- Lời Người Dịch
- Lời Dẫn Tựa Pháp Hoa Đề Cương
- Tựa Tổng Chỉ Đề Cương Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
- Tổng Chỉ Đề Cương Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
- Tổng Nêu Pháp Dụ Và Đề Mục Của Kinh
- Tổng Nêu Nhân Do Tôn Chỉ Khai Thị Ngộ Nhập
- Nêu Rõ Diệu Lý Theo Mỗi Phẩm Trong Kinh Phân Giải
- Phẩm Phương Tiện, Thí Dụ, Tín Giải Và Thọ Ký
- Phẩm Dược Thảo Dụ Và Hoá Thành Dụ
- Phẩm Ngũ Bá Đệ Tử Thọ Ký, Thọ Học Vô Học Nhân Ký Và Phẩm Pháp Sư
- Phẩm Hiện Bảo Tháp
- Phẩm Đề Bà Đạt Đa
- Phẩm Trì, Phẩm An Lạc Hạnh, Phẩm Tùng Địa Dũng Xuất
- Phẩm Như Lai Thọ Lượng, Phẩm Phân Biệt Công Đức, Tuỳ Hỷ Công Đức Và Pháp Sư Công Đức
- Phẩm Thường Bất Khinh Bồ Tát, Phẩm Như Lai Thần Lực Và Phẩm Chúc Lụy Và Phẩm Dược Vương Bồ Tát Bản Sự
- Phẩm Diệu Âm Bồ Tát, Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn, Phẩm Đà La Ni
- Phẩm Diệu Trang Nghiêm Vương Bản Sự, Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát
- Bạt Dẫn Đề Mục Đàu Kinh
- Chỉ Thẳng Diệu Nghĩa Của 14 Chữ Toát Yếu
PHÁP HOA ĐỀ CƯƠNG
Hòa Thượng Thanh Đàm
Chùa Bích Động, Ninh Bình 1820
Việt Dịch: Thích Nhật Quang - Tu Viện Chân Không 1973
TỒNG NÊU NHÂN DO TÔN CHỈ KHAI THỊ NGỘ NHẬP
Phần
duyên khởi của các kinh, mỗi mỗi khác nhau.
Nhân duyên kinh này, lấy ánh sáng mà dẫn, từ trong
vô lượng nghĩa lưu xuất.
Vô lượng nghĩa cũng là
cảnh giới không thể nghĩ bàn. Hạng
thượng căn thấy đó, đã tròn đầy yếu cơ Khai, Thị, Ngộ, Nhập. Chẳng nhọc
đức Thế Tôn từ
Chánh định dậy, lại diễn nói thêm. Nên trong kinh nói: “Pháp ấy chẳng thể nghĩ bàn, tướng
lời nói lặng lẽ. Nhưng các loài
chúng sanh khác không thể hiểu thấu, nên xin ưa muốn nghe”.
Khai, là phá bỏ
vọng tưởng tình thức kia, bày tỏ
căn tánh chân thường tức là
Phật tri kiến, tâm
bản lai thanh tịnh.
Thị, là đã khai phá
vọng thức rồi, liền chỉ ra
căn tánh chân thường, là
Phật tri kiến, tâm
bản lai thanh tịnh.
Ngộ, là
chúng sanh từ kiếp
vô thủy đến giờ, chẳng biết
chân tánh xưa nay trong sạch. Chỉ nhận
bốn đại,
năm uẩn làm thân, sáu thức
vọng tưởng làm tâm. Nên
cần phải mở bày, mới có thể giácngộ “tình thức là vọng,
căn tánh là chân”.
Nhập, là đã
biết vọng thức,
nhận ra chân tánh, bèn
hồi tâm ngộ nhập tánh
chân thật, chóng bỏ thức tình
vọng tưởng. Lại, Nhập cũng chính là nghĩa “nhập
lưu vong sở”. Là thu nhiếp các thức
trở về căn nguyên, trái bỏ
cảnh giới vọng trần vậy.
Kệ rằng:
Pháp Hoa một
đại sự nhân duyên,
Khai Thị khiến cho
Ngộ Nhập liền (1).
Phóng quang sáng tỏa,
bừng mắt đạo,
Từ tam-muội dậy, chỉ
linh nguyên,
Hoa lòng, nhận thấu
chân tri kiến,
Biển tánh, vào dòng giác biến viên,
Hãy dừng chớ có dùng
lời nói,
Mây bay, tùng gợn, vốn
thiên nhiên.
Pháp Hoa nhất đại sự nhân duyên,
Khai Thị linh
tri Ngộ Nhập toàn.
Phóng nhất quang đằng Khai
đạo nhãn,
Tùng
tam muội khởi Thị
linh nguyên.
Tâm hoa Ngộ đạt chân tri kiến,
Tánh hải
Nhập lưu giác biến viên.
Chỉ chỉ bất tu
ngôn thuyết tướng,
Vân phi tùng hưởng bổn
thiên nhiên.
(1) KHAI, THỊ, NGỘ, NHẬP: Tất cả các
đức Phật Thế Tôn ra đời chỉ vì muốn cho
chúng sanh “Khai thị
ngộ nhập Phật tri kiến”.
Chúng sanh được
khai thị ngộ nhập Phật tri kiến rồi lòng Phật mới thỏa,
nguyện Phật mới xong, một
đại sự nhân duyên ra đời của các Ngài mới
hoàn tất.
Kinh nói: “Các
đức Phật Thế Tôn chỉ vì một
đại sự nhân duyên mà
hiện ra trong đời. Xá-lợi-phất ! Thế nào nói rằng các
đức Phật Thế Tôn hiện ra trong đời chỉ vì một
đại sự nhân duyên ?
Các
đức Phật Thế Tôn vì muốn
chúng sanh khai mở
Phật tri kiến để được
thanh tịnh mà
hiện ra trong đời. Vì muốn chỉ thị
Phật tri kiến cho
chúng sanh mà
hiện ra trong đời. Vì muốn cho
chúng sanh tỏ ngộ
Phật tri kiến mà
hiện ra trong đời. Vì muốn tất cả
chúng sanh chứng nhập Phật tri kiến mà
hiện ra trong đời.
Xá-lợi-phất ! Đó là các
đức Phật Thế Tôn vì
đại sự nhân duyên mà
hiện ra trong đời vậy.”
Phật tri kiến chính là
bản giác diệu tâm, là
chân tánh bình đẳng của tất cả Thánh phàm. Từ xưa đến giờ khắp cùng
pháp giới, Phật và
chúng sanh vẫn đồng
một thể tánh này.
Thể tánh dù đồng, nhưng mê chính nó là
chúng sanh, ngộ chính nó là Phật. Ngộ tức
thuận theo tánh.
Thuận theo tánh thì luôn luôn
thụ hưởng bốn đức “thường, lạc, ngã, tịnh”. Mê là trái tánh theo trần. Trái tánh theo trần hẳn
luân hồi sanh tử đảo điên khôn cùng. Vì
trần lao là cảnh “huyễn mộng vô thường”.
Kinh Lăng Nghiêm nói: “Trái giác hợp trần, trái trần hợp giác”, là đấy