ĐIỀU TRỊ BỆNH TẬN GỐC
NĂNG LỰC CHỮA LÀNH CỦA TÂM BI MẪN
Lama Zopa Rinpoche
Nguyễn Văn Điều & Đỗ Thiết Lập dịch Việt
Nhà xuất bản Tôn Giáo, Hà Nội
PHẦN MỘT: TÂM LÝ ĐIỀU TRỊ BỆNH
7. NGƯỜI THẦY CHỮA BỆNH
Có nhiều nhân và duyên đối với việc bệnh nhân có thể được khỏi bệnh hay không và bao lâu thì khỏi bệnh. Chẳng hạn, kết quả tùy thuộc việc bệnh nhân đã tích tụ đủ thiện nghiệp từ những hành vi tích cực trong quá khứ hay không. Nó cũng tùy thuộc vào việc các bệnh nhân có mối liên kết thiện nghiệp với người chữa bệnh (thầy thuốc) hay không, và bốn thành phần (đất, nước, lửa, gió) của cơ thể bệnh nhân có hài hòa được với bốn thành phần của cơ thể người chữa bệnh hay không. Tuy nhiên, có ba yếu tố chính trong việc chữa bệnh. Đó là: lòng tin, tâm bi mẫn và giới hạnh.
Năng lực của lòng tin
Việc
điều trị bệnh
liên quan rất nhiều đến
lòng tin của cả hai: bệnh nhân và người chữa bệnh.
Năng lực tâm của người chữa bệnh là quan trọng, nhưng
lòng tin của cả hai người (bệnh nhân và người chữa bệnh) vào
phương pháp chữa bệnh cũng quan trọng nữa.
Dĩ nhiên, sự
tin tưởng cần được
dựa trên thái độ chân thành, bi mẫn, ít
vị kỷ. Một
thái độ vị kỷ cũng như những
suy nghĩ không
lành mạnh như
sân hận và những mong cầu
bất thiện sẽ
cản trở khả năng chữa bệnh cho người khác.
Lòng tin là một
nguyên nhân quan trọng của sự
thành công, không chỉ riêng trong việc chữa bệnh mà còn là trong bất kỳ
hành vi nào, kể cả việc
thành tựu các
chứng ngộ trên đường tu
giác ngộ. Đôi khi cách chữa bệnh có vẻ như rất kỳ cục, nhưng nếu bệnh nhân có được
niềm tin mãnh liệt vào đó, họ sẽ được chữa khỏi.
Để minh chứng, tôi sẽ kể một
câu chuyện xảy ra ở Buxa Duar, Tây Bengal,
Ấn Độ, nơi tôi đã đến sống tám năm
ngay sau khi rời khỏi
Tây Tạng. Trước kia, Duxa là một nhà tù khi người Anh còn cai trị
Ấn Độ, nơi đó Mahatma Gandhi và
Thủ tướng Nehru đã
bị giam. Các tăng sĩ
Tây Tạng thuộc bốn
truyền thống muốn
tiếp tục tu tập trong
tu viện sẽ được gửi tới Buxa;
tuy nhiên,
đa số các tăng sĩ định cư ở đó là đến từ ba
tu viện lớn gần Lhasa: Sera, Ganden và Drepung. Các tăng sĩ khác đi định cư nhiều nơi trên nước
Ấn Độ, một số đã đi làm nhân công
xây dựng đường. Dãy nhà dài nơi trước kia giam
Thủ tướng Nehru bây giờ dành cho các tăng sĩ thuộc
Tu viện Sera. Các tăng sĩ sống chen chúc bên trong dãy nhà giam cũng như bên ngoài ngay trên hành lang, có dây thép gai chấn song. Họ bao các dây thép gai bằng quần áo cũ, tre và các
vật liệu khác nữa. Còn các
ni sư thì ở trong dãy nhà giam mà trước kia ngài Gandhi bị nhốt. Không có gì thay đổi. Các dãy nhà tù cùng với các hàng rào thép gai vẫn còn đó – chỉ có một điều khác là những người sống trong đó nay không còn gọi là tù nhân.
Buxa là một nơi
nóng bức,
bất lợi cho
sức khỏe, nhiều tăng sĩ bị bệnh lao phổi cũng như các bệnh khác. Nhiều người bị ốm và chết ở đó, một phần vì họ không
thích nghi được với khí hậu và
thực phẩm Ấn Độ.
Mỗi buổi sáng, các tăng sĩ thuộc bốn
truyền thống Phật giáo Tây Tạng đều
tụ họp lại trước thềm để
cầu nguyện và làm lễ puja. Vì trời nóng nên họ đổ mồ hôi rất nhiều. Vào một buổi sáng, trong khi
hành lễ puja, một tăng sĩ nói với người đang ngồi bên cạnh rằng ông ta đang ốm, sốt cao. Vị tăng bên cạnh bèn lấy tay cào một ít ghét bẩn trên thân rồi vê thành viên nhỏ, đưa cho người bị bệnh và nói rằng đó là viên thuốc đã được làm phép
chú nguyện. Ông ta thật sự tin rằng đó là viên thuốc đã được làm phép
chú nguyện nên đã nuốt vào và kết quả là nhanh chóng
hồi phục bệnh sốt cao.
Sở dĩ vị tăng bị ốm đã được khỏi bệnh không phải vì
bản thân viên thuốc, mà nhờ
lòng tin vào
năng lực chữa bệnh của nó.
Năng lực chữa bệnh đó đến
từ tâm ông ta, đến từ sự
tin tưởng của ông ta vào viên thuốc [mà ông tin là đã] được
chú nguyện.
Năng lực của tâm từ bi
Như tôi đã nêu ra,
tâm bi mẫn là một nguồn lực khác nữa trong việc chữa bệnh. Nếu
bác sĩ điều trị cho
chúng ta tỏ ra biết
thông cảm xót thương và
dịu dàng thì khi vị ấy chỉ vừa mới nói chuyện hay chạm vào người, ta đã
cảm thấy khỏe hơn, bớt đau hay có thể thấy
an tâm hơn. Có thể ông ta cho
chúng ta loại thuốc không phải tốt nhất, nhưng nó
vẫn có tác dụng tốt cho
chúng ta. Nhưng nếu một
bác sĩ không có
tâm từ bi, ông ta có thể
chỉ quan tâm đến
uy tín và
hạnh phúc riêng mà không
để ý đến sự
đau khổ của bệnh nhân; và dù ông ta cho loại thuốc tốt nhất, đắt tiền nhất, nhưng nó
vẫn có thể không có
tác dụng tốt cho bệnh nhân.
Những ai làm công việc chữa bệnh nên tập trung
nhất tâm thiền định về
Bồ-đề tâm. Dù đang làm công
việc hằng ngày hay đang
nhập thất, họ cũng nên
thực hiện các pháp
thiền định theo thứ lớp về “Con đường từng bước
đưa tới giác ngộ” để
thành tựu sự
thực hành tâm bi mẫn.
Mọi người đều
đồng ý với nhau rằng
tâm bi là
cần thiết, nhưng ít người biết được
một cách cụ thể làm sao phát triển được tâm này.
Người thầy thuốc tốt nhất là
người đã thành tựu Bồ-đề tâm, tâm
vị tha cầu
giác ngộ vì
lợi lạc của tất cả
chúng sinh hữu tình.
Toàn bộ thân thể của một vị
Bồ Tát đều là phước báu nhờ vào tâm
vị tha thanh tịnh của ngài,
tâm không hề có chút
ô nhiễm bởi bất cứ
tư tưởng vị kỷ nào. Tâm của các
Bồ Tát đã được
chuyển hóa, vì các ngài đã
hoàn toàn dứt bỏ
ý tưởng làm lợi cho riêng mình, các ngài toàn tâm toàn ý
lo nghĩ làm
lợi lạc cho
chúng sinh. Trong từng hành động như đi đứng, nằm ngồi, ăn ngủ, thậm chí kể cả lúc thở, các vị
Bồ Tát đều luôn nghĩ và làm vì
lợi lạc cho mọi
chúng sinh hữu tình.
Bồ-đề tâm là một tâm quí báu,
thanh tịnh, vì các vị
Bồ Tát không chỉ
buông bỏ tâm thô lậu chỉ biết
quan tâm bản thân, mà còn
buông bỏ cả những
suy nghĩ làm gì đó cho riêng mình. Ngay cả
thân thể của vị
Bồ Tát, chỗ
y cứ cho
Bồ-đề tâm thiêng liêng của ngài, cũng là phước báu. Các vị
Bồ Tát rất đáng để
chúng ta chiêm ngưỡng, tức là bất kỳ
chúng sinh nào kể cả
súc vật, nếu có cơ hội nhìn thấy, nghe hay chạm được vào
thân thể các vị
Bồ Tát cũng đều được
lợi lạc. Cho nên, chỉ riêng việc
chiêm ngưỡng một vị
Bồ Tát cũng đã là sự chữa bệnh, vì sự tiếp cận
chiêm ngưỡng đó sẽ
an định được tâm
chúng ta. Ngay cả
hơi thở của một người có tâm
đại bi cũng được
xem như thuốc chữa bệnh, thậm chí cả những thứ như nước tiểu, nước bọt, máu, phân... cũng như mọi thứ khác thuộc về
thân thể họ. Một người bệnh có thể được chữa lành nhờ được vị
Bồ Tát phà
hơi thở vào người. Được vị
Bồ Tát chạm vào người, hay quần áo của họ chạm vào người cũng sẽ
mang đến phước báu
vô lượng. [Thậm chí việc] uống nước tiểu hay xức nước tiểu của một vị
Bồ Tát vào chỗ nhiễm trùng cũng có
năng lực chú nguyện và chữa bệnh.
Nhiều
câu chuyện về các
hành giả tâm linh có thể
chứng minh điều này. Ở
Tây Tạng, khi một người bị ngất xỉu hay phát cuồng, cách chữa bệnh thường
áp dụng là đốt tóc hay quần áo của vị Lama cao cấp và đưa cho người bệnh hít khói. Nếu bệnh nhân bị ngất, họ sẽ
tỉnh lại rất nhanh. Ở một số đất nước
Thiên chúa giáo cũng có lối chữa bệnh giống như vậy với các di vật
thánh tích của Thánh St. Francis ở Assisi và của các vị Thánh khác. Lama Yehse và tôi đã
quan sát sự việc này khi
chúng tôi viếng thăm một số nhà thờ và
tu viện Thiên chúa giáo ở nước Ý. Một số nhà thờ ở Ý đã
gìn giữ quần áo của các vị
thánh Thiên chúa giáo, và những mảnh vải nhỏ xíu lấy từ quần áo các ngài đã được đưa cho các bệnh nhân, họ đốt thành tro để uống hay nuốt các mảnh vải nhỏ đó. Họ thường nôn ói
ngay sau khi nuốt và rồi
dần dần khỏi bệnh. Người ta
giải thích rằng,
ma quỉ gây bệnh đã thoát ra khỏi bệnh nhân.
Năng lực chữa bệnh đến từ sự
thành tựu chứng ngộ cao cấp và nhất là đến
từ tâm từ bi của của các vị thánh.
Ở Solu Khumbu, nước Nepal, có một
tu viện cho cả tăng và ni, giờ đây
tu viện đó không còn nhiều tăng sĩ vì vị
trụ trì đã qua đời. Vị
trụ trì tu viện này là một vị thiền giả ẩn tu cao cấp, đã đến đây ở sau khi rời khỏi
Tây Tạng. Trước đó ngài là vị
tri sự của một
tu viện lớn ở
Tây Tạng, một chi nhánh của Trường
Đại học Sera Me.
Nhiệm vụ của ngài là thu gom
ngũ cốc và các
thực phẩm khác từ các làng có mối
liên hệ với
tu viện và đem bán để nuôi sống
tu viện. Công việc
tri sự đã không
thành công, và sự thất bại này khiến ngài phát sinh tâm
buông bỏ,
cương quyết thoát khỏi luân hồi.
Ngài
xin thôi nhiệm vụ tri sự ở
tu viện, đi tìm gặp ngài Lama Ling Tse Dorje Chang – một vị
cao tăng rất
thông tuệ – và nhận
giáo huấn về “Con đường từng
bước tới giác ngộ”. Rồi ngài đi đến một nơi cô tịch trên núi để
thiền định. Trong sáu, bảy năm ngài sống trong một hang đắp đất bùn được
đào sâu bên triền núi. Trước đây ở
Tây Tạng, trên những núi cao
lỗ chỗ những hang trông xa xa như những tổ kiến, đó là những hang động mà các thiền giả đến sống trên núi để
thực hiện cho được sự
thành tựu con đường đưa tới giác ngộ. Họ đào hang sâu vào trong núi và bít miệng hang. Ngày nay còn lại rất ít các hang như vậy.
Ngài
nhập thất ẩn tu ở trên núi trong sáu, bảy năm và
thực chứng trạng thái an định, hay Định Tam-muội (Shamatha) cùng với
Bồ-đề tâm. Ngài cũng
đạt được các
chứng ngộ Tantra. Với sự
thành tựu tam-muội,
hành giả sẽ có được sự tập trung
nhất tâm và không
dao động; một khi tâm tập trung vào một
đề mục,
hành giả có thể kéo dài sự tập trung vào
đề mục đó trong nhiều tháng, nhiều năm, và thậm chí trong nhiều kiếp nếu muốn. Tâm và thân của
hành giả trở nên
hoàn toàn được
tinh luyện. Các
vấn đề thuộc về cơ thể như bệnh tật,
mệt mỏi .v.v... không còn là
chướng ngại của
thiền định và
hành giả kinh nghiệm được
trạng thái “đại lạc” cả về
tinh thần lẫn thể xác.
Vì
thành tựu pháp định tam-muội, ngài có được linh kiến và có thể
sử dụng năng lực này để khuyên bảo, cho
ý kiến về các
vấn đề của người khác. Các
thành tựu mà ngài
đạt được đã khiến cho ngài trở nên
nổi tiếng. Ngài lập một
tu viện cho tăng và ni ở Tư Tsang, thuộc những vùng cao của
Tây Tạng. Khi
Tây Tạng có
biến động (... ...), ngài cùng các vị
tăng ni đi sang Nepal. Ngài đã xin
ý kiến đức Dalai Lama về việc có nên sang định cư ở
Ấn Độ hay không. Đức Dalai Lama khuyên ngài ở lại Solu Khumbu, và ngài đã lập một
tu viện cho
tăng ni ở sườn núi dưới chân hang Lawudo. Nhờ vào các
thành tựu, ngài cũng đã sớm trở nên
nổi tiếng ở Solu Khumbu.
Ngài thường bảo các học trò trộn phần trà bơ còn lại sau
bữa ăn của ngài với bột tsampa rồi vê thành những viên thuốc. Rồi ngài đưa những viên thuốc đó cho các dân làng bị bệnh khi họ đến xin thuốc. Nhiều người được khỏi bệnh tức thì nhờ các viên thuốc đó.
Thỉnh thoảng ngài
đột nhiên thị hiện bệnh nặng, ói ra máu, có khi đầy cả một bình nhỏ. Các học trò thường lấy bột tsampa trộn với máu ngài đã ói ra, vê thành những viên thuốc rồi đưa cho những người bị bệnh. Thường thì sau khi uống các viên thuốc này người ta đều khỏi bệnh. Nhờ vào
Bồ-đề tâm của ngài, mọi thứ thuộc cơ thể ngài đều có
năng lực chữa bệnh. Thậm chí người ta còn dùng
thức ăn dư thừa của ngài, nước tiểu và những thứ khác nữa thuộc về ngài để chữa bệnh.
Nhiều
thánh nhân Ấn Độ (các
tu sĩ khổ hạnh Hindu) cũng có
năng lực như vậy. Có một vị thánh không có nhiều học trò lắm nhưng
đặc biệt là phân của ngài có thể chữa lành bệnh cùi bằng cách dùng bôi lên cơ thể. Ở
Ấn Độ, người ta thường đại tiện ngoài đồng trống, và phân của vị Thánh này trở nên hiếm thấy vì người ta đua nhau đi tìm phân của ngài.
Một lần nữa, ta thấy rằng
năng lực chữa bệnh này đến
từ tâm thiêng liêng của vị thánh,
từ tâm đại bi của ngài.
Trong các bài giảng cũng đề cập đến
câu chuyện một
gia đình Tây Tạng có người con gái bị ma nhập trong một
thời gian dài. Dù đã mời nhiều lama đến làm lễ
cúng dường puja nhưng cô gái vẫn không khỏi bệnh. Vào một ngày, có một vị tăng
bình thường đến
khất thực,
gia đình mời vị tăng vào nhà và
cầu xin chữa bệnh cho cô gái. Khi vị tăng
thực hiện nghi lễ xua đuổi các
chướng ngại ngăn cản lời
cầu nguyện và dâng bánh cúng, ông ta phát hiện rằng con ma cũng đang tụng đọc các lời
cầu nguyện y hệt như vậy.
Vị tăng biết rằng lễ puja không
hiệu quả, nên ông ta lấy khăn choàng trùm lên đầu, rồi
thiền định về
tâm bi mẫn
thương xót con ma. Chỉ đến lúc đó, con ma mới chịu buông tha cô gái. Rồi con ma
xin lỗi vị tăng và nói: “Hãy chỉ dạy cho tôi.” Một khi tâm thiện càng mạnh mẽ thì
năng lực chữa bệnh càng có
hiệu lực hơn.
Nếu
chúng ta khẩn cầu các vị
Bồ Tát giúp đỡ thì các ngài sẽ giúp
chúng ta, vì
tâm bi mẫn của các ngài.
Tuy nhiên, về phía mình,
chúng ta cần có
trí tuệ và
niềm tin để nương tựa và khẩn cầu sự giúp đỡ. Nếu
chúng ta có
trí tuệ và
niềm tin, các vị
Bồ Tát mới có thể dẫn dắt
chúng ta.
Năng lực của giới hạnh
Một
yếu tố khác nữa trong việc chữa lành bệnh tật là
giới hạnh phải được
thanh tịnh. Người nào có
giới hạnh thanh tịnh thì sẽ có nhiều
năng lực chữa bệnh, dù họ có
chứng ngộ hay không. Bạn không
cần phải là tăng sĩ hay
ni sư, nhưng nếu bạn có một cuộc sống
thanh tịnh, không phạm mười
hành vi bất thiện, thì bạn có thể làm
lợi lạc cho người khác. Các lời
cầu nguyện của bạn sẽ có nhiều
năng lực loại bỏ bệnh tật cùng với các
chướng ngại khác và mang lại
hạnh phúc. Nếu có người bị bệnh điên vì ma nhập, bạn có thể ra lệnh cho con ma đó rời khỏi người bệnh; vì bạn sống một cuộc sống
thanh tịnh và
chân thật, con ma phải
vâng lời bạn, làm theo lời bạn.
Bất kỳ ai
thực chứng được
tánh Không,
bản chất rốt ráo của mọi sự vật, cũng sẽ là một người có
năng lực chữa bệnh.
Thực chứng tánh Không sẽ làm cho
con người kiểm soát được các đại (đất, nước, lửa, gió) cũng như các
chúng sinh hữu tình khác, do vậy họ có khả năng chữa lành được các bệnh
mất trí hay
điên khùng. Nếu người nào bị ma ác nhập vào sinh bệnh, một
hành giả đã
đạt được sự
chứng ngộ tánh Không có thể giúp bệnh nhân
chế ngự được con ma đó. Với sự
thực chứng tánh Không, bạn có thể
thực hiện bốn loại hành động Tantra:
an định,
tăng tiến,
kiểm soát và hung nộ.
Thực chứng tánh Không cũng có khả năng mang mưa đến hay làm ngưng mưa.
Cho dù
chúng ta không có các
chứng ngộ đó,
chúng ta cũng cần phát sinh
tâm từ bi với
hết sức mình và
chúng ta phải có được sự
tin tưởng mãnh liệt vào các
phương pháp chữa bệnh mà
chúng ta đang
áp dụng. Vào cuối một hướng dẫn về cách thức làm sao mang mưa đến hay làm ngưng mưa, đức Lama Tsongkhapa
nhấn mạnh đến sự quan trọng của
lòng tin mãnh liệt vào các lời dạy (
Phật pháp), vào
Bồ-đề tâm và một số
kinh nghiệm [
thực chứng] về
tánh Không.
Lời khuyên này cũng
áp dụng vào việc chữa bệnh.
Tâm bi mẫn mãnh liệt,
thực chứng tánh Không và
lòng tin vào
phương pháp chữa bệnh, cả ba điều
tiên quyết này rất
cần thiết, nhưng sự chữa lành bệnh sẽ có
hiệu quả nhất một khi có được
tâm bi mẫn mãnh liệt và
lòng tin mãnh liệt. Khi mức độ của các phẩm chất này càng nhiều thì
chúng ta càng có nhiều khả năng hơn để giúp đỡ người khác.
Những trường hợp chữa bệnh thần kỳ
Tôi đã gặp nhiều người chữa bệnh với những
câu chuyện về sự chữa bệnh thần kỳ ở Malaysia, Singapore và kể cả ở Mỹ. Khả năng của người chữa bệnh thần kỳ không phải là một
hiện tượng vật chất bên ngoài. Nói chung,
năng lực chữa lành bệnh của họ phát xuất
từ tâm hiền thiện; họ thường là người nhiệt tình, luôn
quan tâm người khác. Họ không
vị kỷ, ngược lại họ
quan tâm chăm sóc người khác hơn cả chính
bản thân mình.
Ở Mỹ, tôi gặp một người đàn ông Trung Hoa còn trẻ đến từ Trung Hoa lục địa. Anh ta đã
thực hiện nhiều sự chữa bệnh thần kỳ. Khi đang
thuyết giảng, anh ta có thể chữa bệnh cho một bệnh nhân đang ngồi ở hàng ghế
thính giả cách xa và thậm chí không hề chạm tay vào người bệnh. Những người bệnh liệt chân trong nhiều năm đang ngồi trên xe lăn, bất ngờ có thể
đứng dậy và bước đi không cần người giúp. Trên
thực tế, người chữa bệnh không chạm tay vào bệnh nhân; anh ta đứng từ xa chỉ khua tay làm một dấu hiệu,
vậy mà bệnh nhân bại liệt có thể
đứng dậy không cần ai trợ giúp.
Anh ta là một người rất tử tế,
từ ái bi mẫn. Anh ta rất
nổi tiếng ở Trung Hoa vì khả năng chữa bệnh thần kỳ. Anh ta có một album ghi lại những
hình ảnh về các bệnh nhân đã ốm đau rất nhiều năm và đã được khỏi bệnh chỉ
đơn giản là sau khi nhìn thấy anh ta.
Ở Malaysia, tôi có một người bạn tên là Tony Wong, một doanh
nhân Trung Hoa, với
cuộc đời đầy ắp những
câu chuyện về sự chữa bệnh thần kỳ. Ông là người
Phật tử thuần thành và rất sùng mộ, ông ta
thường hay lo liệu các chuyến đi cho các lama đến từ bốn
truyền thống Phật giáo Tây Tạng. Vì không có nhà riêng, nên ông ta dùng
văn phòng để
thực hiện nghi thức chữa bệnh. Ở một phía của phòng làm việc đó, ông ta có một
bàn thờ Phật và ở phía
đối diện là
bàn thờ của vợ ông ta. Vào cuối tuần, phòng làm việc chứa đầy các bệnh nhân, có khi một số người phải ngồi trên bậc thềm bên ngoài.
Tony chỉ
đơn giản đặt một bình nước lên
bàn thờ ở trước tượng ngài
Quán Âm (Kuan Yin), một
hóa thân nữ của
Đức Phật Đại Bi, sau đó ông ta hướng dẫn
mọi người tụng chú Quán Âm liên tục trong ba hay bốn giờ. Người Trung Hoa giống người
Tây Tạng và khác với người
Tây phương khi
tụng niệm,
thường có thói quen tụng chú ngâm nga và kéo dài hàng nhiều giờ.
Khi tôi hỏi Tony là ông ta có
thiền định hay
quán tưởng không, ông ta
trả lời rằng ông ta không làm gì cả; ông ta chỉ đặt bình nước lên
bàn thờ và hướng dẫn ngâm nga
tụng chú. Sau khi
tụng chú, ông ta phân phối nước. Cả ông ta lẫn người bị bệnh đều có một
lòng tin mãnh liệt rằng nước đã được sự
gia trì [và có
năng lực chữa bệnh], cho dù bệnh
nhân không nhất thiết phải là
Phật tử.
Ông Tony kể rằng, có nhiều
trường hợp, bệnh nhân bị bệnh rất nặng nhưng sau khi
tụng chú và uống nước được chú niệm thì
lập tức cảm thấy khỏe hơn. Thậm chí có vài người
hoàn toàn bình phục vào ngày hôm sau. Có một bệnh nhân ung thư, vào một ngày nọ đến xin chữa bệnh phải có hai người dìu đi. Bệnh nhân đó đã
tụng chú và uống nước được chú niệm. Ngày hôm sau bệnh nhân đó đến
văn phòng của ông Tony, bước vào phòng mà không cần người dìu. Tony đã chứng khiến nhiều người
phục hồi một cách thần kỳ như vậy.
Làm sao những sự thần kỳ như vậy đã xảy ra mặc dù không có
sự thiền định
đặc biệt nào được thực hiện? Một trong các
yếu tố tạo nên sự thần kỳ đó là
năng lực tâm bi mẫn của Tony.
Bản thân Tony là một
con người sống rất
chân thật, một
con người có
tâm từ bi mãnh liệt,
trọn đời sống hết mình cho người khác. Bất kỳ ai
yêu cầu giúp đỡ là ông ta
cố gắng hết sức mình để làm và không hề từ chối. Đây là cách
tu tập tâm linh của ông ta.
Một
yếu tố khác nữa là
lòng tin của ông ta. Ông ta có sự
tin tưởng mãnh liệt rằng nước cúng đã được
chú nguyện gia trì bằng cách
đơn giản là đặt trước
tượng Phật Bà
Quán Âm. Rất nhiều
năng lực chữa lành bệnh đến
từ tâm thành tín của ông ta cũng như của các bệnh nhân đã uống nước đó.
Nước hay chất liệu nào khác đều có thể được
chú nguyện,
trở nên thanh tịnh và có
năng lực chữa bệnh, nhưng việc
năng lực đó có thành
hiện thực hay không là còn
tùy thuộc vào người
chú nguyện cũng như người dùng nước đó. Về cơ bản,
năng lực chữa bệnh đó
tùy thuộc vào tâm; tâm phải làm cho chất liệu đó phát sinh
năng lực. Mặc dù
chúng ta thường tin rằng
năng lực chữa bệnh đến từ bên ngoài nhưng thật ra không có điều đó;
toàn bộ năng lực chữa lành bệnh đến
từ tâm của
chúng ta, chủ yếu
từ tâm thành tín. Điều này rất đúng vào
trường hợp của Tony Wong, vì mặc dù không có
sự quán tưởng
đặc biệt để
chú nguyện vào nước cúng, nhưng rất nhiều bệnh nhân đã được khỏi bệnh một cách thần kỳ.
Tâm thức của người trị bệnh,
đặc biệt là
tâm thành tín hiền thiện, đã tạo ra sức
chú nguyện. Đây là một sự
sinh khởi theo
nhân duyên tương thuộc.
Trong khi một số người có thể được chữa lành bệnh nhờ uống nước hay dùng các chất liệu khác đã được
chú nguyện gia trì, hoặc bằng
thiền định,
trì chú, hay theo sự chữa trị thuốc men thông thường, thì có những bệnh nhân khác không được khỏi bệnh bằng các
phương tiện đơn giản như trên, vì họ có những
nghiệp chướng nặng nề. Dù
bác sĩ đã
chẩn đoán chính xác và cho đúng thuốc nhưng chưa chắc bệnh nhân được
phục hồi. Sự
điều trị sẽ không
hiệu quả nếu bệnh nhân có những
nghiệp chướng nặng nề. Do đó, bệnh nhân phải
nỗ lực thực hiện sự tịnh hóa
nghiệp chướng. Chỉ sau khi đó bệnh mới có thể được chữa lành.
Lấy
thí dụ như
trường hợp chú tôi. Trong nhiều năm, chú tôi không ngủ được vì đau nhức cả người. Ông trăn trở trên giường suốt đêm. Mặc dù ông đã tìm đến nhiều thầy thuốc ở
Tây Tạng nhưng vẫn không hết bệnh.
Cuối cùng, ông ta đến gặp một thiền giả sống trong một hang động ở gần hang Lawudo.
Vị
thiền sư dùng linh kiến biết được
trường hợp của chú tôi bèn bảo chú tôi rằng bệnh của ông ta là do nghiệp.
Dĩ nhiên, bệnh tật và bất kỳ trở ngại nào mà
chúng ta gánh chịu đều là kết quả của các
nghiệp bất thiện, nhưng ở đây
thiền sư muốn nói rằng, trong
trường hợp của chú tôi, dùng thuốc không thôi thì không đủ để chữa lành bệnh, do vậy chú tôi phải
thực hiện sự tịnh hóa nghiệp. Ngài khuyên ông ta phải trì tụng hàng trăm ngàn lần chú Vajrasattva – một
hóa thân đặc biệt của
đức Phật có
sức mạnh tịnh hóa nghiệp rất mãnh liệt, và
lễ lạy sám hối hàng trăm ngàn lần. Cũng như các
bác sĩ chuyên khoa
am hiểu một
lãnh vực nhất định, chẳng hạn,
bác sĩ tim mạch thì chuyên về bệnh tim, các
đức Phật khác nhau cũng có các
công năng đặc biệt khác nhau,
đức Phật Vajrasattva có
công năng đặc biệt trong sự tịnh hóa nghiệp.
Thực hiện trì
tụng chú Vajrasattva và
lễ lạy là để cho chú tôi có khả năng tịnh hóa được nhân thực sự của bệnh này, tức là các hành động
bất thiện trong
quá khứ và
các chủng tử do các hành động đó đã để lại trong tâm. Tịnh
hóa tâm là tịnh hóa bệnh của thân, vì các
vấn đề của thân
xuất phát từ tâm.
Chú tôi bắt đầu
thực hiện hành trì trong hang Lawudo, sau đó ông ta làm một hang
ẩn cư nhỏ riêng cho mình trên
dãy núi đá. Ông ta
liên tục hành trì trong sáu, bảy năm;
ngoài ra ông ta còn chăm sóc bà tôi vì bà rất già và bị mù.
Trong suốt thời gian đó, ông ta nấu
thức ăn cho bà, cõng bà ra ngoài hang để
tiểu tiện, đại tiện. Ngay từ lúc bắt đầu
hành trì,
tình hình bệnh tật của ông ta cũng bắt đầu
thuyên giảm,
sức khỏe càng lúc càng
tốt hơn.
Cuối cùng ông ta
hoàn toàn bình phục.
Thuốc men hay các chất liệu được
chú nguyện có thể chữa lành bệnh cho một số người nhưng lại không có
tác dụng tốt cho một số người khác, vì các
nghiệp chướng nặng nề của họ
ngăn cản họ
bình phục. Một khi không thể chữa lành bệnh thông qua các cách thức
đơn giản như vậy, các bệnh nhân đó phải
sử dụng các
phương pháp khác, như là
thiền định hay
lễ lạy sám hối và
trì chú tịnh hóa nghiệp. Và sau khi
thực hiện các
hành trì đó, thuốc men sẽ có thể có
tác dụng.
Cũng có nhiều
trường hợp, một loại thuốc đặc trị cho một bệnh lại làm cho bệnh nhân phát sinh một bệnh khác hay phải chịu
tác dụng phụ khó chịu, như sốt cao chẳng hạn. Như vậy, thay vì chữa lành bệnh, thuốc men đã làm cho bệnh tình
chuyển biến xấu đi.
Dĩ nhiên, ngoài các
yếu tố như
thái độ và
hành vi của bệnh nhân, các
điều kiện bên ngoài như việc
ăn uống,
thời tiết, và các
sinh linh (sinh vật
siêu nhiên như là
ma quỉ, vong linh… ) cũng
ảnh hưởng đến sự diễn biến của bệnh. Các
sinh linh có thể
quấy rối bằng cách làm cho thuốc mất
tác dụng. Như vậy,
sự thiền định hay các lễ puja cần được
xúc tiến để
xoa dịu các
sinh linh, và sau đó thuốc men có thể có
tác dụng.
Trong khi một số người có thể nhận được sự chữa bệnh thần kỳ chỉ bằng cách được gặp gỡ hay xúc chạm vị thầy chữa bệnh có
năng lực vĩ đại, [
thực tế là] không phải bất kỳ ai cũng có duyên may gặp được họ, và quan trọng là
chúng ta cần phải hiểu được
nguyên do của việc này. Những ai có
nghiệp chướng nặng nề
cần phải thực hiện một
pháp hành trì nào đó để tịnh
hóa tâm, tức là
nguyên nhân đích thực của các
vấn đề bất ổn trong cơ thể họ; việc
tiếp xúc với vị thầy có
năng lực có khi vẫn chưa hội đủ
điều kiện để chữa lành được bệnh. Đó là
lý do tại sao
chúng ta rất cần
thiền định và tịnh hóa. Bằng cách này,
chúng ta trở thành người chữa bệnh cho thân và tâm của chính mình.