- Lời Người Dịch
- Lời Dẫn Tựa Pháp Hoa Đề Cương
- Tựa Tổng Chỉ Đề Cương Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
- Tổng Chỉ Đề Cương Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
- Tổng Nêu Pháp Dụ Và Đề Mục Của Kinh
- Tổng Nêu Nhân Do Tôn Chỉ Khai Thị Ngộ Nhập
- Nêu Rõ Diệu Lý Theo Mỗi Phẩm Trong Kinh Phân Giải
- Phẩm Phương Tiện, Thí Dụ, Tín Giải Và Thọ Ký
- Phẩm Dược Thảo Dụ Và Hoá Thành Dụ
- Phẩm Ngũ Bá Đệ Tử Thọ Ký, Thọ Học Vô Học Nhân Ký Và Phẩm Pháp Sư
- Phẩm Hiện Bảo Tháp
- Phẩm Đề Bà Đạt Đa
- Phẩm Trì, Phẩm An Lạc Hạnh, Phẩm Tùng Địa Dũng Xuất
- Phẩm Như Lai Thọ Lượng, Phẩm Phân Biệt Công Đức, Tuỳ Hỷ Công Đức Và Pháp Sư Công Đức
- Phẩm Thường Bất Khinh Bồ Tát, Phẩm Như Lai Thần Lực Và Phẩm Chúc Lụy Và Phẩm Dược Vương Bồ Tát Bản Sự
- Phẩm Diệu Âm Bồ Tát, Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn, Phẩm Đà La Ni
- Phẩm Diệu Trang Nghiêm Vương Bản Sự, Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát
- Bạt Dẫn Đề Mục Đàu Kinh
- Chỉ Thẳng Diệu Nghĩa Của 14 Chữ Toát Yếu
PHÁP HOA ĐỀ CƯƠNG
Hòa Thượng Thanh Đàm
Chùa Bích Động, Ninh Bình 1820
Việt Dịch: Thích Nhật Quang - Tu Viện Chân Không 1973
PHẨM DIỆU ÂM BỔ TÁT
Phẩm
Diệu Âm, là nhiếp phẩm
Dược Vương trước. Ý bảo rằng, căn này từ lúc mới vào, vẫn cần nhờ các âm thinh, để bày tỏ tánh nghe, tiêu mòn
vọng niệm, vào Xa-ma-tha.
Dần dần vào sâu, giữ nơi chí tịnh.
Cho đến cả động tịnh đều quên. Phải ngay nơi đây mà vào Tam-ma-địa. Khi đó chẳng cần thinh trần hiện bên ngoài nữa, mà ở trong tự có
diệu âm, riêng sáng, độc chiếu.
Thiền sư Cổ
Linh Thần Tán [(1)] nhắc lại:
Linh quang riêng chiếu,Vượt khỏi
căn trần,Bày thể
thường chân,Chẳng kẹt
văn tự.Đấy là lúc rõ được
pháp không vậy.Tiết này lấy Bồ-tát Hoa Đức làm hợp cơ, mà được
Pháp Hoa Tam-muội. Nói Hoa, đó là
tri kiến. Còn Đức là
diệu thể của các đức đầy đủ trong
bản tánh.
Tóm lại, nói Hoa Đức là nhằm
tiêu biểu cho tánh tự nghe tánh, tâm tự biết tâm, cũng chính là nghĩa
minh tâm kiến tánh vậy.
Nói
Pháp Hoa Tam-muội. Pháp tức là Diệu tánh
chân như saün có. Hoa tức tánh ấy đủ Diệu năng
Tri kiến thanh tịnh. Tam-muội hoặc bảo là tam-ma-đề, đây nói rằng
chánh thọ, cũng gọi rằng
chánh định. Lại gọi là
định tuệ đẳng trì, tức là nghĩa chánh quán vậy. Đây nói rõ, chính được
đại định sẵn có
tri kiến chân như, cũng là phá lớp
vọng tưởng hư minh của
thọ ấm thứ hai.
Kệ rằng:
Đảnh Phật
thần quang tịch chiếu thông,
Diệu Âm Bồ-tát
hiện thân dung,
Rộng phô tam-muội nêu
tri kiến,
Bày hiện
Nhất thừa, rõ
đạo tông,
Thể dụng về như, nghe tức tiếng,
Căn trần rốt ráo, sắc mà không,
Chương này mượn huyễn bày
chân tế,
Giáo thể từ nghe vào thật dòng.
Phật kế
thần quang tịch chiếu không,
Diệu Âm Bồ-tát
hiện thân dung,
Quảng tuyên tam-muội chương
tri kiến,
Trợ hiển
Nhất thừa thị đạo tông,
Thể dụng qui như thinh tức thính,
Căn trần cứu cánh sắc nhi không,
Thử chương tá huyễn minh
chân tế,
Giáo thể tùng văn nhập thật trung.
[(1)] Bài thơ này của
Tổ Bá Trượng.
PHẨM QUÁN THẾ ÂM BỔ TÁT PHỒ MÔN
Phẩm Phổ Môn là tánh
quán tự tại, ứng khắp quần cơ. Đây chính nói rõ
phương pháp chóng ngộ của thiền-na, để tự thấy tâm thể
xưa nay trong sạch của chính mình. Bởi nhiếp trong phẩm
Diệu Âm trước, dù đã cùng lìa động tịnh các thinh trần bị nghe, song vẫn còn
chấp có tánh nghe hay nghe, chưa
đạt được bản tâm, thể
tịch diệt xưa nay là
chân như. Đến đây, mới vừa tạn mặt, mới biết tâm thể vốn hư linh.
Ứng hiện phổ môn,
tùy thời phó cảm,
cứu khổ độ sanh, ứng vật
hiện hình, như trăng đáy nước, chẳng cuộc nhĩ môn, nên nói là
Phổ Môn. Đây cũng nhằm bày tỏ đã nhận được
Phật tuệ chân không,
ứng hiện tự tại là khi chóng rõ
không không vậy.Lại phẩm
Diệu Âm ở trước, cũng có ba mươi hai ứng, đồng như
phẩm Phổ Môn này, mà chẳng nói
tự tại, là cớ sao ?Đây là chỗ
cơ yếu trong cửa huyền, rất khó xét lường. Bởi nhân tiếng mà thành nghe, nhân nghe mà thành tiếng. Song tiếng, nghe cùng
quán sát thì một lúc đồng hiện, cho nên
ứng dụng cũng đỗng dấu vết kia. Nhưng, trong kinh
Diệu Âm có tướng đến đi, còn
Quán Âm là nói nghiệp
tự tại, vì
Diệu Âm tức là tánh hay nghe. Do lúc có âm thinh, thì tánh hay nghe mới bày ra, lúc không âm thinh thì tánh hay nghe tự
lặng lẽ. Đó là chỗ mà
Diệu Âm có dấu vết đến đi,
tiêu biểu cho tánh hay nghe theo cái có không,
sanh diệt của tướng âm thinh. Khác nào những hình bóng
không thật trong gương kia. Lại, như hành khách tạm dừng rồi đi, nên chẳng
tự tại.
Nói
Quán Âm là nghiệp
tự tại. Nghiệp chính là
bản tâm, là chủ nhân ông.
Tự tại tức là
bản tâm linh tri, cũng là chủ nhân ông. Bởi nghe có nghe không, tự là thinh trần hoặc có hoặc không, mà linh tri biết có biết không đó,
chân quán thường
tự tại. Thế thì, không tiếng đã không diệt, có tiếng cũng chẳng sanh, tức chẳng sanh chẳng diệt, không đến không đi, và chẳng phải có chẳng phải không, chẳng phải động chẳng phải tịnh, tất cả đều chẳng phải, đó là
chân quán tự tại. Lại, tức sanh tức diệt, tức đến tức đi... tất cả đều tức, đó là đại Bồ-tát.
Trong kinh có đoạn:Quán chân [(1)], quán
thanh tịnh [(2)],
Quán trí tuệ rộng lớn [(3)],Quán bi [(4)]và quán từ [(5)],Thường nguyện, thường
chiêm ngưỡng,Sáng
trong sạch không nhơ,Trời tuệ phá các tối,Hay dẹp vạ gió lửa,Sáng soi khắp
thế gian.Tiết văn này, chính là nêu rõ trí đại viên cảnh,
Phật tuệ chân không,
cảm ứng của
Quán Tự Tại, cũng đả phá lớp
vọng tưởng dung thông của
tưởng ấm thứ ba vậy.
Nên biết rằng,
phẩm Phổ Môn này, cùng với
kinh Lăng Nghiêm chỗ đức
Quán Thế Âm nói về
nhĩ căn viên thông, từ
Văn Tư Tu vào Tam-ma-địa là đồng một ý, chỉ khác nhau ở chỗ kín và bày đó thôi.
Kệ rằng:
Quan san trải khắp thẳng về nhà,
Chẳng biết đường xưa mấy dặm xa,
Gót dẫm
Phổ Môn riêng tiến bước,
Quán chân
tự tại, tát-bà-ha,
Tùy cơ ứng hiện tìm tiếng cảm,
Chẳng bỏ
từ bi độ
khổ hà,
Thanh tịnh quán soi, đây
tuệ nhật [(1)],
Sáng trùm vạn tượng khắp sum la.
Quan san lịch tận đáo ngô gia,
Bất thức tùng lai lộ kỷ đa,
Cước đạp
phổ Môn đơn
trực nhập,
Đế quán tự tại, tát-bà-ha,
Tùy cơ ứng hiện tầm thinh cảm,
Bất xả
từ bi độ
khổ hà,
Thanh tịnh quán, quán
tư tuệ nhật,
Viên minh vạn tượng hiển sum la.
[(1)]Quán chân: Dùng
chân trí soi tỏ
chân lý.
[(2)]Quán
thanh tịnh: Rõ thấu
pháp tánh thanh tịnh.
[(3)]
Quán trí tuệ rộng lớn:
Trí tuệ rộng lớn suốt thấu tất cả pháp.
[(4)]) Quán bi:
Khởi tâm đại bi vô biên, luôn xét nỗi khổ của mọi loài để cứu vớt chúng.
[(5)]Quán từ:
Vận tâm đại từ vô lượng, thường xem mọi loài
ưa thích những gì để ban bố niềm vui cho chúng.
[(1)]
Tuệ nhật: Trời tuệ.
Trí tuệ của chư Phật và hàng Bồ-tát. Cũng như ánh sáng
mặt trời hay chiếu dẹp
tối tăm thế gian,
trí tuệ của chư Phật và Bồ-tát chiếu khắp
pháp giới, phá tan mây
mê lầm của
chúng sanh. Trong
kinh Vô Lượng Thọ có câu:
Tuệ nhật lãng
thế gian,
Tiêu trừ sanh tử vân.
Tóm lại,
hành giả khi
đạt được pháp thể không hai,
chân trí chân lý hiện bày. Bấy giờ sức
trí tuệ rộng khắp,
lòng từ bi vô hạn và khởi
phương tiện lợi lạc chúng sanh.
PHẨM ĐÀ-LA-NI
Phẩm Đà-la-ni, đây gọi là
Tổng trì. Nghĩa là tổng nhiếp tất cả pháp, và
thọ trì tất cả nghĩa. Do vì người
tu hành đã thấy được tâm thể
xưa nay trong sạch của mình rồi.
Phải biết rằng, tâm này vốn đầy đủ
hằng sa công đức, và
vô lượng pháp môn cũng đều nương nơi tâm này mà diễn xuất. Người nhận đây
tu hành, thì sáu độ muôn hạnh thảy đều trọn đủ. Lại,
thọ trì mật ngữ,
thần lực thầm giúp, có thể mau
chứng quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Nhưng,
thọ trì đà-la-ni, là
biểu lộ tâm này vốn không
phân biệt, chẳng thể suy lường, không cho nghĩ nghị,
cho đến lìa tất cả tướng
ngôn ngữ,
văn tự,
nghĩa lý...
Kinh
Kim Cương nói: “Phàm những gì có tướng đều là hư vọng” chỉ linh linh, lặng lặng,
sừng sững chẳng đổi. Thế nên
ý nghĩa trong
thần chú, không thể
diễn giải, chỉ tin nhận và
thọ trì, thần công chẳng thể trắc nghiệm nổi. Và đây cũng nhằm đả phá lớp
vọng tưởng u ẩn của
hành ấm thứ tư vậy.
Nên biết, tiết này cùng với
kinh Lăng Nghiêm, đoạn nói về
ba cõi, bảy thú, mười hai loài sanh, tất cả cõi nước
hữu vi gồm về trong một tâm này mà sanh. Nếu khi đắc ngộ, thì
ba cõi, bảy thú v.v... đều là
mộng huyễn, đều do
vọng tưởng khởi lên, vốn chẳng có thật.Giờ đây,
thọ trì đà-la-ni, lòng không
phân biệt, chẳng khởi
vọng tưởng. Thế thì, hội vọng
qui chân, chân vốn lặng sáng. Khi đó chẳng còn thấy có tướng
ba cõi, bảy thú, cùng tất cả
hữu vi nữa.
Vì thế chư Phật và Bồ-tát cùng
chư thiên,
quỉ thần,
đồng thanh nói đà-la-ni, cũng là để
chứng tỏ tổng qui ở một tâm này thôi.
Tổ sư Vĩnh Gia nói:Chóng biết rõ, thiền
Như Lai,Sáu độ, muôn hạnh thể tròn bày,Trong mộng,
rõ ràng có sáu thú,Thức rồi,
không không, chẳng
đại thiên.Nói trong mộng,
tức chỉ cho trong
vô minh vọng tưởng thấy có các
cảnh giới vậy.
Kệ rằng:
Tiếng Phạn tên gọi đà-la-ni [(1)],
Phương này dịch lại ấy
tổng trì,
Đọc tụng cần rành
viên đốn chỉ,
Thọ trì nên rõ tín diệu tri,
Thần thông tợ biển văn linh tỏ,
Trí tuệ dường non
mật ngữ ghi,
Trong tánh
tịch diệt không một vật,
Xưa nay một vật tột thi vi.
Đà-la-ni giả
Phạm thiên ngôn,
Thử tắc phiên vi
tổng trì môn,
Độc tụng tu
tri viên đốn chỉ,
Thọ trì đương tín diệu chân tồn,
Linh văn cụ túc thần thông hải,
Mật ngữ bao hàm
trí tuệ sơn,
Tịch diệt tánh trung
vô nhất vật,
Bản lai nhất vật độc xưng tôn.
[(1)] Đà-la-ni là tiếng Phạn, người Trung Hoa dịch là
Tổng trì. Vị nào chứng được môn
Văn trì đà-la-ni thì nghe
giáo pháp đều có thể hiểu nhớ tất cả.