Đại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TRƯỜNG BỘ
Dìgha Nikàya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt - Phật Lịch 2535 - 1991
4. Kinh Sonadanda (Chủng Đức)
(Sonadanda sutta)
1. Như vậy tôi nghe. Một thời
Thế Tôn du hành trong xứ Anga (Ương-già) cùng với
đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị, đến tại thành Campà (Chiêm-bà) và tại Campà,
Thế Tôn ở trên bờ hồ Gaggara (Già-già liên-trì). Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Sonadanda (Chủng Đức) trú tại Campà, một chỗ dân cư đông đúc, cây cỏ, ao nước, lúa gạo phì nhiêu, một vương địa do vua Bimbisara (Tần-bà-ta-la), vua nước Magadha (Ma-kiệt-đà) cấp, một ân tứ của vua, một tịnh ấp.
2. Các Bà-la-môn và
gia chủ ở Campà được nghe
tiếng đồn như sau: "Sa-môn Gotama,
dòng họ Thích-ca,
xuất gia từ gia tộc Thích-ca, đang
du hành trong nước Anga với
đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị đã đến tại thành Campà, và tại Campà. Sa-môn Gotama ở trên bờ hồ Gaggara.
Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về
Thế Tôn Gotama: "Đây là
đức Thế Tôn, bậc A-la-hán,
Chánh Đẳng Giác,
Minh Hạnh Túc,
Thiện Thệ,
Thế Gian Giải,
Vô Thượng Sĩ,
Điều Ngự Trượng Phu,
Thiên Nhân Sư, Phật,
Thế Tôn. Với thắng trí, Ngài tự
thân chứng ngộ
thế giới này cùng với
Thiên giới,
Phạm thiên giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, các loài Trời và Người - Khi đã
chứng ngộ, Ngài còn
tuyên thuyết điều Ngài đã
chứng ngộ, Ngài
thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa có văn. Ngài truyền dạy
phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ
trong sạch.
Tốt đẹp thay, sự
chiêm ngưỡng một vị A-la-hán như vậy".
Rồi các Bà-la-môn và
gia chủ ở Campà, từng đoàn từng đoàn,
lũ lượt đi ra khỏi Campà và đến tại hồ nước Gaggara.
3. Lúc bấy giờ Bà-la-môn Sonadanda
đi lên trên lầu để nghỉ trưa, Bà-la-môn Sonadanda thấy các Bà-la-môn và
gia chủ ở Campà từng đoàn từng đoàn,
lũ lượt đi ra khỏi Campà và đến tại hồ nước Gaggara. Thấy vậy, Bà-la-môn Sonadanda bèn gọi người gác cửa:
- Này người gác cửa, vì sao các Bà-la-môn và
gia chủ ở Campà từng đoàn từng đoàn
lũ lượt đi ra khỏi Campà và đến tại hồ Gaggara như vậy?
- Thưa
Tôn giả, có Sa-môn Gotama,
dòng họ Thích-ca,
xuất gia từ gia tộc Thích-ca, đang
du hành trong nước Anga với
đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị, đến tại thành Campà, và tại Campà Sa-môn Gotama ở trên bờ hồ Gaggara.
Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về
Thế Tôn Gotama: "Đây là
Thế Tôn, bậc A-la-hán,
Chánh Đẳng Giác,
Minh Hạnh Túc,
Thiện Thệ,
Thế Gian Giải,
Vô Thượng Sĩ,
Điều Ngự Trượng Phu,
Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn". Nay những người ấy đi đến để
yết kiến Tôn giả Gotama.
- Này người giữ cửa, hãy đi đến các Bà-la-môn và
gia chủ ở Campà, khi đến nơi, hãy nói với những Bà-la-môn và
gia chủ: "Bà-la-môn Sonadanda có nói: "Này các
Hiền giả, hãy chờ đợi! Bà-la-môn Sonadanda sẽ tự
thân hành đến
yết kiến Sa-môn Gotama".
- Dạ vâng!
Người giữ cửa ấy
vâng theo lời của Bà-la-môn Sonadanda, đi đến các Bà-la-môn và
gia chủ ở Campà. Khi đến xong, liền nói với các Bà-la-môn và
gia chủ ở Campà:
- Bà-la-môn Sonadanda có nói: "Này các
Hiền giả, hãy chờ đợi! Bà-la-môn Sonadanda sẽ tự
thân hành đến
yết kiến Sa-môn Gotama".
4. Lúc bấy giờ, có khoảng năm trăm Bà-la-môn từ nhiều địa phương khác nhau, đến ở tại Campà vì công vụ. Những Bà-la-môn nghe: "Bà-la-môn Sonadanda sẽ đến
yết kiến Sa-môn Gotama". Những Bà-la-môn này đến Bà-la-môn Sonadanda, khi đến xong, liền thưa với Bà-la-môn Sonadanda:
- Có phải
Tôn giả Sonadanda sẽ đến
yết kiến Sa-môn Gotama?
- Này các
Hiền giả, đó là
ý định của ta. Ta sẽ đến
yết kiến Sa-môn Gotama.
-
Tôn giả Canke, chớ có đến
yết kiến Sa-môn Gotama.
Thật không xứng đáng cho
Tôn giả Sonadanda đến
yết kiến Sa-môn Gotama. Nếu
Tôn giả Sonadanda đến
yết kiến Sa-môn Gotama, thì
danh tiếng của
Tôn giả Sonadanda bị
hao tổn,
danh tiếng của Sa-môn Gotama được
tăng trưởng. Vì
danh tiếng của
Tôn giả Sonadanda bị
hao tổn và
danh tiếng của Sa-môn Gotama được
tăng trưởng, do điểm này,
thật không xứng đáng cho
Tôn giả Sonadanda đến
yết kiến Sa-môn Gotama, thật xứng đáng cho Sa-môn Gotama
yết kiến Tôn giả Sonadanda.
Lại
Tôn giả Sonadanda
thiện sanh cả
từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống
thanh tịnh cho đến bảy đời
tổ phụ không bị một
vết nhơ nào, không bị một dèm pha nào về
vấn đề huyết thống thọ sanh. Vì
Tôn giả Sonadanda
thiện sanh cả
từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống
thanh tịnh cho đến bảy đời
tổ phụ, không bị một
vết nhơ nào, không bị một
chỉ trích nào về
vấn đề huyết thống thọ sanh, do điểm này,
thật không xứng đáng cho
Tôn giả Sonadanda đến
yết kiến Sa-môn Gotama, thật xứng đáng cho Sa-môn Gotama đến
yết kiến Bà-la-môn Sonadanda. Lại
Tôn giả Sonadanda là nhà
giàu có,
đại phú,
sung túc... Lại
Tôn giả Sonadanda là nhà
phúng tụng, nhà
trì chú,
thông hiểu ba tập Vedà với
danh nghĩa,
lễ nghi, ngữ nguyên,
chú giải và
lịch sử truyền thống là thứ năm,
thông hiểu ngữ pháp và
văn phạm,
biện tài về
Thuận thế (
tự nhiên học) và tướng của vị
đại nhân.
Tôn giả Sonadanda đẹp trai, khả ái, làm
đẹp lòng người, với màu da
thù thắng khôi ngô
tuấn tú,
cử chỉ trang nhã,
dáng điệu cao thượng.
Tôn giả Sonadanda
thiện ngôn, dùng lời
thiện ngôn nói lời tao nhã,
ý nghĩa minh bạch, giọng nói không bập bẹ phều phào,
giải thích nghĩa lý minh xác.
Tôn giả Sonadanda là bậc
tôn sư của hàng
tôn sư nhiều người, dạy ba trăm thanh niên Bà-la-môn tụng đọc
chú thuật, thanh niên Bà-la-môn từ nhiều phương, từ nhiều nước, tha thiết với
chú thuật đến với
Tôn giả Sanadanda để
học thuộc lòng các
chú thuật.
Tôn giả Sonadanda niên cao, lạp lớn, bậc lão thành, đến tuổi
trưởng thượng; còn Sa-môn Gotama thì
tuổi trẻ,
xuất gia chưa được nhiều năm.
Tôn giả Sonadanda được vua Seniya Bimbisara (Tần-bà-ta-la) xứ Magadha (Ma-kiệt-đà)
kính trọng,
tôn sùng,
chiêm ngưỡng,
kính lễ,
trọng vọng.
Tôn giả Sonadanda được Bà-la-môn Pokkharasàdi
kính trọng tôn sùng,
chiêm ngưỡng,
kính lễ,
trọng vọng.
Tôn giả Sonadanda sống ở Campà, một địa phương dân chúng đông đúc, cỏ cây, ao nước phì nhiêu, lúa gạo
sung túc, một vương lãnh địa, một
tịnh thí địa, một ân tứ của vua Seniya Bimbisàra xứ Magadha. Do điểm này,
thật không xứng đáng cho
Tôn giả Sonadanda đến
yết kiến Sa-môn Gotama, thật xứng đáng cho Sa-môn Gotama
yết kiến Tôn giả Sonadanda.
6. Nghe nói vậy, Bà-la-môn Sonadanda nói với những Bà-la-môn ấy:
- Các
Hiền giả, hãy nghe ta
giải thích vì sao thật xứng đáng cho
chúng ta đến
yết kiến Sa-môn Gotama,
trái lại thật không xứng đáng cho Sa-môn Gotama đến thăm
chúng ta. Này các
Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama
thiện sanh cả
từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống
thanh tịnh cho đến bảy đời
tổ phụ không bị một
vết nhơ nào, không bị một dèm pha nào về
vấn đề huyết thống thọ sanh; vì điểm này
thật không xứng đáng cho Sa-môn Gotama đến
yết kiến chúng ta,
trái lại thật xứng đáng cho
chúng ta đến
yết kiến Sa-môn Gotama.
Này các
Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama
xuất gia từ bỏ đại
gia đình quyến thuộc.
Này các
Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama
xuất gia từ bỏ rất nhiều
vàng bạc, bỏ cả loại đang chôn
dưới đất lẫn loại trên mặt đất.
Này các
Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama trong tuổi thanh niên, tóc còn đen nhánh, trong
tuổi trẻ đẹp của thời niên thiếu, đã
xuất gia từ bỏ gia đình sống không gia đình.
Này các
Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama dầu
song thân không
đồng ý, khóc than, nước mắt thấm ướt cả mặt, vẫn cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà-sa,
xuất gia từ bỏ gia đình,
sống không gia đình.
Này các
Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama đẹp trai, khả ái, làm
đẹp lòng mọi người, với màu da
thù thắng, khôi ngô
tuấn tú,
cử chỉ trang nhã,
dáng điệu cao thượng.
Này các
Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama có
đức hạnh,
gìn giữ giới hạnh của bậc Thánh, có
thiện đức, đầy đủ
thiện đức.
Này các
Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama
thiện ngôn, dùng lời
thiện ngôn, nói lời tao nhã,
ý nghĩa minh bạch, giọng nói không bập bẹ, phều phào,
giải thích nghĩa lý minh xác.
Này các
Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama là bậc
tôn sư trong các hàng
tôn sư của nhiều người.
Này các
Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama đã
diệt trừ tham dục, đã
diệt trừ được mọi
xao động của tâm.
Này các
Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama chủ trương về nghiệp, chủ trương về hành động, đặt
trọng tâm vào chí thiện khi
thuyết pháp với chúng Bà-la-môn.
Này các
Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama
xuất gia từ
chủng tộc cao quý, từ
dòng họ Sát-đế-lỵ
thanh tịnh.
Này các
Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama
xuất gia từ
chủng tộc khá giả,
đại phú,
tài sản sung mãn.
Này các
Hiền giả, thật vậy, dân chúng băng ngàn vượt biển (băng qua nhiều địa phương, băng qua nhiều
quốc độ) đến
hỏi đạo Sa-môn Gotama.
Này các
Hiền giả, thật vậy, có hàng ngàn Thiên, Nhân đến
quy y Sa-môn Gotama.
Này các
Hiền giả, thật vậy,
tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Sa-môn Gotama: "Ngài là bậc
Thế Tôn, A-la-hán,
Chánh Đẳng Giác,
Minh Hạnh Túc,
Thiện Thệ,
Thế Gian Giải,
Vô Thượng Sĩ,
Điều Ngự Trượng Phu,
Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn".
Này các
Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama có đầy đủ
ba mươi hai tướng tốt của bậc
đại nhân.
Này các
Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama nói lời chào đón,
thân thiện, tao nhã, trang trọng, chân trực
thẳng thắn,
lời nói có
dẫn chứng.
Này các
Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama được
bốn chúng kính trọng,
tôn sùng,
chiêm ngưỡng, kính nể,
trọng vọng.
Này các
Hiền giả, thật vậy, rất nhiều Thiên, Nhân
tín ngưỡng Sa-môn Gotama.
Này các
Hiền giả, thật vậy, ở tại làng nào, thôn ấp nào, Sa-môn Gotama cư trú, tại làng ấy, tại thôn ấp ấy, các loài
phi nhân không làm hại
loài người.
Này các
Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama là
giáo hội chủ,
giáo phái chủ,
giáo phái sư, được tôn là
tối thượng trong các
giáo tổ.
Này các
Hiền giả,
danh tiếng của một số Sa-môn, Bà-la-môn
dựa trên những bằng
chứng không đâu,
danh tiếng của Sa-môn Gotama không phải vậy.
Danh tiếng của Sa-môn Gotama
dựa trên trí đức vô thượng của Ngài.
Này các
Hiền giả, thật vậy, vua Seniya Bimbisàra nước Magadha, cùng với vương tử,
cung phi, thị tùng đều
quy y Sa-môn Gotama.
Này các
Hiền giả, thật vậy, vua Pasenadi nước Kosala, cùng với vương tử,
cung phi, thị tùng đều
quy y Sa-môn Gotama.
Này các
Hiền giả, thật vậy, Bà-la-môn Pokkharasàdi cùng với các con, vợ,
thị giả, đều
quy y Sa-môn Gotama.
Này các
Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama được vua Seniya Bimbisàra nước Magadha
kính trọng,
tôn sùng,
chiêm ngưỡng,
kính lễ,
trọng vọng.
Này
Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama, được Bà-la-môn Pokkharasàdi
kính trọng,
tôn sùng,
chiêm ngưỡng,
kính lễ,
trọng vọng.
Này các
Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama được vua Pasenadi nước Kosala
kính trọng,
tôn sùng,
chiêm ngưỡng,
kính lễ trọng vọng.
Này các
Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama đã đến Campà, nay đang ở tại Campà, trên bờ ao Gaggara. Những Sa-môn, Bà-la-môn nào đến ruộng làng
chúng ta đều là khách của
chúng ta. Đối với khách,
chúng ta phải
kính trọng,
tôn sùng,
chiêm ngưỡng,
kính lễ,
trọng vọng. Này các
Hiền giả, nay Sa-môn Gotama đã đến Campà, hiện ở tại Campà trên bờ hồ Gaggara, như vậy Sa-môn Gotama là khách của
chúng ta. Và đã là khách,
chúng ta phải
kính trọng,
tôn sùng,
chiêm ngưỡng,
kính lễ,
trọng vọng. Do điểm này,
thật không xứng đáng cho
Tôn giả Gotama đến
yết kiến chúng ta, thật xứng đáng cho
chúng ta đến
yết kiến Tôn giả Gotama. Này các
Hiền giả, đó là những
ưu điểm mà ta được biết về
Tôn giả Gotama.
Tôn giả Gotama không phải có chừng ấy
ưu điểm mà thôi.
Tôn giả Gotama có đến
vô lượng ưu điểm.
7. Khi nghe nói vậy, các Bà-la-môn ấy nói với Bà-la-môn Sonadanda:
-
Tôn giả Sonadanda đã
tán thán Sa-môn Gotama như vậy dầu cho một ai ở xa
Tôn giả Gotama đến một trăm
do tuần cũng đủ cho người ấy cùng
gia tộc đi đến
yết kiến Sa-môn Gotama, dầu phải
đem theo lương thực. Do vậy, tất cả
chúng tôi sẽ đi đến
yết kiến Sa-môn Gotama.
Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Sonadanda cùng với
đại chúng Bà-la-môn đi đến bờ hồ Gaggara.
8. Sự
lo lắng sau đây khởi lên trong
tâm trí của Bà-la-môn Sonadanda khi đi ngang qua khu rừng: "Nếu ta hỏi Sa-môn Gotama một câu và nếu Sa-môn Gotama
trả lời với ta như sau: "Này Bà-la-môn, không nên đặt câu hỏi như thế này". Thời như vậy,
hội chúng này sẽ khinh miệt ta: "Bà-la-môn Sonadanda là
ngu si, bất tài, không thể hỏi một câu cho chín chắn". Nếu
hội chúng này khinh miệt ta thời
danh tiếng ta bị
giảm bớt. Và ai bị
danh tiếng giảm bớt thời thâu nhận
cúng dường bị
giảm thiểu. Vì
cúng dường của
chúng ta tùy thuộc với
danh dự chúng ta được có. Nếu Sa-môn Gotama hỏi ta một câu, câu
trả lời của ta về câu hỏi ấy có
thể không làm cho
tâm trí được
thỏa mãn; và nếu Sa-môn Gotama nói với ta như sau: "Này Bà-la-môn, câu hỏi ấy nên
trả lời như thế này", thời như vậy,
hội chúng này sẽ khinh miệt ta: "Bà-la-môn Sonadanda là
ngu si bất tài không thể làm cho
tâm trí Sa-môn Gotama
thỏa mãn với câu
trả lời câu hỏi ấy". Nếu
hội chúng này khinh miệt ta thì
danh tiếng ta bị
giảm bớt và ai bị
danh tiếng giảm bớt, thời thâu nhận
cúng dường bị
giảm thiểu, vì
cúng dường của
chúng ta tùy thuộc với
danh dự chúng ta được có. Nếu ta đi
đến gần như thế này mà ta
trở về không gặp Sa-môn Gotama, thời
hội chúng này sẽ khinh miệt ta: "Bà-la-môn Sonadanda là người
ngu si bất tài,
kiêu mạn,
cứng đầu,
sợ hãi, không dám đến
yết kiến Sa-môn Gotama, làm sao đã đi
đến gần như thế này mà lại
trở về không gặp Sa-môn Gotama". Nếu
hội chúng khinh miệt ta, thì
danh dự ta bị
giảm bớt, và ai bị
danh dự giảm bớt thời thâu nhận
cúng dường bị
giảm thiểu. Vì
cúng dường của
chúng ta tùy thuộc với
danh dự chúng ta được có".
9. Lúc bấy giờ Bà-la-môn Sonadanda đến chỗ
đức Thế Tôn. Sau khi đến bèn nói lời
thân ái, chào đón,
chúc tụng rồi ngồi xuống một bên. Các Bà-la-môn và
gia chủ ở Campà, có người
đảnh lễ Sa-môn Gotama rồi ngồi xuống một bên, có người nói lời
thân ái chào đón
chúc tụng với Sa-môn Gotama rồi ngồi xuống một bên, có người
chắp tay vái chào Sa-môn Gotama rồi ngồi xuống một bên, có người nói tên và
dòng họ rồi ngồi xuống một bên, có người yên lặng ngồi xuống một bên.
10.
Lúc ấy Bà-la-môn Sonadanda đang ngồi,
tâm trí lo lắng: "Nếu ta hỏi Sa-môn Gotama một câu và nếu Sa-môn Gotama
trả lời với ta như sau: "Này Bà-la-môn, không nên đặt câu hỏi như vậy, nên đặt câu hỏi như thế này". Thời như vậy
hội chúng sẽ khinh miệt ta: "Bà-la-môn Sonadanda là
ngu si, bất tài, không thể hỏi một câu cho chín chắn". Nếu
hội chúng này khinh miệt ta thì
danh tiếng ta bị
giảm bớt. Và ai bị
danh tiếng giảm bớt thời thâu nhận
cúng dường bị
giảm thiểu. Vì
cúng dường của
chúng ta tùy thuộc với
danh tiếng chúng ta được có. Nếu Sa-môn Gotama hỏi ta một câu và câu
trả lời của ta về câu hỏi ấy có
thể không làm cho
tâm trí được
thỏa mãn, và nếu Sa-môn Gotama nói với ta như thế này; "Này Bà-la-môn, câu hỏi ấy không nên
trả lời như vậy". Này Bà-la-môn , câu hỏi ấy nên
trả lời như thế này, thời như vậy
hội chúng này sẽ khinh miệt ta: "Bà-la-môn Sonadanda là người
ngu si, bất tài, không làm cho
tâm trí Sa-môn Gotama
thỏa mãn với câu
trả lời (ấy)". Nếu
hội chúng này khinh miệt ta thời
danh tiếng ta bị
giảm bớt. Và ai
danh tiếng bị
giảm bớt thì thâu nhận
cúng dường bị
giảm thiểu. Vì
cúng dường của
chúng ta tùy thuộc với
danh tiếng chúng ta được có. Mong rằng Sa-môn Gotama hãy hỏi ta câu hỏi thuộc sự
truyền bá về ba quyển Vedà. Như vậy
chắc chắn ta có thể làm
tâm trí của Ngài được
thỏa mãn với câu
trả lời của ta cho câu hỏi ấy".
11. Lúc bấy giờ,
đức Thế Tôn được biết sự phân vân
lo lắng của Bà-la-môn Sonadanda với
tri giác của mình, liền tự nghĩ: "Bà-la-môn Sonadanda này đang phân vân
lo lắng. Ta hãy hỏi Bà-la-môn Sonadanda với câu hỏi thuộc sự
truyền bá về ba quyển Vedà".
Rồi
đức Thế Tôn hỏi Bà-la-môn Sonadanda:
- Này Bà-la-môn, những vị Bà-la-môn phải đầy đủ bao nhiêu đức tính mới được gọi là Bà-la-môn, và để có thể khi nói "tôi là Bà-la-môn ",
lời nói ấy là chơn chánh, không phải là
lời nói dối?
12. Lúc bấy giờ Bà-la-môn Sonadanda
suy nghĩ: "Thật vậy, điều mà
chúng ta mong ước,
hy vọng,
yêu cầu,
mong đợi. Mong Sa-môn Gotama hãy hỏi ta câu hỏi thuộc sự truyền về ba quyển Vedà. Như vậy
chắc chắn ta có thể làm
tâm trí của Ngài được
thỏa mãn với câu
trả lời cho câu hỏi ấy. Nay Sa-môn Gotama hỏi ta câu hỏi thuộc sự
truyền bá về ba quyển Vedà.
Chắc chắn ta có thể làm cho
tâm trí của Ngài được
thỏa mãn với câu
trả lời cho câu hỏi ấy".
13. Rồi Bà-la-môn Sonadanda ngồi thẳng lưng, nhìn
xung quanh hội chúng và
bạch đức Thế Tôn:
- Có năm đức tánh, những vị Bà-la-môn phải đầy đủ mới được gọi là Bà-la-môn và để có thể khi nói: "Tôi là Bà-la-môn ",
lời nói ấy chơn chánh, không phải là
lời nói dối. Thế nào là năm? Ở đây, này
Tôn giả, người Bà-la-môn
thiện sanh cả
từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống
thanh tịnh cho đến bảy đời
tổ phụ, không bị một
vết nhơ nào, không bị một dèm pha nào về
vấn đề huyết thống thọ sanh. Vị ấy là nhà
phúng tụng, nhà
trì chú,
thông hiểu ba tập Vedà với
danh nghĩa,
lễ nghi, ngữ nguyên,
chú giải và
lịch sử truyền thống là thứ năm,
thông hiểu ngữ pháp và
văn phạm,
biệt tài về
Thuận thế (
tự nhiên học) và tướng của vị
đại nhân. Vị ấy đẹp trai, khả ái, làm
đẹp lòng mọi người, với màu da
thù thắng, khôi ngô
tuấn tú,
cử chỉ trang nhã,
dáng điệu cao thượng. Vị ấy có
đức hạnh,
đức độ cao dày, đầy đủ
giới hạnh cao dày. Và vị ấy là người
học rộng,
sáng suốt, là người đệ nhất hay đệ nhị trong những người cầm muỗng (để đổ bơ làm
lễ tế thần). Này
Tôn giả Gotama, đó là năm đức tánh, những vị Bà-la-môn phải đầy đủ mới được gọi là Bà-la-môn và để có thể, khi nói: "Tôi là Bà-la-môn ",
lời nói ấy là chơn chánh, không phải là
lời nói dối.
14. - Này Bà-la-môn, trong năm đức tánh này, có thể bỏ qua một đức tánh nào, chỉ có bốn đức tánh thôi, mà
vẫn có thể gọi là Bà-la-môn và để có thể khi nói: "Tôi là Bà-la-môn ",
lời nói ấy là
lời nói chơn chánh, không phải là
lời nói dối.
-
Tôn giả Gotama, có thể được.
Tôn giả Gotama, trong năm đức tánh này,
chúng tôi có thể bỏ dung sắc. Thật vậy, dung sắc làm được gì? Khi một
Tôn giả Bà-la-môn
thiện sanh từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống
thanh tịnh cho đến bảy đời
tổ phụ, không bị một
vết nhơ nào, không bị một dèm pha nào về
vấn đề huyết thống thọ sanh. Vị ấy lại là nhà
phúng tụng, nhà
trì chú,
thông hiểu ba tập Vedà với
danh nghĩa,
lễ nghi, ngữ nguyên,
chú giải, và
lịch sử truyền thống là thứ năm,
thông hiểu ngữ pháp và
văn phạm,
biệt tài về
Thuận thế (
tự nhiên học) và tướng của vị
đại nhân. Vị ấy có
đức hạnh,
đức độ cao dày, đầy đủ
giới hạnh cao dày. Và vị ấy là người
học rộng,
sáng suốt, là người đệ nhất hay đệ nhị trong những người cầm muỗng. Này
Tôn giả Gotama, những đức tánh này, những vị Bà-la-môn phải đầy đủ mới được gọi là Bà-la-môn và để có thể, khi nói: "Tôi là Bà-la-môn ",
lời nói ấy là chơn chánh, không phải là
lời nói dối.
15. - Này Bà-la-môn, trong bốn đức tánh này, có thể bỏ qua một đức tánh nào, chỉ có ba đức tánh thôi, mà
vẫn có thể gọi là Bà-la-môn và để có thể khi nói: "Tôi là Bà-la-môn ",
lời nói ấy là
lời nói chơn chánh, không phải là
lời nói dối.
-
Tôn giả Gotama, có thể được.
Tôn giả Gotama, trong bốn đức tánh này,
chúng tôi có thể bỏ
chú thuật. Thật vậy,
chú thuật làm được gì? Khi một
Tôn giả Bà-la-môn
thiện sanh từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống
thanh tịnh cho đến bảy đời
tổ phụ, không bị một
vết nhơ nào, không bị một dèm pha nào về
vấn đề huyết thống thọ sanh. Vị ấy lại là nhà
phúng tụng, nhà
trì chú,
thông hiểu ba tập Vedà với
danh nghĩa,
lễ nghi, ngữ nguyên,
chú giải, và
lịch sử truyền thống là thứ năm,
thông hiểu ngữ pháp và
văn phạm,
biệt tài về
Thuận thế (
tự nhiên học) và tướng của vị
đại nhân, vị ấy lại có
đức hạnh,
đức độ cao dày, đầy đủ
giới hạnh cao dày, vị ấy là người
học rộng,
sáng suốt, là người đệ nhất hay đệ nhị trong những người cầm muỗng. - Này
Tôn giả Gotama, những đức tính này, những vị Bà-la-môn phải đầy đủ mới được gọi là Bà-la-môn và để có thể, khi nói: "Tôi là Bà-la-môn ",
lời nói ấy là chơn chánh, không phải là
lời nói dối.
16. - Này Bà-la-môn, trong ba đức tánh này, có thể bỏ qua một đức tánh nào, chỉ có hai đức tánh thôi, mà
vẫn có thể gọi là Bà-la-môn và để có thể khi nói: "Tôi là Bà-la-môn ",
lời nói ấy là chơn chánh, không phải là
lời nói dối.
-
Tôn giả Gotama, có thể được.
Tôn giả Gotama, trong ba đức tánh này,
chúng tôi có thể bỏ thọ sanh. Thật vậy, thọ sanh làm được gì? Khi một
Tôn giả Bà-la-môn có
đức hạnh,
đức độ cao dày, đầy đủ
giới hạnh cao dày, vị ấy là người
học rộng,
sáng suốt, là người đệ nhất hay đệ nhị trong những người cầm muỗng. Những đức tánh này, những vị Bà-la-môn phải đầy đủ mới được gọi là Bà-la-môn và để có thể, khi nói: "Tôi là Bà-la-môn "
lời nói ấy là chơn chánh, không phải là
lời nói dối.
17. Khi nghe nói vậy, những vị Bà-la-môn kia nói với Bà-la-môn Sonadanda:
- Này
Tôn giả Sonadanda, chớ có nói như vậy! Này
Tôn giả Sonadanda, chớ có nói như vậy!
Tôn giả Sonadanda khinh bác dung sắc, khinh bác
chú thuật, khinh bác thọ sanh. Thật sự
Tôn giả Sonadanda đã ngả
theo quan niệm của Sa-môn Gotama.
18. Lúc bấy giờ
đức Thế Tôn nói với những vị Bà-la-môn ấy:
- Nếu các người Bà-la-môn nghĩ: "Bà-la-môn Sonadanda không phải là bậc
đa văn, Bà-la-môn Sonadanda không phải là nhà hùng biện giỏi, Bà-la-môn Sonadanda không phải là nhà
bác học và Bà-la-môn Sonadanda không có thể
biện luận với Sa-môn Gotama về
vấn đề này", thời Bà-la-môn Sonadanda hãy
đứng yên và để các ngươi
biện luận với Ta. Nếu các người Bà-la-môn nghĩ: "Bà-la-môn Sonadanda là bậc
đa văn, Bà-la-môn Sonadanda là nhà hùng biện giỏi, Bà-la-môn Sonadanda là nhà
bác học, và Bà-la-môn Sonadanda có thể
biện luận với Sa-môn Gotama về
vấn đề này", thời các ngươi
đứng yên và để Bà-la-môn Sonadanda
biện luận với Ta.
19. Khi nghe nói vậy, Bà-la-môn Sonadanda bạch với
đức Thế Tôn:
-
Tôn giả Gotama hãy
đứng yên.
Tôn giả Gotama hãy giữ
im lặng. Tôi sẽ
trả lời cho các vị Bà-la-môn ấy đúng với
chánh pháp.
Rồi Bà-la-môn Sonadanda nói với những vị Bà-la-môn ấy:
- Này các
Hiền giả, chớ có nói như vậy: "Tôn giả Sonadanda khinh bác dung sắc, khinh bác
chú thuật, khinh bác thọ sanh. Thật sự
Tôn giả Sonadanda đã ngả
theo quan niệm của Sa-môn Gotama". Này các
Hiền giả, tôi không có
phỉ báng dung sắc hoặc
chú thuật hoặc thọ sanh.
20. Lúc bấy giờ thanh niên Angaka là người cháu của Bà-la-môn Sonadanda đang ngồi trong
hội chúng ấy. Bà-la-môn Sonadanda nói với những vị Bà-la-môn kia:
- Này các
Hiền giả, các
Hiền giả có thấy người cháu tôi, thanh niên Angaka không?
- Thưa
Tôn giả, có thấy.
- Các
Hiền giả, thanh niên Angaka là đẹp trai khả ái, làm
đẹp lòng mọi người, với màu da
thù thắng, khôi ngô
tuấn tú,
cử chỉ trang nhã,
dáng điệu cao thượng, không một ai trong chúng này có thể bằng được về dung sắc, trừ Sa-môn Gotama. Này các
Hiền giả, thanh niên Angaka là nhà
trì chú,
thông hiểu ba tập Vedà, với
danh nghĩa,
lễ nghi, ngữ nguyên,
chú giải, và
lịch sử truyền thống là thứ năm,
thông hiểu ngữ pháp và
văn phạm,
biệt tài về
Thuận thế (
tự nhiên học) và tướng của vị
đại nhân. Chính ta dạy cho nó
chú thuật. Này các
Hiền giả, thanh niên Angaka
thiện sanh cả
từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống
thanh tịnh cho đến bảy đời
tổ phụ, không bị một
chỉ trích nào về
vấn đề huyết thống thọ sanh. Ta biết cha và mẹ nó. Này các
Hiền giả nếu thanh niên Angaka giết hại
các loại hữu tình, lấy của không cho, đi
tư thông với vợ người, nói láo, uống rượu, như vậy này các
Hiền giả, nay dung sắc làm được cái gì, thọ sanh làm được cái gì? Này các
Hiền giả, khi một Bà-la-môn nào có
đức hạnh,
đức độ cao dày, đầy đủ
giới hạnh cao dày, lại là người
học rộng,
sáng suốt, là người đệ nhất hay đệ nhị trong những người cầm muỗng; này các
Hiền giả, những Bà-la-môn nào đầy đủ hai đức tánh ấy mới được gọi là Bà-la-môn và để có thể, khi nói: "Tôi là Bà-la-môn ",
lời nói ấy là chơn chánh, không phải là
lời nói dối.
21. - Này Bà-la-môn trong hai đức tánh ấy, có thể bỏ qua một đức tánh, và những người Bà-la-môn đầy đủ một đức tánh nào, để có thể khi nói: "Tôi là Bà môn",
lời nói ấy là
lời nói chơn chánh, không phải là
lời nói dối.
-
Tôn giả Gotama, không thể được.
Tôn giả Gotama,
trí tuệ được
giới hạnh làm cho
thanh tịnh,
giới hạnh được
trí tuệ làm cho
thanh tịnh. Chỗ nào có
giới hạnh, chỗ ấy có
trí tuệ; chỗ nào có
trí tuệ, chỗ ấy có
giới hạnh; người có
giới hạnh nhất định có
trí tuệ; người có
trí tuệ nhất định có
giới hạnh.
Giới hạnh và
trí tuệ được xem là
tối thắng ở trên đời.
Tôn giả Gotama, cũng như lấy bàn tay rửa bàn tay, lấy bàn chân để rửa bàn chân; cũng vậy,
Tôn giả Gotama,
trí tuệ được
giới hạnh làm cho
thanh tịnh,
giới hạnh được
trí tuệ làm cho
thanh tịnh. Chỗ nào có
giới hạnh, chỗ ấy có
trí tuệ; chỗ nào có
trí tuệ, chỗ ấy có
giới hạnh. Người có
giới hạnh nhất định có
trí tuệ; người có
trí tuệ nhất định có
giới hạnh.
Giới hạnh và
trí tuệ được xem là
tối thắng ở trên đời.
22. - Thật như vậy, này Bà-la-môn . Này Bà-la-môn,
trí tuệ được
giới hạnh làm cho
thanh tịnh,
giới hạnh được
trí tuệ làm cho
thanh tịnh. Chỗ nào có
giới hạnh, chỗ ấy có
trí tuệ; chỗ nào có
trí tuệ, chỗ ấy có
giới hạnh. Người có
giới hạnh nhất định có
trí tuệ; người có
trí tuệ nhất định có
giới hạnh.
Giới hạnh và
trí tuệ được xem là
tối thắng ở trên đời. Nhưng này Bà-la-môn, thế nào là
giới hạnh, thế nào là trí tuệ?
-
Tôn giả Gotama,
chúng tôi chỉ biết có vậy là
tột bực về
vấn đề này.
Lành thay, nếu
Tôn giả Gotama
giải thích ý nghĩa của câu nói ấy!
23. - Này Bà-la-môn, vậy hãy nghe và
suy nghĩ kỹ, ta sẽ nói.
-
Tôn giả, xin vâng. Bà-la-môn Sonadanda
trả lời đức Thế Tôn.
Đức Thế Tôn thuyết như sau:
- Này Bà-la-môn, ở đây
đức Thế Tôn ra đời, là bậc A-la-hán,
Chánh Đẳng Giác... [giống như kinh "Sa-môn quả"- kinh số 2, đoạn kinh 40-74] ... Này Bà-la-môn, như vậy vị Tỷ-kheo đầy đủ
giới hạnh. Này Bà-la-môn, đó là
giới hạnh.
... vị ấy chứng và trú
sơ thiền... chứng và trú
đệ nhị thiền...
đệ tam thiền... chứng và trú
đệ tứ thiền... tâm hướng đến
tri kiến... Này Bà-la-môn như vậy là
trí huệ [như kinh "Sa-môn quả", đoạn kinh 75-98].
24. Khi nghe nói như vậy, Bà-la-môn Sonadanda nói với
đức Thế Tôn:
- Thật là
vi diệu thay,
Tôn giả Gotama! Thật là
vi diệu thay,
Tôn giả Gotama!
Tôn giả Gotama, như người dựng đứng lại những gì bị quăng
ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín,
chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy
chánh pháp đã được
Tôn giả Gotama dùng nhiều
phương tiện trình bày
giải thích. Vậy nay con xin
quy y Thế Tôn Gotama,
quy y Pháp và
quy y Tỷ-kheo Tăng. Mong
Tôn giả Gotama nhận con làm
đệ tử, từ nay trở đi
cho đến mạng chung, con
trọn đời quy ngưỡng. Và mong
Tôn giả Gotama, ngày mai cùng chúng Tỷ-kheo nhận
lời mời đến dùng cơm do con mời.
Đức Thế Tôn im lặng nhận lời. Lúc bấy giờ Bà-la-môn Sonadanda được biết
Đức Thế Tôn đã nhận lời, liền từ chỗ ngồi
đứng dậy,
đảnh lễ đức Thế Tôn, thân phía hữu hướng về
đức Phật và từ biệt. Rồi Bà-la-môn Sonadanda khi đêm đã mãn liền làm cho sẵn sàng tại nhà các món
thượng vị, loại cứng và loại mềm, rồi báo
thì giờ cho
đức Thế Tôn: "Giờ đã đến,
Tôn giả Gotama, cơm đã sẵn sàng".
25. Khi ấy
đức Thế Tôn buổi sáng
đắp y,
đem theo bình bát, và cùng chúng Tỷ-kheo đi đến cư xá của Bà-la-môn Sonadanda, đi đến liền ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Bà-la-môn Sonadanda tự tay làm cho chúng Tỷ-kheo với
đức Phật là vị cầm đầu,
thỏa mãn với những món ăn
thượng vị, loại cứng và loại mềm. Lúc bấy giờ Bà-la-môn Sonadanda, sau khi được biết
đức Thế Tôn dùng cơm đã xong, đã rửa tay và bát, liền lấy một ghế thấp khác ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Sonadanda
bạch đức Thế Tôn:
26. -
Tôn giả Gotama, khi con ở trong
hội chúng nếu con từ chỗ ngồi
đứng dậy và
đảnh lễ Thế Tôn Gotama thời
hội chúng này sẽ
phỉ báng con. Ai bị
hội chúng này
phỉ báng, thời
danh tiếng sẽ bị tổn giảm, và ai
danh tiếng bị tổn giảm, thời thâu nhận
cúng dường bị
giảm thiểu. Vì
cúng dường tùy thuộc vào
danh tiếng chúng con có.
Tôn giả Gotama, nếu ở trong
hội chúng mà con
chắp tay vái chào, mong
Tôn giả Gotama nhận đấy là con
đứng dậy.
Tôn giả Gotama, nếu trong
hội chúng mà con tháo khăn đầu, mong
Tôn giả Gotama nhận đấy là con vái chào với đầu của con.
Tôn giả Gotama, khi con đi trên xe, nếu con xuống xe và
đảnh lễ Thế Tôn Gotama, thời
hội chúng sẽ
phỉ báng con. Ai bị
hội chúng này
phỉ báng, thời
danh tiếng bị tổn giảm, và ai bị
danh tiếng tổn giảm, thời thâu nhận
cúng dường bị
giảm thiểu. Vì sự
cúng dường tùy thuộc vào
danh tiếng chúng con có.
Tôn giả Gotama, nếu trong khi con đi xe, con hạ cán roi xuống, mong
Tôn giả Gotama nhận đấy là con xuống xe.
Tôn giả Gotama, nếu trong khi con đi xe, con
vẫy tay, mong
Tôn giả Gotama nhận đấy là con vái chào với đầu của con.
27. Rồi
đức Thế Tôn với một thời
thuyết pháp, giảng dạy, khích lệ,
kích thích và làm cho Bà-la-môn Sonadanda
hoan hỷ, rồi từ chỗ ngồi
đứng dậy và từ biệt.
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt