Đại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TRƯỜNG BỘ
Dìgha Nikàya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt - Phật Lịch 2535 - 1991
2. Kinh Sa-Môn Quả
(Sàmannaphala sutta)
1. Như vậy tôi nghe. Một thời
Thế Tôn ở tại Ràjagaha (
Vương Xá) nơi vườn xoài của Jìvaka (Kỳ-bà) Komàrabhacca, cùng với
đại chúng Tỷ-kheo một nghìn hai trăm năm mươi vị. Lúc bấy giờ Ajàtasattu (A-xà-thế) con bà Vihehi (Vi-đề-hi) vua xứ Magadha (Ma-kiệt-đà) nhân
lễ Bố Tát vào ngày rằm tháng tư Komudi (cây súng) đang ngồi trên lầu cao
trang nghiêm, chung quanh có nhiều đại thần hậu hạ. Lúc bấy giờ Ajàtasattu con bà Videhi, vua xứ Magadha, nhân ngày
Bố Tát cảm hứng nói rằng: "Thật khả ái thay, này các khanh, đêm rằm sáng trăng! Thật
diễm lệ thay, này các khanh, đêm rằm sáng trăng! Thật mỹ miều thay, này các khanh, đêm rằm sáng trăng! Thật êm dịu thay, này các khanh, đêm rằm sáng trăng! Thật
điềm lành thay, này các khanh, đêm rằm sáng trăng! Nay
chúng ta nên đến
chiêm bái vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, nhờ sự
chiêm bái này tâm
chúng ta được tịnh tín?". Khi nghe nói vậy, một đại thần tâu với Ajàtasattu, con bà Videhi vua nước Magadha: "Tâu
Đại vương, có Pùrana Kassapa (Phú-la Ca-diếp) là vị hội chủ, vị giáo trưởng, vị
sư trưởng giáo hội, có
tiếng tốt, có
danh vọng,
khai tổ giáo phái, được
quần chúng tôn sùng,
dồi dào kinh nghiệm lâu ngày,
xuất gia đã lâu năm, đã đến tuổi
trưởng thượng. Mong
Đại vương đến
chiêm bái Pùrana Kassapa này.
Chiêm bái Pùrana Kassapa có thể khiến tâm
Đại vương được tịnh tín". Khi nghe nói vậy Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha yên lặng không nói gì.
3. Lại một đại thần khác tâu với Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha: "Tâu
Đại vương, có Makkhali Gosàla (Mặc-già-lê Cù-xá-lợi) là vị hội chủ, vị giáo trưởng, vị
sư trưởng giáo hội, có
tiếng tốt, có
danh vọng khai tổ giáo phái, được
quần chúng tôn sùng,
dồi dào kinh nghiệm lâu ngày,
xuất gia đã lâu năm, đã đến tuổi
trưởng thượng. Mong
Đại vương chiêm bái Makkhali Gosàla này.
Chiêm bái vị Makkhali Gosàla có thể khiến tâm
Đại vương được tịnh tín". Khi nghe nói vậy. Ajàtasattu, con bà Videhi vua nước Magadha yên lặng không nói gì.
4. Lại một đại thần khác tâu với Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha: "Tâu
Đại vương, có Ajita Kesakambàli (A-kỳ-đa Kỳ-xá-khâm-bà-la) là vị hội chủ, vị giáo trưởng, vị
sư trưởng giáo hội, có
tiếng tốt, có
danh vọng,
khai tổ giáo phái, được
quần chúng tôn sùng,
dồi dào kinh nghiệm lâu ngày,
xuất gia đã lâu năm, đã đến tuổi
trưởng thượng. Mong
Đại vương đến
chiêm bái Ajita Kesakambàli này.
Chiêm bái Ajita Kesakambàli có thể khiến tâm
Đại vương được tịnh tín". Khi nghe nói vậy, Ajàtasattu, còn bà Videhi, vua nước Magadha yên lặng không nói gì.
5. Lại một đại thần khác tâu với Ajàtasattu, con bà Videhi vua nước Magadha: "Tâu
Đại vương, có Pakudha Kaccayana (Bà-phù-đà Ca-chiên-nê) là vị hội chủ, vị giáo trưởng, vị
sư trưởng giáo hội, có
tiếng tốt, có
danh vọng,
khai tổ giáo phái, được
quần chúng tôn sùng,
dồi dào kinh nghiệm lâu ngày,
xuất gia đã lâu năm, đã đến tuổi
trưởng thượng. Mong
Đại vương đến
chiêm bái Pakudha Kaccàyana này.
Chiêm bái Pakudha Kaccayana này có thể khiến tâm
Đại vương được tịnh tín". Khi nghe nói vậy. Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha yên lặng không nói gì.
6. Lại một đại thần khác tâu với Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha: "Tâu
Đại vương, có Sanjaya Belathiputta (
Tán-nhã-di Tỳ-la-phê-phất) là vị hội chủ, vị giáo trưởng, vị
sư trưởng giáo hội, có
tiếng tốt, có
danh vọng,
khai tổ giáo phái, được
quần chúng tôn sùng,
dồi dào kinh nghiệm lâu ngày,
xuất gia đã lâu năm, đã đến tuổi
trưởng thượng. Mong
Đại vương đến
chiêm bái Sanjaya Belathiputta này.
Chiêm bái Sanjaya Belathiputta này có thể khiến tâm
Đại vương tịnh tín". Khi nghe nói vậy, Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha yên lặng không nói gì.
7. Lại một đại thần khác tâu với Ajàtasattu, còn bà Videhi, vua nước Magadha: "Tâu
Đại vương, có Nigantha Nàtaputta (Ni-kiền-tử) là vị hội chủ, vị giáo trưởng, vị
sư trưởng giáo hội, có
tiếng tốt, có
danh vọng,
khai tổ giáo phái, được
quần chúng tôn sùng,
dồi dào kinh nghiệm lâu ngày,
xuất gia đã lâu năm, đã đến tuổi
trưởng thượng. Mong
Đại vương đến
chiêm bái Nigantha Nàtaputta này.
Chiêm bái Nigantha Nàtaputta có thể khiến tâm
Đại vương được tịnh tín". Khi nghe nói vậy, Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha yên lặng không nói gì.
8. Lúc bấy giờ Jìvaka Komàrabhacca
ngồi yên lặng cách Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha không xa bao nhiêu. Khi ấy Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha, nói với Jìvaka Komàrabhacca:
- Này khanh Jìvaka, sao ngươi lại yên lặng như vậy?
- Tâu
Đại vương, chính tại vườn xoài này của chúng con, có
Thế Tôn, bậc A-la-hán,
Chánh Đẳng Chánh Giác, hiện đang trú ngụ với
đại chúng Tỷ-kheo một nghìn hai trăm năm mươi vị.
Thế Tôn Gotama có
tiếng đồn tốt đẹp sau đây lan rộng: "Đây là
Thế Tôn, bậc A-la-hán,
Chánh Đẳng Chánh Giác,
Minh Hạnh Túc,
Thiện Thệ,
Thế Gian Giải,
Vô Thượng Sĩ,
Điều Ngự Trượng Phu,
Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn".
Đại vương hãy đến
chiêm bái Thế Tôn này. Rất có thể, nhờ
chiêm bái Thế Tôn, tâm của
Đại vương được
tịnh tín.
- Vậy khanh Jìvaka, hãy cho thắng kiệu voi.
- Vâng, tâu
Đại vương.
9. Jìvaka Komàrabhacca
vâng theo lời dạy của Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha, sai người thắng năm trăm con voi cái, và con vương tượng vua thường cởi, rồi tâu với Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha: "Tâu
Đại vương, các kiệu voi đã sẵn sàng. Ngài hãy làm những gì Ngài xem là phải thời". Khi bấy giờ Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha biểu các
cung phi leo lên năm trăm con voi cái mỗi người một con, còn mình thì leo lên vương tượng vua thường cởi,
xuất hành ra khỏi Ràjagaha, dưới ánh sáng của các ngọn đuốc được cầm cao, với
oai nghi của bậc
đại vương, thẳng tiến đến vườn xoài của Jìvaka Komàrabhacca.
10. Khi Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha đi đến không xa vườn xoài, ngài bỗng
sợ hãi,
kinh hoàng, tóc dựng lên. Lúc bấy giờ Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha
sợ hãi,
kinh hoàng, tóc dựng lên, nói với Jìvaka Komàrabhacca:
- Này khanh Jìvaka, người phản ta chăng? Này khanh Jìvaka, người lường gạt ta chăng? Này khanh Jìvaka, ngươi nạp ta cho
kẻ thù chăng? Tại sao trong một
đại chúng lớn như thế này gần một nghìn hai trăm năm mươi vị, mà không có một tiếng đằng hắng, không có một tiếng ho, không một tiếng ồn?
- Tâu
Đại vương, thần không phản lại Ngài, thần không lường gạt Ngài, tâu
Đại vương, thần không nạp Ngài cho
kẻ thù, tâu
Đại Vương, hãy
đi thẳng tới; tâu
Đại vương hãy
đi thẳng tới. Tại chỗ kia trong căn nhà tròn chỗ có những
ngọn đèn đang thắp sáng.
11. Lúc bấy giờ, Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha đi
cho đến chỗ voi có thể đi được, rồi xuống voi đi đến cửa căn nhà tròn. Khi đến nơi liền nói với Jìvaka Komàrabhacca:
- Này khanh Jìvaka,
Thế Tôn ở tại đâu?
- Tâu
Đại vương, vị ấy là
Thế Tôn. Tâu
Đại vương,
Thế Tôn ngồi
dựa vào cột chính giữa, mặt hướng phía Nam, ngồi
trước mặt chúng Tỷ-kheo.
12. Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha liền tiến đến chỗ
Thế Tôn. Khi đến rồi, vua đứng một bên. Sau đi đứng một bên, Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha nhìn khắp chúng Tỷ-kheo đang yên lặng
an tịnh như một hồ nước trong,
cảm hứng nói rằng: "Mong hoàng tử Udàyibhadda (Ưu-đà-di-bạt-đà) cũng được sự
trầm lặng như sự
trầm lặng của các vị Tỷ-kheo này vậy".
-
Đại vương, hình như
tâm trí của
Đại vương nặng nhiều về
tình thương thì phải?
- Bạch
Thế Tôn, con thương hoàng tử Udàyibhadda rất nhiều. Mong rằng hoàng tử Udàyibhadda cũng được sự
trầm lặng như sự
trầm lặng của chúng Tỷ-kheo này vậy.
13. Lúc bấy giờ Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha,
đảnh lễ Thế Tôn,
chấp tay vái chào chúng Tỷ-kheo, và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha bạch
Thế Tôn:
- Bạch
Thế Tôn, con muốn hỏi
Thế Tôn một
vấn đề này, nếu Ngài
cho phép con hỏi.
-
Đại vương cứ hỏi
tùy theo ý muốn của
Đại vương.
14. - Cũng như các công nghệ
chức nghiệp này, như điều tượng sư, điều
mã sư, xa thuật sư, quân thuật sư, quân kỳ binh, nguyên súy, chiến sĩ,
thượng sĩ quan, thám tử, dõng sĩ
can đảm như voi chúa,
anh hùng, trang giáp binh,
nô lệ xuất thân,
hỏa đầu quân, thợ hớt tóc, người hầu tắm, thợ làm bánh, nhà làm
vòng hoa, thợ giặt, thợ dệt, nhà làm thúng rổ, thợ đồ gốm, nhà toán số, nhà ấn bản và các công nghệ
chức nghiệp khác, chúng hưởng được kết quả
thiết thực hiện tại từ
công nghiệp chức nghiệp của chúng. Chúng giúp cho tự thân được sống
an lạc,
hạnh phúc. Chúng giúp cho
vợ con được sống
an lạc hạnh phúc. Chúng giúp cho
cha mẹ được sống
an lạc,
hạnh phúc. Chúng giúp cho bạn bè được sống
an lạc hạnh phúc. Chúng dâng các vật
cúng dường cho Sa-môn, Bà-la-môn, sự
cúng dường này có
ảnh hưởng đến
đời sau,
liên hệ đến
thiên giới,
thọ hưởng phước báo an lạc,
thác sanh lên
cõi trời. Bạch
Thế Tôn, Ngài có thể chỉ cho
rõ ràng kết quả
thiết thực,
hiện tại của hạnh Sa-môn chăng?
15. - Này
Đại vương,
Đại vương có nhớ đã hỏi câu hỏi ấy với các vị Sa-môn, Bà-la-môn khác chăng?
- Bạch Ngài, con nhớ đã hỏi câu hỏi ấy với Sa-môn, Bà-la-môn khác.
- Này
Đại vương, hãy nói lại cho nghe, các vị ấy đã
trả lời với
Đại vương như thế nào, nếu
Đại vương không thấy gì trở ngại.
- Bạch
Thế Tôn, con không thấy gì trở ngại đối với
đức Thế Tôn và các bậc như
đức Thế Tôn.
- Vậy
Đại vương hãy nói đi.
16. - Bạch
Thế Tôn, một thời con đến Pùrana Kassapa, khi đến nơi, con nói lên những lời đón chào,
chúc tụng thân hữu và
xã giao với Pùrana Kassapa và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, con nói với Pùrana Kassapa: "Ngài Kassapa, cũng như các công nghệ,
chức nghiệp này, như điều tượng sư, điều
mã sư, xa thuật sư, cung thuật sư, quân kỳ binh, nguyên súy, chiến sĩ,
thượng sĩ quan, thám tử, dõng sĩ
can đảm như voi chúa,
anh hùng, trang giáp binh,
nô lệ xuất thân,
hỏa đầu quân, thợ hớt tóc, người hầu tắm, thợ làm bánh, nhà làm
vòng hoa, thợ giặt, thợ dệt, nhà làm thúng rổ, thợ đồ gốm, nhà toán số, nhà ấn bản và các công nghệ
chức nghiệp khác, chúng hưởng được kết quả
thiết thực,
hiện tại công nghệ
chức nghiệp của chúng. Chúng giúp cho tự thân được sống
an lạc,
hạnh phúc. Chúng giúp cho
cha mẹ được sống
an lạc,
hạnh phúc. Chúng giúp cho
vợ con được sống
an lạc,
hạnh phúc. Chúng giúp cho bạn bè được sống
an lạc,
hạnh phúc. Chúng dâng các vật
cúng dường cho Sa-môn, Bà-la-môn, sự
cúng dường này có
ảnh hưởng đến
đời sau,
liên hệ đến
thiên giới,
thọ hưởng phước báo an lạc,
thác sanh lên
cõi trời. Bạch Ngài, Ngài có thể
cho biết kết quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn chăng?"
17. Bạch
Thế Tôn, khi nghe nói vậy, Pùrana Kassapa đã nói với con: "Này
Đại vương, tự làm hay khiến người làm, chém giết hay khiến người chém giết, đốt nấu hay khiến người đốt nấu, gây
phiền muộn hay khiến người gây
phiền muộn, gây
áo não hay khiến người gây
áo não, tự mình gây
sợ hãi hay khiến người gây
sợ hãi,
sát sanh, lấy của không cho, phá cửa nhà mà vào,
cướp bóc, đánh cướp một nhà lẻ loi,
chận đường cướp giựt,
tư thông vợ người, nói láo, hành động như vậy không có
tội ác gì. Nếu lấy một bánh xe sắc bén giết hại tất cả
chúng sanh trên cõi đất thành một đống thịt, thành một chồng chịt, cũng không
vì vậy mà có
tội ác, mà gây ra
tội ác. Nếu có người đi trên bờ phía Nam
sông Hằng giết hại, tàn sát, chém giết, khiến người chém giết, đốt nấu, khiến người đốt nấu, cũng không
vì vậy mà có
tội ác, mà gây ra
tội ác. Nếu có người đi trên bờ phía Bắc
sông Hằng bố thí, khiến người
bố thí, tế lễ, khiến người tế lễ, cũng không
vì vậy mà có phước báo". Bạch
Thế Tôn, khi được hỏi về kết quả
hiện tại thiết thực của hạnh Sa-môn, Pùrana Kassapa đã
trả lời với thuyết
vô nghiệp. Bạch
Thế Tôn, cũng như hỏi về trái xoài lại
trả lời về trái mít, hoặc hỏi về trái mít lại
trả lời về trái xoài. Cũng vậy, Bạch
Thế Tôn, khi được hỏi về kết quả
hiện tại thiết thực của hạnh Sa-môn, Purana Kassapa đã
trả lời với thuyết
vô nghiệp, bạch
Thế Tôn, con nghĩ: "Làm sao một người như con lại có thể làm một vị Sa-môn hay Bà-la-môn ở trong nước con không được vui lòng?"
Vì vậy bạch
Thế Tôn, con không
tán thán, cũng không cật nạn
lời nói của Pùrana Kassapa. Không
tán thán, không cật nạn, dầu không
mãn nguyện cũng không thốt ra lời
bất mãn, không
công nhận cũng
như không bác bỏ, con từ chỗ ngồi
đứng dậy ra về.
19. Bạch
Thế Tôn, một thời con đến Makkhali Gosàla (Mạt-già-lê-cù-xá-lợi). Khi đến nơi, con nói lên những lời đón chào tụng
thân hữu và
xã giao với Makkhali Gosàla và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, con nói với Makkhali Gosàla: "Ngài Gosàla, cũng như các công kỹ nghệ
chức nghiệp như điều tượng sư... (như trên)... Bạch Ngài, Ngài có thể
cho biết kết quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn chăng?"
20. Bạch
Thế Tôn, khi nghe nói vậy, Makkhali Gosàla đã nói với con: "Này
Đại vương, không có nhơn, không có duyên, các loài
hữu tình bị
nhiễm ô;
vô nhân,
vô duyên, các loài
hữu tình bị
nhiễm ô. Không có nhân, không có duyên, các loài
hữu tình được
thanh tịnh;
vô nhân,
vô duyên, các loài
hữu tình được
thanh tịnh. Không có tự tác, không có
tha tác, không có nhân tác, không có lực, không có
tinh tấn, không có
nhân lực, không có
sự cố gắng của người. Tất cả loài
hữu tình, tất cả sanh vật, tất cả sinh loại, tất cả sinh mạng đều không
tự tại, không lực, không
tinh tấn. Chúng bị dắt dẫn,
chi phối bởi
định mệnh, bởi
điều kiện bộ loại của chúng, bởi cá tánh của chúng. Chúng hưởng thọ khổ lạc,
y theo sáu loại
thác sanh của chúng. Có tất cả là một triệu bốn trăm ngàn chủng loại
thác sanh, lại có thể sáu ngàn và có thêm sáu trăm nữa. Có năm trăm loại nghiệp và có năm nghiệp (theo năm căn), lại có
ba nghiệp (về thân, khẩu, ý) lại có toàn nghiệp (thân và khẩu) và bán nghiệp (ý), có sáu mươi hai đạo, sau mươi hai
trung kiếp, sáu
giai cấp, tám
nhân địa, bốn ngàn chín trăm
sanh nghiệp, bốn ngàn chín trăm kẻ
du hành, bốn ngàn chín trăm chỗ ở của loài Naga, hai nghìn căn, ba nghìn
cảnh địa ngục, ba mươi
sáu trần giới, bảy tưởng thai, bảy
vô tưởng thai, bảy tiết thai (sanh từ đốt), bảy loài thiên, bảy
loài người, bảy loài quỷ, bảy hồ nước, bảy pavutas (rừng hay hồ nhỏ) bảy trăm pavutas bảy
vực thẳm, bảy trăm papatas (
vực thẳm), bảy mộng, bảy trăm mộng, có tám trăm bốn mươi vạn
đại kiếp,
trong thời gian ấy kẻ ngu và người hiền sau khi
lưu chuyển luân hồi sẽ trừ
tận khổ đau. Không có
lời nguyện: với
giới hạnh này, với kỷ luật này, với
khổ hạnh này hay với
phạm hạnh này, tôi sẽ làm cho
chín muồi những nghiệp chưa được
thuần thục, hoặc
trừ diệt những nghiệp đã
thuần thục bởi những nhẫn thọ
liên tục, không thể đo lường khổ và lạc với những vật đo lường, trong khi
luân hồi không có giảm tăng, không có
thặng dư,
thiếu thốn.
Ví như một cuộn chỉ được tung ra sẽ được kéo dài đến mức độ nào đó. Cũng như vậy, kẻ ngu và người hiền sau khi
lưu chuyển luân hồi sẽ trừ
tận khổ đau".
21. Bạch
Thế Tôn, khi được con hỏi kết quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, Makkhali Gosàla đã
trả lời với
thuyết luân hồi tịnh hóa. Bạch
Thế Tôn, cũng như hỏi về trái xoài lại
trả lời về trái mít, hoặc hỏi về trái mít lại
trả lời về trái xoài. Cũng vậy, bạch
Thế Tôn, khi được hỏi về kết quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, Makkhali Gosàla đã
trả lời với
thuyết luân hồi tịnh hóa. Bạch
Thế Tôn, con liền nghĩ: "Làm sao một người như con, lại có thể làm một vị Sa-môn hay Bà-la-môn ở trong nước con không được vui lòng? "Vì vậy, bạch
Thế Tôn, con không
tán thán cũng không cật nạn
lời nói của Makkhali Gosàla; không
tán thán, không cật nạn, dầu không
mãn nguyện cũng không thốt ra lời
bất mãn, không
công nhận cũng không
bác bỏ, con từ chỗ ngồi
đứng dậy ra về.
22. Bạch
Thế Tôn, một thời con đến Ajita Kesakambàli (A-kỳ-đa-xí-xá-khâm-bà-la) khi đến nơi con nói lên những lời đón chào,
chúc tụng thân hữu và
xã giao với Ajita Kesakambàli , và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, con nói với Ajita Kesakambala: "Ngài Ajita Kesakambàli , cũng như các công nghệ
chức nghiệp như điều tượng sư... (như trên)... Bạch Ngài, Ngài có thể chỉ
cho biết kết quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn chăng?"
23. Bạch
Thế Tôn, khi được nói vậy, Ajita Kesakambàli đã nói với con: "Này
Đại vương, không có
bố thí, không có lễ
hy sinh, không có tế tự, không có quả
dị thục các nghiệp
thiện ác, không có đời này, không có đời khác, không có mẹ, không có cha, không có loại
hóa sanh, ở đời không có những vị Sa-môn, những vị Bà-la-môn chánh hướng,
chánh hạnh, đã tự mình
chứng tri giác ngộ đời này đời khác và truyền dạy lại.
Con người này do
bốn đại hợp thành, khi
mệnh chung,
địa đại trở về trả lại cho
địa giới,
thủy đại trở về trả lại cho
thủy giới,
hỏa đại trở về trả lại cho
hỏa giới,
phong đại trở về trả lại cho
phong giới, các căn nhập vào
hư không. Bốn người gánh quan tài với người nằm trong quan tài là năm, gánh người chết
mang đi đến chỗ
hỏa táng, thốt ra những lời
tán tụng, các xương trắng như màu
bồ câu và những vật
cúng dường trở thành tro bụi, chỉ có người ngu mới
tán dương sự
bố thí,
lời nói của chúng trống không,
giả dối, khi chúng chấp thuyết có sự sống. Kẻ ngu cũng như người hiền, sau khi thân hoại
mạng chung sẽ
đoạn diệt, tiêu thất, không còn
tồn tại sau khi chết. "
24. Bạch
Thế Tôn, khi được con hỏi kết quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, Ajita Kesakambàli đã
trả lời với
thuyết đoạn diệt. Bạch
Thế Tôn, cũng như hỏi về trái mít lại
trả lời về trái xoài, hỏi về trái xoài lại
trả lời về trái mít. Cũng vậy, bạch
Thế Tôn, khi được hỏi về kết quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, Ajita Kesakambàli đã
trả lời với
thuyết đoạn diệt. Bạch
Thế Tôn, con liền nghĩ: "Làm sao một người như con lại có thể làm một vị Sa-môn hay Bà-la-môn ở trong nước con không được vui lòng".
Vì vậy bạch
Thế Tôn, con không
tán thán, cũng không cật nạn
lời nói của Ajita Kesakambàli . Không
tán thán, không cật nạn, dầu không
mãn nguyện cũng không thốt ra lời
bất mãn, không
công nhận cũng không
bác bỏ, con từ chỗ ngồi
đứng dậy ra về.
25. Bạch
Thế Tôn, một thời con đến Pakudha Kaccayana (Bà-phù-đả-ca-chiên-diên). Khi đến nơi con nói lên những lời đón chào,
chúc tụng thân hữu và
xã giao với Pakudha Kaccàyana và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, con nói với Pakudha Kaccayana: "Ngài Pakudha Kaccayana, cũng như các công nghệ
chức nghiệp, như điều tượng sư... (như trên)... Bạch Ngài, Ngài có thể
cho biết kết quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn chăng?"
26. Bạch
Thế Tôn, khi được nói vậy, Pakudha Kaccàyana nói với con: "Này
Đại vương, có bảy thân không bị làm ra, không làm ra, không bị
sáng tạo, không
sáng tạo, không sanh sản, thường tại như đỉnh núi, đứng thẳng như trụ đá. Chúng
bất động không
chuyển biến, không xâm lăng nhau. Chúng không
ảnh hưởng đến lạc hay khổ
với nhau hoặc cả khổ và lạc. Bảy thân ấy là gì? Địa thân, thủy thân, hỏa thân, phong thân, khổ, lạc và thứ bảy là mạng. Bảy thân này khômg bị làm ra, không làm ra, không bị
sáng tạo, không
sáng tạo, không sanh sản, thường tại như đỉnh núi, đứng thẳng như trụ đá. Chúng
bất động không
chuyển biến, không xâm lăng, chúng không
ảnh hưởng đến lạc hay khổ
với nhau, hoặc cả khổ và lạc. Ở đây không có người giết hại, hoặc có người
bị giết hại, người nghe hoặc người nói, người biết hoặc người khiến
cho biết. Khi một ai dùng lưởi kiếm sắc bén chém đầu, thời không có ai tước đoạt sanh mạng của ai cả, lưỡi kiếm chỉ rơi vào giữa bảy thân mà thôi".
27. Bạch
Thế Tôn, khi được con hỏi về kết quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, Pakudha Kaccàyana đả
trả lời một việc khác với một
quan điểm khác. Bạch
Thế Tôn, cũng như hỏi về trái xoài lại
trả lời về trái mít, hoặc hỏi về trái mít lại
trả lời về trái xoài. Cũng vậy, Bạch
Thế Tôn, khi được hỏi về kết quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, Pakudha Kaccayana đả
trả lời một việc khác với một
quan điểm khác. Bạch
Thế Tôn, con liền nghĩ: "Làm sao một người như con lại có thể làm một vị Sa-môn, hay Bà-la-môn ở trong nước con không được vui lòng".
Vì vậy, bạch
Thế Tôn, con không
tán thán, không cật nạn, bỏ
lời nói của Pakudha Kaccayana. Không
tán thán, không cật nạn, dầu không
mãn nguyện, cũng không thốt ra lời
bất mãn, không
công nhận cũng không
bác bỏ, con từ chỗ ngồi và
đứng dậy ra về.
28. Bạch
Thế Tôn, một thời con đến Nigantha Nàtaputta (Ni-kiền-tử). Khi đến nơi, con nói lên những lời đón chào,
chúc tụng thân hữu và
xã giao với Nigantha Nàtaputta và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, con nói với Nigantha Nàtaputta: "Ngài Aggivessana, các công nghệ
chức nghiệp như điều tượng sư, ... (như trên) ... Bạch Ngài, Ngài có thể
cho biết kết quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn ?"
29. Bạch
Thế Tôn, khi được hỏi vậy, Nigantha Nàtaputta nói với con: "Này
Đại vương, một người Nigantha (
Ni kiền tử) sống
chế ngự bởi bốn loại
cấm giới. Này
Đại vương, thế nào là một người Nigantha sống
chế ngự bởi bốn loại cấm giới? Này
Đại vương, một Nigantha sống
gìn giữ đối với tất cả loại nước,
gìn giữ đối với mọi
ác pháp, sống tẩy sạch tất cả
ác pháp và sống với
ý chí gìn giữ đối với tất cả
ác pháp. Này
Đại vương, như vậy một Nigantha sống
chế ngự bởi bốn loại
cấm giới. Này
Đại vương, vì một Nigantha sống
chế ngự bởi bốn loại
cấm giới, nên vị ấy được gọi là Gotatto (một vị đã đi đến đích), Yatatto (một vị đã
điều phục tự tâm) và Thitatto (một vị đã
an trú được
tự tâm)".
30. Bạch
Thế Tôn, khi được con hỏi đến kết quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, Nigantha Nàtaputta đã
trả lời với sự
chế ngự bởi bốn loại
cấm giới. Bạch
Thế Tôn, cũng như hỏi về trái xoài lại
trả lời về trái mít, hoặc hỏi về trái mít lại
trả lời về trái xoài. Cũng vậy, bạch
Thế Tôn, khi được hỏi về kết quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, Nigantha Nàtaputta đã
trả lời với sự
chế ngự bởi bốn
cấm giới. Bạch
Thế Tôn, con liền nghĩ: "Làm sao một người như con lại có thể làm một vị Sa-môn hay Bà-la-môn ở trong nước con không được vui lòng".
Vì vậy, bạch
Thế Tôn, con không
tán thán, cũng không cật nạn
lời nói của Nigantha Nàtaputta. Không
tán thán không cật nạn, dù không
mãn nguyện, cũng không thốt ra lời
bất mãn, không
công nhận cũng không
bác bỏ, con từ chỗ ngồi
đứng dậy ra về.
31. Bạch
Thế Tôn, một hôm con đến Sanjaya Belatthiputta (Tán-nhã-di-Tỳ-la-lê-phất). Khi đến nơi, con nói lên những lời đón chào
chúc tụng thân hữu và
xã giao với Sanjaya Belatthiputta và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, con nói với Sanjaya Belatthiputta: "Ngài Sanjaya, các công nghệ
chức nghiệp như điều tượng sư... (như trên)... Bạch Ngài, Ngài có thể
cho biết kết quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn chăng?"
32. Bạch
Thế Tôn, khi được nói vậy, Sanjaya Belatthiputta đã
trả lời với con: "Nếu anh hỏi: "Có
một thế giới khác hay không?" Nếu tôi nghĩ "Có
một thế giới khác", tôi có thể
trả lời với anh: "Có
một thế giới khác". Nhưng tôi không nói là như vậy. Tôi không nói là như kia. Tôi không nói là khác như thế. Tôi không nói là không phải như thế. Tôi không nói là
không không phải như thế. Nếu anh hỏi tôi: "Không có
một thế giới khác phải không?" Nếu tôi nghĩ: "Không có
một thế giới khác", tôi có thể
trả lời với anh: "Không có
một thế giới khác". Nhưng tôi không nói là như vậy. Tôi không nói là như kia. Tôi không nói là khác như thế. Tôi không nói là không phải như thế. Tôi không nói là
không không phải như thế. Nếu anh hỏi tôi "Không có
một thế giới khác phải không?" (... như trên... ) "Cũng có và cũng không có
một thế giới khác?" "Cũng không có và cũng
không không có
một thế giới khác?", "Có loại
hữu tình hóa sanh?", "Không có loại
hữu tình hóa sanh?" "Cũng có và cũng không có loại
hữu tình hóa sanh?" "Cũng không có và cũng
không không có loại
hữu tình hóa sanh?", "Có kết quả
dị thục của các nghiệp thiện và ác?", "Không có kết quả
dị thục của những nghiệp thiện và ác?", "Cũng có và cũng không có kết quả
dị thục của những nghiệp thiện và ác?", "Cũng không có và cũng
không không có kết quả
dị thục của những nghiệp thiện và ác?", "Như Lai có
tồn tại sau khi chết?", "Như Lai không có
tồn tại sau khi chết?", "Như Lai có và không có
tồn tại sau khi chết?", "Như Lai không có và cũng
không không có
tồn tại sau khi chết?". Anh hỏi tôi như vậy. Nếu tôi nghĩ : "Như Lai không có và cũng
không không có
tồn tại sau khi chết". Tôi có thể
trả lời : "Như Lai không có và cũng
không không có
tồn tại sau khi chết". Nhưng tôi không nói là như vậy. Tôi không nói là như kia. Tôi không nói là khác như thế. Tôi không nói là không phải như thế. Tôi không nói là
không không phải như thế."
33. Bạch
Thế Tôn, khi được con hỏi kết quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, Sanjaya Belatthiputta đã
trả lời với
Ngụy biện luận. Bạch
Thế Tôn, cũng như hỏi về trái xoài lại
trả lời về trái mít , hoặc hỏi trái mít lại
trả lời trái xoài . Cũng vậy, bạch
Thế Tôn, khi được hỏi về kết quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, Sanjaya Belatthiputta đã
trả lời với
Ngụy biện luận. Bạch
Thế Tôn, con liền nghĩ: "Làm sao một người như con, lại có thể làm một vị Sa-môn hay Bà-la-môn ở trong nước con không được vui lòng".
Vì vậy, Bạch
Thế Tôn, con không
tán thán cũng không cật nạn
lời nói của Sanjaya Belatthiputta. Không
tán thán, không cật nạn, dầu không
mãn nguyện, cũng không thốt ra lời
bất mãn. Không
công nhận cũng không
bác bỏ, con từ chỗ ngồi
đứng dậy ra về.
34. Vậy nên bạch
Thế Tôn, con cũng hỏi
Thế Tôn. bạch
Thế Tôn, cũng như các công nghệ
chức nghiệp. Như điều tượng sư, điều
mã sư, xa thuật sư, cung thuật sư, quân kỳ binh, nguyên soái, chiến sĩ,
thượng sĩ quan, thám tử,
dũng sĩ can đảm như voi chúa,
anh hùng, trang giáp binh,
nô lệ xuất thân,
hỏa đầu quân, thợ hớt tóc, người hầu tắm, thợ làm bánh, nhà
vòng hoa, thợ giặt, thợ dệt, nhà làm thúng rổ, thợ đồ gốm, nhà toán số, nhà ấn bản, các công nghệ
chức nghiệp khác. Chúng hưởng được kết quả
thiết thực hiện tại công nghệ
chức nghiệp của chúng. Chúng giúp cho tự thân được sống
an lạc,
hạnh phúc. Chúng giúp cho
cha mẹ được sống
an lạc,
hạnh phúc. Chúng giúp cho
cha mẹ được sống
an lạc hạnh phúc. Chúng giúp cho bạn bè được sống
an lạc hạnh phúc. Chúng dâng các vật
cúng dường cho Sa-môn, Bà-la-môn, sự
cúng dường này có
ảnh hưởng đến
đời sau,
liên hệ đến
thiên giới,
thọ hưởng phước báo an lạc,
thác sanh lên
cõi trời. Bạch
Thế Tôn,
Thế Tôn có thể
cho biết kết quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn chăng?
-
Đại vương có thể được. Này
Đại vương, ta sẽ hỏi
Đại vương về
vấn đề này.
Đại vương hãy
trả lời tùy theo ý muốn của
Đại vương.
35.
Đại vương nghĩ sao? Nếu
Đại vương có một người
nô bộc, dậy sớm,
thức khuya,
thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm
đẹp lòng mọi người,
lời nói kính ái, chú ý từng nét mặt (của
Đại vương). Người ấy nghĩ: "Thật
hy hữu thay! Thật
kỳ diệu thay
quả vị thác sanh của các
công đức, quả
dị thục của các
công đức. Đức vua Ajàtasattu, con của bà Videhi của nước Magadha, là người, tôi đây là người. Vị vua Ajàtasattu con bà Videhi, của nước Magadha, sống tận hưởng đầy đủ năm món
dục lạc, tôi nghĩ không khác gì vị
thiên thần, còn tôi là người
nô bộc, làm mọi công việc, dậy sớm,
thức khuya,
thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm
đẹp lòng mọi người,
lời nói kính ái, chú ý từng nét mặt (của vua). Vậy ta hãy làm các
công đức như vua kia, ta hãy cạo bỏ râu tóc, khoác
áo cà sa,
từ bỏ gia đình xuất gia tu đạo". Và người
nô lệ ấy, một thời khác, cạo bỏ râu tóc, khoác
áo cà sa,
từ bỏ gia đình,
sống không gia đình,
xuất gia tu đạo. Sau khi
xuất gia như vậy, người ấy sống
chế ngự thân, sống
chế ngự lời nói, sống
chế ngự ý nghĩ, bằng lòng với nhu cầu
tối thiểu về
ăn uống, y áo,
hoan hỉ sống
an tịnh. Nếu những người của
Đại vương đến tâu với
Đại vương. "Đại vương có biết chăng? Có người
nô bộc của
Đại vương, làm mọi công việc, dậy sớm,
thức khuya,
thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm
đẹp lòng mọi người,
lời nói kính ái, chú ý từng nét mặt (của
Đại vương). Tâu
Đại vương, người ấy đã cạo bỏ râu tóc, khoác
áo cà sa,
từ bỏ gia đình,
sống không gia đình,
xuất gia tu đạo. Sau khi
xuất gia như vậy, người ấy sống
chế ngự thân,
chế ngự lời nói,
chế ngự ý nghĩ, bằng lòng với nhu cầu
tối thiểu về
ăn uống, y áo,
hoan hỷ sống trong an tịnh". Này
Đại vương,
Đại vương có nói như sau chăng?: "Người ấy hãy lại với ta, hãy làm lại người
nô bộc, làm mọi công việc, dậy sớm,
thức khuya,
thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm
đẹp lòng mọi người,
lời nói kính ái chú ý từng nét mặt?"
36. - Bạch
Thế Tôn, không như vậy.
Trái lại chúng con
kính lễ người ấy,
đứng dậy trước người ấy, mời người ấy ngồi xuống ghế,
cúng dường người ấy các dụng cụ như y, đồ ăn
khất thực, sàng tọa, thuốc men trị bệnh và chúng con sẽ ra lệnh để
bảo vệ,
che chở người ấy đúng theo
luật pháp.
- Này
Đại vương,
Đại vương nghĩ thế nào? Nếu quả như vậy, thì đó có
phải chăng là kết quả
thiết thực hiện tại hạnh Sa-môn?
- Bạch
Thế Tôn, như vậy chính là kết quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn.
- Này
Đại vương đó là kết quả
thiết thực hiện tại thứ nhất của hạnh Sa-môn mà Ta đã trình bày.
37. - Bạch
Thế Tôn, có thể
cho biết một kết quả
thiết thực hiện tại khác hơn nữa của hạnh Sa-môn?
- Này
Đại vương, có thể được. Này
Đại vương. Ta sẽ hỏi
Đại vương về
vấn đề này.
Đại vương hãy
trả lời tùy theo ý muốn của
Đại vương.
Đại vương nghĩ sao? Nếu
Đại vương có một người nông phu,
gia chủ, nạp thuế má, làm giàu công khố. Người ấy nghĩ: "Thật
hy hữu thay! Thật
kỳ diệu thay
quả vị thác sanh của các
công đức,
quả vị thục của các
công đức. Vị vua Ajàtasattu, con của bà Videhi, nước Magadha, là người, tôi cũng là người. Vị vua Ajàtasattu, con bà Videhi nước Magadha, sống tận hưởng đầy đủ năm món
dục lạc, tôi nghĩ không khác gì vị
thiên thần. Còn tôi là người nông phu,
gia chủ, nạp thuế má, làm giàu công khố. Vậy ta hãy làm các
công đức như vua kia. Ta hãy cạo bỏ râu tóc, khoác
áo cà sa,
từ bỏ gia đình,
sống không gia đình,
xuất gia tu đạo". Và người nông phu ấy, một thời khác, cạo bỏ râu tóc, khoác
áo cà sa,
từ bỏ gia đình,
sống không gia đình,
xuất gia tu đạo. Sau khi
xuất gia như vậy, người ấy sống
chế ngự thân,
chế ngự lời nói,
chế ngự ý nghĩ, bằng lòng với nhu cầu
tối thiểu về
ăn uống, y áo,
hoan hỷ sống
an tịnh. Nếu những người của
Đại vương đến tâu với
Đại vương: "Đại vương có biết chăng? Có người nông phu của
Đại vương, người
gia chủ, nạp thuế má, làm giàu công khố. Tâu
Đại vương, người ấy đã cạo bỏ râu tóc, khoác
áo cà sa,
từ bỏ gia đình,
sống không gia đình,
xuất gia tu đạo. Sau khi
xuất gia như vậy, người ấy sống
chế ngự thân,
chế ngự lời nói,
chế ngự ý nghĩ, bằng lòng với nhu cầu
tối thiểu về
ăn uống, y áo,
hoan hỷ sống an tịnh". Này
Đại vương,
Đại vương có nói: "Người hãy đến lại với ta, hãy làm lại người nông phu,
gia chủ, nạp thuế má, làm giàu công khố"?
38. - Bạch
Thế Tôn, không như vậy.
Trái lại chúng con kính nể người ấy,
đứng dậy trước người ấy, mời người ấy ngồi xuống ghế,
cúng dường người ấy các dụng cụ như y, đồ ăn
khất thực, sàng tọa, thuốc men trị bịnh. Và chúng con sẽ ra lệnh để
bảo vệ,
che chở người ấy đúng theo
luật pháp.
- Này
Đại vương,
Đại vương nghĩ thế nào? Nếu quả như vậy thời đó có phải là kết quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn chăng?
- Bạch
Thế Tôn, như vậy chính là kết quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn.
- Này
Đại vương, đó là kết quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, mà Ta trình bày.
39. Bạch
Thế Tôn, có thể
cho biết một kết quả
thiết thực hiện tại khác nữa của hạnh Sa-môn,
vi diệu hơn,
thù thắng hơn những kết quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn vừa kể trên?
- Này
Đại vương có thể được. Này
Đại vương, hãy lóng tai nghe và khéo
tác ý, Ta sẽ giảng.
- Vâng,
Thế Tôn. Vua Ajàtasattu con bà Videhi vua xứ Magadha
trả lời Thế Tôn.
Thế Tôn nói:
40. - Này
Đại vương, nay ở đời,
Như Lai xuất hiện là bậc A-la-hán,
Chánh Biến Tri,
Minh Hạnh Túc,
Thiện Thệ,
Thế Gian Giải,
Vô Thượng Sĩ,
Điều Ngự Trượng Phu,
Thiên Nhơn Sư, Phật,
Thế Tôn.
Như Lai sau khi riêng
tự chứng ngộ với thượng trí
thế giới này với
thiên giới,
ma giới,
phạm thiên giới, gồm cả
thế giới này với Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên Nhơn, lại
tuyên thuyết điều Ngài đã
chứng ngộ. Ngài
thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện đầy đủ văn nghĩa, Ngài truyền dạy
phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ
thanh tịnh.
41. Người gia trưởng, hay con vị gia trưởng, hay một người sanh ở
giai cấp (hạ tiện) nào
nghe pháp ấy. Sau khi
nghe pháp, người ấy sanh lòng
tín ngưỡng Như Lai. Khi có lòng
tín ngưỡng ấy, vị này
suy nghĩ: "Đời sống
gia đình đầy những
triền phược,
con đường đầy những bụi đời.
Đời sống xuất gia phóng khoáng như
hư không. Thật rất khó cho một người sống ở
gia đình có thể sống theo
phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ,
hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp
áo cà sa,
xuất gia,
từ bỏ gia đình". Một
thời gian sau, người ấy bỏ
tài sản nhỏ hay
tài sản lớn, bỏ
bà con quyến thuộc nhỏ hay
bà con quyến thuộc lớn, cạo bỏ râu tóc, đắp
áo cà sa, và
xuất gia từ bỏ gia đình,
sống không gia đình.
42. Khi đã
xuất gia như vậy, vị ấy sống
chế ngự với sự
chế ngự của
giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ
oai nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt,
thọ trì và học tập trong
giới học,
thân nghiệp,
ngữ nghiệp thanh tịnh. Sanh hoạt
trong sạch giới hạnh cụ túc,
thủ hộ các căn,
chánh niệm tỉnh giác, và biết
tri túc.
43. Đại Vương! Thế nào là Tỷ-kheo
giới hạnh cụ túc? Ở đây, này
Đại Vương, Tỷ-kheo
từ bỏ sát sanh, tránh xa
sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết
tàm quý, có
lòng từ, sống
thương xót đến tất cả
hạnh phúc của
chúng sanh và loài
hữu tình. Như vậy là
giới hạnh của vị ấy trong
giới luật.
Vị ấy
từ bỏ lấy của không cho, tránh xa lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống
thanh tịnh, không có trộm cướp, như vậy là
giới hạnh của vị ấy trong
giới luật.
44. Tỷ-kheo
từ bỏ nói láo, tránh xa nói láo, nói những lời
chân thật,
y chỉ trên
sự thật,
chắc chắn,
đáng tin cậy, không lường gạt, không phản lại
lời hứa đối với đời. Như vậy là
giới hạnh của vị ấy trong
giới luật.
Vị ấy
từ bỏ nói hai lưỡi, tránh xa nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, không đến chỗ kia nói để sanh chia rẽ ở những người này; nghe điều gì ở chỗ kia, không đi nói với những người này để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy Tỷ-kheo ấy sống
hòa hợp những kẻ
ly gián, khuyến khích những kẻ
hòa hợp,
hoan hỷ trong
hòa hợp,
thoải mái trong
hòa hợp,
hân hoan trong
hòa hợp, nói những lời đưa đến
hòa hợp. Như vậy là
giới hạnh của vị ấy trong
giới luật.
Vị ấy
từ bỏ lời nói độc ác, tránh xa
lời nói độc ác. Vị ấy nói những
lời nói không
lỗi lầm, đẹp tai,
dễ thương,
thông cảm đến tâm, tao nhã,
đẹp lòng nhiều người. Như vậy là
giới hạnh của vị ấy trong
giới luật.
Vị ấy
từ bỏ lời nói phù phiếm, tránh xa
lời nói phù phiếm,
nói đúng thời, nói những lời
chân thật, nói những lời có
ý nghĩa, nói những lời về
chánh pháp, nói những lời về luật, nói những lời đáng được
gìn giữ, những lời hợp thời, thuận lý, có mạch lạc
hệ thống, có
ích lợi. Như vậy là
giới hạnh của vị ấy trong
giới luật.
45. Vị ấy
từ bỏ làm hại đến các
hạt giống và
các loại cây cỏ, dùng một ngày một bữa, không ăn ban đêm.
Từ bỏ ăn
phi thời.
Từ bỏ đi xem múa, hát nhạc, diễn kịch.
Từ bỏ trang sức bằng
vòng hoa, hương liệu, dầu thoa và các thời trang.
Từ bỏ dùng giường cao và giường lớn.
Từ bỏ nhận vàng và bạc.
Từ bỏ nhận các hạt sống.
Từ bỏ nhận thịt sống.
Từ bỏ nhận đàn
bà con gái.
Từ bỏ nhận nô tỳ gái và trai.
Từ bỏ nhận cừu và dê.
Từ bỏ nhận
gia cầm và heo.
Từ bỏ nhận voi, bò, ngựa và ngựa cái.
Từ bỏ nhận ruộng nương, đất đai.
Từ bỏ nhận người
môi giới hoặc tự mình làm
môi giới.
Từ bỏ buôn bán.
Từ bỏ các sự
gian lận bằng cân, tiền bạc và đo lường.
Từ bỏ các
tà hạnh như hối lộ,
gian trá,
lừa đảo.
Từ bỏ làm
thương tổn,
sát hại câu thúc, bứt đoạt,
trộm cắp, cướp phá. Như vậy là
giới hạnh của vị ấy trong
giới luật.
46. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do
tín thí cúng dường, vẫn còn sống làm hại các
hạt giống và cây cối như
hạt giống từ rễ sanh,
hạt giống từ nhánh cây sanh,
hạt giống từ đốt cây sanh,
hạt giống từ chiết cây sanh, và thứ năm là
hạt giống từ
hạt giống sanh. Còn vị ấy thì không làm hại
hạt giống hay cây cỏ nào. Như vậy là
giới hạnh của vị ấy trong
giới luật.
47. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do
tín thí cúng dường, vẫn còn sống cất chứa và
thọ hưởng các đồ vật như cất chứa các món ăn, cất chứa các đồ uống, cất chứa vải, cất chứa xe cộ, cất chứa các đồ nằm, cất chứa các hương liệu, cất chứa các mỹ vị. Còn vị ấy thì
từ bỏ cất chứa các vật trên. Như vậy là
giới hạnh của vị ấy trong
giới luật.
48. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do
tín thí cúng dường, vẫn còn sống theo các du hí không chơn chánh như múa, hát, nhạc kịch,
ngâm vịnh, nhịp tay,
tụng chú, đánh trống, diễn các tuồng
thần tiên, mãi võ, đấu voi, đấu ngựa, đấu trâu, đấu bò đực, đấu dê, đấu cừu, đấu gà, đấu chim cun cút, đấu gậy, đấu quyền, đấu vật, đánh
giặc giả, dàn trận,
thao dượt, diễn binh. Còn vị ấy thì
từ bỏ các du hí không chơn chánh như trên. Như vậy là
giới hạnh của vị ấy trong
giới luật.
49. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do
tín thí cúng dường, vẫn còn sống đánh bài và theo các trò
giải trí. Như cờ tám hình vuông, cờ mười hình vuông, cờ trên không, trò chơi trên đất, chỉ bước vào những ô có quyền bước, trò chơi quăng thẻ rồi chụp nhưng không cho sụp đống thẻ, chơi súc sắc, chơi khăng, lấy tay làm viết, chơi banh, chơi thổi kèn bằng lá, cày với chiếc cày giả, nhảy lộn nhào, chơi chong chóng, chơi với đồ chơi bằng lá, chơi xe con, chơi cung nhỏ, chơi đoán
chữ viết thiết trên không hay trên lưng, chơi đoán
tư tưởng, chơi bắt chước bộ điệu. Còn vị ấy thì
từ bỏ đánh bài cà
các loại giải trí như trên. Như vậy là
giới hạnh của vị ấy trong
giới luật.
50. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do
tín thí cúng dường, cũng vẫn sống dùng các giường cao và giường lớn như ghế bành, ghế trường kỷ, nệm trải giường bằng len, vải trải giường nhiều tấm nhiều màu, chăn len trắng, chăn len thêu bông, nệm bông, nệm thêu hình các con thú, mền bằng lông thú cả hai phía mền bằng lông thú một phía, mền có đính ngọc, mền bằng lụa, tấm khảm lớn có thể chứa mười sáu người múa, mền voi, mền ngựa, mền xe, mền bằng da sơn dương khâu lại
với nhau, mền bằng da con sơn dương khâu lại gọi là Kadali, tấm thảm với lều che phía trên, ghế dài có gối đầu, gối chân màu đỏ. Còn vị ấy thì
từ bỏ không dùng các giường cao và giường lớn như trên. Như vậy là
giới hạnh của vị ấy trong
giới luật.
51. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do
tín thí cúng dường, cũng vẫn sống dùng các đồ trang sức và mỹ phẩm như thoa dầu, đấm bóp, tắm, đập tay chân cho
mềm dẻo, gương kem đánh mặt,
vòng hoa và phấn son, phấn mặt và sáp mặt, vòng tay tóc giả trên đầu, gậy cầm tay, ống thuốc, gươm, lọng, dép thêu, khăn đầu, ngọc,
phất trần, vải trắng có viền tua dài. Còn vị ấy thì không dùng
các loại trang sức và mỹ phẩm như trên. Như vậy là
giới hạnh của vị ấy trong
giới luật.
52. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do
tín thí cúng dường, cũng vẫn sống nói những
câu chuyện vô ích tầm thường như
câu chuyện nói về vua chúa,
câu chuyện về
ăn trộm,
câu chuyện về đại thần,
câu chuyện về binh lính,
câu chuyện về
hãi hùng,
câu chuyện về chiến tranh,
câu chuyện về đồ ăn,
câu chuyện về đồ uống,
câu chuyện về vải mặc,
câu chuyện về giường nằm,
câu chuyện về
vòng hoa,
câu chuyện về hương liệu,
câu chuyện về
bà con,
câu chuyện về xe cộ,
câu chuyện về làng xóm,
câu chuyện về thị tứ,
câu chuyện về thành phố,
câu chuyện về
quốc độ,
câu chuyện về đàn bà,
câu chuyện về đàn ông,
câu chuyện về vị
anh hùng,
câu chuyện bên lề đường,
câu chuyện tại chỗ lấy nước,
câu chuyện về người đã chết, các
câu chuyện tạp thoại, các
câu chuyện biến trạng của
thế giới,
câu chuyện về biến trạng của
đại vương,
câu chuyện về sự
hiện hữu và sự không
hiện hữu. Còn vị ấy thì
từ bỏ nói những chuyện
vô ích, tầm thường kể trên. Như vậy là
giới hạnh của vị ấy trong
giới luật.
53. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do
tín thí cúng dường, vẫn còn sống
bàn luận tranh chấp như nói: "Ngươi không biết pháp và luật này, tôi biết pháp và luật này. Sao ngươi có thể biết pháp và luật này? Ngươi đã phạm vào
tà kiến, tôi nói mới thật đúng
chánh kiến. Lời tôi nói mới
tương ưng,
lời nói của người không
tương ưng. Những điều đáng
nói trước, ngươi lại nói sau. Những điều đáng nói sau ngươi lại
nói trước. Chủ kiến của ngươi đã bị
bài bác, câu nói của ngươi đã bị thách đấu. Ngươi đã bị thuyết bại. Hãy đến mà giải vây
lời nói ấy.
Nếu có thể được, gắng thoát ra khỏi lối bí". Còn vị ấy thì
từ bỏ những cuộc
biện luận,
tranh chấp kể trên. Như vậy là
giới hạnh của vị ấy trong
giới luật.
54. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do
tín thí cúng dường, vẫn còn sống cho đưa các
tin tức, hoặc tự đứng làm
môi giới như cho các vua, các đại thần của vua, cho các vị Sát-đế-lỵ, cho các vị Bà-la-môn, cho các
gia chủ cho các thanh niên và nói rằng: "Hãy đi đến chỗ ấy, hãy đi lại chỗ kia, mang cái này lại, đem cái này đến chỗ kia". Còn vị ấy thì
từ bỏ đưa các
tin tức và đứng làm
môi giới. Như vậy là
giới hạnh của vị ấy trong
giới luật.
55. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do
tín thí cúng dường, vẫn còn sống
lừa đảo, nói lời siễm nịnh, gợi ý, dèm pha,
cầu lợi. Còn vị ấy thì
từ bỏ nói lời
lừa đảo và siểm nịnh như trên. Như vậy là
giới hạnh của vị ấy trong
giới luật.
56. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do
tín thí cúng dường, vẫn còn tự nuôi sống bằng những
tà hạnh như xem tướng tay chân, chiêm tướng, triệu tướng,
mộng tướng,
thân tướng, dấu chuột cắn, tế lửa, tế muỗng, dùng miệng phun hạt cải v. v... vào lửa, tế vỏ lúa, tế tấm, tế gạo, tế thục tô, tế máu, khoa xem
chi tiết, khoa xem địa lý, khoa xem mộng, khoa cầu thần
ban phước, khoa cầu quỷ ma, khoa dùng bùa chú khi ở trong nhà bằng đất, khoa rắn, khoa thuốc độc, khoa bò cạp, khoa chim, khoa chim quạ, khoa đoán số mạng, khoa ngừa tên bắn, khoa biết tiếng nói của chim. Còn vị ấy thì tránh xa những
tà hạnh kể trên. Như vậy là
giới hạnh của vị ấy trong
giới luật.
57. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do
tín thí cúng dường, vẫn còn tự nuôi sống bằng những
tà mạng như
xem tướng các hòn ngọc, tướng que gậy, tướng áo quần, tướng gươm kiếm, tướng mũi tên, tướng cây cung, tướng võ khí, tướng đàn bà, tướng đàn ông, tướng
thiếu niên, tướng
thiếu nữ, tướng đầy tớ nam, tướng đầy tớ nữ, tướng voi, tướng ngựa, tướng trâu, tướng bò đực, tướng bò cái, tướng dê, tướng cừu, tướng
gia cầm, tướng chim cun cút, tướng con cắc kè, tướng vật tai dài, tướng ma, tướng
thú vật. Còn vị ấy thì tránh xa những
tà mạng kể trên. Như vậy là
giới hạnh của vị ấy trong
giới luật.
58. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do
tín thí cúng dường, vẫn còn tự nuôi sống bằng những
tà mạng, như
đoán trước: "Vua sẽ tiến quân, vua sẽ lùi quân, vua bản xứ sẽ tấn công, vua ngoại bang sẽ triệt thối, vua bản xứ sẽ thắng trận, vua ngoại bang sẽ thắng trận, vua bản xứ sẽ bại trận. Như vậy sẽ có sự thắng trận cho phe bên này, sẽ có sự bại trận cho phe bên kia". Còn vị ấy thì
từ bỏ những
tà mạng kể trên. Như vậy là
giới hạnh của vị ấy trong
giới luật.
59. Trong khi có một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do
tín thí cúng dường, vẫn còn nuôi sống bằng những
tà mạng, như
đoán trước: "Sẽ có nguyệt thực, sẽ có
nhật thực, sẽ có tinh thực,
mặt trăng,
mặt trời sẽ đi đúng
chánh đạo,
mặt trăng mặt trời sẽ đi ngoài
chánh đạo, sẽ có
sao băng, các
tinh tú sẽ đi đúng
chánh đạo, các
tinh tú sẽ đi ngoài
chánh đạo, sẽ có sao bằng, sẽ có lửa cháy các
phương hướng, sẽ có động, sẽ có sấm trời,
mặt trăng mặt trời các sao sẽ mọc, sẽ lặn, sẽ mờ, sẽ sáng, nguyệt thực sẽ có kết quả như thế này,
nhật thực sẽ có kết quả như thế này,
mặt trăng mặt trời đi đúng
chánh đạo sẽ có kết quả như thế này,
mặt trăng mặt trời đi ngoài
chánh đạo sẽ có kết quả như thế này, các
tinh tú đi đúng
chánh đạo sẽ có kết quả như thế này, các
tinh tú đi ngoài
chánh đạo sẽ có kết quả như thế này,
sao băng sẽ có kết quả như thế này, lửa cháy các phương sẽ có kết quả như thế này, động đất sẽ có kết quả như thế này, sấm trời sẽ có kết quả như thế này,
mặt trăng mặt trời các sao mọc lặn sáng mờ sẽ có kết quả như thế này". Còn vị ấy thì tránh xa không tự nuôi sống bằng
tà mạng kể trên. Như vậy là
giới hạnh của vị ấy trong
giới luật.
60. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do
tín thí cúng dường, vẫn còn tự nuôi sống bằng
tà mạng, như
đoán trước: "Sẽ có nhiều mưa, sẽ có
đại hạn, sẽ được mùa, sẽ
mất mùa, sẽ được
an ổn, sẽ bị hiểm họa, sẽ có bệnh, sẽ không có bệnh, hay làm các nghề như đếm trên ngón tay, kế toán, cộng số lớn, làm thư, làm theo thế tình". Còn vị ấy thì tránh xa các
tà mạng kể trên. Như vậy là
giới hạnh của vị ấy trong
giới luật.
61. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do
tín thí cúng dường, vẫn còn tự nuôi sống bằng những
tà mạng, như
sắp đặt ngày lành để rước dâu hay rễ về nhà,
sắp đặt ngày lành để đưa dâu hay rễ, lựa ngày giờ tốt để
hòa giải, lựa ngày giờ tốt để chia rẽ, lựa ngày giờ tốt để đòi nợ, lựa ngày giờ tốt để cho mượn hay tiêu tiền, dùng bùa chú để giúp người được
may mắn, dùng bùa chú để khiến người bị
rủi ro, dùng bùa chú để
phá thai, dùng bùa chú làm cóng lưỡi, dùng bùa chú khiến quai hàm không
cử động, dùng bùa chú khiến người phải bỏ tay xuống, dùng bùa chú khiến tai bị điếc, hỏi gương soi, hỏi phù đồng
thiếu nữ, hỏi
thiên thần để biết
họa phước, thờ
mặt trời, thờ
đại địa, phun ra lửa, cầu Siri
thần tài. Còn vị ấy thì tránh xa các
tà mạng kể trên. Như vậy là
giới hạnh của vị ấy trong
giới luật.
62. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do
tín thí cúng dường, vẫn còn tự nuôi sống bằng những
tà mạng, như dùng các
ảo thuật để được
yên ổn, để khỏi làm các điều đã hứa, để được
che chở khi ở trong nhà bằng đất, để dương được thịnh, để làm người liệt dương, để tìm đất tốt làm nhà, để cầu phước cho nhà mới, lễ rửa miệng, lễ tắm, lễ
hy sinh, làm cho mửa, làm cho xổ, bài tiết các nhơ bẩn về phía trên, bài tiết các nhơ bẩn về phía dưới, tẩy tịnh trong đầu, thoa dầu trong tai, nhỏ thuốc mắt, cho thuốc qua lỗ mũi, xức thuốc mắt, thoa dầu cho mắt, chữa bệnh cho mắt, làm thầy thuốc, mổ xẻ chữa bệnh cho con nít, cho thuốc uống bằng
các loại rễ cây,
ngăn ngừa công hiệu của thuốc. Còn vị ấy thì tránh xa các
tà mạng kể trên. Như vậy là
giới hạnh của vị ấy trong
giới luật.
63. Và như vậy,
Đại vương, vị Tỷ-kheo ấy, nhờ đầy đủ
giới luật nên không thấy
sợ hãi từ một chỗ nào về
phương diện hộ trì giới luật.
Đại vương, như một vị Sát đế lỵ đã làm
lễ quán đảnh, đã
hàng phục kẻ thù địch, không còn thấy
sợ hãi từ chỗ nào nữa về
phương diện thù địch. Cũng vậy, này
Đại vương, Tỷ-kheo ấy nhờ đầy đủ
giới luật, nên không thấy
sợ hãi từ một chỗ nào về
phương diện hộ trì giới luật. Vị ấy nhờ đầy đủ
giới luật cao quý này, nên hưởng
lạc thọ,
nội tâm không
vẩn đục. Như vậy, này
Đại vương, Tỷ-kheo đầy đủ
giới luật.
64.
Đại vương, thế nào là Tỷ-kheo
hộ trì các căn? Này
Đại vương, khi mắc thấy sắc, Tỷ-kheo không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những
nguyên nhân gì, khiến
nhãn căn không được
chế ngự, khiến
tham ái,
ưu bi, các ác,
bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo tự
chế ngự nguyên nhân ấy,
hộ trì nhãn căn,
thực hành sự
hộ trì nhãn căn. Khi tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... thân
cảm xúc... ý
nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những
nguyên nhân gì khiến
ý căn không được
chế ngự, khiến
tham ái,
ưu bi, các ác,
bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo
chế ngự nguyên nhân ấy,
hộ trì ý căn,
thực hành sự
hộ trì ý căn. Vị ấy, nhờ sự
hộ trì cao quý các căn ấy, nên hưởng
lạc thọ nội tâm, không
vẩn đục. Như vậy, này
Đại vương, Tỷ-kheo
hộ trì các căn.
65.
Đại vương, thế nào là Tỷ-kheo
chánh niệm tỉnh giác?
Đại vương, ở đây, Tỷ-kheo khi đi tới, khi
đi lui đều
tỉnh giác; khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều
tỉnh giác; khi co tay, khi duỗi tay đều
tỉnh giác; khi mang y kép,
bình bát,
thượng y đều
tỉnh giác, khi ăn, uống, nhai, nuốt đều
tỉnh giác; khi đi đại tiện,
tiểu tiện đều
tỉnh giác; khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, yên lặng đều
tỉnh giác. Như vậy, này
Đại vương, Tỷ-kheo
chánh niệm tỉnh giác.
66.
Đại vương, thế nào là Tỷ-kheo biết đủ? Ở đây Tỷ-kheo bằng lòng với tấm y để che thân, với đồ ăn
khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng
mang theo (y và
bình bát).
Đại vương, cũng như con chim bay đến chỗ nào cũng
mang theo hai cánh; cũng vậy,
Đại vương, vị Tỷ-kheo bằng lòng với tấm y để che thân, với đồ ăn
khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng
mang theo. Như vậy, này
Đại vương, là Tỷ-kheo biết đủ.
67. Vị ấy, với giới uẩn cao quý này, với sự
hộ trì các căn cao quý này, với
chánh niệm tỉnh giác cao quý này, với hạnh biết đủ cao quý này, lựa một chỗ
thanh vắng, tịch mịch, như rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây,
ngoài trời, đống rơm. Sau khi đi
khất thực về và ăn xong, vị ấy
ngồi kiết già, lưng thẳng tại chỗ nói trên, và
an trú chánh niệm trước mặt.
68. Vị ấy
từ bỏ tham ái ở đời, sống với tâm
thoát ly tham ái,
gột rửa tâm hết
tham ái.
Từ bỏ sân hận, vị ấy sống với
tâm không sân hận,
lòng từ mẫn
thương xót tất cả
chúng hữu tình,
gột rửa tâm hết
sân hận.
Từ bỏ hôn trầm,
thụy miên, vị ấy sống
thoát ly hôn trầm và
thụy miên; với
tâm tưởng hướng về ánh sáng,
chánh niệm tỉnh giác,
gột rửa tâm hết
hôn trầm,
thụy miên.
Từ bỏ trạo cử hối tiếc, vị ấy sống không
trạo cử,
nội tâm trầm lặng,
gột rửa tâm hết
trạo cử,
hối tiếc.
Từ bỏ nghi ngờ, vị ấy sống
thoát khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự,
gột rửa tâm hết
nghi ngờ đối với
thiện pháp.
69. Này
Đại vương, như một người
mắc nợ, liền làm các nghề nghiệp. Những nghề này được phát đạt, người ấy không những trả được nợ cũ, còn có tiền dư để
nuôi dưỡng vợ. Người ấy nghĩ: "Ta trước kia
mắc nợ nên làm các nghề nghiệp. Những nghề này được phát đạt, ta không những trả được nợ cũ, còn có tiền dư để
nuôi dưỡng vợ". Người ấy nhờ vậy được
sung sướng,
hoan hỷ.
70. Này
Đại vương, như một người bị bệnh,
đau đớn,
trầm trọng,
ăn uống không tiêu,
thể lực suy yếu. Sau một
thời gian người ấy khỏi bệnh,
ăn uống tiêu thông,
thể lực khôi phục. Người ấy nghĩ: "Ta trước kia bị bệnh,
đau đớn trầm trọng,
ăn uống không tiêu,
thể lực suy yếu. Nay ta khỏi bệnh,
ăn uống tiêu thông,
thể lực khôi phục". Người ấy nhờ vậy được
sung sướng hoan hỷ.
71. Này
Đại vương, như một người bị nhốt trong ngục. Người ấy sau một
thời gian, được khỏi tù tội,
an lạc kiện toàn,
tài sản không bị giảm tổn. Người ấy nghĩ: "Ta trước kia bị nhốt trong ngục, nay ta được khỏi tù tội,
an lạc kiện toàn,
tài sản không bị giảm tổn". Người ấy nhờ vậy được
sung sướng hoan hỷ.
72. Này
Đại vương, như một người
nô lệ, không được
tự chủ,
lệ thuộc người khác, không được
tự do đi lại. Người ấy, sau một
thời gian,
thoát khỏi cảnh
nô lệ, được
tự chủ, không
lệ thuộc người khác, một người
được giải thoát, được
tự do đi lại. Người ấy nghĩ: "Ta trước kia bị cảnh
nô lệ, không được
tự chủ,
lệ thuộc người khác, không được
tự do đi lại. Nay ta thoát cảnh
nô lệ, được
tự chủ, không
lệ thuộc người khác, một người
được giải thoát, được
tự do đi lại". Người ấy nhờ vậy được
sung sướng hoan hỷ.
73. Này
Đại vương, như một người
giàu có, nhiều
tài sản, đang đi qua bãi sa mạc, thiếu lương thực, đầy những nguy hiểm. Người ấy, sau một
thời gian đã đi khỏi sa mạc, đến đầu làng vô sự,
yên ổn, không có nguy hiểm. Người ấy nghĩ: "Ta trước kia
giàu có, nhiều
tài sản, đi qua bãi sa mạc thiếu lương thực, đầy những nguy hiểm. Nay ta đã đi qua khỏi bãi sa mạc ấy, đến đầu làng vô sự,
yên ổn, không có nguy hiểm". Người ấy nhờ vậy được
sung sướng hoan hỷ.
74. Như vậy, này
Đại vương, Tỷ-kheo tự mình quán năm
triền cái chưa xả ly, như món nợ, như
bệnh hoạn, như ngục tù, như cảnh
nô lệ, như
con đường sa mạc. Này
Đại vương, cũng
như không mắc nợ,
như không bệnh tật, như được khỏi tù tội, như được
tự do, như đất lành
yên ổn, này
Đại vương, Tỷ-kheo quán năm
triền cái khi
diệt trừ chúng.
75. Khi quán tự thân đã xả ly năm
triền cái ấy,
hân hoan sanh; do
hân hoan nên hỷ sanh; do tâm
hoan hỷ, thân được
khinh an; do thân
khinh an,
lạc thọ sanh; do
lạc thọ, tâm được định tĩnh. Tỷ-kheo
ly dục, ly
ác pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một
trạng thái hỷ lạc do
ly dục sanh, với tầm, với tứ. Tỷ-kheo
thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho
sung mãn, tràn đầy thân mình với
hỷ lạc do
ly dục sanh, không một chỗ nào trên
toàn thân không được
hỷ lạc do
ly dục sanh ấy
thấm nhuần.
76. Này
Đại vương, như một người hầu tắm lão luyện hay
đệ tử người hầu tắm. Sau khi rắc bột tắm trong thau bằng đồng, liền nhồi bột ấy với nước, cục bột tắm ấy được
thấm nhuần nước ướt, nhào trộn với nước ướt, thấm ướt cả trong lẫn ngoài với nước, nhưng không chảy thành giọt. Cũng vậy, này
Đại vương, Tỷ-kheo
thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho
sung mãn, tràn đầy
thân hình với
hỷ lạc do
ly dục sanh, không một chỗ nào trên
toàn thân không được
hỷ lạc do
ly dục sanh ấy
thấm nhuần.
Này
Đại vương, đó là quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, còn
vi diệu thù thắng hơn những quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước.
77. Lại nữa, này
Đại vương, Tỷ-kheo ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú thiền thứ hai, một
trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh
nhất tâm Tỷ-kheo ấy
thấm nhuần, tẩm ướt làm cho
sung mãn, tràn đầy thân mình với
hỷ lạc do định sanh, không một chỗ nào trên
toàn thân không được
hỷ lạc do định sanh ấy
thấm nhuần.
78. Này
Đại vương,
ví như một hồ nước, nước tự trong dâng lên, phương Đông không có lỗ nước chảy ra, phương Tây không có lỗ nước chảy ra, phương Bắc không có lỗ nước chảy ra, phương Nam không có lỗ nước chảy ra, và
thỉnh thoảng trời lại mưa lớn. Suối nước mát từ hồ nước ấy phun ra
thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho
sung mãn tràn đầy hồ nước ấy, với nước mát lạnh, không một chỗ nào của hồ nước ấy không được nước mát lạnh
thấm nhuần. Cũng vậy, này
Đại vương, Tỷ-kheo
thấm nhuần tẩm ướt, làm cho
sung mãn tràn đầy thân mình với
hỷ lạc do định sanh, không một chỗ nào trên
toàn thân, không được
hỷ lạc do định sanh ấy
thấm nhuần.
Này
Đại vương, đó là quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, còn
vi diệu thù thắng hơn những quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước.
79. Lại nữa, này
Đại vương, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả,
chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự
lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là "Xả niệm lạc trú", chứng và
an trú thiền thứ ba. Tỷ-kheo
thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho
sung mãn tràn đầy thân mình với
lạc thọ không có hỷ ấy, không một chỗ nào trên
toàn thân, không được
lạc thọ không có hỷ ấy
thấm nhuần.
80. Này
Đại vương,
ví như trong hồ sen xanh, hồ sen hồng, hồ sen trắng, có những sen xanh, sen hồng hay sen trắng. Những bông sen ấy sanh trong nước, lớn lên trong nước, không vượt khỏi nước, nuôi sống
dưới nước, từ đầu ngọn
cho đến gốc rễ đều
thấm nhuần tẩm ướt, đầy tràn thấu suốt bởi nước mát lạnh ấy, không một chỗ nào của
toàn thể sen xanh, sen hồng hay sen trắng không được nước mát lạnh ấy
thấm nhuần. Cũng vậy, này
Đại vương Tỷ-kheo
thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho
sung mãn, tràn đầy thân mình với
lạc thọ không có hỷ ấy, không một chỗ nào trên
toàn thân không được
lạc thọ không có hỷ ấy
thấm nhuần.
Này
Đại vương, đó là quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, còn
vi diệu thù thắng hơn những quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước.
81. Lại nữa, này
Đại vương, Tỷ-kheo, xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã
cảm thọ trước, chứng và trú vào thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm
thanh tịnh. Tỷ-kheo ấy
thấm nhuần toàn thân mình với tâm thuần tịnh
trong sáng, không một chỗ nào trên
toàn thân không được tâm thuần tịnh
trong sáng ấy
thấm nhuần.
82. Này
Đại vương,
ví như một người ngồi, dùng tấm vải trắng trùm đầu, không một chỗ nào trên
toàn thân không được vải trắng ấy che thấu. Cũng vậy, này
Đại vương, Tỷ-kheo
thấm nhuần toàn thân mình với tâm thuần tịnh,
trong sáng, không một chỗ nào trên
toàn thân không được tâm thuần tịnh
trong sáng ấy
thấm nhuần.
Này
Đại vương, đó là quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, còn
vi diệu,
thù thắng hơn những quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước.
83. Với
tâm định tĩnh, thuần tịnh, không
cấu nhiễm, không
phiền não,
nhu nhuyến, dễ
sử dụng,
vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến
chánh trí,
chánh kiến. Vị ấy biết: Thân này của ta là
sắc pháp, do
bốn đại thành, do
cha mẹ sanh, nhờ cơm cháo
nuôi dưỡng,
vô thường,
biến hoại, phấn toái,
đoạn tuyệt,
hoại diệt, trong thân ấy thức ta lại nương tựa và bị
trói buộc.
84. Này
Đại vương,
ví như một hòn
lưu ly bảo châu,
đẹp đẽ,
trong suốt, có tám mặt, khéo dũa, khéo mài, sáng chói, không uế trược, đầy đủ tất cả mỹ tướng. Và một sợi giây được xâu qua hòn ngọc ấy, sợi giây màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng hay màu vàng nhạt. Một người có mắt cầm hòn ngọc ấy trên tay sẽ thấy: Hòn
lưu ly bảo châu này,
đẹp đẽ,
trong suốt, có tám mặt, khéo dũa, khéo mài, sáng chói, không uế trược, đầy đủ tất cả mỹ tướng. Và sợi giây này được xâu qua hòn ngọc ấy, sợi giây màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng hay màu vàng nhạt. Cũng vậy, này
Đại vương, với
tâm định tĩnh, thuần tịnh, không
cấu nhiễm, không
phiền não,
nhu nhuyến, dễ
sử dụng,
vững chắc, bình thản như vậy. Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến
chánh trí,
chánh kiến. Vị ấy biết: Thân này của ta là
sắc pháp, do
bốn đại thành, do
cha mẹ sanh, nhờ cơm cháo
nuôi dưỡng,
vô thường,
biến hoại, phấn toái,
đoạn tuyệt,
hoại diệt. Trong thân ấy thức ta lại nương tựa và bị
trói buộc.
Này
Đại vương, đó là quả
thiết thực,
hiện tại của hạnh Sa-môn, còn
vi diệu và
thù thắng hơn những quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước.
85. Với
tâm định tĩnh, thuần tịnh, không
cấu nhiễm, không
phiền não,
nhu nhuyến, dễ
sử dụng,
vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo
chú tâm, hướng tâm đến sự
hóa hiện một thân do ý làm ra. Vị ấy tạo một thân khác từ nơi thân này, cũng là
sắc pháp, do ý làm ra, đầy đủ các
chi tiết lớn nhỏ, không thiếu một căn nào.
86. Này
Đại vương,
ví như mọt người rút một cây lau ra ngoài vỏ. Người ấy nghĩ: Đây là vỏ, đây là cây lau; vỏ khác, cây lau khác và cây lau từ vỏ rút ra. Này
Đại vương,
ví như một người rút thanh kiếm từ bao kiếm; thanh kiếm khác, bao kiếm khác, và thanh kiếm từ nơi bao kiếm rút ra. Này
Đại vương,
ví như một người lột xác một con rắn. Người ấy nghĩ: Đây là con rắn, đây là xác rắn, con rắn khác, xác rắn khác, và con rắn từ nơi xác rắn được lột ra. Cũng vậy, này
Đại vương, với
tâm định tĩnh, thuần tịnh, không
cấu nhiễm, không
phiền não,
nhu nhuyến, dễ
sử dụng,
vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến sự hiện hóa một thân do ý làm ra. Vị ấy tạo một thân khác từ nơi thân này, cũng là
sắc pháp, do ý tạo thành, đầy đủ các
chi tiết lớn nhỏ, không thiếu một căn nào.
Này
Đại vương, đó là quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, còn
vi diệu thù thắng hơn những quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước.
87. Với
tâm định tĩnh, thuần tịnh, không
cấu nhiễm, không
phiền não,
nhu nhuyến, dễ
sử dụng,
vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến các
thần thông. Vị ấy chứng được
các loại thần thông, một thân
hiện ra nhiều thân, nhiều thân
hiện ra một thân;
hiện hình,
biến hình đi ngang qua vách, qua tường, qua núi như đi ngang
hư không;
độn thổ, trồi lên ngang qua
đất liền, như ở trong nước; đi trên nước không chìm như trên
đất liền;
ngồi kiết già đi trên
hư không như con chim; với bàn tay, chạm và rờ
mặt trăng và
mặt trời, những vật có đại oai lực, đại
oai thần như vậy; có thể tự thân bay đến cõi
Phạm thiên.
88. Này
Đại vương,
ví như một người thợ gốm khéo tay, hay
đệ tử người thợ gốm, với đất sét khéo nhồi nhuyễn, có thể làm
các loại đồ gốm
tùy theo sở thích. Này
Đại vương,
ví như một người thợ ngà khéo tay, hay
đệ tử người thợ ngà, với ngà khéo đẽo dũa có thể làm
các loại đồ ngà
tùy theo sở thích. Này
Đại vương,
ví như người thợ vàng khéo tay hay
đệ tử người thợ vàng, với vàng khéo tinh nhuyễn có thể làm
các loại đồ vàng
tùy theo sở thích. Cũng vậy này
Đại vương, với
tâm định tĩnh, thuần tịnh, không
cấu nhiễm, không
phiền não,
nhu nhuyến, dễ
sử dụng,
vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm hướng tâm đến các
thần thông. Vị ấy chứng được các
thần thông một thân
hiện ra nhiều thân, nhiều thân
hiện ra một thân;
hiện hình biến hình, đi ngang qua vách, qua tường, qua núi, như đi ngang qua
hư không;
độn thổ trồi lên, ngang qua
đất liền như ở trong nước; đi trên nước không chìm như đi trên
đất liền;
ngồi kiết già đi trên
hư không như còn chim; với bàn tay chạm và rờ
mặt trời và
mặt trăng, những vật có đại oai lực, đại
oai thần như vậy; có thể tự thân bay đến cõi
Phạm thiên.
Này
Đại vương đó là quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn còn
vi diệu thù thắng hơn những quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước.
89. Với
tâm định tĩnh, thuần tịnh, không
cấu nhiễm, không
phiền não,
nhu nhuyến, dễ
sử dụng,
vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến
thiên nhĩ thông. Tỷ-kheo với
thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân có thể nghe hai loại tiếng,
chư Thiên và Người, xa và gần.
90. Này
Đại vương,
ví như một người đang đi qua đường, nghe tiếng trống lớn, tiếng trống nhỏ, tiếng loa, tiếng xập xõa và tiếng kiểng. Người ấy nghĩ: "Đây là tiếng trống lớn, đây là tiếng trống nhỏ, đây là tiếng loa, tiếng xập xõa, tiếng kiểng". Cũng vậy, này
Đại vương, với
tâm định tĩnh, thuần tịnh, không
cấu nhiễm, không
phiền não,
nhu nhuyến, dễ
sử dụng,
vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến
thiên nhĩ thông. Tỷ-kheo với
thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân, có thể nghe hai loại tiếng,
chư Thiên và Người, xa và gần.
Này
Đại vương, đó là quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, còn
vi diệu thù thắng hơn những quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước.
91. Với
tâm định tĩnh, thuần tịnh, không
cấu nhiễm, không
phiền não,
nhu nhuyến, dễ
sử dụng,
vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến
tha tâm thông. Tỷ-kheo sau khi đi sâu vào tâm của
chúng sanh, của
loài người với tâm của mình, vị ấy biết được như sau:
Tâm có tham, biết là tâm có tham.
Tâm không có tham, biết là
tâm không có tham.
Tâm có sân, biết là tâm có sân.
Tâm không có sân, biết là
tâm không có sân.
Tâm có si, biết là tâm có si.
Tâm không có si, biết là
tâm không có si.
Tâm
chuyên chú, biết là tâm
chuyên chú.
Tâm tán loạn, biết là
tâm tán loạn.
Đại hành tâm, biết là
đại hành tâm. Không phải
đại hành tâm, biết không phải là
đại hành tâm.
Tâm chưa
vô thượng, biết là tâm chưa
vô thượng, Tâm
vô thượng, biết là tâm
vô thượng.
Tâm
thiền định, biết là tâm
thiền định.
Tâm không thiền định, biết là
tâm không thiền định.
Tâm giải thoát, biết là
tâm giải thoát.
Tâm không giải thoát, biết là
tâm không giải thoát.
92. Này
Đại vương,
ví như một người đàn bà, một người đàn ông, một
thiếu niên trẻ hay một thanh niên ưa trang sức, nhìn mặt của mình trong tấm gương
trong sạch,
sáng suốt hay một chậu nước trong. Nếu mặt có tỳ vết, liền biết mặt có tỳ vết; nếu mặt không có tỳ vết, liền biết mặt không có tỳ vết. Cũng vậy, này
Đại vương, với
tâm định tĩnh, không
cấu nhiễm, không
phiền não,
nhu nhuyến, dễ
sử dụng,
vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến
tha tâm thông. Tỷ-kheo sau khi đi sâu vào tâm của
chúng sanh, của
mọi người với tâm của mình, vị ấy biết được như sau:
Tâm có tham, biết tâm có tham.
Tâm không có tham, biết
tâm không có tham.
Tâm có sân biết tâm có sân.
Tâm không có sân, biết
tâm không có sân.
Tâm có si, biết tâm có si.
Tâm không có si, biết
tâm không có si.
Tâm
chuyên chú, biết là tâm
chuyên chú.
Tâm tán loạn, biết là
tâm tán loạn.
Đại hành tâm, biết là
đại hành tâm; không phải là
đại hành tâm, biết không phải là
đại hành tâm.
Tâm chưa
vô thượng, biết là tâm chưa
vô thượng. Tâm
vô thượng, biết là tâm
vô thượng.
Tâm
thiền định, biết là tâm
thiền định.
Tâm không thiền định, biết là
tâm không thiền định.
Tâm giải thoát, biết là
tâm giải thoát.
Tâm không giải thoát biết là
tâm không giải thoát.
93. Với
tâm định tĩnh, thuần tịnh, không
cấu nhiễm, không
phiền não,
nhu nhuyến, dễ
sử dụng,
vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến
túc mạng minh. Vị ấy nhớ đến các
đời sống quá khứ, như
một đời, hai đời,
ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều
hoại kiếp, nhiều
thành kiếp, nhiều hoại và
thành kiếp. Vị ấy nhớ rằng: "Tại chỗ kia ta có tên như thế này,
dòng họ như thế này,
giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này.
Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này,
dòng họ như thế này,
giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này.
Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây". Như vậy Tỷ-kheo nhớ đến nhiều
đời sống quá khứ cùng với các nét
đại cương và các
chi tiết.
94. Này
Đại vương,
ví như một người đi từ làng mình đến làng khác, từ làng ấy đi đến một làng khác nữa, và từ làng này lại
trở về làng của mình. Người ấy nghĩ: "Ta từ làng của mình đi đến làng kia, nơi đây ta đã đứng như thế này, đã ngồi như thế này, đã nói như thế này, đã yên lặng như thế này. Từ nơi làng nọ, ta đã
trở về làng của ta". Như vậy, này
Đại vương, với
tâm định tĩnh, thuần tịnh, không
cấu nhiễm, không
phiền não,
nhu nhuyến, dễ
sử dụng,
vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến
túc mạng minh. Vị ấy nhớ đến các
đời sống quá khứ, như
một đời, hai đời,
ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều
hoại kiếp, nhiều
thành kiếp, nhiều
hoại kiếp và
thành kiếp. Vị ấy nhớ: "Tại chỗ kia, ta có tên như thế này,
dòng họ như thế này,
giai cấp như thế này,
ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này.
Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh ra chỗ nọ, tại đây, ta có tên như thế này,
dòng họ như thế này,
giai cấp như thế này,
ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này.
Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây". Như vậy, Tỷ-kheo nhớ đến nhiều
đời sống quá khứ cùng với các nét
đại cương và các
chi tiết.
Này
Đại vương, đó là quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, còn
vi diệu,
thù thắng hơn những quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước.
95. Với
tâm định tĩnh, thuần tịnh, không
cấu nhiễm, không
phiền não,
nhu nhuyến, dễ
sử dụng,
vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến
trí huệ về
sanh tử của
chúng sanh. Vị ấy với
thiên nhãn thuần tịnh,
siêu nhân, thấy sự sống và chết của
chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng,
chúng sanh người
hạ liệt kẻ cao sang, người
đẹp đẽ kẻ thô xấu, người
may mắn kẻ
bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của chúng: "Này các
Hiền giả, những
Tôn giả này làm những điều
ác hạnh về thân, lời và ý,
phỉ báng các bậc Thánh, theo
tà kiến, tạo các nghiệp theo
tà kiến. Những người này sau khi thân hoại
mạng chung, phải sanh vào cõi dữ,
ác thú, đọa xứ,
địa ngục. Này các
Hiền giả, còn những
chúng sanh nào làm những
thiện hạnh về thân, lời và ý, không
phỉ báng các bậc Thánh, theo
chánh kiến, tạo các nghiệp theo
chánh kiến, những người này, sau khi thân hoại
mạng chung, được sanh lên các
thiện thú,
cõi trời, trên đời này. Như vậy vị ấy với
thiên nhãn thuần tịnh
siêu nhân thấy sự
sống chết của
chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng
chúng sanh, người
hạ liệt kẻ cao sang, người
đẹp đẽ kẻ thô xấu, người
may mắn kẻ
bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của chúng.
96. Này
Đại vương,
ví như một tòa lầu có thượng đài, giữa ngã tư đường, một người có mắt đứng trên ấy, sẽ thấy những người
đi vào nhà, đi từ nhà ra, đi qua lại trên đường, ngồi ở giữa ngã tư hay trên đài thượng. Người ấy nghĩ: "Những người này
đi vào nhà, những người này đi từ nhà ra, những người này đi qua lại trên đường, những người này ngồi giữa ngã tư, trên đài thượng". Cũng vậy, này
Đại vương với
tâm định tĩnh, thuần tịnh, không
cấu nhiễm, không
phiền não,
nhu nhuyến, dễ
sử dụng,
vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến
trí tuệ về
sanh tử của
chúng sanh. Vị ấy với
thiên nhãn thuần tịnh,
siêu nhân, thấy sự sống và chết của
chúng sanh.
Vị ấy biết rõ rằng,
chúng sanh người
hạ liệt kẻ cao sang, người
đẹp đẽ kẻ thô xấu, người
may mắn kẻ
bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của chúng: Này các
Hiền giả, những
chúng sanh này làm những
ác hạnh về thân, lời và ý,
phỉ báng các bậc Thánh, theo
tà kiến, tạo các nghiệp theo
tà kiến, những người này sau khi thân hoại
mạng chung, phải sanh vào cõi dữ,
ác thú, đọa xứ,
địa ngục. Này các
Hiền giả, còn những
chúng sanh nào làm các
thiện hạnh về thân, lời và ý, không
phỉ báng các bậc Thánh, theo
chánh kiến, tạo các nghiệp theo
chánh kiến, những người này, sau khi thân hoại
mạng chung, được sanh lên các
thiện thú,
cõi trời, trên đời này. Như vậy, với
thiên nhãn thuần tịnh,
siêu nhân, thấy sự
sống chết của
chúng sanh, vị ấy biết rõ rằng
chúng sanh, người
hạ liệt kẻ cao sang, người
đẹp đẽ kẻ thô xấu, người
may mắn kẻ
bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của chúng. Này
Đại vương, đó là quả
thiết thực,
hiện tại của hạnh Sa-môn, còn
vi diệu thù thắng hơn những quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước.
97. "Với
tâm định tĩnh, thuần tịnh, không
cấu nhiễm, không
phiền não,
nhu nhuyến, dễ
sử dụng,
vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến
lậu tận trí. Vị ấy biết
như thật "đây là khổ", biết
như thật "đây là
nguyên nhân của khổ", biết
như thật "đây là khổ diệt", biết
như thật "đây là
con đường đưa đến khổ diệt", biết
như thật "đây là những lậu hoặc", biết
như thật "đây là
nguyên nhân của lậu hoặc", biết
như thật "đây là sự
diệt trừ các lậu hoặc", biết
như thật "đây là
con đường đưa đến sự
diệt trừ các lậu hoặc". Nhờ
hiểu biết như vậy,
nhận thức như vậy, tâm của vị ấy
thoát khỏi dục lậu,
thoát khỏi hữu lậu,
thoát khỏi vô minh lậu. Đối với tự thân đã
giải thoát như vậy, khởi lên sự
hiểu biết: Ta đã
giải thoát. Vị ấy biết: Sanh đã tận,
phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm; sau đời
hiện tại, không có
đời sống nào khác nữa.
98. Này
Đại vương,
ví như tại
dãy núi lớn có một hồ nước, thuần tịnh,
trong sáng, không
cấu nhiễm. Một người có mắt, đứng trên bờ sẽ thấy con hến, con sò, những hòn đá, hòn sạn, những đàn cá bơi qua lại hay đứng một chỗ. Vị ấy nghĩ: "Đây là hồ nước thuần tịnh,
trong sáng, không
cấu nhiễm. Đây là những con hến, con sò, những hòn đá, hòn sạn, những đàn cá đang bơi qua lại hay
đứng yên một chỗ". Cũng vậy, này
Đại vương, với
tâm định tĩnh, thuần tịnh, không
cấu nhiễm, không
phiền não,
nhu nhuyến dễ
sử dụng,
vững chắc, bình thản như vậy. Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến
lậu tận trí. Vị ấy biết
như thật: "Đây là khổ", biết
như thật "đây là
nguyên nhân của khổ", biết
như thật "đây là khổ diệt", biết
như thật "đây là
con đường đưa đến khổ diệt", biết
như thật "đây là những lậu hoặc", biết
như thật "đây là
nguyên nhân của lậu hoặc", biết
như thật "đây là sự
diệt trừ các lậu hoặc", biết
như thật "đây là
con đường đưa đến sự
diệt trừ các lậu hoặc". Nhờ
hiểu biết như vậy, nhờ
nhận thức như vậy, tâm của vị ấy
thoát khỏi dục lậu,
thoát khỏi hữu lậu,
thoát khỏi vô minh lậu. Đối với tự thân đã
giải thoát, vị ấy biết: Sanh đã tận,
phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm; sau đời
hiện tại, không có
đời sống nào khác nữa.
Này
Đại vương, đó là quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, còn
vi diệu thù thắng hơn những quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước. Này
Đại vương, không có một quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn nào
vi diệu và
thù thắng hơn quả
thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn này.
99. Được nghe nói vậy, Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha bạch
Thế Tôn: "Thật là
vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật là
vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Bạch
Thế Tôn, như người dựng đứng lại những gì bị che kín,
chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy,
Chánh pháp đã được
Thế Tôn dùng nhiều
phương tiện trình bày,
giải thích. Và nay con xin
quy y Thế Tôn,
quy y Pháp và
quy y Tỷ-kheo Tăng. Mong
Thế Tôn nhận con làm
đệ tử, từ nay trở đi
cho đến mạng chúng, con
trọn đời quy ngưỡng. Bạch
Thế Tôn, con đã phạm một
trọng tội. Vì
ngu si, vì
vô minh, vì
bất thiện, con đã hại mạng phụ vương con, một vị vua chơn chánh, để đạt vương quyền. Mong
Thế Tôn nhận cho con tội ấy là một tội để con ngăn chận về tương lai".
100. -
Đại vương, thật là một
trọng tội. Vì
ngu si, vì
vô minh, vì
bất thiện,
Đại vương đã hại mạng phụ vương, một vị vua chơn chánh, để đoạt vương quyền. Vì
Đại vương đã thấy tội ấy là một tội, đã
thú tội đúng với
Chánh pháp, Ta
nhận tội ấy cho
Đại vương. Đó là một sự
tiến bộ, này
Đại vương, trong
luật pháp của bậc Thánh, những ai thấy tội là tội,
thú tội đúng với
Chánh pháp, và ngăn chận ở tương lai.
101. Được nghe nói vậy, Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha bạch
Thế Tôn: "Bạch
Thế Tôn, nay chúng con phải
cáo từ, chúng con có nhiều bổn phận, nhiều
việc phải làm".
-
Đại vương hãy làm những gì
Đại vương nghĩ ra là phải thời.
Lúc bấy giờ, Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha
hoan hỷ tán thán lời dạy của
Thế Tôn, từ chỗ ngồi
đứng dậy,
đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về
Thế Tôn và từ biệt.
102. Lúc bấy giờ, khi Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha đi chưa bao lâu,
Thế Tôn liền bảo các Tỷ-kheo:
- Này các Tỷ-kheo, tâm vua ấy rất
ăn năn, này các Tỷ-kheo, tâm vua ấy rất
hối lỗi. Nếu vua ấy không hại mạng vua cha, một vị vua rất chân chánh, thì tại ngay chỗ ngồi này, vua ấy đã chứng được
pháp nhãn,
không trần cấu, không ô uế.
Thế Tôn thuyết pháp như vậy. Các Tỷ-kheo ấy
hoan hỷ tín thọ lời
Thế Tôn dạy.
Hòa thượng Thích
Minh Châu dịch Việt
[Bản dịch Anh ngữ]
2. The Fruits of the Contemplative Life
(Sàmannaphala sutta)
translated by Bhikkhu Thanissaro
Translator's Introduction
This discourse is one of the masterpieces of the Pali Canon. At heart, it is a comprehensive portrait of the Buddhist path of training, illustrating each stage of the training with vivid similes. This portrait is placed in juxtaposition to the Buddhist view of the teachings of rival philosophical teachers of the time, showing how the Buddha -- in contradistinction to the inflexible, party-line approach of his contemporaries -- presented his teaching in a way that was pertinent and sensitive to the needs of his listeners. This larger portrait of the intellectual landscape of early Budhist India is then presented in a moving narrative frame: the sad story of King Ajatasattu.
Ajatasattu was the son of King Bimbisara of Magadha, one of the Buddha's earliest followers. Urged on by Devadatta -- the Buddha's cousin, who wished to use Ajatasattu's support in his bid to take over the Buddha's position as head of the Sangha -- Ajatasattu arranged for his father's death so that he could secure his own position on the throne. As a result of this evil deed, he was destined not only to be killed by his own son -- Udayibhadda (mentioned in the discourse) -- but also to take immediate rebirth in one of the lowest regions of hell.
In this discourse, Ajatasattu visits the Buddha in hopes that the latter will bring some peace to his mind. The question he puts to the Buddha shows the limited level of his own understanding, so the Buddha patiently describes the steps of the training, beginning at a very basic level and gradually moving up, as a way of raising the king's spiritual horizons. At the end of the talk, Ajatasattu takes refuge in the Triple Gem. Although his earlier deeds were so heavy that this expression of faith could have only limited consequences in the immediate present, the Commentary assures us that the king's story would ultimately have a happy ending. After the Buddha's death, he sponsored the First Council, at which a congress of arahant disciples produced the first standardized account of the Buddha's teachings. As a result of the merit coming from this deed, Ajatasattu is destined -- after his release from hell -- to attain Awakening as a Private Buddha.I have heard that on one occasion the Blessed One was staying at Rajagaha, in Jivaka Komarabhacca's mango grove, with a large community of monks -- 1,250 monks in all. Now at that time -- it being the observance day, the full-moon night of the water-lily season, the fourth month of the rains -- King Ajatasattu of Magadha, the son of Queen Videha, was sitting on the roof terrace of his palace surround by his ministers. Then he felt inspired to exclaim: "How wonderful is this moonlit night! How beautiful...How lovely...How inspiring...How auspicious is this moonlit night! What priest or contemplative should we visit tonight who might enlighten and bring peace to our mind?"
When this was said, one of the ministers said to the king: "Your majesty, there is Purana Kassapa, the leader of a community, the leader of a group, the teacher of a group, honored and famous, esteemed as holy by the mass of people. He is aged, long gone forth, advanced in years, in the last phase of life. Your majesty should visit him. Perhaps, if you visited him, he would enlighten and bring peace to your mind."
When this was said, the king remained silent.
Then another minister said to the king: "Your majesty, there is Makkhali Gosala..." ..."Your majesty, there is Ajita Kesakambala..." ..."Your majesty, there is Pakudha Kaccayana..." ..."Your majesty, there is Sañjaya Belatthaputta..." ..."Your majesty, there is Nigantha Nataputta, the leader of a community, the leader of a group, the teacher of a group, honored and famous, esteemed as holy by the mass of people. He is aged, long gone forth, advanced in years, in the last phase of life. Your majesty should visit him. Perhaps, if you visited him, he would enlighten and bring peace to your mind."
When this was said, the king remained silent.
All this time Jivaka Komarabhacca was sitting silently not far from the king. So the king said to him, "Friend Jivaka, why are you silent?"
"Your majesty, there is the Blessed One, worthy and rightly self-awakened, staying in my mango grove with a large community of monks -- 1,250 monks in all. Concerning this Blessed One, this admirable report has been spread: 'Surely, the Blessed One is worthy and rightly self-awakened, consummate in clear knowing and conduct, well-gone, an expert with regard to the cosmos, unexcelled trainer of tamable people, teacher of beings human and divine, awakened, blessed.' Your majesty should visit him. Perhaps, if you visited him, he would enlighten and bring peace to your mind."
"Then in that case, friend Jivaka, have the riding elephants prepared."
Having replied, "As you say, your majesty," having had five hundred female elephants prepared as well as the king's personal tusker, Jivaka announced to the king: "Your majesty, your riding elephants are prepared. Do what you think it is now time to do."
Then the king, having had five hundred of his women mounted on the five hundred female elephants -- one on each -- and having mounted his own personal tusker, set out from the capital in full royal state, with attendants carrying torches, headed for Jivaka Komarabhacca's mango grove. But when the king was not far from the mango grove, he was gripped with fear, trepidation, his hair standing on end. Fearful, agitated, his hair standing on end, he said to Jivaka Komarabhacca: "Friend Jivaka, you aren't deceiving me, are you? You aren't betraying me, are you? You aren't turning me over to my enemies, are you? How can there be such a large community of monks -- 1,250 in all -- with no sound of sneezing, no sound of coughing, no voices at all?"
"Don't be afraid, great king. Don't be afraid. I'm not deceiving you or betraying you or turning you over to your enemies. Go forward, great king, go forward! Those are lamps burning in the pavilion hall."
Then the king, going as far on his tusker as the ground would permit, dismounted and approached the door of the pavilion on foot. On arrival, he asked Jivaka: "Where, friend Jivaka, is the Blessed One?"
"That is the Blessed One, great king, sitting against the middle pillar, facing east, surrounded by the community of monks."
Then the king approached the Blessed One and, on reaching him, stood to one side. As he was standing there -- surveying the community of monks sitting in absolute silence, as calm as a lake -- he felt inspired to exclaim: "May my son, Prince Udayibhadda, enjoy the same peace that this community of monks now enjoys!"
[The Blessed One said:] "Have you come, great king, together with your affections?"
"Venerable sir, my son, Prince Udayibhadda, is very dear to me. May he enjoy the same peace that this community of monks now enjoys!"
Then, bowing down to the Blessed One, and saluting the community of monks with his hands palm-to-palm over his heart, he sat to one side. As he was sitting there, he said to the Blessed One: "I would like to ask the Blessed One about a certain issue, if he would give me the opportunity to explain my question."
"Ask, great king, whatever you like."
(The King's Question)
"Venerable sir, there are these common craftsmen: elephant-trainers, horse-trainers, charioteers, archers, standard bearers, camp marshals, supply corps officers, high royal officers, commandos, military heroes, armor-clad warriors, leather-clad warriors, domestic slaves, confectioners, barbers, bath attendants, cooks, garland-makers, laundrymen, weavers, basket-makers, potters, calculators, accountants, and any other craftsmen of a similar sort. They live off the fruits of their crafts, visible in the here and now. They give happiness and pleasure to themselves, to their parents, wives, and children, to their friends and colleagues. They put in place an excellent presentation of offerings to priests and contemplatives, leading to heaven, resulting in happiness, conducive to a heavenly rebirth. Is it possible, venerable sir, to point out a similar fruit of the contemplative life, visible in the here and now?"
"Do you remember, great king, ever having asked this question of other priests and contemplatives?"
"Yes, I do."
"If it isn't troublesome for you, how did they answer?"
"No, it's not troublesome for me wherever the Blessed One -- or someone like the Blessed One -- is sitting."
"Then speak, great king."
(Non-action)
"Once, venerable sir, I approached Purana Kassapa and, on arrival, exchanged courteous greetings with him. After an exchange of friendly greetings and courtesies, I sat down to one side. As I was sitting there I asked him: 'Venerable Kassapa, there are these common craftsmen...They live off the fruits of their crafts, visible in the here and now...Is it possible, venerable sir, to point out a similar fruit of the contemplative life, visible in there here and now?'
"When this was said, Purana Kassapa said to me, 'Great king, in acting or getting others to act, in mutilating or getting others to mutilate, in torturing or getting others to torture, in inflicting sorrow or in getting others to inflict sorrow, in tormenting or getting others to torment, in intimidating or getting others to intimidate, in taking life, taking what is not given, breaking into houses, plundering wealth, committing burglary, ambushing highways, committing adultery, speaking falsehood -- one does no evil. If with a razor-edged disk one were to turn all the living beings on this earth to a single heap of flesh, a single pile of flesh, there would be no evil from that cause, no coming of evil. Even if one were to go along the right bank of the Ganges, killing and getting others to kill, mutilating and getting others to mutilate, torturing and getting others to torture, there would be no evil from that cause, no coming of evil. Even if one were to go along the left bank of the Ganges, killing and getting others to kill, mutilating and getting others to mutilate, torturing and getting others to torture, there would be no evil from that cause, no coming of evil. Through generosity, self-control, restraint, and truthful speech there is no merit from that cause, no coming of merit.'
"Thus, when asked about a fruit of the contemplative life, visible here and now, Purana Kassapa answered with non-action. Just as if a person, when asked about a mango, were to answer with a breadfruit; or, when asked about a breadfruit, were to answer with a mango: In the same way, when asked about a fruit of the contemplative life, visible here and now, Purana Kassapa answered with non-action. The thought occurred to me: 'How can anyone like me think of disparaging a priest or contemplative living in his realm?' Yet I neither delighted in Purana Kassapa's words nor did I protest against them. Neither delighting nor protesting, I was dissatisfied. Without expressing dissatisfaction, without accepting his teaching, without adopting it, I got up from my seat and left.
(Purification through Wandering-on)
"Another time I approached Makkhali Gosala and, on arrival, exchanged courteous greetings with him. After an exchange of friendly greetings and courtesies, I sat down to one side. As I was sitting there I asked him: 'Venerable Gosala, there are these common craftsmen...They live off the fruits of their crafts, visible in the here and now...Is it possible, venerable sir, to point out a similar fruit of the contemplative life, visible in there here and now?'
"When this was said, Makkhali Gosala said to me, 'Great king, there is no cause, no requisite condition, for the defilement of beings. Beings are defiled without cause, without requisite condition. There is no cause, no requisite condition, for the purification of beings. Beings are purified without cause, without requisite condition. There is nothing self-caused, nothing other-caused, nothing human-caused. There is no strength, no effort, no human energy, no human endeavor. All living beings, all life, all beings, all souls are powerless, devoid of strength, devoid of effort. Subject to the changes of fate, serendipity, and nature, they are sensitive to pleasure and pain in the six great classes of birth.
"'There are 1,406,600 principle modes of origin. There are 500 kinds of kamma, five kinds, and three kinds; full kamma and half kamma. There are 62 pathways, 62 sub-eons, six great classes of birth, eight classes of men, 4,900 modes of livelihood, 4,900 kinds of wanderers, 4,900 Naga-abodes, 2,000 faculties, 3,000 hells, 36 dust-realms, seven spheres of percipient beings, seven spheres of non-percipient beings, seven kinds of jointed plants, seven kinds of deities, seven kinds of human beings, seven kinds of demons, seven great lakes, seven major knots, seven minor knots, 700 major precipices, 700 minor precipices, 700 major dreams, 700 minor dreams, 84,000 great aeons. Having transmigrated and wandered on through these, the wise and the foolish alike will put an end to pain.
"'Though one might think, "Through this morality, this practice, this austerity, or this holy life I will ripen unripened kamma and eliminate ripened kamma whenever touched by it" -- that is impossible. Pleasure and pain are measured out, the wandering-on is fixed in its limits. There is no shortening or lengthening, no accelerating or decelerating. Just as a ball of string, when thrown, comes to its end simply by unwinding, in the same way, having transmigrated and wandered on, the wise and the foolish alike will put an end to pain.'
"Thus, when asked about a fruit of the contemplative life, visible here and now, Makkhali Gosala answered with purification through wandering-on. Just as if a person, when asked about a mango, were to answer with a breadfruit; or, when asked about a breadfruit, were to answer with a mango. In the same way, when asked about a fruit of the contemplative life, visible here and now, Makkhali Gosala answered with purification through wandering-on. The thought occurred to me: 'How can anyone like me think of disparaging a priest or contemplative living in his realm?' Yet I neither delighted in Makkhali Gosala's words nor did I protest against them. Neither delighting nor protesting, I was dissatisfied. Without expressing dissatisfaction, without accepting his teaching, without adopting it, I got up from my seat and left.
(Annihilation)
"Another time I approached Ajita Kesakambala and, on arrival, exchanged courteous greetings with him. After an exchange of friendly greetings and courtesies, I sat down to one side. As I was sitting there I asked him: 'Venerable Ajita, there are these common craftsmen...They live off the fruits of their crafts, visible in the here and now...Is it possible, venerable sir, to point out a similar fruit of the contemplative life, visible in there here and now?'
"When this was said, Ajita Kesakambala said to me, 'Great king, there is nothing given, nothing offered, nothing sacrificed. There is no fruit or result of good or bad actions. There is no this world, no next world, no mother, no father, no spontaneously reborn beings; no priests or contemplatives who, faring rightly and practicing rightly, proclaim this world and the next after having directly known and realized it for themselves. A person is a composite of four primary elements. At death, the earth (in the body) returns to and merges with the (external) earth-substance. The fire returns to and merges with the external fire-substance. The liquid returns to and merges with the external liquid-substance. The wind returns to and merges with the external wind-substance. The sense-faculties scatter into space. Four men, with the bier as the fifth, carry the corpse. Its eulogies are sounded only as far as the charnel ground. The bones turn pigeon-colored. The offerings end in ashes. Generosity is taught by idiots. The words of those who speak of existence after death are false, empty chatter. With the break-up of the body, the wise and the foolish alike are annihilated, destroyed. They do not exist after death.'
"Thus, when asked about a fruit of the contemplative life, visible here and now, Ajita Kesakambala answered with annihilation. Just as if a person, when asked about a mango, were to answer with a breadfruit; or, when asked about a breadfruit, were to answer with a mango. In the same way, when asked about a fruit of the contemplative life, visible here and now, Ajita Kesakambala answered with annihilation. The thought occurred to me: 'How can anyone like me think of disparaging a priest or contemplative living in his realm?' Yet I neither delighted in Ajita Kesakambala's words nor did I protest against them. Neither delighting nor protesting, I was dissatisfied. Without expressing dissatisfaction, without accepting his teaching, without adopting it, I got up from my seat and left.
(Non-relatedness)
"Another time I approached Pakudha Kaccayana and, on arrival, exchanged courteous greetings with him. After an exchange of friendly greetings and courtesies, I sat down to one side. As I was sitting there I asked him: 'Venerable Kaccayana, there are these common craftsmen...They live off the fruits of their crafts, visible in the here and now...Is it possible, venerable sir, to point out a similar fruit of the contemplative life, visible in there here and now?'
"When this was said, Pakudha Kaccayana said to me, 'Great king, there are these seven substances -- unmade, irreducible, uncreated, without a creator, barren, stable as a mountain-peak, standing firm like a pillar -- that do not alter, do not change, do not interfere with one another, are incapable of causing one another pleasure, pain, or both pleasure and pain. Which seven? The earth-substance, the liquid-substance, the fire-substance, the wind-substance, pleasure, pain, and the soul as the seventh. These are the seven substances -- unmade, irreducible, uncreated, without a creator, barren, stable as a mountain-peak, standing firm like a pillar -- that do not alter, do not change, do not interfere with one another, and are incapable of causing one another pleasure, pain, or both pleasure and pain.
"'And among them there is no killer nor one who causes killing, no hearer nor one who causes hearing, no cognizer nor one who causes cognition. When one cuts off [another person's] head, there is no one taking anyone's life. It is simply between the seven substances that the sword passes.'
"Thus, when asked about a fruit of the contemplative life, visible here and now, Pakudha Kaccayana answered with non-relatedness. Just as if a person, when asked about a mango, were to answer with a breadfruit; or, when asked about a breadfruit, were to answer with a mango. In the same way, when asked about a fruit of the contemplative life, visible here and now, Pakudha Kaccayana answered with non-relatedness. The thought occurred to me: 'How can anyone like me think of disparaging a priest or contemplative living in his realm?' Yet I neither delighted in Pakudha Kaccayana's words nor did I protest against them. Neither delighting nor protesting, I was dissatisfied. Without expressing dissatisfaction, without accepting his teaching, without adopting it, I got up from my seat and left.
(Fourfold Restraint)
"Another time I approached Nigantha Nataputta and, on arrival, exchanged courteous greetings with him. After an exchange of friendly greetings and courtesies, I sat down to one side. As I was sitting there I asked him: 'Venerable Aggivessana, there are these common craftsmen...They live off the fruits of their crafts, visible in the here and now...Is it possible, venerable sir, to point out a similar fruit of the contemplative life, visible in there here and now?'
"When this was said, Nigantha Nataputta said to me, 'Great king, there is the case where the Nigantha -- the knotless one -- is restrained with the fourfold restraint. And how is the Nigantha restrained with the fourfold restraint? There is the case where the Nigantha is obstructed by all waters, conjoined with all waters, cleansed with all waters, suffused with all waters. This is how the Nigantha is restrained with the fourfold restraint. When the Nigantha -- a knotless one -- is restrained with such a fourfold restraint, he is said to be a Knotless One (Nigantha), a son of Nata (Nataputta), with his self perfected, his self controlled, his self established.'
"Thus, when asked about a fruit of the contemplative life, visible here and now, Nigantha Nataputta answered with fourfold restraint. Just as if a person, when asked about a mango, were to answer with a breadfruit; or, when asked about a breadfruit, were to answer with a mango: In the same way, when asked about a fruit of the contemplative life, visible here and now, Nigantha Nataputta answered with fourfold restraint. The thought occurred to me: 'How can anyone like me think of disparaging a priest or contemplative living in his realm?' Yet I neither delighted in Nigantha Nataputta's words nor did I protest against them. Neither delighting nor protesting, I was dissatisfied. Without expressing dissatisfaction, without accepting his teaching, without adopting it, I got up from my seat and left.
(Evasion)
"Another time I approached Sañjaya Belatthaputta and, on arrival, exchanged courteous greetings with him. After an exchange of friendly greetings and courtesies, I sat down to one side. As I was sitting there I asked him: 'Venerable Sañjaya, there are these common craftsmen...They live off the fruits of their crafts, visible in the here and now...Is it possible, venerable sir, to point out a similar fruit of the contemplative life, visible in there here and now?'
"When this was said, Sañjaya Belatthaputta said to me, 'If you ask me if there exists another world [after death], if I thought that there exists another world, would I declare that to you? I don't think so. I don't think in that way. I don't think otherwise. I don't think not. I don't think not not. If you asked me if there isn't another world...both is and isn't...neither is nor isn't...if there are beings who transmigrate...if there aren't...both are and aren't...neither are nor aren't...if the Tathagata exists after death...doesn't...both...neither exists nor exists after death, would I declare that to you? I don't think so. I don't think in that way. I don't think otherwise. I don't think not. I don't think not not.'
"Thus, when asked about a fruit of the contemplative life, visible here and now, Sañjaya Belatthaputta answered with evasion. Just as if a person, when asked about a mango, were to answer with a breadfruit; or, when asked about a breadfruit, were to answer with a mango: In the same way, when asked about a fruit of the contemplative life, visible here and now, Sañjaya Belatthaputta answered with evasion. The thought occurred to me: 'This -- among these priests and contemplatives -- is the most foolish and confused of all. How can he, when asked about a fruit of the contemplative life, visible here and now, answer with evasion?' Still the thought occurred to me: 'How can anyone like me think of disparaging a priest or contemplative living in his realm?' Yet I neither delighted in Sañjaya Belatthaputta's words nor did I protest against them. Neither delighting nor protesting, I was dissatisfied. Without expressing dissatisfaction, without accepting his teaching, without adopting it, I got up from my seat and left.
(The First Visible Fruit of the Contemplative Life)
"So, venerable sir, I ask the Blessed One as well: There are these common craftsmen: elephant-trainers, horse-trainers, charioteers, archers, standard bearers, camp marshals, supply corps officers, high royal officers, commandos, military heroes, armor-clad warriors, leather-clad warriors, domestic slaves, confectioners, barbers, bath attendants, cooks, garland-makers, laundrymen, weavers, basket-makers, potters, calculators, accountants, and any other craftsmen of a similar sort. They live off the fruits of their crafts, visible in the here and now. They give happiness and pleasure to themselves, to their parents, wives, and children, to their friends and colleagues. They put in place an excellent presentation of offerings to priests and contemplatives, leading to heaven, resulting in happiness, conducive to a heavenly rebirth. Is it possible, venerable sir, to point out a similar fruit of the contemplative life, visible in the here and now?"
"Yes, it is, great king. But first, with regard to that, I will ask you a counter-question. Answer however you please. Suppose there were a man of yours: your slave, your workman, rising in the morning before you, going to bed in the evening only after you, doing whatever you order, always acting to please you, speaking politely to you, always watching for the look on your face. The thought would occur to him: 'Isn't it amazing? Isn't it astounding? -- the destination, the results, of meritorious deeds. For this King Ajatasattu is a human being, and I, too, am a human being, yet King Ajatasattu enjoys himself supplied and replete with the five strands of sensual pleasure -- like a deity, as it were -- while I am his slave, his workman...always watching for the look on his face. I, too, should do meritorious deeds. What if I were to shave off my hair and beard, put on the ochre robes, and go forth from the household life into homelessness?'
"So after some time he shaves off his hair and beard, puts on the ochre robes, and goes forth from the household life into homelessness. Having thus gone forth he lives restrained in body, speech, and mind, content with the simplest food and shelter, delighting in solitude. Then suppose one of your men were to inform you: 'You should know, your majesty, that that man of yours -- your slave, your workman...always watching for the look on your face...has gone forth from the household life into homelessness...content with the simplest food and shelter, delighting in solitude.' Would you, thus informed, say, 'Bring that man back to me. Make him again be my slave, my workman...always watching for the look on my face!'?"
"Not at all, venerable sir. Rather, I am the one who should bow down to him, rise up out of respect for him, invite him to a seat, invite him to accept gifts of robes, almsfood, lodgings, and medicinal requisites for the sick. And I would provide him with righteous safety, defense, and protection."
"So what do you think, great king. With that being the case, is there a visible fruit of the contemplative life, or is there not?"
"Yes, venerable sir. With that being the case, there certainly is a visible fruit of the contemplative life."
"This, great king, is the first fruit of the contemplative life, visible in the here and now, that I point out to you."
(The Second Visible Fruit of the Contemplative Life)
"But is it possible, venerable sir, to point out yet another fruit of the contemplative life, visible in the here and now?"
"Yes, it is, great king. But first, with regard to that, I will ask you a counter-question. Answer however you please. Suppose there were a man of yours: a farmer, a householder, a taxpayer swelling the royal treasury. The thought would occur to him: 'Isn't it amazing? Isn't it astounding? -- the destination, the results, of meritorious deeds! For this King Ajatasattu is a human being, and I, too, am a human being, yet King Ajatasattu enjoys himself supplied and replete with the five strands of sensual pleasure -- like a deity, as it were -- while I am a farmer, a householder, a taxpayer swelling the royal treasury. I, too, should do meritorious deeds. What if I were to shave off my hair and beard, put on the ochre robes, and go forth from the household life into homelessness?'
"So after some time he abandons his mass of wealth, large or small; leaves his circle of relatives, large or small; shaves off his hair and beard, puts on the ochre robes, and goes forth from the household life into homelessness. Having thus gone forth he lives restrained in body, speech, and mind, content with the simplest food and shelter, delighting in solitude. Then suppose one of your men were to inform you: 'You should know, your majesty, that that man of yours -- the farmer, the householder, the taxpayer swelling the royal treasury...has gone forth from the household life into homelessness...content with the simplest food and shelter, delighting in solitude.' Would you, thus informed, say, 'Bring that man back to me. Make him again be a farmer, a householder, a taxpayer swelling the royal treasury!'?"
"Not at all, venerable sir. Rather, I am the one who should bow down to him, rise up out of respect for him, invite him to a seat, invite him to accept gifts of robes, almsfood, lodgings, and medicinal requisites for the sick. And I would provide him with righteous safety, defense, and protection."
"So what do you think, great king. With that being the case, is there a visible fruit of the contemplative life, or is there not?"
"Yes, venerable sir. With that being the case, there certainly is a visible fruit of the contemplative life."
"This, great king, is the second fruit of the contemplative life, visible in the here and now, that I point out to you."
(Higher Fruits of the Contemplative Life)
"But is it possible, venerable sir, to point out yet another fruit of the contemplative life, visible in the here and now?"
"Yes, it is, great king. Listen and pay close attention. I will speak.
"There is the case, great king, where a Tathagata appears in the world, worthy and rightly self-awakened. He teaches the Dhamma admirable in its beginning, admirable in its middle, admirable in its end. He proclaims the holy life both in its particulars and in its essence, entirely perfect, surpassingly pure.
"A householder or householder's son, hearing the Dhamma, gains conviction in the Tathagata and reflects: 'Household life is confining, a dusty path. The life gone forth is like the open air. It is not easy living at home to practice the holy life totally perfect, totally pure, like a polished shell. What if I were to shave off my hair and beard, put on the ochre robes, and go forth from the household life into homelessness?'
"So after some time he abandons his mass of wealth, large or small; leaves his circle of relatives, large or small; shaves off his hair and beard, puts on the ochre robes, and goes forth from the household life into homelessness.
"When he has thus gone forth, he lives restrained by the rules of the monastic code, seeing danger in the slightest faults. Consummate in his virtue, he guards the doors of his senses, is possessed of mindfulness and alertness, and is content.
(The Lesser Section on Virtue)
"And how is a monk consummate in virtue? Abandoning the taking of life, he abstains from the taking of life. He dwells with his rod laid down, his knife laid down, scrupulous, merciful, compassionate for the welfare of all living beings. This is part of his virtue.
"Abandoning the taking of what is not given, he abstains from taking what is not given. He takes only what is given, accepts only what is given, lives not by stealth but by means of a self that has become pure. This, too, is part of his virtue.
"Abandoning uncelibacy, he lives a celibate life, aloof, refraining from the sexual act that is the villager's way. This, too, is part of his virtue.
"Abandoning false speech, he abstains from false speech. He speaks the truth, holds to the truth, is firm, reliable, no deceiver of the world. This, too, is part of his virtue.
"Abandoning divisive speech he abstains from divisive speech. What he has heard here he does not tell there to break those people apart from these people here. What he has heard there he does not tell here to break these people apart from those people there. Thus reconciling those who have broken apart or cementing those who are united, he loves concord, delights in concord, enjoys concord, speaks things that create concord. This, too, is part of his virtue.
"Abandoning abusive speech, he abstains from abusive speech. He speaks words that are soothing to the ear, that are affectionate, that go to the heart, that are polite, appealing and pleasing to people at large. This, too, is part of his virtue.
"Abandoning idle chatter, he abstains from idle chatter. He speaks in season, speaks what is factual, what is in accordance with the goal, the Dhamma, and the Vinaya. He speaks words worth treasuring, seasonable, reasonable, circumscribed, connected with the goal. This, too, is part of his virtue.
"He abstains from damaging seed and plant life.
"He eats only once a day, refraining from the evening meal and from food at the wrong time of day.
"He abstains from dancing, singing, instrumental music, and from watching shows.
"He abstains from wearing garlands and from beautifying himself with scents and cosmetics.
"He abstains from high and luxurious beds and seats.
"He abstains from accepting gold and money.
"He abstains from accepting uncooked grain...raw meat...women and girls...male and female slaves...goats and sheep...fowl and pigs...elephants, cattle, steeds, and mares...fields and property.
"He abstains from running messages...from buying and selling...from dealing with false scales, false metals, and false measures...from bribery, deception, and fraud.
"He abstains from mutilating, executing, imprisoning, highway robbery, plunder, and violence.
"This, too, is part of his virtue.
(The Intermediate Section on Virtue)
"Whereas some priests and contemplatives, living off food given in faith, are addicted to damaging seed and plant life such as these -- plants propagated from roots, stems, joints, buddings, and seeds -- he abstains from damaging seed and plant life such as these. This, too, is part of his virtue.
"Whereas some priests and contemplatives, living off food given in faith, are addicted to consuming stored-up goods such as these -- stored-up food, stored-up drinks, stored-up clothing, stored-up vehicles, stored-up bedding, stored-up scents, and stored-up meat -- he abstains from consuming stored-up goods such as these. This, too, is part of his virtue.
"Whereas some priests and contemplatives, living off food given in faith, are addicted to watching shows such as these -- dancing, singing, instrumental music, plays, ballad recitations, hand-clapping, cymbals and drums, painted scenes, acrobatic and conjuring tricks, elephant fights, horse fights, buffalo fights, bull fights, goat fights, ram fights, cock fights, quail fights; fighting with staves, boxing, wrestling, war-games, roll calls, battle arrays, and regimental reviews -- he abstains from watching shows such as these. This, too, is part of his virtue.
"Whereas some priests and contemplatives, living off food given in faith, are addicted to heedless and idle games such as these -- eight-row chess, ten-row chess, chess in the air, hopscotch, spillikins, dice, stick games, hand-pictures, ball-games, blowing through toy pipes, playing with toy plows, turning somersaults, playing with toy windmills, toy measures, toy chariots, toy bows, guessing letters drawn in the air, guessing thoughts, mimicking deformities -- he abstains from heedless and idle games such as these. This, too, is part of his virtue.
"Whereas some priests and contemplatives, living off food given in faith, are addicted to high and luxurious furnishings such as these -- over-sized couches, couches adorned with carved animals, long-haired coverlets, multi-colored patchwork coverlets, white woolen coverlets, woolen coverlets embroidered with flowers or animal figures, stuffed quilts, coverlets with fringe, silk coverlets embroidered with gems; large woolen carpets; elephant, horse, and chariot rugs, antelope-hide rugs, deer-hide rugs; couches with awnings, couches with red cushions for the head and feet -- he abstains from using high and luxurious furnishings such as these. This, too, is part of his virtue.
"Whereas some priests and contemplatives, living off food given in faith, are addicted to scents, cosmetics, and means of beautification such as these -- rubbing powders into the body, massaging with oils, bathing in perfumed water, kneading the limbs, using mirrors, ointments, garlands, scents, creams, face-powders, mascara, bracelets, head-bands, decorated walking sticks, ornamented water-bottles, swords, fancy sunshades, decorated sandals, turbans, gems, yak-tail whisks, long-fringed white robes -- he abstains from using scents, cosmetics, and means of beautification such as these. This, too, is part of his virtue.
"Whereas some priests and contemplatives, living off food given in faith, are addicted to talking about lowly topics such as these -- talking about kings, robbers, ministers of state; armies, alarms, and battles; food and drink; clothing, furniture, garlands, and scents; relatives; vehicles; villages, towns, cities, the countryside; women and heroes; the gossip of the street and the well; tales of the dead; tales of diversity [philosophical discussions of the past and future], the creation of the world and of the sea, and talk of whether things exist or not -- he abstains from talking about lowly topics such as these. This, too, is part of his virtue.
"Whereas some priests and contemplatives, living off food given in faith, are addicted to debates such as these -- 'You understand this doctrine and discipline? I'm the one who understands this doctrine and discipline. How could you understand this doctrine and discipline? You're practicing wrongly. I'm practicing rightly. I'm being consistent. You're not. What should be said first you said last. What should be said last you said first. What you took so long to think out has been refuted. Your doctrine has been overthrown. You're defeated. Go and try to salvage your doctrine; extricate yourself if you can!' -- he abstains from debates such as these. This, too, is part of his virtue.
"Whereas some priests and contemplatives, living off food given in faith, are addicted to running messages and errands for people such as these -- kings, ministers of state, noble warriors, priests, householders, or youths [who say], 'Go here, go there, take this there, fetch that here' -- he abstains from running messages and errands for people such as these. This, too, is part of his virtue.
"Whereas some priests and contemplatives, living off food given in faith, engage in scheming, persuading, hinting, belittling, and pursuing gain with gain, he abstains from forms of scheming and persuading [improper ways of trying to gain material support from donors] such as these. This, too, is part of his virtue.
(The Great Section on Virtue)
"Whereas some priests and contemplatives, living off food given in faith, maintain themselves by wrong livelihood, by such lowly arts as:
reading marks on the limbs [e.g., palmistry];
reading omens and signs;
interpreting celestial events [falling stars, comets];
interpreting dreams;
reading marks on the body [e.g., phrenology];
reading marks on cloth gnawed by mice;
offering fire oblations, oblations from a ladle, oblations of husks, rice powder, rice grains, ghee, and oil;
offering oblations from the mouth;
offering blood-sacrifices;
making predictions based on the fingertips;
geomancy;
laying demons in a cemetery;
placing spells on spirits;
reciting house-protection charms;
snake charming, poison-lore, scorpion-lore, rat-lore, bird-lore, crow-lore;
fortune-telling based on visions;
giving protective charms;
interpreting the calls of birds and animals --
he abstains from wrong livelihood, from lowly arts such as these.
"Whereas some priests and contemplatives, living off food given in faith, maintain themselves by wrong livelihood, by such lowly arts as: determining lucky and unlucky gems, garments, staffs, swords, spears, arrows, bows, and other weapons; women, boys, girls, male slaves, female slaves; elephants, horses, buffaloes, bulls, cows, goats, rams, fowl, quails, lizards, long-eared rodents, tortoises, and other animals -- he abstains from wrong livelihood, from lowly arts such as these.
"Whereas some priests and contemplatives, living off food given in faith, maintain themselves by wrong livelihood, by such lowly arts as forecasting:
the rulers will march forth;
the rulers will march forth and return;
our rulers will attack, and their rulers will retreat;
their rulers will attack, and our rulers will retreat;
there will be triumph for our rulers and defeat for their rulers;
there will be triumph for their rulers and defeat for our rulers;
thus there will be triumph, thus there will be defeat --
he abstains from wrong livelihood, from lowly arts such as these.
"Whereas some priests and contemplatives, living off food given in faith, maintain themselves by wrong livelihood, by such lowly arts as forecasting:
there will be a lunar eclipse;
there will be a solar eclipse;
there will be an occultation of an asterism;
the sun and moon will go their normal courses;
the sun and moon will go astray;
the asterisms will go their normal courses;
the asterisms will go astray;
there will be a meteor shower;
there will be a darkening of the sky;
there will be an earthquake;
there will be thunder coming from a clear sky;
there will be a rising, a setting, a darkening, a brightening of the sun, moon, and asterisms;
such will be the result of the lunar eclipse...the rising, setting, darkening, brightening of the sun, moon, and asterisms --
he abstains from wrong livelihood, from lowly arts such as these.
"Whereas some priests and contemplatives, living off food given in faith, maintain themselves by wrong livelihood, by such lowly arts as forecasting:
there will be abundant rain; there will be a drought;
there will be plenty; there will be famine;
there will be rest and security; there will be danger;
there will be disease; there will be freedom from disease;
or they earn their living by counting, accounting, calculation, composing poetry, or teaching hedonistic arts and doctrines --
he abstains from wrong livelihood, from lowly arts such as these.
"Whereas some priests and contemplatives, living off food given in faith, maintain themselves by wrong livelihood, by such lowly arts as:
calculating auspicious dates for marriages, betrothals, divorces; for collecting debts or making investments and loans; for being attractive or unattractive; curing women who have undergone miscarriages or abortions;
reciting spells to bind a man's tongue, to paralyze his jaws, to make him lose control over his hands, or to bring on deafness;
getting oracular answers to questions addressed to a mirror, to a young girl, or to a spirit medium;
worshipping the sun, worshipping the Great Brahma, bringing forth flames from the mouth, invoking the goddess of luck --
he abstains from wrong livelihood, from lowly arts such as these.
"Whereas some priests and contemplatives, living off food given in faith, maintain themselves by wrong livelihood, by such lowly arts as:
promising gifts to deities in return for favors; fulfilling such promises;
demonology;
teaching house-protection spells;
inducing virility and impotence;
consecrating sites for construction;
giving ceremonial mouthwashes and ceremonial bathing;
offering sacrificial fires;
preparing emetics, purgatives, expectorants, diuretics, headache cures;
preparing ear-oil, eye-drops, oil for treatment through the nose, collyrium, and counter-medicines; curing cataracts, practicing surgery, practicing as a children's doctor, administering medicines and treatments to cure their after-effects --
he abstains from wrong livelihood, from lowly arts such as these. This, too, is part of his virtue.
"A monk thus consummate in virtue sees no danger anywhere from his restraint through virtue. Just as a head-anointed noble warrior king who has defeated his enemies sees no danger anywhere from his enemies, in the same way the monk thus consummate in virtue sees no danger anywhere from his restraint through virtue. Endowed with this noble aggregate of virtue, he is inwardly sensitive to the pleasure of being blameless. This is how a monk is consummate in virtue.
(Sense Restraint)
"And how does a monk guard the doors of his senses? On seeing a form with the eye, he does not grasp at any theme or details by which -- if he were to dwell without restraint over the faculty of the eye -- evil, unskillful qualities such as greed or distress might assail him. On hearing a sound with the ear...On smelling an odor with the nose...One tasting a flavor with the tongue...On touching a tactile sensation with the body...On cognizing an idea with the intellect, he does not grasp at any theme or details by which -- if he were to dwell without restraint over the faculty of the intellect -- evil, unskillful qualities such as greed or distress might assail him. Endowed with this noble restraint over the sense faculties, he is inwardly sensitive to the pleasure of being blameless. This is how a monk guards the doors of his senses.
(Mindfulness and Alertness)
"And how is a monk possessed of mindfulness and alertness? When going forward and returning, he acts with alertness. When looking toward and looking away...when bending and extending his limbs...when carrying his outer cloak, his upper robe, and his bowl...when eating, drinking, chewing, and tasting...when urinating and defecating...when walking, standing, sitting, falling asleep, waking up, talking, and remaining silent, he acts with alertness. This is how a monk is possessed of mindfulness and alertness.
(Contentedness)
"And how is a monk content? Just as a bird, wherever it goes, flies with its wings as its only burden; so too is he content with a set of robes to provide for his body and almsfood to provide for his hunger. Wherever he goes, he takes only his barest necessities along. This is how a monk is content.
(Abandoning the Hindrances)
"Endowed with this noble aggregate of virtue, this noble restraint over the sense faculties, this noble mindfulness and alertness, and this noble contentment, he seeks out a secluded dwelling: a forest, the shade of a tree, a mountain, a glen, a hillside cave, a charnel ground, a jungle grove, the open air, a heap of straw. After his meal, returning from his alms round, he sits down, crosses his legs, holds his body erect, and brings mindfulness to the fore.
"Abandoning covetousness with regard to the world, he dwells with an awareness devoid of covetousness. He cleanses his mind of covetousness. Abandoning ill will and anger, he dwells with an awareness devoid of ill will, sympathetic with the welfare of all living beings. He cleanses his mind of ill will and anger. Abandoning sloth and torpor, he dwells with an awareness devoid of sloth and torpor, mindful, alert, percipient of light. He cleanses his mind of covetousness. Abandoning restlessness and anxiety, he dwells undisturbed, his mind inwardly stilled. He cleanses his mind of restlessness and anxiety. Abandoning uncertainty, he dwells having crossed over uncertainty, with no perplexity with regard to skillful mental qualities. He cleanses his mind of uncertainty.
"Suppose that a man, taking a loan, invests it in his business affairs. His business affairs succeed. He repays his old debts and there is extra left over for maintaining his wife. The thought would occur to him, 'Before, taking a loan, I invested it in my business affairs. Now my business affairs have succeeded. I have repaid my old debts and there is extra left over for maintaining my wife.' Because of that he would experience joy and happiness.
"Now suppose that a man falls sick -- in pain and seriously ill. He does not enjoy his meals, and there is no strength in his body. As time passes, he eventually recovers from that sickness. He enjoys his meals and there is strength in his body. The thought would occur to him, 'Before, I was sick...Now I am recovered from that sickness. I enjoy my meals and there is strength in my body.' Because of that he would experience joy and happiness.
"Now suppose that a man is bound in prison. As time passes, he eventually is released from that bondage, safe and sound, with no loss of property. The thought would occur to him, 'Before, I was bound in prison. Now I am released from that bondage, safe and sound, with no loss of my property.' Because of that he would experience joy and happiness.
"Now suppose that a man is a slave, subject to others, not subject to himself, unable to go where he likes. As time passes, he eventually is released from that slavery, subject to himself, not subject to others, freed, able to go where he likes. The thought would occur to him, 'Before, I was a slave...Now I am released from that slavery, subject to myself, not subject to others, freed, able to go where I like.' Because of that he would experience joy and happiness.
"Now suppose that a man, carrying money and goods, is traveling by a road through desolate country. As time passes, he eventually emerges from that desolate country, safe and sound, with no loss of property. The thought would occur to him, 'Before, carrying money and goods, I was traveling by a road through desolate country. Now I have emerged from that desolate country, safe and sound, with no loss of my property.' Because of that he would experience joy and happiness.
"In the same way, when these five hindrances are not abandoned in himself, the monk regards it as a debt, a sickness, a prison, slavery, a road through desolate country. But when these five hindrances are abandoned in himself, he regards it as unindebtedness, good health, release from prison, freedom, a place of security. Seeing that they have been abandoned within him, he becomes glad. Glad, he becomes enraptured. Enraptured, his body grows tranquil. His body tranquil, he is sensitive to pleasure. Feeling pleasure, his mind becomes concentrated.
(The Four Jhanas)
"Quite withdrawn from sensual pleasures, withdrawn from unskillful mental qualities, he enters and remains in the first jhana: rapture and pleasure born from withdrawal, accompanied by directed thought and evaluation. He permeates and pervades, suffuses and fills this very body with the rapture and pleasure born from withdrawal. Just as if a skilled bathman or bathman's apprentice would pour bath powder into a brass basin and knead it together, sprinkling it again and again with water, so that his ball of bath powder -- saturated, moisture-laden, permeated within and without -- would nevertheless not drip; even so, the monk permeates...this very body with the rapture and pleasure born of withdrawal. There is nothing of his entire body unpervaded by rapture and pleasure born from withdrawal.
"This is a fruit of the contemplative life, visible here and now, more excellent than the previous ones and more sublime.
"Furthermore, with the stilling of directed thought and evaluation, he enters and remains in the second jhana: rapture and pleasure born of composure, one-pointedness of awareness free from directed thought and evaluation -- internal assurance. He permeates and pervades, suffuses and fills this very body with the rapture and pleasure born of composure. Just like a lake with spring-water welling up from within, having no inflow from the east, west, north, or south, and with the skies supplying abundant showers time and again, so that the cool fount of water welling up from within the lake would permeate and pervade, suffuse and fill it with cool waters, there being no part of the lake unpervaded by the cool waters; even so, the monk permeates...this very body with the rapture and pleasure born of composure. There is nothing of his entire body unpervaded by rapture and pleasure born of composure.
"This, too, is a fruit of the contemplative life, visible here and now, more excellent than the previous ones and more sublime.
"And furthermore, with the fading of rapture, he remains in equanimity, mindful and fully aware, and physically sensitive of pleasure. He enters and remains in the third jhana, of which the Noble Ones declare, 'Equanimous and mindful, he has a pleasurable abiding.' He permeates and pervades, suffuses and fills this very body with the pleasure divested of rapture. Just as in a lotus pond, some of the lotuses, born and growing in the water, stay immersed in the water and flourish without standing up out of the water, so that they are permeated and pervaded, suffused and filled with cool water from their roots to their tips, and nothing of those lotuses would be unpervaded with cool water; even so, the monk permeates...this very body with the pleasure divested of rapture. There is nothing of his entire body unpervaded with pleasure divested of rapture.
"This, too, is a fruit of the contemplative life, visible here and now, more excellent than the previous ones and more sublime.
"And furthermore, with the abandoning of pleasure and stress -- as with the earlier disappearance of elation and distress -- he enters and remains in the fourth jhana: purity of equanimity and mindfulness, neither-pleasure nor stress. He sits, permeating the body with a pure, bright awareness. Just as if a man were sitting covered from head to foot with a white cloth so that there would be no part of his body to which the white cloth did not extend; even so, the monk sits, permeating the body with a pure, bright awareness. There is nothing of his entire body unpervaded by pure, bright awareness.
"This, too, great king, is a fruit of the contemplative life, visible here and now, more excellent than the previous ones and more sublime.
(Insight Knowledge)
"With his mind thus concentrated, purified, and bright, unblemished, free from defects, pliant, malleable, steady, and attained to imperturbability, he directs and inclines it to knowledge and vision. He discerns: 'This body of mine is endowed with form, composed of the four primary elements, born from mother and father, nourished with rice and porridge, subject to inconstancy, rubbing, pressing, dissolution, and dispersion. And this consciousness of mine is supported here and bound up here.' Just as if there were a beautiful beryl gem of the purest water -- eight faceted, well polished, clear, limpid, consummate in all its aspects, and going through the middle of it was a blue, yellow, red, white, or brown thread -- and a man with good eyesight, taking it in his hand, were to reflect on it thus: 'This is a beautiful beryl gem of the purest water, eight faceted, well polished, clear, limpid, consummate in all its aspects. And this, going through the middle of it, is a blue, yellow, red, white, or brown thread.' In the same way -- with his mind thus concentrated, purified, and bright, unblemished, free from defects, pliant, malleable, steady, and attained to imperturbability -- the monk directs and inclines it to knowledge and vision. He discerns: 'This body of mine is endowed with form, composed of the four primary elements, born from mother and father, nourished with rice and porridge, subject to inconstancy, rubbing, pressing, dissolution, and dispersion. And this consciousness of mine is supported here and bound up here.'
"This, too, great king, is a fruit of the contemplative life, visible here and now, more excellent than the previous ones and more sublime.
(The Mind-made Body)
"With his mind thus concentrated, purified, and bright, unblemished, free from defects, pliant, malleable, steady, and attained to imperturbability, he directs and inclines it to creating a mind-made body. From this body he creates another body, endowed with form, made of the mind, complete in all its parts, not inferior in its faculties. Just as if a man were to draw a reed from its sheath. The thought would occur to him: 'This is the sheath, this is the reed. The sheath is one thing, the reed another, but the reed has been drawn out from the sheath.' Or as if a man were to draw a sword from its scabbard. The thought would occur to him: 'This is the sword, this is the scabbard. The sword is one thing, the scabbard another, but the sword has been drawn out from the scabbard.' Or as if a man were to pull a snake out from its slough. The thought would occur to him: 'This is the snake, this is the slough. The snake is one thing, the slough another, but the snake has been pulled out from the slough.' In the same way -- with his mind thus concentrated, purified, and bright, unblemished, free from defects, pliant, malleable, steady, and attained to imperturbability, the monk directs and inclines it to creating a mind-made body. From this body he creates another body, endowed with form, made of the mind, complete in all its parts, not inferior in its faculties.
"This, too, great king, is a fruit of the contemplative life, visible here and now, more excellent than the previous ones and more sublime.
(Supranormal Powers)
"With his mind thus concentrated, purified, and bright, unblemished, free from defects, pliant, malleable, steady, and attained to imperturbability, he directs and inclines it to the modes of supranormal powers. He wields manifold supranormal powers. Having been one he becomes many; having been many he becomes one. He appears. He vanishes. He goes unimpeded through walls, ramparts, and mountains as if through space. He dives in and out of the earth as if it were water. He walks on water without sinking as if it were dry land. Sitting cross-legged he flies through the air like a winged bird. With his hand he touches and strokes even the sun and moon, so mighty and powerful. He exercises influence with his body even as far as the Brahma worlds. Just as a skilled potter or his assistant could craft from well-prepared clay whatever kind of pottery vessel he likes, or as a skilled ivory-carver or his assistant could craft from well-prepared ivory any kind of ivory-work he likes, or as a skilled goldsmith or his assistant could craft from well-prepared gold any kind of gold article he likes; in the same way -- with his mind thus concentrated, purified, and bright, unblemished, free from defects, pliant, malleable, steady, and attained to imperturbability -- the monk directs and inclines it to the modes of supranormal powers...He exercises influence with his body even as far as the Brahma worlds.
"This, too, great king, is a fruit of the contemplative life, visible here and now, more excellent than the previous ones and more sublime.
(Clairaudience)
"With his mind thus concentrated, purified, and bright, unblemished, free from defects, pliant, malleable, steady, and attained to imperturbability, he directs and inclines it to the divine ear-element. He hears -- by means of the divine ear-element, purified and surpassing the human -- both kinds of sounds: divine and human, whether near or far. Just as if a man traveling along a highway were to hear the sounds of kettledrums, small drums, conchs, cymbals, and tom-toms. He would know, 'That is the sound of kettledrums, that is the sound of small drums, that is the sound of conchs, that is the sound of cymbals, and that is the sound of tom-toms.' In the same way -- with his mind thus concentrated, purified, and bright, unblemished, free from defects, pliant, malleable, steady, and attained to imperturbability -- the monk directs and inclines it to the divine ear-element. He hears -- by means of the divine ear-element, purified and surpassing the human -- both kinds of sounds: divine and human, whether near or far.
"This, too, great king, is a fruit of the contemplative life, visible here and now, more excellent than the previous ones and more sublime.
(Mind Reading)
"With his mind thus concentrated, purified, and bright, unblemished, free from defects, pliant, malleable, steady, and attained to imperturbability, he directs and inclines it to knowledge of the awareness of other beings. He knows the awareness of other beings, other individuals, having encompassed it with his own awareness. He discerns a mind with passion as a mind with passion, and a mind without passion as a mind without passion. He discerns a mind with aversion as a mind with aversion, and a mind without aversion as a mind without aversion. He discerns a mind with delusion as a mind with delusion, and a mind without delusion as a mind without delusion. He discerns a restricted mind as a restricted mind, and a scattered mind as a scattered mind. He discerns an enlarged mind as an enlarged mind, and an unenlarged mind as an unenlarged mind. He discerns an excelled mind [one that is not at the most excellent level] as an excelled mind, and an unexcelled mind as an unexcelled mind. He discerns a concentrated mind as a concentrated mind, and an unconcentrated mind as an unconcentrated mind. He discerns a released mind as a released mind, and an unreleased mind as an unreleased mind. Just as if a young woman -- or man -- fond of ornaments, examining the reflection of her own face in a bright mirror or a bowl of clear water would know 'blemished' if it were blemished, or 'unblemished' if it were not. In the same way -- with his mind thus concentrated, purified, and bright, unblemished, free from defects, pliant, malleable, steady, and attained to imperturbability -- the monk directs and inclines it to knowledge of the awareness of other beings. He knows the awareness of other beings, other individuals, having encompassed it with his own awareness. He discerns a mind with passion as a mind with passion, and a mind without passion as a mind without passion...a released mind as a released mind, and an unreleased mind as an unreleased mind.
"This, too, great king, is a fruit of the contemplative life, visible here and now, more excellent than the previous ones and more sublime.
(Recollection of Past Lives)
"With his mind thus concentrated, purified, and bright, unblemished, free from defects, pliant, malleable, steady, and attained to imperturbability, he directs and inclines it to knowledge of the recollection of past lives (lit: previous homes). He recollects his manifold past lives, i.e., one birth, two births, three births, four, five, ten, twenty, thirty, forty, fifty, one hundred, one thousand, one hundred thousand, many aeons of cosmic contraction, many aeons of cosmic expansion, many aeons of cosmic contraction and expansion, [recollecting], 'There I had such a name, belonged to such a clan, had such an appearance. Such was my food, such my experience of pleasure and pain, such the end of my life. Passing away from that state, I re-arose there. There too I had such a name, belonged to such a clan, had such an appearance. Such was my food, such my experience of pleasure and pain, such the end of my life. Passing away from that state, I re-arose here.' Thus he recollects his manifold past lives in their modes and details. Just as if a man were to go from his home village to another village, and then from that village to yet another village, and then from that village back to his home village. The thought would occur to him, 'I went from my home village to that village over there. There I stood in such a way, sat in such a way, talked in such a way, and remained silent in such a way. From that village I went to that village over there, and there I stood in such a way, sat in such a way, talked in such a way, and remained silent in such a way. From that village I came back home.' In the same way -- with his mind thus concentrated, purified, and bright, unblemished, free from defects, pliant, malleable, steady, and attained to imperturbability -- the monk directs and inclines it to knowledge of the recollection of past lives. He recollects his manifold past lives...in their modes and details.
"This, too, great king, is a fruit of the contemplative life, visible here and now, more excellent than the previous ones and more sublime.
(The Passing Away and Re-appearance of Beings)
"With his mind thus concentrated, purified, and bright, unblemished, free from defects, pliant, malleable, steady, and attained to imperturbability, he directs and inclines it to knowledge of the passing away and re-appearance of beings. He sees -- by means of the divine eye, purified and surpassing the human -- beings passing away and re-appearing, and he discerns how they are inferior and superior, beautiful and ugly, fortunate and unfortunate in accordance with their kamma: 'These beings -- who were endowed with bad conduct of body, speech, and mind, who reviled the noble ones, held wrong views and undertook actions under the influence of wrong views -- with the break-up of the body, after death, have re-appeared in the plane of deprivation, the bad destination, the lower realms, in hell. But these beings -- who were endowed with good conduct of body, speech, and mind, who did not revile the noble ones, who held right views and undertook actions under the influence of right views -- with the break-up of the body, after death, have re-appeared in the good destinations, in the heavenly world.' Thus -- by means of the divine eye, purified and surpassing the human -- he sees beings passing away and re-appearing, and he discerns how they are inferior and superior, beautiful and ugly, fortunate and unfortunate in accordance with their kamma. Just as if there were a tall building in the central square [of a town], and a man with good eyesight standing on top of it were to see people entering a house, leaving it, walking along the street, and sitting in the central square. The thought would occur to him, 'These people are entering a house, leaving it, walking along the streets, and sitting in the central square.' In the same way -- with his mind thus concentrated, purified, and bright, unblemished, free from defects, pliant, malleable, steady, and attained to imperturbability -- the monk directs and inclines it to knowledge of the passing away and re-appearance of beings. He sees -- by means of the divine eye, purified and surpassing the human -- beings passing away and re-appearing, and he discerns how they are inferior and superior, beautiful and ugly, fortunate and unfortunate in accordance with their kamma...
"This, too, great king, is a fruit of the contemplative life, visible here and now, more excellent than the previous ones and more sublime.
(The Ending of Mental Fermentations)
"With his mind thus concentrated, purified, and bright, unblemished, free from defects, pliant, malleable, steady, and attained to imperturbability, the monk directs and inclines it to the knowledge of the ending of the mental fermentations. He discerns, as it is actually present, that 'This is stress...This is the origination of stress...This is the cessation of stress...This is the way leading to the cessation of stress...These are mental fermentations...This is the origination of fermentations...This is the cessation of fermentations...This is the way leading to the cessation of fermentations.' His heart, thus knowing, thus seeing, is released from the fermentation of sensuality, the fermentation of becoming, the fermentation of ignorance. With release, there is the knowledge, 'Released.' He discerns that 'Birth is ended, the holy life fulfilled, the task done. There is nothing further for this world.' Just as if there were a pool of water in a mountain glen -- clear, limpid, and unsullied -- where a man with good eyesight standing on the bank could see shells, gravel, and pebbles, and also shoals of fish swimming about and resting, and it would occur to him, 'This pool of water is clear, limpid, and unsullied. Here are these shells, gravel, and pebbles, and also these shoals of fish swimming about and resting.' In the same way -- with his mind thus concentrated, purified, and bright, unblemished, free from defects, pliant, malleable, steady, and attained to imperturbability -- the monk directs and inclines it to the knowledge of the ending of the mental fermentations. He discerns, as it is actually present, that 'This is stress...This is the origination of stress...This is the cessation of stress...This is the way leading to the cessation of stress...These are mental fermentations...This is the origination of fermentations...This is the cessation of fermentations...This is the way leading to the cessation of fermentations.' His heart, thus knowing, thus seeing, is released from the fermentation of sensuality, the fermentation of becoming, the fermentation of ignorance. With release, there is the knowledge, 'Released.' He discerns that 'Birth is ended, the holy life fulfilled, the task done. There is nothing further for this world.'
"This, too, great king, is a fruit of the contemplative life, visible here and now, more excellent than the previous ones and more sublime. And as for another visible fruit of the contemplative life, higher and more sublime than this, there is none."
When this was said, King Ajatasattu said to the Blessed One: "Magnificent, venerable sir! Magnificent! Just as if he were to place upright what had been overturned, were to reveal what was hidden, were to show the way to one who was lost, or were to hold up a lamp in the dark so that those with eyes could see forms, in the same way the Blessed One has -- through many lines of reasoning -- made the Dhamma clear. I go to the Blessed One for refuge, to the Dhamma, and to the community of monks. May the Blessed One remember me as a lay follower who has gone to him for refuge, from this day forward, for life.
"A transgression has overcome me, venerable sir, in that I was so foolish, so muddle-headed, and so unskilled as to kill my father -- a righteous man, a righteous king -- for the sake of sovereign rulership. May the Blessed One please accept this confession of my transgression as such, so that I may restrain myself in the future."
"Yes, great king, a transgression overcame you in that you were so foolish, so muddle-headed, and so unskilled as to kill your father -- a righteous man, a righteous king -- for the sake of sovereign rulership. But because you see your transgression as such and make amends in accordance with the Dhamma, we accept your confession. For it is a cause of growth in the Dhamma and discipline of the noble ones when, seeing a transgression as such, one makes amends in accordance with the Dhamma and exercises restraint in the future."
When this was said, King Ajatasattu said to the Blessed One: "Well, then, venerable sir, I am now taking leave. Many are my duties, many my responsibilities."
"Then do, great king, what you think it is now time to do."
So King Ajatasattu, delighting and rejoicing in the Blessed One's words, rose from his seat, bowed down to him, and -- after circumambulating him -- left. Not long after King Ajatasattu had left, the Blessed One addressed the monks: "The king is wounded, monks. The king is incapacitated. Had he not killed his father -- that righteous man, that righteous king -- the dustless, stainless Dhamma eye would have arisen to him as he sat in this very seat."
That is what the Blessed One said. Gratified, the monks delighted in the Blessed One's words.
[Vietnamese version]
Source: Access-to-Insight, http://www.accesstoinsight.org/canon/digha/dn2.html