- Lời Người Dịch
- Lời Dẫn Tựa Pháp Hoa Đề Cương
- Tựa Tổng Chỉ Đề Cương Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
- Tổng Chỉ Đề Cương Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
- Tổng Nêu Pháp Dụ Và Đề Mục Của Kinh
- Tổng Nêu Nhân Do Tôn Chỉ Khai Thị Ngộ Nhập
- Nêu Rõ Diệu Lý Theo Mỗi Phẩm Trong Kinh Phân Giải
- Phẩm Phương Tiện, Thí Dụ, Tín Giải Và Thọ Ký
- Phẩm Dược Thảo Dụ Và Hoá Thành Dụ
- Phẩm Ngũ Bá Đệ Tử Thọ Ký, Thọ Học Vô Học Nhân Ký Và Phẩm Pháp Sư
- Phẩm Hiện Bảo Tháp
- Phẩm Đề Bà Đạt Đa
- Phẩm Trì, Phẩm An Lạc Hạnh, Phẩm Tùng Địa Dũng Xuất
- Phẩm Như Lai Thọ Lượng, Phẩm Phân Biệt Công Đức, Tuỳ Hỷ Công Đức Và Pháp Sư Công Đức
- Phẩm Thường Bất Khinh Bồ Tát, Phẩm Như Lai Thần Lực Và Phẩm Chúc Lụy Và Phẩm Dược Vương Bồ Tát Bản Sự
- Phẩm Diệu Âm Bồ Tát, Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn, Phẩm Đà La Ni
- Phẩm Diệu Trang Nghiêm Vương Bản Sự, Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát
- Bạt Dẫn Đề Mục Đàu Kinh
- Chỉ Thẳng Diệu Nghĩa Của 14 Chữ Toát Yếu
PHÁP HOA ĐỀ CƯƠNG
Hòa Thượng Thanh Đàm
Chùa Bích Động, Ninh Bình 1820
Việt Dịch: Thích Nhật Quang - Tu Viện Chân Không 1973
BẠT DẪN ĐỀ MỤC ĐẦU KINH
Năm chữ
Diệu Pháp Liên Hoa kinh rất là
sâu xa kín đáo. Văn khí mạnh mẽ của
toàn bộ đều gồm chứa trong đó. Áo chỉ của một kinh, cũng gói trọn trong đó.
Cho đến nguồn chân biển nghĩa của các kinh, cũng đều chung về nơi đây và đạo lớn thiên tánh của các sách, cả thảy hội qui trong đấy. Nêu đề mà lý đã khắp, mở mục mà tâm rạng ngời.
Lớn thay,
kinh Diệu Pháp Liên Hoa ! Chẳng thể
suy nghĩ,
luận bàn mà được.Nay tôi tự
gạn lọc tâm tư giải trắng ra, để làm
pháp thí. Nguyện đem
lợi ích cho
đời sau, đồng vào
tri kiến Nhất thừa vậy.Diệu
tức chỉ cho tâm
trong sạch xưa nay. Tâm này từ
vô thủy đến giờ
tùy duyên bất biến,
bất biến tùy duyên. Ở thánh chẳng thêm, nơi phàm chẳng bớt. Nhiễm mà chẳng nhơ, rửa mà chẳng sạch.
Lặng lẽ tròn đầy
pháp giới, ngất ngất khắp giáp
hư không. Tâm là
bản nguyên của chư Phật, tâm là
Phật tánh của
chúng sanh. Nguyên chẳng phải tướng mà tướng từ đó hiện. Vốn là
chân không mà không từ đó sanh. Như hạt châu ma-nitrong sạch, không có các sắc mà theo đó thành các sắc. Lại như biển giác
lặng lẽ tròn đầy, chiếu nơi
sáu trần mà chẳng nhận một trần. Là họa sư của thập ban
pháp giới, là
trí mẫu của tất cả
Như Lai.
Thế nên
kinh Hoa Nghiêm nói:
Nếu người muốn biết rõ,
Ba đời tất cả Phật,
Nên quán tánh
pháp giới,
Tất cả do tâm tạo.
Chỗ
rốt ráo của
tu hành, cũng chỉ xét tột tâm này mà thôi.
Hỏi:
Linh diệu của tâm này như thế, phải từ chỗ nào mà thấy được ?
Đáp: Phàm có nói năng,
biểu thị, đều chẳng thể được.
Kinh nói:
Thôi thôi chẳng cần nói,
Pháp ta diệu khó nghĩ,
Những người
tăng thượng mạn,
Nghe hẳn chẳng kính tin.
Nói thôi thôi tức là
bản thể bất động của tâm, chẳng cần nói, tức là rõ chẳng phải nói năng, chỗ có thể
biểu thị đến. Ta
tức chỉ bản tâm của tự mình. Pháp
tức chỉ ứng dụng của
tri kiến. Diệu tức là
linh diệu của tâm này sanh ra các pháp, mà tìm tướng nó chẳng thể được. Khó nghĩ tức
suy nghĩ cũng chẳng đến nơi.
Tổ sư bảo: “Cử tâm tức lầm, động niệm liền trái”.Nên nói: “Chẳng thể nghĩ, chẳng thể nghị, chẳng thể xứng, chẳng thể lường, chẳng thể nói...” cưỡng gọi là Diệu. Vì thế, mà bảo rằng Diệu khó nghĩ.
Tăng thượng mạn, tức trước tướng
chấp pháp, là bọn cỡi trâu tìm trâu, đem đèn tìm lửa, trên tuyết thêm sương, nên gọi là
tăng thượng mạn. Tức là tự khi mình, bảo rằng
linh diệu của tâm kia là của
Phật Tổ, chẳng phải ta có, nên hướng bên ngoài chạy tìm, gọi là
tăng thượng mạn.Nghe hẳn chẳng kính tin, là do đã tự khi mình, chẳng phải vật của ta, nên chẳng cần yêu giữ. Như chàng
cùng tử kia, đó là chẳng kính tin. Nếu hay tự
nhận ra trân báu trong nhà mình, thì không còn tự khi, cũng chẳng
nghèo đói mãi. Mỗi niệm mỗi niệm xoay trông lại
Diệu Quang, chẳng dùng
Cầu Danh đuổi theo
vọng thức, gọi là kính tin. Kính tin lại thêm kính tin, một vật Diệu
của báu trong nhà ta, nếu có thì
cùng lúc.
Thôi thôi chẳng cần nói !
Tụng
Diệu Diệu rằng:
Khôn hình khôn trạng cũng khôn danh,
Diệu tại trong đây một điểm linh,
Lặng lẽ thường soi suốt
pháp giới,
Xưa nay trong sạch, rạng chân tinh,
Do đấy sanh ra các
đức Phật,
Cũng lại, hình thành cả
chúng sanh,
Ôi thế !
Chúng sanh quên cha giác,
Cam làm
cùng tử chạy linh đinh.
Nan hình, nan trạng, diệc nan danh,
Diệu tại kỳ trung nhất điểm linh,
Thường tịch viên thông minh pháp giới,
Bản lai thanh tịnh oánh chân tinh,
Do tư năng xuất sanh chư Phật,
Diệc thị thành vi hữu
chúng sanh,
Thán nhĩ !
Chúng sanh mê giác phụ,
Cam vi
cùng tử tẩu
linh bình.
Pháp, tức tất cả pháp. Tất cả pháp là
ứng dụng của một
diệu tâm. Một
diệu tâm là
linh nguyên của tất cả pháp. Nói pháp tức là tâm, bảo tâm chính là pháp. Pháp là cái
tùy duyên của
Diệu hữu, chẳng nhiễm gọi là
Diệu pháp. Tâm là cái ứng vật của
chân không, ly trần chính nó là
chân tâm. Luận về
chân tâm thì đâu nhờ thi vi.
Nói
Diệu pháp thì chẳng ngại
tu chứng, nhưng
pháp môn tu chứng có đến
vô lượng, nên chọn môn nào gần gũi
thích hợp mà vào.Vả lại, pháp dù có
vô lượng, chẳng qua đều gồm vào ba pháp là: Căn pháp, Trần pháp và Thức pháp. Song ba pháp này, đều là cái bày hiện của
Diệu tâm. Nên nói: “Pháp
từ tâm mà khởi, tâm là nguồn các pháp”. Một niệm tối sơ
bộc phát, tự là vạn ban
biến hóa.
Triển chuyển lưu lãng, sanh diệtluân hồi.
Đến nay vẫn còn theo vọng quên chân, khác nào chàng Diễn Nhã[(1)] quên đầu nhận bóng. Nay, muốn mở bày để chóng ngộ nguồn tâm, trước phải rõ thức pháp là huyễn ảnh, trần pháp là hư hoa, đều chẳng có thể dùng làm chỗ tu nhân.
Hãy trực tiếp lấy căn pháp làm nhân gần cho
tu chứng. Bởi trần không có tự thể, nhân căn mà hiện. Như mắt bệnh thấy
hoa đốm giữa
hư không. Nên nói: “Trần là hư hoa, vốn không tự thể”.Thức không tự có, nhân trần mà sanh, như vật hiện bóng trong gương. Nên nói: “Thức là huyễn ảnh,
nguyên không tự có”.Thế thì, thức có
sanh diệt, trần có đến đi, cái
sanh diệt đến đi ấy, tức là pháp
vô thường. Chỉ có
căn tánh là thường
tự tại, nên
đức Phật chỉ
căn tánh này là diệu căn, căn pháp là
diệu pháp. Bởi căn pháp dù cũng do tâm
hiện ra, vẫn như ấn mắt
hiện ra mặt trăng thứ hai, song
mặt trăng thứ hai cùng
mặt trăng thứ
nhất không khác. Chỉ lúc ấn thì có, lúc biết thì không,
hoàn toàn đồng với
mặt trăng thứ nhất, chẳng phải có khác như bóng cùng ánh sáng. Nếu lúc đới vọng, thì
căn tánh là cái thứ hai của tâm.
Vô tướng linh tri là cái thứ nhất của tâm. Nhưng
căn tánh cùng với linh tri nguyên chẳng khác thể, chỉ lúc mê thì có, khi ngộ liền không,
hoàn toàn đồng với tâm
trong sạch xưa nay.
Vô tướng linh tri thể
chân thật, chẳng phải hư huyễn như trần thức
vô thường thay đổi kia. Thế nên
đức Phật chỉ thẳng căn tánh là nhân gần nhất của
tu chứng, khiến các
chúng sanh từ căn mà vào. Vào dòng,
trở lại đầu nguồn tự thấy tâm thể
xưa nay của mình vậy.
Hỏi: Tại sao chẳng
chỉ thẳng cái thứ nhất là tâm diệu
xưa nay, mà lại chỉ cái thứ hai là
căn tánh làm
nhân tu ?
Đáp: Tâm vốn không hình, cố nhiên là không thể chỉ. Trước đã chẳng nói rồi ư ? Phàm có nói năng
biểu thị đều chẳng thể được. Nhưng tâm tuy không hình mà tùy chỗ
ứng dụng của căn có dấu vết. Có dấu vết, thì có thể chỉ ra, khiến từ dấu vết của
ứng dụng, nhân ánh sáng mà tự thấy đầu nguồn tâm.
Hỏi: Dấu vết
hiện giờ ở đâu ?
Đáp: Tại trên
sáu trần cảnh, hiện dấu vết kia. Bởi nhân sắc mà hiện thấy, nhân tiếng mà bày tỏ nghe, thì
sáu trần là dấu vết
ứng dụng của sáu căn. Nay muốn được dấu vết của căn, chỉ ngay trên cảnh sắc thinh ấy thấy nghe là phải.Nên biết rằng, dụng của căn tức dụng của tâm, biết của căn tức biết của tâm. Nơi căn có sáu dụng, mà tâm thể vốn một linh minh.
Phật Phật chỉ
truyền pháp căn này, thầy thầy đồng trao
tâm tông ấy. Chỗ
đầu cơ khai thị của các kinh, từ đấy mà được
trí căn bản.
Truyền trì pháp ấn trải qua các đời, cũng lấy đây để phát
giác tâm ban đầu. Chỉ theo chỗ cạn sâu, mà có chứng mau chậm đó thôi.Lại cần biết, pháp này theo chỗ đặt tên, có
vô lượng sự sai khác, đều là pháp ấy mà tên không đồng. Lại
danh hiệu của chư Phật và
đề mục của các kinh, cũng đều là tên khác của
tâm pháp này thôi.
Hỏi: Tâm này truyền thọ thế nào ?
Đáp:
Đức Thế Tôn đưa cành hoa, ngài
Ca Diếp mỉm cười. Về sau, các Tổ
truyền trì, cơ đầu chẳng phải một. Người
ngộ tự biết vậy.
Hỏi: Làm sao
tu trì ?
Đáp: Dừng ! Dừng !Lại
Thiền sư Đạo Xuyên bảo:Tri âm tự có gió, tùng hòa;Gió mát, trăng trong, khoảng
bao la.Lại bảo:Ở
tâm đắc, ở tay ứng,Tuyết gió
trăng hoa,Trời cao, đất dày,Sáng sáng gà hướng canh năm gáy,Xuân lại nơi nơi hoa núi xinh.
Hỏi:
Rốt ráo là gì ?
Đáp:
Hòa thượng Phổ Hóa nói: “Tìm chỗ đi chẳng thể được”. Lại nguyện kệ trong
kinh Hoa Nghiêm nói:Lạy đấng
Hoa Nghiêm biển
chân tánh,Các thứ ánh sáng chiếu cùng khắp,Muôn hạnh
Phổ Hiền tùy
trang nghiêm,Tất cả
chân như pháp giới tạng.
Trân trọng !
Trân trọng !
Tụng Pháp Pháp rằng:
Số lượng
trần sa pháp có đây,Chẳng qua
căn trần thức dựng xây,Hư ảnh, huyễn duyên, luống
khởi diệt,
Chân tri,
chánh kiến lặng tròn đầy,Trong đây phát giác tìm thầy dẫn [(1)],Trên lộ
quay về, hội Phật ngay,Ví muốn chóng lên chân
bảo sở,Đường
đi trước mắt, chớ
dông dài.
Trần sa số lượng pháp tuy đa,Bất quá căn, trần, thức dã ma,Hư ảnh, huyễn duyên đồ
khởi diệt,
Chân tri chánh kiến trạm viên đà,Cá trung phát giác tầm
sư đạo,Đạo thượng toàn nguyên
nhập Phật gia,Nhược dục tốc đăng chân
bảo sở,Mục
tiền tiến lộ mạc tha đà. Liên, lấy đây để
tỷ dụ cho hai chữ
Diệu pháp nói trên.Bởi vì
hoa sen sanh trong bùn, mà chẳng nhiễm mùi bùn, nổi trên nước, mà chẳng thấm chút nước, tánh thuần dương vậy. Hoa trái
cùng lúc, không có trước sau. Dụ cho tâm ở trong
trần lao mà chẳng
dơ bẩn, tại
phiền não mà chẳng
bối rối.
Xưa nay trong sạch, chẳng phải cái sạch sẽ của rửa hết nhơ.
Xưa nay thường lặng, chẳng phải cái
lặng lẽ của loạn được định.
Xưa nay toàn sáng, chẳng phải cái
sáng suốt của
mặt trời,
mặt trăng cùng
ánh đèn. Là riêng sáng thuần khắp, là diệu tánh
tịch chiếu thường quang vậy.
Tâm cảnh hỗ dụng, có không
phân biệt.Tụng Liên Liên rằng:Sen xanh, ngó trắng, cọng vươn ra,Chẳng nhiễm bùn nhơ, vượt
thủy ba,Lá lá nở tròn, màu xanh biếc,Cành cành đứng thẳng, khắp sum la,Tuy ở cảnh âm, thuần dương tánh,Dù trong bùn đọng, chẳng ướt mà,
Thí dụ,
đạo tâm trong thế đấy,Tâm này
làm Phật, chính là ta.
Thanh liên bạch ngẫu dũng hành đa,
Bất nhiễm ô nê xuất
thủy ba,Chúng diệp viên khai đồng bích lục,Quần căn trực thụ biến sum la,Tuy cư
âm cảnh thuần dương tánh,Cố tại nê trung bất thấp da,
Thí dụ đạo tâm thanh nhược thị,Thử tâm
tác Phật, bản phi tha. Hoa là nở ra
tỏ rõ, người người cùng thấy, mỗi mỗi cùng biết. Thấy biết tròn sáng, là nghĩa hoa nở.Nên biết, hoa tức sen, mà sen tức hoa. Lại phải rõ, thấy biết tức là tâm, mà tâm tức là thấy biết. Nhưng tâm lúc chẳng động, thấy biết chẳng sanh, há không thấy biết. Dụ cho sen lúc chưa hóa,
hoa sen chưa có đâu chẳng sanh hoa. Thế là sen gồm chứa hoa, như tâm gồm chứa thấy biết.
Hỏi: Thấy biết vốn đồng, thế nào gọi là thấy biết của
chúng sanh ? Sao gọi là thấy biết của Phật?
Đáp:
Kinh Lăng Nghiêm nói:Thấy biết chấp thấy biết,Chính là gốc
vô minh,Thấy biết không thấy biết,Đây tức là Niết-bàn.
Hỏi: Làm thế nào khai
Phật tri kiến, khiến được
trong sạch ?
Đáp:
Kinh Lăng Nghiêm nói:Cuồng tâm tự hết,Hết tức Bồ-đề,Chỉ sạch
phàm tình,Không riêng thánh giải.Tụng Hoa Hoa rằng:Giữa bùn vọt hiện rất nhiều hoa,Hoa ấy là sen chẳng khác mà,Cội gốc chẳng nhơ, như bùn nước,Tùy cành mà hiện, bạch hồng hoa,Lúc nở thơm xa, người hay biết,Trong búp nhân tròn tự lớn ra,Thật dụng cứu sanh, trừ các bệnh,
Hoa sen dụ thể diệu căn ta.Nê trung dũng hiện chúng đa hoa,Hoa nãi liên sanh phỉ thị tha,Như bản bất ô nê thủy loại,Tùy căn nhi hiện bạch hồng hà,Khai thời hương
viễn nhân tri kiến,Uẩn xứ nhân viên tự trường da,Thật dụng cứu sanh trừ chúng bệnh,
Liên hoa dụ nhược diệu căn gia.
Kinh là lối tắt, là
đường tắt vào đạo. Lại kinh là thường pháp, muôn đời chẳng đổi, cũng chính là
văn tự Bát-nhã.
Văn tự là
ghi khắc những
ngôn ngữ,
ngôn ngữ là sự máy động của lưỡi, lưỡi là mầm mống của tâm, tâm là cái
linh ứng của diệu. Một chữ diệu này, tôi
thật không thể giải bày, chỉ biết
văn tự trong kinh, là
diệu dụng của tâm thôi. Nên kinh nói: “Từ tơ, tức là sợi chỉ, hay xỏ thành một xâu làm nghĩa”.Nếu tâm là thể của
văn tự, thì
văn tự là dụng của tâm. Nhưng tâm thể tuy một, mà dụng của tâm khi
biến thành tướng của
văn tự thì
vô lượng, là
nhất ấn mà
ấn thành vô lượng. Nay muốn đem
vô lượng làm một, tức phải lấy một sợi chỉ mà xỏ suốt cả lại, hợp thành một xâu. Nói xâu, nghĩa là suốt khắp không gì chẳng khắp, không gì
chướng ngại. Lại xâu đó, tuy bảo rằng
văn tự Bát-nhã, mà xâu suốt cả
quán chiếu Bát-nhã [(]1), lý
diệu không hai.
Thế nên, kinh
Kim Cương nói: “Nếu chỗ nào có
kinh điển này, tức chỗ đó
hiện có Phật”. Nhưng kinh là do
kim khẩu đức Thích Tôn nói ra. Dù có
thánh nhân ba thừa, hàng
thiên long quỷ thần nói ra mà
Phật thừa nhận
hứa khả, mới được gọi là kinh.
Ngoài ra thì chẳng được.
Cẩn thận chớ nói ngang nói dọc,
phỏng đoán mê hoặc người, mà chuốc tội
vô gián.
Tụng Kinh Kinh,
văn tự Bát-nhã rằng:Toàn nhờ giấy mực chứa chân châu,Châu số rất nhiều
Đại tạng lưu,Lưu chép
văn chương thật
diệu pháp, Pháp còn
tông chỉ nguồn
đạo lưu,
Lưu thông sự lý trong khuôn nhiếp,Nhiếp lấy
ngôn thuyên, trọn gồm bao,Bao quát Thánh, phàm rành
thể dụng,Dụng thì kinh mục thấy tâm đầu.Toàn bằng chỉ mặc uẩn chân châu,Châu số
đa đa đại tạng lưu,Lưu ký
văn chương chân diệu pháp,Pháp tồn
tông chỉ đạo nguyên lưu,
Lưu thông sự lý qui trung nhiếp,
Nhiếp thủ ngôn thuyên nhất nội bao,Bao quát thánh phàm minh
thể dụng,Dụng thời kinh
mục kiến tâm đầu.Lại
tụng kinh quán chiếu Bát-nhã rằng:Đưa lên sợi chỉ xỏ
minh châu,Hợp nhiều về một chứa
bền lâu,Xuyên thẳng
trung tâm rồi
thoát khỏi,Suốt thông trong ấy khắp châu lưu,Một sợi đầu đuôi, đều tùy tiếp,Trước sau đầu mối, thảy gồm thâu,Uyển chuyển
liên hoàn,
thường chiếu dụng,
Xưa nay chẳng đổi, cái tâm đầu.Đề tương tuyến lộ quán
minh châu,Hiệp chúng đa
qui nhất nội lưu,Trực đạt không trung toàn thoát xuất,Xuyên thông
giá lý phổ châu lưu,Nhất điều thủ vỹ giai tùy tiếp,Thuần tự sơ chung đại tổng bao,Uyển chuyển
liên hoàn thường chiếu dụng,
Cổ kim bất dịch cá tâm đầu. PHỤ TỤNG
KHAI THỊ NGỘ NHẬP NHẤT PHẬT THỪA TRI KIẾN ĐẠO TRÍ TUỆ
TÔNG CHỈTrước nói bốn chữ: Khai, Thị, Ngộ, Nhập. Bốn chữ này là
Tông chỉ của
toàn bộ kinh.
KHAI, là phá vỡ màng
vô minh vọng tưởng thức tâm kia. Bởi
chúng sanh từ bao lâu rồi,
chấp nhận vô minh vọng tưởng thức tâm này làm tự thể của mình.
Niệm niệm vin theo
trần cảnh, bị
trần cảnh làm trở ngại không ít. Chẳng rõ
thức tâm này, là huyễn ảnh của
duyên trần. Nhân trần mới có, chẳng phải có saün lâu nay. Nên cũng gọi là tâm
phan duyên, tâm
vọng tưởng, tâm
vô minh, tâm
phiền não, tâm
phân biệt,
tâm trần lao, tâm
hữu vi, tâm
sanh diệt... bao nhiêu thứ
danh tự, cũng đều là tên khác của
thức tâm này thôi. Đã
chấp nhận những thứ này là tâm, tức trái mất diệu tánh của sáu căn, lâu nay
trong sạch, là
Phật tri kiến đạo. Thế ấy,
căn tánh còn mê, thì làm sao biết có diệutâm
vô tướng vô vi chân như thanh tịnh ?
Ví như mây che trăng sáng,
hoàn toàn không có ánh chói ra. Ánh sáng còn chẳng biết, đâu có thể biết được
mặt trăng ư ?Vì thế, trước cần phá bỏ màng
thức tâm vô minh vọng tưởng, bày ra
căn tánh. Như mây mở toang, thì ánh sáng chói tự
xuất hiện.Trong kinh, từ quyển đầu đến quyển 4, phẩm
Pháp sư thứ 10 là phần Khai.
THỊ, tức đã khai phá
vọng chấp kia rồi, bèn
chỉ thẳng cái
tri giác tròn sáng,
chính thật là diệu tánh trong căn, lâu nay
trong sạch, là
Phật tri kiến. Dụ như mây tan, ánh sáng hiện. Ánh sáng ấy, chính là sức chiếu soi của
mặt trăng vậy.
NGỘ, nghĩa là đã nhờ ơn được khai phá thức tình;
hiển thị căn tánh, khoát nhiên nhận được
tri kiến Phật, lâu nay
trong sạch.Nên biết rằng thị và ngộ
đồng thời, không có trước sau. Nhưng thị thuộc người nói, còn ngộ phải chính tự mình.Trong kinh, từ quyển 4 phẩm Hiện
Bảo Tháp, đến quyển 6, phẩm
Như Lai Thần Lực thứ 21 là phần Thị Ngộ.
NHẬP, là ngộ được
căn tánh, đã là
tri kiến Phật. Bèn khiến
trở lại tri kiến kia, từ căn mà vào, xoay về
quán bản thể của
tri kiến. Dụ như được ánh sáng, rồi
tìm thấy thể thật của
mặt trăng.Nói Nhập, nghĩa là
căn tánh kia, dù thấy biết là thường
lặng lẽ, nhưng từ lâu nay một bề hướng ngoại bôn tẩu rong ruổi nơi những
trần cảnh, theo vọng
lưu chuyển mà chẳng tự biết. Nay đã phát giác, tức bèn chóng rõ
vọng tình và
cảnh giới vọng trần. Nhổ lấy
tri kiến, xoay vào bản căn. Từ
con đường chánh giác mà
thâm nhập,
tìm thấy tâm
diệu chân như, lâu nay
trong sạch.
Do đó, kinh nói: “Nhập
Phật tri kiến đạo” vậy.Lại phải biết,
căn thức chẳng phải hai, chỉ tại trần thì gọi là thức.
Tri kiến gọi là
căn tánh. Như duỗi nắm tay thì thành bàn tay, mà co lại hẳn thành nắm tay, vốn chẳng phải hai thể.Trong kinh từ quyển 6, phẩm
Phó Chúc, đến quyển 7, phẩm
Diệu Trang Nghiêm Vương Bản sự thứ 27 là phần Nhập.Nên biết rằng ba phần Khai, Thị Ngộ và Nhập là phá vọng hiển chân đã xong. Nhưng vẫn là
tự lợi, chưa có thể
lợi tha, nên phẩm
Phổ Hiền Khuyến Phát là khuyên khiến
tích cực thực hành hạnh lớn
lợi tha, rộng độ tất cả
chúng sanh đồng
thành chánh giác, mới là chỗ
tu hành rốt ráo. Đấy cũng là
tông chỉ của toàn kinh vậy.
CÁC CHỮ PHỤ TỤNG, TỤNG 14 CHỮ TỒNG NHIẾP DIỆU NGHĨA, ĐỂ TIỆN NGOẠN ĐỌC.
KHAI Từ lâu chưa biết áo có châu,Chốn chốn theo duyên hướng ngoại cầu,May nhờ
thân hữu vạch áo chỉ,Tạn mặt
lưu ly mới lộ đầu.Tùng lai vi giác lý
y châu,Xứ xứ
tùy duyên hướng ngoại cầu,Hạnh mông
thân hữu tương y phá,Diện
thượng lưu ly xuất lộ đầu.
THỊ Vạch áo chỉ rồi thấy hạt châu,Từ nay gắng lấy chớ tìm cầu,Dùng báu ma-ni
như ý ấy,No cơm ấm áo thỏa tâm đầu.Tương chi phá liễu hiển kỳ châu,Nãi giáo tùng kim khả tức cầu,Dụng thử ma-ni
như ý châu,Sung y
túc thực mãn tâm đầu.
NGỘ Từ ngày thấy được
bản minh châu,Hớn hở lòng vui chẳng chạy
cầu,Tự tại thường gìn luôn sáng chiếu,
Trang nghiêm xinh đẹp ngã thân đầu.Tự tùng đắc biến
bản minh châu,Khánh hỷ vu trung bất biệt
cầu,Tự tại thường trì quan chúc chiếu,
Trang nghiêm tú lệ ngã thân đầu.
NHẬP Dù nay đã nhận tự
trân châu,Vẫn hận từ lâu rong ruổi cầu,Liền cầm châu ấy mà
phản chiếu,
Quay về bến giác đến nguồn đầu.Tuy kim dĩ
ngộ tự trân châu,Thả hận tiền chi thiệp viễn cầu,Tức bỉnh kỳ châu nhi
phản chiếu,Toàn qui
giác đạo chí nguyên đầu.
NHẤT Quên trần nhiếp thức vào đầu căn,Không hai không ba hợp một chân,Hiểu một tức ba, ba tức một,Một là
vô lượng ấn thành văn.Vong trần nhiếp thức nhập nguyên căn,
Vô nhị vô tam hợp
nhất chân,Hội
nhất tức tam
tam tức nhất,Nhất vi
vô lượng ấn thành văn.
PHẬT
Căn trần thức pháp vốn nguyên phi,Một ánh
linh quang hiện tức thì,Nhiếp có về không, không một vật,Ngời ngời tỏ rạng,
giác linh tri.Căn trần thức
pháp bản nguyên phi,Nhất diệu
linh quang hiện hữu chi,Nhiếp hữu qui vô
vô nhất vật,Thường đương độc lộ
giác linh tri.
THỪA Nương
căn bản tánh để
tu trì,Sáu dụng sáng tròn
tự giác tri,Chọn một viên thường
thông lợi nhất,Nhân đây vào thẳng đến vương kỳ.Y
căn bản tánh dĩ
tu trì,Lục dụng
viên minh tự giác tri,Tuyển
nhất viên thường
thông lợi giả,Thừa chi
trực nhập chí vương kỳ.
TRI Lẫn trong
trần thế, riêng thanh
kỳ,Diệu tợ
hoa sen, chẳng nhiễm chi,Nhả ngậm
mười phương,
viên giác chiếu,Thánh phàm đồng vậy, một
chân tri.Hỗn cư
trần thế biệt thanh
kỳ,Diệu nhược
liên hoa bất nhiễm ô,Hàm thổ thập hư
viên giác chiếu,Thánh phàm đồng thử
nhất chân tri.
KIẾN Trên cảnh
sáu trần chẳng từng ly,
Một thể đồng soi
chánh biến tri,Trần tướng đến đi không với có,Nương
quán tự tại hỏi rằng chi.
Lục trần cảnh thượng bất tằng ly,
Nhất thể đồng quán
chánh biến tri,
Trần duyên khứ lai
không hữu tướng,Y
quán tự tại vấn vân thùy.
ĐẠO Thẳng bằng
bình dị chánh
chân như,Lớn rộng
dung thông rực
thái hư,Một khi thấu suốt lên
giác địa,
Thánh hiền đâu chẳng vào đây ư ?Thản di
bình dị chánh
chân như,
Quảng đại dung thông thước
thái hư,Nhất đạt kỳ trung đăng
giác địa,
Thánh hiền hà mạc nhập do kỳ.
TRÍ Vừa biết cảnh trần tức toàn nguyên,Chẳng muội căn đầu trí chánh viên,Tròn lặng rỗng soi châu
tự tánh,
Xưa nay tri trí một
chân nguyên.Tài tri
trần cảnh tức toàn nguyên,
Bất muội căn đầu trí chánh viên,
Viên tịch đổng minh hoàn
tự tánh,
Bản lai tri trí
nhất chân nguyên.
TUỆ Từ căn phát hiện nghìn muôn ban,Bóng trần rành rẽ
biến chiếu quan,Rỗng suốt trong tướng là y đấy,
Hành nhân thôi biện
thức tâm an.Tùng căn phát hiện vạn thiên ban,Trần tượng chiêu chương
biến chiếu quan,Đổng triệt tướng
trung y giá cá,
Hành nhân hưu biện
thức tâm an.
TÔNG Không hình, khôn thể rõ
chân dung,Ví muốn tìm y, nên hỏi tung,
Tung tích chân văn, đâu chỗ đúng ?Biết rằng ấn hiện
sáu trần trung.Vô hình nan khả hiểu
chân dung,Nhược dục tầm chi khả vấn tung,
Tung tích chân văn hà xứ thị,Đương tri ấn hiện
lục trần trung.
CHỈ Xét khắp cảnh trần tìm
chân tông,Trên cảnh quán trần, tạp lẫn đồng,Khéo nói vì người, phân tích rõ,Rằng trần huyễn vọng, hiển quán tung.Biến quán
trần cảnh mích
chân tông,
Cảnh thượng quán trần tạp hỗn đồng,
Thiện đạo vi tha phân chỉ thác,
Ngôn trần huyễn vọng hiển quán tung.
[(1)]
Diễn Nhã Đạt Đa, người ở thành Thất La Phiệt (Sravacti-Xá Vệ). Một sớm anh
soi gương thấy đầu của mình hiện bóng trong gương, mắt mũi
xinh đẹp khả ái. Khi úp gương anh lại tự hỏi sao không thấy đầu... Từ đó, anh phát cuồng, ngỡ rằng mình không có đầu và rồi hốt hoảng chạy khắp thành phố. Nhân đấy, trong hội Lăng Nghiêm
đức Phật đem việc này ví cho những người chưa
nhận ra chân tâm của mình. Mảng
chạy theo thức tình
vọng tưởng lăng xăng bên ngoài. Một lúc nào đó, thức tình
vọng tưởng kia tự lặng, họ
cảm thấy mất mình, và lại chạy rong kiếm tìm không thôi. Đâu biết rằng, vọng vốn không nhân, đều từ
chân tâm diệu minh của mình dấy khởi. Một khi chiếu biết chính nó liền không, còn đâu chạy cuồng như chàng
Diễn Nhã Đạt Đa kia ư ?
[(1)] Thầy dẫn:
Tức chỉ cho vị
đại đạo sư hay chân
thiện tri thức. Người
sáng suốt rành rõ đường đi có thể hướng dẫn
mọi người từ ngả
chông gai nguy hiểm đến chỗ
giải thoát yên vui. Trong các
kinh điển Đại thừa của
Phật giáo, thường ví cho
đức Phật và các vị đại Bồ-tát mới làm nổi việc này.
[(]1) Bát-nhã chính là
đại giác viên
thường có ba đức:
1 -
Thật tướng Bát-nhã. Đấy là
lý thể của Bát-nhã.
Lý thể này, từ xưa tới giờ
mọi người đều saün đủ, nhưng phải
xa lìa tất cả những tướng
hư vọng bên ngoài kia, mới vào được
thật tánh của nó và
hiển lộ được
lý thể Bát-nhã này.
2 -
Quán chiếu Bát-nhã. Tức là dùng
thật trí quán chiếu lại
thật tướng.
3 -
Phương tiện Bát-nhã. Cũng chính là
văn tự Bát-nhã, là dùng
quyền trí để
phân biệt các pháp.
Nói rõ hơn, Bát-nhã là thứ
trí tuệ vượt ngoài
tham sân si, dứt hết các nghi lầm và tự mình
thông đạt một cách
minh liễu.
Gồm có ba thứ:
a -
Thật tướng Bát-nhã:
Trí tuệ cao tột, là cái linh tri
tự nhiên mỗi người có saün, còn mãi.
b -
Quán chiếu Bát-nhã:
Trí tuệ siêu xuất hay
quán sát chiếu liễu và
phân biệt các pháp.
Trí tuệ này nhờ
thiền định mà mở thông.
c -
Văn tự Bát-nhã: Tức là những
sự lý sáng suốt cao diệu chứa saün trong các
kinh điển Phật nói.