- Lời Người Dịch
- Lời Dẫn Tựa Pháp Hoa Đề Cương
- Tựa Tổng Chỉ Đề Cương Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
- Tổng Chỉ Đề Cương Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
- Tổng Nêu Pháp Dụ Và Đề Mục Của Kinh
- Tổng Nêu Nhân Do Tôn Chỉ Khai Thị Ngộ Nhập
- Nêu Rõ Diệu Lý Theo Mỗi Phẩm Trong Kinh Phân Giải
- Phẩm Phương Tiện, Thí Dụ, Tín Giải Và Thọ Ký
- Phẩm Dược Thảo Dụ Và Hoá Thành Dụ
- Phẩm Ngũ Bá Đệ Tử Thọ Ký, Thọ Học Vô Học Nhân Ký Và Phẩm Pháp Sư
- Phẩm Hiện Bảo Tháp
- Phẩm Đề Bà Đạt Đa
- Phẩm Trì, Phẩm An Lạc Hạnh, Phẩm Tùng Địa Dũng Xuất
- Phẩm Như Lai Thọ Lượng, Phẩm Phân Biệt Công Đức, Tuỳ Hỷ Công Đức Và Pháp Sư Công Đức
- Phẩm Thường Bất Khinh Bồ Tát, Phẩm Như Lai Thần Lực Và Phẩm Chúc Lụy Và Phẩm Dược Vương Bồ Tát Bản Sự
- Phẩm Diệu Âm Bồ Tát, Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn, Phẩm Đà La Ni
- Phẩm Diệu Trang Nghiêm Vương Bản Sự, Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát
- Bạt Dẫn Đề Mục Đàu Kinh
- Chỉ Thẳng Diệu Nghĩa Của 14 Chữ Toát Yếu
PHÁP HOA ĐỀ CƯƠNG
Hòa Thượng Thanh Đàm
Chùa Bích Động, Ninh Bình 1820
Việt Dịch: Thích Nhật Quang - Tu Viện Chân Không 1973
CHỈ THẲNG DIỆU NGHĨA CỦA 14 CHỮ TOÁT YẾU
Khai, tức phá vỡ
vọng tình của sáu thức, bày rõ
chân tánh của sáu căn.Thị,
tức chỉ chân tánh của sáu căn, chính là
Phật tri kiến đạo,
xưa nay trong sạch.Ngộ, tức tự mình phát giác được diệu tánh
trong sạch xưa nay.Nhập, tức đã phát giác thì cần mỗi niệm mỗi niệm,
phản chiếu hồi quang,
nhập lưu vong sở.Nhất, tức tất cả, tất cả tức một. Một ấy chính là
Diệu tâm chân như.Phật, tức tánh hay biết vậy.Thừa, tức nương đó, theo đó, nhân đó, cưỡi đó và chở đó.Tri, tức linh tri
xưa nay trong sạch. Là trí đại viên cảnh, tâm
Diệu chân như.Kiến, tức
ứng dụng của
căn tánh, soi thấy
sáu trần.Trí, tức trái bỏ
trần lao, hướng đến
chánh giác. Là nhiếp thức
qui căn, đổi ngu thành
trí.Tuệ, tức thấy biết
rõ ràng, chỉ theo căn gọi là tuệ, theo trần gọi là thức.Tông, tức
chân tánh của sáu căn, cái dấu vết của
ứng dụng.Chỉ,
tức từ dấu vết đó, mà thẳng vào tâm
diệu chân như.Đạo, tức là đường cái. Là
con đường thông suốt đến bờ giác. Tất cả
thánh hiền đều đi
con đường này.
PHỤNG KHUYẾN HỐI TÀNG
MẬT CƠ TỤNG VÀI TẮC[(1)]
1 -
Thế Tôn xuát hiện do duyên nào,Chỉ bởi
Liên Hoa pháp nhiệm mầu,Sao lại khoảng giữa còn chưa nói,Lúc sắp Niết-bàn, mới tuyên trao ?
2 - Tây lai vì
chỉ thẳng tâm tông,Cớ sao chín năm lặng
ngồi không ?Hẳn đã đợi cơ, cơ chưa chín,Chín rồi, sau đó hiển
chân không.
3 -
Huệ Năng được
pháp ấn Kim Cương,Sao lại
quay về nam Lãnh Dương ?Chẳng chịu vì người tuyên
pháp ấn,Bởi biết
nhân tánh, mịt đêm trường.
Kinh nói: Này Xá-lợi-phất !
Pháp ấn của ta, vì muốn
lợi ích thế gian nên nói. Ở chỗ
du phương, chớ vọng tuyên truyền. Nếu có người nghe,
tùy hỷ đảnh thọ, phải biết kẻ ấy, chẳng còn
thoái chuyển.
Bần đạo Thanh Đàm, nhàn ngâm tụng rằng:
Nâng đứng trống cơm, đối tri âm,
Duỗi tay không làm, vỗ trống tâm,
Tập tập tầm tâm, tâm là tập,
Tầm
tâm tâm tập, tập tầm tâm.
Tiếng trống hợp vận, tiếng tùng ngâm,
Tịch chiếu tâm tông, tức tập tầm.
Gió mát trăng trong, hằng
tự tại,
Tầm tâm chẳng được, dứt tầm tâm.
Thôi thôi, tâm ta chẳng thể tầm,
Tầm tâm dẫu được, chẳng là tâm.
Đem đèn tìm lửa, ấy
điên đảo,
Chẳng bằng trước song, giữ một ngâm.
Nam-mô A-di-đà Phật.
Dừng đó một chỗ,Không gì chẳng xong.
Khổng Phu Tử nói:Đạo ta lấy một, xâu suốt đó.
Thích Sư Tử nói:Chỉ đây, một việc thật,Ngoài hai thì chẳng
chân.Lý Lão Tử nói:Rõ một muôn việc xong.Ngâm:Động niệm tối sơ thành một chữ,
Rốt ráo nguyên lai, một cũng không.
Niêm:
Lành thay Thuần Đà !
Lành thay Thuần Đà !
Tụng:
Thôi nói hay, chẳng nói càn,
Dở hay, tốt xấu, chớ rộn ràng,
Kẻ muốn tìm hay mà lại vụng,
Kia toan bắn sẻ, chẳng biết lang.
Công danh cái thế, sương thu sớm,
Phú quý kinh nhân,
giấc mộng tràng,
Chẳng hiểu
xưa nay không một vật,
Công phu luống phí
dụng tâm can.
Ngày Quốc Khánh,
trung tuần tháng 9, năm Quý Mão.(Long Phi, Quý Mão, Lộ Nguyệt, Trung hoán nhật)
Tỳ Kheo Thanh Đàm,
Thiền sư Giác Đạo Tuân, Minh Chánh,viết tại viện Liêm Khê, Ninh Bình.
[(1)] Tắc là khuôn phép để
hành giả theo đó bắt chước mà
hạ thủ công phu. Thông thường,
hình thức của một tắc là một câu hỏi, tức một đề án. Nó là nguồn kích động
hành giả,
quyết định đi tới.
Sức mạnh kích động này, chính là
nghi tình, niệm nghi hay
đại nghi.
Lại, khán
công án gọi là tham
công án.
Công án cũng gọi là
thoại đầu. Tham
công án cũng gọi là tham
thoại đầu, hoặc chiếu cố
thoại đầu.