KINH ĐẠI BẢO TÍCH
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Xuất bản: Ban Văn Hóa Thành Hội TP. Hồ Chí Minh PL 2543 - DL 1999
XXIII
PHÁP HỘI
MA HA CA DIẾP
THỨ HAI MƯƠI BA
Hán dịch: Nguyên Nguỵ, Nước Ưu Thiền Ni, Vương Tử Nguyệt Bà Thủ Na
Việt dịch: Việt Nam, Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Như vậy tôi nghe một lúc
đức Phật ở vườn
Kỳ Thọ cấp Cô Độc nước
Xá Vệ cùng năm ngàn
đại Tỳ Kheo Tăng câu hội.
Đại Bồ Tát tám ngàn câu hội,
danh hiệu các Ngài là :
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát,
Quán thế Âm Bồ Tát,
Đại Thế Chí Bồ Tát, Đức Tạng
Bồ Tát,
Di Lặc Bồ Tát v.v…làm
thượng thủ.
Đức Thế Tôn cùng trăm ngàn
đại chúng cung kính vây quanh mà vì họ
thuyết pháp.
Bấy giờ
Tôn giả Ma Ha Ca Diếp ở trong
đại chúng rời chỗ
đứng dậy trịch y vai hữu gối hữu chấm đất
chắp tay cung kính bạch Phật : “Tôi có chút sự muốn hỏi, nếu
đức Thế Tôn cho phép tôi mới dám trình bầy”.
Đức Phật bảo
Tôn giả Ma Ha Ca Diếp : “Cho phép ông hỏi.
Đức Như Lai sẽ vì ông mà
phân biệt dứt lòng nghi cho ông được vui mừng”.
Tôn giả Ma Ha Ca Diếp bạch rằng : “Bạch
đức Thế Tôn ! Nếu có
thiện nam thiện nữ ở trong
Phật pháp xuất gia muốn cầu
Niết bàn thì phải học phải hành phải
tu quán thế nào ?”.
Đức Phật nói : “Lành thay
lành thay ! Nầy
Ca Diếp ! Nay ông có thể hỏi
Như Lai nghĩa như vậy sẽ làm cho tất cả
thế gian Trời Người được
ích lợi an lạc. Ông nên lắng nghe khéo
suy nghĩ hiểu biết, ta sẽ
giải thuyết cho”.
Tôn giả Ma Ha Ca Diếp bạch rằng : “Bạch
đức Thế Tôn ! Vâng tôi muốn được nghe”.
Đức Phật nói : “Nầy
Ca Diếp !
Thiện nam thiện nữ muốn cầu
Niết bàn mà
xuất gia trong
chánh pháp thì phải học
tịnh giới, đủ
luật nghi giới, đủ
chánh pháp giáo, nơi
thanh tịnh giới chẳng phạm lỗi nhỏ. Phải học
như vầy :
Tùy thuận chánh pháp, rời tâm
siểm khúc, xa rời
tham dục, đầy đủ
tàm quý, thường sợ
sanh tử thích cầu
xuất ly, nhàm lìa
sanh tử thường nhớ
Niết bàn.
Hoặc ở dưới cây trong núi hang đá hay tại
tịnh thất bắt đầu tu
chánh niệm, niệm
Như Lai,
Ứng Cúng,
Chánh Biến Tri,
Minh Hành Túc,
Thiện Thệ,
Thế Gian Giải,
Vô Thượng Sĩ,
Điều Ngự Trượng Phu,
Thiên Nhơn Sư, Phật,
Thế Tôn,
sanh khởi đầy đủ
chủng tánh, đầy đủ
thiện căn, đầy đủ
vô lượng tịnh giới,
vô lượng tam muội,
vô lượng trí huệ,
vô lượng giải thoát,
vô lượng giải thoát tri kiến, đầy đủ tất cả
vô biên Phật pháp bất tư nghị, đầy đủ
vô đẳng vô biên công đức, thiệt ngữ chơn ngữ
lời nói không hai chẳng phỉnh
chúng sanh, làm
đại y vương hay nhổ tên độc, làm bạn bất thỉnh đủ
từ bi lớn, làm
đại đạo sư nói pháp
thậm thâm cho họ nhập
thậm thâm, nói
pháp tịch diệt cho họ được
tịch diệt không vô tướng
vô nguyện, không có
hí luận rời các
hí luận,
thậm thâm khó thấy khó hiểu,
pháp tánh viễn ly rời hữu rời vô,
vô hành vô thuyết vô tướng bình đẳng, lìa cấu
thanh tịnh, không thủ không xả, hay diệt các khổ, hay dứt
khát ái khiến đến
Niết bàn.
Nầy
Ca Diếp ! Thầy
Tỳ Kheo hoặc một ngày hoặc hơn một ngày ở tại
tịnh thất tâm niệm Như Lai mà
suy nghĩ như vầy:
Tôi được thân người
xuất gia tu hành được pháp
Tỳ Kheo gần kề
Như Lai, tôi chẳng nên
giải đãi. Tại sao, vì tu
tịnh giới ấy sẽ được
đạo quả. Do
nhơn duyên ấy
đời sau nếu có Phật
xuất thế sẽ được thấy Phật. Chư Phật
xuất thế khó gặp như
hoa ưu đàm.
Nầy
Ca Diếp ! Thầy
Tỳ Kheo tu hành phải học theo chỗ
tu hành của
huệ mạng Tu Bồ Đề.
Nầy
Ca Diếp !
Đức Như Lai Ứng
Đẳng Chánh Giác khó được thấy được nghe. Ở trong
chánh pháp được
xuất gia đủ
giới Tỳ Kheo rất là
hi hữu.
Thiện nam thiện nữ ở trong
chánh pháp xuất gia là vì hai sự việc : một là để
đắc đạo quả
hiện tại, hai là để được thấy
vị lai Phật.
Nầy
Ca Diếp ! Có người
ngu si thọ đắp
ca sa mà chống trái
Như Lai tự cho rằng ta được
đạo quả thánh nhơn. Người ấy hoặc ở tại
hang núi hay ở
tịnh thất, tâm họ tham nhớ đến tất cả
thí chủ bố thí y bát cho mà nghĩ rằng Phật chẳng hay biết chẳng thấy
tâm niệm và hành động của họ.
Nầy
Ca Diếp ! Thầy
Tỳ Kheo hoặc ở
tịnh thất hay ở
hang núi, hoặc đi hoặc ngồi hoặc nằm, hoặc nghĩ nhớ
tham dục hay
sân hận và các thứ
quan niệm ác chẳng lành, tùy họ ở chỗ nào, nơi ấy chư Thần biết
tâm hành của
Tỳ Kheo nên lòng sanh sầu ưu mà nghĩ rằng : Các
Tỳ Kheo này
phi pháp phi nghi, họ
xuất gia trong
chánh pháp mà
nghĩ tưởng sự
bất thiện như vậy. Vì biết như vậy nên đối với chư
Tỳ Kheo ấy, chư Thần đều làm
phương tiện khiến chẳng
an ổn.
Nầy
Ca Diếp ! Chư Thần ấy do ít
thiện căn ít
trí huệ mà còn biết
tâm hành của các
Tỳ Kheo ấy, huống là
đức Như Lai trong trăm ngàn ức
vô số kiếp
tu hành đầy đủ
trí huệ.
Nầy
Ca Diếp !
Như Lai không chỗ nào chẳng biết, không chỗ nào chẳng thấy, không gì chẳng rõ, không gì chẳng
chứng nhập.
Nầy
Ca Diếp !
Như Lai đầy đủ
trí huệ vô ngại, với các pháp
tam thế đều biết rõ cả.
Vì thế nên
thiện nam thiện nữ xuất gia trong
chánh pháp phải
quan niệm như vầy:
Chư Phật Như Lai đều biết tâm tôi, chư
Phật hiện tại
mười phương trong
thế giới cũng đều biết tâm tôi, chớ ở trong
Phật pháp mà làm
Sa Môn tặc.
Nầy
Ca Diếp ! Sao gọi là
Sa Môn tặc ? Có bốn hạng
Sa Môn tặc :
Nếu có thầy
Tỳ Kheo pháp phục tề chỉnh hình giống
Sa Môn mà phá
cấm giới làm điều
bất thiện đây gọi là giặc
Sa Môn thứ nhứt.
Nếu thầy
Tỳ Kheo đêm tối trong tâm
suy nghĩ việc bất thiện thì gọi là giặc
Sa Môn thứ hai.
Nếu thầy
Tỳ Kheo chưa đắc
thánh quả tự biết là
phàm phu mà vì
danh lợi nên tự xưng đắc
thánh quả như nói tôi được
A La Hán v.v… thì gọi là giặc
Sa Môn thứ ba.
Nếu thầy
Tỳ Kheo khen mình chê người thì gọi là giặc
Sa Môn thứ tư.
Nầy
Ca Diếp !
Ví như có người đủ
thế lực lớn dùng binh khí giết hại cướp giựt tất cả
vàng bạc châu báu của tất cả
chúng sanh Diêm Phù đề, người nầy có
đắc tội lớn chăng ?
-Bạch
đức Thế Tôn ! Tội người ấy rất lớn.
-Nầy
Ca Diếp ! Nếu có
phàm phu tự biết chưa đắc
thánh quả mà vì
danh lợi tự xưng tôi được quả
Tu Đà Hoàn, người này nếu
thọ lãnh một
bữa ăn thì tội nhiều hơn trên”.
Tôn giả Ma Ha Ca Diếp bạch rằng : “Hi
hữu Thế Tôn !
Đức Như Lai nói
pháp luật ấy, ai đã được nghe mà còn dám tự xưng
đắc đạo trong khi chưa được
thánh quả để thọ một chung nước”.
Đức Phật nói : “Đúng như vậy, nầy
Ca Diếp ! Như lời ông nói. Nếu người muốn rời lìa
sanh tử phải siêng
tu hành như chữa đầu cháy.
Nầy
Ca Diếp !
Ví như có người
thế lực lớn dùng
khí giới cướp đoạt hết
của cải của tất cả
chúng sanh trong bốn châu
thiên hạ, người này
đắc tội nhiều chăng ?
-Bạch
đức Thế Tôn !
Đắc tội rất nhiều.
-Nầy
Ca Diếp ! Nếu có
phàm phu vì
danh lợi mà dối xưng tôi đã được quả
Tu Đà Hàm, người này
thọ lãnh một phần ăn mắc tội nhiều hơn kia.
Nầy
Ca Diếp !
Ví như có người
thế lực lớn cướp đoạt tất cả
của cải của tất cả
chúng sanh trong
Tiểu thiên thế giới, người nầy mắc tội nhiều chăng ?
-Bạch
đức Thế Tôn !
Đắc tội rất nhiều.
-Nầy
Ca Diếp ! Nếu có
phàm phu vì
danh lợi mà tự dối xưng đã được quả
A Na Hàm mà thọ một phần ăn mắc tội nhiều hơn kia.
Nầy
Ca Diếp !
Ví như có người
thế lực lớn cướp đoạt hết tài vật của tất cả
chúng sanh trong
Trung thiên thế giới thì người này mắc tội nhiều chăng ?
-Bạch
đức Thế Tôn !
Đắc tội rất nhiều.
Nầy
Ca Diếp ! Nếu có
phàm phu tự biết chưa được
thánh quả mà vì
danh lợi nên dối xưng đã được quả
A La Hán, người nầy thọ một phần ăn thì mắc tội nhiều hơn kia.
Nầy
Ca Diếp ! Thà cướp đoạt tài vật của tất cả
chúng sanh trong
tam thiên Đại thiên thế giới chớ chẳng nên dối tự xưng đã được
thánh quả để thọ đồ
tín thí cho đến một phần ăn.
Nầy
Ca Diếp !
Đức Phật quan sát trong
pháp Sa Môn không có tội trọng nào bằng dối xưng mình được
thánh quả.
Nầy
Ca Diếp ! Trong hàng
Thanh Văn có bốn
ác dục : Một là cầu thấy
vị lai Phật, hai là cầu làm
Chuyển Luân Thánh Vương, ba là nguyện sanh dòng Sát Lợi, bốn là nguyện sanh dòng
Bà La Môn. Nếu người
Thanh Văn mà có
sở cầu,
cho đến cầu
Niết bàn đều gọi là
ác dục. Đây gọi là thuyết
bí mật của
Như Lai.
Nầy
Ca Diếp ! Người
Thanh Văn có bốn
chủng tánh thì trong tất cả
thời gian tất cả sự việc đều chẳng nên làm: Một là
trước ngã, hai là trước nhơn, ba là
phạm giới, bốn là cầu
vị lai Phật pháp.
Nầy
Ca Diếp ! Nếu có
Sa Môn Bà La Môn trì
tịnh giới, Phật sẽ vì họ mà nói
Vô thượng Bồ đề, trọn không vì người
ác dục kia để nói. Vì khiến người
trì giới tâm chẳng
siểm khúc cầu
Niết bàn được
an ổn nên nói pháp
Vô thượng cho họ.
Nầy
Ca Diếp ! Nay Phật lại nói cho các người
tu hành nghe rồi
vui mừng.
Nếu có người đem tất cả đồ
cần dùng bố thí cho tất cả
chúng sanh trong
tứ thiên hạ mãn một kiếp hay dưới một kiếp. Lại có người đem một bình nước thí cho người
trì giới chánh mạng,
công đức của người này hơn người trên
vô lượng vô biên.
Nầy
Ca Diếp ! Kẻ
ác dục ấy nếu
thọ lãnh đồ
bố thí của người thì làm hại người hơn tất cả
ác hữu oán địch.
Nầy
Ca Diếp ! Người
xuất gia có
phiền não vi tế lại có bốn thứ. Người có đủ
phiền não ấy như mang
gánh nặng vào
địa ngục : Một là thấy người được
lợi ích sanh lòng tật đố, hai là nghe kinh nói
cấm giới rồi
trái lại hủy phạm, ba là trái phản lời Phật che tội chẳng hối cải, bốn là tự biết
phạm giới mà thọ của cúng thí.
Nầy
Ca Diếp ! Có bốn hạng tương tợ
Sa Môn : Một là
ác giới, hai là
ngã kiến, ba là
phỉ báng chánh pháp, bốn là
đoạn kiến.
Nầy
Ca Diếp ! Người
xuất gia có bốn thứ
phóng dật vào
địa ngục : Một là
đa văn phóng dật,
tự thị đa văn mà sanh
phóng dật, hai là
lợi dưỡng phóng dật, ba là
thân hữu phóng dật, cậy nương
thân hữu mà sanh
phóng dật, bốn là
đầu đà phóng dật,
tự thị đầu đà tự cao khi người”.
Tôn giả Ma Ha Ca Diếp bạch rằng : “Bạch
đức Thế Tôn ! Đời
mạt thế tương lai năm trăm năm sau có hạng tương tợ
Sa Môn thân mặc
ca sa mà hủy diệt
Vô thượng Bồ đề của
đức Như Lai tu hành chứa họp trong
vô lượng vô số kiếp”.
Đức Phật nói : “Nầy
Ca Diếp ! Ông chớ đem sự việc ấy hỏi Phật. Người
ngu si ấy thiệt có lỗi ác,
đức Như Lai chẳng vì họ nói. Bởi do
ác dục tâm họ
vọng chấp tà hạnh siểm khúc, tất cả
ma sự đều
tín thọ. Người
ngu si ấy thiệt có lỗi ác,
đức Như Lai chẳng vì họ nói”.
Tôn giả Ma Ha Ca Diếp bạch rằng : “Bạch
đức Thế Tôn ! Ngưỡng mong
Như Lai ở lâu nơi đời vì tôi mà thuyết pháp”.
Đức Phật nói : “Nầy
Ca Diếp ! Chẳng bao lâu
đức Như Lai sẽ
nhập Niết bàn.
-Bạch
đức Thế Tôn ! Ngưỡng mong
Như Lai trụ thế một kiếp hoặc dưới một kiếp
thủ hộ chánh pháp.
Nầy
Ca Diếp ! Người
ngu si ấy,
giả sử ngàn Phật
xuất thế dùng các thứ
thần thông thuyết pháp giáo hóa, họ cũng chẳng dứt được
ác dục.
Nầy
Ca Diếp ! Tương lai đời
mạt thế năm trăm năm sau có các
chúng sanh đầy đủ căn lành tâm họ
thanh tịnh hay
báo ơn Phật
thủ hộ chánh pháp”.
Tôn giả Ma Ha Ca Diếp bạch rằng : “Bạch
đức Thế Tôn ! Tôi thà chịu đầu đội bốn châu
thiên hạ tất cả
chúng sanh núi sông thành ấp
tụ lạc mãn một kiếp hoặc dưới một kiếp, chớ chẳng thể nghe tiếng
bất tín của người
ngu si ấy.
Bạch đức Thế Tôn ! Thà tôi chịu ngồi trên một hột mè mãn một kiếp hoặc dưới một kiếp chớ chẳng thể nghe tiếng
bất tín phá giới của kẻ
ngu si ấy.
-Bạch
đức Thế Tôn ! Thà tôi ngồi nằm đi đứng trong
đại kiếp hỏa mãn một kiếp hoặc dưới một kiếp, chớ chẳng thể nghe tiếng
phá giới bất tín của kẻ
ngu si ấy.
-Bạch
đức Thế Tôn ! Thà tôi chịu cho tất cả
chúng sanh mắng chửi đánh đập giết hại, chớ chẳng thể nghe tiếng
phá giới của người
ngu si trộm pháp đại tặc ấy.
Bạch đức Thế Tôn ! Tôi tu chút ít
công hạnh trí huệ cạn kém chẳng kham được
gánh nặng như vậy. Chỉ có
Bồ Tát gánh vác nổi
gánh nặng ấy.
Bạch đức Thế Tôn ! Nay tôi ở nơi đây muốn nói
thí dụ.
Ví như có người quá già tuổi trăm hai mươi, thân mang
bịnh nặng nằm liệt trên giường chẳng ngồi dậy được. Bấy giờ có một người giàu lớn nhiều của đem trân bửu đến gởi cho người già bịnh ấy mà dặn rằng : Tôi có
duyên sự phải đi xứ khác hoặc mười năm, hai mươi năm mới về, nay ký thác
châu báu này cho ông, chờ tôi
trở về sẽ
hoàn lại tôi. Người già bịnh ấy không con cháu chỉ có một thân mình. Lúc người kia chưa về ông ấy chết. Bao nhiêu tài vật ký thác đều mất cả. Khi người kia
trở về không biết đâu mà đòi tìm.
Bạch đức Thế Tôn ! Cũng vậy, người
Thanh Văn trí huệ cạn ít
tu hành rất kém lại không bạn lữ chẳng thể an trụ lâu
tại thế gian, nếu
giao phó chánh pháp thì sẽ tán diệt chẳng lâu”.
Đức Phật nói : “Lành thay
lành thay ! Nầy
Ca Diếp ! Ta đã biết rõ mà cố
giao phó cho ông, để cho người
ngu si kia được nghe việc nầy sẽ sanh lòng hối hận”.
Tôn giả Ma Ha Ca Diếp bạch rằng : “Bạch
đức Thế Tôn ! Nay tôi lại muốn nói dụ thứ hai.
Ví như có người thân
sức mạnh trẻ không bịnh tật
thọ mạng vô lượng trăm ngàn vạn tuổi sanh lòng lớn
giàu có giữ
tịnh giới tốt có
từ bi lớn lòng luôn
hoan hỉ hay
trừ phiền não cho tất cả
chúng sanh,
tâm chí dũng mãnh làm
lợi ích cho nhiều người khiến được
an lạc. Bấy giờ có người mang nhiều
châu báu đến giao mà bảo rằng : Tôi có sự duyên phải qua phương khác nay ký thác
số châu báu nầy nên
giữ gìn kỹ hoặc mười năm hoặc hai mươi năm chờ đến lúc tôi
trở về sẽ
hoàn lại tôi. Người ấy lãnh
châu báu cất giữ kỹ đến lúc người đi xa
trở về liền
hoàn lại đủ.
-Bạch
đức Thế Tôn ! Cũng vậy,
đại Bồ Tát nếu được
giao phó pháp bửu thì dầu đến
vô lượng ngàn ức
na do tha kiếp trọn chẳng hư mất,
lợi ích vô lượng vô biên chúng sanh chẳng dứt giống Phật, chẳng dứt
Pháp luân, Tăng bửu đầy đủ.
-Bạch
đức Thế Tôn ! Sự ấy tôi chẳng
gìn giữ được, chỉ có
Bồ Tát mới có thể kham nhận.
Nay có
Di Lặc đại Bồ Tát hiện diện tại
pháp hội này,
đức Như Lai giao phó cho Ngài đời
vị lai năm trăm năm sau lúc pháp sắp diệt đều có thể
thủ hộ và lưu diễn
rộng rãi pháp
Vô thượng Bồ đề mà
đức Phật đã chứa họp trong
vô lượng a tăng kỳ kiếp. Tại sao ? Vì
Di Lặc đại Bồ Tát này đời
đương lai sẽ
chứng Như Lai
Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Bạch đức Thế Tôn !
Ví như đệ nhứt thái tử của
Quốc Vương được
quán đảnh lên ngôi thi hành vương sự trị nước đúng pháp, các quần thần đều đến chầu.
Cũng vậy,
Di Lặc đại Bồ Tát ở ngôi
Pháp Vương thủ hộ chánh pháp”.
Đức Phật khen
Tôn giả Ma Ha Ca Diếp : “Lành thay
lành thay, đúng như lời
Ca Diếp nói”.
Đức Phật liền duỗi tay hữu
kim sắc chói ánh sáng
vi diệu được tập họp bởi những
thiện căn từ vô lượng a tăng kỳ kiếp, ngón và bàn tay Phật như
hoa sen rồi xoa đảnh đầu
Di Lặc đại Bồ Tát mà bảo rằng : “Nầy
Di Lặc ! Ta
phó chúc cho ông, năm trăm năm sau đời
vị lai lúc
chánh pháp diệt, ông phải
thủ hộ Phật Pháp Tăng bửu chớ để đoạn tuyệt”.
Lúc
đức Thế Tôn xoa đảnh
phó chúc cho
Di Lặc đại Bồ Tát, cả
Tam thiên Đại thiên thế giới chấn động sáu cách, ánh sáng chiếu khắp
Đại thiên thế giới.
Địa thiên,
hư không thiên cho đến trời Sắc Cứu Cánh đều
chắp tay bạch
Di Lặc Bồ Tát: “Đức
Như Lai đem
chánh pháp phó chúc cho
Thánh giả. Xin
Thánh giả vì lợi ích hàng Trời Người mà nhận lãnh
chánh pháp ấy”.
Di Lặc Bồ Tát rời chỗ trịch y vai hữu gối hữu chấm đất
chắp tay cung kính mà bạch rằng : “Bạch
đức Thế Tôn !
Vì lợi ích mỗi một
chúng sanh mà tôi còn cam thọ khổ trong
vô lượng kiếp, huống là nay
đức Thế Tôn đem
chánh pháp giao phó để
lợi ích cho hàng Trời Người tất cả
chúng sanh mà tôi lại chẳng nhận lãnh.
Bạch đức Thế Tôn ! Tôi xin
thọ trì,
trong đời vị lai tôi sẽ
diễn thuyết pháp
Vô thượng Bồ đề mà
đức Như Lai đã tập họp
từ vô lượng a tăng kỳ kiếp”.
Lúc
Di Lặc Bồ Tát bạch lời này, cả cõi
Đại thiên chấn động sáu cách.
Di Lặc Bồ Tát lại bạch rằng : “Bạch
đức Thế Tôn ! Đối với các
chúng sanh khác chẳng nên
sanh khởi tranh luận và
tăng thượng mạn. Tại sao, vì
sự nghiệp chánh của
Thế Tôn là
thủ hộ chánh pháp. Các hàng
Thanh Văn và
Bích Chi Phật chẳng mang vác nổi
gánh nặng của Bồ Tát”.
Đức Phật nói : “Lành thay
lành thay, nầy
Di Lặc ! Như nay ông đến trước
Phật tự nói
thọ trì chánh pháp Như Lai và
thủ hộ ở đời
vị lai, thuở
quá khứ trước
hằng hà sa chư Phật,
chư đại Bồ Tát cũng như vậy, cũng tự nói
thủ hộ chánh pháp”.
Di Lặc Bồ Tát bạch rằng :“Bạch
đức Thế Tôn ! Xin
đức Như Lai nói đời
vị lai hạng người
ngu si tự xưng
Bồ Tát tự xưng
Sa Môn, vì
danh lợi mà họ
não loạn thí chủ tri thức thân thuộc. Xin
đức Thế Tôn nói lỗi ác của họ, tôi được nghe rồi sẽ
tự nhiếp tâm hành. Hàng
ngu si ấy
nghe lời Phật nói hoặc họ sẽ tin hiểu rằng
đức Như Lai biết rõ tôi,
đức Như Lai cảnh giác tôi”.
Đức Phật nói : “Lành thay
lành thay, nầy
Di Lặc ! Ông nên lắng nghe khéo
suy nghĩ sẽ nói cho ông về lỗi của hạng người
ngu si kia. Đời
vị lai năm trăm năm sau có các
chúng sanh tự xưng
Bồ Tát, những
ác dục của họ nay ta lược nói.
Nầy
Di Lặc ! Người đủ bốn
pháp tự xưng
Bồ Tát : một là
cầu lợi dưỡng, hai là
cầu danh văn, ba là
siểm khúc và bốn là
tà mạng. Vì đủ bốn pháp nầy mà tự xưng
Bồ Tát.
Nầy
Di Lặc ! Đời
vị lai năm trăm năm sau, người tự xưng
Bồ Tát mà hành
cẩu pháp.
Ví như có con chó đến nhà người trước, thấy con chó đến sau liền giận ganh gầm gừ sủa cắn tự nghĩ đây là nhà ta. Người tự xưng
Bồ Tát cũng làm
cẩu pháp, họ đến nhà
thí chủ sanh
ý tưởng nhà mình rồi sanh
tham trước, thấy có
Tỳ Kheo đến sau thì giận ganh đấu tranh chê bai
nói xấu lẫn nhau, ngăn chia
thí chủ. Những hạng người nầy sanh lòng tật đố làm nhơn
ngạ quỉ, gây nhơn bần tiện, vì sự tự sống mà vọng xưng là
Bồ Tát, họ vì áo cơm mà
tán thán công đức trí huệ Như Lai khiến các
chúng sanh khác sanh lòng
tín ngưỡng, mà họ thì
phạm giới ác dục ác hành.
Nầy
Di Lặc ! Ông xem đời
vị lai có những sự bố úy lớn như vậy. Con thú
sư tử thì phải rống tiếng
sư tử làm việc
sư tử, chẳng phải kêu tiếng
dã can làm việc
dã can, với người thì
tán thán xả thí tất cả tài vật mà mình thì xan lẫn
tham lam, với người thì
tán thán từ bi thương mến mà mình thì
sân hận,
tán thán nhẫn nhục mà mình thì
thù oán chẳng nhịn,
tán thán tứ nhiếp mà mình chẳng thể làm bốn sự
bố thí ái ngữ lợi hành và
đồng sự, chỉ có nói suông mà mình chẳng thể học tập theo hạnh của Lạc
Tinh Tấn Bồ Tát.
Nầy
Di Lặc ! Thuở
quá khứ xưa
vô lượng vô biên bất khả xưng kế
bất khả tư nghì vô số kiếp, có
đức Phật hiệu Trí Thượng
Như Lai,
Ứng Cúng,
Chánh Biến Tri,
Minh Hành Túc,
Thiện Thệ,
Thế Gian Giải,
Vô Thượng Sĩ,
Điều Ngự Trượng Phu,
Thiên Nhơn Sư, Phật,
Thế Tôn.
Đức Phật ấy ra đời nhằm
ngũ trược ác thế. Bấy giờ có một
Bồ Tát Tỳ Kheo tên Lạc
Tinh Tấn đủ
niệm huệ thiểu dục tri túc thuận
Như Lai giáo.
Tỳ Kheo nầy thường đi các thôn ấp
thuyết pháp cho
mọi người, được
quốc vương đại thần và nhơn dân
tri thức tôn trọng cung kính. Lúc muốn vào thành ấp,
Tỳ Kheo ấy trước
quan sát nếu được
tôn trọng ái ngữ tán thán rồi sau mới vào. Về sau
Tỳ Kheo ấy lại đi đến xứ
tà kiến bất tín, nơi đây chẳng được thiện ngữ
cúng dường chỉ bị giận mắng đánh đập, nhưng
Tỳ Kheo ấy mặc giáp
nhẫn nhục an trụ
đại bi chẳng bỏ
chúng sanh chẳng hề giận hờn chẳng có
hối hận.
Nầy
Di Lặc ! Các
chúng sanh được Lạc
Tinh Tấn Bồ Tát giáo hóa đều vì chư
Tỳ Kheo mà làm
thí chủ dưng thí áo cơm thuốc thang
ngọa cụ.
Nầy
Di Lặc ! Ông xem Lạc
Tinh Tấn Bồ Tát có tâm
lợi ích chúng sanh thiểu dục tri túc đại bi quan sát những
tụ lạc thành ấp chỗ nào chẳng
khất thực được thì thôi, chẳng đến
giáo hóa người
tà kiến làm
đàn việt cho chư
Tỳ Kheo, chẳng
trở lại các nhà
tà kiến bất tín để
khuyến hóa cho họ
chánh tín, dầu bị giận mắng đánh đập cũng không giận hờn.
Nầy
Di Lặc ! Chư
Bồ Tát thuở
quá khứ vì
giáo hóa chúng sanh mà vào thôn ấp chớ chẳng vì tự nuôi sống.
Lạc
Tinh Tấn Bồ Tát thuở xưa ấy chính là thân ta. Vì thế nên các
Bồ Tát muốn vào thôn ấp để
giáo hóa chúng sanh phải học theo Lạc
Tinh Tấn Bồ Tát, lại phải học
công hạnh của
chư đại Bồ Tát. Chớ học làm
cẩu pháp.
Nầy
Di Lặc ! Đời
vị lai năm trăm năm sau có các
Tỳ Kheo vọng tự xưng
Bồ Tát, họ vào thôn ấp chẳng vì
giáo hóa chúng sanh mà chỉ vì áo cơm tài vật, họ
phỉ báng nhau, tự được lợi thì mừng, thấy người khác được lợi thì rầu lo
hờn giận, tự cầu chẳng được thì sầu lo, thấy người cầu chẳng được thì mừng rỡ. Họ
điên đảo như vậy.
Nầy
Di Lặc ! Theo pháp làm
Bồ Tát thì tất cả tài vật
sở hữu đều nên
xả thí cho tất cả
chúng sanh. Tại sao, vì do tâm
đại bi phát nguyện quảng đại làm cho các
chúng sanh đều được đầy đủ an vui vậy.
Nầy
Di Lặc !
Ví như ông
Trưởng giả chỉ có một con trai
dung mạo đoan chánh, kính thuận
cha mẹ,
Trưởng giả rất
thương yêu. Vì chút ít
duyên cớ mà con trai ấy bị nhốt tại lao ngục.
Trưởng giả hay tin đích thân vào lao ngục.
Nầy
Di Lặc !
Trưởng giả ấy vào ngục là vì sự chi ?
-Bạch
đức Thế Tôn ! Vì để thấy con trai và
tìm cách giải thoát cho con mà
Trưởng giả ấy vào ngục.
Nầy
Di Lặc ! Nơi lao ngục tức là
sanh tử,
Trưởng giả ấy là dụ các
đại Bồ Tát, con trai ấy là lệ cho
ý tưởng xem tất cả
chúng sanh như con một của chư
Bồ Tát.
Nầy
Di Lặc ! Như
Trưởng giả ấy vào lao ngục để thấy con và cứu nó, cũng vậy,
Bồ Tát vào
tụ lạc để
giáo hóa chúng sanh cho họ
được giải thoát chớ chẳng vì áo cơm.
Nầy
Di Lặc ! Đời
vị lai năm trăm năm sau có các
Tỳ Kheo chẳng
tu thân chẳng
tu tâm chẳng tu giới chẳng
tu huệ, họ vào các thôn ấp
tụ lạc cầm
hương hoa theo cho người làm tin để cầu áo cơm tài vật.
Nầy
Di Lặc ! Theo pháp
Tỳ Kheo chẳng nên làm sự hạ tiện như vậy.
Tỳ Kheo vào
tụ lạc phải vì
cầu pháp cầu
thiện tri thức, chớ có
siểm khúc chớ có
kiêu mạn, phải nói
pháp ngữ chớ nói
thế sự, chớ nói ruộng nhà vui khổ
đắc thất, việc vua quan, việc giặc cướp, việc thành ấp quân đội, việc
nam nữ cưới gả. Chỉ nên nói
chánh pháp, khen
công đức Phật, khen nói
chánh pháp, khen
công đức Phật, khen nói
chánh pháp, khen nói
Thánh Tăng, nói những
pháp bố thí trì giới nhẫn nhục tinh tấn thiền định trí huệ.
Nầy
Di Lặc ! Nếu
thiện nam thiện nữ đem trân bửu tài vật đầy cõi
Đại Thiên bố thí cho tất cả
chúng sanh nói một
bài kệ bốn câu
chánh pháp cho họ nghe hiểu thì được
phước đức nhiều hơn trên
vô lượng vô biên vô số lần.
Nầy
Di Lặc ! Ông xem
Tỳ Kheo ấy vào
tụ lạc được
lợi ích rất lớn.
Nầy
Di Lặc ! Khi
Tỳ Kheo vào thành ấp chớ xa rời
tán thán Tam bửu mà luận nói
thế sự. Tại sao, vì tất cả
châu báu tài vật
thế gian không làm cho người khỏi sanh già bịnh chết lo buồn
khổ não được. Chỉ có
chánh pháp là đem lại
lợi ích lớn làm cho người thoát rời sanh già bịnh chết lo buồn
khổ não.
Đây gọi là pháp
vi mật của Như Lai”.
Đức Phật nói kệ :
“Trong khắp cõi
Đại ThiênĐầy trân bửu tài vật
Đem
bố thí tất cả
Được
phước đức mỏng ít
Nói một kệ
chánh phápPhước đức này rất nhiều
Đồ dùng trong
tam giớiĐem cho hết một người
Chẳng bằng thí một kệ
Công đức này
tối thắngCông đức này hơn kia
Hay rời khổ
sanh tử.
Nầy
Di Lặc ! Nếu có
đại Bồ Tát đem trân bửu đầy
vô biên thế giới dâng cúng
chư Phật Như Lai, được
công đức không bằng
Bồ Tát dùng lòng
đại bi nói bốn câu kệ
chánh pháp cho một chúng sanh”.
Đức Thế Tôn nói
kệ tụng rằng :
“Đem trân bửu đầy khắp
Hằng hà sa thế giớiĐể dâng chư
Như LaiChẳng bằng một
pháp thíThí bửu phước dầu nhiều
Chẳng bằng một
pháp thíMột kệ phước còn thắng
Nhiều kệ phước
nan tư.
Nầy
Di Lặc ! Trong bàn tay hữu
Như Lai có
tia sáng tên Nhứt thiết
công đức trang nghiêm. Phật dùng
tia sáng ấy có thể làm đầy đủ tất cả những đồ vật
ưa thích cho tất cả
chúng sanh : cần ăn có ăn, cần uống có uống, cần áo có áo, cần xe có xe, cần
châu báu có
châu báu, tất cả vật
cần dùng đều có thể
ban cho.
Nầy
Di Lặc ! Tất cả
chúng sanh dầu được
thỏa mãn vui thích mà chẳng
giải thoát được
sanh tử. Vì thế nên
đức Như Lai chẳng ban đồ vật
ưa thích thế gian cho
chúng sanh, mà
Như Lai ban cho họ pháp bửu
xuất thế vô thượng, nghe theo pháp ấy họ
cứu cánh rời lìa khổ lụy. Do đó các ông nên học theo
vô thượng pháp thí của
Như Lai, chớ
trọng tài thí
thế gian vậy.
Nầy
Di Lặc ! Đời
vị lai năm trăm năm sau lúc
chánh pháp diệt, có các
Tỳ Kheo tự xưng
Bồ Tát mà thân làm
bất thiện, khẩu tạo
bất thiện, ý gây
bất thiện, thân phạm
cấm giới, khẩu phạm
cấm giới, ý phạm
cấm giới, đã tạo
nghiệp bất thiện nên không có quả
Sa Môn.
Nầy
Di Lặc ! Phật vì các
thiện nam thiện nữ phát tâm Bồ đề mà dạy
Bồ Tát thiện căn chẳng sa đọa vào
tam ác đạo và các chỗ nạn. Các
thiện nam thiện nữ phải
chuyên cần tinh tấn đầy lòng tàm quí thường sợ
sanh tử, luôn có lòng lo sợ những chỗ
thác sanh mà nghĩ rằng tôi làm thế nào cho các
chúng sanh lục đạo trong
ba cõi mau
được giải thoát sanh tử. Tại sao, vì
đại Bồ Tát phát nguyện hứa
cứu độ tất cả
chúng sanh lục đạo tam giới làm cho họ đều
được giải thoát. Kẻ chẳng
an ổn làm cho
an ổn, kẻ chưa
Niết bàn làm cho được
Niết bàn.
Nầy
Di Lặc ! Phật
quan sát tất cả
thế giới, là Trời, là Người, là Ma, là Phạm, là
Sa Môn, là
Bà La Môn, trong số ấy chẳng có một ai có thể mang vác
gánh nặng như vậy bằng chư
Bồ Tát.
Nầy
Di Lặc !
Ví như có người đầu đội
Tam thiên Đại thiên thế giới núi sông đất đá suốt một kiếp hay dưới một kiếp hoặc đến trăm ngàn kiếp, ý ông nghĩ sao, người ấy có
đại lực chăng ?
-Bạch
đức Thế Tôn ! Người ấy có sức rất lớn.
Nầy
Di Lặc ! Sức
tinh tấn của
đại Bồ Tát còn hơn người ấy rất nhiều.
Bồ Tát phát nguyện độ tất cả
chúng sanh cho được vui
Niết bàn.
Nầy
Di Lặc !
Ví như bao nhiêu
sự nghiệp của tất cả
chúng sanh trong
Tam thiên Đại thiên thế giới, có người
tức thời làm nên xong cả.
Sự nghiệp ấy có lớn chăng ?
-Bạch
đức Thế Tôn ! Rất lớn.
Nầy
Di Lặc !
Sự nghiệp của
Bồ Tát còn to lớn hơn nhiều.
Bồ Tát phát nguyện làm cho tất cả
chúng sanh được giải thoát.
Nầy
Di Lặc !
Ví như Trưởng giả chỉ có một con trai còn thơ bé
dung mạo đoan chánh
hiếu thuận cha mẹ.
Trưởng giả cùng con trai ấy và thê thiếp
quyến thuộc tài vật đều bị nhốt vào ngục vua.
Đại vương bảo
Trưởng giả : cách đây một trăm
do tuần có thành tên ấy, ngươi phải đi đến thành ấy nội bảy ngày, rồi nội bảy ngày phải về đến đây. Được như vậy ta sẽ thả ngươi cùng
vợ con quyến thuộc tài vật và
ban cho quan tước. Nếu quá bảy ngày ngươi từ thành ấy về chẳng đến đây ta sẽ giết ngươi và con trai một của ngươi, còn tài vật
quyến thuộc người sẽ nhập vào của quan.
Nầy
Di Lặc ! Ông nghĩ thế nào,
Trưởng giả ấy
gắng sức đi mau là vì yêu tự thân vì yêu con trai một hay là vì tiếc thê thiếp
quyến thuộc tài vật mà cố
cần khổ để về đến chỗ vua cho kịp
thời gian ?
-Bạch
đức Thế Tôn ! Như tôi hiểu nghĩa của Phật nói thì người ấy chẳng nhớ đến uống ăn ngủ nghỉ chỉ nhớ
đi mau. Tại sao? Vì người ấy tự tiếc
thân mạng mà
đi mau.
Nầy
Di Lặc ! Nếu tất cả
chúng sanh siêng tu
tinh tấn đều như người ấy, đem sự
tinh tấn chung ấy muốn so với sự
tinh tấn của
Bồ Tát thì trăm ngàn muôn ức phần chẳng bằng một,
cho đến vô số phần cũng chẳng bằng một.
Tại sao ? Vì
chúng sanh thuận dòng
sanh tử còn
Bồ Tát nghịch dòng
sanh tử khiến
chúng sanh an trụ nơi
Niết bàn bất động.
Nầy
Di Lặc !
Ví như có người
dũng mãnh đại lực hơn
lực sĩ trước, người nầy lấy hết nước
bốn đại hải và các sông đem về để vào ao
A nậu đạt, người này làm việc ấy có là
hi hữu chăng ?
-Bạch
đức Thế Tôn ! Rất
hi hữu.
Nầy
Di Lặc !
Bồ Tát tinh tấn làm việc khó rất
hi hữu còn hơn kia nhiều.
Bồ Tát dùng tâm
đại bi hóa độ tất cả
chúng sanh khiến an trụ
Vô thượng Bồ đề, việc đây là khó. Người
hay tin được
Phật Pháp và Tăng, việc đây là khó. Người
hay tin nghiệp quả thiện ác, việc đây là khó. Lúc
tham sân si phát khởi hay làm cho diệt đứt, việc đây là khó. Hay rời
thân thuộc phát tâm thiểu dục cầu
xuất gia đi đến bảy bước, việc đây là khó. Thân mặc
ca sa trong
chánh pháp chánh tín xuất gia rời lìa
lửa dục, việc đây là khó. Chẳng phạm
cấm giới, việc đây là khó. Hay rời
ồn ào tu hạnh
viễn ly, việc đây là khó. Tin các
pháp không, việc đây là khó. Ở trong
thâm pháp được
nhu thuận nhẫn, việc đây là khó. Chứng
ba môn giải thoát, việc đây là khó.
Chứng quả Tu Đà Hoàn đến quả
A La Hán, việc đây là khó. Tại sao ? Vì gọi là việc khó là ở trong
chánh pháp chánh tín xuất gia được quả
Sa Môn.
Nầy
Di Lặc ! Đời
vị lai năm trăm năm sau có các
chúng sanh phát tâm Bồ đề ở trong
chánh pháp xuất gia học đạo luống không chỗ được, họ bỏ
sự nghiệp Bồ Tát mà làm việc
phàm ngu.
Những gì là
sự nghiệp Bồ Tát ?
Nầy
Di Lặc !
Sự nghiệp Bồ Tát có hai mươi pháp, nếu
Bồ Tát chẳng
thành tựu hai mươi pháp ấy thì chẳng ngồi được nơi
đạo tràng. Đây là hai mươi pháp : Một là rời lòng xan lẫn, hai là tu
bố thí, ba rời
nhiệt não, bốn là tu
tịnh giới, năm là rời
sân hận, sáu là
tu nhẫn nhục, bảy là rời
giải đãi, tám là đại
tinh tấn, chín là rời
loạn tâm, mười là
niệm huệ tu
vô y định, mười một là tu
thậm thâm nhẫn, mười hai là đầy đủ
Bát Nhã Ba la mật, mười ba là
hành không hạnh, mười bốn là hành
vô tướng hạnh, mười lăm là hành
vô nguyện hạnh, mười sáu là thành
cảnh giới vô nguyện, mười bảy là chẳng bỏ tất cả
chúng sanh, mười tám là
tu hành đại bi, mười chín là chẳng nhớ tưởng
Nhị thừa Thanh Văn Duyên Giác, hai mươi là tâm thích
thành tựu Như Lai trí huệ.
Bồ Tát thành tựu hai mươi
công nghiệp này thì có thể ngồi
đạo tràng.
Nầy
Di Lặc !
Đại Bồ Tát lại có bốn thứ
tất định thệ : Một là thệ
tất định thành Phật chuyển pháp luân, hai là thệ làm cho
chúng sanh sanh tử được giải thoát, ba là thệ làm cho
vô lượng chúng sanh an trụ
Vô thượng Bồ đề, bốn là xả bỏ sự vui tự thân làm cho
chúng sanh được vui
vô lậu.
Nầy
Di Lặc !
Ví như hai người giỏi
y phương, giỏi
chú thuật, biết rành
độc dược, biết rành
cam lộ. Bấy giờ một người ở trong
đại chúng lấy
độc dược tự ăn để
hiện tướng hi hữu, ăn độc rồi
đau khổ chẳng an lại tìm
cam lộ chú thuật mong
trừ độc khí, nhưng tìm mãi chẳng được
cam lộ, bị
độc khí quá thạnh nên chết. Người thứ hai nói rằng tôi chẳng thể ăn được
độc dược, vì chẳng ăn
độc dược nên chẳng cần
cam lộ, chẳng muốn ở giữa chúng làm tướng
hi hữu để rồi thân phải
khổ não.
Nầy
Di Lặc ! Đời
vị lai năm trăm năm sau có các
Bồ Tát tại gia xuất gia nói rằng như chỗ tôi
thuyết pháp hay trừ được các tội, nói như vậy xong họ
trở lại tập họp
ác nghiệp rồi nói tôi lại
sám hối.
Phật bảo người ấy gọi là tử nhơn ở trong
chánh pháp. Sao gọi là tử, vì ở nơi
chánh pháp họ
đọa lạc như mất vậy.
Lại có
Bồ Tát tâm thanh tịnh nói rằng tôi chẳng
phạm tội chẳng cần
sám hối, tôi sẽ
sám hối tội nghiệp quá khứ và
vị lai, còn
hiện tại thì chẳng phạm. Cũng như người chẳng ăn
độc dược chẳng cần
cam lộ.
Nầy
Di Lặc ! Nói là
độc dược là ở trong
chánh pháp mà
phạm giới luật. Các ông chớ làm người ăn độc.
Nầy
Di Lặc ! Lại có bốn pháp khiến
Bồ Tát rời lìa
Nhứt thiết trí, còn lìa quả
Thanh Văn huống là
Nhứt thiết trí : Một là chẳng
biết ơn, hai là
siểm khúc, ba là
vọng ngữ, bốn là
phạm giới.
Lại có bốn pháp mà
Bồ Tát phải gấp xa rời quá trăm
do tuần: Một là
lợi dưỡng, hai là
ác hữu, ba là ác chúng, bốn là đồng tại một chỗ cợt cười hay
sân hận đấu tranh.
Bồ Tát chẳng nên có
ác tâm với các
Bồ Tát khác.
Nầy
Di Lặc ! Nếu có
Bồ Tát đánh mắng chặt chém tất cả
chúng sanh trong
Tam thiên Đại thiên thế giới,
Bồ Tát nầy có mắc tội nhiều chăng ?
-Bạch
đức Thế Tôn !
Bồ Tát đánh một
chúng sanh còn mắc tội nhiều huống là cả
chúng sanh trong
Đại thiên thế giới.
Bạch đức Thế Tôn ! Đối với
chúng sanh Bồ Tát chẳng nên
sanh khởi lòng sân hại.
Nầy
Di Lặc ! Tội ấy còn ít hơn
Bồ Tát sân hận với
Bồ Tát khác lại phải thối thất
Bồ đề nhiều kiếp.
Ví như trụ gỗ, nếu dùng cỏ hay đất thì chẳng chặt đứt được, phải dùng búa bén. Cũng vậy,
thiện căn của
Bồ Tát những tội khác không làm mất hết được, duy sanh lòng
sân hận với
Bồ Tát khác thì có thể dứt diệt các
thiện căn.
Vì thế nên học
cung kính, đối với hàng
Bồ Tát sơ phát tâm phải
tôn trọng xem họ như Phật”.
Di Lặc Bồ Tát bạch rằng : “Bạch
đức Thế Tôn ! Tôi phải
tu hành tôn trọng cung kính tất cả
chúng sanh huống là đối với
Bồ Tát. Tại sao, vì
Bồ Tát phải bỏ giận hại mà hành
nhẫn nhục, phải rời
siểm khúc mà hành
tâm thanh tịnh, phải xa rời
hữu vi mà hành
công hạnh vô thủ
vô ngã, phải chẳng quí
của báu mà trọng
pháp hạnh, nên chẳng cầu y thực mà
cầu pháp tài, phải rời tật đố khi thấy người giàu lớn nên
hoan hỉ tán trợ, chẳng phải vì
cầu danh mà làm
Sa Môn phải học
công đức của
Sa Môn, chẳng phải nói suông mà nên tu thiệt hạnh, bỏ
lợi dưỡng thiểu dục tri túc để cầu Phật
công đức, chẳng vì
lợi lộc mà vào
tụ lạc, chẳng vì áo cơm mà vào
tụ lạc làm sự
siểm khúc, phải làm
chánh hạnh tán thán bốn
thánh chủng, chẳng học theo tâm
phàm phu hạ liệt mà nên học Phật hạnh, chẳng ngó lỗi người chỉ nên tự
điều phục, tu
xa ma tha và tì bát xá na, rời sự ác nơi
ba nghiệp mà thường tu hạnh
thanh tịnh nơi
ba nghiệp, rời sự
phá giới nên học
Ba la đề mộc xoa, chẳng y tựa
Phật Pháp Tăng để tự nuôi sống, thường
tán thán công đức chơn thiệt của
Như Lai, chẳng vì cầu
bố thí mà vì cầu
chánh pháp, thường
tán thán chánh pháp tu tập đúng như
chánh pháp,
tán thán Thánh Tăng y tựa
bất thối Tăng chẳng y tựa
Tăng hữu vi
thế gian, chẳng cầu tất cả
vật dụng thế gian mà chỉ cầu
chánh pháp, chẳng cầu
thế sự mà chỉ
cầu pháp xuất thế, rời
siểm khúc hành
công hạnh chơn thiệt, chẳng thích ở mãi một chỗ mà phải như nai rừng chẳng ở một chỗ nhứt định, rời sự
vui sướng thế gian mà cầu
công đức của Phật, nên rời ngủ nghỉ đầu hôm cuối đêm
đọc tụng kinh điển, xa bỏ ồn náo
thường hành viễn ly, với các
công đức chẳng có
ý tưởng chán nhàm, cầu các
công đức lòng chẳng tạm thôi, phải rời
cẩu pháp mà làm
pháp sư tử hống, làm bạn
cứu cánh chẳng làm bạn giả tạm, bỏ thói
vô ơn mà thường làm việc
báo ơn, chẳng vì
tài lợi mà làm
thân hữu nên dùng
tịnh tâm mà làm
thân hữu, bỏ tâm
hư dối mà làm hạnh chơn thiệt, bỏ
pháp hạ liệt nên cầu
thành tựu chơn thân Phật, với chư
Như Lai nên phải
cung kính chẳng sanh
kiêu mạn, bỏ lời
lưỡng thiệt lòng miệng
trái nhau nên nói lời thành thiệt
vô nhị, chẳng làm
Bồ Tát mà lại
siểm khúc nên dùng
tịnh tâm thật hành
chỉ quán, bỏ tánh
ngã mạn nên phải
cung kính, rời
bất tịnh thực nên trì
tịnh giới, ăn dùng của người dâng thí, phải bỏ tà niệm mà
niệm pháp chư Phật, rời
kiến chấp ngã nhơn mà tu
không hạnh, rời vọng
giác quán mà tu
vô tướng hạnh, rời thân
siểm khúc mà tu hạnh
thanh tịnh nơi
ba nghiệp, chẳng
cầu tài lợi mà
diễn thuyết pháp, dùng tâm
đại bi mà thuyết
chánh pháp, chẳng vì tài vật mà làm
thân hữu mà vì pháp làm
thân hữu, chẳng vì
tự lợi mà vì
lợi tha khiến chẳng
tổn hại, hành hạnh
tịch tĩnh rời
siểm khúc, chẳng làm
siểm khúc mà mặc y
phấn tảo, tại sao, vì người đủ mười hai
hạnh đầu đà là người chẳng cầu tất cả
lợi dưỡng thế gian vậy”.
Đức Thế Tôn khen
Di Lặc Bồ Tát : “Lành thay,
lành thay, nầy
Di Lặc ! Ông cầu Phật
công đức lòng không chán đủ mà làm
sư tử hống. Ông đã trồng các
thiện căn nơi chư Phật
quá khứ nên nói được pháp ấy, nói được
công đức ấy”.
Lúc
Di Lặc đại Bồ Tát nói
pháp như vậy, trong chúng có năm trăm
Tỳ Kheo đứng dậy bỏ đi.
Tôn giả Ma Ha Ca Diếp hỏi chư
Tỳ Kheo ấy đương nghe
thuyết pháp chư
Tỳ Kheo muốn đi đâu ?
Chư
Tỳ Kheo ấy đáp rằng : “Bạch
Đại Đức Ca Diếp như
Di Lặc Bồ Tát nói pháp ấy rất sâu khó được.
Chúng tôi tự nghĩ chẳng tu được pháp ấy mà muốn về
hoàn tục. Tại sao, vì của
tín thí khó tiêu vậy”.
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát khen chư
Tỳ Kheo ấy : “Lành thay,
lành thay ! Nầy các
thiện nam tử đó là chỗ các ông nên làm. Nếu tự xét chẳng tiêu được của
tín thí thì nên một ngày
hoàn tục trăm lần, mà chẳng nên
phá giới rồi thọ người dâng thí”.
Văn Thù Sư Lợi bạch
đức Phật : “Bạch
đức Thế Tôn ! Những người nào nên thọ
tín thí ?”.
Đức Phật phán : “Nầy
Văn Thù ! Nếu là người
tu thiền giải thoát, Phật
cho phép người này thọ tín thí”.
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói với năm trăm
Tỳ Kheo ấy : “Nay các ông phải mau
tu hành, Phật ra đời khó gặp phải an trụ trong Phật pháp”.
Năm trăm
Tỳ Kheo ấy bạch rằng : “Bạch
Văn Thù Sư Lợi !
Chúng tôi phải
tu hành thế nào ?”.
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói : “Nầy chư
thiện nam tử ! Các ông nên
quán sát như vầy : không một pháp hiệp, không một pháp tan, không một pháp sanh, không một
pháp diệt, chẳng thọ một pháp, chẳng xả một pháp, chẳng tăng một pháp, chẳng giảm một pháp.
Tu hành như
vậy thì ở nơi các pháp
vô sở đắc, vì
vô sở đắc nên không có khứ, vì không khứ nên không có lai, vì không lai nên không có trụ. Đấy gọi là vô lai vô khứ
vô trụ vô bất trụ vậy”.
Lúc
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói pháp ấy, năm trăm
Tỳ Kheo ở trong các lậu, tâm
được giải thoát.
Tôn giả Ma Ha Ca Diếp bạch
đức Phật : “Bạch
đức Thế Tôn ! Đời
vị lai năm trăm năm sau những
Bồ Tát nào hành
siểm khúc ?”.
Đức Phật nói : “Nầy
Ca Diếp ! Có rất đông người hành
siểm khúc gần
ác hữu ít
đọc tụng kinh điển chỉ cầu y thực.
-Lành thay
đức Thế Tôn ! Xin
vì lợi ích cho nhiều người mà nói lỗi của
Bồ Tát siểm khúc chẳng siêng
tu hành ấy, khiến
Bồ Tát ấy nghe Phật nói lỗi ấy rồi
tự nhiếp tâm hành cho được
thanh tịnh.
Nầy
Ca Diếp ! Đời
vị lai năm trăm năm sau có các
Bồ Tát gần
ác hữu ít
đọc tụng kinh điển chỉ làm công việc
cúng dường Xá lợi, dùng
hương hoa anh lạc phan lọng đèn sáng
cúng dường tháp miếu thờ
Xá lợi của
Như Lai.
Nầy
Ca Diếp ! Phật vì người
tại gia vô trí khiến họ trồng căn lành mà nói
cúng dường Xá lợi. Các người ngu ấy chẳng
hiểu ý Phật mà chỉ làm công việc đó.
Nầy
Ca Diếp ! Phật ở trong chúng Trời Người thường nói pháp tu
xa ma tha và tì bát xá na để tự
điều phục,
trong đời sẽ có hàng
Bà La Môn cư sĩ chánh tín ưa thích cúng dường Xá lợi.
Nầy
Ca Diếp ! Các người ngu ấy bỏ việc
đọc tụng kinh điển tu thiền trí huệ mà chỉ
cúng dường Xá lợi để nuôi sống.
Nầy
Ca Diếp ! Nếu có
Bồ Tát đem
hương hoa đèn sáng đầy cõi
Đại Thiên chất cao đến
Phạm Thiên tim đèn như
núi Tu Di để
cúng dường Như Lai. Lại có
Bồ Tát tịnh tâm trì giới nơi
tôn sư học tập
thọ trì đọc tụng bốn câu kệ
tịnh tâm tu hành cho đến bảy bước được
công đức hơn trên
vô lượng vô biên.
Nầy
Ca Diếp ! Nếu có
Bồ Tát đem hoa hương đèn sáng đầy cõi
Đại Thiên ngày đêm sáu thời
cúng dường Như Lai suốt trăm ngàn năm. Lại có
Bồ Tát bỏ nơi ồn náo rất sợ
ba cõi vì lợi ích chúng sanh mà
phát tâm xu hướng nơi
tịch tĩnh cất chưn bẩy bước được
công đức hơn trên
vô lượng vô biên.
Nầy
Ca Diếp ! Theo ý ông nghĩ thế nào, vì
hóa độ chúng sanh mà
Như Lai nói như thế chăng ? Ông chớ
quan niệm như vậy. Nên biết
đức Như Lai nói đúng thiệt, vì
Như Lai hiện thấy biết rõ.
Nầy
Ca Diếp ! Thuở
quá khứ vô lượng vô biên bất tư nghị vô số kiếp, bấy giờ có Phật
Diệu Hoa Như Lai,
Ứng Cúng,
Chánh Biến Tri,
Minh Hành Túc,
Thiện Thệ,
Thế Gian Giải,
Vô Thượng Sĩ,
Điều Ngự Trượng Phu,
Thiên Nhơn Sư, Phật,
Thế Tôn. Kiếp ấy cũng tên
Diệu Hoa.
Nầy
Ca Diếp !
Diệu Hoa Như Lai có chín mươi sáu ức trăm ngàn
Thanh Văn đại chúng. Đương thời có
Chuyển Luân Thánh Vương tên Ni Di trị nước đúng
pháp chủ bốn
thiên hạ, đủ ngàn con trai
dũng kiện oai mãnh. Sau đó lại có hai con trai bỗng nhiên
hóa sanh ngồi kiết già tên
Đạt Ma và
Thiện Pháp. Vua Ni Di
thỉnh Phật Diệu Hoa và
Tỳ Kheo Tăng mãn tám vạn bốn ngàn năm thọ
tứ sự cúng dường. Vua bỏ việc nhà chỉ lo sắm đồ
cúng dường, cứ sau bẩy ngày đều dâng y mới cho tất cả
Tỳ Kheo, các thứ uống ăn
tùy theo ý thích. Vua xây
tinh xá nhiều rộng
tùy ý thích mà ở. Mỗi
Tỳ Kheo vua cấp bảy người hầu dâng trăm thứ
thực phẩm.
Vua Ni Di tạo
tinh xá vuông tám mươi
do tuần tô vẽ
vi diệu hơn cả
thế gian. Đức
Diệu Hoa Như Lai và chư
Tỳ Kheo Tăng an trụ trong
tinh xá ấy. Từ dười đất mọc các
hoa thơm đẹp khiến toàn
tinh xá ấy hoa ngập đến gối.
Vua Ni Di ở nơi
tinh xá công đức bất tư nghị ấy
cung kính cúng dường đức
Diệu Hoa Như Lai mãn tám vạn bốn ngàn năm. Ngày
tối hậu, sau khi đức
Diệu Hoa Như Lai thọ trai xong, hai vương tử
Đạt Ma và
Thiện Pháp cùng
quyến thuộc và
tứ chúng đến lễ chưn Phật mà bạch rằng :
Bạch đức Thế Tôn ! Còn có
thiện căn công đức nào hơn
thiện căn công đức cúng dường của
Đại Vương Ni Di nầy chăng ?
Lúc hai vương tử lễ chưn Phật, cả
Đại Thiên thế giới đều
chấn động.
Đệ tử thị giả của Phật tên
Thông Đạt Pháp
đảnh lễ bạch Phật rằng :
Bạch đức Thế Tôn !
Duyên cớ gì
đại địa chấn động, do
nhơn duyên gì hai Vương tử đây
lễ Phật rồi quỳ yên.
Đức
Diệu Hoa Như Lai nói với
thị giả Thông Đạt Pháp :
Nầy
thiện nam tử ! Chẳng nên hỏi điều ấy. Nếu
Như Lai nói hai Vương tử ấy
tâm thanh tịnh, tâm thâm nhẫn
đại bi lễ chưn
Như Lai, thì tất cả Trời Người sẽ đều mê mất.
Đức
Diệu Hoa Như Lai bảo
đệ tử Thanh Văn thần thông đệ nhất tên
Na La Diên rằng :
Nầy
thiện nam tử ! Ông
hiển thị thần lực đỡ hai Vương tử ấy dậy.
Na La Diên Tỳ Kheo tuân lịnh Phật
đứng dậy đến dùng tay hữu nắm một
đồng tử, lại dùng tay tả nắm một
đồng tử muốn đỡ
đứng dậy mà mãi không động,
cho đến dùng tận
đại thần lực cũng chẳng lay động được một phần sợi lông. Bấy giờ do
thần lực của
Na La Diên cả
Tam thiên Đại thiên thế giới đại địa đều
chấn động, núi sông đều lay chuyển mà chẳng làm động được hai Vương tử ấy.
Na La Diên lại nhờ
thần lực của Phật
Diệu Hoa khiến
hằng hà sa thế giới ở Hạ phươngđều
chấn động mà chẳng làm động được một phần sợi lông của hai Vương tử ấy.
Tỳ Kheo Na La Diên lễ Phật bạch rằng :
Bạch đức Thế Tôn !
Phải chăng tôi đã
mất sức thần thông. Vì hai Vương tử này còn là
đồng tử chưa được bao nhiêu tuổi nay mọp lạy trước Phật mà tôi dùng
hết sức thần thông chẳng đỡ dậy nổi.
Đức
Diệu Hoa Như Lai nói :
Nầy
Na La Diên ! Ông chẳng mất
thần thông.
Cảnh giới của
Bồ Tát bất tư nghị. Tất cả
Thanh Văn và
Duyên Giác chẳng làm lay động được, chẳng suy lường được.
Nầy
Na La Diên !
Giả sử tất cả
chúng sanh trong
Tam thiên Đại thiên thế giới đều có
đủ sức thần thông như ông mãi đến
ức kiếp cũng chẳng đỡ nổi hai
đồng tử này khiến họ
đứng dậy.
Lúc Phật
Diệu Hoa nói lời trên đây, trong
đại chúng có bốn trăm hai mươi vạn
chúng sanh phát tâm Vô thượng Bồ đề. Các
chúng sanh ấy nghĩ rằng :
Thần lực của
Bồ Tát rất
hi hữu, chưa được
nhứt thiết trí mà có
thần lực như vậy,
thần lực của
đại Thanh Văn không làm lay động được, huống là lúc
thành Phật đạo. Vì thế
chúng ta phải
hành đạo Bồ Tát thệ
chứng Như Lai
vô thượng trí huệ.
Bấy giờ bốn trăm hai mươi vạn
chúng sanh suy nghĩ như vậy rồi tâm họ an trụ
vững chắc nơi
Vô thượng Bồ đề.
Trong
đại chúng ấy có một
Bồ Tát tên
Thiện Huệ lễ Phật Diệu Hoa rồi bạch rằng :
-Bạch
đức Thế Tôn ! Xin Phật làm cho hai
đồng tử này dậy, những chỗ họ bạch hỏi xin
đức Phật giải đáp.
Đức Phật Diệu Hoa liền từ trong
hư không phát ra
âm thanh lớn vang khắp
hằng hà sa thế giới của
chư Phật mười phương, tất cả
thế giới được
âm thanh ấy vang đến đều
chấn động sáu cách.
Đức Phật Diệu Hoa lại
phóng quang minh lớn chiếu khắp
mười phương.
Nghe
âm thanh của Phật hai Vương tử
đứng dậy. Lúc hai
đồng tử đứng dậy khắp
đại thiên thế giới các
kỹ nhạc của Nhơn Thiên chẳng đánh tự kêu, trong
hư không mưa hoa đẹp. Hai Vương tử
nhiễu Phật ba vòng
đảnh lễ chưn Phật rồi
cung kính chắp tay chiêm ngưỡng đức
Diệu Hoa Như Lai.
Đức
Diệu Hoa Như Lai bảo
Thiện Huệ Bồ Tát :
Nầy
thiện nam tử ! Hai Vương tử này lễ chưn ta rồi hỏi
như vầy : Còn có sự
bố thí nào được
thiện căn công đức hơn
công đức thiện căn của vua Ni Di. Hai vương tử bạch hỏi ta vậy rồi cúi mọp lặng yên.
Thiện Huệ Bồ Tát bạch Phật Diệu Hoa :
Nguyện
đức Thế Tôn giải nói chỗ hỏi của hai vương tử, để cho hàng Trời Người được
an lạc.
Đức
Diệu Hoa Như Lai nói :
Nầy
Thiện Huệ ! Nay ông lắng nghe sẽ vì ông mà nói. Nầy
Thiện Huệ ! Nếu có
Bồ Tát an trụ
tịch tĩnh thật hành
viễn ly ít biết các pháp được
vô sanh nhẫn thì
công đức hơn
công đức của vua Ni Di đã làm
vô thượng vô biên.
Nầy
Thiện Huệ ! Nếu tất cả
chúng sanh trong
Đại thiên thế giới, mỗi
chúng sanh đều tạo
công đức như vua Ni Di, bao nhiêu
công đức của tất cả
chúng sanh trong
Đại thiên thế giới ấy cũng chẳng bằng
công đức của
Bồ Tát tu hạnh
viễn ly an
trụ tâm thanh tịnh,
chánh niệm tương ưng, tỏ ngộ các
pháp không, không khứ không lai. Chút ít
công đức của trí nhẫn này hơn
công đức trước cả ngàn vạn ức phần
cho đến cả toán số phần.
Nầy
Thiện Huệ ! Như tất cả
chúng sanh trong
hằng hà sa thế giới đều làm
phước đức như vua Ni Di, các
chúng sanh ấy tạo
phước đức mãn
hằng hà sa kiếp. Ông nghĩ thế nào,
công đức nầy có nhiều chăng ?
-Bạch
đức Thế Tôn !
Đức Như Lai nói ví dụ chẳng thể nghĩ bàn,
công đức thiện căn như vậy
bất tư nghị.
-Nầy
Thiện Huệ ! Nay ta bảo ông, người có
trí huệ thành tựu thâm nhẫn thì có thể tin lời Phật nói.
Bao nhiêu
thiện căn công đức của tất cả
chúng sanh ấy tập họp chẳng bằng
thiện căn của hai vương tử nầy dùng
tâm thanh tịnh lễ chưn Phật,
cho đến chẳng bằng một phần toán
thí dụ.
Bấy giờ trong
đại chúng của
đức Phật Diệu Hoa có tám vạn bốn ngàn
Tỳ Kheo đồng thanh phát ngôn :
Bạch đức Thế Tôn !
Chúng tôi tùy hỉ công đức của người ấy
thành tựu thâm pháp nhẫn tin các
pháp không, tâm ưa
viễn ly xu hướng tịch tĩnh cất chưn bẩy bước
phát tâm Vô thượng Bồ đề thành tựu trí huệ chúng tôi tùy hỉ.
Đức Phật Diệu Hoa tán thán chư
Tỳ Kheo :
Lành thay,
lành thay, nầy chư
Tỳ Kheo ! Các ông do
thiện căn tùy hỉ bất tư nghị nầy sẽ làm
Chuyển Luân Thánh Vương hằng hà sa đời, sau đó sẽ
thành đạo Vô thượng Bồ đề”.
Bấy giờ
Tôn giả Ma Ha Ca Diếp cùng hàng
đại chúng đồng thanh bạch
đức Phật : “Bạch
đức Thế Tôn !
Chúng tôi tùy hỉ người ấy
phát tâm thành tựu thâm nhẫn tin các
pháp không,
viễn ly tịch diệt tự tánh thanh tịnh”.
Đức Phật bảo
Tôn giả Ma Ha Ca Diếp : “Thuở ấy Vương tử
Đạt Ma bạch
đức Phật Diệu Hoa :
Bạch đức Thế Tôn ! Có đủ những pháp gì mà
Bồ Tát bố thí chẳng mong
báo đáp chẳng sanh lòng tật đố tâm chẳng xan lẫn
tham trước hy vọng,
hoàn thành công hạnh vô thượng của
Như Lai được
thâm pháp nhẫn thành
vô thượng trí ?
Đức
Diệu Hoa Như Lai nói :
Nầy
thiện nam tử !
Bồ Tát có đủ bốn pháp thì được như chỗ ông nói : Một là tin các
pháp không, hai là
viễn ly, ba là thâm nhẫn, bốn là
chánh niệm.
Bồ Tát có đủ bốn pháp nầy thì
bố thí chẳng mong báo, lòng chẳng tật đố, chẳng xan lẫn
tham trước hi vọng, được
thành tựu hạnh
Như Lai vô thượng, thành nên thâm nhẫn đủ trí
vô thượng.
Lại có bốn pháp,
Bồ Tát nếu đủ bốn pháp nầy thì được
viên mãn trí
vô thượng, đó là
Bồ Tát cầu
đa văn, được
đa văn rồi vào các
tụ lạc thành ấp
thuyết pháp, không hề hi vọng
cho đến chẳng nhận một câu khen hay, lòng không hề
ham muốn, trong tất cả hạnh
bố thí của chư Phật dạy
pháp thí là
đệ nhứt,
Bồ Tát an trụ
đệ nhứt bố thí lòng
vui mừng, chẳng cầu
bố thí tài vật
thế gian. Tại sao, nầy
thiện nam tử ! Trong
vô số a tăng kỳ thế giới mười phương,
chư Phật Như Lai và
Tỳ Kheo Tăng chẳng thiếu đồ dùng
thế gian. Nếu có
Bồ Tát giữ giới thanh tịnh tu tập chánh pháp có tâm
đại bi chẳng
cầu lợi dưỡng thì được tất cả chư Phật nhớ ghi. Nếu có
Bồ Tát hay nói bốn câu kệ nói
văn tự của
bài kệ đều
tự tánh không tất cả các pháp cũng
tự tánh không,
Bồ Tát nầy được
thiện căn công đức hơn
thiện căn công đức trước trăm ngàn vạn ức phần
cho đến a tăng kỳ phần.
Diệu Hoa Như Lai bảo hai vương tử
Đạt Ma và
Thiện Pháp :
Bồ Tát có đủ bốn pháp thì được thành hạnh
vô thượng của
Như Lai : Một là đi chỗ
vô thượng, hai là nói pháp
vô thượng, ba là thí vật
vô thượng, bốn là tin pháp
vô thượng.
Hai vương tử nghe đức
Diệu Hoa Như Lai nói pháp trên đây rồi liền vọt lên
hư không cao bảy
cây đa la,
đồng thanh nói
kệ tán thán đức Phật :
Như Lai biết các hành
Dạy
chúng sanh bố thíMà chẳng chấp nơi thí
Đây là
vô thượng thí
Hay thành nhẫn
vô thượngTrong ấy không có ngã
Không nhơn
chúng sanh mạng
Hi hữu đại
tinh tấnDiễn nói
pháp như vậy
Hay
thành tâm pháp nhẫnVà được
vô thượng hạnh
Cũng được
vô thượng trí
Dứt hẳn các dục não
Đại trí huệ thanh tịnhChẳng còn thọ
hậu hữuNói các hạnh
viễn lyKhiến an trụ
tịch tĩnhTu tập không giải thoát
Cũng chẳng sanh
phân biệtThường siêng làm
bố thíChẳng
sanh khởi phân biệtĐây là
vô cấu tế
Xa rời các
danh tựNói
thanh tịnh thi laKhiến đi chỗ
tịch diệtĐây là
đệ nhứt giới
Chỗ giác tri
tịch diệtThường
tu hành trí nhẫn
Chẳng
phân biệt chúng sanhĐây là
thanh tịnh nhẫn
Rời tất cả
phân biệtTu kiên cố
tinh tấnRời tất cả
hữu viPhật nói
tinh tấn này
Hay thành
pháp viễn ly
Đốt cháy tất cả sự
Đoạn dứt những
hữu vôVô phân biệt thiền này
Chẳng sanh các
phiền nãoChẳng đây chẳng phải kia
Trung gian cũng chẳng trụ
Là
đệ nhứt trí huệRời xa cả
tam thếTu tập tịch diệt tưởng
Lại
quan sát tưởng ấy
Tưởng ấy sanh chỗ nào
Vì thế biết
vô tưởngTán thán Phật
công đứcDiễn nói
pháp đệ nhứt
Tâm ấy không dị niệm
Nghe thọ Phật
chánh phápNói
danh tự vô tậnTự tánh thể chẳng thành
Quán
cảnh giới không thiệt
Thì tâm ấy
giải thoátCảnh giới được
tự tạiNếu sanh
ý tưởng nầy
Tôi là người
thuyết phápThì bị ma nó trói
Chẳng biết các
pháp tướngNếu muốn được
Bồ đềVà người cầu
Thanh VănCầu
Duyên Giác Bồ đềPhải
tu học pháp này
Diễn nói một
giải thoátTrí huệ vô biên lượng
Chớ
phát nguyện hạ liệtNên nguyện
vô thượng trí
Nếu cầu thân như vậy
Tướng hảo tự
trang nghiêmNhư thân Phật
kim sắcNên cầu
vô thượng trí
Sanh khởi tất cả pháp
Tác giả bất khả đắcCác pháp từ
duyên sanhTự tánh không tự tánh.
Lúc hai vương tử ở
hư không nói kệ ấy, vua Ni Di từ đô thành đi ra, các
địa thần hư không thần đều đến tập họp. Bấy giờ có tám vạn bốn ngàn
chúng sanh phát tâm Vô thượng Bồ đề,
a tăng kỳ chúng sanh gieo trồng căn lành.
Hai Vương tử từ
hư không xuống
lễ Phật bạch rằng : Bạch
Thế Tôn !
Chúng tôi quy y Phật,
quy y Pháp,
quy y Tăng phát tâm Vô thượng Bồ đề dùng hình
Tỳ Kheo hành đạo Bồ Tát. Bạch
Thế Tôn ! Người chơn
phát tâm tin tất cả pháp
vô sanh. Bạch
Thế Tôn ! Người chơn
phát tâm chẳng trước các pháp. Tại sao? Vì có trước thì pháp chẳng sanh, thế nên nói rời tâm
trước pháp thì được
vô sanh ấy. Bạch
Thế Tôn !
Vô sanh này cũng chẳng nên nói là
vô sanh. Tại sao ? Vì có
ngôn thuyết thì có
sanh diệt. Nếu có đủ tịnh trí thì không
sanh diệt, chỗ không
sanh diệt là
cứu cánh tận. Vì thế nên dùng
bình đẳng tế
phát tâm Vô thượng Bồ đề chẳng nhớ nghĩ nơi pháp, cũng
không pháp được pháp chẳng được. Được
pháp bình đẳng như vậy cũng không được
bình đẳng. Tại sao ? Vì tất cả
pháp bổn tánh
thanh tịnh vậy.
Lúc
Diệu Hoa Như Lai vì hai Vương tử nói pháp ấy, trong
đại chúng có mười ngàn
chúng sanh được
vô sanh pháp nhẫn. Vua Ni Di và ngàn Vương tử cùng năm ngàn đại thần đều
phát tâm Vô thượng Bồ đề.
Thọ trai xong rửa bát rồi, đức
Diệu Hoa Như Lai ở trong
đại chúng bảo vua Ni Di : Nay ta
thuyết pháp.
Vua và
đại chúng nghe Phật sẽ
thuyết pháp đều
vui mừng hớn hở.
Bấy giờ hai Vương tử
Đạt Ma và
Thiện Pháp nghe Phật sẽ
thuyết pháp do tâm
tịnh tín rời lìa
lửa dục cần cầu xuất gia liền xuất thành muốn đến chỗ Phật và nói kệ rằng :
Tất cả chư
Như LaiTán thán pháp
xuất giaTại gia nhiều
cấu uếHư mất pháp bạch tịnh
Tăng trưởng pháp
bất thiệnHủy diệt các
thiện phápTại gia nhiều
tội lỗiXuất gia rời
nhiễm ôGiả sử trăm
ức kiếpThọ dục không chán đủ
Tại gia như chết mất
Thọ dục không chán đủ
Như biển thọ các dòng
Chẳng bao giờ biết đủ
Phàm phu cũng như vậy
Thọ dục chẳng biết đủ
Như lửa cháy cỏ khô
Không lúc nào biết chán
Phàm phu cũng như vậy
Thọ dục chẳng biết chán
Bị
tham dục nó buộc
Phá hư cả
thế gianThế nên phải rời buộc
Để
phát tâm xuất giaTại gia đủ các lỗi
Chẳng được đạo
vô thượngXuất gia tu
viễn lyMới chứng được
Bồ đềQuá khứ chư
Như LaiĐã nhập
đại Niết bànAn trụ
pháp tịch tĩnh
Chứng được
đại Bồ đềNên phải theo học Phật
Xu hướng chỗ
tịch tĩnhBỏ
ân ái ly gia
Rồi mới được
an ổnTất cả cõi
Đại thiênTrân bửu đầy trong ấy
Tại gia dưng chư Phật
Nếu dùng tâm
vô nãoBiết
tội lỗi tại giaHọc
chư Phật Như LaiXuất gia cầu
trí huệĐã cầu
xuất gia rồi
Rời xa các
lửa dụcCất chưn đi bảy bước
Hơn trân bửu cúng trên
Công đức cúng trân bửu
Chẳng bằng một phần này
Thế nên người
xuất giaĐược chư
Phật tán thán
Thành tựu đại trí huệXa rời các
trói buộcLìa tất cả
chấp trướcMới chứng
vô thượng đạoMau ở chỗ
tịch tĩnhDứt trừ các
ái dụcTất cả độc rối lòng
Dứt hết chẳng còn thừa
Học theo
Phật Như LaiBiết các
pháp như thiệt
Mau xa rời
tại giaAn trụ
pháp tịch tĩnh
Nếu muốn cầu
Phật đạoTu tập hạnh
viễn lyPhải học ở
tịch tĩnhChẳng nên ưa
tại giaĐây là
cảnh giới Phật
Trụ xứ của thánh nhơn
An trụ được đạo nầy
Thì hay được
Bồ đềTham dục hại
chúng sanhNếu người cầu
viễn lyPhải rời lìa
tại giaTu tập hạnh
tịch tĩnhMuốn
chứng pháp cam lộChuyển pháp luân vô thượngDẹp xô các
ma oánNên tu hạnh
tịch tĩnh.
Nói kệ xong hai Vương tử thẳng đến chỗ
đức Phật Diệu Hoa đảnh lễ hữu nhiễu ba vòng
chắp tay cung kính bạch rằng :
Bạch
Thế Tôn ! Nay
chúng tôi ở chỗ
đức Như Lai muốn cầu
xuất gia, mong Phật
thương xót nhận cho
chúng tôi xuất gia.
Đức
Diệu Hoa Như Lai biết hai Vương tử
tín tâm thanh tịnh cầu pháp xuất gia liền cho
xuất gia an trụ pháp
Tỳ Kheo.
Vua Ni Di nghe hai Vương tử
xuất gia liền truyền ngôi cho
Thái tử rồi cùng chín trăm chín mươi chín Vương tử, tám vạn bốn ngàn phu nhơn, năm ngàn đại thần và số nhơn dân dùng tâm tin
thanh tịnh rời lửa
tham dục, đến
lễ Phật cầu được
xuất gia an trụ pháp
Tỳ Kheo.
Thái tử lên ngôi vua bảy ngày tự nghĩ rằng : Tôi trọn chẳng rời bỏ tâm
Nhứt thiết trí, nào cần gì ngôi vua báu để cho
tham dục nó
trói buộc. Tôi trọn chẳng bỏ
Vô thượng Bồ đề.
Suy nghĩ rồi
phát tâm xuất gia, trong ngày rằm đi khắp bốn
thiên hạ và nói kệ rằng
Phụ vương cùng
quyến thuộcThảy đều đã
xuất giaVô lượng ức
chúng sanhVì pháp cũng
xuất giaNay tôi thích
xuất giaChẳng ưa ở
ngũ dụcNhứt tâm cầu
xuất giaMuốn đến chỗ
Như LaiAi
phát tâm xuất giaRời lìa lửa
tham dụcPhải mau theo tôi đi
Gặp Phật rất khó được
Chẳng
phát tâm xuất giaChẳng rời được
lửa dụcAn tâm tại
cư giaAn trụ nơi thiệt pháp
Lúc tân vương nói kệ tuyên cáo rồi, trong bốn
thiên hạ không một ai ưa
tại gia đều
phát tâm nguyện cầu
xuất gia.
Đức
Diệu Hoa Như Lai biết tất cả
chúng sanh trong
tứ thiên hạ lòng tin thanh tịnh thích muốn
xuất gia liền hiện
Hóa Phật và Hóa
Tỳ Kheo Tăng khắp tất cả thành ấp
tụ lạc. Khắp
tứ thiên hạ không có một ai ở
tại gia, tất cả đều dùng
lòng tin thanh tịnh rời
lửa dục được
xuất gia làm
Tỳ Kheo.
Sau khi
toàn thể dân chúng bốn
thiên hạ xuất gia, cõi đất ấy chẳng cần gieo trồng
tự nhiên sanh ngạnh mễ, các rừng cây
tự nhiên sanh
y phục, tất cả
chư Thiên cung cấp hầu hạ.
Hai Vương tử
Đạt Ma và
Thiện Pháp trong sáu mươi ba ức năm
dũng mãnh tinh tấn chẳng nằm, cầu
Nhứt thiết trí niệm
Nhứt thiết trí được
tam muội tên Biến chí, chỗ hai Vương tử ngồi tu tên
Kim Cương xứ, chỗ ấy toàn bằng
kim cương,
mười phương chư Phật thuyết pháp đều nghe và
thọ trì lại hay giảng nói cho
mọi người. Bấy giờ tất cả dân chúng trong
tứ thiên hạ nếu là người tu theo thừa
Thanh Văn thì không một ai còn thân
phàm phu mà chết, kẻ tột
giải đãi cũng được quả
A Na Hàm sanh
trời Tịnh Cư. Những người tu theo thừa
Duyên Giác, khi
mạng chung sanh trong
thế giới không Phật, trong dòng đại tộc đủ các căn, do sức
thiện căn trước tự rời
lửa dục tu xuất gia sau bảy ngày thành
Duyên Giác đạo làm
lợi ích vô lượng vô biên chúng sanh rồi
nhập Niết bàn. Những người tu theo thừa
Bồ Tát thì được
ngũ thông đủ
bốn tâm vô lượng bốn
biện tài được
đà la ni”.
Đức Phật bảo
Tôn giả Ma Ha Ca Diếp : “Ông chớ có
ý nghĩ gì khác.
Thuở ấy vua Ni Di là thân ta đây,
Thái tử kia nay là
Di Lặc Bồ Tát,
Đạt Ma Vương tử là
Văn Thù Sư Lợi và
Thiện Pháp Vương tử nay là
Hư Không Tạng Bồ Tát.
Nầy
Ca Diếp ! Ông xem
quốc độ của Phật
Diệu Hoa thuở xưa ấy
thanh tịnh toàn những
chúng sanh đầy đủ
thiện căn như vậy”.
Tôn giả Ma Ha Ca Diếp bạch rằng : “Bạch
đức Thế Tôn !
Đức Phật Diệu Hoa thọ bao nhiêu ?”.
Đức Phật nói : “Đức
Diệu Hoa Như Lai thọ tám kiếp, sau khi
đức Như Lai ấy
diệt độ chánh pháp trụ thế mãn một kiếp. Tất cả
chư Thiên cúng dường Xá lợi vì không có người
tại gia. Bấy giờ hai
Tỳ Kheo Đạt Ma và
Thiện Pháp thiểu dục tri túc chẳng cúng
Xá lợi chẳng
lễ Phật tháp.
Chư Thiên và tân học
Tỳ Kheo trăm ngàn
đại chúng bảo nhau rằng : Hai
Tỳ Kheo ấy
tà kiến, chẳng tin
Phật Xá lợi, chẳng
cúng dường, chẳng
lễ Phật tháp. Hai
Tỳ Kheo hỏi
chư Thiên và
đại chúng rằng : Ý các ngài nghĩ thế nào,
cúng dường thế nào là chơn
cúng dường Như Lai và do sự cớ gì mà
Xá lợi Như Lai được
cúng dường.
Đại chúng đáp : Do tu
giới định huệ giải thoát và
giải thoát tri kiến mà
Xá lợi được
cúng dường. Hai
Tỳ Kheo nói : Tu
giới định huệ giải thoát giải thoát tri kiến là chơn
cúng dường Như Lai chớ chẳng phải cúng
Xá lợi. Chư
Tỳ Kheo tân học đồng nói : Đúng như vậy, đúng như lời hai ngài nói. Thế nào là tướng của
giới định huệ giải thoát giải thoát tri kiến, xin giải bày cho.
Hai
Tỳ Kheo Đạt Ma và
Thiện Pháp nói : Tướng
vô tác là
giới tướng, nhẫn đến tướng
vô tác là
giải thoát tri kiến tướng.
Hai
Tỳ Kheo lại hỏi
đại chúng rằng : Ý các ngài thế nào,
vô tác hay
cúng dường vô tác chăng ?
Đại chúng đáp : Không vậy.
Hai
Tỳ Kheo nói : Chơn
cúng dường là không Phật tưởng, không thấy Phật
hà huống cúng dường. Nếu
cúng dường Phật thì nên
cúng dường tự thân.
Đại chúng hỏi : Thế nào là
cúng dường tự thân ?
Hai
Tỳ Kheo đáp : Phải như là
Như Lai Ứng Chánh Biến Tri cúng dường tự thân được tất cả
chúng sanh cúng dường. Như sở học của Phật, phải học
theo như vầy :
hộ trì cấm giới, họp các
thiện pháp,
tư duy các pháp, chớ lấy
pháp tướng.
Nếu có thể tự
cúng dường như
vậy thì được Trời Người
cúng dường. Nếu muốn
cúng dường Phật Xá lợi thì nên tự
cúng dường. Như
đức Phật Như Lai đủ các
công đức nên
Xá lợi Phật được
cúng dường, nếu người
thành tựu được
công đức như
vậy thì gọi là
cúng dường Phật. Hoặc nhiều hay ít chẳng sanh
phân biệt gọi là
cúng dường Phật. Chẳng phải
hậu thế đi chẳng phải kim thế đến, chẳng phải
thử ngạn, chẳng phải
bỉ ngạn, chẳng phải thường chẳng phải đoạn, chẳng phải thủ chẳng phải xả gọi là
cúng dường Như Lai, chẳng tăng chẳng giảm chẳng sanh chẳng diệt chẳng tận chẳng bất tận gọi là
cúng dường Như Lai. Chẳng tâm chẳng
tâm số pháp chẳng ức tưởng chẳng ngã chẳng thủ chảng thọ, chẳng tránh luận chẳng phải chẳng tránh luận chẳng hủy chẳng tán chẳng hai chẳng nhập gọi là
cúng dường Như Lai. Thân
vô sở tác khẩu
vô sở tác ý vô sở tác nơi
thân khẩu ý cầu
bất khả đắc gọi là
cúng dường Như Lai, không
quá khứ tưởng
vị lai hiện tại tưởng
bất khả đắc vô y vô trước vô sở cầu tưởng, cũng chẳng
phân biệt gọi là
cúng dường Như Lai, không Phật tưởng
không Pháp tưởng không Tăng tưởng không nhơn không tự không tha tưởng gọi là
cúng dường Như Lai.
Chơn Như Lai thân gọi là tướng
vô sanh, chẳng nên dùng sanh mà sắm sửa
cúng dường.
Chơn Như Lai thân gọi là tướng
vô tác, chẳng nên dùng tạo tác mà sắm sửa
cúng dường.
Chơn Như Lai thân gọi là không hai tướng, chẳng nên dùng hai tướng mà sắm sửa
cúng dường.
Chơn Như Lai thân gọi là tướng
vô lậu, chẳng nên dùng
hữu lậu mà sắm sửa
cúng dường.
Chơn Như Lai thân gọi là
không tướng, chẳng nên dùng
thân kiến,
mạn kiến,
đoạn thường kiến,
ngã ngã sở kiến,
hữu kiến,
vô kiến mà sắm sửa
cúng dường Như Lai.
Chơn Như Lai thân gọi là tướng
vô tướng, chẳng nên dùng có tướng mà sắm sửa
cúng dường.
Chơn Như Lai thân gọi là tướng
vô nguyện, chẳng nên dùng tướng có nguyện cầu mà sắm sửa
cúng dường.
Chơn Như Lai thân gọi là tướng
vô hữu, chẳng nên dùng tướng hữu mà sắm sửa
cúng dường.
Chơn Như Lai thân gọi là tướng
bất động, chẳng nên dùng tướng động mà sắm sửa
cúng dường.
Chơn Như Lai thân gọi là tướng
vô hành, chẳng nên dùng hành mà sắm sửa
cúng dường.
Chơn Như Lai thân gọi là tướng
ly tham, chẳng nên dùng tham mà sắm sửa
cúng dường.
Chơn Như Lai thân gọi là tướng ly sân, chẳng nên dùng sân mà sắm sửa
cúng dường.
Chơn Như Lai thân gọi là tướng ly si, chẳng nên dùng si mà sắm sửa
cúng dường Như Lai.
Chơn Như Lai thân đủ
giới định huệ giải thoát giải thoát tri kiến, chẳng nên dùng
phá giới loạn tâm ngu si mà sắm sửa
cúng dường.
Chơn Như Lai thân đủ
từ bi hỉ xả, chẳng nên dùng tâm
sân tâm não tâm tật đố
tâm tán loạn mà sắm sửa
cúng dường.
Chơn Như Lai thân đủ thí
giới nhẫn tấn
thiền huệ, chẳng nên dùng xan phá sân giải tán si mà sắm sửa
cúng dường.
Lúc hai
Tỳ Kheo Đạt Ma và
Thiện Pháp ở trong
đại chúng nói pháp ấy, có bốn trăm hai mươi vạn
chúng sanh được
vô sanh pháp nhẫn, tám vạn bốn ngàn
chúng sanh được trí
thanh tịnh quả
A Na Hàm, hai trăm ba mươi vạn
chúng sanh phát tâm Vô thượng Bồ đề”.
Đức Phật bảo
Tôn giả Ma Ha Ca Diếp : “Nầy
Ca Diếp ! Ông
quan sát xem hai
Tỳ Kheo ấy
tâm thanh tịnh như vậy. Ông nên học theo thâm nhẫn của hai
Chánh Sĩ ấy cùng với
phương tiện hay giỏi.
Nầy
Ca Diếp ! Lúc hai
Tỳ Kheo ấy ở trong
đại chúng nói
pháp như vậy, các
Tỳ Kheo nghe pháp rồi đều an trụ thâm nhẫn đều làm hạnh
thiểu dục tri túc chẳng
cúng dường Xá lợi và
tháp miếu Phật. Tại sao, vì các
Tỳ Kheo đều
ưa thích thâm pháp.
Nầy
Ca Diếp ! Sau đó bẩy ngày tất cả
Phật pháp đều ẩn mất, các
Phật Xá lợi ở trong bình cũng ẩn mất.
Nầy
Ca Diếp ! Ông nên học theo thâm nhẫn của các
chánh sĩ ấy”.
Đức Phật lại bảo
Tôn giả Ma Ha Ca Diếp : “Nếu biết đời
mạt thế năm trăm năm sau, có chư
Bồ Tát và chư
Tỳ Kheo chẳng
tu thân chẳng
tu tâm chẳng tu giới chẳng
tu huệ, họ vì sanh sống mà
cúng dường Phật tháp và
Phật Xá lợi, chẳng vì
Niết bàn chẳng vì
ly dục mà sắm sửa
cúng dường. Họ tự phạm
cấm giới ngu si vô trí.
Xá lợi của
Như Lai do
huân tu giới định huệ giải thoát giải thoát tri kiến, họ vì sanh sống mà
cúng dường tôn trọng.
Ở nơi
Xá lợi của
Phật Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri rời lìa
tham sân si, họ đủ
tham sân si vì mạng sống mà bầy sự
cúng dường.
Tự thân họ đủ tham xan tật đố
sân khuể giải đãi tán loạn ngu si, nếu có
đại thí chủ chánh trụ chánh tâm, họ vì mạng sống mà
khuyến hóa khiến
cúng dường Xá lợi Như Lai.
Nầy
Ca Diếp ! Ta vì
giáo hóa các
thiện nam thiện nữ nhơn mới đầu
phát tâm nên
dùng sức thần thông lưu
Xá lợi lại khiến họ
cúng dường được thọ vui Nhơn Thiên để làm nhơn cho
vị lai mãi đến
Niết bàn. Các người
ngu si kia ở trong
Phật pháp dầu được
xuất gia mà chẳng hiểu
Phật pháp, lại bỏ
chánh hạnh xuất gia chuyên lo
cúng dường tháp miếu Xá lợi để sanh sống. Họ vì áo cơm vì
lợi dưỡng vì
danh văn mà
cúng dường Phật Xá lợi.
Cái gì gọi là nghiệp hạnh của
Tỳ Kheo ? Như trên đã nói nghiệp hạnh của
Sa Môn có hai thứ : Một là
tu thiền, hai là tập tụng. Nói như vậy là vì
nhập đạo chớ chẳng phải thuyết
cứu cánh.
Nầy
Ca Diếp ! Nếu có
tác nghiệp hay hết các nghiệp thì gọi là nghiệp của
Sa Môn.
Không tác không tụng không thiền, không tác
không vô tác, không niệm không chẳng niệm,
vô tận vô sanh, chứng
ba môn giải thoát chẳng ở
tam giới, không lai không khứ, đây là nghiệp
Sa Môn.
Các
chúng sanh kia rời lìa
chánh nghiệp Sa Môn mà tập các nghiệp khác.
Các
phước nghiệp kia là để
giáo hóa hàng
tại gia. Các người
tại gia thuận
giáo pháp Như Lai sẽ được quả
A Na Hàm.
Hạng
ngu si kia ở trong
Phật pháp đi
xuất gia, họ còn chẳng
tu hành pháp
tùy thuận huống là có thể được. Không bao giờ họ có thể được.
Nầy
Ca Diếp ! Đời
vị lai năm trăm năm sau, có hàng tương tợ
Sa Môn,
y phục hình mạo giống tượng
Sa Môn mà giới chẳng tương tợ định chẳng tương tợ, huệ chẳng tương tợ.
Ví như có người biết giỏi phương thuốc và
chú thuật, họ dùng
chú thuật chú một
ca sa cho người bảo mặc vào, người kia sanh tham liền mặc áo ấy đến bẩy ngày hoặc tám ngày
thân thể nóng thiêu như khối lửa. Cũng vậy,
Tỳ Kheo thấy
y phục đẹp liền thọ nhận mặc vào, sau đó hoặc trong nhà trong xóm hoặc trong rừng
y phục ấy nóng lên như lửa đốt cháy căn lành của người.
Nầy
Ca Diếp ! Ông nghĩ thế nào, người ấy mặc
ca sa có
lợi ích chăng ?
-Bạch
Thế Tôn ! Không
lợi ích.
-Nầy
Ca Diếp ! Đúng như vậy.
Ca sa của Phật do sự tập họp của
giới định huệ giải thoát giải thoát tri kiến vô lượng a tăng kỳ thiện căn.
Đời sau có người mặc
thánh y hình tợ
Sa Môn đi vào các thôn ấp, có hàng
tín tâm Bà La Môn trưởng giả cư sĩ thấy người ấy mặc
pháp phục cho là
Sa Môn đều cùng
tôn trọng cúng dường cung kính. Người
ngu si ấy do mặc
ca sa mà được
cúng dường sanh lòng
vui mừng khi
mạng chung đọa
địa ngục bị lửa thiêu đốt, lá sắt nóng đỏ làm
y phục, hoàn sắt cháy đỏ làm món ăn, nước sắt nóng chảy làm đồ uống, ngồi nằm giường sắt nóng.
Nầy
Ca Diếp ! Ông xem
ca sa pháp phục có
oai đức rất lớn như vậy, mà kẻ
ngu si kia mặc
ca sa thọ lạc phóng dật tạo
ác nghiệp mạng chung đọa
địa ngục.
Nầy
Ca Diếp ! Phật thường bảo rằng : thà đốt nóng lá sắt làm
y phục chớ chẳng đem thân
phá giới mà mặc
ca sa, thà nuốt sắt nóng chớ chẳng đem thân
phá giới mà ăn của
tín thí.
Nầy
Ca Diếp ! Ông xem người
phá giới ăn của
tín thí có lỗi như vậy, thế nên các ông phải
tu học giới pháp thanh tịnh.
Nầy
Ca Diếp ! Ông nghĩ thế nào, hoặc Trời, hoặc Rồng, hoặc
Dạ Xoa, hoặc
Càn Thát Bà, hoặc
A Tu La, hoặc
Ca Lâu La, hoặc
Khẩn Na La, hoặc
Ma Hầu La Già, hoặc Người, hoặc
Phi Nhơn, có ai làm được thân tượng
Như Lai chăng ?
-Bạch
Thế Tôn ! Chẳng thể làm được, vì
sắc thân Như Lai bất tư nghị không sắc tượng, nên các hạng
chúng sanh ấy chẳng làm được.
-Nầy
Ca Diếp ! Đời
vị lai năm trăm năm sau, có các
Tỳ Kheo chẳng
tu thân tâm giới huệ, nếu ở trên vải lụa tường vách họ
tạo tượng Như Lai để tự sanh sống, do nghiệp
tạo tượng nuôi sống ấy họ tự cao tự mạn khi người”.
Tôn giả Ma Ha Ca Diếp bạch rằng : “Bạch
Thế Tôn !
Vua Ba Tư Nặc tạo tượng Phật được phước nhiều chăng ?
-Nầy
Ca Diếp ! Được phước rất nhiều.
Vua Ba Tư Nặc tạo tượng Như Lai cúng y
vô giá chẳng cầu lấy báo
y phục ăn uống.
Nầy
Ca Diếp ! Người
ngu si đời sau vì sanh sống mà
tạo tượng Như Lai.
Nầy
Ca Diếp ! Người bán
súc vật còn là
nghiệp ác. Huống là người
ngu si tạo tượng Như Lai rồi đối với hàng
bạch y mà rao bán để tự sanh sống.
Nầy
Ca Diếp !
Ví như trẻ nít
vô tri bỏ
cam lộ mà uống
độc dược. Cũng vậy, kẻ
ngu si kia
tạo tượng Như Lai vì sanh sống mà đem rao bán, đây gọi là độc. Nói độc đây là ở trong
chánh pháp chính tham là độc đó. Kẻ
ngu si kia vì lòng tham mà
sanh khởi giận ghét đấu tranh lẫn nhau chê bai lẫn nhau, đều tự nói tôi
cúng dường Phật tượng. Họ nhơn
tranh luận mà đọa
địa ngục.
Nầy
Ca Diếp !
Ví như có người không
phương tiện giỏi lúc vào chiến đấu với kẻ địch đao kiếm của họ cầm
trở lại thương tổn họ. Cũng vậy, người
ngu si kia không
phương tiện giỏi, họ nhơn nơi
chánh pháp mà đọa
địa ngục.
Nầy
Ca Diếp ! Nếu có
thiện nam tử thiện nữ nhơn dùng
bảy báu tạo tháp
Như Lai trang nghiêm thành tựu, mỗi tháp báu cao rộng
tốt đẹp như
núi Tu Di, họ tạo tháp như vậy khắp đầy
hằng sa thế giới. Ông nghĩ thế nào, người tạo tháp ấy được phước nhiều chăng ?
-Bạch
Thế Tôn !
Tạo tượng tháp
Như Lai bằng bốn ngón tay được phước
vô lượng huống là
tạo tượng tháp Phật như
núi Tu Di,
công đức ấy chẳng thể nghĩ bàn được.
Nầy
Ca Diếp ! Nếu có
Bồ Tát quán Phật thân được
thâm pháp nhẫn thì được
công đức hơn kia
vô lượng vô biên. Nếu lại có người an trụ
tịnh giới đem bốn câu kệ nói cho người khác hiểu được
nghĩa thú cũng được
phước đức vô lượng vô biên.
Nầy
Ca Diếp !
Quán Phật thân thế nào ? Nếu
Bồ Tát muốn
quán Phật thân thì nên học theo
Đại Tinh Tấn Bồ Tát.
Thuở xưa
vô số a tăng kỳ kiếp có
Phật Thế Tôn hiệu
Quang Minh Như Lai,
Ứng Cúng,
Chánh Biến Tri,
Minh Hành Túc,
Thiện Thệ,
Thế Gian Giải,
Vô Thượng Sĩ,
Điều Ngự Trượng Phu,
Thiên Nhơn Sư, Phật,
Thế Tôn. Sau khi
Phật Quang Minh
nhập Niết bàn có
Bồ Tát tên Đại
Tinh Tấn dòng
Bà La Môn đoan chánh
vô tỉ. Trong
chánh pháp của
Phật Quang Minh chư
Tỳ Kheo thiểu dục tri túc hành đúng
như pháp, chư
Tỳ Kheo ấy đều tạo lập
hình tượng Như Lai.
Bấy giờ có một
Tỳ Kheo họa tượng Như Lai trên lụa trắng mầu sắc
trang nghiêm đầy đủ tướng tốt rồi
mang đến chỗ
Đại Tinh Tấn Bồ Tát. Thấy tượng ấy,
Đại Tinh Tấn Bồ Tát rất
vui mừng mà nói rằng :
Hình tượng Như Lai còn đẹp lạ dường nầy huống là thân của đấng
Như Lai Chánh Biến Tri. Nguyện
đời sau tôi được
sắc thân nghiêm đẹp như vậy.
Đại Tinh Tấn Bồ Tát tự nghĩ rằng nay tôi không thể ở
tại gia, vì người ở
tại gia chẳng thể
thành tựu thân như vậy.
Bấy giờ
Đại Tinh Tấn Bồ Tát tuổi mới mười sáu đầy đủ các căn,
Bồ Tát đến chỗ
cha mẹ kính lễ thưa xin được
tùy hỉ cho
xuất gia trong
Phật pháp.
Cha mẹ bảo : Chớ nói lời ấy. Tại sao, vì nay
chúng tôi tuổi già chỉ có con là trai
duy nhứt, nếu con
xuất gia,
chúng ta sẽ chết mất.
Đại
Tinh Tấn nói : Tôi phải
phương tiện cho
cha mẹ còn mà tôi được
xuất gia.
Cha mẹ nói : Con muốn làm gì ?
Đại
Tinh Tấn nói : Từ ngày nay tôi chẳng ăn, chẳng lên giường, ghế nằm ngồi, chẳng ăn
tô du, chẳng uống các thứ nước,
việc lành việc dữ miệng chẳng nói ra lời, đến
chừng nào được
xuất gia mới thôi.
Thưa với
cha mẹ như vậy xong, Đại
Tinh Tấn nín lặng và quỳ luôn tại chỗ.
Ngày thứ nhứt nín lặng chẳng
ăn uống,
cha mẹ tụng các
chú thuật đem các
thức ăn đến, Đại
Tinh Tấn chẳng chịu ăn cũng chẳng nói.
Ngày thứ hai
cha mẹ cùng
quyến thuộc của mẹ năm trăm người đem các
thức ăn uống đến và tụng các
chú thuật mong chịu ăn, Đại
Tinh Tấn còn không ngó đến huống là
ăn uống.
Ngày thứ ba
cha mẹ cùng năm trăm
quyến thuộc của cha đem các
thức ăn uống đến khuyên bảo, Đại
Tinh Tấn cũng nín lặng chẳng ăn chẳng uống chẳng nhìn ngó đến.
Ngày thứ tư năm trăm
bạn thân đem các
thức uống ăn đến
nài nỉ hết lời, Đại
Tinh Tấn vẫn quỳ yên nín lặng.
Ngày thứ năm
cha mẹ đem hết kho báu
vàng bạc lưu ly bửu vật và tám vạn bốn ngàn thể nữ trang sức
xinh đẹp đến trước Đại
Tinh Tấn.
Cha mẹ và các
bạn thân đều năm trăm người khuyên bảo rằng nên ở
tại gia tùy ý dùng tất cả
của cải ấy
bố thí làm phước và cùng vui chung với các thể nữ. Đại
Tinh Tấn ở giữa
đại chúng vẫn nín lặng chẳng ngó đến.
Ngày thứ
sáu Đại Tinh Tấn dứt các sự nhớ tưởng chỉ niệm tưởng
đức Như Lai Ứng Chánh Biến Tri.
Bấy giờ
cha mẹ bạn thân cùng tám vạn bốn ngàn thể nữ đồng khóc than lễ Đại
Tinh Tấn, mà Đại
Tinh Tấn vẫn chẳng nhìn ngó đến.
Chỗ Đại
Tinh Tấn ở có một Trạch thần
hiện đại thần lực ở giữa
hư không nói kệ rằng
Lòng
Tinh Tấn vững chắcKhó động như
Tu DiChẳng bỏ tâm
xuất giaVì cầu được
Bồ đềĐại địa có thể nghiêng
Lửa có thể ở nước
Tất cả có thể chuyển
Chẳng động được
Bồ TátCác người chớ
cần khổMà tạo
nghiệp bất thiệnChúng sanh không
huệ nhãnLâu dài ở
sanh tửVì lợi ích quần sanhNên cầu được
Bồ đềLòng kia thích
xuất giaTất sẽ
thành Chánh GiácChẳng cầu phước
thế gianMà tu
Bồ Tát đạoNguyện thành trí
vô thượngCứu tế chúng sanh khổ
Tam thiên Đại thiên giới
Trong ấy đầy
châu báuCùng các cõi thượng diệu
Lòng kia chẳng
tham trướcCác người tâm
ngu siGây tạo
nghiệp bất thiệnCác người phải tự hối
Bồ Tát chẳng ở tục.
Mọi người nghe lời bảo của
thiên thần đều
hối lỗi.
Cha mẹ bảo Đại
Tinh Tấn rằng :
Cho phép con
tùy ý xuất gia, nên
ăn uống chớ để phải chết.
Cả bảy ngày chẳng
ăn uống mà Đại
Tinh Tấn nhan sắc chẳng
biến đổi trái lại còn tươi đẹp sáng sủa hơn,
nội tâm chỉ
nhứt tâm niệm tưởng thân của
Như Lai Chánh Biến Tri.
Trên không
chư Thiên tán hoa cúng dường.
Sau đó bảy ngày, Đại
Tinh Tấn rời bỏ
gia nghiệp như bỏ nước miếng, nước mũi.
Cha mẹ bạn thân quyến thuộc và tám vạn bốn ngàn thể nữ buồn khóc đưa đi.
Đại
Tinh Tấn cầm bức lụa
họa tượng Phật vào núi sâu nơi vắng vẻ không người và
cầm thú rồi giăng treo
tượng Phật lên, trải cỏ làm chỗ ngồi,
kiết già đoan tọa trước
tượng Phật chánh thân
chánh niệm quán Phật. Quán nghĩ rồi tự nghĩ rằng :
Đức Như Lai hi hữu vi diệu như vậy,
họa tượng còn
đoan nghiêm thù thắng huống là
thân hình của
Như Lai. Tôi phải
quán Phật thế nào ?
Bấy giờ Lâm thần biết
tâm niệm của
Bồ Tát liền thưa rằng: Ngài muốn
quán Phật thì nên quán
họa tượng. Quán
họa tượng ấy chẳng khác
Như Lai, đây gọi là
quán Phật, cũng gọi là thiện quán.
Đại
Tinh Tấn nghĩ rằng : Nay tôi quán
họa tượng này đồng với
Như Lai như thế nào ?
Rồi lại
suy nghĩ :
Tượng Phật phi giác phi tri, tất cả các pháp cũng vậy : phi giác phi tri.
Tượng Phật chỉ có
danh tự, tất cả các pháp cũng như vậy : chỉ có
danh tự.
Danh tự ấy
tự tánh không tịch
vô sở hữu, thân
Như Lai cũng như vậy.
Tượng Phật ấy : phi chứng
phi đắc phi quả, phi người chứng phi người đắc phi người
đắc quả, phi người an trụ, phi khứ
phi lai phi sanh phi diệt phi cấu phi tịnh,
phi sắc phi
phi sắc, phi hết tham phi hết sân phi hết si, phi ấm nhập giới, phi sơ phi trung phi hậu, tất cả các pháp cũng đều phi, thân
Như Lai cũng như vậy.
Tượng Phật ấy phi giác tri phi tác vi, tất cả các pháp cũng như vậy, thân
Như Lai cũng như vậy.
Tượng Phất ấy phi thấy phi nghe phi ngửi, phi nếm phi
giác xúc, phi hay biết, phi thở phi hít, tất cả các pháp cũng như vậy. Thân
Như Lai cũng như vậy.
Họa tượng ấy chẳng thuộc Dục, Sắc,
Vô Sắc giới, tất cả các pháp cũng như vậy.
Họa tượng ấy phi
sơ trung hậu, phi thử bỉ,
phi hành phi chẳng hành, phi thủ xả, phi tác phi tụng, phi thiệt hư, phi
sanh tử Niết bàn, tất cả các pháp cũng vậy.
Thân tướng Như Lai cũng vậy.
Kiết già đoan tọa quán thân Như Lai như vậy trải ngày đêm
Bồ Tát Đại
Tinh Tấn thành tựu ngũ thần thông, đủ bốn
vô lượng tâm, được
vô ngại biện tài, nhập
phổ quang tam muội hiện đại quang minh,
thành tựu thiên nhãn quá hơn nhơn nhãn, dùng
thiên nhãn ấy thấy
Đông phương vô số chư Phật, được
tịnh thiên nhĩ chỗ
thuyết pháp của chư
Phật Thế Tôn đều nghe nhận được cả.
Đại
Tinh Tấn siêng tu
tinh tấn mãn bảy ngày dùng trí làm món ăn chẳng ăn đồ
thế gian,
chư Thiên tán hoa cúng dường.
Lúc ấy Đại
Tinh Tấn chẳng mặc
ca sa chẳng thấy Phật chẳng
thọ giới pháp chỉ nhứt tâm nhớ niệm
Nhứt thiết trí.
Nầy
Ca Diếp !
Bồ Tát phải
quán thân Như Lai như vậy : phi quán phi chẳng quán.
Bồ Tát nên quán
họa tượng Phật như
Đại Tinh Tấn Bồ Tát đã quán. Quán như vậy thành
đại trí huệ. Dùng
trí huệ ấy thấy được hết
vô số Phật
mười phương và nghe chư
Phật thuyết pháp.
Đại Tinh Tấn Bồ Tát ra khỏi núi đến xóm làng nói pháp cho
mọi người. Một hội
thuyết pháp có hai vạn
chúng sanh an trụ
Vô thượng Bồ đề,
vô lượng vô số chúng sanh an trụ
công đức Thanh Văn Duyên Giác.
Cha mẹ và
thân thuộc đều an trụ
bất thối chuyển vô thượng đạo.
Nầy
Ca Diếp !
Đại Tinh Tấn Bồ Tát thuở xưa ấy nay là thân ta. Vì thế nên
Bồ Tát phải học theo Đại
Tinh Tấn và
chư đại Bồ Tát khác.
Đời
mạt thế, năm trăm năm sau có các
thiện nam tử thiện nữ nhơn cầu
Bồ Tát đạo mà không có tâm
phương tiện tốt, họ nhiều
tham trước, ở nơi tường vách họ
họa hình tượng
Như Lai để
cầu lợi dưỡng, họ nói riêng mình tôi
cúng dường không ai
cúng dường. Do
tu thiện chút ít rồi họ tự cao mạn khinh người, nhơn nơi
cúng dường tượng Phật để tự sanh sống.
Nầy
Ca Diếp ! Thuở
vị lai ấy,
chúng sanh chẳng tu
tam muội, chẳng
đọc tụng kinh chỉ lo cúng tượng để tự sanh sống, nhơn cúng tượng mà từ nơi
thí chủ họ được nhiều
lợi dưỡng :
ăn uống y phục đồ nằm và thuốc men.
Nầy
Ca Diếp ! Ông xem các
Bồ Tát phá giới ấy an trụ
bất tịnh mà tự xưng
đa văn, họ chẳng tụng
đọc kinh điển, chỉ nhơn cúng
hình tượng để tự nuôi sống”.
Tôn giả Ma Ha Ca Diếp bạch rằng : “ĐấngThế Tôn
hi hữu, đấng
Thiện Thệ hi hữu,
đức Như Lai nói rộng về lỗi
siểm khúc của các
phàm phu ngu si. Nếu có
thiện nam tử nữ nhơn được
nghe lời nầy, chẳng ai là chẳng an trụ
giới thanh tịnh.
Bạch đức Thế Tôn ! Nguyện pháp nầy ở lâu nơi đời
vị lai cho người
phá giới được nghe mà sanh lòng tàm quí vì họ sẽ tự nghĩ rằng
đức Như Lai biết rõ tôi thấy rõ tôi, do đây mà
tà pháp của họ làm sẽ được dứt hẳn”.
Đức Phật bảo : “Nầy
Ca Diếp !
Lời nói của
Như Lai đây là vì các
thiện nam tử thiện nữ nhơn ấy, họ
nghe pháp nầy của ta sẽ
tu hành rời lìa tà ác. Ta vì họ mà nói
pháp như vậy”.
Đức Thế Tôn nói kinh nầy rồi,
Tôn giả Ma Ha Ca Diếp,
Di Lặc Bồ Tát,
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, tất cả
thế gian Trời Người,
Bát Bộ nghe lời Phật dạy đều rất
vui mừng tín thọ phụng hành.
PHÁP HỘI MA HA CA DIẾP
THỨ HAI MƯƠI BA
HẾT