chưa bao giờ đức Như Lai chí chơn nghĩ rằng tôi sẽ
hóa hiện thân hình.
Những
chúng sanh được
hóa độ tâm họ tự
quan niệm rằng :
Đức Như Lai chí chơn ở trước
chúng tôi. Từ
vô số thế giới,
đức Như Lai đến
thế giới nầy. Từ thân
Như Lai phóng quang minh
vô lượng màu sáng.
Quang minh ấy chiếu suốt
hằng hà sa quốc độ.
Chúng sanh do
quang minh ấy mà được
khai hóa.
Vì thế nên ở
Như Lai không có
tác nghiệp, không có
công hạnh.
Thưa Ngài Tịch Ý ! Thân của
Như Lai bí yếu, bao nhiêu là
tâm niệm, bao nhiêu là sự ban bố
tuyên thuyết, bao nhiêu là
thành tựu chúng sanh phát tâm Vô thượng Bồ đề. Chẳng
thể tính kể được sự
bí yếu của thân
Như Lai ».
Lúc nói
thân hành bí yếu của
Như Lai, có mười ngàn người
phát tâm Vô thượng Bồ đề, tám ngàn
Bồ Tát được
vô sanh pháp nhẫn.
Chư Thiên,
A Tu La, người
thế gian khen
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ :
Lành thay !
Lành thay !
Nhạc trời chẳng trổi tự kêu.
Hư không mưa hoa trời.
Đức Thế Tôn đặt tay mặt lên đỉnh đầu
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ mà khen rằng : «
Lành thay !
Lành thay ! Khéo nói thân của
Như Lai bí yếu như vậy. Lời
Mật Tích tuyên nói ấy như
lời Phật dạy không khác ».
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ nói với Ngài
Tịch Ý Bồ Tát : « Thế nào là khẩu
bí yếu của
đức Như Lai ?
Thưa Ngài Tịch Ý ! Từ đêm nào
đức Như Lai thành
tối chánh giác đến lúc nhập
Vô dư Niết bàn, khoảng
thời gian ấy
đức Như Lai thi thố một
văn tự bèn có thể ban bố
tuyên thuyết phân biệt tất cả vô hạn
nghĩa lý,
vô số ức năm
giảng diễn khắp các pháp.
Tại sao vậy ?
Đức Như Lai thường định.
Đức Như Lai chí chơn không
thở ra hít vào, không tư niệm, không chỗ làm, không
tư tưởng.
Dầu miệng
tuyên thuyết, nhưng
đức Như Lai vẫn
không tưởng niệm không chỗ làm.
Chỗ làm của
đức Như Lai không làm không chẳng làm, không lời không nói, chẳng
nghĩ tưởng có người.
Đức Thế Tôn chỗ nói tất cả
tam muội chánh thọ siêu việt đều dùng
văn tự mà
phân biệt diễn thuyết.
Tất cả
chúng sanh đều riêng cho rằng :
đức Như Lai vì tôi mà giảng nói
kinh pháp.
Đức Như Lai ban một
âm thanh đều khắp tất cả chỗ tưởng chỗ niệm của tất cả
chúng sanh, không ai là chẳng vui đẹp.
Ngôn từ của
Như Lai phát ra sáu mươi phẩm
âm thanh sai khác . Những là
âm thanh cát tường,
âm thanh êm diu,
âm thanh đáng ưa,
âm thanh thanh tịnh đẹp ý,
âm thanh rời cấu nhơ,
âm thanh rõ sáng,
âm thanh vi diệu,
âm thanh nghe rõ,
âm thanh không
rối loạn,
âm thanh không huyên náo,
âm thanh bực thầy,
âm thanh không cứng rắn,
âm thanh không thô xẵng,
âm thanh thiện thuận,
âm thanh an trọng,
âm thanh hòa lành,
âm thanh theo tâm
đúng lúc,
âm thanh vui vẻ,
âm thanh gợi lòng yêu
an ổn,
âm thanh không
nhiệt não,
âm thanh đứng đắn,
âm thanh thức đạt,
âm thanh thân cận,
âm thanh ý thích,
âm thanh mừng rỡ,
âm thanh dạy dỗ
hiền hòa,
âm thanh rõ ràng,
âm thanh siêng cần,
âm thanh nhẫn nại,
âm thanh lớn rõ,
âm thanh vang trừ ô uế,
âm thanh như
sư tử rống,
âm thanh như rồng gầm,
âm thanh như mưa tốt,
âm thanh như sấm dậy,
âm thanh chơn
đà la kỹ,
âm thanh như chim loan hót,
âm thanh như chim ưng kêu,
âm thanh chim hạc ré,
âm thanh kỳ vức,
âm thanh như tiếng chim
anh vũ,
âm thanh như sét nổ,
âm thanh chẳng mất,
âm thanh chẳng bạo,
âm thanh vào trong tất cả
tiếng vang,
âm thanh chẳng
phi thời,
âm thanh không thiếu,
âm thanh không khiếp,
âm thanh sung sướng,
âm thanh thông sướng,
âm thanh giới cấm,
âm thanh ngon ngọt,
âm thanh tiến hành,
âm thanh rộng khắp,
âm thanh đầy đủ,
âm thanh các căn không sức mẻ,
âm thanh chẳng nhẹ mau,
âm thanh vô trụ,
âm thanh vang vào khắp các
chúng hội,
âm thanh tuyên bày các
công đức. Đó là sáu mươi phẩm
âm thanh của đức Như Lai.
Âm thanh của đức Như Lai thông khắp
mười phương thế giới của chư Phật làm vui
đẹp lòng tất cả
chúng sanh.
Đức Như Lai không có
tâm tưởng niệm rằng tôi sẽ vì
chúng sanh mà miệng tuyên nói kinh
trường hàng, kinh
trùng tụng,
kinh kệ tụng,
kinh bổn sanh, kinh bổ sự, kinh tự thuyết,
kinh nhơn duyên, kinh
phương quảng, kinh
vị tằng hữu,
kinh thí dụ,
kinh luận nghị, kinh
thọ ký, ban bố
xa gần cho họ
hiểu biết,
tuyên thuyết pháp nghĩa để
khai hóa họ.
Lại ở trong các
chúng hội,
đức Như Lai chí chơn
tuyên thuyết pháp nghĩa. Thân cận bên
đức Phật có các chúng
Tỳ Kheo,
Tỳ kheo Ni, thanh
tín sĩ,
thanh tín nữ,
chư Thiên,
Long Thần,
Càn Thát Bà,
A Tu La,
Ca Lâu La,
Khẩn Na La,
Ma Hầu La Già, Nhơn,
Phi nhơn.
Chúng hội ấy,
tùy theo căn tánh, chỗ tu
tinh tiến,
tùy pháp sở thích mà làm cho họ được
nhập đạo. Do thuận
nhập đạo nên tìm cầu
chúng sanh bèn rõ biết không có nhơn mà
giáo hóa họ.
Các
chúng sanh ấy tự nghĩ rằng
âm thanh từ miệng
đức Như Lai phát ra.
Đức Như Lai chẳng riêng rẽ
thuyết pháp cho họ, mà
tùy theo tâm họ sai khác,
ngôn ngữ đúng lúc mỗi mỗi đều
nghe pháp mà được tỏ ngộ. Đây gọi là khẩu
bí mật của
đức Như Lai.
Thưa Ngài Tịch Ý !
Vô số chúng sanh tâm hành chẳng kể được.
Ngôn ngữ của họ có đến tám muôn bốn ngàn.
Dìu dắt hạng
chúng sanh hạ liệt vô minh tối tăm ấy vào
chánh pháp của
Như Lai cho họ được
khai ngộ.
Lại
tâm hành của
chúng sanh chẳng hạn lượng được.
Nếu có
chúng sanh hoặc tham dâm, hoặc
sân hận, hoặc
ngu si, hoặc đẳng phần,
đức Như Lai tùy theo thời nghi vào trong đó để
cứu tế cho họ được
vô sở trụ. Nhưng
đức Như Lai không có
tâm niệm vào trong
chúng sanh vì họ
phân biệt hành nghiệp tội phước, dùng
quyền phương tiện đều vì họ nói pháp riêng khác.
Chúng sanh vô hạn chẳng thể đếm kể tính lường được, chỗ làm của họ chẳng đồng,
đức Như Lai thiện
quyền phương tiện ban tuyên bao nhiêu phẩm pháp.
Lời dạy của
đức Như Lai đều khắp vào tâm họ,
tùy theo bổn hạnh của họ mà
tuyên bố đạo nghiệp cho họ đều được
hiểu biết nhập đạo. Đây thời gọi là sự
bí yếu của
đức Như Lai.
Hoặc có vị
Bồ Tát vào trong
bí yếu của
đức Như Lai, những vị ấy chẳng biết mà cho rằng
đức Như Lai chí chơn diễn nói môn
hữu vi. Nhưng thiệt thì pháp của
đức Như Lai đều là
vô vi.
Lại
đức Như Lai tuyên một
âm thanh.
Chúng sanh tưởng là có
ngôn thuyết bèn chỉ tưởng nhớ
ưa thích âm thanh của đức Như Lai mà
hư vọng tưởng nhớ chỗ được nói.
Chẳng nên có
quan niệm như vậy. Mà phải biết rằng miệng của
đức Như Lai vĩnh viễn không có nói năng.
Tại sao vậy ?
Hoặc có
chúng sanh nghe
âm thanh của
Như Lai phát ra từ tướng
bạch hào giữa chặng hai chưn mày lại cho là ở đỉnh đầu, hoặc có người tưởng là tóc, biết là màu xanh biếc, đứng nơi giữa trời, mắt rất sáng đẹp.
Mọi người chẳng kham nhìn kỹ
đức Như Lai được.
Sở dĩ hiện ra cho họ thấy, là để
tiêu trừ các điều sái quấy, bỏ những tâm ganh hại. Nếu thấy cổ, vai , cánh tay thì trừ các họa ngầm. Nếu thấy ngón tay, hoặc hông, hoặc có
ngợi khen từ lưng đến chưn, hoặc là bụng, rún,
âm tàng, gối, bắp chưn thì hết
sân hận, hoặc do đó mà được có những tướng
tốt hơn hẳn
thế gian.
Hoặc có người tưởng niệm
đức Như Lai chí chơn nghe
âm thanh của đức Như Lai,
tùy theo căn tánh lợn độn và
sở thích của họ chỗ đáng được độ mà
khai hóa.
Đức Như Lai khai diễn âm thanh giáo hóa chúng sanh đều làm cho họ vào đạo.
Dầu vậy nhưng
đức Như Lai cũng không có tưởng niệm.
Thưa Ngài Tịch Ý !
Ví như nhạc khí,
điều chỉnh âm giai, lấy tay đánh đó phát ra tiếng nhạc du dương
thanh thoát. Không phải tại nơi nhạc khí làm ra
âm thanh ấy. Đều
do nơi các duyên hòa hiệp mà có tiếng hay.
Cũng vậy,
ngôn từ của
đức Như Lai khai hóa tâm
chúng sanh, do họ mà thuyết giáo.
Với những
chúng sanh ấy,
đức Như Lai diễn thuyết không có riêng tư, đều do
túc duyên đã tạo
lập công hạnh mà có
thành quả đặc biệt lạ lùng.
Ở nơi
chúng sanh,
đức Như Lai siêu tuyệt nguy nguy là do sự
đặc biệt lạ lùng sẵn từ trước.
Thưa Ngài Tịch Ý !
Ví như tiếng kêu to có âm vang đến xa. Aâm vang ấy chẳng ở tại trong, chẳng ở tại ngoài, chẳng ở chặng giữa.
Cũng vậy,
đức Như Lai phát âm khai hóa tâm
chúng sanh. Lời lẽ
ngôn giáo ấy chẳng từ nơi thân phát ra, cũng chẳng phải từ nơi tâm, chẳng trong, chẳng ngoài, chẳng từ chặng giữa.
Ví như trong
đại hải có
minh châu như ý phát ánh sáng làm
vừa ý tất cả
mọi người. Nếu đặt
minh châu ấy trên đầu ngọn phướng chiếu khắp thành thị,
tùy theo lòng cầu muốn của
mọi người,
minh châu ấy
hiện ra bảo vật đồ dùng vừa theo
ý muốn của
mọi người.
Minh châu ấy vẫn không có tưởng niệm.
Cũng vậy,
đức Như Lai bửu
tâm thanh tịnh nắm tràng
đại bi, theo
căn tánh của
chúng sanh không đâu là chẳng ứng, đều làm cho họ được
khai ngộ. Dầu
hiển thị giáo hóa như vậy nhưng cũng không có tưởng niệm.
Đây là sự tuyên giáo
bí yếu của
đức Như Lai ».
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ lại nói với Ngài
Tịch Ý Bồ Tát : « Tôi xem khắp
trên trời và trong
thế gian, các
Ma Vương,
Phạm Thiên,
Sa Môn,
Phạm Chí,
chư Thiên và nhơn dân đều chẳng thể hạn lượng được
âm thanh văn từ đức cũa
Như Lai tuyên ra.
Tại sao vậy ?
Như chính tôi nhớ lại ngày trước đức
Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn đây ở tại núi Linh Thứu, có chư
Bồ Tát quyến thuộc vây quanh. Có hội
thuyết pháp tên là Tràng Tịnh Âm do
Di Lặc Bồ Tát kiến lập.
Đức Thế tôn rộng vì
chúng hội mà ban bố
pháp âm.
Lúc ấy Ngài
Đại Mục Kiền Liên nghĩ rằng tôi muốn thử biết coi âm vang của
đức Như Lai đến bao xa.
Liền đó Ngài
Đại Mục Kiền Liên từ chỗ Ngài ngồi bỗng biến mất, Ngài hiện đứng trên đỉnh
núi tu Di vẫn nghe
âm thanh của
Như Lai như ở gần
trước mắt. Ngài bèn dùng
thần lực bay đi đến cuối mé ngoài
tam thiên Đại Thiên thế giới, đứng trên đỉnh núi
Đại Thiết Vi tột mé ngoài, vẫn còn nghe tiếng nói của
Như Lai như cũ không khác, vẫn như gần bên chớ chẳng phải xa.
Lúc đó sanh
đức Như Lai nghĩ rằng ông
Đại Mục Kiền Liên muốn thử
âm thanh tịnh của
Như Lai. Ta nên trợ hiển
thần túc cho ông ấy.
Ngài
Đại Mục Kiền Liên nương
oai thần của
đức Như Lai, dùng
thần túc của Ngài bay qua
thế giới phương Tây xa đến qua khỏi chín mươi chín
hằng hà sa thế giới của chư Phật.
Nơi ấy có
thế giới tên
Quang Minh Phan,
đức Phật ở
thế giới ấy hiệu
Quang Minh vương Như Lai chí chơn
đẳng chánh giác hiện đương thuyết pháp.
Ngài
Đại Mục Kiền Liên đến
thế giới Quang Minh Phan ấy mà vẫn nghe
âm thanh của đức Như Lai Thích Ca Mâu Ni như tiếng nói của người
đối diện.
Đức Phật Quang Minh Vương ấy
thân hình cao bốn mươi dặm. Chư
Bồ Tát thân hình cao hai mươi dặm.
Bát đựng đồ ăn của chư
Bồ Tát cao một dặm.
Lúc ấy Ngài
Đại Mục Kiền Liên đi vòng trên vành bát.
Chư
Bồ Tát bạch
đức Phật Quang Minh Vương :
Bạch đức Thế Tôn ! Con trùng nầy từ đâu đến, mình nó mặc
y phục Sa Môn đang đi trên vành bát.
Đức Phật Quang Minh Vương Như Lai bảo chư
Bồ Tát ấy :
Các
thiện nam tử !
Cẩn thận chớ sanh lòng khinh mạn hiên giả ấy. Ngài tên
Đại Mục Kiền Liên, là vị
đệ tử thần thông đệ nhứt trong hàng
Thanh Văn tại
pháp hội của đức
Thích Ca Mâu Ni Phật ở
Ta Bà thế giới.
Đức Quang Minh Vương Phật bảo Ngài
Đại Mục Kiền Liên :
Chư
Bồ Tát ở cõi nước ta và các
Thanh Văn thấy thân ông nhỏ thấp nên có lòng khinh mạn. Ông nên tự hiển
thần thông mà nương
oai đức của Phật
Thích Ca Mâu Ni.
Ngài
Đại Mục Kiền Liên rời vành bát đến trước
đức Phật Quang Minh Vương đảnh lễ dưới chưn, đi quanh bảy vòng rồi bạch rằng :
Bạch đức Thế Tôn ! Nay tôi muốn thân nầy
kiết già ngồi tại đây được chăng ?
Đức Phật nói :
Tùy ý ông muốn.
Ngài
Đại Mục Kiền Liên liền bay vọt lên
hư không cao trăm ức trượng, hiện làm một chiếc giường báu, tự
ngồi kiết già trên giường ấy.
Từ giường báu ấy rũ thòng ức trăm ngàn triệu xâu chuỗi bửu châu. Mỗi viên bửu châu trên mỗi chuỗi phóng trăm ngàn
tia sáng. Mỗi
tia sáng đều có
hoa sen báu. Trên tất cả
hoa sen báu đều
hiện có Thích Ca Mâu Ni Phật ngồi
tuyên thuyết pháp âm thanh tịnh đồng như
đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Hiện
thần thông xong, Ngài
Đại Mục Kiền Liên trở lại trước
đức Phật Quang Minh Vương.
Chư
Bồ Tát bên ấy được chưa từng có, bạch
đức Phật rằng :
Bạch đức Thế Tôn ! Ngài
Đại Mục Kiền Liên do việc gì mà đến
thế giới Quang Minh Phan nầy ?
Đức Phật nói với chư
Bồ Tát bên ấy :
Vì muốn biết âm vang của đức
Thích Ca Mâu Ni Phật xa bao nhiêu nên ông ấy bay đến đây.
Đức Phật Quang Minh Vương bảo Ngài
Đại Mục Kiền Liên :
Ông chẳng nên thử âm vang của
đức Như Lai chí chơn.
Âm vang của
Như Lai vô hạn, không có
xa gần, mà ông muốn biết chừng hạn thì rất lầm.
Dầu cho ông có dùng
thần túc đi qua phương Tây mãi không ngừng quá hằng ha
sa kiếp, cũng chẳng biết được chừng hạn âm vang của
Như Lai.
Âm vang của chư
Phật Thế Tôn rộng xa vô hạn, siêu tuyệt
vô lượng chẳng gì ví dụ được.
Ngài
Đại Mục Kiền Liên sụp lạy xám hối rằng :
Bạch
Thế Tôn ! Đúng vậy, tôi thiệt kém
sáng suốt. Aâm thanh của Phật
vô lượng, mà tôi lại
ngang bướng sanh lòng muốn biết chừng hạn
xa gần.
Đức Phật Quang Minh Vương bảo Ngài
Đại Mục Kiền Liên :
Ông đi quá xa,
vượt qua khỏi chín mươi chín
hằng hà sa thế giới mà đến
cõi nầy.
Ngài
Đại Mục Kiền Liên bạch :
Bạch đức Thế Tôn ! Rất xa rất xa. Nay thân tôi quá nhọc mệt chẳng thể
trở về được.
Đức Phật nói :
Ý ông nghĩ thế nào,
phải chăng ông tự dùng
thần lực mà đến được đây ?
Ông chớ
quan niệm như vậy. Phải biết đó là do
oai đức của Phật
Thích Ca Mâu Ni nên ông mới có thể đến đây được.
Ông phải vói
đảnh lễ Phật
Thích Ca Mâu Ni,
oai thần của
đức Phật ấy sẽ đem ông về đến bổn quốc.
Giả sử ông tự dùng
thần lực, dầu đi suốt một kiếp cũng về không đến. Lúc ông về đến sẽ không kịp thấy
Thích Ca Mâu Ni Phật nhập diệt.
Ông nghĩ thế nào, ông có biết phải từ hướng nào để
trở về chăng ? Bổn quốc
Ta Bà ở hướng nào chăng ?
Ngài
Đại Mục Kiền Liên thưa :
Bạch đức Thế Tôn ! Tôi quên mất
phương hướng, thiệt chẳng biết bổn quốc ở chỗ nào, ở hướng nào.
Đức Phật dạy :
Đức
Thích Ca Mâu Ni Phật ở về hướng Đông.
Liền
lúc ấy, Ngài
Đại Mục Kiền Liên hướng về phương Đông, vói
kính lễ đức
Thích Ca Mâu Ni Phật, rồi quỳ
chắp tay nói kệ rằng :
Đấng Tôn quý của trời người
Oai đức vòi vọi rất lớn
Trời và người đều
cung kínhXin rũ lòng
thương xót tôi.
Âm vang Phật suốt
vô lượngTrí huệ Phật không ngằn mé
Xin
hiển hiện cõi Ta BàTôi muốn về đến bổn quốc.
Lúc ấy tại núi Linh Thứu, các Ngài
Xá Lợi Phất v.v... nghe tiếng xướng kệ của Ngài
Đại Mục Kiền Liên đều rất
ngạc nhiên.
Ngài
A Nan bước lên bạch
đức Phật :
Bạch đức Thế Tôn ! Ai tuyên kệ quy lễ
đức Thế Tôn như vậy ?
Đức Phật nói :
Nầy
A Nan ! Đó là
Đại Mục Kiền Liên ở
tại thế giới Quang Minh Phan của
đức Phật Quang Minh Vương Như Lai chí chơn cách
cõi nầy chín mươi chín
hằng hà sa thế giới về phương Tây. Ông ấy muốn
trở về đây nên tuyên kệ
kính lễ.
Ngài
A Nan lại hỏi :
Bạch đức Thế Tôn !
Duyên cớ gì mà Ngài
Đại Mục Kiền Liên đến
thế giới Quang Minh Phan ấy ?
Đức Phật nói :
Nầy
A Nan ! Chờ
Đại Mục Kiền Liên về tới, ông sẽ hỏi ý ấy.
Đại chúng đều bạch
đức Phật :
Bạch đức Thế Tôn !
Chúng tôi muốn được thấy
thế giới Quang Minh Phan và
đức Quang Minh Vương Như Lai chí chơn
đẳng chánh giác. Cũng muốn được thấy Ngài
Đại Mục Kiền Liên đi nơi cõi ấy.
Đức Phật biết lòng khao khát của
chúng hội, liền từ tướng
bạch hào giữa chặng mày phóng ra
tia sáng lớn tên Câu Thọ, chiếu suốt qua chín mươi chín
hằng hà sa thế giới đến cõi
Quang Minh Phan.
Chúng hội đều thấy
thế giới Quang Minh Phan và
đức Quang Minh Vương Như Lai chí chơn.
Ngài
Đại Mục Kiền Liên thấy
tia sáng của
đức Phật liền gieo mình
kính lễ.
Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni vói bảo Ngài
Đại Mục Kiền Liên nương
tia sáng ấy để
trở về bổn quốc.
Ngài
Đại Mục Kiền Liên nương theo
tia sáng của
đức Phật, trong khoảnh khắc về đến núi Linh Thứu,
đảnh lễ chưn
đức Phật, đi quanh bảy vòng, quỳ
chắp tay ăn năn tự trách :
Bạch đức Thế Tôn ! Tôi tư
mê lầm. Âm vang của
đức Như Lai chẳng thể hạn lượng mà tôi lại muốn thử. Tôi đi mãi quá xa. Đến đâu cũng vẫn nghe
âm thanh của đức Như Lai y như ở gần bên như nhau không khác.
Âm vang của
đức Như Lai thiệt là vòi vọt không ngằn mé.
Đức Phật nói :
Đúng như lời ông nói. Thanh âm của
đức Như Lai suốt đến xa không lấy gì ví dụ được.
Muốn biết thanh âm của
đức Như Lai vang đến
xa gần, cũng như là đo
hư không muốn biết ngằn mé.
Như
hư không cùng khắp
vô biên, tiếng nói của dức
Như Lai vang suốt không ngằn mé.
Thưa Ngài Tịch Ý ! Đương lúc nói phẩm
Đại Mục Kiền Liên đi và về, ở trong
pháp hội ấy có một vạn người
phát tâm Vô thượng Bồ đề.
Đây là
ngôn từ bí mật của
đức Như Lai.
Thưa Ngài Tịch Ý ! Ngài nghĩ thế nào ?
Tâm niệm của tất cả
chúng sanh có thể biết được chăng ? ».
Ngài
Tịch Ý Bồ Tát nói : «
Tâm niệm của một người,
tư tưởng khó hạn đinh.
Giả sử tất cả
chúng sanh trong
tam thiên Đại Thiên thế giới suốt cả một kiếp cùng tính đếm nhiều ít cũng chẳng biết được. Huống là
tâm niệm tư tưởng của tất cả
chúng sanh !
Thưa Ngài Tịch Ý !
Tâm tưởng của tất cả
chúng sanh vô hạn ngần ấy, huống lại
tâm tánh của
chúng sanh không có
hình tướng chẳng thể ví dụ được ».
Khi ấy
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ nói kệ rằng :
«
Chúng sanh cõi
Đại ThiênĐều khiến thành
Duyên GiácMột người trong một kiếp
Tâm niệm chẳng biết được.
Tất cả
tâm tưởng niệm
Đức Phật biết rõ cả
Phật dùng tâm
vô tưởngĐều biết tất cả niệm.
Tùy chúng s anh tưởng niệm
Phật tuyên
giảng kinh điển
Thanh âm ấy
tại tâmMà diễn nên
đạo pháp.
Như tất cả
chúng sanhNghĩ tưởng các
danh sắcMột chưn lông của Phật
Phóng Quang Minh cũng vậy.
Như
danh sắc và
tâm niệmCủa tất cả
chúng sanhThanh âm của Phật diễn
Hơn số tưởng của chúng.
Phật ban tuyên tất cả
Dẫn dụ kể tưởng niệm
Tiếng kia chẳng thôi nghỉ
Lời Phật không hạn mé.
Ai có thể m ến lời
Không sắc nói không nói,
Không sắc không có nói
Tiêu diệt không sắc trần.
Giả sử trần
không sắcTất cả chẳng thể được
Do vì
không sắc trần
Rốt ráo chẳng thể được.
Dầu nói nhưng chẳng thiệt
Không trong cũng không ngoài
Trần lao đồng
hư khôngNên gọi không trong ngoài
Lời nói chẳng thể được
Phật nói suốt
mười phươngTrần lao cũng vô hạn
Đây
kiến lập nơi chỗ.
Lời nói thượng trung hạ
Của tất cả
chúng sanhKhông
thân khẩu ý nghiệp
Chẳng bỏ cũng chẳng lấy.
Dường như xướng kỹ kia
Âm nhạc của
chư ThiênCũng không thân
khẩu nghiệpMà
âm thanh hòa khắp.
Tâm
chúng sanh cũng vậy
Vốn
thanh tịnh như thế
Phật đều ban lời dạy
Tâm Phật không tưởng niệm.
Ví như vang theo tiếng
Không trong cũng không ngoài.
Lời Phật nói cũng vậy
Không trong cũng không ngoài.
Vô niệm như diệu bửu
Lời Phật đẹp
chúng sanhLời Phật không
vọng tưởngLợi ích cho muôn loài ».
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ nói với
Tịch Ý Bồ Tát rằng : « Đó là khẩu ngôn
bí yếu của
đức Như Lai.
Lại khẩu
bí yếu của
đức Như Lai,
tùy theo âm thanh ấy mà vì
chúng sanh thuyết pháp khai hóa.
Cõi Dại Thiên nầy
giả sử có bao nhiêu loài,
đức Như Lai chí chơn
tuyên bố dạy dỗ, theo tiếng nói của họ, dùng những
danh hiệu chẳng kể hết
chí thành giáo hóa. Đây gọi là
khổ tập diệt đạo. Gọi là
địa thần ủng hộ.
Tâm Phật kiên cố, bổn ý ở nơi đây.
Thần chú rằng :
A bì a bà mâu lê, gia hà ha na di, kha ca ưu đầu.
Thần chú nầy
hộ trì tất cả, thế nên gọi là
khổ tập diệt đạo.
Trong
hư không, tất cả
chư Thiên đều khen
lời nói ấy, đồng tuyên chú rằng :
Hượt tri, a hượt tri, a hượt tra
ca di, a hòa ni
nê lê.
Thần chú nầy
cứu hộ tất cả, thế nên gọi là
khổ tập diệt đạo.
Chư Thiên ở trời Tứ Vương lại nói chú rằng :
Y nê di nê, đa bế
đa đa bế, duy lô.
Thần chú nầy cứu tất cả
chúng sanh, thế nên gọi là
khổ tập diệt đạo pháp.
Chư Thiên ở
trời Đao Lợi nói chú rằng :
Kỳ hồi chuyển, quán tập, chủ diệt tận, vi tận bất tương cử yếu.
Thần chú nầy
cứu hộ tất cả.
Chư Thiên ở trời
Dạ Ma nói chú rằng :
Thủ lê đạo la tư, hòa lê đạo la tê tuy tà, đạo tê tuy tà bị hòa ni.
Thần chú nầy
cứu hộ tất cả.
Chư Thiên trời Đâu Suất nói chú rằng :
Độc phạm diện xúc, hồi chuyển tích súc nghiệp.
Thần chú nầy
cứu hộ tất cả.
Chư Thiên ở
trời Hóa Lạc nói chú rằng :
Sở độ câu sở độ, hộ sở độ, chủ độ nữ.
Thần chú nầy
cứu hộ tất cả.
Chư Thiên ở
trời Tha Hóa Tự Tại nói chú rằng :
A hô sự nghiệp hô, hòa nê di, a la ni hàm.
Thần chú nầy
cứu hộ tất cả.
Chư
Phạm Thiên nói chú rằng :
Hữu sự nghiệp,
sự nghiệp chủng,
nhơn duyên thọ dĩ
nhơn duyên độ.
Thần chú nầy
cứu hộ tất cả.
Chư Thiên Phạm Thân nói chú rằng :
Thanh minh, tạo
thanh tịnh,
thanh tịnh phong, động
thanh tịnh.
Thần chú nầy
cứu hộ tất cả.
Chư Thiên Phạm Mãn nói chú rằng :
Vô cực để, câu tương khứ, đạo ngự chủ, niệm kiên yếu.
Thần chú nầy
cứu hộ tất cả.
Chư Thiên Phạm Độ nói chú rằng :
Hòa na hòa na
tán đề, hòa na ha ha na, hòa na câu ma na.
Thần chú nầy
cứu hộ tất cả.
Chư Thiên Đại Phạm nói chú rằng :
Mộc mật, mộc mật tiên bỉ diệc tiên, ấn thị.
Thần chú nầy
cứu hộ tất cả.
Chư Thiền Quang Diệu nói chú rằng :
Y hài hài, tương hài khứ thân cận.
Thần chú nầy
cứu hộ tất cả.
Chư Thiên Thiểu Quang nói chú rằng :
Thị thủ khứ, bất tương khứ, bất sử khứ,
vô sở chí.
Thần chú nầy
cứu hộ tất cả.
Chư Thiên Vô Lượng Quang nói chú rằng :
Quán tập, câu cung tập
tập diệt tận, tập
vô lượng.
Thần chú nầy
cứu hộ tất cả.
Chư Thiên Quang Âm nói chú rằng :
Dĩ đoạn chung,
tự tại đoạn thuận tùng hòa, thường
thanh tịnh.
Thần chú nầy
cứu hộ tất cả.
Chư Thiên Ước Tịnh nói chú rằng :
Sở chí thu, sở khả quy, cận sở đáo, dĩ cận sở đáo.
Thần chú nầy
cứu hộ tất cả.
Chư Thiên Thiểu Tịnh nói chú rằng :
Thanh tịnh,
thanh tịnh thị, tịnh phục tịnh, quy
thanh tịnh.
Thần chú nầy
cứu hộ tất cả.
Chư Thiên Vô Lượng Tịnh nói chú rằng :
Vô ngã thị, vô ngô ngã thị, phi
cống cao quy tự đại.
Thần chú nầy
cứu hộ tất cả.
Chư Thiên Tịnh Nan Đệ nói chú rằng :
Giải thoát dĩ độ, tích giải độ, bổn cận giải.
Thần chú nầy
cứu hộ tất cả.
Chư Thiên Quảng Quả,
chư Thiên Ngự Từ nói chú rằng :
Dĩ
vô tác,
vô sở tác, trừ
sở tác,
sở tác cứu cánh.
Thần chú nầy
cứu hộ tất cả”.
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ nói : “Đây gọi là
khổ tập diệt đạo nên phải
phụng hành, nên phải
khai hóa mà theo luật giáo
hiển hiện nghiệp
vi diệu vô cực.
Chư Thiên Ly Từ,
chư Thiên Giả Sử,
chư Thiên Thiện Hiện,
chư Thiên Cứu Cánh,
cõi Tịnh Cư có bốn trời, đó là
chư Thiên Phụng Hành Quyết Liễu Nhứt Xứ
Cứu Cánh,
chư Thiên Chơn
Cứu Cánh,
chư Thiên Vô Sân Khuể và
chư Thiên Bất Thân Cận.
Thưa Ngài Tịch Ý !
Chư Thiên ấy
lập thệ chí thành lợi ích chúng sanh như vậy.
Chư
quỷ thần Dạ Xoa,
Càn Thát Bà,
A Tu La,
Ca Lâu La,
Khẩn Na La,
Ma Hầu La Già, và
quỷ thần Trì Hoa, những
ngôn từ tuyên dạy của họ đều riêng khác nhau.
Những đại quốc ở
Diêm Phù Đề nầy có một ngàn, mỗi đại quốc đều riêng có
đại quân, tất cả
loài người và các hàng
phi nhơn,
ngôn ngữ của họ đều khác nhau,
âm thanh chẳng đồng, lời có khinh trọng ; nhẫn đến trong biển các loài thủy tộc và chư
thủy thần,
ngôn ngữ đều khác nhau, chi tháo của họ chẳng đồng,
âm thanh cũng sai khác.
Đức Như Lai chí chơn
tùy theo ngôn ngữ âm thanh của họ mà nhập vào trong ấy rồi khai
thị giáo hóa họ,
xây dựng họ nơi chánh chơn.
Thưa Ngài Tịch Ý ! Cõi
Đại Thiên nầy có tám mươi bốn ức trăm ngàn triệu loài
chúng sanh.
Ngôn ngữ của họ đều khác nhau. Tính kể tất cả đều quy về một nghĩa,
trí huệ chí chơn,
chí thành không
phẫn nộ.
Đây là
ngôn từ bí yếu của
đức Như Lai.
Thưa Ngài Tịch Ý !
Ngôn từ của
đức Như Lai giaỉ quyết lưới nghi của tất cả
chúng sanh làm cho họ không còn
kiết sử.
Tất cả
chúng sanh mười phương, chủng loại nhiều hơn đất
đại địa, gây nghiệp riêng khác,
đức Như Lai đều làm cho hết tội đến được thân
loài người. Do thân người từ
tư tưởng phát sanh
trí huệ biện tài dũng mãnh như Ngài
Xá Lợi Phất.
Ngôn từ của
đức Như Lai chẳng thể hạn lượng được, không gì ví dụ được”.
Lúc nói
ngôn từ bí yếu của
đức Như Lai, có hai vạn hai ngàn
chúng sanh phát tâm Vô thượng Bồ đề.
Tất cả
chúng hội được chưa từng có, tất cả đều
vui mừng, từ chỗ ngồi
đứng dậy đảnh lễ tin thọ.
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ lại nói với
Tịch Ý Bồ Tát rằng : “Thế nào là tâm
bí yếu của
đức Như Lai ?
Tâm
Như Lai thanh tịnh. Do đâu mà biết như vậy ?
Tất cả
chư Thiên sanh ra do một thức huệ mà sống tám muôn bốn ngàn kiếp. Lại
thần thức của
chư Thiên chẳng cải biến làm thức khác, nhẫn đến tâm được định lại được
thọ mạng nữa. Từ thân đó chết mất, nhơn nơi
hành nghiệp của họ thọ
sanh thân khác.
Như vậy, thưa Ngài Tịch Ý !
Đức Như Lai từ lúc mới
thành Phật đạo đến ngày
diệt độ, khoảng
thời gian ấy,
đức Như Lai không nghi, cũng không xoay chuyển lại,
tâm không suy nghĩ, không duyên đi,
tâm không có chẳng
vững chắc,
tâm không hiệp nơi đâu,
tâm không tán, không loạn, không dời, không đi, không gìn, không lặng, không
lỗi thời, không mê, không cầu lý, không tối, không sanh, không mừng, không khiếp, không dừng, không qua,
không tưởng, không trông, không cầu tưởng, không
tiêu diệt,
tâm không xem, không biết, không chỗ trụ,
tâm không xem tâm kẻ khác, mắt không thấy, tai không nghe, mũi không ngửi, lưỡi không nếm, thân không chạm,
tâm không tưởng niệm, ý chẳng dựa nơi
sắc thanh hương vị xúc đẹp tốt thơm ngon mịn trơn, tâm chẳng nương theo pháp,
tâm không chỗ vui, tâm chẳng phải chẳng vui, tâm chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, tâm chẳng vào nơi pháp, tâm chẳng vượt
trí huệ, tâm chẳng xem
quá khứ, chẳng xem tương lai, chẳng xem
hiện tại. Tâm của
Như Lai là tâm thánh
thanh tịnh vòi vọi. Tâm
Như Lai chẳng tạo nghiệp tội phước. Với tất cả pháp,
trí huệ không
chướng ngại mà
thị hiện khắp.
Tâm Phật thanh tịnh chẳng thấy tâm kẻ khác chẳng
thanh tịnh. Chỗ được thấy ấy cũng không chỗ xem. Nếu là chỗ xem cũng không có
vọng tưởng, không
phóng dật, thấy chỗ được nhìn xem cũng không
chạy theo, xem có được thấy trọn không có chỗ thấy.
Chỗ thấy của
đức Như Lai, chẳng phải
nhục nhãn thấy, chẳng phải
thiên nhãn thấy, chẳng phải
huệ nhãn thấy, chẳng phải
pháp nhãn thấy, chẳng phải
Phật nhãn thấy, chẳng khiến
thiên nhĩ nghe, chẳng khiến xem tâm kẻ khác, chẳng tạp niệm nhớ biết sự
quá khứ, chẳng nương
thần thông mà làm
biến hóa, chẳng nương
sở hữu.
Các
phiền não đã hết, với tất cả pháp đều không hội hiệp, không chỗ
chướng ngại, không
cát tường, không các nghiệp,
vĩnh viễn không
phan duyên.
Trí huệ Như Lai chiếu sáng mà dường
như không có, đều biết rõ tất cả
tâm hành của
chúng sanh, mười thứ
trí lực, bốn món huệ
vô úy, mười
tám pháp bất cộng, đây cũng như vậy tiến thối không có làm, xả bỏ
tâm ý thức, không xa rời
Như Lai tam muội chánh định, làm tất cả
Phật sự đều
không chấp trước dường như
hư không.
Thưa Ngài Tịch Ý !
Đức Như Lai chí chơn hóa làm tượng
Như Lai. Hóa
Như Lai ấy không có
tâm ý thức thân khẩu ý nghiệp, hành động
thị hiện đều chí chơn,
tùy thời có thể
làm Phật sự. Hóa
Như Lai không có
suy tưởng, cũng không cầu nhớ.
Thưa Ngài Tịch Ý !
Đạo tâm cũng vậy,
như Hóa Như Lai không khác. Hóa ấy chỗ tưởng niệm
không tưởng niệm, không
thân khẩu ý,
nhơn duyên tiến thối, mắt nhìn thấy đó đều
làm Phật sự, cũng không chỗ có.
Gọi là
biến hóa ấy thì đều không chỗ làm, các
pháp như biến hóa.
Đức Như Lai biết được như
biến hóa mà thành bực
tối chánh giác. Đã thành bực
chánh giác rồi,
trí huệ của
đức Như Lai chẳng dừng ở
năm ấm,
mười hai nhập, cũng không
mười tám giới, chẳng dừng ở trong ở ngoài, không thiện không
bất thiện, không
hiện thế, không
độ thế, không có
phiền não, không có chẳng
phiền não, không chán
trần lao tranh cải, chẳng ở
vô vi, có số không có số, không có ba thuở
quá khứ,
vị lai, hiên tại,
xoay quanh qua lại chẳng ở
hữu vi có chỗ
quan sát, chẳng ở
vô vi.
Trí huệ Như Lai không có chỗ dừng ở như vậy.
Đức Như Lai chí chơn đối với chí tánh của tất cả
chúng sanh hiển hiện trí huệ nhơn từ, không có
tổn hại mà
cứu tế nguy ách.
Ngài Tịch Ý phải biết,
đức Như Lai bí yếu nếu có chỗ vào ban tuyên
giáo hóa không đâu chẳng khắp thấu.
Lại
bí yếu của
đức Như Lai không có hạn lượng, tuyên giáo
bí mật không thể cùng tận”.
Lúc
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ nói phẩm
Như Lai bí yếu,
vô lượng số
thế giới rung động sáu cách, ánh sáng lớn chiếu đến
mười phương thấy
mười phương vô lượng cõi Phật. Trời mưa các thứ hoa, các nhạc khí chẳng đánh tự kêu.
Vô lượng số người
phát tâm Vô thượng Bồ đề.
Vô số Bồ Tát được
vô sanh pháp nhẫn. Vô hạn người được nhu thuận
pháp nhẫn.
Vô số Bồ Tát được nhứt sanh
bổ xứ.
Chư
Bồ Tát ấy vì
cúng dường pháp nên đồng tung hoa dâng
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ.
Hoa được tung lên ấy
hóa thành lọng hoa. Thừa
oai thần của
đức Phật, bay vòng quanh
đức Phật và
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ ba vòng, che khắp
chúng hội.
Các lọng hoa báu ấy lại dừng ở
hư không ngay trên
đức Phật.
Từ các báu ấy vang ra
âm thanh vô tỉ rằng :
Kính thưa
đức Thế Tôn ! Chư
Bồ Tát ở
hiền kiếp sai
chúng tôi đến
cúng dường Đại Thánh và
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ, dâng
pháp cúng dường đã ban tuyên chỗ nói
bí yếu chẳng thể nghĩ bàn của
đức Như Lai chí chơn. Đều là
oai thần của
đức Như Lai làm ra cả vậy.
Lúc ấy cả
chúng hội nghe những lời trên đều rất
vui mừng vòng tay
đảnh lễ Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ rồi
cung kính nói rằng : “Bạch
đức Thế Tôn !
Chúng tôi được lợi lành, được rất
vui mừng thấy
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ, được nghe
ngôn giáo bí yếu chẳng thể nghĩ bàn của
đức Như Lai.
Nếu có
chúng sanh nghe yếu nghĩa của
kinh điển nầy mà tin ưa, bởi gần
đạo nghiệp nên chẳng
hồ nghi, chưa từng
do dự vào lời huấn thị của
đức Như Lai. Phải xem những người ấy là chẳng
thối chuyển, sẽ đến đạo
Vô thượng chánh chơn”.
Lúc ấy đức Phật khen
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ : “Lành thay,
lành thay ! Giỏi nói những lời ấy”.
Đức Phật lại bảo Ngài
Tịch Ý Bồ Tát : “Công huân của
Như Lai rất lạ chí chơn đủ bốn huệ
vô sở úy, đúng như
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ đã
ca ngợi.
Ai được
nghe pháp nầy chẳng kinh chẳng sợ, hiểu được
ý nghĩa,
nếu có thể thọ trì học tập
đọc tụng, vì người rộng
giảng thuyết, thì chẳng lâu sẽ được
thọ ký Vô thượng Bồ đề”.
Bấy giờ nơi đất ở giữa
chúng hội đạo tràng ấy,
trước mặt đức Thế Tôn liền nứt ra sâu sáu mươi tám trăm ngàn
do tuần,
tự nhiên có vòi nước to bằng vành xe phun cao lên
hư không đến
trời Phạm Thiên rưới khắp cõi
Đại Thiên.
Đức Phật bảo Ngài
Tịch Ý Bồ Tát : “Ông có thấy vòi nước lớn phun lên
hư không rưới khắp cõi
Đại Thiên chăng ?
-
Bạch đức Thế Tôn ! Tôi đã thấy. Xin đấng trời trong trời
thương xót dạy
cho biết là
điềm lành gì ?
- Nầy Tịch Ý ! Ông nên biết vòi nước ấy, đất không có
tư tưởng, không có ý nứt rã, nước
tự nhiên phun lên.
Các vị
pháp sư cũng vậy. Nếu
thọ trì kinh pháp nầy,
phụng hành đúng theo đây, thì đều sẽ làm nứt rã sáu mươi hai thứ
tà kiến, sẽ được
trí huệ biện tài.
Các vị
chánh sĩ ấy vì
chúng sanh mà giỏi nói
chánh pháp, làm vui
đẹp lòng đại chúng.
Lại nầy Tịch Ý ! Người biết
kinh điển như vầy đều
thoát khỏi nạn
tam đồ các ác đạo”.
Lúc ấy Ngài
Xá Lợi Phất tiến lên bạch rằng : “Bạch
đức Thế Tôn ! Nay các chúng
Bồ Tát trong
Hiền Kiếp ở
tại thế giới
chư Phật mười phương thanh tịnh tu
phạm hạnh, sau khi chư
Bồ Tát ấy
thành Phật, có phải vị
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ nầy sẽ đều tay cầm
kim cang xử hầu hạ phía sau chăng ?”.
Đức Phật nói : “Thôi đi. Nầy
Xá Lợi Phất ! Việc ấy chẵng thể nghĩ bàn được.
Chư Thiên và người đời
nghe được lời ấy hoặc sẽ
mê lầm việc làm của
Bồ Tát, hoặc có thể chẳng tin”.
Ngài
Xá Lợi Phất thưa : “Bạch
đức Thế Tôn ! Nếu người
hữu học gieo trồng những gốc lành sẽ tin ưa đó.
Chúng tôi đều sẽ
lãnh thọ lời giảng dạy của đức Như Lai”.
Đức Phật phán : “Nầy
Xá Lợi Phất ! Chừng ông có thấy
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ đứng hầu phía sau đúc Phật chăng ?”.
Ngài
Xá Lợi Phất thưa : “Vâng ! Tôi đã thấy”.
Đức Phật dạy : “Đó là do
thần thông lực bổn nguyện nên ông ấy đứng hầu như vậy.
Các chúng
Bồ Tát trong
Hiền Kiếp thành Phật,
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ thường sẽ đứng hầu cũng như đứng hầu ta vậy. Đó là do
thệ nguyện từ trước nên ông ấy có sức
thần thông tự tại như ấy.
Nầy
Xá Lợi Phất !
Giả sử tất cả
chúng sanh trong cõi
Đại Thiên tương lai
thành Phật, đều sẽ cần hầu hạ, lúc được
thành Phật ông ấy cũng cầm
kim cang xử, tự mình
thị hiện đều đứng hầu phía sau.
Dầu
biến hóa như vậy, nhưng
oai đức thần thông của
Chánh Sĩ ấy chưa có tổn hao.
Nầy
Xá Lợi Phất ! Ông có thấy nay
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ thường đứng hầu phía sau
Di Lặc Bồ Tát chăng ?”.
Ngài
Xá Lợi Phất thưa : “Bạch
đức Thế Tôn ! Tôi đã thấy. Nhờ thánh chỉ của
đức Phật mà tôi được nghe việc từ nào tới giờ chưa được nghe”.
Đức Phật nói : “Nầy
Xá Lợi Phất ! Ông ấy thường hầu
Di Lặc Bồ Tát mà các ông chẳng thấy thôi.
Chư
Bồ Tát ở phương khác đến cùng
Đế Thích,
Phạm Thiên và
Tứ Thiên Vương thấy
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ đứng hầu phía sau
Di Lặc Bồ Tát và hầu chư
Bồ Tát ở
Hiền Kiếp.
Di Lặc Bồ Tát và chư
Bồ Tát trong
Hiền Kiếp hóa làm ức trăm ngàn triệu chúng
Bồ Tát khai thị
cứu độ chúng sanh.
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ đều đứng hầu phía sau các
Hóa Bồ Tát ấy.
Chánh Sĩ Mật Tích nầy có
oai đức chẳng thể nghĩ bàn,
thần thông biến hóa vòi vọi dường ấy,
lục thông trí huệ chẳng có hạn lượng”.
Lúc ấy Ngài
Tịch Ý Bồ Tát nói với
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ rằng : “Có thể nào Ngài
vui lòng nói
cho biết đức Như Lai cần tu khổ hạnh,
trang nghiêm đạo thọ
hàng phục quân ma mà
chuyển pháp luân gầy dựng thánh đế”.
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ nói : “Thưa Ngài Tịch Ý !
Công đức của
Như Lai chẳng thể hạn lượng.
Giả sử sống lâu một kiếp nói
công đức ấy cũng không thể nói hết.
Nay tôi thừa
oai thần của
đức Phật mà nói
sơ lược những điều cốt yếu.
Thưa Ngài Tịch Ý ! Chỗ làm của
Bồ Tát chẳng vì một sự viẹâc mà
cần tu khổ hạnh.
Vì muốn
cứu tế hàng
dị học ngoại tà, từ nơi
thân hành tùy nghi hiển thị oai nghi, nhơn đó mà
hóa độ được những
chúng sanh tà kiến ngoại học.
Bồ Tát hiện thân tối thắng tôn quý
đệ nhứt, siêng làm
khổ hạnh không ai bằng được,
thị hiện oai nghi lễ tiết mà tất cả hàng
ngoại học tà dị không
theo kịp được. Với hàng tà ngoại ấy,
Bồ Tát ở một chương cú
giảng giải vô lượng nghĩa. Hoặc
hiện lên phương trên, hoặc hiện đi quanh qua lại
mặt trời mặt trăng, hoặc hiện
thần thông bay đến chỗ
ở ẩn của các Tiên Nhơn, hoặc hiện làm
Quốc Sư Cư Sĩ, hoặc hiện làm
Thánh Đế,
Tứ Thiên Vương,
Đế Thích,
Phạm Vương,
Chuyển Luân Thánh Vương, hoặc
hiện thân khổ hạnh nằm trên
gai góc, hoặc hiện nằm trên cỏ, trên trấu, trên đất, hoặc hiện chỗ nằm
đáng sợ, không
đáng sợ, hoặc hiện ăn trái, mặc áo rách, hoặc nằm trên nước lầy, hoặc hiện mặc áo đỏ, hoặc hiện cùng ở cùng đi với nhóm lõa thể, hoặc hiện ăn cực, ăn đậu, ăn mè, ăn củ cải, ăn khoai,
ăn rau, ăn gai, ăn lá bông trái, ăn táo, hoặc ngày ăn
một lần, hoặc ăn hai lần, hoặc hiện thường ăn, hoặc hiện bảy ngày ăn
một lần, hoặc mười lăm ngày ăn
một lần, hoặc một tháng ăn
một lần, hoặc ăn một giọt bơ, một giọt dầu, một giọt mật, hoặc uống một giọt nước, một giọt sữa, hoặc hiện chẳng ăn, hoặc hiện thường đứng, hoặc hiện thường ngồi, hoặc hiện nhiều
cử chỉ khác không thể kể hết.
Đây là những
khổ hạnh mà
Bồ Tát thị hiện.
Bồ Tát hiện làm
khổ hạnh đủ sáu năm, chẳng phải chỉ một hạnh khổ, mà
thị hiện đầy đủ ngần ấy thứ, lại còn siêng tu
tinh tiến vượt hơn cả
khổ hạnh ấy.
Các
chúng sanh chẳng thấy hết được
oai nghi cử chỉ của
đức Như Lai, cũng chẵng biết được
hành vi của
Bồ Tát.
Nếu có
chúng sanh có thể
hành đạo đáng được
hóa độ mới có thể thấy được
oai nghi cử chỉ của
Bồ Tát.
Bồ Tát hành động không có hư luống.
Đây là
Bồ Tát siêng tu đầy đủ
khổ hạnh khai hóa sáu mươi triệu người, ba trăm vạn
chư Thiên và nhơn dân đều được
nhập đạo.
Lúc ấy Bồ Tát hành sự
vi diệu, ngồi đài cao lầu báu mà
thị hiện sanh. Không có các
hoạn nạn trọn được
an ổn, thường ở trong
tam muội chánh định, mà
trái lại thị hiện khổ hạnh sáu năm. Rồi lại thấy
Bồ Tát đứng dậy đi.
Lúc ấy chư Thiên cầu pháp lạc chẳng mến
thế tục, ở bên
Bồ Tát chẳng mong gì khác chỉ mong được
nghe pháp Đại thừa.
Lúc ấy có
Bồ Tát tên là Pháp Chủng
ưa thích Đại thừa nhập vào
đại bi.
Lại có
pháp điển tên là nhập
bất khả tư nghị pháp môn, lại gọi là phổ nhiếp,
hàng phục các tà tất cả chúng ma, vào trong
khổ nạn trọn được
an lành.
Thưa Ngài Tịch Ý !
Bồ Tát siêng
tu khổ hạnh đủ sáu năm rồi
thị hiện oai nghi tinh tiến.
Bồ Tát rời chỗ ngồi đi đến bên bờ
sông Ni Liên Thiền.
Vì
thuận theo thế gian nên
Bồ Tát cố ý đến
sông Ni Liên Thiền tắm rửa sạch sẽ rồi rời sông đến đứng
một mình ở chỗ khác.
Bấy giờ có nàng
Di Ca tên là Thiẹân Aám vắt sữa ngàn con bò cho trăm con bò uống. Vắt sữa trăm con bò nầy cho mười con bò uống. Vắt sữa mười con bò nầy cho một con bò uống. Nàng vắt lấy sữa con bò sau cùng nầy để nấu cháo sữa. Cháo sữa ấy sôi bắn lên cao vài mười trượng. Nàng
Di Ca lấy làm lạ. Có vị
phạm chí bàn rằng : người sắp
thành Phật mới đáng ăn cháo sữa nầy.
Nàng
Di Ca mang cháo sữa đến chỗ
Bồ Tát.
Cũng có sáu vạn
chư Thiên,
Long Thần,
Càn Thát Bà v.v... đều mang
thức ăn kỳ dị ngọt ngon đồng đến chỗ
Bồ Tát.
Tất cả
đại chúng đều thưa bạch
Bồ Tát :
Xin Ngài
xót thương nhận đồ
cúng dường.
Lúc ấy Bồ Tát nhận cháo sữa của nàng
Di Ca Thiện Ấm rồi ăn.
Bồ Tát cũng nhận lấy
thức ăn của sáu vạn chúng
chư Thiên, chư Thần và đều
thị hiện ăn.
Những người dâng cúng
thức ăn lên
Bồ Tát, đều tự thấy
Bồ Tát chỉ riêng nhận ăn đồ
cúng dường của mình mà không thấy nhận của người khác.
Mỗi mỗi người đều tự nghĩ rằng
Bồ Tát riêng
nghĩ tưởng nhận ăn đồ của tôi dâng cúng, Ngài sẽ
thành tựu Vô thượng Bồ đề, thành bực
Đẳng Chánh Giác. Họ đều rất
vui mừng và đều phát
đạo tâm, được
bất thối chuyển.
Đây gọi là nhận lấy
thức ăn dâng cúng. Vì
khai hóa chúng sanh nên
thị hiện sáu năm siêng
tu khổ hạnh.
Thưa Ngài Tịch Ý ! Đó là
Bồ Tát tùy theo thế tục nhận đồ
cúng dường mà ăn khiến
thân thể khí lực đầy đủ an hòa rồi đi đến dưới cây.
Có
địa thần tên Thiện
Địa Thiên Tử bảo
chư Thiên Tử khác và chư Địa Hành
Thiên Thần giữ đất chẳng cho rúng động.
Sau khi đến dưới cây,
Bồ Tát dọn dẹp sạch sẽ.
Cõi
Đại Thiên lúc ấy bỗng nhiên
thanh tịnh, rưới hoa,
thiêu hương,
nước thơm tưới đất.
Trời Ca
Lưu Tích cầm hoa rời
thiên cung ở trong
hư không thấy
Bồ Tát thì
vui mừng mưa các thứ hoa.
Bốn vị
Thiên Vương cùng
quyến thuộc bay đến bốn phương dùng màng lưới vàng tử kim che khắp cõi
Đại Thiên để
cúng dường.
Trong cõi
Đại Thiên,
chư Thiên Vương cùng
chư Thiên quyến thuộc trời Đao Lợi, trời
Dạ Ma,
trời Đâu Suất,
trời Hóa Lạc,
trời Tha Hóa Tự Tại giăng màn báu cùng chơn châu
minh châu cúng dường.
Chư Thiên,
Long Thần,
Càn Thát Bà,
A Tu La,
Ca Lâu La, Khẳn
Na La,
Ma Hầu La già đều dùng
thần thông sửa sang
trang nghiêm tất cả cõi dục.
Lúc ấy có vị
Đại Phạm Thiên Vương tên là
Oai Thần Tự Tại, là chủ cõi
Đại Thiên qua đến
Bồ đề thọ.
Đại Phạm Thiên Vương ấy bảo chư
Phạm Thiên rằng các Ngài phải biết
Bồ Tát Đại Sĩ đây ở chỗ chư Phật
quá khứ tu hành chánh hạnh, trồng các cội
công đức,
đảnh lễ quy mạng vô số chư Phật, nguyện lớn chí ý vững mạnh, đầy đủ
Bồ Tát hạnh, phụng tu các
ba la mật, vào hết
căn tánh của tất cả
chúng sanh,
thông đạt tất cả
bí yếu của
Như Lai,
kiến lập đạo pháp Vô thượng, là
đại đạo sư cứu tế chúng sanh ban tuyên
kinh điển, là
đại y vương chữa lành bịnh
chúng sanh, đội mão
giải thoát làm
đại pháp vương trí huệ sáng suốt diễn
thánh đế Vô thượng, chẳng bị
tám pháp thế tục câu phược, như
hoa sen chẳng
vấy bùn, nắm giữ các pháp chẳng sót quên như sông biển, trí chẳng hạn lượng như
núi Tu Di chẳng động lay, rửa sạch tâm mình như nước rửa bụi. Không hề tự cao đại mà thường khiêm hạ, như châu
minh nguyệt trừ tối và các thứ nhơ trược, với tất cả pháp được
tự tại, chứa các cội
công đức, dường như
Phạm Thiên là
đệ nhứt trên trời, Ngài đến dưới cây
hàng phục quân ma, sẽ được đạo
Vô thượng chánh chơn thành bực
tối chánh giác, đầy đủ mười thứ
trí lực của chư Phật, bốn
vô sở úy, mười sáu pháp
bất cộng,
chuyển đại pháp luân, làm
sư tử hống sung mãn tất cả, ban
pháp thí đượm nhuần muốn làm
thanh tịnh đạo nhãn cho tất cả
chúng sanh, nhiếp lấy các pháp, dẹp trừ chín mươi sáu thứ ngoại tà, bổn nguyện đầy đủ, thấyrõ
cảnh giới chư Phật mười phương,
Đại Thánh oai đức tự tại.
Chư
Phạm Thiên các Ngài phải khiêm hạ
cung kính Bồ Tát.
Lúc ấy Đại Phạm Thiên Vương ở trước chúng
Phạm Thiên nói kệ rằng :
Hạnh chơn chánh
thanh tịnhQuyết pháp
diệu vô thượng
Thương xót nơi
thế gianCũng thương đến
chư ThiênĐấng trời trong các trời
Tôn quý trong trời người
Bực
Đại Thánh nay ở
Dưới cội
cây Bồ đềSẽ
hàng phục ma vươngCùng các
quyến thuộc ma
Được
Vô thượng Chánh giácThành nhứt thiết
chủng tríĐã đầy đủ
tối chánh giácLại chuyển
chánh pháp luân
Như
đại sư tử hống
Vui
đẹp lòng chúng sanh”.
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ nói với Ngài Tịch Ý rằng : “Lúc
Bồ Tát sắp đến ngồi dưới cội cây, từ lòng bàn chưn nơi tướng thiên bức luân phóng ra ánh sáng chiếu khắp cả cõi
Đại Thiên. Tất cả
chúng sanh nơi
địa ngục,
ngạ quỷ,
súc sanh ngừng dứt sự
khổ não.
Aùnh sáng ấy chiếu đến
địa ngục Hắc Nhĩ. Được ánh sáng của
Bồ Tát chiếu đến,
chúng sanh ở
đại địa ngục
Hắc Nhĩ vui mừng hớn hở, Vua và cung thuộc nơi ấy đều cầm hoa hương, phan lọng,
kỹ nhạc bay lên
hư không hóa làm mây báu mưa châu
minh nguyệt, hương
chiên đàn, rồi thừa
thần thông biến hóa đến chỗ
Bồ Tát cúi đầu
đảnh lễ đi quanh bên hữu ba vòng, đồng đem đồ
cúng dường dâng lên
Bồ Tát.
Ánh sáng của
Bồ Tát chiếu đến chỗ ở của Ca Lân
Long Vương.
Long Vương mừng rỡ rời cung điện đến dưới
cây Bồ đề đứng bên mé hữu của
Bồ Tát.
Bấy giờ có một người tên là Kiết An ở xa thấy
Bồ Tát, liền tìm cỏ tốt thơm tho mềm nhuyễn như
thiên y cầm đến dâng cho
Bồ Tát, cúi đầu
đảnh lễ đi vòng bên hữu bảy vòng. Kiết An đem cỏ dâng cho
Bồ Tát sẽ
phát tâm Vô thượng Bồ đề. Tại sao vậy ? Vì bổn nguyện của ông ấy khiến được như vậy.
Thưa Ngài Tịch Ý ! Tôi nhớ thuở
quá khứ trải qua chín mươi mốt kiếp, lúc
đức Phật Duy Vệ
xuất thế đủ mười
đức hiệu, có ngàn vị
Tỳ Kheo tu hạnh
thanh tịnh được Phật Duy Vệ
thọ ký sẽ thành bực
tối chánh giác ở
Hiền Kiếp.
Trong
pháp hội ấy có ông
Trưởng Giả tên Hữu Chí nghe sự
thọ ký ấy mới tự nghĩ rằng, ở
Hiền Kiếp lúc chư
Bồ Tát sắp
thành Phật, tôi sẽ
cúng dường cỏ tốt để trải tòa
sư tử trang nghiêm thanh tịnh an hòa
nhu nhuyến. Nhơn đó tôi được
phát tâm Vô thượng Bồ đề.
Thưa Ngài Tịch Ý !
Trưởng Giả Hữu Chí
thuở trước đó, nay là ông Kiết An vậy. Vì bổn nguyện mà ông ấy dâng cỏ tốt và phát
đạo tâm. Sau nầy ông ấy
thành Phật hiệu là Bửu
Tịnh Sư Tử Như Lai chí chơn.
Lúc
Bồ Tát nhận lấy cỏ trải dưới cội
cây Bồ đề, Thọ Thần và một vạn
Thiên Nữ đều đem những túi đựng hoa trời, hương trời, cùng phan lọng đến
lễ lạy cúng dường nghinh tiếp Bồ Tát.
Thưa Ngài Tịch Ý ! Lúc
Bồ Tát trải tòa vừa xong, liền có tám vạn bốn ngàn
Thiên Tử thấy
Bồ Tát trải chỗ ngồi, trong lòng
vui mừng trần thiết tám vạn bốn ngàn tòa
sư tử. Các tòa
sư tử ấy rất
trang nghiêm tốt đẹp cao lớn, do các
châu báu hiệp thành, trên tòa trải
thiên y.
Chư Thiên Tử đồng thỉnh
Bồ Tát ngồi lên tòa
sư tử của mình trần thiết.
Lúc ấy Bồ Tát tự biến thân mình đều ngồi cả trên tám vạn bốn ngàn tòa
sư tử ấy.
Chư Thiên Tử chẳng thấy nhau, chẳng biết nhau, chỉ tự thấy biết là
Bồ Tát ngồi lên tòa
sư tử của mình để thành
tối chánh giác, nên họ rất
vui mừng phát tâm Vô thượng Bồ đề đến bậc
bất thối chuyễn.
Thưa Ngài Tịch Ý ! Lúc bấy giờ
Bồ Tát dùng
oai thần làm cho
Ma Vương hay biết.
Ma Vương liền cùng
quyến thuộc vô số ức trăm ngàn triệu
quỷ thần đều mặc giáp cầm vũ khí hiển
thần thông thế lực đến chỗ
Bồ Tát bao vây khắp ba trăm ba mươi sáu vạn dặm.
Ma Vương Ba Tuần cùng
quyến thuộc quỷ thần ấy,
dung mạo của họ đều khác nhau, đầu mặt chẳng đồng, tiếng kêu nói của họ đều sai khác, họ hiện chẳng biết bao nhiêu là
hình tượng, binh khí
nghiêm chỉnh,
cảnh huống rất
đáng sợ. Họ chẳng thuận nhơn nghĩa, làm chuyện rất quấy, chẳng theo
đạo đức, chuyên việc tàn bạo,
gầm thét kêu la vang động cả
ba cõi.
Giả sử người phàm chưa
ly dục mà nghe
âm thanh ấy, thì máu sẽ theo mũi miệng mà trào ra, hoặc kinh sợ mà chết.
Lúc ấy Bồ Tát không chút sợ sệt cũng không e ngại, lại phát
lòng từ bi. Những
âm thanh hãi hùng ấy
tự nhiên tiêu diệt, chẳng rõ về đâu.
Tại sao vậy ?
Vì tâm
Bồ Tát thanh tịnh, dầu nghe
âm thanh ấy mà thấu rõ, vốn là hư trống, vốn là không có. Thấy ma chúng đến, ánh sáng từ nơi thân
Bồ Tát càng chiếu ra
rực rỡ.
Bồ Tát bảo
Ma Vương Ba Tuần rằng :
Thôi đi
Ba Tuần, chớ có
hiện ra cảnh tượng vô ích ấy. Chớ có sanh lòng
sân độc rồi tự chuốc lấy
tai họa vào thân mà phải
mãi mãi chẳng an.
Hôm nay
Ba Tuần sanh tâm muốn hại
Bồ Tát, nhưng
Bồ Tát có đức từ rộng, có
dũng mãnh lón,
đại bi vô tận,
đại từ vô cực,
hàng phục kẻ ác nghịch.
Ba Tuần muốn làm loạn
Bồ Tát, nhưng tâm
Bồ Tát vốn
thanh tịnh,
trần lao cấu trược đã
tiêu trừ,
Ba Tuần chẳng những không hại được
Bồ Tát,
trái lại làm nên cho
Bồ Tát.
Ba Tuần muốn đem lửa đom đóm sánh hơn ánh sáng
mặt trời, trùng thú nhỏ làm kinh sợ
sư tử, chưn bé gầy đạp ngã cổ thọ to, nước vũng chưn trâu so với biển cả.
Ba Tuần nên bỏ tâm
oán hận mê lầm, chuyển
quyến thuộc hung tàn thành
bạn đạo pháp, bỏ
phi pháp về
thánh đạo.
Ma Vương Ba Tuần thấy
Bồ Tát oai đức vòi vọi, nghe tiếng
từ bi, lòng ma
vui mừng kính ngưỡng hướng về
chánh đạo.
Thưa Ngài Tịch Ý !
Lúc ấy Bồ Tát tự nghĩ rằng : Từ
số kiếp chẳng
thể tính kể được, tôi chứa
công đức, nhơn hạnh
thành tựu,
đời đời phụng pháp
tu hành, vì thương tưởng
chúng sanh bị tai khổ trong
ba cõi mà
tu tập trí huệ nhơn từ, ai dám hủy hoại được, chỉ có
đại địa chứng minh.
Từ trong y
ca sa,
Bồ Tát thò tay sắc vàng tử kim rờ khắp thân mình. Chẳng bỏ
đại bi, muốn
cứu độ chúng sanh,
Bồ Tát cất tay hữu lên hướng về
mười phương.
Liền đó toàn cõi
Đại Thiên chấn động sáu cách, có
âm thanh tự nhiên phát ra.
Âm thanh tự nhiên ấy vang suốt đến các
cõi Phật mười phương.
Ma Vương Ba Tuần cùng ma
quyến thuộc ở trên
hư không, nghe
âm thanh ấy đều tự trách mình sái quấy mà
ưa thích pháp lành.
Lúc ấy Bồ Tát ban bố
vô úy đại bi thương xót. Ma và
quỷ thần hướng đến
Bồ Tát,
tự nhiên từ hư không rơi xuống, tâm họ
quy y phát tâm ủng hộ rồi ẩn mất không còn.
Đó là
Bồ Tát thương xót chúng
ma quỷ thần mà phóng
đại quang minh. Họ đều được rời khỏi bố úy mà đều
trở về thiên cung.
Lúc
Bồ Tát thị hiện hàng phục Ma Vương và ma
quyến thuộc, có tám ngàn ức triệu
quỷ thần phát tâm Vô thượng Bồ đề, chín mươi hai ức tải người được
bất thối chuyển, tám muôn bốn ngàn
Thiên Tử vì đã trồng cội
công đức nên được
vô sanh pháp nhẫn.
Thưa Ngài Tịch Ý !
Hiện tượng hàng phục chúng ma ấy,
vô số trời người được lợi lành lớn.
Dầu vậy, nhưng tâm
Bồ Tát không có
phân biệt, cũng không có nạn ma, vì đã bỏ hẳn các tội hại.
Chư Thiên và
thế gian tùy theo căn lành của chính mình, đều được thấy
Bồ Tát.
Hoặc có người thấy
Bồ Tát ngồi trên tòa
sư tử bửu
liên hoa, hoặc thấy ở
dưới đất, hoặc thấy ở
hư không, hoặc thấy ở dưới cội cây, hoặc thấy ở cung
trời Đao Lợi ngồi dưới cây báu, hoặc thấy ngồi trên tòa
sư tử cao bảy nhẫn, hoặc thấy ngồi trên tòa
sư tử cao mười dặm, hoặc hai mươi dặm, hoặc bốn mươi dặm, hoặc có
chư Thiên nhơn thấy
Bồ Tát ngồi trên tòa
sư tử cao bốn vạn hai ngàn
do tuần dưới cội
cây Bồ đề cao tám vạn bốn ngàn
do tuần.
Thưa Ngài Tịch Ý !
Cảnh giới của
Bồ Tát chẳng có hạn lượng, chẳng thể nghĩ bàn, vì thế nên
đạo tràng rất là
thù đặc. Nếu có
chúng sanh nào
căn tánh thuần thục thì được thấy
công hạnh của
Bồ Tát, còn người
căn tánh loạn động thì chẳng hay chẳng biết.
Bồ Tát lúc vừa mới
thành tựu viên mãn Phật đạo, bảy ngày đêm an trụ trong
pháp lạc nhìn
cây Bồ đề mắt chẳng nháy.
Bấy giờ có trăm ngàn ức
chư Thiên đến
ca ngợi cúng dường, đặt bàn ngọc, dâng
thức ăn, thấy
đức Như Lai đã
thành Phật đạo, đều
phát tâm Vô thượng Bồ đề.
Tứ đại Thiên Vương đều cầm bát đến dâng lên
đức Như Lai.
Như
thế giới Đại Thiên nầy có trăm ức phương vực, mỗi phương vực có
tứ đại Thiên Vương. Tất cả trăm ức
tứ đại Thiên Vương đều cầm bát đến dâng lên,
đức Như Lai đều nhận lấy cả.
Do
oai thần của
đức Như Lai làm cho chư vị
đại Thiên Vương đều chẳng thấy nhau, đều tự nghĩ rằng
đức Phật nhận lấy bát của mình sẽ dùng đựng
thức ăn. Do đó
đại Thiên Vương trong tâm
vui mừng đều
phát tâm Vô thượng Bồ đề, đến chẳng
thối chuyển.
Trưởng Giả Đề Vị Ba Lợi cùng năm trăm
thương gia ngồi xe đi ngang qua
đạo tràng.
Đức Phật muốn độ họ nên
thị hiện oai thần, ngựa xe của đoàn
thương gia ấy
tự nhiên đứng dừng lại không tiến lên được.
Trưởng Giả cùng các
thương gia đều lấy làm lạ chẳng rõ cớ.
Chư Thiên ở
hư không bảo họ rằng :
Đức Phật đã
xuất hiện thế gian, các ngươi nên đến
cúng dường.
Nghe tiếng
chỉ bảo trên
hư không,
Trưởng Giả và đoàn
thương gia mừng rỡ, đều mang mật búng
đề hồ đến dâng lên
đức Phật.
Đồng thời tám mươi bốn ngàn
chư Thiên cũng dâng
thức ăn lên
đức PhậtĐức Phật đều nhận lãnh.
Những người và
chư Thiên ấy, đời trước đã từng
phát nguyện, lúc
đức Như Lai thành đạo, tôi sẽ là người dâng cúng
thức ăn đầu tiên.
Muốn cho họ toại bổn nguyện, nên
oai thần của
đức Phật làm cho họ chẳng thấy nhau, chẳng biết nhau, mỗi người đều tự thấy chỉ có riêng mình
cúng dường, do đó họ đều rất
vui mừng được chẳng
thối chuyển Vô thượng Bồ đề”.
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ nói với Ngài
Tịch Ý Bồ Tát : “Bồ Tát đến dưới cội
Bồ đề để
thành Phật đạo.
Đức Như Lai chí chơn chưa
chuyển pháp luân khai
đạo chúng sanh, mà đã
hóa độ vô lượng chúng sanh nhiều hơn số
chúng sanh được
tế độ từ lúc sơ phát
đạo tâm khi ngồi dưới cội
Bồ đề.
Đức Như Lai chí chơn vừa
thành Phật đạo, bấy giờ Diệu Thức
Phạm Thiên Vương cùng sáu mươi tám vạn ức triệu trăm ngàn chư
Phạm Thiên quyến thuộc đến chỗ
đức Phật,
đảnh lễ dưới chưn, đi quanh bên hữu bảy vòng, trụ ở trước
đức Phật cung kính bạch rằng :
Xin đấng
đại bi chuyển pháp luân tuyên bố đạo hóa. Có nhiều
chúng sanh đáng được độ nghe
đức Phật thuyết pháp có thể
hiểu biết vâng làm.
Thưa Ngài Tịch Ý ! Như Diệu Thức
Phạm Thiên Vương ân cần khuyến thỉnh đức Thế Tôn chuyển pháp luân, mười ức
Phạm Thiên, mười ức
Thiên Đế và mười ức trăm ngàn triệu chư
Bồ Tát cũng
khuyến thỉnh đức Thế Tôn chuyển pháp luân.
Lúc
đức Thế Tôn sắp
chuyển pháp luân, Diệu Thức
Phạm Thiên Vương đến
vườn Lộc Uyển ở
Ba La Nại trần thiết tòa
sư tử báu đẹp
trang nghiêm cao ba ngàn hai trăm tám mươi dặm.
Mười ức
Phạm Thiên, mười ức
Thiên Đế, mười ức trăm ngàn triệu chư
Bồ Tát cũng vì
đức Thế Tôn mà trần thiết tòa
sư tử cao rộng đều đồng nhau, ai cũng tự nghĩ rằng :
đức Như Lai sẽ ngồi trên tòa
sư tử của tôi để
chuyển pháp luân.
Đức Như Lai đến
vườn Lộc Uyển ở
Ba La Nại ngồi trên tòa
sư tử.
Chư
Phạm Thích và
Bồ Tát đều tự nghĩ rằng
đức Như Lai riêng ngồi trên tòa
sư tử của mình.
Lúc
đức Như Lai vừa ngồi xong,
mười phương vô hạn
Phật độ chấn động sáu cách.
Đức Như Lai nhập
vô cực giới tam muội.
Tức thời toàn cõi
Đại Thiên đều bằng phẳng như bàn tay. Tất cả
chúng sanh ở
địa ngục,
súc sanh,
ngạ quỷ,
trên trời, trong
loài người đều được
an ổn, không
dâm nộ si, tiêu bịnh
tam độc, lòng họ
thanh tịnh thương yêu nhau như cha, như mẹ, như con cái, như anh em, chị em.
Vô số chư
Bồ Tát từ vô hạn
Phật độ ở
mười phương đến nghe
đức Phật thuyết pháp.
Trong cõi
Đại Thiên,
vô cực chư Thiên,
Long Thần,
Càn Thát Bà,
A Tu La,
Ca Lâu La,
Khẩn Na La,
Ma Hầu La Già, Nhơn,
Phi nhơn đồng đến chỗ
đức Phật muốn nghe
kinh pháp.
Đại chúng đến dự hội đông đầy khắp cả cõi
Đại Thiên không còn chỗ nào trống chừng sợi lông sợi tóc. Tất cả
thính chúng đều
nhứt tâm khát khao
đạo pháp.
Đức Thế Tôn thấy
đại chúng đã tập họp đông đủ liền
chuyển pháp luân. Vì các hàng
Sa Môn,
Bà La Môn,
chư Thiên,
Ma Vương,
Đại Phạm Thiên Vương và người
thế tục mà
tuyên bố chánh pháp,
tùy thời nghi, theo tâm
chúng sanh, đều làm cho họ đều được
hiểu biết tỏ ngộ
tuân hành đạo pháp :
Nhãn căn vô thường, biết rõ
nhãn căn vô thường thì theo luật giáo.
Nhãn căn độc khổ, không có ngô ngã,
nhãn căn như huyễn,
như hóa, như
dã mã, như bóng trăng, như mộng, như ảnh, như vang, theo luật giáo nầy mới chịu
phụng hành không,
vô tướng,
vô nguyện.
Nhãn căn vốn trống không
vắng lặng đạm bạc theo duyên mà khởi.
Nhĩ, tỷ, thiệt, thân và
ý căn cũng vậy. Tất cả đều
vô thường. Do nghe nói
vô thường thì hiểu là khổ, không có
vô ngã,
vắng lặng đạm bạc, không,
vô tướng,
vô nguyện. Vì chẳng thấu tỏ nên theo duyên mà khởi.
Ngũ ấm vô thường, dầu nói năm thứ nhưng đều
vô thường, nghe nói
ngũ ấm vô thường thì hiểu là rỗng không vậy.
Lục trần và
tứ đại chủng cũng vậy.
Bốn niệm xứ,
bốn chánh cần, bốn
thần túc, năm căn,
năm lực,
bảy giác chi, tám
đạo hạnh. Do được nghe
ba mươi bảy phẩm trợ đạo mà hiểu
vô thường, rỗng không, bèn theo luật giáo.
Người thích
Thanh Văn thì chẳng ưa
Duyên Giác. Người thích
Duyên Giác thì chẳng muốn
Thanh Văn. Nếu mộ
hai thừa thì chẳng nói
Đại thừa. Nếu tuyên
Đại thừa, được nghe
nghĩa thú ấy thì chẳng ham
nghe lời nói về
Thanh Văn và
Duyên Giác .
Thưa Ngài Tịch Ý !
Đức Như Lai tùy theo tâm sở thích của
chúng sanh mà
chuyển pháp luân đều làm cho họ được độ. Dầu cho
trí huệ như Ngài
Xá Lợi Phất trải qua trăm ngàn năm
suy nghĩ chỗ sở nhập của bổn hạnh
đạo nghĩa cũng chẳng lường biết được, huống là người khác.
Lúc nói về Tát Bồ đến ngồi dưới cội
Bồ đề,
hàng ma thành đạo và
chuyển pháp luân, có tám muôn bốn ngàn người trong
đại hội phát tâm Vô thượng Bồ đề”.
Lúc bấy giờ,
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ tiến lên
bạch Phật rằng : “Bạch
đức Thế Tôn ! Vừa rồi tôi tuyên nói
bí yếu của
đức Như Lai phải chăng không
sai trái hủy báng
đức Như Lai.
Bí yếu của
đức Như Lai rất là
huyền diệu rộng lớn không ngằn mé,
thế gian khó tin được.
Dầu nói
bí yếu của
đức Như Lai mà tâm tôi tự nhớ là
trí huệ của
đức Như Lai nhập trong thân tôi, chớ chẳng phải là sức của tôi”.
Đức Phật phán : “Đúng như vậy. Như lời của
Mật Tích đã nói.
Đạo huệ của
đức Như Lai nhập vào chỗ nào thì không ai là chẳng được
an ổn. Hàng
đệ tử Phật ban tuyên
kinh điển, đều
nương nhờ oai thần của
đức Như Lai.
Vì nhập vào thân
không pháp đạo huệ huyền diệu của
đức Như Lai nên không ai là chẳng
thông đạt.
Nếu muốn bảo
chúng sanh tự
kiến lập Như Lai chánh pháp, tuyên nghĩa
thu nhận, thì
chưa bao giờ có.
Nay ông
suy gẫm chơn đế, nương
đạo huệ của
đức Như Lai mà được sức
vô úy diễn nói pháp ấy. Nói rằng
chơn đế chánh là pháp ấy.
Tại sao vậy ?
Chơn đế ấy, là đạo
vô thượng chánh chơn mà chư Phật
quá khứ, chư
Phật vị lai, chư
Phật hiện tại đều
tuân hành.
Giả sử có ai ban tuyên
kinh điển bí yếu nầy đúng
pháp không sai thì đều sẽ
thành Phật.
Nếu có người nghe nói kinh nầy mà tin ưa, thì được tất cả
thế gian đều kính mến
tin tưởng.
Giả sử có người dùng đầu hoặc vai mang
núi Tu Di đứng giữa
hư không, việc nầy còn có thể được.
Người không có đức thì chẳng kham nhiệm được nghe
kinh điển nầy.
Hoặc đã được nghe cũng khó tin.
Hoặc đã tin nhưng chẳng thể mến thích.
Huống lại là
thọ trì,
đọc tụng,
giảng thuyết.
Nếu có người nghe kinh nầy mà tin ưa
thọ trì,
đọc tụng, vì người khác
giảng thuyết, người nầy đời trước đã từng
cúng dường vô số ức trăm ngàn triệu tải chư
Phật Thế Tôn. Đây là bực
chánh sĩ vun trồng cội
công đức, chí gìn
Đại thừa,
quyết định được
thọ ký.
Huống là người
chí thành hay
phụng hành !”.
Lúc ấy Ngài
Tịch Ý Bồ Tát tiến lên bạch
đức Phật : “Bạch
đức Thế Tôn ! Thế nào là nghĩa
vắng lặng đạm bạc ?”.
Đức Phật bảo Ngài
Tịch Ý Bồ Tát : “Nầy
thiện nam tử ! Nghĩa
vắng lặng đạm bạc là
tiêu diệt trần lao và
đạm bạc những
ô nhiễm.
Do tiêu
trần lao nên mới gọi là trừ các
tham dục vọng tưởng.
Do trừ
dục tưởng thì không
tư lự. Do không
tư lự thì chẳng
chấp trước. Do chẳng
chấp trước thì không
hành nghiệp nhơn duyên. Do không
hành nghiệp nhơn duyên thì
không vô minh chỗ có
ân ái. Do
không vô minh chỗ có
ân ái thì tiêu ngô ngã. Do tiêu ngô ngã thì không
sanh sắc. Do không
danh sắc thì tiêu nghiệp chấp đoạn chấp thường. Do không nghiệp
đoạn diệt chấp thường thì tiêu tham thân.
Nầy
thiện nam tử ! Các
nhân duyên quả báo tùy theo các nghiệp
chấp kiến điên đảo mà thành
trần lao, đều do tham thân mà thành họa hoạn ấy.
Do không tham thân thì bỏ cả sáu mươi hai thứ
chấp kiến.
Do không tham thân thì vắng bặt các duyên.
Do không tham thân thì tất cả
tham dục tự nhiên đạm bạc.
Do không tham thân thì các
hy vọng vắng lặng tiêu diệt.
Ví như nhổ cây thì rễ gốc thân nhánh lá hoa trái
đồng thời đều trừ, cây ấy
vĩnh viễn không còn có.
Hành giả cũng vậy. Do tiêu tham thân thì không còn có những sáu mươi hai thứ
kiến chấp. Do tiêu tham thân nên đều trừ tất cả các pháp sở thọ, họa hoạn
trần lao năm ấm sáu nhập. Do không tham thân nên không có các họa hoạn
trần lao năm ấm ».
Ngài Tịch Ý thưa : «
Bạch đức Thế Tôn ! Vì chẳng dứt trừ tham thân nên có ngô ngã ? ».
Đức Phật dạy : « Nầy
thiện nam tử ! Vì còn có ngô ngã nên chẳng dứt trừ tham thân. Vì còn có nhơn,
thọ mạng nên chẳng dứt
tham trước.
Cái được thấy ấy chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, không có nơi chỗ. Suy tìm tất cả chỗ đều không có cái được thấy. Vì không có cái được thấy nên không có
phân biệt. Đây thì gọi là dứt được
kiến chấp tham thân, tham thân đều rỗng không.
Do trí nhu thuận
pháp nhẫn hay
hiểu biết pháp không nên không còn các
chấp kiến kia, thân mình không có tưởng đều không có chỗ làm, không có
sanh không có khởi. Đây mới gọi là nhu thuận
pháp nhẫn chẳng còn các
kiến chấp, là dứt tham thân.
Nầy
thiện nam tử ! Nếu chẳng tham thân thì
giải thoát thân không có thân.
Sao gọi là không có thân ?
Thân do bốn đai chủng hiệp thành vốn không có tên. Do biết như vậy nên hiểu là
hư ngụy, nên gọi là chẳng chơn thiệt, là chẳng có được, đều do
vọng tưởng mà có.
Nếu không cầu mong, chẳng
vọng tưởng, chẳng mê chẳng lầm, chẳng làm chẳng ở, thì không tham sân. Vì không tham sân nên gọi là
vắng lặng, là
đạm bạc.
Tiêu diệt những gì mà gọi là
vắng lặng ?
Tiêu các
nhơn duyên là
vắng lặng.
Tại sao vậy ?
Vì từ các
nhơn duyên ấy mà làm cho tâm hừng hẩy. Do không
nhơn duyên thì tâm chẳng hừng hẩy.
Ví như do
nhơn duyên hai khúc gỗ cọ nhau nên có lửa hẩy hừng. Không gỗ không lửa thì không hẩy hừng.
Cũng vậy, do duyên đối kia làm cho tâm hừng hẩy. Do không duyên đối thì không hừng hẩy.
Lại nầy
thiện nam tử !
Bồ Tát đại sĩ dùng sức phương tiện tùy thời tiêu diệt nhơn duyên mà chẳng
tiêu diệt những cội gốc
công đức. Chẳng hưng khởi
nhơn duyên trần lao. Hưng phát các
công hạnh, các
ba la mật.
Vứt bỏ các sự ma các nghiệp tà mà chẳng
bỏ đạo hạnh
nghiệp duyên của chư Phật. Bỏ nhơn
Niết bàn mà chẳng bỏ
ba mươi bảy phẩm đạo nghiệp. Tâm chẳng luyến ưa
Thanh Văn,
Duyên Giác. Chẳng
bỏ đạo tâm trí chơn của
Bồ Tát.Vì
quán không vô mà khởi
đại bi. Xét các
nhơn duyên để không duyên theo tướng. Tuyên giảng
chí đức, chẳng vì
vọng tưởng mà mất
đạo tâm. Vì không mong cầu nên nhàm các nhơn
đối đãi các nạn trong
ba cõi.
Chỉ không co sanh duyên mà chẳng bỏ sở sanh. Không
ngờ vực, tu các
công đức, làm các
đạo hạnh.
Đây là
Bồ Tát quyền trí nhập định mà được
tự tại.
Duyên
vô thường ư ? Chẳng nhàm
sanh tử mà được
tự do, vì không chỗ sợ vậy.
Duyên có khổ ư ?
Kiến lập chúng sanh nơi
Niết bàn an ổn.
Duyên
vô ngã ư ?
Thương xót làm cho
chúng sanh được
an lạc, vì
thi hành đại bi vậy.
Duyên
hư vô ư ? Vì tâm được
Như Lai tám phần
chánh đạo vậy.
Duyên dục hành ư ? Vì làm thuốc
thanh tịnh cho những bịnh
tham ái vậy.
Ban tuyên
chánh pháp ư ? Vì làm cho tâm họ an trụ
vững chắc vậy.
Duyên
sân hận ư ? Vì tuyên thuốc
từ tâm để chúng hết
sân hận vậy.
Duyên
ngu si ư ? Vì chúng
ngu si mà
ban cho thuốc
thập nhị nhơn duyên để trị tâm bịnh cho họ chẳng
di động vậy.
Duyên đẳng phần ư ? Với những
chúng sanh đồng đều ba sự
tham sân si, đem ba
pháp giáo hóa trị tâm bịnh họ, giảng thuốc
vô thường vậy.
Duyên vô dục ư ? Vì muốn
khai hóa hàng
Thanh Văn vậy.
Rời
sân hận ư ? Vì làm cho tâm họ được đứng vững nơi
Duyên Giác thừa vậy.
Rời
ngu si ư ? Vì
khai hóa tâm họ
an lập nơi
Đại thừa vậy.
Duyên
sắc tượng ư ? Vì tâm ấy khắp an trụ đến được thân tượng của
Như Lai vậy.
Duyên
âm thanh ư ? Vì tâm được an trụ thanh âm của
Như lai vậy.
Duyên các hơi hương ư ? Vì tâm
an lập giới hương của
Như Lai vậy.
Duyên các
mùi vị ư ? Vì tâm được an trụ
đạo vị của
Như Lai vậy.
Duyên đại nhơn tướng ư ? Vì
tâm an trụ được
tướng hảo trang nghiêm vậy.
Duyên mịn trơn ư ? Vì
tâm an trụ được tay chưn
nhu nhuyến của
Như Lai vậy.
Duyên
kinh pháp ư ? Vì
tâm an trụ đến được ý
vô sanh của
Như Lai vậy.
Duyên
bố thí ư ? Vì
tâm an trụ tại đầy đủ những
tướng hảo vậy.
Duyên
trì giới ư ? Vì
tâm an trụ tại
Phật độ nghiêm tịnh vậy.
Duyên
nhẫn nhục ư ? Vì
tâm an trụ tại
phạm âm của
Như Lai vậy.
Duyên
tinh tiến ư ? Vì
tâm an trụ ở
hóa độ chúng sanh vậy.
Duyên
thiền tư ư ? Vì
tâm an trụ ở hưng khởi
thần thông vậy.
Duyên
trí huệ ư ? Vì
tâm an trụ ở dứt các
tà kiến, dứt lưới sáu mươi hai điều
nghi chấp vậy.
Duyên
từ tâm ư ? Vì với tất cả
chúng sanh tâm bình đẳng chẳng cưu lòng
tổn hại vậy.
Duyên
xót thương ư ? Vì
lập tâm cứu tế chúng sanh vậy.
Duyên hỉ duyệt ư ? Vì
tâm an trụ tại
ưa thích nghe pháp vậy.
Duyên xả ly ư ? Vì
lập tâm vứt bỏ các họa nguy ách của kiết sự vậy.
Duyên
tứ ân ư ? Vì gìn tâm
khai hóa dìu dắt chúng sanh vậy.
Duyên tham sân ư ? Vì gầy dựng tất cả
sở hữu để ban bố cho
chúng sanh vậy.
Duyên phạm ác ư ? Vì
tồn tâm an lập giới hạnh thanh tịnh của
Như Lai vậy.
Duyên
tranh luận ư ? Vì
tâm an trụ tại
trí biện của
Như Lai vậy.
Duyên oán hại ư ? Vì
tồn tâm an lập mười trí lực và bốn
vô sở úy của
Như Lai vậy.
Duyên
loạn động ư ? Vì
tâm an trụ đến
tam muội của
Như Lai vậy.
Duyên
tà trí ư ? Vì tâm
an lập trí ba la mật vô ngại đầy đủ cho
chúng sanh vậy.
Duyên
hạ thừa ư ? Vì
tâm an trụ tại
tích công chứa đức chí ở
Đại thừa vậy.
Duyên thuận ứng ư ? Vì
tồn tâm an hòa chẳng phạm các điều ác
phi pháp vậy.
Duyên
ác thú ư ? Vì
tâm an trụ tại
cứu hộ tất cả
chúng sanh ác thú đọa
bát nạn vậy.
Duyên
chư Thiên ư ? Vì
tồn tâm hiểu thị những hội hiệp đều sẽ
biệt ly vậy.
Duyên chúng nhơn ư ? Vì
tâm an trụ tại tất cả diệu thiện vậy.
Duyên niệm Phật ư ?Vì tập thấy chư Phật vậy.
Duyên niệm Pháp ư ? Vì
tồn tâm phụng hành đạo pháp mà bỏ sự
vô ích vậy.
Duyên niệm Tăng ư ? Vì gầy dựng pháp
bất thối chuyển vậy.
Duyên thí cho ư ? Vì
tâm an trụ chẳng rời bỏ
chúng sanh vậy.
Duyên
cấm giới ư ? Vì đầy đủ
sở nguyện vậy.
Duyên niệm thiên ư ? Vì
tồn tâm an lập đủ trọn
công đức nhứt sanh
bổ xứ vậy.
Duyên
thân hành ư ? Vì đến được
Phật thân vậy.
Duyên khẩu ngôn ư ? Vì
tâm an trụ các
ngôn giáo kinh điển của Phật vậy.
Duyên tâm ý ư ? Vì
tồn tâm được Phật ý vậy.
Duyên
hữu vi ư ? Vì
tâm an trụ tại
tích công chứa
đức tự được đầy đủ vậy.
Duyên
vô vi ư ? Vì
tâm an trụ tại đầy đủ
thánh huệ vậy.
Nầy
thiện nam tử ! Chẳng phải từ nơi không duyên không
hóa độ mà đến được đạo
Đại thừa. Đều do
duyên tâm mà được đến
Phật đạo, được đến
Nhứt thiết trí.
Nếu có
Bồ Tát đều
do nơi duyên hóa mà
dẫn đạo Nhứt thiết trí. Đây là thiện
quyền phương tiện của
Bồ Tát, đều do thấy các Pháp, đều cưu lòng đến
dẫn đạo Nhứt thiết trí.
Như cõi
Đại Thiên chứa nhận tất cả đất đai
chúng sanh cỏ cây sông biển, không thứ gì chẳng
bao gồm. Tất cả đều mong nhờ nơi đó mà được sanh hượt.
Nầy
thiện nam tử ! Cũng vậy, tất cả các duyên đều do
Bồ Tát thiện
quyền phương tiện thật hành những
công hạnh thù thắng đệ nhứt đến
Nhứt thiết trí.
Như các
hình sắc đều có
bốn đại chủng.
Cũng vậy,
Bồ Tát thiện
quyền phương tiện tạo lập các duyên đều đến
Phật đạo.
Tại sao vậy ?
Các
chúng sanh hưng khởi tội vạ, đối với
Bồ Tát chẳng những không
báo đền mà
Bồ Tát duyên nơi đây thật hành
Bố thí ba la mật liền có thể
thành tựu đầy đủ
Giới ba la mật.
Nếu có người giận thù cưu lòng
độc hại, bấy giờ
Bồ Tát thật hành
Nhẫn ba la mật liền đó
sung mãn Tinh tiến ba la mật.
Nếu thấy
chúng sanh ở nơi
ồn ào náo nhiệt, tâm họ không
an ổn, duyên đây mà
Bồ Tát hành Thiền ba la mật, bỗng nhiên
thành tựu Trí ba la mật.
Nếu có
chúng sanh che chướng
tối tăm,
Bồ Tát vì họ mà dứt trừ lưới
kiết phược chướng ngại.
Nếu có
chúng sanh siêng
tu tập,
Bồ Tát bèn vì họ
tiêu trừ tất cả chỗ
chấp trước, cúi đầu khen ngợi chỉ thị cho họ tự quy.
Với kẻ ưa chê bai hủy báng,
Bồ Tát cũng
tùy thuận ý của họ, làm cho họ chẳng sanh tâm hủy báng.
Nếu thấy người
cần khổ bị
vô số khổ não,
Bồ Tát liền khởi
đại bi cứu họ khỏi khổ.
Nếu thấy người
an lạc,
Bồ Tát rất
vui mừng mà
nhiếp thọ họ.
Nếu thấy những loài cang cường khó
hóa độ,
Bồ Tát tùy thời dìu dắt huấn thị cho họ phát
đạo tâm.
Thấy người nhơn hòa,
Bồ Tát ở nơi họ
tu tập chí hạnh phát khởi đạo tâm cho họ.
Nếu có
lực sĩ báo ứng nghiệp hạnh,
Bồ Tát liền thuận
nhiếp thủ dạy dỗ hiển khởi
đạo tâm.
Đây gọi là
tùy duyên mà được
tự tại,
Bồ Tát tùy thuận thiện
quyền phương tiện biết rõ
chúng sanh đúng thời mà
thuyết pháp. Ở tại
báo ứng chí nguyện ái mộ,
giáo hóa khai thị
phân giải, đều làm cho
chúng sanh thản nhiên tinh tiến nơi
đại đạo thánh huệ, vì họ mà
luận nghĩa sâu xa vô thượng.
Bồ Tát tồn
lòng từ rộng vì
chúng sanh mà
giãi bày đạo chí chơn,
lần lượt vì họ mà ban tuyên chỉ dạy đạo nhơn
vô thượng ấy,
giải thích phân biệt chương cú.
Bồ Tát lấy một
cú pháp mà diễn xướng bao nhiêu nghĩa.
Với người ưa
vắng lặng ,
Bồ Tát vì họ
phân biệt quán xét tất cả. Với người
ác giác quán,
Bồ Tát đem
quán giải thoát
tam muội giảng thuyết cấm giới, lại vì họ mà tuyên giảng
địa ngục,
ngạ quỷ,
súc sanh. Do
nghe pháp ấy mà hiểu sự
vô thường không cứu không hộ, khiến họ
cầu đạo hộ.
Nếu người có
chánh định,
Bồ Tát vì họ mà luận Huệ
ba la mật.
Với người ham mộ ở
rảnh rang,
Bồ Tát giáo hóa họ
tịnh thân khẩu ý.
Với người biết
tri túc,
Bồ Tát vì họ mà hiển phát hạnh nghiệp
công đức của
thánh hiền.
Với người có
quan niệm tự
đại ngu tối,
Bồ Tát sẽ vì họ
tuyên bố tinh tiến học rộng nghe nhiều.
Với người
tham dục,
Bồ Tát chỉ bảo cho họ biết họa hoạn
bất tịnh vô ích.
Với người
hay giận thù,
Bồ Tát khuyên họ
phát tâm từ chẳng cưu lòng oán hại.
Với người ngu lầm,
Bồ Tát dạy họ pháp
thập nhị nhơn duyên phát khởi sanh tử.
Với người đẳng phần
phiền não,
Bồ Tát vì họ diễn nói
vô thường, khổ, không,
vô ngã.
Với người ham mê
sắc dục,
Bồ Tát giảng dạy sự
bất tịnh.
Với người nhơn từ đến nỗi ngu tối không
hiểu biết,
Bồ Tát vì họ
chỉ bảo sự
duyên khởi tội lỗi.
Với người
tà kiến,
Bồ Tát vì họ quyết rõ
pháp không vô.
Với người cưu lòng
hy vọng,
Bồ Tát diễn nói hạnh không
vọng tưởng.
Với người
cố chấp nơi
thệ nguyện,
Bồ Tát dạy họ không nguyện cầu.
Với người ưa nơi
ngũ cái,
Bồ Tát vì họ phân tích
năm ấm như huyễn như hóa hư ngụy không thiệt.
Với người tham chấp các
đại chủng,
Bồ Tát vì họ giải rõ
bốn đại chủng
mười tám giới như bóng, do hình chiếu mà hiện.
Với người dựa theo các nhập,
Bồ Tát giảng nói mười hai thứ nhập, trong sáu căn, ngoài
sáu trần đều chẳng phải
sở hữu của ta. Như
cảnh chiêm bao lúc thức không còn có.
Với người nương cõi dục,
Bồ Tát vì họ giảng nói
phân biệt tất cả
vạn vật đều về nơi
vô thường.
Với người nắm lấy cõi sắc,
Bồ Tát vì họ diễn nói tất cả hạnh nghiệp
chúng sanh đều là gốc
phiền não.
Giả sử có người binh vực cõi
vô sắc,
Bồ Tát tuyên bố tất cả các pháp đều không có
vô ngã.
Với người khó
hóa độ,
Bồ Tát bảo họ siêng
tu tập pháp hiền thánh.
Với người dễ
hóa độ,
Bồ Tát sẽ vì họ khai thị pháp
vô thượng chí chơn.
Với người muốn sanh ở
cõi trời cõi người,
Bồ Tát vì họ
ca ngợi giới phẩm thanh tịnh.
Với người thích
Thanh Văn thừa,
Bồ Tát chỉ thị
tứ đế : khổ, tập, diệt, đạo.
Với người
mộ Duyên Giác thừa,
Bồ Tát khai thị mười hai
nhơn duyên lấy
vô minh làm gốc.
Với người
học hạnh Đại thừa,
Bồ Tát nhơn đó
lưu bố sáu ba la mật, bốn đẳng, bốn ân để dắt dẫn họ.
Với người mới
phát tâm,
Bồ Tát xem xét chí tánh của họ mà dạy dỗ.
Với người đủ các
công hạnh chẳng nhàm
sanh tử,
Bồ Tát chỉ dạy
pháp không nạn để họ được chẳng
thối chuyển.
Với người
bất thối chuyển,
Bồ Tát nhơn đó
phân biệt nói
Phật độ thanh tịnh.
Với bực
nhứt sanh bổ xứ Bồ Tát đại nhơn,
Bồ Tát hiển thị đạo tràng Bồ đề chí chơn.
Nầy
thiện nam tử !
Bồ Tát được
tự tại theo duyên
giáo hóa tuyên bố đạo pháp không có
sai lầm, dùng
ngôn từ khéo léo làm vui đẹp
lợi ích chúng sanh ».
Lúc đó
đức Thế Tôn nói lời trên đây, trong
pháp hội có một vạn người
phát tâm Vô thượng Bồ đề, năm trăm
Bồ Tát được
vô sanh pháp nhẫn.
Bấy giờ trong
chúng hội có các
Bồ Tát nghĩ rằng
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ nầy bao giờ
thành Phật ? Lúc ông ấy
thành Phật hiệu là gì ?
Quốc độ ấy tên gì ?
Công đức nghiêm tịnh thuộc về loại gì ?
Thành tựu chúng
Bồ Tát thế nào ?
Đức Thế Tôn biết
tâm niệm của chư
Bồ Tát liền mỉn cười.
Vô số ức trăm ngàn
tia sáng từ miệng
đức Phật phóng ra chiếu thấu vô hạn
thế giới mười phương che ánh sáng của
mặt trời mặt trăng, trùm cung điện của ma. Những
tia sáng ấy
trở về nhiễu vòng quanh
đức Phật vô số vòng rồi từ đỉnh đầu
đức Phật mà thâu vào.
Tịch Ý Bồ Tát liền
đứng dậy trịch vai áo phía hữu
chắp tay lễ Phật, nói kệ
ca ngợi để hỏi ý cười của
đức Phật :
“ Cao vọi như núi vàng
Diệu quang sạch
bụi trầnTâm Phật vững
vắng lặngNhư
mặt trời trên không
Tia sáng ấy rất sáng
Tiêu trừ các
tối tămCớ chi hiện như vậy
Xin
Thế Tôn giải bày
Sạch sẽ như
hoa senMọc ở trong bùn sình
Gốc cọng ở trong nước
Lớn lên không cấu nhơ
Công đức rất thơm tho
Ý niệm càng rộng xa
Chỉ nên
an nhiên nói
Cớ chi lại vui cười
Tâm trí Phật
an ổnVắng lặng và nhu hòa
Lòng từ càng thêm lớn
Tiêu trừ những
cấu uếDùng ánh
sáng trí huệ
Trừ bỏ các
tối tămAn trụ như
hoa senVứt bỏ các
hồ nghiThêm thương
tu đạo tràng
Phụng hành được
tự tạiMiệng Phật
phóng quang minh
Khô cạn các
ái dụcKhai hóa các
chúng sanhCho mắt họ sáng sạch
An trụ tiêu nghịch tặc
Trừ bỏ những
tội lỗiKhắp tất cả
chúng hộiChư Thiên và
mọi ngườiNgưỡng nhìn
tướng mạo Phật
Có
chi Phật vui cười ?“.
Đức Phật bảo Ngài
Tịch Ý Bồ Tát : « Ông có thấy
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ ấy chăng ? »
Ngài
Tịch Ý Bồ Tát thưa : «
Bạch đức Thế Tôn ! Tôi đã thấy ông ấy ».
Đức Phật dạy : «
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ sẽ
cúng dường chư
Như Lai ở
Hiền Kiếp,
hộ trì chánh pháp, khai thị
lợi ích vô lượng chúng sanh.
Từ thân ấy chết, ông ấy sẽ sanh về nước
Diệu lạc của
đức Phật A Súc. Từ đó về saư gặp
vô số chư Phật, tịnh tu
phạm hạnh.
Qua khỏi
số kiếp ấy, ông ấy chứa nhóm
công đức sẽ
thành Phật hiệu
Kim Cang Bộ Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác. Cõi nước tên
Phổ Tịnh. Kiếp hiệu
Nghiêm Tịnh. Cõi nước
Phổ Tịnh hiệp
bảy báu làm thành, nhơn dân giàu vui đông đảo như
cung trời Đâu Suất. Cõi nước ấy không có ba
ác đạo và tám chỗ nạn, trời và người chẳng riêng biệt, tất cả đều mộ
Phật đạo vi diệu. Cõi ấy không có
hai thừa, không có tên
Thanh Văn,
Duyên Giác, thuần là
Bồ Tát.
Đức
Kim Cang Bộ Như Lai tuyên thuyết pháp
Đại thừa bất thối chuyển. Chúng
Bồ Tát ở cõi
Phổ Tịnh đông chẳng
thể tính đếm hạn lượng được. Cõi ấy không có người tánh ác
ganh ghét phá giới tà kiến. Người cõi ấy mến thích
Phật Pháp,
tâm tánh hiền hòa , đều đủ hai mươi tám tướng tốt
trang nghiêm thân thể.
Đức
Kim Cang Bộ Như Lai tại thế thọ tám
tiểu kiếp, thường vì
chúng hội trời người
thuyết pháp, thân
phóng quang minh chiếu khắp cõi nước. Các hàng trời người được
quang minh Phật chiếu đến đều được
giải quyết các điều nghi khen ngợi
chánh pháp, về theo
đức Phật.
Mọi người nghĩ rằng tôi phải đến chỗ Phật để
học hỏi kinh điển. Có người dùng
thần thông của mình đi đến chỗ Phật. Có hàng
hữu học nương
oai thần của Phật mà đến.
Đức Phật Kim Cang Bộ ở trên
hư không cách mặt đất trăm ngàn nhẫn tuyên cáo
pháp âm khắp
mười phương làm vui đẹp tất cả những người đến dự hội. Chỉ tuyên pháp
Đại thừa Vô thượng đại đạo cho chư
Bồ Tát.
Cõi nước
Phổ Tịnh ấy không một ai
chống báng lời
giáo huấn của
đức Phật.
Cõi nước ấy không có vua chúa, chỉ có
đức Phật Thế Tôn là vị
Pháp Vương.
Ở cõi nước ấy, tất cả nhơn dân đều có
trí huệ,
không chấp ngô ngã, không có
ngã sở, chẳng làm chủ nhà ruộng riêng.
Do
lòng từ xót thương của
đức Phật, chiều tối người cõi nước ấy thấy đức
Kim Cang Bộ Như Lai hiện thân tượng
đắp y mang bát đứng trước nhà mình, liền tự nghĩ
đức Như Lai thương tôi muốn đến nhà tôi thọ trai. Đêm ấy họ sắm sửa
thức ăn, trần thiết ghế bàn. Sáng hôm sau đến
giờ ngọ trai,
đức Phật và
Thánh chúng đến nhà họ thọ trai xong, sau khi rửa tay,
đức Phật vì người nhà
thí chủ mà
thuyết kinh pháp.
Thí chủ ấy được pháp
bất thối chuyển nơi đạo
Vô thượng Chánh Giác.
Thuyết kinh xong
đức Phật trở về tinh xá.
Nếu
đức Phật ngồi yên nơi
tịnh thất, chư
Bồ Tát cõi ấy đều theo pháp
tam muội của mình đã được mà
tu tập.
Nầy
thiện nam tử ! Cõi nước của
đức Phật Kim Cang Bộ có
công đức trang nghiêm thanh tịnh thù đặc dường ấy ».
Lúc
đức Thế Tôn nói lời
thọ ký cho
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ, trong
chúng hội có hai vạn người
phát tâm Vô thượng Bồ đề phát nguyện sanh về cõi nước ấy.
Đức Phật thọ ký rằng lúc
đức Phật Kim Cang Bộ thành đạo, trong
đại chúng đây ai nguyện được thấy thì đều sẽ được sanh về cỏi
Phổ Tịnh ấy, và sẽ được
đức Phật ấy
thọ ký Vô thượng Bồ đề.
Nghe
đức Phật thọ ký,
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ vui mừng hớn hở dồi chày
kim cang đang cầm lên
hư không. Liền đó khắp cõi
Đại Thiên chấn động sáu cách, ánh sáng chiếu mươi phương, hoa trời tuôn xuống như tuyết rơi, các thứ
âm nhạc tự nhiên trổi lên.
Tay mặt của tất cả
mọi người trong
pháp hội tự nhiên có nhiều thứ hoa hương phan long
xinh đẹp, đều cầm lấy mà đi.
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ cầm hoa hương phan lọng
đi vòng quanh
đức Phật nói kệ
ca ngợi rằng :
« Pháp rộng khắp
tự tạiPháp tạng chẳng
cùng tậnThuyết pháp rất rành rẽ
Lợi ích cho
chúng sanhPhật trao phó cho tôi
Thường thích dùng
pháp khíPhụng hành đúng
chánh phápNguyện tự
quy Phật đạo
Trí huệ hay
thanh tịnhCông hạnh đã
sáng suốtDanh hiệu thấu
ba đờiCông đức trọn
rốt ráoTrí Phật suốt ba chỗ
Thánh đức không chấp trước
Tự tại độ
chúng sanhGiáo hóa khỏi
khổ áchThanh tịnh như mặt nguyệt
Dung nhan rất sáng rỡ
Chiếu đến chỗ rất xa
Dường như
mặt trời sáng
Phật âm rất diệu hòa
Như tiếng
trời Phạm ThiênTừ bi tuyên lời dạy
Kính lễ đấng chí tônTự
hiển hiện thân hìnhThị hiện có
thọ mạngXin Phật tuyên
pháp âmDiễn nói các
văn tựDầu diễn nói
kinh phápNhưng không niệm có pháp
Dầu độ khắp chung sanh
Nhưng
không tưởng có nhơn
Thế Tôn thương
giáo hóaAi bảo được ơn Phật
Giả sử tất cả chúng
Chứa đức
vô lượng kiếpChỉ thưa hỏi
Phật phápChí chẳng ở nghiệp khác
Mình
phụng hành Phật hạnh
Lại
dạy bảo người khác ».
Nhiễu Phật và
chúng hội đủ bảy vòng,
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ cầm các thứ hoa và lọng báu tung lên
cúng dường đức Phật.
Vừa lúc tung hoa, khắp
tứ thiên hạ tự nhiên hóa sanh bao nhiêu thứ hoa
trang nghiêm tám lớp đường sá, những ao nước tám vị
công đức, nương
oai thần của Phật, không đâu là chẳng khắp.
Tịch Ý Bồ Tát hỏi
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ : «
Đức Như Lai đã
thọ ký Phật đạo cho Ngài ? ».
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ đáp : « Ngài đã thấy
đức Phật thọ ký. Sự
thọ ký ấy
tự nhiên như
chiêm bao ».
Hỏi :
« Ngài được
thọ ký là đến chỗ nào ? ».
Đáp :
« Chỗ được
thọ ký ấy là không chỗ đến ».
Hỏi :
« Chẳng đến chỗ nào ? ».
Đáp :
« Chẳng đến
vô ngã, chẳng được nhơn và
thọ mạng, chẳng được
năm ấm,
sáu trần,
bốn đại chủng, chẳng thấy
công nghiệp độ đời
hiện tại, chẳng đến các tội cùng chẳng tội, không có lậu và
vô lậu, không có
trần lao sân hận, không có
hữu vi và
vô vi, không có
sanh tử và
Niết bàn, tất cả đều chẳng đến mới gọi là
thọ ký ».
Hỏi :
«
Nếu không chỗ đến thì ai được
thọ ký ? ».
Đáp :
« Không chỗ đến ấy mới gọi là đến ».
Hỏi :
«
Nếu không ngô ngã thì ai được
thọ ký ? ».
Đáp :
« Người
thọ ký và người được
thọ ký đều
bình đẳng, bổn tế không có hai, không có khác ».
Hỏi :
«
Nếu không bổn tế, thì ai được
thọ ký ấy ? ».
Đáp :
« Bổn tế không sanh, cũng không diệt, không có hai. Do bổn tế ấy mà ngày nay được
thọ ký ».
Hỏi :
« An trụ bổn tế nào mà được
thọ ký ? ».
Đáp :
« An trụ nơi
tự nhiên, bổn tế không hai, bổn tế không ngã, không nhơn, không
thọ mạng, an trụ nơi
tự nhiên mới gọi là được
thọ ký ».
Hỏi :
« Ngô ngã bổn
tế an trụ chỗ nào ? ».
Đáp :
«An trụ nơi
đức Như Lai an trụ ».
Hỏi :
« Không chỗ hay biết là biết chỗ nào? ».
Đáp :
« Chỗ hay biết ấy, là không chỗ biết ».
Hỏi :
«
Nếu không chỗ bảo nói là không chỗ nói,
giả sử không chỗ nói thì dạy những gì ? ».
Đáp :
« Dạy không chỗ dạy ».
Hỏi :
« Thế nào là dạy không chỗ dạy? ».
Đáp :
« Tất cả các pháp đều không chỗ dạïy ».
Hỏi :
«
Giả sử không chỗ dạy thì làm sao biết đó ? ».
Đáp :
«
Giả sử không chỗ dạy thì chỗ biết dường ấy ».
Hỏi :
« Thế nào là dạy chỗ biết ? ».
Đáp :
« Chẳng hỏi chỗ biết ».
Hỏi :
« Thế nào là chẳng hỏi chỗ biết? ».
Đáp :
«
Tâm không phóng dật ».
Hỏi :
« Thế nào là
tâm không phóng dật? ».
Đáp :
« Tự về nơi yếu nghĩa».
Hỏi :
« Thế nào là tự về nơi yếu nghĩa? ».
Đáp :
« Chẳng thấy
vô nghĩa ».
Hỏi :
« Sao gọi là chẳng thấy vô nghĩa? ».
Đáp :
« Chẳng lấy nơi nghĩa cũng chẳng phải
vô nghĩa mới gọi là nghĩa ».
Hỏi :
« Sao gọi là chẳng lấy nơi nghĩa cũng chẳng phải
vô nghĩa mới gọi là nghĩa? ».
Đáp :
« Chẳng lấy nơi nghĩa cũng chẳng phải
vô nghĩa ấy là
đạo nghĩa ».
Hỏi :
« Nếu lấy
vô nghĩa thì chẳng thành pháp nghĩa ư ? ».
Đáp :
« Pháp nghĩa ấy sao lại là nghĩa ! Tại sao vậy ? Người
xu hướng nơi nghĩa thì là
phi pháp, chẳng thành là pháp ».
Hỏi :
« Thế nào là pháp? ».
Đáp :
«
Pháp không âm hưởng mới gọi là pháp ».
Hỏi :
«
Pháp không âm hưởng sao gọi là pháp? ».
Đáp :
« Nơi pháp ấy không có
văn tự mới gọi là pháp. Pháp ấy không chỗ được. Pháp ấy không
âm thanh, không
ngôn từ ».
Hỏi :
« Sao gọi là chỗ đến? ».
Đáp :
« Như chỗ đến được, đây mới gọi là tất cả không đến. Rời lìa nơi có được, nên gọi là tôi đến được
Như Lai.
Tu tập các pháp mới có thể đến được. Có thể dứt bặt tâm
vô ngã. Tất cả chỗ tuyên bày là ánh sáng của
trí huệ. Nhơn nơi
văn tự ấy mà tuyên bày
công nghiệp của
Như Lai. Chẳng lấy không đến, Chẳng lấy sẽ đến ».
Hỏi :
« Chỗ đến ấy, chỗ nào chẳng được ? ».
Đáp :
«
Lời nói từ nơi miệng là chẳng được vậy.
Lời nói từ nơi miệng, trong tâm dựa theo
văn tự thì là chẳng được ».
Hỏi :
« Thế nào gọi là được ? ».
Đáp :
« Không chỗ đến ấy, không chỗ dạy ấy. Không chỗ dạy ấy, biết thì là chẳng tự chẳng biết tha. Chẳng biết tự chẳng biết tha mới gọi là được ».
Hỏi :
« Chẳng được thì cái gì làm căn bổn nó. Còn được thì cái gì làm căn bổn nó ? ».
Đáp :
« Sở thọ là căn bổn ».
Hỏi :
« Cái gì làm căn bổn của sở thọ ? ».
Đáp :
« Chỗ dựa nhờ làm căn bổn ».
Hỏi :
« Cái gì làm căn bổn của chỗ dựa ? ».
Đáp :
«
Hư ngụy vọng tưởng làm căn bổn ».
Hỏi :
« Cái gì làm căn bổn của
hư ngụy vọng tưởng ? ».
Đáp :
«
Trần lao làm căn bổn của
hư ngụy vọng tưởng ».
Hỏi :
« Chỗ nào làm căn bổn của
hư ngụy vọng tưởng trần lao ? ».
Đáp :
«
Luyến trước làm căn bổn ».
Hỏi :
« Những gì làm căn bổn của
luyến trước ? ».
Đáp :
«
Sắc thanh hương vị xúc làm căn bổn ».
Hỏi :
« Chỗ gì là cội gốc
luyến trước ? ».
Đáp :
«
Ân ái kiết tập gọi là cội gốc
luyến trước. Ở nơi những chỗ
luyến trước ấy mà không
luyến mộ thì gọi là không
luyến trước ».
Thưa Ngài Tịch Ý !
Ân ái kiết tập ấy, tìm cầu chỗ
luyến trước thì
vĩnh viễn không có chỗ
luyến trước vậy ».
Lúc
đức Phật Thế Tôn thọ ký cho
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ và lại ban tuyên nói lại pháp ấy, trong
chúng hội có năm trăm vị
Tỳ Kheo được
lậu tận ý giải, hai trăm vị
Bồ Tát được
vô sanh pháp nhẫn.
Bấy giờ
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ được
đức Phật thọ ký cho,
sở nguyện đã đủ, chỗ mong đã toại,
vui mừng vòng tay thưa : «
Bạch đức Thế Tôn ! Ngưỡng vọng đấng
Đại Thánh quang lâm đến cõi Khoáng Dã
quốc độ Quỷ Vương tại cung xá
Mật Tích của tôi thọ trai bảy ngày. Tôi cũng kính thỉnh chư
Bồ Tát và chư
đại Thanh Văn cùng đến bỉ xá thọ
bữa ăn mọn bảy ngày.
Tại
quốc độ Khoáng Dã Quỷ Vương, các chúng
quỷ thần yêu mî,
Càn Thát Bà,
Ma Hầu La già và những
chúng sanh khác được thấy
đức Phật Thế Tôn và
chư Hiền Thánh, được nghe
kinh pháp tất sẽ được
mãi mãi an vui không có các họa hoạn, bèn sẽ bỏ lòng
sân hận độc hại trái nghịch.
Tứ Thiên Vương cùng
quyến thuộc đến cõi Khoáng Dã Quỷ Vương nếu được thấy
đức Như Lai nghe
thuyết pháp tất sẽ được an hòa chẳng bị ách nạn ».
Vì lòng
xót thương và muốn
khai hóa vô số chúng sanh khiến họ
vun trồng cội
công đức nên
đức Phật yên lặng nhận lời thỉnh bảy ngày
cúng dường của
Mật Tích.
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ thấy
đức Phật yên lặng nhận lời thỉnh của mình, lòng
vui mừng hớn hở cúi lạy chưn Phật đi nhiễu bên hữu ba vòng rồi lui đi, bỗng nhiên ẩn mất
trở về nước Khoáng Dã nơi cung xá của mình.
Sau khi đến cung xá,
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ tự nghĩ rằng :
Tôi nên vì
đức Thế Tôn mà
trang nghiêm cung điện cho hàng
chư Thiên cõi dục cõi sắc được chưa từng có, chư
Bồ Tát ở các
thế giới mười phương đều
vui mừng. Tôi còn nhớ
thuở trước một đêm ôm ấp
chí nguyện tôn thờ
đạo pháp chẳng thể nghĩ bàn, nay cũng sẽ như vậy.
Phương Đông cách đây
hằng hà sa quốc độ có
thế giới tên là
Vô lượng Bửu Đức Tịnh.
Đức Phật ở cõi đó hiệu là
Tịnh Vương. Tôi nên mượn tòa
sư tử cao lớn
trang nghiêm thanh tịnh ở cõi ấy.
Lúc ấy Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ nhập tịnh bửu
vương tam muội. Liền đó tòa
sư tử cao lớn
trang nghiêm tốt đẹp như ở
quốc độ Vô lượng Bửu Đức Tịnh bỗng nhiên hiện đến nước Khoáng Dã
Quỷ Thần Vương. Từ Đông đến Tây hai ngàn bốn trăm tám mươi dặm, từ Nam đến Bắc một ngàn hai trăm tám mươi dặm dùng
lưu ly,
thủy tinh và xà cừ làm đất.
Vô lượng hương thơm rải khắp nơi. Có
vô số lò hương báu
đốt hương thù diệu. Rải các hoa trời. Trần thiết bao nhiêu là phẩm vật cực hảo màu sắc đẹp sáng làm vui
đẹp lòng người, làm
thư thái thân người.
Bốn bên tòa
sư tử cao quý
trang nghiêm ấy lại
tự nhiên có ức trăm ngàn triệu
vô số những tòa
sư tử : các báu làm chưn làm bao lơn,
vô số thiên y trải lên trên, những
hoa sen báu, những
trân châu thanh tịnh và các thứ báu đặt khắp trên đất.
Trần thiết
vô lượng tòa
sư tử cao lớn
trang nghiêm thanh tịnh chẳng thể nghĩ bàn như thế xong,
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ từ
tam muội an tường xuất định, liền trong đêm ấy sắm sửa những
thức ăn uống lành ngon.
Trần thiết sắm sửa đã xong tất cả, đêm còn chưa sáng,
Lực Sĩ cáo với
Tứ Thiên Vương rằng : « Các Ngài nên biết ngày hôm nay
đức Thế Tôn sẽ đến cung xá tôi thọ trai thỉnh bảy ngày. Chư
Bồ Tát và hàng
Thanh Văn cũng cùng đến.
Các Ngài chớ nên
phóng dật. Phật rất khó gặp, ức đời mới có. Đều phải
nhứt tâm nhàm tục
mộ đạo cung kính phụng Phật, để được khỏi
sanh tử đến nơi chí đạo,
chánh pháp khó được nghe,
thời cơ cũng khó được gặp.
Ba cõi không cậy được, chỉ có đạo được nhờ như
hư không khắp nơi không
chướng ngại. Chớ để
loạn tâm phóng dật. Nên cùng
quyến thuộc cúng dường đức Phật bảy ngày. Chớ dựa nơi
thân tâm, nên lấy đạo làm gốc. Chớ theo việc khác mà tổn trái
đạo giáo, nên
chuyên tinh nhứt tâm cúng dường đức Như Lai. Khiến cho cõi nước của Vương, chư
Thổ Địa Quỷ Thần,
Càn Thát Bà v.v... đều
quy y Phật, kính nghe
đạo pháp.
Các Ngài nên rõ, đã thỉnh
đức Thế Tôn cúng dường quy mạng rồi siêng nghe
đức Thế Tôn thuyết pháp để
tuyên bố khắp nơi cho tất cả đều được
lợi ích. Như vậy mới gọi là
báo đáp ân đức Phật ».
Mật Tích Lực Sĩ có hai người con trai tên là Mật Binh và Thiện Phần.
Lực Sĩ bảo con trưởng Mật Binh rằng : « Ngươi đi bố cáo khắp cả
địa thần,
hư không thần, trời
Tứ Thiên Vương,
trời Đao Lợi, trời
Dạ Ma,
trời Đâu Suất,
trời Hóa Lạc,
trời Tha Hóa Tự Tại, lên đến trời
Thiên Ma, cho tất cả đồng hay rằng ngày hôm nay đức
Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn sẽ đến cõi nước Khoáng Dã Quỷ Vương tại cung xá
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ thọ thỉnh
cúng dường. Chư
Bồ Tát và hàng
Thanh Văn cũng đồng đến. Ai muốn thấy Phật
nghe pháp thì đến dự hội ».
Thái tử Mật Binh lãnh lịnh, giây lát đã truyền rao khắp nơi.
Lực Sĩ lại sai con thứ Thiện Phần dùng
thần thông đi bố cáo khắp các
cõi trời sắc giới, từ trời
Sơ Thiền Phạm Chúng Thiên đến trời
Tứ Thiền Sắc Cứu Cánh Thiên, rằng ngày hôm nay
đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật sẽ đến thọ
cúng dường tại cung xá của
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ ở nước Khoáng Dã Quỷ Vương. Ai muốn thấy Phật
nghe pháp thì đến dự hội.
Thiện Phần lãnh lịnh, giây lát đã truyền rao khắp trời cõi sắc.
Trong khoảnh khắc sau,
chư Thiên cõi dục và vhư Thiên cõi sắc đồng đến dự hội dừng ở
hư không ngồi theo thứ tự khắp một khoảng ngang rộng trên dưới đều bốn muôn dặm.
Hội trường đã trần thiết
trang nghiêm sắm dọn xong,
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ vòng tay hướng về phía
đức Phật đang ngự mà bạch vói rằng : « Giờ thọ trai đã đến, xin
đức Phật Thế Tôn cùng
chư Hiền Thánh chúng quang lâm ».
Lực Sĩ nói kệ rằng :
«
Đại Thánh Lưỡng Túc TônTrên hết trong trời người
Nay
trai thời đã đến
Thỉnh
đức Phật quang lâm
Giới đức như sen nở
Tinh tiến căng
tăng trưởngTàm quý trên chở che
Đấng
tối thắng đoái thươngKiến lập nơi
Thánh đếTừ bi ban ơn lớn
Không
ngã không ngã sởĐấng
Sư Tử đoái thươngGiới hạnh học nghe rộng
Hoa
giác ý xinh tươi
Trái
giải thoát đầy đủ
Cây
thù thắng quang lâm
Công đức lớn hơn biển
Ý Phật sâu lại rộng
Định
trong sạch là ý
Hạnh
tinh tiến vững mạnh
Từ bi làm
đạo tràngChuỗi
trí huệ trang nghiêmBổn huệ sáng mở tỏ
Xin
Đại Thánh từ cố
Trí
vô động đệ nhứtDùng dược thọ chữa bịnh
Học vô học thạnh sáng
Đấng
tối thắng quang lâm ».
Đức Thế Tôn thấy
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ bạch đã đến giờ liền bảo
đại chúng nên sớm chuẩn bị
đắp y cầm bát đến chỗ
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ bảy ngày thọ thỉnh.
Trong hàng
Thanh Văn và chư
Bồ Tát, những vị có
thần thông thì tự dùng
thần lực đi theo đức Phật, những vị không có
thần thông thì đứng vào trong ánh sáng của
đức Phật, nương
oai thần của
đức Phật đều được đi cả.
Lúc
đức Phật lên đường, chư
Bồ Tát đi trước dẫn đường, chư
Thanh Văn đi hầu phía sau,
chư Thiên,
Long Thần cầm hoa hương
kỹ nhạc chầu chực trên không,
chư Thiên Nữ nói kệ
ca ngợi đức Phật rằng :
«
Vui mừng phát quang minh
Âm nhạc tự nhiên vang
Trời mưa các thứ hoa
Chấn động cả
thế giớiPhật
oai đức rất lớn
Thần thông ba la mậtPhật
biến hóa vô hạn
Rất mừng được thấy Phật
Phật
cát tường vô lượngPhật
Thần Thánh vô biênPhật
oai nghi vô cùngPhật
công đức vô hạn
Đi đến
Linh Thứu sơnTại trong tám núi lớn
Bay kên giữa
hư khôngVô ngại như nhạn vương
Chư Thiên cõi dục và
chư Thiên cõi sắc thấy
đức Phật Thế Tôn từ
hư không mà đến dường như
mặt trời sáng hiện trong nước, như
mặt trăng tròn đứng giữa các vì sao,
chư Thiên Đế tôn quý trong hàng
chư Thiên, như
Phạm Vương chói che
chúng hội, tất cả đều rất
vui mừng liền rải bao nhiêu thứ hoa trời xanh vàng đỏ trắng
cúng dường đức Phật. Những là ý hoa,
đại ý hoa,
nhu nhuyến hoa, đại
nhu nhuyến hoa, trú dạ thọ hoa,
ly cấu hoa, những thứ hoa trăm cánh, ngàn cánh đến trăm ngàn cánh.
Chư Thiên cũng nổi mây rải các thứ hương trời : thiện diệu hương, thường huân hương, ô diên hương, thường hữu hương.
Đồng thời cũng trổi
âm nhạc trời.
Giây lát
đức Phật cùng chư
Bồ Tát và chúng
Thanh Văn đến nước Khoáng Dã Quỷ Vương thuộc cõi của
Tứ Thiên Vương dừng lại tại cung điện của họ.
Lúc
đức Phật vừa dừng bước thì cả
đại địa chấn động có ánh sáng chiếu khắp
mười phương.
Tứ Thiên Vương thấy
đức Phật đến,
vội vàng cùng
quyến thuộc mang hoa hương phan lọng trổi nhạc đờn ca đến trước
đức Phật đảnh lễ đi vòng bên hữu ba vòng rồi rải
hương hoa cúng dường, xong rồi đứng qua một phía.
Đức Thế Tôn vì
Tứ Thiên Vương mà ban tuyên
kinh pháp. Một vạn ba ngàn
quỷ thần yêu mị
phát tâm Vô thượng Bồ đề. Một vạn
ngọc nữ cũng
phát tâm như vậy.
Bấy giờ
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ cùng các con, cung nhơn thể nữ và
quyến thuộc cầm
hương hoa phan lọng trổi nhạc đến chỗ
đức Phật đảnh lễ đi nhiễu bên hữu bảy vòng, rồi
rải hoa rải hương
cúng dường, tất cả đều theo thứ tự mà ngồi.
Tòa
sư tử của
đức Phật ngự cao lớn
trang nghiêm hơn cả.
Chư
Bồ Tát và hàn
Thanh Văn vẫn ngồi nơi chỗ của mình.
Chư Thiên cõi dục và
chư Thiên cõi sắc thấy những tòa
sư tử được trần thiết ấy rất cao lớn
trang nghiêm thì lấy làm lạ nghĩ rằng sao
Mật Tích Lực Sĩ tìm đâu những tòa
sư tử báu đẹp
trang nghiêm huyền diệu thù thắng thế nầy ?
Thừa
oai thần của
đức Phật, ở trên không
tự nhiên có tiếng bảo :
Các Ngài muốn biết ư ! Phương Đông cách đây quá
hằng hà sa quốc độ có
thế giới tên là
Vô Lượng Tịnh,
Phật hiệu là
Tịnh Vương Như Lai chí chơn
đẳng chánh giác.
Mật Tích Lực Sĩ đã từng thấy cõi
vi diệu trang nghiêm thanh tịnh ấy. Nay vì pháp mà trưng vời những tòa cao vọi rất
vi diệu vấy.
Lúc đức
Thích Ca Mâu Ni Phật vừa ngồi lên tòa
sư tử cao rộng xong, trong nước Khoáng Dã Quỷ Vương chúng
quỷ thần yêu mị,
Càn Thát Bà,
Ca Lâu La,
Khẩn Na La,
Ma Hầu La Già đồng đến
lễ Phật rồi đứng qua một phía vòng tay
cung kính.
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ nói với
Tứ Thiên Vương và những chúng đến dự hội rằng : « Thưa các Ngài ! Nay những thứ
ăn uống đã sẵn sàng, các Ngài nên cùng tự tay
cần mẫn dâng cúng lên
đức Phật và chư
Bồ Tát Thánh chúng. Tại sao vậy ? Vì những lời
đức Phật đã dạy, nếu ai có thể
hoan hỉ tá trợ hưng công
cúng dường thì được
vô lượng phước. Đối với
thí chủ, phước cũng chẳng giảm ».
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ cùng các con và cung nhơn
quyến thuộc tự tay sớt
thức ăn lành ngon
nhứt tâm cung kính dâng cúng
đức Phật và
Thánh chúng.
Đức Phật và chư
Bồ Tát Thánh chúng đều được
sung mãn.
Ăn uống xong, dâng nước rửa. Sau đó
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ kê chiếc ghế nhỏ ngồi ở trước
đức Phật bạch rằng : «
Bạch đức Thế Tôn ! Mong đấng
từ bi phải thời
thuyết pháp cho các loài
chúng sanh rõ được đạo
vô sanh. Người chưa
phát tâm được phát
đạo tâm. Người đã phát
đạo tâm được lên bực
bất thối chuyển. Cũng làm cho chúng
quỷ thần yêu mị
Càn Thát Bà đây
mãi mãi được
an ổn không họa hoạn vui hòa nhơn từ.
Chư Thiên, người đời cùng
chúng sanh trong
ba cõi được
tâm nguyện thù tuyệt
siêu việt thế gian ».
Đức Phật bảo
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ và
toàn thể đại chúng : «Lắng nghe ! Lắng nghe ! Phải khéo
suy gẫm. Nếu
thiện nam thiện nữ nhập được
pháp môn an trụ
bền vững, thì được
tâm nguyện thù đặc không chỗ
phân biệt sai thất ».
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ cùng
đại chúng vâng dạ lắng nghe.
Đức Phật phán dạy : « Nếu
thiện nam thiện nữ dốc lòng ngưỡng tín khéo theo
đạo pháp nhiều sự thuận nghi muốn thấy các bực
Hiền Thánh để được
nghe pháp, lòng chẳng ghét ganh, chẳng lẫn tiếc, giơ tay
bố thí, bỏ thối quen thích theo
thế tục, chỗ phước
bố thí chẳng mong
báo đáp, chẳng cưu lòng
não hại,
ý chí trong sạch chuyên tinh nhứt tâm chẳng hề bạo dữ,
tin nhơn quả báo ứng,
ưa thích nghiệp lành chẳng có
hồ nghi dụ dự, thấy rõ lý
thanh bạch biết quả chẳng mất. Thà bỏ
thân mạng chớ chẳng
phạm tội ác. Luôn nhơn
từ không giết hại, không trộm cướp, chẳng
tà dâm, chẳng phạm
vọng ngữ,
lưỡng thiệt,
ác khẩu và
ỷ ngữ, chẳng
ghen ghét, giận thù và
si mê. Chẳng phạm mười ác mà hành mười lành, cũng khuyên người khác làm như vậy. Thường
bình đẳng thành tín thấy hàng
Sa Môn phụng trì giói hạnh
tinh tiến tu hành tư duy tu tập, đúng nghĩa tiết,
vắng lặng đạm bạc, chẳng
luyến trước, chẳng
tà ngữ, chí tánh nhơn từ, rời bỏ pháp ác sốt bạo,
chói sáng như ngọn đuốc,
tâm tánh bình hòa, không nói lời khinh hủy, bỏ tuyệt nhủ nghê, dứt rời tâm đường đột
phiền não, luôn luôn huệ thí.
Thường
cung kính tôn trọng các bực
Sa Môn thanh tịnh ấy đồng như Phật và
đệ tử Phật. Thường theo hầu cận khiêm hạ
đảnh lễ chẳng làm trái ý.
Thường
phụng sự các
thiện tri thức ấy. Do vì mến pháp nên dùng
pháp thí cứu tế nguy ách, ban tuyên
chánh pháp để
giáo hóa người :
bố thí được giàu,
trì giới sanh thiên, nghe rộng thêm trí,
tu hành hiệp đạo,
bố thí thì của nhiều,
xan tham thành
ngạ quỷ,
trì giới,
nhẫn nhục,
tinh tiến nhứt tâm và
trí huệ thì lần
nhập đạo pháp,
phạm giới thì đọa
địa ngục, giận hờn thì
xấu xí, lười biếng thì
bỏ đạo,
loạn tâm thì sanh tội,
ngu si thì
tối tăm. Đó là
do nơi thân, nơi khẩu, nơi ý mà có
quả báo.
Ba nghiệp phạm ác thì
mãi mãi chẳng an, sa vào
địa ngục,
ngạ quỷ,
súc sanh.
Giữ gìn ba nghiệp chẳng phạm thì sanh lên trời sanh trong người, ở chỗ chư Phật,
mãi mãi an vui không có họa hoạn.
Phải vì
mọi người mà khai thị
quả báo tội phước, chỗ kết quả của điều
thiện ác.
Nếu thấy người có
thiện căn pháp khí, thì vì họ mà
giảng pháp sâu xa, những
pháp không,
vô tướng,
vô nguyện, đi không chỗ đi, đến không chỗ đến, không ngã, không nhơn, không thọ, không mạng.
Vì họ mà
phân biệt pháp áo diệu mười hai
nhơn duyên : do
dựa vào sự nầy nên có sự kia sanh, nếu chẳng
dựa vào sự nầy thì sự kia chẳng sanh, do đây mà thành kia, chẳng do thì chẳng thành.
Do
vô minh mà thành hành, do hành mà thành thức, do thức mà
thành danh sắc, do
danh sắc mà thành
lục nhập, do
lục nhập mà thành xúc, do xúc mà thành thọ, do thọ mà thành ái, do ái mà thành thủ, do thủ mà thành hữu, do hữu mà thành sanh, do sanh mà thành
lão tử thân tứ đại ngũ ấm rất khổ.
Vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt, thức diệt thì
danh sắc diệt,
danh sắc diệt thì
lục nhập diệt,
lục nhập diệt thì xúc diệt, xúc diệt thì thọ diệt, thọ diệt thì ái diệt, ái diệt thì thủ diệt, thủ diệt thì hữu diệt, hữu diệt thì
sanh diệt,
sanh diệt thì không có
lão tử khổ lụy vì
ngũ ấm tứ đại, mà
mãi mãi an vui, không còn họa hoạn. Bởi diệt dứt hết thì không còn có. Tại sao vậy ? Vì khởi cái nầy thì sanh cái kia, không khởi cái nầy thì không có cái kia.
Cũng như trồng cây mới sanh chồi rễ cội nhánh lá bông trái. Nhổ cây không chồi thì đâu còn nhánh lá bông trái nữa.
Tỏ ngộ đế
lý không có
vô minh không còn
chấp trước thì chẳng còn gì kéo níu
sanh khởi mười hai chi.
Tất cả đều do duyên mà đối sanh. Không có duyên thì không có đối sanh.
Cả
ba cõi đều vốn không, đều
từ không mà sanh, đều từ có mà tử.
Vì chẳng thấu đạt
không vô mà cho rằng từ nơi có mà thành ra sanh, chẳng biết có ấy rỗng không, do chấp
lấy có ngã mà thành ra tử vậy.
Biết không thì chẳng sanh. Rõ có thì chẳng tử.
Vì tội nó theo,
trần lao nó đến nên
điên đảo khổ não si tối chẳng thiệt.
Vì họ mà tuyên
chơn đế ứng theo nghi tiết
quán sát trúng pháp, mà ở nơi
pháp không có tạo tác !
Chẳng có chỗ tạo thì không có
thối chuyển cũng không chẳng
thối chuyển. Chẳng có nạn qua lại
xoay quanh.
Giả sử phân biệt nơi pháp mà
phân biệt không chấp trước,
nhận biết là vốn không, tất cả các pháp đều
đạm bạc vắng lặng.
Gầy dựng cho người ấy, hoặc
Bồ Tát ấy thường được thấy Phật, chẳng rời bên Phật, chẳng mất sự
nghe pháp, chẳng trái
Thánh chúng.
Sanh về nơi nào đều thấy chư Phật. Dầu có
thác sanh mà chẳng sanh về chỗ không có Phật. Vì sanh ra được thấy Phật nên không
phóng dật, mộ
cầu pháp chơn chánh
tinh tiến. Siêng
tu tập theo đây nên chẳng màng
gia nghiệp mà hay gìn
tịnh hạnh, chẳng luyến
vợ con tôi tớ
giữ gìn nhà cửa mà siêng gắng thọ thì
chánh pháp, không chơi bời
phóng túng ái dục.
Chư
Phật Thế Tôn thuyết giáo. Vì dốc
lòng tin mà
xuất gia tu hành. Sau khi tin pháp Phật
xuất gia thì làm bạn lữ chơn chánh với
thiện tri thức để
thọ nghiệp chơn chánh, tánh hạnh
vi diệu,
nghe pháp huyền diệu, lấy sự
hành đạo làm
trọng yếu mà chẳng chưng diện,
giác ý đệ nhức mà chẳng nhàm đủ, thường cầu
học rộng.
Như pháp được nghe vì người khác mà giảng rộng.
Tâm không mong
lợi dưỡng cung kính mà
giảng thuyết kinh điển. Từ nơi
trí huệ đã được
học hỏi, nhơn lúc đi đứng mà vì người
giảng thuyết, làm cho người
nghe pháp thêm lớn lòng
đại bi, mà đối với
chúng sanh phát tâm đại bi, đến được
học rộng, không lẫn tiếc, chẳng tham
thân mạng, ít muốn ít cầu mà biết
vừa đủ,
trọng nghiệp lành, vui
cúng dường, thích
rảnh rang vắng vẻ chuyên ròng giữ tiết. Theo nơi pháp được học mà suy ngẫm
nghĩa thú, về nơi chánh nghĩa
suy xét phụng hành chớ chẳng thiên về văn sức. Chẳng riêng vì mình và vì
chúng sanh cầu Đại thừa
tối thượng, chí mộ
Phật thừa thành không
phóng dật.
Thế nào là không
phóng dật ?
Do vì đã thấu đạt
cảnh giới nên nhãn chẳng thấy sắc, chẳng thọ
vọng tưởng, chẳng trước văn sức, rõ sắc là nạn, dầu có mộ thích liền bỏ nó qua, biết nó vốn là không.
Nếu tai nghe tiếng, mũi ngửi hương, lưỡi nếm vị, thân chạm xúc, ý biết pháp cũng như vậy, chẳng biết pháp, chẳng
vọng tưởng, chẳng
trước pháp rõ pháp là nạn, dầu có mộ thích liền rời bỏ biết rõ pháp là không.
Nói rằng không
phóng dật đó, tâm mình không sanh cũng
hộ trợ tâm người khác. Bỏ vui
ái dục vào nơi
pháp lạc. Chẳng tưởng
tham dục,
không tưởng giận hờn,
không tưởng nguy hại. Không có
nghiệp hành tham dục, giận thù
ngu si. Không có những căn bổn ác ấy.
Thân chẳng làm đều ác, miệng chẳng nói quấy, tâm chẳng nghĩ bẩn. Chẳng làm
trái với tâm niệm. Chẳng phạm tất cả những pháp
bất thiện.
Như trên đây gọi là không
phóng dật.
Do vì không
phóng dật mà thường đúng
tiết hạnh, biết rõ có, biết rõ không, biết rõ
không không có.
Sao gọi là có, gì gọi là không ?
Người tu hạnh
bình đẳng thì có
Hiền Thánh giải thoát. Người tu hạnh tà ngoại thì không có
Hiền Thánh giải thoát. Lại cũng có
quả báo tội phước, hoặc có
quả báo không tội phước. Hoặc có nhãn, hoặc không nhãn. Nhẫn đến hoặc có ý hoặc không ý. Lại có thể biết rõ sắc là pháp
vô thường, khổ, không,
biệt ly thì gọi là có chí
học đạo. Còn chấp sắc là pháp có thường còn mãi không
biệt ly, bởi không có huệ
bình đẳng mà có niệm chấp ấy nên có tưởng hành thức khổ, có trọn pháp
vô thường, khổ, không,
biệt ly.
Lại từ
vô minh làm duyên mà sanh ra
nghiệp bất thiện.
Nếu không có
vô minh thì không có hành. Từ sanh làm duyên mà có già bịnh chết.
Nếu không có sanh thì không có già bịnh chết.
Bố thí thì nên phước lớn. Nghèo thiếu do không thí xả.
Cùng khổ thì do tham ganh. Bọn sẻn thì không có của nhiều. Phụng pháp thì đến đạo. Chẳng thuận
nghi tắc thì chẳng
thành đạo nghiệp.
Bồ Tát tinh tiến thì được
trí huệ lớn.
Bồ Tát giải đãi thì chẳng được đạo. Người chẳng tự tôn tự đại là thiệt được
bí quyết lạ. Người
cống cao thì chẳng đến
Niết bàn. Nếu khắp vắng bặt thì đến
Niết bàn. Người chấp ngô ngã tham thân
thọ mạng thì chẳng đến
đạo huệ.
Vì thế nên làm người phải
thuận theo thời nghi ».
Đức Phật lại dạy : «Nếu
thiện nam thiên nữ tu
phổ minh trí, hoặc có chỗ biết, hoặc không chỗ biết, hoặc ở nơi đời, hoặc không ở nơi đời, hoặc có
thiên thực, hoặc không
thiên thực, đều
không chấp trước.
Đức Như Lai minh chứng tất cả pháp dạy bốn
pháp thí :
Một là tất cả
vạn vật đều về nơi
vô thường.
Hai là tất cả chỗ có đều là khổ độc.
Ba là tất cả các pháp đều không có ngã.
Bốn là tất cả
hữu tình đều đến nơi không,
vô vi Niết bàn tịch diệt.
Vì thế nên nói rằng tất cả
vạn vật đều về nơi
vô thường.
Chúng sanh ngu tối
mê lầm tự nghĩ là có thường.
Đức Như Lai thuyết pháp dứt trừ sự
chấp có thường ấy.
Tất cả chỗ có đều là khổ độc.
Chúng sanh mê tối cho là có vui.
Đức Như Lai thuyết pháp dứt trừ
quan niệm có vui của họ.
Tất cả các pháp đều không có ngã.
Chúng sanh chấp có ngã.
Đức Như Lai thuyết pháp dứt trừ
ý tưởng có ngã ấy.
Tất cả
hữu hình đều về nơi rỗng không.
Chúng sanh mê muội lại tưởng đều là có.
Đức Như Lai vì họ nên
thuyết pháp dứt trừ tưởng chấp là có ấy. Để được
Niết bàn vắng lặng.
Tất cả
chúng sanh quan niệm tự tại.
Đức Như Lai thuyết pháp khiến người tự đại chẳng còn
cống cao, vất bỏ
chấp trước. Vì được nghe
vô thường mà họ hiểu đều rỗng không, đây mới
hiểu rõ nghĩa
vô thường.
Nghĩa ấy là thế nào ?
Tất cả
vạn vật đều chẳng sanh, chẳng tăng, chẳng khởi, chẳng diệt. Đây mới gọi là
ngộ nhập vĩnh viễn vô thường.
Vì được nghe nói là khổ mà họ trừ được lòng cầu mong,
năm ấm rỗng
không không có
sanh khởi. Đây là nghĩa của khổ.
Vì nghe nói tất cả pháp đều không có ngã mà phụng trì môn
không giải thoát, với ngã và
vô ngã không thấy có hai tướng sai khác. Đây là nghĩa
vô ngã.
Vì được nghe
Niết bàn tịch diệt nên
quyết chí đến
không tưởng thọ chẳng sanh chẳng diệt là đều
diệt định không có chung thỉ. Đây mới gọi là
hiểu rõ nghĩa không.
Chẳng lấy
vô tướng mà làm chỗ chứng.
Nếu có
Bồ Tát hay thật hành như
vậy thì chưa từng trái mất tất cả những
công hạnh đạo phẩm. Do
vô tướng hành mà khắp đầy đủ
đạo pháp của chư Phật ba mươi bảy phẩm ».
Lúc
đức Thế Tôn ở tại cung điện của
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ, theo bịnh mà
thuyết pháp, trong
chúng hội liền có hai vạn thiên nhơn
phát tâm Vô thượng Bồ đề,
vô số người thọ
ngũ giới.
Bấy giờ
Tứ Thiên Vương tiến lên thưa : «
Bạch đức Thế tôn ! Xin thương chỉ dạy
chúng tôi phải
hộ trì thế gian như thế nào ? ».
Đức Phật phán : « Các Ngài đem mười
pháp hạnh hộ trì thế gian chúng sanh.
Những gì là gọi mười
pháp hạnh ?
Một là chẳng
sát hại sanh mạng của tất cả loài
hữu tình.
Hai là chẳng trộm lấy tài vật của kẻ khác.
Ba là chẳng phạm đến vợ của người khác.
Bốn là chẳng
lưỡng thiệt làm tranh cãi cho người.
Năm là chẳng
vọng ngôn khi dối người.
Sáu là chẳng
ác khẩu dùng lời làm
thương tổn người.
Bảy là chẳng
ỷ ngữ, tất cả
lời nói ra đều không
thêu dệt trau chuốt.
Tám là chẳng có lòng
ganh ghét đây kia.
Chín là ở nơi những sự
lành dữ chẳng
nổi giận nóng.
Mười là thường
tu học chánh kiến chẳng theo
tà kiến nghi ngờ.
Nầy các Ngài ! Các Ngài đem mười điều nầy
hộ trì thế gian mới là đúng
giáo pháp.
Lại có
tám pháp hộ trì thiên hạ :
Một là hành động đúng với
chánh pháp không hề trái.
Hai là thờ kính các bực tôn trưởng chẳng có lòng khinh mạn.
Ba là nói lời dịu mềm, không nói lời
cộc cằn.
Bốn là khiêm nhượng từ tốn
cung kính thuận thảo.
Năm là luôn luôn thành thiệt chất phác, chẳng làm sự
gian xảo.
Sáu là thường tu nhơn hòa mà không nịnh bợ.
Bảy là với tất cả điều ác đều không phạm.
Tám là đem các
công đức lành
lợi ích cho
thế gian.
Lại có sáu việc
hộ trì thiên hạ :
Một là thân thường thật hành nhơn từ chẳng
tổn hại chúng sanh.
Hai là miệng nói lời nhơn từ chẳng thốt ra lời hung ác.
Ba là
ý niệm nhơn từ chẳng hung bạo.
Bốn là khắp cai quản
sự nghiệp để được
lợi dưỡng.
Năm là khắp
hộ trì cấm giới mà không để sai phạm.
Sáu là khắp đem
chánh kiến để khai đạo kẻ
tà vạy.
Lại có bốn sự việc thường là những sự
đứng đầu để
hộ trì thế gian :
Một là phàm có
lập công hạnh gì không bao giờ
tham lam ganh ghét.
Hai là chẳng có lòng giận thù hại người.
Ba là chẳng vì ngu dốt, mà
che đậy để thêm chỗ chẳng biết.
Bốn là đi đến chỗ nào chẳng có lòng sợ sệt.
Lại có hai sự dùng để
hộ trì thế gian nhơn dân :
Một là tự
hổ thẹn từ
vô số kiếp chẳng theo đúng
đạo pháp.
Hai là
xấu hổ với người, tự trách mình chẳng
thâm nhập đạo pháp cứu hộ tất cả
chúng sanh ».
Đức Phật phán với
Tứ Thiên Vương : « Các Ngài nên
thi hành các pháp ấy để
hộ trì thế gian thiên hạ. Vì
kiến lập được các
pháp hạnh như vậy mới
hộ trì thế gian được ».
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ tiến lên
lễ Phật rồi bạch
đức Phật : « Thế nào thật
hành pháp không giận nóng đến đạo
Vô thượng Bồ đề ? ».
Đức Phật phán : « Nầy
thiện nam tử !
Bồ Tát có mười
sự thật hành không giận nóng đến đạo
Vô thượng Bồ đề.
Những gì là mười pháp ?
Một là thường
thi hành lòng nhơn từ chẳng phạm
tổn hại.
Hai là chẳng chán nhàm các
tai nạn, thường
tu tập lòng
đại bi.
Ba là
sự nghiệp được làm đều siêng năng
tinh tiến mà có
thù đặc.
Bốn là thường
phụng hành môn
không giải thoát đến được
tam muội.
Năm là từ
nhơn duyên phát khởi nhập vào
trí huệ.
Sáu là dùng
quyền phương tiện vào khắp tất cả.
Bảy là
thông đạt tam thế :
quá khứ,
vị lai và
hiện tại.
Tám là dùng
chơn đế quán thấy khắp không chỗ
chướng ngại.
Chín là tuân phụng
đạo pháp nhập vào tất cả pháp.
Mười là tất cả các pháp đều về rỗng không ».
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ lại bạch
đức Phật : «
Bạch đức Thế Tôn !
Bồ Tát có bao nhiêu pháp để được không khiếp sợ khi
nghe pháp bất tư nghị của
đức Phật ? ».
Đức Phật dạy : « Nầy
thiện nam tử !
Bồ Tát có
tám pháp, khi
nghe pháp bất tư nghị của
đức Phật thì không khiếp sợ.
Một là
công đức được tạo ra
thường có thể đạt đến
rốt ráo.
Hai là
nhứt tâm thiền quán tư duy thông đạt chẳng
tán loạn.
Ba là vì làm
thiện hữu mà được thuận tùng.
Bốn là tâm thường dốc
lòng tin thích pháp
vi diệu.
Năm là vì hiểu các pháp đều
như huyễn hóa.
Sáu là
hiểu rõ tất cả pháp chẳng thể nghĩ bàn.
Bảy là rõ tất cả pháp
bất khả đắc như
hư không.
Tám là
thông suốt tất cả pháp là tướng
hư dối.
Đó là
tám pháp vậy ».
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ lại bạch : «
Bạch đức Thế Tôn ! Sao gọi rằng
Bồ Tát được
tự tại nơi pháp
Bồ Tát ? ».
Đức Phật dạy : « Nầy
thiện nam tử ! Vì có bốn pháp mà
Bồ Tát được
tự tại nơi pháp
Bồ Tát.
Một là
tuân hành như huyễn tam muội thông suốt tất cả
pháp nhập vào năm thứ
thần thông mà
đặc biệt siêu việt.
Hai là vì ba
giải thoát môn hơn cả
tứ thiền.
Ba là dùng
trí ba la mật để tu bốn
phạm hạnh.
Bốn là hành
quyền phương tiện đủ
sáu ba la mật ».
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ lại bạch : «
Bạch đức Thế Tôn !
Bồ Tát có bao nhiêu
pháp nhập vào
pháp môn ? ».
Đức Phật dạy : « Nầy
thiện nam tử ! Có bốn pháp,
Bồ Tát nhập vào
pháp môn :
Một là nhập vào môn
thiền quán biết rõ đầy đủ căn bổn tất cả
chúng sanh.
Hai là nhập vào môn
trí huệ biết rằng tất cả chương
cú nghĩa lý và vì
chúng sanh mà
diễn thuyết.
Ba là nhập vào môn
tổng trì, tất cả chỗ được
thọ trì đều nhớ luôn chẳng quên.
Bốn là nhập vào môn
biện tài do đó mà có thể làm vui
đẹp lòng tất cả
chúng sanh ».
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ lại bạch : «
Bạch đức Thế Tôn ! Vì có bao nhiêu
đạo lực mà
Bồ Tát gầy dựng nên hạnh
Bồ Tát ? Lại những
đạo lực ấy không ai đương cự được, do đó mà
hàng phục chúng ma ».
Đức Phật dạy : « Nầy
thiện nam tử !
Bồ Tát có tám
đạo lực hàng phục chúng ma không ai cự được.
Một là
sức mạnh đạo tâm tánh hạnh
thanh tịnh.
Hai là
sức mạnh tinh tiến chẳng
thối chuyển.
Ba là
sức mạnh nghe rộng
phụng hành Bát Nhã ba la mật.
Bốn là
sức mạnh nhẫn nhục hộ trì các
chúng sanh.
Năm là
sức mạnh vô sanh chẳng cưu lòng
sân hận.
Sáu là
sức mạnh chẳng
hư vọng đầy đủ
giải thoát.
Bảy là
sức mạnh tu đạo hạnh đầy đủ
trí huệ.
Tám là
dùng sức đại bi khai hóa chúng sanh.
Đó là tám
đạo lực vậy ».
Lúc
đức Phật nói những pháp ấy,
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ và năm trăm người con trai được
vô sanh pháp nhẫn. Vì được
pháp nhẫn nên đồng tiến lên bạch rằng: «
Bạch đức Thế tôn ! Ngưỡng mong
đức Thế Tôn đem
tám pháp yếu ấy
lưu bố thiên hạ. Vì thương
chúng tôi nên làm cho cung điện
Mật Tích nầy
tự nhiên rộng rải. Khi
đức Phật diệt độ rồi, do căn bổn
công đức nầy
quang minh chiếu khắp làm cho lưu bo ákhắp nơi mà chẳng mất ».
Đức Phật thấy biết
tâm niệm hộ pháp của các người con trai của
Mật Tích, bèn bảo
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ rằng : «
Mật Tích kham nhiệm được chương
cú pháp yếu nầy. Lúc ta đến ngồi dưới cội
Bồ đề,
ma vương đem binh đến, ông cùng chư
Bồ Tát đến dùng oai thế
ủng hộ ta nên
hàng phục được ma binh. Nay ông lại phải
ủng hộ mạt thế sau nầy làm cho
pháp yếu được
lưu bố khắp
Diêm Phù Đề đến tận
mười phương, làm cho
chánh pháp được còn lâu,
chế ngự tất cả
dị học ngoại đạo ».
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ được
đức Phật khuyên bảo liền rời chỗ ngồi quỳ lạy
chắp tay tuyên
thần chú rằng :
« Hê lê, hưu lưu hưu lưu, kỳ cường tiêu tụ, các la nhãn động diêu quy cứu,
nhẫn lực lực tận, tịch phạ tác giác chí y lê khư khưu,
khư lê,
khư lê. Hộ vô trạch. Trụ thắng sanh vãng hoàn vô khúc dĩ từ thọ chi điều hòa thành thí trì dĩ
chư thiên long cáo
quỷ thần kiết thát bà yêu mị nhược nhơn
phi nhơn, thường cát
an ổn, động ư
sơn vương, diệt chấn
đại địa. Dụng thuyết thử chú cố, nhiếp phục
ngoại đạo, pháp quân sở cứu, quảng
diệu pháp viêm, dốc tín thị cú ».
Nghe
thần chú nầy rồi, các
Thiên chúng đồng
cất tiếng khen rằng :
«
Chánh pháp trụ rất lâu
Động
Đại Thiên thế giớiTất cả
đại chúng đồng
Tự đến
trước Pháp Vương
Quy mạng cho hết tội
Ban cho không nạn sợ
Ai trì
ngôn giáo nầy
Khiến
chánh pháp còn mãi ».
Đức Thế Tôn ở cung điện
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ tại nước Khoáng Dã Quỷ Vương thọ
cúng dường bảy ngày khai
thị giáo hóa
vô số chúng sanh.
Giữa ngày thứ bảy,
đức Phật bỗng rời cung điện Quỷ Vương Khoáng Dã, cùng chư
Bồ Tát và hàng
Thanh Văn bay vọt lên
hư không.
Tất cả
chư Thiên ở trên ấy đồng
cúng dường đức Phật và khắp
Thánh chúng.
Chư Thiên Nữ đều đồng
ca ngợi phóng quang minh lớn.
Trăm thứ
thiên nhạc nhơn nhạc tự hòa tấu.
Trên
hư không mưa
các loại hoa thơm đẹp.
Khắp
Phật độ chấn động.
Như vua
phụng hoàng,
đức Phật trở về núi Linh Thứu.
Tại núi Linh Thứu,
đức Phật cùng chúng
Tỳ Kheo và chư
Bồ Tát quyến thuộc vây quanh đều
tư duy đạo giáo.
Bấy giờ
vua A Xà Thế ra khỏi thành
La Duyệt Kỳ cùng với hàng
trưởng giả phạm chí kính tin
Tam Bảo đến núi Linh thứu.
Nhơn dân khắp nước nghe
đức Phật hoàn quốc đều
vân tập xế trưa xuất thành đến núi Linh Thứu.
Mọi người đảnh lễ chưn Phật đi quanh bên hữu bảy vòng rồi ở qua một bên.
Vua A Xà Thế tiến lên bạch
đức Phật : «
Bạch đức Thế Tôn ! Hôm trước tôi từng họp quần thần
tham nghị.
Lúc ấy có các
Tỳ Kheo đến chỗ
Thái Tử tuyên bố rằng : Hôm nay
đức Thế Tôn qua đến nước Khoáng Dã Quỷ Vương tại cung điện
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ thọ trai.
Bạch đức Thế Tôn !
Nghe được lời
tuyên bố ấy, tôi cho là rất lạ lùng chưa từng có. Chư
Phật Thế Tôn thiệt chẳng thể nghĩ bàn mới có thể ban đức
đại bi thương xót cứu vớt khắp cả
chúng sanh dường như
hư không, nên mới ngự đến cung điện
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ tại nước Khoáng Dã Quỷ Vương.
Đại nguyện của
đức Phật không thể ví dụ được, không có
lời nói hết được.
Nếu có ai được
đức Như Lai giảng dạy, không ai là chẳng được an vui
lợi ích.
Bạch đức Thế Tôn !
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ vun trồng cội
công đức thế nào mà được
biện tài to lớn ấy ? ».
Đức Phật dạy : « Nầy
Đại Vương !
Giả sử mười phương đều như
số cát sông Hằng, mỗi mỗi hột cát còn có số hạn, chư Phật được
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ gần gũi
cúng dường không
thể tính đếm được, do đó mà
Lực Sĩ ấy được đại
biện tài như vậy.
Nầy
Đại Vương !
Vô ương số kiếp quá khứ có
đức Phật hiệu là Tức Ý
Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác,
thế giới tên là Tuyển Chủ, kiếp hiệu là Bất Di.
Đức Phật Tức Ý ấy thuần
giáo hóa chúng
Bồ Tát đều làm cho
tinh tiến cả.
Lúc ấy có
Bồ Tát hiệu là
Dũng Lực lễ Phật Tức Ý mà bạch rằng :
Như chỗ tôi
lãnh hội ý nghĩa của
đức Phật đã dạy, nếu có
Bồ Tát nào nghĩ rằng tôi sẽ chóng đến đạo
Vô thượng thành
tối chánh giác.
Bồ Tát nào nghĩ như
vậy thì gọi là
giải đãi. Tại sao ?
Bồ Tát ấy chẳng
tinh tiến nhàm sợ
sanh tử. Nếu có
Bồ Tát thấy
sanh tử họan nạn thì thấy được
kiết sử triền phược, chẳng
nhập Niết bàn chỉ
hóa độ chúng sanh, thì mới thành
tối chánh giác.
Tại sao vậy ?
Bạch đức Thế Tôn ! Pháp của
Bồ Tát là siêng
tu tập đạo hạnh khắp trong
sanh tử khai đạo
lợi ích vô lượng chúng sanh cho họ nhập
vô dư Niết bàn, mà cũng không chỗ được
giáo hóa.
Vì thế nên,
bạch đức Thế Tôn !
Bồ Tát hạnh phải trọng
sanh tử, chẳng kính
nhập Niết bàn.
Bồ Tát hạnh trọng
sanh tử rồi
phụng thờ vô lượng chư Phật, khai đạo
lợi ích vô lượng chúng sanh, nghe học
vô số pháp, nhập vào
tâm niệm của
chúng sanh,
chí nguyện sở hành kính hạnh
Niết bàn, trọng các
quán hạnh.
Nếu thấy có
Bồ Tát sợ
sanh tử khổ hoạn thích hạnh
Niết bàn, thì nên
quan niệm rằng :
Bồ Tát nầy chắc là
đọa lạc, vì bỏ mất hạnh
Như Lai, có lỗi với
chúng sanh. Sao gọi là
Bồ Tát mà chẳng
thuận theo hạnh
Bồ Tát lại thích
Thanh Văn địa,
Duyên Giác địa, đây đáng gọi là không có hạnh
Bồ Tát , là hạnh
Thanh Văn.
Tại sao vậy ?
Hạnh của hàng
Thanh Văn sợ khổ hoạn
sanh tử. Còn
Bồ Tát đi trong
vô lượng sanh tử mà chẳng bị
ràng buộc.
Đức Tức Ý
Như Lai khen
Dũng Lực Bồ Tát rằng :
Lành thay !
Lành thay !
Lời nói ấy rất hay,
ngôn giáo thuần thục.
Bồ Tát hành đạo bỏ sự an vui của chính mình mà chẳng bỏ người khác, thường xét lỗi mình mà chẳng
tìm lỗi người.
Dũng Lực Bồ Tát lại bạch :
Bạch đức Thế Tôn ! Thế nào là
Bồ Tát hạnh ?
Đức Phật Tức Ý dạy :
Nầy
thiện nam tử ! Tự chánh lấy
việc làm của mình mà vì chúnh sanh tuyên nói sự
thành bại khổ nạn sanh tử. Chịu lấy
vô lượng khổ hoạn của
sanh tử mà không khiếp sợ. Chẳng thích bực
Thanh Văn và bực
Duyên Giác mà
chuyên tu tập
việc làm của
Bồ Tát. Chẳng luyến
thiền định, ở trong
tam giới biết rõ
thiền định. Biết rành các
ác đạo,
tu tập các môn
phương tiện. Biết hết cả
công đức thiền định trí huệ giải thoát chẳng
cùng tận. Phát
trí huệ vô sanh, vì người mà ban tuyên tất cả
pháp bổn lai không có, trí cũng
vô sở đắc. Biết các
chúng sanh mà không có ngô ngã. Dùng
trí huệ khai hóa tất cả
chúng sanh cho họ hiểu các
pháp tịch diệt.
Thọ trì các
pháp thông các
Phật độ. Biết tất cả như
hư không,
Phật quốc thanh tịnh,
trí huệ sáng sạch. Do
trí huệ thấu suốt tất cả
Pháp không tăng không giảm, mà dùng
tướng hảo trang nghiêm trí huệ vô sở đắc. Nhơn đó mà tuân thờ tất cả cội
công đức chẳng quên bỏ, ít não bớt việc. Với các
chúng sanh, thường làm viêïc cứu vớt
hoạn nạn.
Thân tâm đạm bạc chứa công bồi đức chẳng chán nhàm.
Phát khởi thiền quán thấu rõ
chánh định nhứt tâm.
Phương tiện thấu suốt các pháp
thâm diệu. Nếu đem
tuyên bố bao nhiêu
giáo pháp,
phân biệt quán hạnh thành tựu quả đức.
Khai hóa luật
Thanh Văn,
Duyên Giác. Mến thích
công hạnh giải thoát của
đức Như Lai, thật hành
Bồ Tát hạnh,
thị hiện công việc của
đức Như Lai làm.
Đó là
Bồ Tát hạnh vậy ».
Đức Phật phán tiếp : « Nầy
Đại Vương ! Bấy giờ
Dũng Lực Bồ Tát nghe đức Tức Ý
Như Lai dạy pháp ấy, lại bạch rằng :
Bạch đức Thế Tôn ! Thiệt rất khó chưa từng có, nay
đức Thế Tôn tuyên dạy
công hạnh mà chư
Bồ Tát phải thiệt hành.
Bạch đức Thế Tôn !
Cứ theo chỗ tôi hiểu ở nơi lời
đức Phật dạy thì thiện
quyền phương tiện là pháp của
Bồ Tát thiệt hành.
Bạch đức Thế Tôn ! Như
hư không chứa đựng tất cả
vạn vật mười phương, vì tất cả
hình sắc mà
hiển hiện thể của nó chẳng
thể tính lường, hiện bao trùm tất cả những loại có hình, với
hư không vẫn không
chướng ngại.
Bạch đức Thế Tôn ! Cũng vậy, do thiện
quyền phương tiện mà chư
Bồ Tát được
tự tại ở nơi tất cả pháp. Những pháp đã được học và pháp chưa được học, pháp
phàm phu và pháp Phật đều
do nơi đó.
Lại như luồng lửa lớn đi đến đâu, cỏ cây đều bị cháy.
Cũng vậy,
Bồ Tát tự tại đi trong các pháp. Dùng lửa
trí huệ đốt cháy
ngu si của
tam giới tối tăm ;
Lại như kẻ
trượng phu nổi giận hung làm
tổn hại người khác chẳng kể khốn nạn.
Cũng vậy,
Bồ Tát dùng thiện
quyền phương tiện Bát Nhã ba la mật tự tại dứt trừ
trần lao của tất cả
chúng sanh.
Lại như thủy thanh châu được để vào nước đục thì nước liền
trong suốt.
Cũng vậy,
Bồ Tát dùng thiện
quyền phương tiện làm
tiêu tan tất cả
trần lao ba thứ cấu trược.
Lại như
thuốc giải độc tên là
tiêu trừ, nếu đem để vào tất cả chất độc, thì tất cả chất độc đều
tiêu tan hẳn. Cũng vậy,
Bồ Tát dùng thiện
quyền phương tiện dạo đi khắp chỗ họa nạn
tam giới, cầm trí quyền xảo dứt trừ
trần lao ái dục của
chúng sanh.
Bạch đức Thế Tôn ! Vì thế nên biết rằng thiện
quyền phương tiện là hạnh
tự tại nơi tất cả pháp của
Bồ Tát.
Năày
Đại Vương ! Lúc
Dũng Lực Bồ Tát nói pháp ấy, có
vô số người
phát tâm Vô thượng Bồ đề.
Đại Vương muốn biết
Dũng Lực Bồ Tát thuở xưa ấy là ai chăng ? Chánh là
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ ngày nay vậy.
Bồ Tát náày vững mạnh
tinh tiến, mặc áo giáp
hoằng thệ vòi vọi như vậy,
cúng dường vô số chư Phật rỡ rỡ dường ấy chẳng gì ví dụ được ».
Khi ấy
vua A Xà Thế nghĩ rằng chày
kim cang của
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ nặng bao nhiêu ? Ta có sức rất khỏe chẳng biết có cầm được chăng ?
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ biết
tâm niệm của nhà vua bèn để chày
kim cang xuống đất.
Vừa lúc Lực Sĩ để chày xuống đất, cả cõi
Đại Thiên chấn động sáu cách.
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ nói với
vua A Xà Thế : « Nhà vua thử cầm lên xem ».
Vua A Xà Thế có
sức mạnh lực sĩ, liền tận lực dở lên, những vẫn chẳng lay động được chày
kim cang mảy may.
Nhà vua lấy làm lạ chưa từng có, tiến lên bạch
đức Phật rằng : «
Bạch đức Thế Tôn ! Thân tôi có
sức khỏe đại lực sĩ lại mặc áo giáp rất quý lạ. Tôi có thể bắt voi lớn nắm vòi ném thân voi đến đâu cũng được. Sao hôm nay dở chày
kim cang nhỏ nầy lại chẳng nhúc nhích chừng lông tóc. Sao lại có sự lạ như vậy ? ».
Đức Phật dạy : « Nầy
Đại Vương ! Chày
kim cang nầy trọng ở nơi đức, chẳng thể
dùng sức mạnh mặc áo giáp và mạnh ném voi lớn mà dở lên được».
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ nói với
Thiên Đế Thích : « Thưa Ngài
Kiều Thi Ca ! Ngài có
danh hiệu là
Chấp Trì Kim Cang. Ngài thử cầm chày
kim cang nầy lên
xem sao ».
Lúc ấy Thiên Đế dùng
thần lực vô hạn, hiển tột
thần thông muốn cầm chày
Kim Cang ấy lên mà vẫn chẳng cầm lên được.
Thiên Đế tiên lên bạch
đức Phật : «
Bạch đức Thế Tôn ! Tôi cùng
chư Thiên đánh nhau với
A Tu La. Tôi dùng một ngón tay ném
A Tu La Duy Chất như ném một viên đạn nhỏ, làm cho
A Tu La phải bỏ chạy.
Nay chày
kim cang này nhỏ xíu như vậy sao tôi lại cầm lên không nổi ? ».
Đức Phật dạy : « Nầy
Kiều Thi Ca ! Chày
kim cang nầy trọng nơi đức. Chẳng nên đem
so sánh với thân lớn ba trăm ba mươi sáu muôn dặm của
A Tu La.
Nầy
Kiều Thi Ca ! Ý Ngài nghĩ sao ?
Núi Tu Di có nặng chăng ? ».
Thiên Đế thưa : «
Bạch đức Thế Tôn !
Núi Tu di rất nặng ».
Đức Phật nói : « Nầy
Kiều Thi Ca !
Giả sử có
đại lực sĩ thần lực vô lượng tay mặt cầm chày
kim cang nầy để bên
núi Tu Di.
Lực sĩ ấy đứng vào giữa cất hai thứ lên,
núi Tu Di vẫn còn hơi nhẹ chẳng bằng trọng lượng của chày
kim cang này.
Nầy
Kiều Thi Ca !
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ nếu dùng chày
kim cang có thể đập núi
Thiết Vi, núi
Đại Thiết Vi và núi
Kim Cương làm cho nát ra như bụi. Dầu như vậy,
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ còn chưa hiện hết
thần lực ».
Bấy giờ
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ nói với Ngài
Đại Mục Kiền Liên : « Thưa Ngài
Đại Mục Kiền Liên !
Đức Thế Tôn khen Ngài
thần thông đệ nhứt. Nay Ngài thử cầm chày
kim cang nầy lên
xem sao ?».
Ngài
Đại Mục Kiền Liên có
đại thần lực dời được bốn biển lớn. Ngài phấn khởi
thần thông muốn cầm chày
kim cang lên làm rúng động cả cõi
Đại Thiên nhưng vẫn không lay động được chày
kim cang ấy chừng lông tóc.
Rất lấy làm lạ, Ngài
Đại Mục Kiền Liên đến bên chưn Phật bạch rằng : «
Bạch đức Thế Tôn !
Đức Phật từng khen
thần thông của tôi. Tôi từng thử
thần thông của mình làm
rung động cả cõi
Đại Thiên như khều cái bát nhỏ ném qua cõi nước khác. Tôi từng
hàng phục khai hóa Nan Đầu Hòa Nan
Long Vương. Tôi còn có thể nuốt khúc gỗ lớn bằng
núi Tu Di. Vừa
tác ý là tôi có thể nắm kéo
mặt trời mặt trăng đứng lại, lấy tay rờ mó. Như
vậy mà nay tôi không thể lay động được chày
kim cang nhỏ xíu nầy chừng lông tóc !
Phải chăng tôi đã mất
thần thông rồi ? ».
Đức Phật dạy : « Ông chẳng mất
thần thông. Nầy
Đại Mục Kiền Liên !
Thần thông của
Bồ Tát có oai thế rất lớn.
Thần thông của
Thanh Văn và
Duyên Giác chẳng bằng được.
Giả sử những
núi Tu Di của
hằng hà sa thế giới hiệp lại làm một
núi Tu Di còn có thể lay động được, chớ chẳng thể lay nổi chày
kim cang nầy.
Bồ Tát lập hạnh, oai lực chẳng thể nghĩ bàn
vòi vọi như vậy ».
Ngài
Đại Mục Kiền Liên được chưa từng có, bạch rằng : «
Bạch đức Thế Tôn !
Bồ Tát Đại Sĩ có được oai lực lớn, như
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ đây cầm chày
kim cang.
Bạch đức Thế Tôn !
Sức lực của
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ đây là do
cha mẹ sanh, hay là do
thần thông ? ».
Đức Phật dạy : « Đó là
sức mạnh do
cha mẹ sanh. Nếu
Bồ Tát mà
dùng sức mạnh
thần thông thì có thể
thị hiện thấu khắp
trên trời và
thế gian ».
Đức Phật bảo
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ : « Ông nên cầm chày
kim cang lên ».
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ bước động cõi
Đại Thiên, dùng tay mặt cầm chày
kim cang lên ném thẳng vào
hư không. Chày ấy ở trên
hư không lộn quanh bảy vòng rồi rơi
trở lại dừng ở trên tay hữu của
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ.
Tất cả
chúng hội đều được chưa từng có, đồng vòng tay lễ chưn
đức Phật, đồng xướng lên rằng : « Khó kịp, khó kịp !
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ có
sức lực rất
vi diệu. Cầu mong các
chúng sanh đều được
thế lực vô cùng như vậy ».
Vua A Xà Thế tiến lên bạch : «
Bạch đức Thế Tôn !
Bồ Tát có bao nhiêu
công hạnh mà được
sức lực như vậy ».
Đức Phật dạy : «
Bồ Tát có mười hạnh lớn được oai lực ấy :
Một là siêng
thọ trì chánh pháp thà bỏ
thân mạng.
Hai là chưa từng tự cao tự đại, luôn khiêm hạ
lễ kính chúng sanh.
Ba là gặp
chúng sanh cang cường khó
dạy bảo thì
nhẫn nhục chịu đựng.
Bốn là thấy người
đói khát thì đem món
ăn ngon để
bố thí cho họ được no đủ.
Năm là thấy kẻ sợ sệt thì
an ủi cho họ được an.
Sáu là nếu có
chúng sanh bị
bịnh nặng thì lo thuốc men chạy chữa.
Bảy là nếu có ai
yếu đuối bị người khinh mạn thì kính thương
che chở.
Tám là lấy nước hồ sạch trét vách điện miếu
thờ Phật vá chỗ nứt bể.
Chín là thấy người
côi cút nghèo khổ thiếu thốn thường mang vác
nặng nhọc, thì giúp đỡ cho họ được khỏi sự
nặng nhọc khổ sở.
Mười là nếu có người không chỗ
nương nhờ thì thường giúp đỡ họ, nói ra giữ đúng lời không hề quên bỏ.
Đó là mười hạnh lớn của
Bồ Tát ».
Vua lại bạch hỏi : «
Bạch đức Thế Tôn !
Bồ Tát nhơn hòa là có bao nhiêu pháp mà
Bồ Tát tới lui đó đây luôn luôn
hòa nhã chẳng hề nóng giận ? ».
Đức Phật dạy : «
Bồ Tát nhơn hòa có
tám pháp :
Một là chí tánh
chất trực không có dua gièm.
Hai là tánh nết
hòa nhã thường không dối nịnh.
Ba là tâm ý thuần phục trọn không
hy vọng.
Bốn là
tâm hành kiên quyết không hề kém yếu.
Năm là lòng không
mê lầm luôn luôn nhơn hòa.
Sáu là làm chỗ nhờ cậy cho người đời được
đức hạnh lạ.
Bảy là
tâm trí tỏ thấu mà
không chấp trước.
Tám là
tư duy tội phước mà
tâm không tưởng niệm.
Đó là
tám pháp nhơn hòa của
Bồ Tát ».
Đức Phật phán tiếp : «
Bồ Tát lại có bốn pháp chí tánh
thuần thục đi khắp đó đây
mọi nơi :
Một là ở nhơn gian làm
Chuyển Luân Thánh Vương được thấy chư Phật hưng khởi
đạo tâm bất thối.
Hai là
ở trên trời làm
Thiên Đế Thích, vua của
chư Thiên, thường thấy chư Phật chẳng trái
đạo pháp.
Ba là nếu ở trên
Phạm Thiên thì được
tự tại vun trồng đạo nghiệp, chẳng hư
đạo tâm.
Bốn là
mặc dầu ở nhơn gian
thiên thượng như vậy nhưng thường sanh về
Phật độ thanh tịnh diện kiến chư Phật nghe
đức Thế Tôn thuyết pháp.
Đó là bốn pháp ».
Vua A Xà Thế lại bạch : «
Bạch đức Thế Tôn ! Gì gọi là ngồi nơi
đáng tin cậy ? ».
Đức Phật phán : « Nầy
Đại Vương ! Là chỗ ngồi của
thiện hữu ».
Vua lại hỏi : «
Bạch đức Thế Tôn !
Bố thí thì ngồi ở đâu ? ».
Đức Phật phán : « Nầy
Đại Vương !
Bố thí thì ở chỗ giàu lớn lắm của nhiều báu.
Người
trì giới thì được sanh lên
cõi trời.
Người
nhẫn nhục thì sắc mặt
vui vẻ thường được
xinh đẹp.
Người
tinh tiến thì siêng tu
thông suốt vượt hơn
mọi người.
Người
thiền quán thì được
chánh định vắng lặng, các căn chẳng
loạn động.
Người
trí huệ thì dứt các
trần lao họa hoạn
cấu nhiễm.
Người nghe rộng thì được có
đại trí,
giải quyết sự
nghi ngờ của
mọi người nếu được hỏi, làm
cho không còn thắt mắc.
Người siêng học thì nhóm họp nhập vào đạo
vô thượng chánh chơn.
Người
suy xét vô thường vô ngã vắng lặng thì ở tại chỗ nào đều
tiêu trừ điên đảo.
Đó là ngồi nơi
đáng tin cậy ».
Vua lại hỏi : «
Bạch đức Thế Tôn !
Tâm niệm thuận thời thì được ngồi chỗ nào? ».
Đức Phật phán : « Nầy
Đại Vương ! Quán
vô thường, khổ,
không tịch thì ngồi ở
chánh kiến chẳng sa vào
tà nghiệp.
Thân tâm thanh tịnh thì ngồi tại
thiền định phát khởi thần thông ».
Vua lại hỏi : «
Bạch đức Thế Tôn ! Đạo ở chỗ nào ? ».
Đức Phật phán : « Nầy
Đại Vương ! Ngồi vững không thối thoát thì
thành tựu đạo quả không còn nạn khổ của
ba cõi ».
Vua lại hỏi : «
Bạch đức Thế Tôn ! Không thối thoát thì ngồi tại chỗ nào ? ».
Đức Phật phán : « Nầy
Đại Vương ! Người không thối thoát thì ngồi tại nơi
giải thoát họa hoạn
sanh tử ».
Vua lại hỏi : «
Bạch đức Thế Tôn ! Phật ngồi tại đâu ? ».
Đức Phật phán : « Nầy
Đại Vương ! Ngồi tại ba mươi bảy
pháp đạo phẩm đã được
tu tập không có
phá hoại,
chuyển pháp luân mãi mãi không bao giờ
đoạn tuyệt giáo pháp Tam bảo ».
Vua lại hỏi : «
Bạch đức Thế Tôn ! Ai hưng khởi Phật ? ».
Đức Phật phán : « Nầy
Đại Vương ! Chánh là người hay phát
lòng tin chí quyết tỏ thấu bổn lai
không vô ».
Vua lại hỏi : «
Bạch đức Thế Tôn ! Ai
phát khởi lòng tin chí quyết ? ».
Đức Phật phán : « Nầy
Đại Vương ! Nếu là người hay phát
Bồ Tát tâm».
Vua lại hỏi : «
Bạch đức Thế Tôn ! Ai phát
Bồ Tát tâm ? ».
Đức Phật phán : « Nầy
Đại Vương ! Người có chí tánh định chẳng
tán loạn ».
Vua lại hỏi : «
Bạch đức Thế Tôn ! Ai có chí tánh định chẳng tán loạn? ».
Đức Phật phán : « Nầy
Đại Vương ! Người
thi hành đại bi chưa bao giờ dứt ».
Vua lại hỏi : «
Bạch đức Thế Tôn ! Ai chẳng dứt lòng
đại bi ? ».
Đức Phật phán : « Nầy
Đại Vương ! Người chẳng rời bỏ tất cả
chúng sanh ».
Vua lại hỏi : «
Bạch đức Thế Tôn ! Ai chẳng rời bỏ
chúng sanh ? ».
Đức Phật phán : « Nầy
Đại Vương ! Người làm mình an vui và làm an vui tất cả
chúng sanh ».
Vua lại hỏi : «
Bạch đức Thế Tôn ! Ai làm mình an vui và làm an vui đến
chúng sanh ? ».
Đức Phật dạy : « Nầy
Đại Vương ! Người
hưng long đạo pháp chẳng dứt tuyệt
Tam bảo ».
Vua lại hỏi : «
Bạch đức Thế Tôn ! Ai chẳng dứt
Tam bảo ? ».
Đức Phật phán : « Nầy
Đại Vương ! Vất bỏ
trần lao là chẳng dứt
Tam bảo ? ».
Vua A Xà Thế lễ Phật, bạch rằng : «
Bạch đức Thế Tôn !
Đức Thế Tôn thật là chưa từng có.
Đức Như Lai phán dạy vào đúng
pháp luật.
Đức Như Lai ban dạy, pháp được nói ra tột đến nhu thuận rời lìa nghiệp
đoạn diệt và hữu thường mà chẳng quên mất
quả báo ứng. Vào chỗ gầy dựng, làm không
loạn động, không có những nghiệp thiện, ác, tịnh,
bất tịnh. Siêng
tu đạo hạnh không trái không mất.
Bạch đức Thế Tôn ! Người nào nhập vào
hạnh nguyện ấy thì
giải quyết mọi điều
nghi ngờ thuận theo giáo pháp chánh chơn của
đức Như Lai.
Người nào
nghe pháp ấy mà sanh lòng
ngờ vực, đó là vì đời trước chẳng
vun trồng cội đức, theo bạn ác, chẳng tin và hủy báng
chánh pháp.
Bạch đức Thế Tôn !
Chúng tôi đời trước có trồng cội đức, chẳng phải là không
công đức. Nay tôi được nghe
chánh pháp, muốn
báo ân sâu của
đức Phật mà chí ý chẳng thể báo được
trọn vẹn.
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát từ mẫn vì
chúng tôi mà
giải quyết nghi ngờ hiển hiện đại quang minh.
Đưcù
Thế Tôn khéo phán dạy đầy đủ
phạm hạnh, là bực
thân hữu chí thiện được đại nhơn từ là hàng
thiện hữu vậy ».
Bấy giờ
Tịch Ý Bồ Tát hỏi
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ : « Ngài
kiến lập kinh pháp nầy
phải chăng là để
lưu bố cho tất cả tương lai ? ».
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ nói : «Thưa Ngài Tịch Ý !
Kiến lập kinh pháp nầy để
lưu bố khắp
thiên hạ ở
Diêm Phù Đề sau khi
đức Như Lai diệt độ thời
mạt thế sau cùng, làm cho các
pháp sư, chư vị
chánh sĩ đều được
soi sáng.
Thưa Ngài Tịch Ý !
Đức Phật kiến lập kinh điển quan yếu nầy, được chư Phật đều
hộ trì. Ai
thọ trì được kinh nầy thì là khéo học
chánh pháp chẳng chấp
văn tự,
ngôn từ chẳng
cùng tận, không ai dứt ngang được.
Thưa Ngài Tịch Ý !
Đức Như Lai chí chơn chẳng bỏ các pháp. Tại sao vậy ? Kia không chỗ sanh. Đã không chỗ sanh thì không chổ diệt. Vì thế nên
đức Như lai nói :
đức Như Lai xuất thế là không chỗ sanh. Chỗ đứng của
Như Lai là đứng tại
pháp giới.
Pháp trụ như pháp, có Phật hay không Phật,
Phật Pháp vẫn
thường trụ.
Bởi trụ như vậy nên mười hai
duyên khởi được chẳng
sai trái,
duyên khởi chẳng
rối loạn, chẳng loạn
chánh pháp.
Lại xét pháp ấy thường không có
ngôn thuyết nên được gọi là
chánh pháp, vì không có
ngôn thuyết ».
Tịch Ý Bồ Tát hỏi : «ThưaNgài
Mật Tích ! Ngài
hộ trì chánh pháp mặc áo giáp
hoằng thệ.
Vì vậy mà Ngài mặc áo giáp ư ? ».
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ nói : «Thưa Ngài Tịch Ý ! Mặc áo giáp
hoằng thệ hộ trì chánh pháp, chẳng làm loạn các pháp, chẳng nắm lấy pháp ấy. Tại sao vậy ?
Chánh pháp ấy, tất cả các pháp đều không có chỗ loạn. Đó là
hộ trì chánh pháp ? ».
Ngài
Tịch Ý Bồ Tát hỏi : « Sao gọi rằng làm loạn
chánh pháp ? ».
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ nói : « Nương dựa nơi hãi sợ là thành mê loạn.
Thưa Ngài Tịch Ý !
Rốt ráo không loạn, nghĩa là
ý nghĩa không loạn, mới được gọi là
hộ trì chánh pháp”.
Tịch Ý Bồ Tát hỏi : «Thưa Ngài
Mật Tích ! Chừng có
phương tiện nào, lúc tất cả
thế gian rối loạn, nhơn đó mà
hộ trì chánh pháp chăng ? ».
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ nói : «Thưa Ngài Tịch Ý ! Nhơn vì loạn mà
hộ trì vậy.
Tại sao vậy ? Nhơn vì
thế gian dựa theo tà nghi
sáu mươi hai kiến chấp. Chỗ làm của
Bồ Tát lấy rỗng không làm căn bổn. Vì thế nên cùng tất cả
thế gian làm loạn nhau.
Lại vì
thế tục kia
quan niệm có thường còn, nên họ lập có ngô ngã cho là sạch là an.
Bồ Tát luôn tỏ thấu các pháp
vô thường, khổ, không, chẳng phải thân, không có ngô ngã. Thế nên gọi là cùng
tranh biện với
thế gian.
Tùy theo thế gian chìm trong dòng nước
sanh tử,
Bồ Tát phương tiện ngược dòng tận nguồn
trái lại dòng
sanh tử, chứa công
tích đức. Vì thế nên gọi là cùng thề gian tranh loạn nhau.
Người đời dựa nương
năm ấm,
mười hai nhập,
mười tám giới.
Người làm hạnh
Bồ Tát, nơi
tâm không dính mắc một pháp nào cả. Vì thế nên gọi là cùng
thế gian tranh loạn. Tại sao vậy ? Vì chẳng đồng với
trần lao vậy.
Thưa Ngài Tịch Ý ! Vì thế nên
hộ trì chánh pháp là cùng
thế gian tranh loạn nhau ».
Tịch Ý Bồ Tát hỏi : «Thưa Ngài Mật Tích!
Hành giả làm thế nào
hộ trì chánh pháp ? ».
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ nói : «Thưa Ngài Tịch Ý ! Vì
thọ trì chánh pháp mà
hộ trì thân mình cũng
hộ trì thân
chúng sanh,
hộ trì tất cả pháp, nhưng vẫn không có chỗ
hộ trì ».
Tịch Ý Bồ Tát lại hỏi : «Thưa Ngài
Mật Tích !
Thọ trì thế nào ? ».
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ nói : «Thưa Ngài Tịch Ý ! Bặt dứt ngô ngã,
chúng sanh vắng lặng.
Chúng sanh đã lặng thì
ba đời lặng.
Ba đời đã lặng thì
Phật pháp lặng.
Phật pháp đã lặng thì
Phật độ lặng,
Phật độ đã lặng thì các pháp lặng.
Ở nơi các pháp mà không có chỗ về đến thì gọi là
hộ trì chánh pháp vậy ».
Bấy giờ
đức Thế Tôn khen
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ : «
Lành thay,
lành thay ! Đó gọi là
hộ trì chánh pháp.
Hộ trì chánh pháp ấy, là không chỗ
hộ trì, không chỗ quên mất.
Lại người
hộ trì chánh pháp là
thọ trì tất cả, nơi tất cả tưởng mà không
vọng tưởng. Đa õkhông có tưởng thì nơi các
vọng tưởng không để
phóng túng. Đây gọi là ở trong tất cả pháp mà không
phóng dật, mới gọi là
đạo pháp ».
Lúc ấy trong
pháp hội có một
Thiên Tử tên là Hiền Vương tiến lên
bạch Phật : «
Bạch đức Thế Tôn !
Ngôn từ của chư Phật rất là vắng bặt. Người được thấy, thế nào là phải ? ».
Đức Phật phán : « Nầy Hiền Vương ! Nghĩa vắng bặt của
ngôn từ chánh giáo, tất cả chỗ
lãnh hội cùng
công hạnh đều vắng bặt vậy. Người ấy nhẫn thọ được
chánh giáo. Vì đã hay nhẫn thọ được nên hay phừng cháy. Vì đã hay phừng cháy nên hay
chói sáng. Vì đã hay
chói sáng nên vắng bặt thành là
lặng lẽ. Đây là
hộ trì chánh pháp của
Như Lai. Mới gọi là chúng của chư
Như Lai tổng trì Phật đạo. Chỗ trì
như vầy : chẳng
trì pháp lại chẳng xả pháp ».
Lúc
đức Phật đáp lời
Thiên Tử Hiền Vương, có một ngàn
Tỳ Kheo được
lậu tận ý giải thành
A La Hán. Một ngàn
Thiên Tử xa trần lìa cấu được
pháp nhãn thanh tịnh.
Tịch Ý Bồ Tát hỏi
Thiên Tử Hiền Vương: «Ngài từ đâu được
biện tài ấy ? ».
Thiên Tử Hiền Vương nói : «Thưa Ngài Tịch Ý ! Nếu ai có thể dứt trừ tất cả
chướng ngại đều
vô sở đắc được
đệ nhứt nghĩa không y ỷ vào đâu thì gọi là
biện tài. Tự mình
hiểu rõ,
thần thức chẳng
chuyển đổi, chẳng do người mà biết, cũng không chỗ lập, đây mới gọi là
biện tài.
Tâm ý chẳng thả theo chỗ
chấp trước,
nếu có thể phụng hành pháp không chỗ
chấp trước mới được
biện tài nầy.
Nếu do
suy gẫm tất cả các pháp qua lại
hiển bày đều phải biết rõ
nhận biết tin chắc mới được
biện tài.
Thưa Ngài Tịch Ý !
Hành giả như vậy được
biện tài nầy, họ không chỗ trụ, không chỗ hành,
vượt qua khỏi dòng sóng bốn nạn sanh lão binh tử. Họ không chỗ
sanh không chỗ khởi cũng không chỗ diệt. Không bị ai diệt được mới gọi là
vượt qua khỏi, là được
biện tài vậy ».
Tịch Ý Bồ Tát tiến lên bạch
đức Phật : «
Bạch đức Thế Tôn ! Hiền Vương
Bồ Tát nầy từ cõi nào đến
cõi nầy mà có
biện tài như vậy ? ».
Đức Phật phán : « Nầy Tịch Ý ! Hiền Vương
Thiên tử từ nước của
đức Phật A Súc mà đến, chết kia sanh về đây, vì muốn được nghe
kinh điển bí yếu của
Như lai.
Tịch Ý nên biết rằng Hiền Vương
Thiên Tử được
chứng nhập nhà pháp
tổng trì.
Giả sử một kiếp hoặc hơn một kiếp tuyên nói
công đức của ông ấy cũng chẳng hết được ngằn mé
biện tài ».
Tịch Ý Bồ Tát lại bạch: «
Bạch đức Thế Tôn ! Sao gọi là nhà pháp
tổng trì ? ».
Đức Phật phán : « Nầy Tịch Ý! Trước kia nói được nhập nhà pháp
tổng trì đó là nhập nơi
trí huệ văn tự vô tận, tất cả pháp đều vào trong nhà nầy. Ở nơi tất cả pháp đều không chỗ làm,
hiểu rõ nhà pháp
phụng hành nhà pháp. Với các
văn tự dùng
âm thanh để tuyên bày. Những lời từ miệng thốt ra làm
thành sự pháp, chẳng nghĩ niệm
sự pháp cũng chẳng
phân biệt đó mà
tuyên bố tất cả sự
âm thanh. Đây gọi là nhập vào
công hạnh nhà pháp
tổng trì vậy.
Lại nầy Tịch Ý ! Pháp mà nhập vào được đó lại là pháp
vô sở đắc. Chỗ được gọi là nhập. Phát ra
trí huệ.
Văn tự kia không từ đâu đến nhập vào trong nhà. Lại
văn tự ấy chẳng hiện trong nhà cũng chẳng
hiện ra ngoài. Lại không chỗ hướng đến cũng không có
phương diện. Lại
văn tự ấy xoay vần trình bày cũng chẳng tưởng niệm.
Văn tự chẳng thuận với pháp cũng chẳng
trái với pháp, không các tưởng niệm.
Văn tự ấy đều không có
ngôn thuyết, cũng không tăng không tổn. Lại
văn tự ấy chẳng thấy có khởi, không chỗ
hoại diệt, không làm
văn tự cũng không chỗ mất.
Lại nầy Tịch Ý ! Như số
văn tự,
tâm số cũng vậy. Tất cả đều như vậy. Số của các pháp có chỗ quy thú. Nếu là số của các pháp thì kia là
vô số. Tại sao vậy ? Chẳng về nơi
pháp số, không có số mới gọi là
pháp số vậy.
Tùy thuận pháp số như vậy mới gọi là nhập vào nhà pháp. Chẳng nhập vào
quá khứ, nhập vào pháp
vô sanh không chỗ đến.
Kia không chỗ sanh bởi không chỗ đến thì nhập vào chỗ nào. Do
vô sở nhập mà nhập vào các số như vậy mới đến được
pháp môn. Tự thấy bổn lai không có thì được an trụ nhập vào hạnh nghiệp nhà pháp
tổng trì. Nhập vào tâm
chúng sanh. Do nhập vào tâm
chúng sanh mà
tùy theo tâm
chúng sanh chỗ đáng được độ mà vì họ
thuyết pháp. Nếu
lãnh thọ tổng trì mới gọi là ý
vắng lặng.
Thưa Ngài Tịch Ý ! Do tâm
ly cấu nên tâm được
thanh tịnh nghiêm trang hòa nhã sáng suốt, tánh ấy
siêu việt, đi đứng
an tường, trí huêï không mất,
chí nguyện kiên cố, chỗ nên độ ấy mà chẳng
phá hoại được, các tà ngoại khác không ai chẳng bị dẹp phục,
tiêu trừ trần lao, diệt các
oán tặc, thân lực rất mạnh,
tâm không khiếp nhược,
biện tài vô tận, chỗ nói
vô lượng, chỗ quy vô hạn,
trí huệ vô ngại nhập vào
giác ý rất
sáng suốt, ban tuyên lời chánh chơn
thâm diệu. Chỗ được nghe rộng như sông như biển.
Tam muội chánh định vững như
núi Tu Di ở tại giữa biển lớn. Ở trong
đại chúng như vua
sư tử. Chẳng nhiễm
thế tục như
hoa sen chẳng dính bùn nước. Chẳng có ghét thương, lòng
mở rộng như mặt
đại địa lúa đậu cỏ cây nhơn nơi đó mà sanh trưởng,
muôn dân được an vui. Rửa sạch bụi dơ như nước trong,
khai hóa chúng sanh. Đốt các nạn độc như ngọn lửa hừng đốt cháy cỏ rác. Dạy dỗ khắp
chúng sanh như luồng gió lớn thổi không sót chỗ.
Tâm hành bình đẳng như
mặt trăng tròn chiếu các
tinh tú.
Tiêu trừ tham sân si như
ánh nắng soi bóng tối. Phục
tâm ý thức như dũng tướng đè bẹp cường địch. Điều hòa tâm mình như
Long Vương thuần thục theo đúng thời tiét.
Như thuần âm sấm nổ rồi mới mưa, cũng vậy,
Bồ Tát điều hòa tâm mình, diễn bày
pháp vũ nhuần thấm
ba cõi. Tuyên nước pháp
cam lộ trừ sạch tâm nhơ uế, như trời mưa rửa sạch
bụi trần. Chữa lành các bịnh tật
tham sân si như
lương y trị bịnh
mọi người. Chí gìn
vô vi phụng hành chánh pháp, đây là
Pháp Vương trị dạy
mười phương. Cũng như
Quốc Vương cai trị
muôn dân bảo hộ khai hóa tất cả sanh già bịnh chết. Như
Tứ Thiên Vương trị
tứ thiên hạ, cũng như
Thiên Đế Thích vua trời Đao Lợi dạy dỗ
chư Thiên. Cũng vậy,
Bồ Tát ở tại cõi dục
giáo hóa chúng sanh, với
sắc thanh hương vị xúc pháp, sạch như
minh châu.
Điều phục tâm ý luôn được
tự tại, như
Phạm Thiên Vương chúa tể trời người.
Tâm
Bồ Tát thanh tịnh không hề dính mắc, như chim bay trong
hư không không bị chạm đụng.
Hành động đúng
pháp an tường, như lộc vương
đi theo bầy nai, kính vâng
pháp giáo mến các chơn hạnh.
Như mẹ thương con làm cho được
an ổn.
Dạy
chúng sanh các kỹ thuật như
nghiêm phụ dạy bảo con cháu.
Đức lớn tự
trang nghiêm dùng ba mươi hai
tướng đại nhơn,
phước tướng xen đẹp có
tám mươi tùy hình hảo và bao nhiêu vẻ tốt.
Được tất cả
thế gian cùng kính ngưỡng, chẳng bị
tà kiến ràng buộc. Có đủ bảy thánh tài chẳng bị nghèo thiếu.
Được
mười phương chư Phật hộ niệm.
Được bực
minh trí ngợi khen, được hàng
thông đạt ca tụng và
chư Thiên đều
thủ hộ cúng dường.
Được các
thiện hữu luôn tiếp trợ.
Là
tối thượng trong hàng
thuyết pháp, đủ sáu
thần thông tự tại.
Lại thấu nhập tánh hạnh và căn trí của tất cả
chúng sanh để ban tuyên
kinh pháp chưa hề lười mỏi.
Không bao giờ
mong mỏi lợi dưỡng. Chỉ thích đem
chánh pháp ban bố chẳng hề lẫn tiếc.
Trong lòng
thanh tịnh không có sai phạm,
nhẫn nhục sáng suốt không có lầm lỗi.
Sự nghiệp được làm đều có thể đến
trọn vẹn cả.
Thanh tịnh tinh tiến tâm tánh an hòa,
nhứt tâm thanh tịnh trừ bỏ cội cấu,
giác ý thản nhiên trí huệ thanh tịnh, tu bốn
phạm hạnh không hề
buông lung để
thành tựu công nghiệp độ thế.
Thiền định tam muội được nên
chánh thọ đến
Bồ Tát đạo và
Phật đạo Vô thượng.
Có thể
thành tựu được khắp những
hành nghiệp được làm, chẳng giữa chừng biếng nghỉ, đến bực
bất thối chuyển.
NầyTịch Ý !
Bồ Tát đại sĩ nhập vào nhà pháp
tổng trì công đức vô lượng vòi vọi như vậy.
Giả sử có vị
Bồ Tát ở
thế gian trăm ngàn năm chẳng làm việc gì khác, chỉ chuyên khen ngợi hạnh
tổng trì ấy cũng chẳng thể tuyên nói hết được ».
Bấy giờ
Tịch Ý Bồ Tát nói với Hiền Vương
Thiên Tử : « Ngài được lợi lành rất lớn
vô cùng. Hôm nay
đức Như Lai khen ngợi
công đức của Ngài
rỡ ràng như vậy ».
Hiền Vương
Thiên Tử nói với
Tịch Ý Bồ Tát : «Thưa Ngài Tịch Ý ! Ở nơi các pháp ấy thiệt ra không thể được
công đức để
ngợi khen. Lại các pháp ấy không có sắc, không có tượng, không có
hình mạo,
công hạnh như vậy không thể tuyên xướng
ngợi khen hết được ».
Hiền Vương
Thiên Tử tiến lên bạch
đức Phật : «
Bạch đức Thế Tôn ! Tất cả các pháp chẳng nhận lấy được, không có ngô ngã cũng không
ngã sở. Vì thế nên chẳng thể truyền thọ cho người cũng chẳng thể tập họp lại được.
Bạch đức Thế Tôn ! Nếu có người thích
tu hành pháp nầy thì nên hành
bình đẳng, hoặc siêng
phụng hành tu pháp bình đẳng thì đến được
pháp môn nầy.
Như
đại địa đây, đất ở trên nước, nước ở trên gió. Khắp trong
thiên hạ trên mặt đất nầy,
giả sử có người đào đất ra công
gắng sức thì được có nước để uống dùng không
cần phải tìm ở phương xa.
Trí huệ Như Lai vào khắp trong tánh hạnh của tất cả
chúng sanh.
Như Lai giải thoát,
tùy theo pháp môn mà tu
tinh tiến, do
phương tiện nầy thành
đại huệ quang minh.
Bạch đức Thế Tôn ! Vì thế nên
thiện nam thiện nữ muốn cầu
Phật đạo phải thường
tu hành tinh tiến. Lấy gì để
tinh tiến ? Phải dùng các
pháp môn ấy.
Bạch đức Thế Tôn ! Như kẻ
sanh manh không thấy được màu sắc bao giờ.
Giả sử có người chẳng
tu hành tinh tiến thì gọi là kẻ ngu tối
manh minh chẳng thấy các pháp hoặc gốc hoặc ngọn.
Bạch đức Thế Tôn ! Như người mắt sáng nhờ ánh sáng mà được thấy. Chẳng có ánh sáng thì tăm tối không thấy, ngoại trừ tiên nhơn
thiên nhãn. Cũng vậy, người rời xa bạn lành không được
khai hóa chẳng hiểu được các pháp quán để thấy những pháp được thọ.
Như
thiên nhãn thấy chẳng cần ánh sáng, nếu có
thiện nam được
trí huệ tự nhiên thành
đại trí đức.
Bạch đức Thế Tôn ! Như chim bay trong đồng trống ngang qua đầm rộng chẳng thấy
hư không cùng đồng ruộng có thêm có bớt. Cũng vậy, tất cả
Bồ Tát tinh tiến tu hành nhập vào
đạo phẩm chẳng thấy
Phật đạo có tăng có giảm.
Bạch đức Thế Tôn ! Như núi tuyết kia, mưa tuyết rơi sương sanh trưởng cây cối chẳng bị các cơn gió làm
tai hại. Cũng vậy,
Bồ Tát theo đúng thời
tu hành phát sanh
trí huệ sáng soi thấu cả
chúng sanh không có số lượng, đi ở chỗ nào không có quên mất.
Bạch đức Thế Tôn ! Như
Chuyển Luân Thánh Vương sanh trong dòng
quý tộc đủ
bảy báu xuất hiện. Những gì là
bảy báu ? Một là xe tử kim có ngàn căm. Hai là voi trắng có sáu ngà. Ba là ngựa thần nhiều màu : đầu đen bờm đỏ. Bốn là châu
minh nguyệt có tám cạnh. Năm là vợ
ngọc nữ miệng thơm
hoa sen thân thơm
chiên đàn. Sáu là đại
thần chủ tạng linh như thánh. Bảy là chủ binh
đại tướng coi binh bốn cõi.
Cũng vậy,
Bồ Tát đại sĩ lúc
bảy báu xuất hiện thì
tự nhiên đạo bửu
xuất hiện thế gian. Những gì là
bảy báu ? Đó là báu
Bố thí ba la mật,
Trì giới ba la mật,
Nhẫn nhục ba la mật,
Tinh tiến ba la mật,
Thiền định ba la mật,
Bát nhã ba la mật và báu Thiện
quyền phương tiện ba la mật xuất hiện thế gian cứu độ tất cả.
Như vua
Chuyển Luân đi khắp bốn cõi nước chẳng tính đếm được nhơn dân có bao nhiêu
tâm niệm. Cũng vậy,
Bồ Tát đại sĩ dùng pháp
tứ ân nhiếp cứu
chúng sanh chẳng tưởng
chúng sanh có bao nhiêu
phẩm loại hiểu nó là bổn lai không có.
Như vua
Chuyển Luân cai trị bốn cõi,
ngồi yên trên ngai, không người đấu tranh, không xử
phải quấy, mà dân chúng
tự nhiên thuận theo mạng lịnh của nhà vua. Cũng vậy,
Bồ Tát ngồi tòa
Phật Pháp không kẻ đấu tranh, các bè đảng ma dầu cưu lòng ác mà
tự nhiên đến
hàng phục.
Bạch đức Thế Tôn ! Như cõi
Đại Thiên nầy trước nhứt
thiết lập núi
Thiết Vi, núi
Đại Thiết Vi,
núi Tu Di. Cũng vậy,
Bồ Tát trước nhứt gầy dựng
Đại thừa, kế lập
đại bi, chí tánh nhơn hòa là
vô thượng hơn cả.
Như mặt nhựt mới mọc
trước tiên chiếu ánh sáng đến núi
Thiết Vi, núi
Đại Thiết Vi,
núi Tu Di rồi sau đó mới chiếu đến các chỗ khác. Cũng vậy,
Bồ Tát phóng
sáng trí huệ chiếu khắp
ba cõi,dùng tâm nhơn hòa trước soi đến
chúng sanh, ánh sáng
Đại thừa trừ tối
ba độc đều được
thần thông.
Bạch đức Thế Tôn ! Tất cả cây cối quận huyện thôn ấp đều
y cứ trên
đất liền. Trăm giống cỏ cây đều nhờ nương nơi đất mà sanh trưởng. Từ mặt đất, muôn vật sanh ra mà được
tự tại. Cũng vậy, tất cả cội
công đức của
Bồ Tát đều nhơn nơi
đạo tâm nuôi lớn
thánh huệ mà
thành chánh giác vậy».
Đức Phật khen Hiền Vương
Thiên Tử : «
Lành thay,
lành thay !
Thiện nam tử khéo dẫn ví dụ để nói lên
công hạnh Bồ Tát.
Lại nầy
thiện nam tử ! Như
Chúng sanh giới cùng với
pháp giới được đến
tổng trì.
Trí huệ của
Bồ Tát cũng như vậy, được
biện tài vô ngại lời nói không
cùng tận không bị ngăn che không ngớt không nghĩ. Với
kinh pháp của chư Phật
tuyên thuyết chẳng khiếp chẳng sợ. Vì
Bồ Tát đã được môn
tổng trì nên chỗ nói ra chẳng có lòng khiếp sợ.
Bồ Tát như vậy được ba
vô ngại :
Một là
tổng trì vô ngại.
Hai là
Biện tài vô ngại.
Ba là
đạo pháp vô ngại.
Bồ Tát lại có ba sự được vào hạnh nghiệp
thanh tịnh :
Một là
tự nhiên thanh tịnh.
Hai là bổn
vô thanh tịnh.
Ba là bổn tế
thanh tịnh.
Lại có ba sự
Bồ Tát được vào
vô tận :
Một là
kinh pháp không
cùng tận.
Hai là nghĩa
văn tự không
cùng tận.
Ba là tuyên lời
dạy bảo không
cùng tận.
Bồ Tát lại được vào ba chỗ
vô trụ xứ :
Một là
thánh huệ vô trụ xứ.
Hai là
ngôn từ văn nghĩa
vô trụ xừ.
Ba là chỗ tu
kiến lập cũng
vô trụ xứ.
Bồ Tát lại có ba
quyết định :
Một là ứng theo cơ mà tuyên bày.
Hai là liền phát
biện tài.
Ba là
trí huệ đúng thời.
Bồ Tát lại được có
ba trí huệ giải quyết nhanh:
Một là
giải quyết nghi ngờ khiến không còn thắc mắc.
Hai là dứt hẳn dụ dự khiến không còn
trầm ngâm.
Ba là làm vui
đẹp lòng tất cả
chúng sanh ».
Lúc
đức Phật nói lời trên đây, trong
đại hội có tám ngàn
Bồ Tát được môn
tổng trì.
Bấy giờ
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ tiến lên bạch
đức Phật : «
Bạch đức Thế Tôn ! Cúi mong
đức Thế Tôn kiến lập pháp điển, sau
đức Thế Tôn diệt độ, trong thời
mạt thế sau cùng,
chánh pháp lưu bố khắp
Diêm Phù Đề được còn lâu chẳng dứt mất ».
Đức Thế Tôn quan sát khắp bốn phương xong nói kệ rằng :
«
Nhiếp căn thì được thắng
Dứt căn không bị hại
Không vốn đã dứt không
Phục bè đảng binh ma.
Giải thoát biết
thanh tịnhVô úy biết chỗ sợ.
Vất bỏ cả
gánh nặngLà
thần chú y sư.
Hàng phục ngoại
dị họcDùng pháp để cứu nhiếp
Hộ trì người
hành phápThần chú của Phật nói.
Vô ngã để trừ ngã
Nghĩa ấy phải
vượt quaĐối với
Tứ Thiên VươngNói
câu không nhuần thấm.
Mạnh siêng giữ chương cú
Tịnh lại tịnh
Chánh giácPhạm Thiên Thiên Đế ThíchLàm nên thừa như đây.
Từ thị thông nhẫn kia
Bởi
quán sát đại biĐược
Phạm Thiên ái kính
Người ấy không chỗ phạm.
Khoáng Dã rời không trống
Không căn gọi là tịnh
Hàng phục binh tướng ma
Nên nói
thần chú nầy.
Đấng Thế Tôn kiến lậpKinh lời nghĩa hay nầy
Bấy giờ
lưu bố khắp
Tùy cơ hay
lãnh thọ.
Bởi nói
chú thuật nầy
Trời đất đều
chấn độngChư ma thảy đều đến
Đều tuyên nói
như vầy :
Dùng lời giữ đầu cổ
Đây gọi là
Pháp SưNếu tay được kinh nầy
Về đến chỗ Phật nói ».
Lúc ấy đức Phật bảo
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ : « Đã
kiến lập kinh điển nầy rồi, nay
kiến lập không ai làm
loạn động được. Tại sao vậy ? Ta nhớ lại thuở
quá khứ có
đức Phật ra đời hiệu là Bửu Nguyệt
Như Lai,
Ứng Cúng,
Chánh Biến Tri,
Minh Hành Túc,
Thiện Thệ Thế Gian Giải,
Vô Thượng sĩ,
Điều Ngự Trượng Phu,
Thiên Nhơn Sư, Phật,
Thế Tôn.
Thế giới ấy tên là Vô Duyệt.
Trong đời đức Phật Bửu Nguyệt ấy có hai
Tỳ Kheo làm
Pháp Sư. Một vị tên là Trí Tịch, một vị tên là
Trì Chí Thành. Hai vị đều có
oai thần biến hóa đức cao
vòi vọi. Hai vị
lãnh thọ chương cú
thần chú nầy nơi Phật Bửu Nguyệt mà phụng trì. Sau khi Phật Bửu Nguyệt
diệt độ, hai vị ấy
trì pháp nửa kiếp. Sau đó trăm ngàn ức loài ma trong cõi
Đại Thiên đều được
khai hóa tuân theo đạo
Vô thượng chánh chơn.
Nầy
Mật Tích ! Ông muốn biết hai vị
Tỳ Kheo Pháp Sư thuở xưa ấy là ai chăng ? Trí Tịch
Pháp Sư là
tiền thân của ta,
Thích Ca Mâu Ni Phật vậy. Còn
Trì Chí Thành
Pháp Sư là
tiền thân của
Mật Tích Kim Canh
Lực Sĩ vậy.
Các chương cú ấy làm cho
kinh pháp nầy được nhiều sự
lợi ích hộ trì thành tựu chánh pháp ».
Bấy giờ
đức Thế Tôn nhìn xem tất cả
chúng hội bốn phía mà
tuyên bố rằng : « Chư vị
Chánh Sĩ ! Ai là người có thể
gánh vác được đạo
tổng trì vô thượng chánh chơn mà
đức Như Lai đã từ trăm ngàn ức triệu
vô số kiếp chứa công
tích đức, tất cả
chúng sanh nhờ đây mà được
tế độ, chư Phật
quá khứ,
vị lai,
hiện tại đều do đây mà sanh ».
Trong
chúng hội có ba vạn hai ngàn vị
Bồ Tát rời chỗ ngồi
đứng dậy vòng tay cúi đầu
lễ Phật rồi nói kệ rằng :
«
Xả bỏ thân mạng mình
Tư duy khéo
vắng lặngThọ trì kinh pháp nầy
Được chư Phật khen ngợi.
Kinh điển nầy như thuốc
Chữa trị tất cả bịnh
Thọ trì ngôn giáo nầy
Phát sanh tâm ý Phật ».
Liền đó Hiền Vương
Thiên Tử cùng năm trăm
Thiên Tử nói kệ rằng :
« Tất cả
chúng sanhSiêng
quán tưởng chứa đức
Thọ trì kinh điển nầy
Được
tối thắng thâm diệu ».
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ cũng nói kệ rằng :
« Nghĩa ấy không
văn tựMà lại tuyên
văn tựĐức Thế Tôn ban tuyên
Tôi nay phả i phụng trì ».
Lúc bấy giờ
đức Như Lai bảo
Phạm Thiên và
Thiên Đế Thích : «
Như Lai có ba điều chẳng thể hạn lượng được, nên thành bực
cúng dường vô thượng công đức vô cùng cực.
Những gì là ba ?
Một là
chí tâm nhơn hòa phát
đạo tâm mình.
Hai là đem
đạo tâm đã được phát mà
hộ trì chánh pháp.
Ba là đúng
như pháp được nghe mà
giảng giải cho
mọi người.
Đích thân thật hành ba điều như vậy nên được đến
công đức chẳng
thể tính lường được.
Phạm Thiên nên biết do ba sự ấy mà chứa công
tích đức, dầu cho ta ở đời một kiếp
phân biệt rộng nói cũng chẳng thể nói hết được.
Nầy
Phạm Thiên ! Thế nên phải
tùy thuận cung kính phụng sự ba điều của
Như Lai.
Phạm Thiên cúng dường Như Lai lãnh thọ bốn câu
kệ tụng mà
ba đời chư Phật đã tuyên nói,
lãnh thọ rồi
ủng hộ.
Tại sao Vậy ?
Chư
Phật Thế Tôn đều
từ pháp nầy mà sanh. Vì thế nên
cúng dường pháp.
Cúng dường pháp chẳng cần đến áo cơm. Bởi
pháp cúng dường là hơn hết trong những sự
cúng dường. Vì thế nên
Phạm Thiên phải đem
chánh pháp để
cúng dường nhau, là
cúng dường chơn đế, không dùng áo cơm.
Đức Phật tự nhớ
Phạm Thiên Vương thuở
quá khứ từng sanh làm Vương
Thái Tử tên là Ý Hành, mến ưa
đạo pháp. Một hôm nằm mơ nghe bốn câu
kệ tụng nầy :
« Nếu mãi
buông lung không đường thoát
Vì
chúng sanh nên phát
đạo tâmỞ
rảnh rang tùy thuận siêng tu
Xả thí không tham mình người an.
Vương
Thái Tử nghe dạy
bài kệ tụng ấy, sau khi
tỉnh giấc suy gẫm rành rẽ, trong lòng rất
vui mừng, liền nói kệ
ca ngợi lời
kệ tụng ấy :
Mừng thay rất an vui
Được
pháp tạng vô tậnNên thí cho kẻ nghèo
Khiến
mọi người no đủ.
Nầy
Phạm Thiên ! Khi ấy Vương
Thái Tử được tạng
an lập đế, hiểu
văn tự vốn không, tự nghĩ rằng : đem nghĩa
bài kệ ấy làm cho
chúng sanh nghèo thiếu được no đủ.
Vương
Thái Tử đến thưa Vương phụ và Vương mẫu, chừng có kho
bảy báu : vàng, bạc,
lưu ly,
thủy tinh,
xa cừ,
mã não,
san hô chăng ? con rất
vui mừng nếu được đem
bố thí cho người
nghèo khó.
Phụ mẫu nên biết rằng tất cả
của cải chẳng phải là
vật báu bền chắc, thường bị nước lụt, hỏa hoạn, trộm cướp,
oan gia trái chủ, quan quyền, con bất hiếu làm
tiêu tan.
Trí huệ nghe rộng học nhiều không cần áo cơm rất là khó được.
Vương phụ, Vương mẫu nói : Hay lắm,
cho phép con lấy của kho
bố thí, như lòng con muốn.
Vương
Thái Tử Vương liền
bố thí khắp các người nghèo thiếu. Rõ biết
ba cõi rỗng không làm cho họ được
trí huệ vô tận khó được.
Vương
Thái Tử nghe một
bài kệ bốn câu mà
giáo hóa được tám ngàn người khuyên phát
đạo tâm Vô thượng Bồ đề,
vô số chúng sanh được sanh
cõi trời.
Thế nên, nầy
Phạm Thiên ! Người nào
lãnh thọ pháp
thâm diệu nầy,
thọ trì,
đọc tụng, vì người giảng nói, nghe đó
vui mừng, thì được
công đức vô lượng, được tạng
vô thượng.
Nầy
Phạm Thiên !
Hành pháp Đại thừa có ba
sự pháp lợi ích rất nhiều cho
Bồ Tát :
Một là giải và hạnh được lập nhẫn thọ không nhàm.
Hai là lấy giải để
kiến lập, lấy hạnh làm
trọng yếu,
giữ gìn lời nói là thứ nhứt, chẳng
móng tâm tổn hại chúng sanh.
Ba là chẳng rời bỏ
đại bi.
Đó là ba sự. Vì thế nên,
Phạm Thiên nầy ! Muốn làm
lợi ích cho
chúng sanh thì phải siêng khuyến trợ
kinh điển nầy.
Lại có hai sự mà
hạnh nguyện được lập ra chẳng bị quên mất :
Một là lúc Phật mới
thành đạo, đến
thỉnh cầu đức Phật chuyển
chánh pháp luân.
Hai là
Phạm Thiên phải
thỉnh cầu, trong
Hiền Kiếp nầy, một ngàn vị Phật
đương lai chuyển
chánh pháp luân
giáo hóa những
chúng xuất gia làm hạnh
Bồ Tát, như
đức Phật Thế Tôn làm
Pháp Vương tự tại khéo
giáo hóa dạy dỗ ít ai bằng được.
Nầy
Phạm Thiên !
Vì lẽ ấy nên
đức Phật làm cho tất cả
mọi người trừ bỏ già bịnh chết đến quả
vô vi, với sắc chẳng
chấp trước. Vì hiểu lẽ ấy nên chịu được các sự khổ, không vọng mong cầu, làm chúa tể trời người, tạo lập ba
pháp nhẫn,
chấp trì chánh pháp thọ trì
đọc tụng.
Lãnh thọ kinh nầy là rất khó.
Phải
quan niệm rằng :
Bồ Tát trong trăm ngàn ức triệu kiếp tu hạnh
thanh tịnh,
trang nghiêm thanh tịnh Phật độ,
ủng hộ chánh pháp, mau được thành bực
Chánh giác ».
Lúc bấy giờ
đức Phật phán bảo Ngài
A Nan: « Nầy A Nan! Ông phải
lãnh thọ kinh nầy,
thọ trì,
đọc tụng, giảng nói cho
mọi người ».
Ngài
A Nan bạch
đức Phật : « Thưa vâng.
Bạch đức Thế Tôn ! Con sẽ
thọ trì làm cho được
kiên cố ».
Đức Phật dạy : « Nầy
A Nan ! Chớ đem pháp nầy truyền cho kẻ chẳng phải
pháp khí, chớ trao cho
ác tri thức. Nên truyền cho
thiện hữu, những người
mộ đạo thích học, những người nầy sẽ phụng trì
thủ hộ.
Nầy
A Nan !
Kinh điển nầy chẳng về nơi
phi pháp mà sẽ về nơi người hạp
căn khí, họ có thể
phụng hành pháp nầy và thương cứu
chúng sanh.
Lại kinh nầy không có
vọng tưởng.
Tinh tiến hành trì thì có
thoại ứng hiện tiền. Người
hành trì kinh nầy thì được nhiều
phước báo ».
Ngài
A Nan thưa : «
Bạch đức Thế Tôn ! Con sẽ
thọ trì kinh nầy, nương
oai thần của
đức Phật, con sẽ làm cho thường được
lưu bố khắp nơi. Nếu ai
lãnh thọ pháp nầy, thừa
oai thần của
đức Phật,
quang minh chiếu xa. Những người ấy chẳng còn theo nghiệp hạnh sái quấy.
Bạch đức Thế Tôn ! Kinh nầy
danh hiệu là gì,
phụng hành thế nào ? ».
Đức Phật phán dạy : « Kinh nầy tên là Lời dạy của
đức Phật. Lại có tên là Pháp nghĩa của
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ tuyên bố. Lại tên là
Công huân báo ứng của
Như Lai. Lại có tên là Phẩm pháp
bí yếu của
Như Lai.
Nầy
A Nan ! Ông phải phụng trì như vậy. Vì người khác
phân biệt giảng nói chớ có mong
cầu lợi dưỡng. Chỉ vì
vô lượng công đức mà
thuận theo pháp luật nên phụng trì vậy. Tại sao ?
Giả sử dùng
Phật nhãn thấy khắp
Phật độ và cõi nước
mười phương, từ mặt đất lên cao đến
trời Đao Lợi, trong đó đầy những bảy thứ
châu báu và trăm thứ uống ăn đem
cúng dường đức Như Lai, nếu có người
lãnh thọ kinh nầy,
thọ trì đọc tụng phụng hành, vì người mà giảng nói không có lòng
cầu lợi dưỡng thì được
công đức nhiều hơn.
Và có người nào đem y
thực vật dùng
cúng dường kinh yếu nầy, tuyên
công đức của
Như Lai thì được phước
vô lượng, không gì để ví dụ được ».
Lúc
đức Phật nói kinh nầy, có
vô lượng chúng sanh phát tâm Vô thượng Bồ đề.
Vô số Bồ Tát được
vô sanh pháp nhẫn. Vô ương
Bồ Tát đến bực nhứt sanh
bổ xứ.
Ngài
A Nan,
Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ,
Tịch Ý Bồ Tát và chư
đại Thanh Văn,
chư Thiên, chúng Nhơn cùng hàng
A Tu La,
Càn Thát Bà, tất cả
chúng hội nghe lời đức Phật phán dạy không ai chẳng
vui mừng, cúi đầu
đảnh lễ rồi lui ra.
PHÁP HỘI MẬT TÍCH KIM CANG LỰC SĨ -
THỨ BA
HẾT