- Lời Người Dịch
- Lời Dẫn Tựa Pháp Hoa Đề Cương
- Tựa Tổng Chỉ Đề Cương Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
- Tổng Chỉ Đề Cương Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
- Tổng Nêu Pháp Dụ Và Đề Mục Của Kinh
- Tổng Nêu Nhân Do Tôn Chỉ Khai Thị Ngộ Nhập
- Nêu Rõ Diệu Lý Theo Mỗi Phẩm Trong Kinh Phân Giải
- Phẩm Phương Tiện, Thí Dụ, Tín Giải Và Thọ Ký
- Phẩm Dược Thảo Dụ Và Hoá Thành Dụ
- Phẩm Ngũ Bá Đệ Tử Thọ Ký, Thọ Học Vô Học Nhân Ký Và Phẩm Pháp Sư
- Phẩm Hiện Bảo Tháp
- Phẩm Đề Bà Đạt Đa
- Phẩm Trì, Phẩm An Lạc Hạnh, Phẩm Tùng Địa Dũng Xuất
- Phẩm Như Lai Thọ Lượng, Phẩm Phân Biệt Công Đức, Tuỳ Hỷ Công Đức Và Pháp Sư Công Đức
- Phẩm Thường Bất Khinh Bồ Tát, Phẩm Như Lai Thần Lực Và Phẩm Chúc Lụy Và Phẩm Dược Vương Bồ Tát Bản Sự
- Phẩm Diệu Âm Bồ Tát, Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn, Phẩm Đà La Ni
- Phẩm Diệu Trang Nghiêm Vương Bản Sự, Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát
- Bạt Dẫn Đề Mục Đàu Kinh
- Chỉ Thẳng Diệu Nghĩa Của 14 Chữ Toát Yếu
PHÁP HOA ĐỀ CƯƠNG
Hòa Thượng Thanh Đàm
Chùa Bích Động, Ninh Bình 1820
Việt Dịch: Thích Nhật Quang - Tu Viện Chân Không 1973
PHẨM TRÌ
Tỳ-kheo ni
thọ ký, là nhiếp ý việc
Long nữ thành Phật ở trước. Bởi
súc sanh cái ngộ tâm, còn có thể
thành Phật thay, huống là người nữ hộ tâm mà chẳng được đạo hay sao ?
Không vì
hình tướng để chia
nam nữ, một
tâm thanh tịnh xưa nay đồng.Lại Bồ-tát trì kinh, nghĩa là người
tu hành muốn
hộ trì tâm này, thì chốn chốn nơi nơi, phải mặc áo
nhẫn nhục, giữ giáp
tinh tiến, cầm
kiếm trí tuệ, vào
rừng phiền não, dứt giống
vô minh, khiến tâm được thường
không tịch,
tri kiến rỗng suốt, không các
chướng ngại.
Dù
hành đạo này, mà bị đánh mắng cũng phải nhịn chịu. Tâm này chẳng tán động, cùng tột thuở
vị lai, trọn không
mảy may thối chuyển.Như gió giữ
thế giới, bền chắc chẳng động. Như đất chở
chúng sanh không chút nhàm mỏi. Đấy mới thật là
Phật tử biết
gìn giữ tâm, cũng chính là người
hoàn toàn không có ngã, và thật sự là vị Bồ-tát
hộ pháp vậy.
Kệ rằng:
Chớ đem năm chướng báng chư ni,
Thọ ký rành rành chẳng thiếu gì,
Di Mẫu ngộ tâm,
thành Chánh giác,
Da Thâu
kiến tánh, chứng Bồ-đề,
Đã hay thấy đạo, mới
hành đạo,
Rõ suốt
vô vi, nói
hữu vi,
Bồ-tát trì kinh nào có tướng ?
Pháp nhẫn vô sanh khéo siêng trì.
Hưu tương
ngũ chướng báng chư ni,
Thọ ký chi trung diệc hữu chi,
Di Mẫu ngộ
tâm thành Chánh giác,
Da Thâu
kiến tánh chứng Bồ-đề,
Dĩ năng
kiến đạo phương
hành đạo,
Liễu đạt vô vi thuyết
hữu vi,
Bồ-tát trì kinh hà
hành tướng,
Vô sanh pháp nhẫn tự tinh trì.
PHẨM AN LẠC HẠNH
Bốn hạnh
an lạc, là bảo người
hộ trì tâm này, nếu ở trong già-lam, hoặc nơi chợ búa, phải khéo nương nơi bốn hạnh
an lạc, đáo xứ
tùy duyên mà
thuyết pháp giáo hóa.
Nhưng hãy lấy
giới luật làm trước để
dẫn đường, dù cùng
lẫn lộn với
thế tục, hòa quang mà vẫn
tự tại, giữ tâm
trong sạch như gìn tròng con mắt.Trong chứa chí đạo, ngoài chẳng khinh khi kẻ khác.
Chí nguyện phải thân được hạt châu trên búi tóc để đại phá
bốn ma. Một mai thấy suốt tâm
bản lai,
ngộ nhập chân như tri kiến địa.
Kệ rằng:
Diệu Pháp Liên Hoa,
đề mục trên,
Bản lai thanh tịnh, rộng trời thênh,
Tới lui hành xứ,
mắt tâm sạch,
Qua lại thân gia, tránh tị hiềm,
Cũng chẳng khi người, mà tự đại,
Chỉ nên
niệm Phật, một lòng bền,
Một mai đại
phá ma quân trận,
Tự tín hoa sen, lúc mọc lên.
Diệu Pháp Liên Hoa mục thượng đề,
Bản lai thanh tịnh bất tư nghì,
Vãng lai hành xứ thanh tâm mục,
Xuất nhập thân gia viễn tiếu nghi,
Bất dụng khi tha nhi tự tán,
Chỉ nghi
niệm Phật nhất tâm trì,
Nhất triêu đại
phá ma quân trận,
Tự tín Liên Hoa chánh phát thì.
PHẨM TÙNG ĐỊA DŨNG XUẤT
Đất cõi Ta-bà nứt ra, Bồ-tát từ
dưới đất vọt lên. Bồ-tát
tượng trưng cho
hạt giống trí tuệ Phật. Đất nứt vọt ra là chỉ cho tâm lúc phá hết tình thức
vọng tưởng, tức thì
hạt giống trí tuệ từ trong đó mà
hiển hiện lên. Bởi lúc
vọng thức chưa phá, thì
trí tuệ bị
vọng tưởng che lấp. Mà
trí tuệ lại ở dưới đó, chỗ sâu kín rất khó thấy.
Nên kinh nói: “Tại
thế giới Ta-bà này, trụ trong không trung của phương dưới”, ấy vậy.Bởi tuy bị
vọng thức che đậy, mà chẳng tạp
vọng tưởng, chỉ chưa có dịp
hiển hiện ra thôi. Nếu chẳng phải kinh này khai thị, thì dù có các người
thông minh trong
thế gian, đến các bậc
lão túc, gồm tất cả
suy nghĩ xét lường của họ,
chắc chắn cũng chẳng biết.
Thế nên, kinh
Kim Cương bảo: “Bị người khinh tiện” là đấy.Nay nhờ được khai thị, mới
biết vọng tưởng vốn không, giống trí từ trong đó mà
xuất hiện.
Kệ rằng:
Đất cõi Ta-bà nứt bên trong,
Vô biên Bồ-tát vọt lên không,
Di Lặc chẳng tường
đại sĩ ấy,
Thế Tôn liền bảo “ngã nhi đồng”,
Thọ kiếp
trần sa, tuyên
chân giáo,
Từ thuở lâu xa, học chánh tông,
Đấy
hiển thức tâm khi phá sạch,
Bồ-đề giống ấy hiện
viên thông.
Ta-bà
đại địa liệt kỳ trung,
Bồ-tát
vô biên dũng xuất không,
A Dật bất tri hà
đại sĩ,
Thế Tôn vân thị ngã
nhi đồng,
Trần sa kiếp thọ tuyên
chân giáo,
Cửu viễn thời lai học chánh tông,
Thử
hiển thức tâm thời phá liễu,
Bồ-đề
chủng tử hiện
viên thông.