- Lời Người Dịch
- Lời Dẫn Tựa Pháp Hoa Đề Cương
- Tựa Tổng Chỉ Đề Cương Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
- Tổng Chỉ Đề Cương Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
- Tổng Nêu Pháp Dụ Và Đề Mục Của Kinh
- Tổng Nêu Nhân Do Tôn Chỉ Khai Thị Ngộ Nhập
- Nêu Rõ Diệu Lý Theo Mỗi Phẩm Trong Kinh Phân Giải
- Phẩm Phương Tiện, Thí Dụ, Tín Giải Và Thọ Ký
- Phẩm Dược Thảo Dụ Và Hoá Thành Dụ
- Phẩm Ngũ Bá Đệ Tử Thọ Ký, Thọ Học Vô Học Nhân Ký Và Phẩm Pháp Sư
- Phẩm Hiện Bảo Tháp
- Phẩm Đề Bà Đạt Đa
- Phẩm Trì, Phẩm An Lạc Hạnh, Phẩm Tùng Địa Dũng Xuất
- Phẩm Như Lai Thọ Lượng, Phẩm Phân Biệt Công Đức, Tuỳ Hỷ Công Đức Và Pháp Sư Công Đức
- Phẩm Thường Bất Khinh Bồ Tát, Phẩm Như Lai Thần Lực Và Phẩm Chúc Lụy Và Phẩm Dược Vương Bồ Tát Bản Sự
- Phẩm Diệu Âm Bồ Tát, Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn, Phẩm Đà La Ni
- Phẩm Diệu Trang Nghiêm Vương Bản Sự, Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát
- Bạt Dẫn Đề Mục Đàu Kinh
- Chỉ Thẳng Diệu Nghĩa Của 14 Chữ Toát Yếu
PHÁP HOA ĐỀ CƯƠNG
Hòa Thượng Thanh Đàm
Chùa Bích Động, Ninh Bình 1820
Việt Dịch: Thích Nhật Quang - Tu Viện Chân Không 1973
Phẩm Thường Bất Khinh Bồ Tát, Phẩm Như Lai Thần Lực và Phẩm Chúc Lụy và Phẩm Dược Vương Bồ Tát Bản Sự
PHẨM THƯỜNG BẤT KHINH BỔ TÁT
Phẩm
Bản sự của Bồ-tát Bất Khinh. Đây nói việc trước đã từng làm, là nhiếp ý sáu căn
thanh tịnh ở trước. Nghĩa là Phật xưa lúc
thực hành đạo Bồ-tát,
tâm hành bình đẳng. Biết rõ tất cả
chúng sanh thảy đều có
Phật tánh, sáu căn
thanh tịnh bản nhiên. Mỗi mỗi đều sẽ
làm Phật, nên thường
thực hành hạnh phổ kính, lòng không chút
ngã mạn.Chẳng nghĩ mình
trì giới mà khinh kẻ hủy phạm. Chẳng cậy có
trí tuệ mà cho kia
ngu si. Cũng chẳng khoe mình cao quí mà
xem thường người hạ tiện...
Cho đến thấy các loài bò bay máy cựa, côn trùng nhỏ nhít cũng chẳng bỏ lòng
thương xót, mà thảy đều mến yêu và càng bảo bọc chúng hơn. Chính đấy là
lòng từ bi
bình đẳng, là nghĩa bất khinh vậy. Người
tu hành phải nên học như thế !Lại bất khinh còn
ám chỉ người
tu hành, chẳng nên tự khinh mà
thoái khuất.Nên biết sáu căn
trong sạch, tâm thể
xưa nay của mình cùng chư Phật không khác. Các Ngài đã được
làm Phật, tại sao ta lại cố thủ
ngu si để làm gì?
Cổ đức có câu: “Kia đã
trượng phu, ta cũng vậy”.Đến chỗ này, các
học nhân cần phải nhận rõ. Lại kinh
Kim Cương cũng có dạy: “Pháp ấy
bình đẳng, không có cao thấp”.
Kệ rằng:
Đọc kinh tìm lý chớ lôi đồng [(1)],
Xét kỹ mới hay hợp chánh tông,
Tin chắc chúng sanh có
Phật tánh,
Chớ khi tự thoái, giữ ngu mông,
Bồ-tát Bất Khinh
cơ dụng lớn,
Tỷ khưu thượng mạn mịt mờ đồng,
Người trí biết rành sẽ
làm Phật,
Không như nhóm ấy lạc
ngoan không.
Độc kinh cầu lý mạc lôi đồng,
Tế khán phương năng khế chánh tông,
Khả tín
chúng sanh giai
Phật tánh,
Bất
ưng tự khuất thủ ngu mông,
Bất Khinh Bồ-tát
cơ quan đại,
Thượng mạn Tỷ khưu hối ám trung,
Trí giả tự tri đương
tác Phật,
Vô như bỉ chúng lạc
ngoan không.
[(1)]Lôi đồng có hai ý:
- Hạng người sống mất chủ quyền, sai gì làm nấy, hô đâu giáng đó...
-
Hành giả không
đạt được lý, chẳng
nhận ra tâm, hằng bị giặc
phiền não kiết sử sai khiến.
PHẨM NHƯ LAI THẦN LỰC và PHẨM CHÚC LỤY
Phẩm
Như Lai hiện
thần lực. Đây là lúc đem trao
Diệu pháp một
đại sự nhân duyên. Bởi trong kinh, trước
phóng quang để bày tỏ
nhãn căn thấy tánh. Thấy tánh này,
ứng dụng từ trong tâm thể
xưa nay trong sạch,
vô lượng nghĩa, chẳng thể nghĩ bàn. Khiến các
chúng sanh trở lại cái thấy tánh đó, xoay về
quán bản tâm
xưa nay của mình, mà
ngộ nhập tri kiến Phật.Tiếp đó
dần dần khai diễn,
tâm căn vốn cùng một nguồn với
tri kiến, đồng
một thể dụng chẳng phải hai.
Cho đến cả sáu căn, cũng đồng là
ứng dụng của tâm
trong sạch xưa nay. Tâm này tức là
nhất đại sự tri kiến Phật vậy.
Đại chúng đã
nhận ra nhưng nơi cửa sáu căn chưa biết nên từ căn nào mà vào, mới là
Diệu pháp tối thượng. Nên Phật lại
phóng quang, trưng biểu cùng việc
phóng quang trước chẳng khác.
Phật hiện tướng lưỡi rộng dài, tức là biểu hiện sẽ nói pháp lớn rất ít có. Cũng lại
tiêu biểu cho
thiệt căn hay
diễn thuyết pháp âm đại thừa, khiến cho người nghe tâm họ có thể
ngộ nhập. Lưỡi là mầm mống của tâm, lưỡi nói chính là tâm nói vậy.Kế lại tằng hắng, khảy móng tay phát thành tiếng. Đây chính là phút giây đối mặt thân trao pháp lớn. Bởi chỉ cho nhân tiếng để bày ra tánh nghe của
nhĩ căn. Mà
nhĩ căn viên thông thường
tỏ rõ, năm căn chẳng sánh kịp. Thế nên
đức Phật tằng hắng, rồi khảy móng tay, mật lệnh hãy tự hiểu lấy. Thầm dạy từ
nhĩ căn mà vào.
Kinh Lăng Nghiêm nói:
Chân giáo thể phương này,
Thanh tịnh tại nghe tiếng,
Muốn được Tam-ma-đề,
Thật từ nghe mà vào.
Lại bảo: “Chỉ dùng căn này tu
viên thông, vượt hơn các căn khác”. Nhưng
đức Phật chẳng dùng tiếng pháp bày tỏ
nhĩ căn là biểu hiện
lìa tướng nói năng. Dùng âm thinh tằng hắng, khảy móng tay, để nêu rõ
nhĩ căn là biểu hiện
lìa tướng tâm duyên.
Tỏ ý chỉ tánh nghe của
nhĩ căn dẫy đầy tròn sáng mà thôi. Chư Phật đồng phóng ánh sáng
cho đến đồng tằng hắng và khảy móng tay là trưng biểu
mười phương các
đức Phật đồng một đạo này. Lại, trưng biểu cho
tánh thấy nghe
hiểu biết linh minh của
đương cơ,
nhất thời đồng khắp
mười phương cõi nước của chư Phật, rỗng suốt không ngại không tạp.Nên biết tiết này cùng
kinh Lăng Nghiêm chỗ nêu bày số lượng
công đức của sáu căn, để
lựa chọn trong căn
viên thông cái
thông lợi bậc nhất thì từ căn này mà vào. Đánh chuông là để
hiển lộ tánh nghe chân của
nhĩ căn,
minh lợi viên thông thường
tỏ rõ rất là
thù thắng. Kinh này thì tằng hắng, khảy móng tay, cũng cùng một ý nói trên.
Kinh nói: “Tiếng tằng hắng và tiếng khảy móng tay của chư Phật nghe khắp
mười phương cõi đất đều có sáu điệu vang động”.Quan trọng ở hai chữ “nghe khắp” vậy. Lại tằng hắng tức là bảo
cho biết việc đó để xoay trông lại. Còn tiếng khảy móng tay là để chỉ cho đã
quét sạch tất cả,
xưa nay không pháp có thể thuyết.
Chỉ thẳng cái linh minh đó nghe khắp rỗng suốt
mười phương là
tự tánh trong sạch xưa nay của các ông đấy. Người nghe nên như thế mà
ngộ nhập.Sau là phẩm
Chúc Lụy. Bởi trước là
tự lợi, đến đây bảo phải
lợi tha,
tuyên dương rộng rãi pháp này,
lưu bố khắp nơi chớ sanh
keo kiệt. Như trong
kinh Lăng Nghiêm có đoạn ngài A-nan tự phát thệ: “Mình chưa được độ, trước
độ người là phát Bồ-tát tâm.
Tự giác đã xong, hay
giác ngộ kẻ khác là
Như Lai ứng thế. Con dù chưa được độ, nhưng
nguyện độ tất cả
chúng sanh đời sau...”
Trong phẩm
Chúc Lụy này nhằm nêu bày ý dẫn trên.
Kệ rằng:
Như Lai thần lực rất
lạ kỳ,
Chính đã hợp căn, trao pháp thì,
Lưỡi ấy, đành rành truyền
đại giáo,
Tiếng ho thầm bảo nhận văn tri,
Một phen cùng chứng
Chân nhân địa [(1)],
Tay khảy
viên dung Đại Mâu-ni¡ (1),
Cúi nhận
Như Lai thân trao phó,
Gió hoa tuyết nguyệt mặc thi vi.*
Giao phó cho rồi
Trí vô sư [(2)],
Liền khuyên
phát khởi Đại vân từ [(3)],
Đây thuyền
giải thoát đưa người khổ,
Kìa đất yên vui sống
như như,
Như như chớ tưởng như núi đá,
Bốn tướng
oai nghi cũng
như như,
Lợi mình lợi người đâu lẫn tiếc,
Khiến khắp
quần sanh vào
Vô dư [(]4).
Như Lai thần lực diệu
nan tư,
Chánh thị đầu căn
phó pháp thì,
Thiệt tướng đắc minh truyền
đại giáo,Khái thinh
linh giác ngộ văn tri,
Nhất thời cộng chứng
chân nhân địa
,
Đàn chỉ viên dung đại Phật thừa,
Diện phụng
Như Lai thân chúc thọ,
Phong hoa tuyết nguyệt
nhất như như,
Như như bất thị như sơn thạch,
Tứ oai nghi nội diệc
như như,
Tự lợi lợi tha chung bất lận,
Phổ linh
quần hữu nhập
vô dư.
[(1)]
Chân nhân địa hay Đại Mâu-ni:
Tức chỉ cho
nhân địa và
quả vị vô lậu,
giải thoát cùng tột,
pháp thân hiển lộ,
bi trí viên mãn, lợi mình, lợi người cùng khắp.
Bài kệ cuối của Tam Thập Tụng
Duy Thức nói:
Thử tức
vô lậu giới,
Bất tư nghì, thiện, thường,
An lạc giải thoát thân, Đại Mâu-ni danh pháp.
[(2)]
Trí vô sư:
Trí tuệ bản hữu, không phải thứ
kiến giải tập thành
hằng ngày.
Mọi người đều saün có thứ
trí tuệ này, nó hiện bày một cách độc đáo và
tự nhiên khi
cơ duyên hội đủ.
[(3)] Đại vân từ:
Từ tâm bình đẳng cùng khắp như
đám mây lớn, nó không còn đối tượng
năng sở và chủ thể khách thể hay bất cứ một
lý do nào.
(4)
Vô dư: Niết-bàn
tối hậu không còn thừa sót, tức là đại Niết-bàn của
Phật quả vậy. Tám câu thơ sau, bốn câu đầu là do dịch giả dựa ý bài thơ trước diễn ra để hợp vận với bốn câu kết của
tác giả.
PHẨM DƯỢC VƯƠNG BỔ TÁT BẢN SỰ
Phẩm
Dược Vương Bồ-tát
bản sự là nhiếp phẩm trước. Đã vào căn
Đại thừa này, hẳn phải lìa
ngã ái và
pháp ái. Chớ ưa
giao du với người, hãy bỏ các nơi ồn náo, nhiếp niệm ở chốn
núi rừng, và phải
hết lòng lắng nghe !
Kinh
Kim Cương có câu: “Pháp còn nên bỏ, huống nữa phi pháp”.Nên biết từ phẩm này
trở về sau, đều chỉ rõ chỗ
Văn Tư Tu ấy, để thứ lớp mà tiến vào, trục phá
năm ấm, hiểu suốt ba không vậy. Nay từ phẩm này trước phá
sắc ấm. Vì
sắc ấm là lớp
vọng tưởng bền chắc thứ nhất rất khó phá, nên phải phát
tinh tiến lớn, chẳng tiếc
thân mạng, mới có thể phá nổi.
Như Bồ-tát
Hỷ Kiến đốt thân
cúng Phật. Đây nhằm bày tỏ vì đạo
quên mình. Dù vào đống lửa lớn
phiền não, mà cũng chẳng
thoái thác.Lại cũng
tượng trưng cho người mới vào căn này, trước được
nhân không, là nhiếp động về tịnh, yên trụ trong
cảnh tịnh. Sau đó
tái sanh, là
chứng tỏ chẳng đắm
trước cảnh tịnh. Phải ở trong
cảnh tịnh mà phát giác, chẳng rơi vào hầm tối
hôn trầm, khiến cho tánh nghe thường
rõ ràng, ánh
sáng trí tuệ
lặng lẽ chiếu soi, không như cái
lặng lẽ của loài vô tình núi đá kia vậy.
Thiền sư Hoàng Bá dạy:Chớ chỉ
quên mình với
tử tâm,Cái đó khó trị, bệnh rất thâm.
Cần kíp mạnh mẽ
cảnh tỉnh lấy ! Thân sau lại bỏ hai cánh tay là chỉ cho động tịnh cả hai đều quên,
nhân ngã cả hai đều bặt.
Lập thệ hoàn phục như cũ, đấy để
chứng minh là đã được hai cánh tay
phước đức trí tuệ của Phật vậy.
Kinh nói: “Do đây, Bồ-tát
phước đức trí tuệ và đôn hậu đến thế ấy”.
Nên biết rằng tiết này đồng với
kinh Lăng Nghiêm chỗ thứ tự mở sáu gút của sáu căn.
Kệ rằng:
Nên biết không
xưa nay chẳng kham,
Công án tiền nhân cần phải tham,
Nhận kỹ,
Dược Vương nhân việc trước,
Xét cùng,
Hỷ Kiến hạnh cao thâm,
Nghe kinh được định, bày rạng đức,
Cảm nhận đốt thân, bỏ ý tham,
Chứng tỏ nhân không lìa tướng ngã,
Người nghe mãnh tỉnh, kiếm tri âm.
Tu tri vô cổ bất thành câm,
Công án tiền nhân hậu khả tham,
Tế nhận
Dược vương nhân bản sự,
Đế quan
Hỷ Kiến hạnh trung đàm,
Văn kinh đắc
định thân minh đức,