XV
PHÁP HỘI
VĂN THÙ SƯ LỢI THỌ KÝ
THỨ MƯỜI LĂM
Hán Dịch: Thiết Xoa Nan Đà
Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Như vậy tôi nghe, một lúc
đức Phật ở thành
Vương Xá núi Kỳ Xà Quật cùng chúng
Tỳ Kheo một ngàn người, tám vạn bốn ngàn
Bồ Tát, bực
thượng thủ có
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát,
Quan Thế Âm Bồ Tát,
Đắc Đại Thế Bồ Tát.
Lại có bảy mươi hai ức
chư Thiên đều
xu hướng Bồ Tát đạo, lại có
Tứ Thiên Vương,
Thiên Đế Thích Đề Hoàn Nhơn,
Phạm Thiên Vương cùng
chư Thiên quyến thuộc đều năm muôn hai ngàn cũng đều
xu hướng Bồ Tát đạo. Có bốn
A Tu La Vương cùng
quyến thuộc vô lượng chúng.
Có bảy vạn hai ngàn Đại
Long Vương như
Nan Đà Long Vương,
Bạt Nan Đà Long Vương, Bà Lưu Na
Long Vương,
Ta Kiệt La Long Vương, Trì
Đại Địa Long Vương,
Vô Nhiệt Não Long Vương, Cao Thắng
Long Vương, Phục Ma
Long Vương, Tối
Long Vương, Nguyệt Thượng
Long Vương v.v... làm bực
thượng thủ.
Lại có
vô lượng Dạ Xoa Vương, như
Kim Tỳ La Dạ Xoa Vương, A Tra Bạc Câu
Dạ Xoa Vương, Tô Chi Lộ Ma
Dạ Xoa Vương, Diệu Ý
Dạ Xoa Vương,
Diệu Huệ Dạ Xoa Vương,
Diệu Tướng Dạ Xoa Vương, Phổ Sắc
Dạ Xoa Vương,
Bất Động Dạ Xoa Vương, Hữu Lực
Dạ Xoa Vương,
Đại Lực Dạ Xoa Vương v.v... làm bậc
thượng thủ .
Đại chúng như vậy
cùng chung họp tại
pháp hội.
Bấy giờ trong thành
Vương xá,
Quốc Vương, đại thần và
tứ chúng, cùng
Thiên Long Bát Bộ, Nhơn
Phi Nhơn đều mang
y phục, đồ uống ăn, mùng mền, thuốc men, các vật
cần dùng đến chỗ
Như Lai mà
cung kính cúng dường tôn trọng tán thán.
Một ngày kia, sáng sớm
đức Thế Tôn đắp y mang bát cùng chư
Tỳ Kheo đại chúng hướng đến thành
Vương Xá cung
vua A Xà Thế.
Thần lực của Phật phóng trăm ngàn
tia sáng màu đẹp, trăm ngàn
âm nhạc đồng thời hòa tấu, mưa những hoa đẹp như
hoa ưu bát la, hoa bát đầu ma, hoa
câu vật đầu, hoa phân đà lợi
lăng xăng rơi xuống.
Do
thần lực của
đức Phật, nên chỗ nào
đức Như Lai bước đến có
hoa sen báu
xuất hiện lớn như bánh xe, cọng bằng bạc, cánh bằng vàng, tua bằng
tỳ lưu ly. Trong đài hoa có
Hóa Bồ Tát ngồi kiết già. Chư
Bồ Tát ấy cùng
hoa sen báu bay vòng bảy lần quanh thành
Vương Xá rồi nói kệ :
"Đại
Đạo Sư đáng kính cúng dườngLợi lạc chúng sanh khiến
an ổnĐủ
oai đức lớn tâm
tịch tĩnhBực đời
nương nhờ sẽ vào thành
Ai muốn xa rời khổ
sanh tửHoặc thích du hí ở
thiên cungHoặc ai muốn phá các
ma quânPhải gần
đấng Pháp Vương diệu biện
Phật khó nghe danh nay
xuất hiệnTrải trăm ngàn kiếp tu các hạnh
Dùng tâm
đại bi đi
thế gianĐấng
đáng kính ấy sẽ vào thành
Từng hành
vô lượng vô biên xả
Nam nữ thê thất và ngôi vua
Đầu mắt tai mũi và chưn tay
Y phục uống ăn thảy đều xả
Đã tu
vô lượng đức
bố thíChứng được
vô thượng Nhứt thiết tríDùng trí điều tâm chắc
công hạnhTịnh giới không khuyết bực đại nhơn
Thành tựu vô lượng đức
nhẫn nhụcĐấng tâm
tịch tĩnh sẽ vào thành
Câu chi kiếp hành đại
tinh tấnThương
chúng sanh khổ quên mỏi mệt
Đầy đủ
vô lượng vô tỉ thiền
Đấng
phạm âm sẽ vào
Vương XáTrí huệ vô lượng không ai sánh
Dường như
hư không vô biên tếTối thắng Thế Tôn giới đức đủ
Tu hết các hạnh trí
thanh tịnhPhá tan quân ma hay
cứu khổĐược ở ngôi cao yên
bất độngPháp Vương vô thượng chuyển pháp luânĐấng
Thích Sư Tử sẽ vào thành
Nếu muốn
thành Phật hiện ra đời
Ba mươi hai tướng để
trang nghiêmPhải phát
vô thượng Bồ đề tâm
Kính trọng cúng dường đức Như LaiNếu muốn bỏ hẳn
tham sân siVà cùng xa rời các
phiền nãoPhải mau thân cận
Thích Sư TửCung kính dâng lên đồ
cúng dườngNếu muốn được thành
Thích Phạm Vương
Trăm ngàn
quyến thuộc cùng
tùy tùngHằng thọ
thiên cung các khoái lạc
Phải mau thân cận
Thích Sư TửMuốn làm
tứ châu Thánh
Luân VươngNguyện được thất bửu đều
thành tựuNgàn con Vương Tử đều
dũng kiệnPhải mau
cúng dường đấng
tối thắngMuốn làm
Trưởng Giả chủ trong ấp
Của cải thêm rộng nhiều
vô lượngQuyến thuộc sắc tướng đều siêu luân
Phải mau
cúng dường Thích Sư TửĐã
được giải thoát và sẽ được
Đều do nghe
Phật pháp tịch tĩnhĐấng Thế Tôn khó được gặp gỡ
Phải nghe câu
vô ưu cam lộ".
Trong thành
Vương Xá,
nam nữ già trẻ
vô lượng chúng sanh nghe lời kệ ấy đều được
khai ngộ,
mọi người mang
hương hoa phan lọng
vô lượng âm nhạc đến chỗ
đức Như Lai nhứt tâm chiêm ngưỡng hớn hở
vui mừng cung kính cúng dường.
Lúc
đức Thế Tôn vào thành chưn đạp ngạch cổng thành, mặt đất toàn thành
chấn động sáu cách, mưa những hoa đẹp và các
âm nhạc.
Chúng sanh trong thành, người đui được thấy, người điếc được nghe, người cuồng tỉnh trí, người trần truồng được mặc, người đói được ăn, người nghèo có của. Các
chúng sanh ấy cũng chẳng bị não bức vì
tham sân si kiêu mạn. Họ đều có
lòng từ đối
với nhau như
cha con thân thuộc. Trong tiếng nhạc ấy nói kệ rằng :
"Đại
trượng phu thập lụcTối thắng nhơn
Sư TửVào đô thành lợi người
Chúng sanh được an vui
Mù đui được thấy sắc
Điếc lác được nghe tiếng
Điên cuồng tâm trí tỉnh
Lõa lồ mặc
y phụcĐói khát được
ăn uốngNghèo cùng được
của cảiLại ở trên
hư khôngTrăm ngàn ức
chư ThiênĐồng vì
cúng dường PhậtHòa tấu các
âm nhạcĐấng
thập lực oai đứcNay vào trong thành này
Trong thành sáu thứ động
Đó là khắp động thảy
Chúng sanh khỏi kinh sợ
Đều được rất
vui mừngMà nay trong thành này
Tất cả các
chúng sanhChẳng bị
tham sân siTật đố nó não bức
Vui mừng đầy
thân tâmLòng từ đối đãi nhau
Nguyện Phật mau vào thành
Làm an vui
chúng sanhLúc
Thế Tôn vào thành
Khắp
phóng quang minh lớn
Trời người đều tấu nhạc
Vui thích nơi tâm ý
Các sự lạ như vậy
Có nhiều
vô lượng thứ
Trời người
A Tu LaTất cả đều chiêm phụng".
Lúc ấy thành
Vương Xá có
Bồ Tát trưởng giả tử tên Tồi Quá Cữu ở trong đường phố xa thấy đứcThế Tôn
tướng hảo kỳ đặc,
đoan nghiêm lặng sáng, các căn đứng lặng, người thấy không nhàm, an trụ
xa ma tha điều phục tối thượng,
điều phục các căn như giỏi điều tượng,
chánh niệm chẳng loạn như ao vực trong, thân
trang nghiêm với ba mươi hai tướng.
Bồ Tát Tồi Quá Cữu thấy
đức Phật sanh
lòng tin thanh tịnh rất
tôn trọng đến lễ chưn Phật đi nhiễu ba vòng rồi đứng qua một bên.
Lại có
vô lượng trăm ngàn
chúng sanh đồng đến chỗ
đức Phật.
Vô số chư Thiên đứng trên không
chắp tay cung kính tôn trọng đảnh lễ.
Bồ Tát Tồi Quá Cữu bạch
đức Phật rằng : "Bạch
đức Thế Tôn !
Bồ Tát thành tựu bao nhiêu pháp mau được
Vô thượng Chánh giác tùy
sở nguyện trang nghiêm thanh tịnh Phật độ".
Vì muốn
điều phục các
chúng sanh, vì
thương xót Tồi Quá Cữu,
đức Thế Tôn đến chợ ở giữa
đại chúng tuyên rằng : "Nầy
thiện nam tử !
Bồ Tát thành tựu một pháp mau được
Vô thượng Bồ đề tùy
sở nguyện nghiêm tịnh Phật độ. Gì là một pháp ? Nầy
thiện nam tử !
Bồ Tát đối với tất cả
chúng sanh vì thật hành
đại bi nên do
chí nguyện thù thắng mà
phát Bồ đề tâm.
Thế nào gọi là
chí nguyện thù thắng mà
phát Bồ đề tâm ? Đó là người đã
phát Bồ đề tâm rồi thì nhẫn đến việc ác rất nhỏ cũng trọn chẳng làm. Chẳng làm những gì ? Đó là
tham sân si cùng những
cử chỉ cợt đùa của người
tại gia thảy đều xa rời. Nếu là người đã
xuất gia thì chẳng còn hi vọng
danh lợi cung kính mà an trụ nơi pháp
tu hành xuất gia.
Thế nào là pháp
tu hành xuất gia ? Đó là như thiệt
ngộ nhập tất cả các pháp.
Những gì là tất cả pháp được
ngộ nhập ? Đó là uẩn, giới, xứ,
hữu vi,
vô vi.
Thế nào là
ngộ nhập ? Đó là
quan sát ngũ uẩn tịch diệt như huyễn không vô sở hữu. Lúc
ngộ nhập như vậy, chẳng thấy
ngộ nhập, vô giác
vô tư, tất cả
phân biệt thảy đều
tịch diệt. Ở nơi các uẩn nếu
ngộ nhập như vậy, tức là
ngộ nhập tất cả pháp. Đây gọi là pháp
tu hành xuất gia.
Lúc
Bồ Tát tu hành như vậy vẫn chẳng bỏ rời các
chúng sanh. Tại sao ? Như chỗ mình
quan sát,
Bồ Tát đem dạy lại
chúng sanh, mà vẫn chẳng thấy có pháp và
chúng sanh.
Nầy
thiện nam tử ! Đây gọi là
Bồ Tát thành tựu một pháp mau được
Vô thượng Bồ đề, cũng làm cho
Phật độ được đầy đủ
viên mãn.
Phật nói pháp ấy rồi,
Bồ Tát Tồi Quá Cữu được
vô sanh nhẫn,
vui mừng hớn hở bay lên
hư không cao bảy
cây đa la. Trong
đại chúng ấy, hai ngàn người
phát Bồ đề tâm, một vạn bốn ngàn
chư Thiên và Nhơn xa trần rời cấu ở trong các pháp được
pháp nhãn thanh tịnh.
Đức Thế Tôn mỉm cười, từ
diện môn phóng các thứ
tia sáng màu chiếu suốt
vô lượng thế giới. Chiếu xong,
tia sáng màu ấy
trở lại nhiễu quanh Phật ba vòng rồi rót vào đảnh
đức Phật.
Tôn giả A Nan chỉnh
y phục trịch y vai hữu, gối hữu chấm đất,
chắp tay cung kính ở trước Phật mà nói kệ rằng :
"Đại Sư sức
tự tạiĐến bờ kia các pháp
Thế Tôn Nhứt thiết tríDuyên gì hiện
mỉm cườiĐấng
thập lực Thiện ThệHay làm những
lợi íchSuốt thấu cả
ba đờiDuyên gì hiện
mỉm cườiRõ
tâm hành chúng sanhThượng trung hạ
sai biệtBiết
ý tưởng vô ngạiMong Phật tuyên nói cho
Ức do tha
chư ThiênĐều đến
đảnh lễ phật
Mong
Phật phát diệu âmTế độ người
khát ngưỡngThắng định đến bờ kia
Trí huệ cũng đến bờ
Rời xa những
lầm lẫnDuyên gì Phật
mỉm cườiTrăm ngàn chúng
chư ThiênVì
chánh pháp đến họp
Vô lượng các
Tỳ KheoChắp tay đều nguyện nghe
Hòa tấu các
âm nhạcCúng dường đức Như LaiLành thay Phật Thế TônMong
giải quyết chúng nghi".
Đức Phật bảo Ngài
A Nan : Nay ông có thấy
Bồ Tát Tồi Quá Cữu bay lên
hư không chăng ?
-
Bạch đức Thế Tôn ! Có thấy.
- Nầy
A Nan ! Sau đây sáu vạn hai ngàn
a tăng kỳ kiếp, Tồi Quá Cữu sẽ
thành Phật tại thế giới nầy hiệu là
Tịch Tĩnh Diều Phục
Âm Thanh Như Lai đủ mười
đức hiệu. Kiếp ấy tên Ly
Nhiệt Não,
quốc độ công đức trang nghiêm,
đại chúng Thanh Văn Bồ Tát như đức
Bất Động Như Lai tại thế giới Diệu Hỉ".
Bấy giờ
đức Thế Tôn cùng chư
Tỳ Kheo thẳng đến cung
vua A Xà Thế theo thứ tự trải tọa mà ngồi.
Nhà vua đem các thứ uống ăn tự tay rót sớt
cúng phật và Tăng, cũng dâng lên
đức Phật y phục thượng diệu.
Cúng dường xong, Vua ngồi lên ghế thấp trước Phật
chắp tay bạch rằng : "Bạch
đức Thế Tôn ! Phẩn hận sân não từ đâu sanh ?
Ngu si vô trí từ đâu diệt ?".
Đức Phật nói : "Nầy
Đại Vương ! Phẫn hận sân não từ
ngã sở sanh. Nếu chẳng biết được
công đức và
lỗi lầm cùng
ngã và ngã sở thì gọi là
vô trí. Nếu như thiệt biết
ngã và ngã sở ấy thì tức là chẳng phải trí chẳng phải chẳng phải trí vậy.
Đại Vương nên biết tất cả các hành : tới không từ đâu, đi không chỗ đến.
Nếu không lai khứ thì không
sanh diệt.
Nếu không sanh diệt thì trí và
vô trí ấy cũng đều không. Tại sao ? Không có chút pháp nào mà có thể biết rõ sanh cùng chẳng phải sanh. Nếu rời năng tri thì là tri vậy".
Vua A Xà Thế bạch Phật rằng : "Đức
Như Lai rất
hi hữu, khéo nói
pháp như vậy. Nay tôi thà được
nghe pháp mà chết, chớ chẳng mong luống sống".
Đức Thế Tôn vì
vua A Xà Thế mà
khuyến phát khai hiểu làm cho vua
vui mừng rồi, liền
trở lại núi Kỳ Xà Quật, rửa chưn xong trải tọa ngồi nhập
tam muội. Vì
pháp thí nên lúc xế trưa
đức Phật từ
tam muội dậy.
Chư đại Bồ Tát và chúng
Thanh Văn đều từ
chánh định dậy.
Bấy giờ Ngài
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát chung cùng bốn vạn hai ngàn
Thiên Tử xu hướng Đại thừa.
Di Lặc Bồ Tát cùng chung năm ngàn chúng
Bồ Tát.
Dũng Mãnh Lôi Âm
Bồ Tát cùng chung năm trăm chúng
Bồ Tát.
Vua A Xà Thế cũng đem
quyến thuộc cùng chung đến chỗ
đức Thế Tôn,
đảnh lễ chưn Phật lui ngồi một phía.
Thành
Vương Xá lại có
vô lượng trăm ngàn
chúng sanh đồng đến
núi Kỳ Xà Quật, chỗ
đức Như Lai đảnh lễ chưn Phật lui ngồi một phía.
Thừa
oai thần của Phật, Ngài
Xá Lợi Phất đứng dậy trịch vai hữu gối hữu chấm đất
chắp tay cung kính bạch
đức Phật rằng : "Bạch
đức Thế Tôn ! Trước đây
đức Như Lai ở tại chợ trong thành
Vương Xá đã vì Tồi Quá Cữu
Bồ Tát mà nói tóm lược về
đại Bồ Tát công đức trang nghiêm thanh tịnh Phật độ.
Lành thay đức Thế Tôn ! Nguyện
đức Phật nói rộng về chư
Bồ Tát thật hành hạnh
bất thối chuyển Bồ đề, dứt các
phiền não,
nghiêm tịnh Phật độ,
viên mãn đại nguyện,
tu hành đầy đủ các
Ba la mật, xa rời bực
Thanh Văn Bích Chi Phật, noi
đi theo dấu đi của
Như Lai,
hàng phục chúng ma
chế ngự các
ngoại đạo, đủ
Nhứt thiết trí chuyển diệu pháp luân.
Bồ Tát như vậy dầu chưa được Nhứt thiết
chủng trí mà có thể
quyết định lợi ích an lạc vô lượng chúng sanh. Trong hội này, các
thiện nam tử thiện nữ nhơn được
nghe pháp ấy rồi sẽ
vui mừng tu hành".
Đức Thế Tôn tự nghĩ nay ta
thuyết pháp chẳng phải chỉ vì
đại chúng hiện tiền, ta phải
thị hiện thần biến.
Đức Thế Tôn phóng trăm ngàn ức
tia sáng màu đẹp, mỗi
tia sáng chiếu khắp trăm ngàn ức
thế giới mười phương, tất cả nhựt nguyệt
châu ma ni điện lửa
Thiên Long đều bị chói luốt tất cả,
cho đến tất cả
núi rừng cây cối vì ánh sáng Phật chiếu suốt nên không hiện được bóng.
Đức Thế Tôn lại
thị hiện tiếng đặng hắng
oai đức, tiếng ấy vang đến
thế giới mười phương.
Đông phương cách đây tám mươi bốn
hằng hà sa Phật độ, có
thế giới tên
Phổ Quang Minh
hiện có Phật hiệu Tập
Cát Tường vương.
Thế giới ấy không có danh từ
Thanh Văn Bích Chi Phật, chỉ có
Bồ Tát đông đầy. Mỗi
Bồ Tát đều có trăm ức
bất thối Bồ Tát làm
quyến thuộc. Trong chúng
Bồ Tát ấy có một
Bồ Tát tên
Pháp Thượng. Tại sao lại tên là
Pháp Thượng ? Vì
Bồ Tát ấy ở trước
chúng hội nghe
Phật thuyết pháp rồi bay lên
hư không cao bảy
cây đa la, tự
ẩn thân mình mà nói
pháp môn Bồ Tát tạng tên là Câu
Đà la ni Kim Cương.
Chúng hội ấy đều nghĩ rằng : Tất cả các pháp đều chỉ có
tiếng gọi nó mà thôi. Tại sao ? Vì
như Pháp Thượng
Bồ Tát chẳng
hiện thân tướng chỉ nghe tiếng nói thôi. Tiếng ấy không
thể tánh như
thân tướng kia, đã rời thấy nghe thì tức là
pháp tánh. Lúc nói pháp ấy, trong
pháp hội có
vô lượng đắc nhẫn
Bồ Tát xa thấy
Pháp Thượng Bồ Tát ở
thế giới ấy. Lại thấy ở
thế giới này, Phật
phóng quang minh và tiếng đặng hắng của Phật vang khắp
thế giới ấy. Chư
Bồ Tát ấy đồng đến chỗ
đức Phật Tập
Cát Tường Vương
đảnh lễ chưn Phật rồi đứng một phía.
Pháp Thượng Bồ Tát bạch Phật : "Bạch
đức Thế Tôn ! Có
nhơn duyên gì mà hiện
thoại ứng này ?".
Đức Phật Tập
Cát Tường Vương nói : "Nầy
Pháp Thượng ! Phương Tây cách đây tám mươi bốn
hằng hà sa Phật độ có
thế giới tên
Ta Bà hiện có Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni, vì muốn
triệu tập chư
Bồ Tát mười phương nên từ tất cả lỗ lông phóng ra
tia sáng ấy, cùng phát tiếng đặng hắng".
-
Bạch đức Thế Tôn ! Nay tôi muốn qua
thế giới Ta Bà lễ kính cúng dường Phật Thích Ca Mâu Ni và chư
Bồ Tát cùng muốn
nghe pháp.
Đức Phật Tập
Cát Tường Vương nói : Nên đi, nay đã phải lúc".
Pháp Thượng Bồ Tát nghĩ rằng : Ta phải dùng
thần biến gì để qua
thế giới Ta Bà lễ kính Phật Thích Ca Mâu Ni ? Nghĩ xong, liền nhập
tam muội tên Nhứt thiết
trang nghiêm thân.
Do sức
oai thần của
tam muội ấy làm cho
Tam thiên Đại Thiên thế giới nầy đầy những hoa đẹp chứa cao đến gối, trăm ngàn
âm nhạc đồng trỗi, phan lọng báu nhiều thứ
trang nghiêm, lại có hương thơm xông khắp
mọi nơi như cung
trời Tha Hóa Tự Tại.
Hiện
thần biến rồi,
Pháp Thượng Bồ Tát cùng sáu mươi ba ức
đại Bồ Tát, như
thời gian tráng sĩ co duỗi cánh tay, ẩn mất nơi
thế giới Phổ Quang Minh mà
hiện ra trong
thế giới này đến lễ chưn Phật đi nhiễu bên hữu ba vòng rồi theo hướng đã đến dùng
nguyện lực hóa hiện tòa sen mà ngồi.
Phương Nam cách đây chín mươi sáu ức
na do tha Phật độ có
thế giới tên
vi trần hiện có Phật hiệu Sư Tử Dũng Mãnh Phấn Tấn, có
vô lượng đại Bồ Tát cung kính vây quanh. Có một
Bồ Tát tên Bửu Chưởng. Tại sao tên là Bửu Chưởng ?
Bồ Tát ấy lúc ở các
Phật độ giáo hóa chúng sanh, muốn dùng bàn tay hữu rờ khắp bao nhiêu
thế giới thì liền làm được
như ý muốn, từ tay ấy phát ra tiếng Phật,
Pháp Tăng, tiếng thí, giới, nhẫn, tấn, thiền, huệ, từ, bi, hỉ, xả v. v... trăm ngàn ức
na do tha tiếng pháp bửu như vậy.
Bửu Chưởng
Bồ Tát thấy ánh sáng và
tiếng vang của Phật liền bạch hỏi nơi
đức Phật Sư Tử Dũng Mãnh Phấn Tấn rằng : "Bạch
đức Thế Tôn ! Do
duyên cớ gì mà có
thoại ứng ấy ?".
Đức Phật nói : "Nầy Bửu Chưởng ! Phương Bắc cách đây chín mươi sáu ức
na do tha Phật độ có
thế giới tên
Ta Bà hiện có Phật
Thích ca Mâu Ni, vì muốn diễn nói
pháp môn Phật độ công đức trang nghiêm, họp chư
Bồ Tát cho
nghe pháp ấy để
nhiếp thọ công đức nên
hiện ra thoại ứng ấy.
-
Bạch đức Thế Tôn !
Chúng tôi muốn qua
thế giới Ta Bà kính lễ cúng dường Phật Thích Ca Mâu Ni và chư
Bồ Tát cùng
nghe pháp.
- Nầy
thiện nam tử ! Chớ đi làm gì. Tại sao ? Vì
thế giới Ta Bà có đủ
tam độc và là chỗ
tụ họp của
chúng sanh khổ não.
-
Bạch đức Thế Tôn !
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác thấy nghĩa lợi gì mà rời cõi
thanh tịnh để
hiện thân trong cõi trược uế ?
- Nầy
thiện nam tử !
Đức Phật ấy thuở xưa xa phát thệ rằng : Nguyện tôi mau
thành tựu đại bi thường ở trong
chúng sanh tệ ác
thành Phật chuyển pháp luân.
-
Bạch đức Thế Tôn ! Đức
Thích Ca Như Lai thuở xưa
phát nguyện đại bi khó phát ấy nay ở trong
thế giới ác.
Đức Thế Tôn ấy rất là khó gặp, nay tôi phải qua
kính lễ cúng dường".
Đức
Sư Tử Dũng Mãnh Phấn Tấn Phật nói : "Nên đi, nay đã phải lúc. Nhưng nầy
thiện nam tử ! Ông đến cõi ấy phải khéo
quan sát cẩn thận chớ để
tổn thương. Tại sao ? Vì ở đó chư
Bồ Tát thiệt là khó gặp, mà các
chúng sanh khác thì
tâm hành hiểm độc dối trá khó
điều phục được.
-
Bạch đức Thế Tôn ! Cõi ấy dầu có giận hờn oán thù cũng chẳng tổn tôi được.
Giả sử tất cả
chúng sanh cùng tận vị lai giận hờn
mắng nhiếc đến đánh đập tôi đều chịu được chẳng phiền".
Đức Phật ấy nói với tất cả chư
Bồ Tát : "Nầy các
thiện nam tử ! Các ông nếu được như Bửu Chưởng
Bồ Tát thì có thể cùng đi".
Nghe lời phán của Phật, liền có bảy vạn hai ngàn
Bồ Tát đồng thanh bạch rằng : "Chúng tôi xin đi".
Bửu Chưởng
Bồ Tát nghĩ rằng nay tôi phải dùng
thần biến gì để qua
kính lễ Phật
Thích Ca Mâu Ni và có thể
an lạc vô lượng chúng sanh.
Nghĩ xong liền đưa bàn tay hữu che trùm cõi
Tam thiên Đại Thiên nầy rồi mưa những đồ uống ăn
y phục xe cộ
vàng bạc lưu ly chơn châu kha bối
san hô bích ngọc, tùy lòng hi vọng
chúng sanh đều được đầy đủ. Người thích
nghe pháp liền được nghe. Lại khiến
vô lượng chúng sanh nghe pháp chứng được chơn thiệt. Cũng làm cho
vô số chúng sanh bịnh khổ thọ vui
vi diệu thù thắng. Hiện
thần biến xong, Bửu Chưởng
Bồ Tát cùng chư
Bồ Tát trong khoảng một niệm, ẩn nơi kia mà hiện nơi đây, đến
đảnh lễ chưn Phật nhiễu bên hữu ba vòng rồi theo hướng đã đến dùng
nguyện lực hóa hiện đài sen mà ngồi.
Phương Tây cách đây bảy mươi hai ức
na do tha trăm ngàn
Phật độ có
thế giới tên
Ma Ni Tạng
hiện có Phật hiệu Ma Ni Tích Vương.
Phật độ ấy
thành tựu bằng
lưu ly thanh tịnh, không có
Thanh Văn và
Bích Chi Phật, chỉ có chúng
đại Bồ Tát thanh tịnh đi đứng đến lui nơi đất
lưu ly đều thấy
đức Như Lai hiện
rõ ràng như trong
gương sáng thấy đầu mặt mình, thấy Phật rồi thỉnh pháp,
đức Phật ấy vì chư
Bồ Tát nói
đại nguyện thuở trước. Chư
Bồ Tát ấy
nghe pháp đắc nhẫn.
Trong
bạch hào ma ni bửu giữa chặng mày của
Như Lai phóng ánh sáng lớn chiếu khắp cõi
Ma Ni Tạng, tất cả ánh sáng khác đều bị chói lấp. Cõi ấy có
Bồ Tát tên Thắng
Trí Nguyện thấy ánh sáng ấy liền đến bạch
đức Phật Ma Ni Tích Vương rằng : "Bạch
đức Thế Tôn ! Có
duyên cớ gì mà hiện
thoại ứng ấy".
Đức Phật nói : "Nầy
thiện nam tử ! Phương Đông cách đây bảy mươi hai ức
na do tha trăm ngàn
Phật độ có
thế giới tên
Ta Bà hiện có Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni vì muốn
triệu tập chư
Bồ Tát mà hiện
thoại ứng ấy".
Bồ Tát Thắng
Trí Nguyện bạch rằng : "Bạch
đức Thế Tôn !
Chúng tôi muốn qua
thế giới Ta Bà kính lễ cúng dường Phật Thích Ca Mâu Ni và chư
Bồ Tát cùng nghe pháp".
Đức
Ma Ni Tích Vương
Như Lai nói : "Nên đi, nay đã phải lúc".
Bồ Tát Thắng
Trí Nguyện nghĩ rằng : Nay tôi phải hiện
thần biến gì để qua
kính lễ Thích Ca Mâu Ni Như Lai. Nghĩ xong liền nhập
tam muội làm cho trong cõi này sự khổ trong ba
ác đạo đều
tiêu diệt mà được vui
vô thượng như
Tỳ Kheo được
chánh định. Bấy giờ tất cả
chư Thiên, thế nhơn và hàng
phi nhơn chẳng bị
tham sân si mạn nghi
ác kiến các
phiền não bức nhiễu và đều phát
lòng từ đối
với nhau.
Hiện
thần biến xong,
Bồ Tát Thắng
Trí Nguyện cùng bốn vạn hai ngàn
Bồ Tát,
trong khoảng một niệm ẩn nơi cõi kia mà
hiện ra nơi cõi này, đến lễ chưn Phật rồi theo hướng đã đến dùng
nguyện lực hóa hiện đài sen mà ngồi.
Phương Bắc cách đây sáu vạn ba ngàn
Phật độ có
thế giới tên Thường
Trang Nghiêm hiện có Phật hiệu Ta La Khởi Vương. Cõi ấy chưa hề có tên nữ nhơn, tất cả đều
liên hoa hóa sanh ca sa theo thân.
Lúc ấy Phật
Ta La Khởi Vương vì chư
Bồ Tát mà nói
pháp môn Phật chủng tánh ấn. Sao gọi là
Phật chủng tánh ấn ? Đó là tối
sơ phát tâm Bồ đề tức là đủ giới
Bồ Tát, nhập
Bồ Tát tạng được
Đà la ni tâm chẳng
tán loạn, chẳng rời nơi xả, chứng
tánh không, chánh tu
vô tướng, không chỗ nguyện cầu, tánh rời
tham nhiễm, hay
chứng nhập nơi uẩn giới xứ,
phát khởi quan sát đều ưa cầu
Phật huệ, chơn thiệt biết rõ tánh
vô sanh, chứng tất cả pháp mà
vô phân biệt, đầy đủ
chánh kiến dứt các
vọng niệm, đây gọi là
Phật chủng tánh ấn.
Trong
đại chúng ấy có
Bồ Tát tên Tướng
Trang Nghiêm Tinh Tú Tụ Vương.
Bồ Tát nầy có bổn nguyện
thù thắng,
chúng sanh nào thấy thân Ngài thì nhứt định sẽ được ba mươi hai tướng.
Bồ Tát nầy thấy ánh sáng và nghe tiếng của Phật liền đến bạch
đức Phật Ta La Khởi Vương rằng : "Do
duyên cớ gì mà hiện
thoại ứng ấy ?".
Đức Phật nói : "Nầy
thiện nam tử ! Phương Nam cách đây sáu vạn ba ngàn
Phật độ có
thế giới tên
Ta Bà có
Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni vì muốn
triệu tập chư
Bồ Tát nên hiện điềm ấy.
-
Bạch đức Thế Tôn ! Cớ sao hiệu là
thế giới Ta Bà ?
- Nầy
thiện nam tử ! Cõi ấy
kham nhẫn tham sân si và các
khổ não nên gọi là
thế giới Ta Bà.
-
Bạch đức Thế Tôn !
Chúng sanh cõi ấy đều có thể nhẫn thọ được các sự đánh đập
mắng nhiếc não hại chăng ?
- Nầy
thiện nam tử !
Chúng sanh cõi Ta Bà ấy ít có ai
thành tựu được
công đức nhẫn nhục, mà phiền nhiều
tùy thuận tham sân si oán hận triền phược.
-
Bạch đức Thế Tôn ! Nếu như
vậy thì thế giới ấy chẳng nên gọi là
Ta Bà.
- Nầy
thiện nam tử !
Thế giới ấy cũng có
thiện nam tử thiện nữ nhơn
tu hành Bồ Tát thừa đã từng
cúng dường vô lượng chư Phật,
thành tựu hạnh
nhẫn nhục cứu hộ chúng sanh giỏi tự
điều phục. Nếu bị gia hại những người nầy đều có thể nhẫn chịu không hề
buông lung tham sân si. Do có những thiện
trượng phu ấy nên gọi là
thế giới Ta Bà. Lại trong cõi ấy cũng có
chúng sanh đầy đủ những điều ác ít biết
hối lỗi tâm họ thô dữ không tàm quí, chẳng kính Phật, chẳng trọng Pháp, chẳng mến Tăng nên thường đọa
địa ngục ngạ quỉ súc sanh. Đức
Thích Ca Mâu Ni Phật ở trong các
chúng sanh hạ liệt ấy đều nhẫn thọ được tất cả sự mạ nhục ghét hờn chê bai
não loạn mắng chửi khủng bố,
tâm Phật như
đại địa chẳng ai lay động được, không chỗ trái nghịch được. Nếu được
cúng dường tôn trọng,
tâm Phật không cao hạ cũng không ghét thương. Vì cớ đó nên
thế giới ấy tên là
Ta Bà.
-
Bạch đức Thế Tôn !
Chúng tôi được lợi lành lớn là chẳng sanh vào trong
chúng sanh hạ liệt tệ ác ấy.
- Nầy
thiện nam tử ! Chớ có nói như vậy. Tại sao ? Phương Đông Bắc có
thế giới tên Diệu
Trang Nghiêm Nhẫn
hiện có Phật hiệu Đại Tự Tại Vương.
Chúng sanh cõi ấy thảy đều đầy đủ một bề an vui như
Tỳ Kheo nhập diệt tận định. Nếu có người ở cõi ấy tu
phạm hạnh trăm ngàn ức năm chẳng bằng ở
cõi Ta Bà tu khoảng
đàn chỉ. Đối với
chúng sanh khởi tâm từ bi được
công đức còn nhiều hơn nữa, huống là an
trụ tâm thanh tịnh một ngày một đêm.
-
Bạch đức Thế Tôn !
Chúng tôi muốn qua
thế giới Ta Bà kính lễ Phật
Thích Ca Mâu Ni và chư
Bồ Tát cùng nghe pháp".
Đức Phật Ta La Khởi Vương
bảo Tướng Trang Nghiêm Tinh Tú Tụ Vương
Bồ Tát rằng : "Nên đi, nay đã phải lúc".
Bồ Tát ấy nghĩ rằng nay tôi phải hiện
thần thông gì để qua
lễ kính Thích Ca Mâu Ni Như Lai ? Nghĩ xong liền hóa lọng báu che trùm cõi
Đại Thiên nầy, có trăm ngàn muôn ức
chuỗi ngọc phan báu rũ thòng giáp vòng, mưa các thứ hoa,
tự nhiên trỗi trăm ngàn
âm nhạc, lại khiến trong hội nầy hàng
tứ chúng và
Bát Bộ Nhơn
Phi Nhơn tự thấy mình có đủ ba mươi hai tướng
hiện ra trong lọng báu ấy.
Hiện
thần thông xong, Tướng
Trang Nghiêm Tinh Tú Tụ Vương
Bồ Tát cùng mười ức
Bồ Tát trong khoảng một niệm ẩn nơi kia
hiện ra nơi đây, đến lễ chưn Phật rồi theo hướng đã đến dùng
nguyện lực hiện
đài sen mà ngồi.
Như vậy khắp
mười phương có
vô lượng Phật độ, trăm ngàn ức
Bồ Tát thấy ánh sáng và nghe tiếng đặng hắng của Phật, đồng thưa bạch cùng
đức Như Lai bên ấy rồi đồng qua
thế giới nầy lễ chưn
Phật hiện đài sen mà ngồi.
Trong
thế giới nầy, hàng
Thích Phạm Hộ Thế đại oai đức chư Thiên Bát Bộ đều thấy ánh sáng và nghe tiếng Phật cũng đồng đến lễ chưn Phật rồi ngồi một phía.
Bấy giờ
đức Thế Tôn hiện
thần biến làm cho
vô lượng Bồ Tát ở
mười phương đến đều thấy
cõi nầy công đức trang nghiêm và thân lượng của Phật cũng đồng với
Phật độ mình không chút sai khác. Nhưng chư
Bồ Tát ấy vẫn biết rõ độ kia
cõi nầy chẳng tạp loạn.
Đức Di Lặc
Bồ Tát đứng dậy chỉnh y trịch bày vai hữụ gối hữu chấm đất
chắp tay hướng Phật mà nói kệ rằng :
"Danh chấn
mười phương trí
vô lượngPhóng
đại quang minh chiếu
thế gianTất cả
chúng sanh cùng đo lường
Chẳng lường được
trí huệ Thế TônMười phương vô lượng ức
Bồ TátVì
cầu pháp nên đồng đến họp
Mà đều tin ưa các
pháp mônNguyện Phật diễn nói cho
vui mừngNhư Lai giới định và
trí huệDanh xưng nghe khắp
mười phương cõi
Thuyết pháp vô úy như
sư tửSáng khắp
hư không như mặt nhựt
Tất cả Trời Rồng và
La SátVà chư
Tỳ Kheo ,
Tỳ Kheo NiChúng
Ưu Bà Tắc,
Ưu Bà DiChắp tay thích nghe
đức Phật nói
Quá khứ vị lai và
hiện tạiThế Tôn nơi ấy đều biết rõ
Dùng sức thắng giải cứu
quần mêMong
giải quyết nghi cho
hiểu rõThế nào trí hành của
bồ TátNghiêm tịnh Phật độ cho sáng sạch
Thế nào
thệ nguyện mau thành mãn
Nay thỉnh
Như Lai tuyên nói cho
Thế nào không tham
giới không khuyết
Hay nhẫn các sự mắng nhục đánh
Tinh tấn tu hành không biếng lười
Giải thoát vô lượng chúng sanh khổ
Chuyên tâm ưa
nhập môn tam muộiỞ yên cung điện thiền
thanh tịnhỞ đời
lợi ích mà không nhiễm
Ví như hoa sen chẳng dính nước
Thế nào
trí huệ xuất thế gianDiễn nói pháp
thậm thâm vi diệuHàng phục tất cả các chúng ma
Mau đầy đủ được xa ma tha".
Đức Thế Tôn bảo
Di Lặc Bồ Tát rằng : "Nay ông vì Phật mà
sắp đặt pháp tọa. Phật sẽ thăng tòa nói chỗ
tu hành theo
trí nguyện thuở trước, hay khéo xuất
sanh Phật độ
công đức trang nghiêm xu hướng pháp môn chơn thiệt".
Di Lặc Bồ Tát tự nghĩ rằng nay do
ý nghĩa gì mà
đức Thế Tôn truyền tôi
sắp đặt pháp tọa mà chẳng bảo các ông
A Nan,
Mục kiền Liên v.v... Tại sao Phật lại
bỏ rơi các
Thanh Văn.
Phải chăng đức Thế Tôn chỉ vì chư
Bồ Tát mà
thuyết pháp. Hoặc là hàng
Thanh Văn và
Bích Chi Phật chẳng phải
pháp khí đối với
pháp môn ấy.
Vì lẽ ấy mà
đức Phật Thế Tôn truyền tôi
sắp đặt pháp tọa.
Di Lặc Bồ Tát liền dùng
thần thông hóa hiện tòa
sư tử báu cao bốn vạn
do tuần giáp vòng
trang nghiêm đẹp, trải tòa với
thiên y mềm nhuyễn, từ bửu tòa ấy phát ra những
tia sáng chiếu suốt
Tam thiên Đại Thiên thế giới này.
Đức Như Lai thăng tòa, cả
thế giới nầy
chấn động sáu cách.
Bấy giờ
đức Thế Tôn bảo Ngài
Xá Lợi Phất rằng : "Bồ Tát
thành tựu bốn pháp có thể làm cho
sở nguyện đều được đầy đủ. Những gì là bốn ?
Một là phát
trí nguyện thù thắngHai là đối với
chúng sanh phát tâm thương xót.
Ba là
phát khởi tinh tấn.
Bốn là kính thờ bực
thiện tri thức.
Lại nầy
Xá Lợi Phất !
Bồ Tát thành tựu một pháp làm cho
sở nguyện chẳng thối lui
nghiêm tịnh Phật độ. Đó là
Bồ Tát phải thích học theo đức
Bất Động Như Lai lúc làm
Bồ Tát tu hành lập thệ nguyện rộng lớn rằng : Tôi sanh vào xứ nào, lúc sơ sanh nếu chẳng
xuất gia thì là khi dối
chư Phật mười phương. Chư
Bồ Tát phải học
theo như vậy. Hoặc có Phật
xuất thế hay không có Phật
xuất thế, tất
cả đời sanh vào xứ nào đều
quyết định xuất gia. Tại sao ? Vì
chỗ tối thắng của
Bồ Tát là
xuất gia vậy.
Nầy
Xá Lợi Phất ! Người thích
xuất gia hay nhiếp lấy mười thứ
công đức. Những gì là mười ?
Một là chẳng nhiễm lấy các
dục lạc.
Hai là
ưa thích nơi
a lan nhã.
Ba là thật hành chỗ sở hành của Phật.
Bốn là rời lìa
việc làm của
phàm phuNăm là chẳng nhiễm lấy
vợ con và
tài sảnSáu là rời lìa nhơn
nghiệp ác đạo.
Bảy là
tu tập các
pháp thiện đạo
Tám là căn lành đời trước đều chẳng tổn giảm.
Chín là luôn được
chư Thiên khen tặng.
Mười là tất cả
quỉ thần đều
cung kính thủ hộ.
Nếu
Bồ Tát thường thích
xuất gia thì được mười thứ
công đức như vậy. Vì thế nên
Bồ Tát có trí cầu
Bồ đề muốn độ
chúng sanh thường phải
xuất gia. Đây gọi là
Bồ Tát thành tựu một pháp.
Lại nữa, nầy
Xá Lợi Phất !
Bồ Tát thành tựu hai pháp làm cho
sở nguyện chẳng thối lui
nghiêm tịnh Phật độ. Đó là
Bồ Tát chẳng thích
Thanh Văn địa chẳng cầu
Thanh Văn thừa, chẳng
ưa thích nói pháp
Thanh Văn thừa, chẳng gần gũi người
Thanh Văn thừa, chẳng
học giới Thanh Văn, chẳng thích nói pháp cùng
tương ưng với
Thanh Văn thừa, cũng chẳng khuyên người hành
Thanh Văn thừa. Với
Duyên Giác thừa,
Bồ Tát chẳng
ưa thích cũng như vậy.
Bồ Tát chỉ vì
Phật pháp khuyến phát chúng sanh thành tựu tối thượng Vô thượng Bồ đề. Đây gọi là hai pháp vậy.
Nầy
Xá Lợi Phất ! Nếu có ai khuyên người xu
nhập Phật thừa,
Bồ Tát nầy có thể nhiếp lấy mười thứ
công đức. Những gì là mười ?
Một là được
quốc độ thanh tịnh không có
Thanh Văn và
Bích Chi Phật.
Hai là được thuần một chúng
Bồ Tát thanh tịnh.
Ba là được chư
Phật Thế Tôn hộ niệm.
Bốn là thường được chư Phật
xướng danh khen ngợi và
thuyết pháp cho.
Năm là chỗ
phát tâm đều rộng lớn.
Sáu là nếu sanh
cõi trời thường làm
Đế Thích hoặc
Phạm Thiên Vương.
Bảy là nếu sanh nhơn gian thì làm
Chuyển luân Vương.
Tám là thường thấy chư Phật.
Chín là được
chư thiên và người mến nhớ.
Mười là nhiếp lấy
vô lượng vô biên a tăng kỳ công đức. Tại sao ? Nếu có người hay khiến bao nhiêu
chúng sanh toàn cõi
Đại ThiênTất cả đều được quả
A La Hán, hoặc quả
Duyên Giác. Nếu lại có người hay đặt một
chúng sanh nơi Phật
Bồ đề, thì
công đức nầy nhiều hơn
công đức kia. Tại sao ? Vì chẳng phải do
Thanh Văn Duyên Giác xuất hiện mà
Phật chủng chẳng dứt.
Thế gian nếu không Phật thì không có
Thanh Văn Duyên Giác. Do Phật
xuất hiện mà
Phật chủng chẳng dứt và xuất sanh
Thanh Văn Duyên Giác. Vì thế nên
Bồ Tát làm cho người an trụ trong
Phật thừa thì được mười thứ
công đức như vậy và được
quốc độ thanh tịnh.
Lại nữa, nầy
Xá Lợi Phất !
Bồ Tát thành tựu ba pháp khiến
sở nguyện chẳng thối lui
nhiếp thọ Phật độ công đức trang nghiêm. Những gì là ba ?
Một là
tôn trọng ưa thích an trụ
a lan nhã.
Hai là không chỗ
nhiễm trước mà làm
pháp thí.
Ba là
bền vững an trụ
luật nghi thanh tịnh.
Nầy
Xá Lợi Phất !
Bồ Tát an trụ
giới luật thì được mười thứ
vô úy. Những gì là mười ?
Một là vào
tụ lạc vô úy.
Hai là ở trong chúng
thuyết pháp vô úy.
Ba là
ẩm thực vô úy.
Bốn là ra khỏi
tụ lạc vô úy.
Năm là vào chùa
vô úy.
Sáu là ở trong chúng
ăn uống vô úy.
Bảy là
giáo thọ vô úy.
Tám là thân cận
Hòa thượng a xà lê vô úy.
Chín là đối với
quyến thuộc của mình,
từ tâm dạy bảo vô úy.
Mười là
thọ dụng bốn sự
y phục, uống ăn, mền mùng, thuốc men
vô úy.
Nầy
Xá Lợi Phất ! Người an trụ
giới luật, có
lời nói ra
mọi người đều tin nhận. Đây là mười thứ
vô úy của
Bồ Tát.
Lại nữa, nầy
Xá Lợi Phất !
Bồ Tát thuyết pháp tâm không có chỗ
nhiễm trước thì hay
nhiếp thọ mười thứ
công đức. Những gì là mười ?
Một là chẳng sanh
ác dục.
Hai là chẳng cầu người khác
biết mình.
Ba là chẳng
phát khởi tâm
cầu danh.
Bốn là đối với nhà
đàn việt tâm chẳng nhớ luyến.
Năm là chẳng
trông nom giữ gìn nhà
đàn việt.
Sáu là với
tứ sự cúng dường rất
hạ liệt cũng lấy làm vui đủ.
Bảy là
thuyết pháp khiến người tin nhận.
Tám là được
thiện thần ủng hộ.
Chín là chẳng sanh tà giác.
Mười là
phát khởi tâm niệm Phật.
Lại nữa, nầy
Xá Lợi Phất !
Bồ Tát tôn kính thích ở
a lan nhã thì
thành tựu mười thứ
công đức lợi ích. Những gì là mười ?
Một là xa rời
ngôn luận thế tục.
Hai là chuyên quên nhàn tĩnh.
Ba là
tâm duyên định cảnh.
Bốn là
bỏ rơi những danh vụ.
Năm là mến ưa chư Phật.
Sáu là hằng thọ
thiền định hỉ lạc.
Bảy là lúc tu
phạm hạnh không có
chướng ngại.
Tám là dùng ít
công lực mà được
tam muội.
Chín là
giáo pháp được thọ chưa hề quên mất.
Mười là pháp nghĩa được nghe thảy đều biết rõ.
Lại nữa, nầy
Xá Lợi Phất !
Bồ Tát thành tựu bốn pháp khiến
sở nguyện chẳng thối lui
nghiêm tịnh Phật độ. Những gì là bốn ?
Một là như
lời nói hay làm được, như
việc làm hay nói được.
Hai là thường tự khiêm hạ.
Ba là xa rời
bỏn xẻn và
ghen ghét.
Bốn là thấy người được
lợi sanh lòng
hoan hỉ.
Nầy
Xá Lợi Phất !
Bồ Tát ấy như
việc làm hay nói được có bốn điều
lợi ích. Những gì là bốn ?
Một là trong miệng thường phát ra
mùi thơm hoa sen xanh.
Hai là
ngữ nghiệp thanh tịnh,
lời nói không
sai lầm.
Ba là tất cả
thế gian đồng tin nhận.
Bốn là
nhiếp thọ âm thanh viên mãn của Phật.
Nầy
Xá Lợi Phất !
Bồ Tát khiêm hạ có bốn điều
lợi ích :
Một là xa rời những thân
súc sanh ác thú.
Hai là thọ khoái lạc
vi diệu.
Ba là mưu ngầm giặc giữ đều chẳng hại được.
Bốn là kham thọ trời và người
cung kính lễ bái.
Nầy
Xá Lợi Phất !
Bồ Tát rời
bỏn xẻn ganh ghét có bốn điều
lợi ích :
Một là chẳng quên
mất lòng bố thí.
Hai là lúc
đói khát thì làm nhà
đại thí chủ.
Ba là thấy người
trì giới đến thì
tiếp rước dẫn vào.
Bốn là hoặc thọ người thí hay thí cho người không có ai
ganh ghét.
Nầy
Xá Lợi Phất !
Bồ Tát thấy người được
lợi sanh lòng
hoan hỉ có bốn điều
lợi ích :
Một là thường sanh tâm nầy : Tôi nhiếp
chúng sanh phải cho họ
lợi lạc, nay họ tự được
lợi lạc nên tôi sanh lòng
vui mừng.
Hai là chỗ có tài vật, vua quan nước lửa cướp giặc
oán thân đều chẳng
xâm đoạt được.
Ba là tùy sanh xứ nào
của báu và các con thảy đều đầy đủ, vua chẳng còn
đố kỵ huống là người khác.
Bốn là
của cải chứa dùng đều
vô tận.
Lại nữa, nầy
Xá Lợi Phất !
Bồ Tát thành tựu năm pháp khiến
sở nguyện chẳng thối lui
nghiêm tịnh Phật độ. Những gì là năm ?
Một là
Bồ Tát đến chỗ
pháp sư thăm hỏi tu những
công hạnh gì có thể được
Phật độ thanh tịnh trang nghiêm ? Nếu được nghe, như lời
tu hành.
Hai là do
Bồ Tát trì giới thanh tịnh và
nguyện lực nên sanh trong
Phật quốc. Được
sanh Phật quốc rồi
quan sát nước ấy nhiều thứ
trang nghiêm các thứ đồ dùng báu đẹp, chúng
Thanh Văn và
Bồ Tát thân tướng vi diệu. Đối với
Phật cung kính
tôn trọng bạch hỏi
Bồ Tát tu những
công hạnh gì được
Phật độ rộng lớn
thanh tịnh trang nghiêm ? Được Phật dạy cho rồi
như pháp tu hành.
Ba là
Bồ Tát có trí hành, phải tịnh trí ấy, phải tấn hành ấy. Thế nào là tịnh trí ? Đó là ở nơi pháp
năng duyên và pháp
sở duyên xa rời trí
Thanh Văn và
Duyên Giác. Thế nào là tấn hành ? Đó là như chỗ được nghe
quyết định tu hành, rời lìa chẳng
tu hành.
Bốn là
Bồ Tát khéo biết nhơn
sanh tử và biết
xuất ly. Nhơn
sanh tử là chẳng
chánh tư duy, đây là chỗ
y chỉ của
bốn điên đảo làm nhơn
sanh tử.
Xuất ly là chánh
tu hành, với tất cả pháp chẳng sanh
phân biệt đó là
xuất ly vậy.
Năm là chỗ
Bồ Tát biết rõ
thể tánh chư Phật và tánh
quốc độ đều chỉ có
giả danh,
giả danh cũng
tịch diệt. Biết rõ như vậy nên chẳng
sanh khởi tri tưởng.
Lại nữa, nầy
Xá Lợi Phất !
Bồ Tát thành tựu sáu pháp khiến mau được
vô thượng Bồ đề, cũng hay nhiếp lấy
Phật độ tối thượng :
Một là
Bồ Tát làm
đại thí chủ, bao nhiêu vật
sở hữu trân ngoạn khả ái đều
hoan hỉ bố thí chẳng tiếc, lại nghĩ rằng tôi làm
bố thí lớn để
viên mãn Đại thừa. Nghĩa là lúc cầu
vô thượng Bồ đề, tất cả đều
xả thí, lòng không luyến tiếc, đầy đủ
thành tựu tư lương Bồ đề, bỏ
thân mạng nầy còn chẳng
hối tiếc, huống là tư sản
vợ con. Nầy
Xá Lợi Phất ! Cớ chi
Như Lai được gọi là đấng
Nhứt thiết trí ? đó là lúc
tu Bồ Tát hạnh, nơi
sở hữu của mình đều xả bỏ tất cả, do đó được
Bồ đề rồi gọi là
Nhứt thiết trí.
Hai là
Bồ Tát tại gia hay
xuất gia, thà bỏ
thân mạng chớ trọn chẳng
phá giới. Đem sự
trì giới ấy cùng
chúng sanh hồi hướng Vô thượng Bồ đề.
Trì giới như vậy tự
cảm thấy vui mừng thích tu
phạm hạnh, ngày đêm an vui càng siêng
cầu pháp an trụ chánh
tu hành, chán sợ
tam giới mong cầu
thoát ly. Dầu thấy sức yếu mà nhớ đến
chúng sanh, họ cũng khổ như tôi, tôi sẽ gánh lấy
gánh nặng ấy nhiếp lấy
chúng sanh đặt tại
Niết bàn an lạc.
Trì giới như vậy lúc
tự giác hỉ liền được tâm
đại bi, nhẫn đến khi chưa được Nhứt thiết
chủng trí chẳng bỏ
tinh tấn xem như tự cứu lửa cháy đầu.
Ba là
Bồ Tát mặc giáp
nhẫn nhục rời cao mạn được sức đại nhẫn, nếu bị mắng hay đánh, tâm nhẫn
thành tựu chẳng sanh
sân hận.
Giả sử có gậy lớn như
núi Tu Di, có người cầm đánh mắng suốt cả
ức kiếp cũng chẳng sanh lòng oán giận. Tại sao ? Vì các
chúng sanh ấy chẳng theo
Phật học, mà tôi thì đương theo
Phật học, được họ đánh mắng bao nhiêu thêm lớn
đại bi bấy nhiêu. Tôi phải mặc giáp
hoằng thệ nhiếp thủ chúng sanh làm cho họ
được giải thoát nhập Niết bàn, vì thế nên tôi chẳng nên
sân hận.
Bồ Tát lúc đương an trụ
nhẫn lực như
vậy thì thành tựu mười điều đầy đủ : một là
chủng tánh, hai là
tài sản, ba là
quyến thuộc, bốn là
sắc tướng, năm là thiện xả, sáu là
thiện hữu, bảy là được nghe
chánh pháp, tám là như
lời nói tu hành, chín là lúc
mạng chung được thấy chư Phật, mười là được thấy Phật rồi sanh
lòng tin thanh tịnh.
Bốn là
Bồ Tát vì muốn
thành tựu thiện pháp nên
kiên cố tự định thời khóa
phát khởi tinh tấn, lại vì mỗi mỗi
chúng sanh mà tận thuở
vị lai ở trong
sanh tử thứ đệ tu hành các hạnh
tinh tấn chẳng mỏi mệt. Đem
công nghiệp tự định khóa và
đại bi ấy vì tất cả
chúng sanh trong tất cả
thời gian lúc còn
lưu chuyển sanh tử chẳng bỏ
chúng sanh.
Nầy
Xá Lợi Phất ! Nếu có
Bồ Tát đem thất bửu đầy
hằng sa thế giới mười phương, trong mỗi niệm, dâng lên
đức Như Lai,
cúng dường nối tiếp như vậy mãi đến
tận vị lai tế.
Nếu có
Bồ Tát phát tâm đại bi mặc giáp
tinh tấn,
công đức nầy nhiều hơn
công đức kia.
Nầy
Xá Lợi Phất !
Bồ Tát có đủ
tinh tấn nầy thì được mười thứ pháp chi nguyện
thù thắng. Những gì là mười ?
Một là rời lìa hạnh
phàm ngu. Hai là
nhiếp thọ hạnh Phật. Ba là thấy lỗi
sanh tử. Bốn là an
trụ tâm đại bi. Năm là chẳng thối thất tâm bổn nguyện. Sáu là ít bịnh tật. Bảy là thuận chư
Phật giáo. Tám là mỏng nhẹ
dâm nộ si. Chín là theo văn rõ nghĩa. Mười là
tu hành thành tựu.
Năm là
Bồ Tát nghĩ rằng
chư Phật Như Lai tâm thường ở tại
chánh định chưa hề
thất niệm, tôi phải theo chỗ làm của Phật. Nếu
tâm tán loạn thì trọn chẳng chứng được chỗ làm của Phật. Vì thế nên phải rời bỏ tất cả tâm chấp lấy, cũng bỏ tất cả
lợi dưỡng cung kính tụ lạc thành ấp uống ăn đồ
cần dùng và các
thân hữu. Vì muốn
lợi ích các
chúng sanh nên chẳng bỏ
chúng sanh. Thường ưa ở
a lan nhã chỗ
tịch tĩnh, độc
hành không bạn như con tê giác một sừng. Ở chỗ
tịch tĩnh rồi
khởi tâm đại từ ban đầu khắp một phương rồi lần lần đến khắp
mười phương đến khắp
chúng sanh.
Tâm từ khắp cả rồi được nhập
thiền định.
Nầy
Xá Lợi Phất ! Nếu có
Bồ Tát tại gia đem tất cả đồ dùng đáng
ưa thích cúng dường tất cả
hằng sa chư Phật và
Tỳ Kheo Tăng trong
hằng sa kiếp. Nếu có
Bồ Tát xuất gia đi bảy bước hướng đến chỗ
a lan nhã tịch tĩnh,
phước đức nầy hơn
phước đức kia nhiều. Vì có thể mau được
đại Bồ đề vậy.
Nầy
Xá Lợi Phất !
Bồ Tát ưa ở
tịch tĩnh nhập
thiền định thì được mười thứ
công đức lợi ích. Những gì là mười ? Một là được niệm, hai là được huệ, ba là
tu hành, bốn là
biện luận mau, năm là được
Đà la ni, sáu là khéo biết pháp sanh, bảy là khéo biết
pháp diệt, tám là giới tụ chẳng phạm, chín là
chư Thiên cúng dường, mười là chẳng
tham sự tốt của người.
Sáu là
Bồ Tát khéo biết
trí huệ chẳng lưu, đó là
trí huệ lấy giới làm đầu, pháp lành
tăng trưởng lấy huệ làm đầu. Vì thế nên
Bồ Tát phải học
trí huệ.
Thế gian có bao nhiêu tất cả công xảo khó làm khó thành, tất cả y dược đều học hết mà sự
thông hiểu nầy chẳng
chứng nhập được
ly dục tịch diệt, cũng chẳng thể
xu hướng Bồ đề, chẳng phải hướng
Sa Môn,
Bà La Môn, chẳng phải
xu hướng Niết bàn. Vì thế nên nay tôi phải lại khắp cầu công xảo
pháp dược, do trí nầy khiến tôi được
cứu cánh tịch diệt.
Bồ Tát cầu pháp bổn : chẳnh thấy chút pháp hay khởi được pháp. Do chẳng thấy nên an trụ nơi
tịch diệt. Do an trụ
tịch diệt thì không
nhiệt não. Do không
nhiệt não nên biết rõ
sanh tử, vì
chúng sanh mà thọ sanh để làm cho
chúng sanh trừ diệt khổ
sanh tử vậy. Đây là sáu pháp.
Lại nữa, nầy
Xá Lợi Phất !
Bồ Tát thành tựu bảy pháp khiến
sở hữu chẳng thối lui
nghiêm tịnh Phật độ. Những gì là bảy ?
Một là tự bỏ tất cả, mà thí
bất khả đắc vậy.
Hai là chẳng khuyết phạm, mà chẳng dính mắc nơi giới vậy.
Ba là
nhẫn nhục nhu hòa, mà
chúng sanh bất khả đắc vậy.
Bốn là
phát khởi tinh tấn, mà
thân tâm bất khả đắc vậy.
Năm là
thành tựu thiền định, mà chẳng trụ nơi thiền vậy.
Sáu là
trí huệ viên mãn, mà
vô phân biệt vậy.
Bảy là
tùy niệm chư Phật, mà xa rời tướng vậy.
Lại nữa, nầy
Xá Lợi Phất !
Bồ Tát thành tựu tám pháp khiến
sở nguyện chẳng thối lui
nghiêm tịnh Phật độ. Những gì là tám ?
Một là chẳng thích
Niết bàn, hai là
bố thí đồ
trang nghiêm, ba là tâm
quảng đại, bốn là
tôn kính Pháp Sư, năm là chẳng làm
tà mạng, sáu là
bình đẳng ban cho, bảy là chẳng tự căng cao, tám là chẳng khinh miệt người.
Lại nữa, nầy
Xá Lợi Phất !
Bồ Tát thành tựu chín pháp khiến nguyện chẳng thối lui
nghiêm tịnh Phật độ. Những gì là chín ?
Một là đủ thân
luật nghi, hai là đủ ngữ
luật nghi, ba là đủ ý
luật nghi, bốn là diệt các
tham dục, năm là diệt các
sân hận, sáu là diệt các
ngu si, bảy là chẳng làm điều khi dối, tám là làm bạn
kiên cố, chín là chẳng khinh mạn
thiện tri thức.
Lại nữa, nầy
Xá Lợi Phất !
Bồ Tát thành tựu mười pháp khiến
sở nguyện chẳng thối lui
nghiêm tịnh Phật độ. Những gì là mười ?
Một là nghe
địa ngục khổ chỉ khởi
đại bi mà chẳng kinh sợ.
Hai là nghe
súc sanh khổ chỉ khởi
đại bi mà chẳng kinh sợ.
Ba là nghe
ngạ quỉ khổ chỉ khởi
đại bi mà chẳng kinh sợ.
Bốn là nghe
chư Thiên suy não chỉ khởi
đại bi mà chẳng kinh sợ.
Năm là nghe nhơn gian
đói khát giặc cướp
oán địch giết hại chỉ khởi
đại bi mà chẳng kinh sợ.
Sáu là
Bồ Tát tự nghĩ : Giờ đây tôi phải
phát khởi tinh tấn, nhẫn đến chưa được
Phật độ thanh tịnh trọn chẳng lười trễ.
Bảy là khiến trong nước tôi đồ uống ăn
y phục theo
ý niệm liền được.
Tám là các
chúng sanh trong nước tôi
thọ mạng vô lượng.
Chín là các
chúng sanh trong nước tôi
không tâm bỉ ngã.
Mười là bao nhiêu
chúng sanh trong nước tôi
quyết định xu hướng Vô thượng Bồ đề.
Lại nữa, nầy
Xá Lợi Phất ! Nếu
Bồ Tát cầm hoa đẹp đến chỗ
Như Lai, hoặc chỗ tháp Phật mà
cúng dường thì nguyện rằng : Nguyện hoa đẹp nầy sắc hương
thù thắng, người thấy hoa đều vui đẹp. Lúc tôi
thành Phật, khiến trong nước tôi khắp nơi đầy những hoa đẹp như vậy, và những cây báu
trang nghiêm mọi chỗ. Nhẫn đến hương bột hương thoa
y phục uống ăn lọng báu
tràng phan vàng bạc lưu ly chơn châu các thứ báu lúc dùng
cúng dường cũng phải như hoa,
hồi hướng công đức trang nghiêm Phật độ. Do vì
Bồ Tát an trụ nơi
giới luật nên
tùy tâm sở nguyện đều được
thành tựu.
Lại nữa, nầy
Xá Lợi Phất !
Bồ Tát phải thường nhiếp lấy mười
nghiệp đạo thiện đều
hồi hướng Nhứt thiết
chủng trí. Vì thế nên lúc
Bồ tát thành phật, trong
Phật độ ấy bao nhiêu
chúng sanh lúc sơ sanh đều có đủ mười
nghiệp đạo thiện và trí
xuất ly.
Lại nữa, nầy
Xá Lợi Phất !
Bồ Tát đến đâu cũng khuyên các
chúng sanh đều
xu hướng Vô thượng Bồ đề. Chỉ
ca ngợi Phật thừa mà chẳng nói đến
nhị thừa và
công pháp. Vì thế nên lúc
Bồ Tát thành Phật, trong
Phật độ ấy các
chúng sanh quyết định sẽ được
Vô thượng Bồ đề, xa rời
Thanh Văn và
Bích Chi Phật. Có
vô lượng Bồ Tát đầy trong nước ấy.
Lại nữa, nầy
Xá Lợi Phất !
Bồ Tát đối với
lợi dưỡng của người chẳng hề ngăn dứt, thấy người được lợi thì
vui mừng. Vì thế nên lúc
Bồ Tát thành Phật, trong
Phật độ ấy bao nhiêu
chúng sanh có những đồ vật
cần dùng không hề đoạn dứt, đầy đủ được
đại pháp quang minh.
Lại nữa, nầy
Xá Lợi Phất !
Bồ Tát nếu thấy
Tỳ Kheo,
Tỳ Kheo Ni có ai
phạm tội thì trọn chẳng đem rao nói, chỉ tự mình an trụ trong
chánh pháp. Vì thế nên lúc
Bồ Tát thành Phật, trong
Phật độ ấy tất cả không có danh từ
tội lỗi. Tại sao ? Vì
đại chúng trong nước ấy đều được
thanh tịnh không có pháp
tội lỗi.
Lại nữa, nầy
Xá Lợi Phất !
Bồ Tát thích pháp
cầu pháp chẳng sanh
nhiệt não,
như pháp đã được nghe an trụ đúng mà
tu hành. Vì thế nên lúc
Bồ Tát thành Phật, trong
Phật độ ấy tất cả
chúng sanh đều thích pháp
cầu pháp không có
nhiệt não,
tu hành đúng pháp.
Lại nữa, nầy
Xá Lợi Phất !
Bồ Tát đem các thứ
âm nhạc cúng dường Phật pháp
hồi hướng thiện căn về
công đức trang nghiêm Phật độ. Vì thế nên lúc
Bồ Tát thành Phật, trong
Phật độ ấy có trăm ngàn
âm nhạc tự nhiên hòa tấu.
Lại nữa, nầy
Xá Lợi Phất !
Bồ Tát nếu thấy
chúng sanh thất niệm thì làm cho họ được
chánh niệm. Vì thế nên lúc
Bồ Tát thành Phật, trong
Phật độ ấy các hàng
đệ tử được
thiền duyệt thực.
Nầy
Xá Lợi Phất !
Phật độ công đức như vậy, đầy đủ
biện tài Như Lai, hoặc một kiếp, hoặc hơn một kiếp nói kể chẳng hết được.
Nầy
Xá Lợi Phất ! Nhưng nay Phật
tùy theo chỗ thích muốn của chư
Bồ Tát mà lược nói như vậy. Người có
chí nguyện thù thắng nghe rồi
xu hướng sẽ được
viên mãn công đức Phật độ.
Nầy
Xá Lợi Phất !
Bồ Tát thành tựu ba pháp mau được
Vô thượng Bồ đề cầu
Phật độ đều được thành. Những gì là ba ? Một là
đại nguyện thù thắng, hai là an trụ chẳng
phóng dật, ba là
như pháp được nghe
phát khởi chánh tu hành".
Ngài
Xá Lợi Phất bạch Phật rằng : "Bạch
đức Thế Tôn !
Đức Như Lai hi hữu khéo nói pháp ấy. Vì
đức Thế Tôn an trụ
bất phóng dật nên được pháp
Bồ đề phần. Vì an trụ chánh
tu hành nên được
đại Bồ đề. Vì an trụ
thắng nguyện nên được
Phật độ công đức trang nghiêm".
Đức Phật nói ; "Đúng vậy, đúng như lời ông nói. Như
thuở trước, Phật dùng
đại nguyện lực thành tựu Phật độ, vì chẳng
phóng dật nên được
đại Bồ đề.
Nầy
Xá Lợi Phất ! Nếu chỉ có
ngôn thuyết an trụ
phóng dật mà chẳng chánh
tu hành, người ấy còn chẳng đến được bực
Thanh Văn huống là có thể được
Vô thượng Bồ đề. Vì thế nên
Bồ Tát nếu muốn tự
biết mình là chơn
Bồ Tát thì như sở học của
Bồ Tát phải học như vậy".
Bây giờ trong hội có bốn vạn
Bồ Tát đứng dậy chắp tay hướng Phật mà
đồng thanh bạch rằng : "Bạch
đức Thế Tôn ! Như
đức Phật đã
thọ ký chỗ học của
Bồ Tát,
chúng tôi sẽ học theo an trụ chẳng
phóng dật tu hành thành tựu đầy đủ
đại nguyện nghiêm tịnh Phật độ".
Đức Phật vui vẻ mỉm cười.
Ngài
Xá Lợi Phất bạch Phật có
duyên cớ gì mà hiện
mỉm cười ?
Đức Phật hỏi : "Ông có thấy chư
thiện nam tử sư tử hống ấy chăng ?".
Ngài
Xá Lợi Phất bạch Phật : "Vâng, đã thấy".
Đức Phật nói : "Nầy
Xá Lợi Phất ! Các
thiện nam tử ấy, quá trăm ngàn kiếp, đều riêng ở cõi khác được
Vô thượng Chánh giác đồng hiệu Nguyện
Trang Nghiêm Như Lai đủ mười
đức hiệu cũng như
đương lai Sư Tử Phật v.v... Cõi ấy
thanh tịnh như nước của
Vô Lượng Thọ Phật chỉ trừ
thọ lượng đều thọ mười kiếp".
Bấy giờ
Sư Tử Dũng Mãnh Lôi Âm
Bồ Tát liền từ tòa
đứng dậy trịch y vai hữu gối hữu chấm đất
chắp tay hướng Phật bạch rằng : "Bạch
đức Thế Tôn !
Văn Thù Sư Lợi đồnh chơn
Bồ Tát đây được chư
Phật Thế Tôn thường
khen tặng, bao lâu sẽ được
Vô thượng Bồ đề ?
Phật độ sẽ được như thế nào".
Đức Phật nói : "Nầy
thiện nam tử ! Ông nên hỏi
Văn Thù Sư Lợi".
Sư Tử Dũng Mãnh hỏi
Văn Thù Sư Lợi rằng : "Chừng nào Ngài sẽ được
Vô thượng bồ đề ?".
Văn Thù Sư lợi nói : "Sao Ngài chẳng hỏi tôi có
xu hướng Bồ đề chăng mà lại hỏi tôi thành
Bồ đề. Tại sao ? Vì ở nơi
Bồ đề, tôi còn chẳng
xu hướng huống là sẽ được".
Sư Tử Dũng Mãnh hỏi : "Ngài há chẳng
vì lợi ích chúng sanh mà đến
Bồ đề ư ?".
Văn Thù Sư Lợi nói : "Không. Tại sao ? Vì
chúng sanh bất khả đắc vậy. Nếu
chúng sanh là có thì có thể vì làm lới ích mà hướng đến
Bồ đề. Nhưng
chúng sanh thọ mạng va nhơn đều
vô sở hữu, nên nay tôi chẳng đến
Bồ đề cũng chẳng thối chuyển".
Sư Tử Dũng Mãnh nói :"Ngài có
xu hướng chư
Phật pháp chăng ?"
Văn Thù Sư Lợi nói : "Không. Thưa Ngài, tất cả các pháp đều
xu hướng Phật pháp. Tại sao ? Các pháp
vô lậu vô hệ vô hình
vô tướng là
xu hướng Phật. Như
xu hướng Phật các pháp cũng vậy. Thưa Ngài ! Như lời Ngài hỏi
xu hướng Phật pháp, nay tôi hỏi Ngài
tùy ý Ngài đáp. Là sắc cầu
Bồ đề ư ? Là sắc bổn tánh cầu, là sắc như cầu, là sắc tự thể cầu, là
sắc không cầu, là sắc ly cầu, là
sắc pháp tánh cầu
Bồ đề ư ? Thưa Ngài ! Là sắc được
Bồ đề ư ? Nhẫn đến là
sắc pháp tánh được
Bồ đề ư ?".
Sư Tử Dũng Mãnh đáp : "Không, thưa Ngài
Văn Thù Sư Lợi. Sắc chẳng cầu
Bồ đề, nhẫn đến
sắc pháp tánh chẳng cầu
Bồ đề. Sắc chẳng được
Bồ đề, nhẫn đến
sắc pháp tánh chẳng được Bồ đề".
Văn Thù Sư Lợi hỏi : "Thưa Ngài
Sư Tử Dũng Mãnh !
Thọ tưởng hành thức cầu
Bồ đề nhẫn đến thức
pháp tánh cầu
Bồ đề ư ? Thức được
bồ đề nhẫn đến thức
pháp tánh được
Bồ đề ư ?.
Sư Tử Dũng Mãnh đáp : "Không. Thưa Ngài
Văn Thù Sư Lợi !
Thọ tưởng hành thức chẳng cầu
Bồ đề nhẫn đến thức
pháp tánh chẳng cầu
Bồ đề. Thức chẳng được
Bồ đề nhẫn đến thức
pháp tánh chẳng được Bồ đề".
Văn Thù Sư Lợi hỏi : "Rời lìa
ngũ uẩn có ngã,
ngã sở chăng ?".
- Không. Thưa Ngài
Văn Thù Sư Lợi.
- Đúng vậy. Thưa Ngài
Sư Tử Dũng Mãnh ! Lại còn lấy pháp gì để cầu
Bồ đề và được
Bồ đề !
- Thưa Ngài
Văn Thù Sư lợi ! Lời Ngài nói
đại chúng đều kính tin. Nay Ngài nói chẳng cầu
Bồ đề chẳng được
Bồ đề, hàng
tân phát ý Bồ Tát nghe lời nầy sẽ
sanh kinh sợ.
- Thưa Ngài
Sư Tử Dũng Mãnh ! Tất cả
pháp không có kinh sợ. Trong thiệt tế cũng
không kinh sợ.
Đức Như Lai vì người
không kinh sợ mà
thuyết pháp. Nếu người kinh sợ thì họ sanh nhàm. Nếu sanh chán nhàm thì họ
ly dục. Nếu
ly dục thì họ
giải thoát. Nếu
giải thoát thì không
Bồ đề.
Nếu không Bồ đề thì là
vô trụ. Nếu họ
vô trụ thì là vô khứ. Nếu vô khứ thì là vô lai thì là
vô nguyện cầu.
Nếu không nguyện cầu thì chẳng
thối chuyển. Nếu chẳng
thối chuyển thì là
thối chuyển.
Thối chuyển những pháp gì? Đó là
chấp ngã chúng sanh thọ mạng và nhơn, hoặc
đoạn hoặc thường
thủ tướng phân biệt thảy đều
thối chuyển cả. Nếu kia
thối chuyển thì là chẳng
thối chuyển. Chẳng
thối chuyển những pháp gì ? Đó là
không vô tướng
vô nguyện thiệt tế và các
Phật pháp đều chẳng
thối chuyển. Sao gọi là
Phật pháp ? Nghĩa là chẳng rời chẳng dính và không
sở duyên, không
nhập không xuất không có sở hành cũng không
biểu thị, chỉ có
giả danh, không,
vô sanh,
vô khứ vô lai,
vô nhiễm vô tịnh,
không trần,
lìa trần, không ngã, không
phân biệt, không hòa hiệp,
không chấp thủ,
bình đẳng không trái, đây là
Phật pháp.
Thưa Ngài
Sư Tử Dũng Mãnh ! Các
Phật pháp ấy chẳng phải pháp chẳng phải
phi pháp. Tại sao ? Vì các
Phật pháp không chỗ sanh vậy. Hàng
tân phát ý Bồ Tát kia
nghe lời nầy nếu
sanh kinh sợ thì mau được
Bồ đề. Nếu
khởi tâm phân biệt mà nghĩ rằng nay
chúng tôi được thành
Bồ đề, tùy có
phát tâm an trụ nơi
hiện chứng mới được
Bồ đề. Nếu chẳng
phát tâm thì trọn chẳng được. Vì các
phân biệt nầy đều chẳng sanh nên
Bồ đề và tâm đều
bất khả đắc. Vì
bất khả đắc thì
vô phân biệt. Nếu
vô phân biệt thì không
hiện chứng. Tại sao ? Vì sở nhơn
hiện chứng bất khả đắc vậy.
- Thưa Ngài
Sư Tử Dũng Mãnh !
Hư không có thể được
Bồ đề chăng ?
- Không, thưa Ngài
Văn Thù Sư Lợi.
- Thưa Ngài
Sư Tử Dũng Mãnh !
Đức Như Lai há chẳng nói tất cả pháp đồng
hư không ư ?
- Đúng vậy. Thưa Ngài
Văn Thù Sư Lợi.
- Thưa Ngài
Sư Tử Dũng Mãnh ! Như
hư không Bồ đề cũng vậy. Như
Bồ đề hư không cũng vậy.
Hư không với
Bồ đề không hai không khác. Nếu
Bồ Tát biết nghĩa
bình đẳng nầy thì không có tri cũng không bất tri cũng không bất kiến".
Lúc nói pháp ấy, có một vạn bốn ngàn
Tỳ Kheo tận các lậu tâm
được giải thoát, mười hai
na do tha Tỳ Kheo xa trần rời cấu ở trong các pháp được
pháp nhãn thanh tịnh, chín vạn sáu ngàn
chúng sanh phát tâm Bồ đề, năm vạn hai ngàn
Bồ Tát được
vô sanh nhẫn.
Sư Tử Đũng Mãnh Lôi Âm
Bồ Tát hỏi
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát rằng: "Từ khi Ngài
phát tâm Bồ Tát đến nay được bao nhiêu thời gian?".
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói : "Thôi đi, Ngài chớ sanh
vọng niệm. Nếu có ai ở trong pháp
vô sanh mà nói rằng tôi
phát tâm Bồ đề, tôi làm hạnh
Bồ đề là đại
tà kiến.
Thưa Ngài
Sư Tử Dũng Mãnh ! Tôi trọn chẳng thấy có tâm phát hướng
Bồ đề. Do chẳng thấy tâm và
Bồ đề nên không có phát".
Sư Tử Dũng Mãnh hỏi : "Ngài
Văn Thù Sư Lợi trọn chẳng thấy tâm, đó là
cú nghĩa gì ?".
Văn Thù Sư Lợi nói : "Thưa Ngài ! Là trọn chẳng thấy gọi là
bình đẳng.
- Thế nào nói là
bình đẳng ? Thưa Ngài
Văn Thù Sư Lợi.
- Thưa Ngài
Sư Tử Dũng Mãnh !
Bình đẳng như vậy bởi các thứ tánh đều
vô sở hữu. Các pháp ấy vì là một vị nên nói. Một vị nói ấy, đó là rời lìa vậy, không nhiễm không tịnh, chẳng đoạn chẳng thường, chẳng sanh chẳng diệt, không
ngã không thọ, chẳng thủ chẳng xả.
Thuyết pháp như vậy, chẳng
quan niệm tôi nói cũng không
phân biệt. Ở trong
pháp bình đẳng ấy mà biết rõ
tu hành thì gọi là
bình đẳng.
Lại nữa, thưa Ngài
Sư Tử Dũng Mãnh ! Nếu
Bồ Tát nhập vào
bình đẳng ấy thì trọn chẳng thấy có các thứ giới hoặc ít hoặc nhiều. Ở trong
bình đẳng chẳng thấy
bình đẳng, ở trong
tương vi chẳng thấy
tương vi. Tại sao ? Ví nó bổn lai tánh
thanh tịnh vậy".
Bấy giờ
Sư Tử Dũng Mãnh Lôi Âm
Bồ Tát bạch
đức Phật rằng : "Bạch
đức Thế Tôn !
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát chẳng chịu nói mình
phát tâm bao lâu mà
đại chúng đều muốn nghe".
Đức Phật nói : "Nầy
thiện nam tử !
Văn Thù Sư Lợi là bực trí nhẫn
thậm thâm. Ở trong trí nhẫn
thậm thâm ấy,
Bồ đề và tâm đều
bất khả đắc. Vì
bất khả đắc nên chẳng nói. Nhưng nầy
thiện nam tử ! Nay Phật sẽ nói
Văn Thù Sư Lợi phát tâm lâu mau. Nầy
thiện nam tử ! Thuở
quá khứ lâu
xa quá bảy mươi vạn
a tăng kỳ hằng sa kiếp, có
Phật hiệu Lôi Âm
Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác xuất thế tại phương Đông cách đây bảy mươi hai
na do tha Phật độ,
thế giới ấy tên
Vô Sanh, Lôi Âm
Như Lai thuyết pháp tại đó. Chúng
Thanh Văn có tám mươi ức
na do tha. Chúng
Bồ Tát nhiều gấp bội.
Bấy giờ có vua tên Phổ Phúc đủ
bảy báu trị bốn
thiên hạ với
chánh pháp lý làm
Chuyển Luân Vương. Trong
thời gian tám vạn bốn ngàn năm, vua Phổ Phúc thường
cung kính cúng dường Phật Lôi Âm với những
y phục uống ăn cung điện đền đài đẹp tốt, cũng thường
cung kính cúng dường chư
Bồ Tát và chúng
Thanh Văn.
Thân tộc của vua,
nội cung thể nữ vương tử đại thần chỉ chuyên lo
cúng dường mà không làm gì khác. Dầu
thời gian nhiều năm mà không ai mỏi nhọc.
Sau
thời gian ấy, nhà vua ở vắng
một mình suy nghĩ : nay tôi đã nhóm họp căn lành quang đại mà còn chưa
định chỗ hồi hướng, vì cầu
Đế Thích,
Phạm Vương,
Chuyển Luân Vương chăng ? Vì cầu
Thanh Văn,
Bích Chi Phật chăng ?
Lúc vua nghĩ như vậy rồi, trên không có
chư Thiên bảo rằng :
Đại Vương chớ
phát khởi tâm kém hẹp ấy. Tại sao ? Vì
phước đức của vua đã họp được rất nhiều, vua nên
phát tâm Vô thượng Bồ đề.
Nghe lời khuyến cáo ấy, vua Phổ Phúc
vui mừng nghĩ rằng nay tôi ở nơi đây
quyết định chẳng lui, vì
chư Thiên biết lòng tôi nên đến khuyến cáo. Nhà vua đem tám mươi ức
na do tha trăm ngàn người đến chỗ Phật Lôi Âm,
đảnh lễ chưn Phật,
hữu nhiễu bảy vòng, cúi mình
cung kính chắp tay nói kệ
bạch Phật :
"Nay tôi lễ
Thế TônMong vì tôi chỉ dạy
Làm sao được
thành tựuĐấng Thế Tôn tối thượngChỗ
nương nhờ cho đời
Tôi đã rộng
cúng dườngBởi tâm chẳng
quyết địnhChưa biết chỗ
hồi hướngTôi đã
tu phước lớn
Nên
hồi hướng chỗ nào
Là cầu ngôi
Chuyển LuânĐế Thích hay
Phạm VươngLà cầu quả
Thanh VănHay cầu
Bích Chi PhậtLúc tôi nghĩ như vậy
Trên không
chư Thiên bảo
Đại Vương chớ nên phát
Tâm
hồi hướng kém hẹp
Nên vì các
chúng sanhMà
phát nguyện rộng lớn
Vì lợi ích thế gianNên
phát tâm Bồ đềNay tôi thỉnh
Thế TônĐấng Pháp Vương tự tạiMong nói các
phương tiệnPhát khởi tâm
Bồ đềPhát tâm Bồ đề rồi
Sẽ được như
Thế TônDuy nguyện
đức Thế TônVì tôi tuyên nói đủ".
Bấy giờ đức Lôi Âm
Như Lai vì vua Phổ Phúc mà nói kệ rằng :
"Đại Vương nên lắng nghe
Phật sẽ
thứ đệ nói
Tất cả pháp
nhơn duyênTùy căn dục thật hành
Như
sở nguyện đã có
Được
quả báo như vậy
Phật ở thuở
quá khứCũng
phát tâm Bồ đềVì tất cả
chúng sanhNguyện làm
lợi ích họ
Như chỗ
Phật phát nguyện
Như xưa đã
phát tâmĐược
bất thối Bồ đềÝ nguyện mau
viên mãnĐại Vương phải
kiên cốTu tập các
công hạnhVua sẽ được
vô thượngPhật
Bồ đề quảng đại".
Vua Phổ Phúc nghe Phật nói
vui mừng hớn hở được chưa từng có, liền ở trước
đại chúng đại sư tử hống mà nói kệ rằng :
"Nay đối trước
đại chúngPhát tâm đại Bồ đềVì mỗi mỗi
chúng sanhThệ
tận vị lai tếThọ
vô lượng sanh tửMà làm
lợi ích lớn
Tu đủ hạnh
Bồ TátCứu các
chúng sanh khổ
Từ nay nếu trái thệ
Phát khởi tâm
tham dụcBỏn xẻn ganh oán hờn
Là dối Phật
mười phươngTôi từ ngày hôm nay
Nhẫn đến thành
Bồ đềThường phải học chư Phật
Tu hành các
phạm hạnhTùy thuận giới thanh tịnhXa rời các
lỗi lầmTôi ở nơi
Bồ đềCũng chẳng nguyện mau chứng
Sẽ
tận vị lai tếRộng
lợi ích chúng sanhNghiêm tịnh các
Phật độVô lượng bất tư nghịSẽ khiến
danh hiệu tôi
Nghe khắp
mười phương cõi
Nay tôi tự
thọ kýQuyết định sẽ
thành PhậtChí nguyện thắng
thanh tịnhNơi đây vốn không nghi
Tôi sẽ sạch
ba nghiệpChẳng cho sanh các ác
Tôi dùng chơn thiệt nầy
Thành Phật Lưỡng Túc TônNếu tâm tôi chơn thiệt
Đất sẽ động sáu cách
Nếu lời tôi thành thiệt
Không có chút
hư vọngSẽ khiến trong
hư khôngÂm nhạc tự nhiên trỗi
Nếu tôi không
siểm khúcCũng
không tâm oán hậnDo tâm chơn thiệt ấy
Sẽ mưa
hoa mạn đà".
Lúc vua Phổ Phúc nói kệ rồi, tâm vua chơn thiệt nên
mười phương các ức
thế giới chấn động sáu cách, trên không
âm nhạc tự nhiên hòa tấu và mưa
hoa mạn đà la.
Hai mươi ức người
tùy tùng nhà vua đều rất
vui mừng mà tự bảo rằng
chúng tôi sẽ được
Vô thượng Bồ đề, rồi bắt trước nhà vua mà
phát Bồ đề tâm.
Đức Phật bảo
đại chúng : "Vua Phổ Phúc thuở xưa ấy đâu phải ai khác, chính là
Văn Thù Sư Lợi ngày nay vậy. Ông ấy thuở
quá khứbảy mươi vạn
a tăng kỳ hằng sa kiếp tối
sơ phát tâm Bồ đề, kế đó quá sáu mươi bốn
hằng sa kiếp được
vô sanh pháp nhẫn hay đầy đủ
Bồ Tát thập địa và
thập trí lực Như Lai, các pháp ở
Phật địa thảy đều
viên mãn, mà ông ấy chưa từng
khởi tâm, nghĩ rằng tôi sẽ
thành Phật.
Nầy chư
thiện nam tử !
Thuở ấy, hai mươi ức người
tùy tùng nhà vua đồng
phát Bồ đề tâm ấy, đều do
Văn Thù Sư Lợi khuyên dạy cho vào
sáu Ba la mật bố thí,
trì giới,
nhẫn nhục,
tinh tấn,
thiền định và trí huệ, nay tất cả đều đã chứng
Vô thượng Bồ đề chuyển đại pháp luân, xong
Phật sự,
nhập Niết bàn.
Văn Thù Sư Lợi đều
cúng dường chư Phật ấy và
hộ trì chánh pháp của chư Phật ấy. Chỉ còn có một
đức Phật hiện tại là Địa Trì Sơn
Như Lai ở
thế giới tên Địa Trì tại Hạ
phương cách đây bốn mươi
hằng sa Phật độ, cũng có
vô số chúng sanh Thanh Văn và
Bồ Tát.
Lúc
đức Phật nói
nhơn duyên đời trước của
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, trong
đại chúng có bảy ngàn người
phát tâm Vô thượng Bồ đề.
Sư Tử Dũng Mãnh Lôi Âm
Bồ Tát bạch
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát : "Thưa Ngài ! Ngài đã đầy đủ
thập địa và
Như Lai thập lực đầy đủ tất cả
Phật pháp, cớ sao chẳng thành
Vô thượng Bồ đề ?".
Văn Thù Sư Lợi nói : "Thưa Ngài ! Không có đã
viên mãn tất cả
Phật pháp rồi lại còn chứng
Bồ đề. Tại sao ? Vì đã
viên mãn thì chẳng nên lại chứng.
- Thưa Ngài
Văn Thù Sư Lợi ! Thế nào
viên mãn tất cả Phật pháp?
- Thưa Ngài
Sư Tử Dũng Mãnh !
Phật pháp viên mãn như
chơn như viên mãn.
Chơn như viên mãn như
hư không viên mãn.
Phật pháp chơn như và
hư không như vậy cũng không có hai. Như Ngài hỏi rằng thế nào
viên mãn tất cả
Phật pháp ? Như sắc
viên mãn, như
thọ tưởng hành thức viên mãn,
Phật pháp viên mãn cũng như vậy.
- Thưa Ngài
Văn Thù Sư Lợi ! Thế nào là sắc v. v ...
viên mãn ?
- Thưa Ngài
Sư Tử Dũng Mãnh ! Sắc được Ngài thấy, là
thường hay vô thường ?
- Thưa Ngài
Văn Thù Sư Lợi ! Đều chẳng phải cả.
- Thưa Ngài
Sư Tử Dũng Mãnh ! Nếu pháp đã chẳng phải thường chẳng phải
vô thường, nó có tăng giảm chăng ?
- Thưa Ngài
Văn Thù Sư Lợi ! Chẳng tăng giảm.
- Thưa Ngài
Sư Tử Dũng Mãnh ! Nếu pháp chẳng tăng giảm thì gọi là
viên mãn. Thế nào là
viên mãn ? Nếu ở nơi các pháp chẳng biết rõ được thì sanh
phân biệt, nếu biết rõ được thì không
phân biệt.
Nếu không phân biệt thì không tăng giảm.
Nếu không tăng giảm thì là
bình đẳng. Nếu thấy sắc
bình đẳng tức là sắc
viên mãn.
Thọ tưởng hành thức và tất cả pháp
viên mãn cũng như vậy.
Thưa Ngài
Văn Thù Sư Lợi ! Từ lúc Ngài được
pháp nhẫn đến nay không một
tâm niệm nguyện
thành Chánh giác, nay sao lại khuyên người
xu hướng Bồ đề ?
- Thưa Ngài
Sư Tử Dũng Mãnh ! Tôi thiệt chẳng hề khuyên một
chúng sanh xu hướng Bồ đề. Tại sao ? Vì
chúng sanh vô sở hữu vậy. Vì
chúng sanh tánh tự ly vậy. Nếu
chúng sanh là có thì khiến họ
xu hướng Bồ đề.
Chúng sanh đã
bất khả đắc nên không có được khuyên. Tại sao ? Vì là
bình đẳng vô phân biệt vậy. Chẳng phải đem
bình đẳng cầu
bình đẳng, cũng không có khởi. Vì thế nên thường nói rằng phải
quan sát các hành : tới không từ đâu, đi không đến đâu, đây gọi là
bình đẳng, là
tánh không. Ở trong
tánh không, chẳng có
sở cầu.
- Thưa Ngài
Sư Tử Dũng Mãnh ! Như lời Ngài hỏi tôi rằng từ lúc đắc nhẫn
đến nay không có một
niệm tâm sẽ được
Bồ đề ! Thưa Ngài ! Ngài có thấy tâm ấy chăng, mà dùng tâm ấy được
Bồ đề chăng ?
- Thưa Ngài
Văn Thù Sư Lợi ! Không. Tại sao ? Vì tâm chẳng phải sắc nên chẳng thấy được.
Bồ đề cũng vậy chỉ là
danh tướng thôi. Hoặc tâm danh hay
Bồ đề danh đều
vô sở hữu cả.
- Thưa Ngài
Sư Tử Dũng Mãnh ! Như lời Ngài nói tôi chẳng sanh một
niệm tâm được
Bồ đề, đó là
mật ý mà nói. Tại sao ? Vì tâm bổn lai không có sanh nên là
vô sanh. Đã
vô sanh thì gì được gì chứng ?
- Thưa Ngài
Văn Thù Sư Lợi ! Sao gọi là
bình đẳng chứng nhập ?
- Thưa Ngài
Sư Tử Dũng Mãnh ! Ở trong các pháp mà không buộc dính thì gọi là
bình đẳng chứng. Nói
chứng nhập là trí
vi tế ấy chẳng
sanh diệt không khác với
chơn như không
phân biệt, đây gọi là
chứng nhập. Nếu là người
chánh kiến tu hành thì trong
bình đẳng không có một pháp để được, rời lìa các thứ tánh, cũng chẳng dính mắc nơi một, đây gọi là
chứng nhập. Nếu dùng
thân chứng các pháp
vô tướng, biết rõ tướng ấy là
vô tướng, mà đối với
thân tâm cũng chẳng
chấp trước, đây gọi là
viên mãn chứng nhập.
- Thưa Ngài
Văn Thù Sư Lợi ! Thế nào gọi là được ?
- Thưa Ngài
Sư Tử Dũng Mãnh ! Do
ngôn thuyết thế gian mà gọi là được. Chỗ được của chư Thánh chẳng phải
ngôn ngữ nói được. Tại sao ? Vì
pháp không y chỉ rời lìa
ngôn thuyết ấy.
Lại nữa, thưa Ngài
Sư Tử Dũng Mãnh ! Lấy không được làm được, cũng chẳng phải được chẳng phải chẳng được gọi đó là được".
Sư Tử Dũng Mãnh Lôi Âm
Bồ Tát bạch
đức Phật : "Bạch
đức Thế Tôn ! Xin nói
Phật độ của
Văn Thù Sư Lợi được".
Đức Phật bảo Ngài
Sư Tử Dũng Mãnh hỏi nơi Ngài
Văn Thù Sư Lợi.
Sử Tử
Dũng Mãnh Bồ Tát bạch Ngài
Văn Thù Sư Lợi rằng : "Thưa Ngài ! Ngài sẽ được
Phật độ công đức trang nghiêm nào ?".
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói : "Thưa Ngài
Sư Tử Dũng Mãnh ! Nếu tôi cầu
Bồ đề, Ngài có thể hỏi
Phật độ sẽ được.
- Thưa Ngài
Văn Thù Sư Lợi ! Ngài há lại chẳng cầu
Bồ đề ư ?
- Thưa Ngài
Sư Tử Dũng Mãnh ! Tôi chẳng cầu. Tại sao ? Vì nếu có chỗ cầu thì có
nhiễm trước, nếu có
nhiễm trước thì có
tham ái, nếu có chỗ ái thì có chỗ sanh, nếu có sanh thì có ái, nếu có ái thì trọn chẳng
xuất ly. Vì thế nên tôi chẳng cầu
Bồ đề. Tại sao ? Vì
Bồ đề bất khả đắc vậy. Do vì
bất khả đắc nên chẳng cầu.
Nhưng Ngài hỏi tôi
Phật độ nào tôi sẽ được. Tôi không thể nói. Tại sao ? Vì đối với
đức Như Lai Nhứt thiết trí mà tự nói
Phật độ công đức trang nghiêm của mình, thì thành ra
Bồ Tát tự khen
công đức của mình".
Đức Phật nói : "Nầy
Văn Thù Sư Lợi ! Ông có thể tự nói dùng những nguyện gì
trang nghiêm Phật độ. Khiến chư
Bồ Tát nghe rồi
quyết định thành
mãn nguyện ấy".
Bấy giờ Ngài
Văn Thù Sư Lợi tuân lời Phật, liền
đứng dậy trịch y vai hữu, gối hữu chấm đất
chắp tay bạch
đức Phật rằng : "Bạch
Thế Tôn ! Nay tôi thừa
thần lực Phật sẽ tuyên nói, những ai muốn
cầu đại Bồ đề đều nên lắng nghe. Nếu nghe điều nguyện ấy phải như thiệt
tu học cho được viên mãn".
Lúc
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát gối hữu chấm đất,
mười phương đều có
hằng sa Phật độ chấn động sáu cách.
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bạch
đức Phật ; "Bạch
Thế Tôn ! Tôi từ thuở xa xưa trăm ngàn ức
na do tha a tăng kỳ kiếp đến nay phát khởi nguyện
như vầy :
Tôi dùng
thiên nhãn vô ngại thấy trong
vô lượng vô biên Phật độ có tất cả
chư Phật Như Lai, nếu chẳng phải là do tôi khuyên
phát tâm quyết định Bồ đề và
giáo hóa khiến tu
sáu Ba la mật cho đến thành
vô thượng Bồ đề, thì ở nơi
Bồ đề tôi trọn chẳng nên chứng. Mà tôi quyết phải
viên mãn sở nguyện nầy, rồi sau sẽ chứng
Vô thượng Bồ đề".
Chư
Bồ Tát đều nghĩ rằng : Ngài
Văn Thù Sư Lợi dùng
thiên nhãn vô ngại thấy bao nhiêu
như Lai ?
Đức Phật biết
tâm niệm ấy mới bảo Ngài
Sư Tử Dũng Mãnh Bồ Tát rằng : "Nầy
thiện nam tử !
Ví như đem cả
tam thiên Đại Thiên thế giới nầy nghiền nát thành
vi trần, có thể dùng toán số biết là bao nhiêu chăng ?
-
Bạch đức Thế Tôn ! Không thể biết được.
- Nầy
thiện nam tử !
Thiên nhãn vô ngại của
Văn Thù Sư Lợi thấy
vô lượng chư Phật ở phương Đông lại quá số ấy, chín phương kia cũng như vậy".
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bạch
đức Phật rằng : "Bạch
đức Thế Tôn ! Tôi có nguyện là lấy
hằng sa Phật độ làm một
Phật độ vô lượng báu đẹp
xen lẫn trang nghiêm.
Nếu không như
vậy thì tôi trọn chẳng chứng
Vô thượng Bồ đề.
Bạch đức Thế Tôn ! Tôi còn có nguyện khiến trong nước tôi có
cây Bồ đề lượng bằng mười cõi
Đại Thiên, ánh sáng của cây ấy chiếu khắp nước.
Bạch đức Thế Tôn ! Tôi còn có nguyện là tôi ngồi
Bồ đề rồi chứng
Vô thượng Bồ đề nhẫn đến
Niết bàn,
trong thời gian ấy chẳng rời khỏi tòa
Bồ đề mà chỉ dùng
biến hóa hiện thân khắp
mười phương vô lượng vô số Phật độ thuyết pháp cho các
chúng sanh.
Bạch đức Thế Tôn ! Tôi còn có nguyện là khiến nước tôi không tên nữ nhơn, chỉ thuần có
Bồ Tát rời lìa
phiền não cấu đủ
phạm hạnh, lúc sơ sanh
ca sa theo thân
ngồi kiết già bỗng nhiên
hiện ra,
Bồ Tát như vậy đầy khắp nước tôi. Không có tên
Thanh Văn và
Bích Chi Phật, ngoại trừ
đức Như Lai biến hóa qua đến
mười phương vì các
chúng sanh nói pháp tam thừa".
Bấy giờ Ngài
Sư Tử Dũng Mãnh Lôi Âm
Bồ Tát bạch Phật rằng : "Bạch
đức Thế Tôn !
Văn Thù Sư Lợi đương lai thành Phật hiệu là gì ?".
Đức Phật nói : "Nầy
thiện nam tử ! Lúc
Văn Thù Sư Lợi thành Phật hiệu Phổ Kiến. Tại sao lại hiệu là Phổ Kiến ? Bởi
đức Như Lai ấy, ở nơi
mười phương vô lượng trăm ngàn ức
na do tha Phật độ đều khắp làm cho được thấy. Nếu các
chúng sanh thấy
đức Phật Phổ Kiến thì
tất định sẽ được
vô thượng Bồ đề.
Nay Phổ Kiến
Như Lai dầu chưa
thành Phật, khi ta
hiện tại đây và sau khi ta
nhập Niết bàn, có ai nghe
danh hiệu ấy, cũng đều
tất định sẽ được
Vô thượng Bồ đề, chỉ trừ người đã nhập ngôi vị
ly sanh và người
tâm nguyện hẹp kém".
Ngài
Văn Thù Sư Lợi lại bạch
đức Phật rằng : "Bạch đức Thế Tôn! Tôi còn có nguyện là như cõi nước
đức Phật A Di Đà lấy
pháp hỉ làm món ăn, mà trong nước tôi
Bồ tát sơ sanh lúc khởi
ý nghĩ ăn liền có món ăn trăm vị đầy trong bát tại tay hữu, liền nghĩ rằng nếu chưa
cúng dường mười phương chư Phật và
bố thí những
chúng sanh nghèo
cùng khổ não và
ngạ quỉ v.v... cho họ no đủ thì tôi
quyết định chẳng nên tự ăn. Lúc nghĩ như vậy liền được
ngũ thần thông bay đi
vô ngại đến
mười phương vô lượng vô số Phật độ cúng dường chư Phật và chúng
Thanh Văn, cùng
chu cấp cho
chúng sanh nghèo khổ, rồi
thuyết pháp cho họ rời lìa
khát ái,
trong khoảng một niệm
trở về đến bổn xứ.
Lại nữa,
bạch đức Thế Tôn ! Tôi còn có nguyện là trong nước tôi chư
Bồ Tát sơ sanh
cần dùng y phục, trong tay họ
tùy ý xuất hiện các thứ bửu y tốt sạch vừa mặc đúng
y phục của
Sa Môn tự nghĩ rằng nếu chưa
cúng dường mười phương chư Phật tôi chẳng nên tự dùng,
trong khoảng một niệm qua đến
mười phương vô lượng Phật độ, đem bửu y ấy
cúng dường chư Phật rồi
trở về bổn xứ mới tự
thọ dụng.
Lại nữa,
bạch đức Thế Tôn ! tôi còn có nguyện là trong nước tôi, chúng
Bồ Tát được
của báu và những đồ dùng,
cần phải chia cúng chư Phật và chúng
Thanh Văn. Khắp
cúng dường rồi sau mới
thọ dụng.
Trong nước tôi lại rời lìa
tám nạn và pháp
bất thiện. Đã không
tội lỗi lại không
cấm giới, không có các
nhiệt não bất như ý".
Ngài
Sư Tử Dũng Mãnh Lôi Âm
Bồ Tát bạch
đức Phật rằng : "Bạch
đức Thế Tôn !
Phật độ ấy tên là gì ?".
Đức Phật nói : "Nầy
thiện nam tử ! Nước ấy tên là Tùy Nguyện Tích Tập
Thanh tịnh Viên Mãn".
-
Bạch đức Thế Tôn !
Phật độ ấy ở phương nào ?
- Nầy
thiện nam tử !
Phật độ ấy ở tại phương Nam.
Thế giới Ta Bà nầy cũng ở trong
Phật độ ấy.
Ngài
Văn Thù Sư Lợi lại bạch
đức Phật rằng :
Bạch đức Thế Tôn ! Tôi còn có nguyện trong nước tôi chứa họp
vô lượng diệu bửu làm thành. Lại dùng
vô lượng báu
ma ni xen lẫn trang nghiêm. Báu
ma ni ấy ở trong các
thế giới mười phương chưa từng có. Tên của các báu ấy, trong
câu chi năm nói cũng chẳng hết được.
Tùy ý thích của chư
Bồ Tát muốn nước ấy bằng vàng thì thấy là vàng. Thích bằng bạc thì thấy nước ấy bằng bạc, nhưng với người thấy vàng không hề tổn giảm. Hoặc thích bằng
pha lê lưu ly mã não xích chơn châu
vô lượng thứ báu đều tùy
sở thích mà thấy không
chướng ngại nhau.
Cho đến thích bằng
chiên đàn hương
a già la hương xích
chiên đàn hương v.v... đều tùy
sở thích riêng mà thấy không
chướng ngại nhau.
Trong nước ấy chẳng dùng ánh sáng nhựt
nguyệt tinh tú
châu ngọc đèn lửa để
soi sáng, chư
Bồ Tát ấy đều dùng ánh sáng của tự thân mình chiếu suốt ngàn ức
na do tha cõi.
Trong nước ấy lấy hoa nở xòe làm ngày, hoa khép lại làm đêm,
tùy ý thích
thời tiết của chư
Bồ Tát mà đều ứng đúng theo, nhưng không có lạnh nóng già bệnh chết. Chỉ tùy
sở nguyện của chư
Bồ Tát muốn chứng
Bồ đề liền qua
thế giới khác ở
cung trời Đâu Suất mãn thọ giáng sanh mà
thành Phật. Trong nước ấy không có
nhập Niết bàn. Trăm ngàn thứ nhạc ở
hư không, dầu chẳng
hiện tướng hình mà nghe tiếng nhạc. Nhạc ấy chẳng phát thanh thuận
tham ái, chỉ phát thanh
Phật Pháp Tăng và các
Ba la mật, các
pháp môn Bồ Tát tạng.
Tùy theo chỗ hiểu của chư
Bồ Tát thảy đều được nghe
diệu pháp.
Chư
Bồ Tát nếu muốn thấy Phật, tùy chỗ đến
kinh hành đứng ngồi, theo
ý nghĩ liền thấy Phổ Kiến
Như Lai ngồi
cây Bồ Đề. Nếu các
Bồ Tát có chỗ nghi, chỉ cần thấy
đức Phổ Kiến Phật chẳng đợi
giải thích mà liền hết nghi
hiểu rõ pháp nghĩa.
Lúc ấy trong hội có
vô lượng trăm ngàn ức
na do tha chư
Bồ Tát đồng thanh nói rằng :
- Nếu có ai được nghe
danh hiệu Phổ
Kiến Phật bèn được lợi lành
tối thượng, huống là người sanh về cõi nước ấy.
- Nếu có ai được
nghe pháp môn
Văn Thù Sư Lợi thọ ký nầy và nghe tên
Văn Thù Sư Lợi thì gọi là
diện kiến chư Phật.
Đức Phật bảo chư
Bồ Tát rằng : Đúng như vậy. Đúng mhư lời các ông nói. Nầy
thiện nam tử. Nếu có ai
thọ trì trăm ngàn ức
danh hiệu chư Phật, nếu lại có ai
xưng danh hiệu
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát thì phước nhiều hơn, huống là
xưng danh hiệu Phổ
Kiến Phật. Tại sao ? Vì trăm ngàn ức
na do tha đức Phật ấy
lợi ích chúng sanh chẳng bằng
Văn Thù Sư Lợi làm
lợi ích trong một kiếp.
Lúc ấy trong chúng có
vô lượng trăm ngàn ức
na do tha Thiên Long Bát Bộ Nhơn
Phi Nhơn đồng thanh xướng rằng :
"Nam mô
Văn Thù Sư Lợi đồng Chơn
bồ TátNam mô Phổ Kiến
Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác".
Xướng lời trên rồi có tám vạn bốn ngàn ức
na do tha chúng sanh phát tâm Bồ đề.
Vô lượng chúng sanh căn lành
thành thục được
bất thối chuyển trong
ba thừa.
Ngài
Văn Thù Sư Lợi lại bạch
đức Phật rằng : "Bạch đức Thế Tôn! Tôi còn có nguyện như tôi đã được thấy
Vô lượng vô số trăm ngàn ức
na do tha chư
Phật Thế Tôn, bao nhiêu
Phật độ công đức trang nghiêm của chư Phật ấy tất cả đều có đủ trong một
Phật độ của tôi, chỉ trừ
nhị thừa và
ngũ trược.
Bạch đức Thế Tôn ! Nếu tôi tự nói các thứ
công đức trang nghiêm trong
Phật độ hơn
hằng sa kiếp cũng nói chẳng hết. Như
sở nguyện của tôi, chỉ có
đức Phật biết được".
Đức Phật nói : "Đúng vậy. Nầy
Văn Thù Sư lợi ! Ở trong
tam thế,
tri kiến của
đức Như Lai không có hạn lượng chướng ngại".
Bấy giờ trong
đại chúng có chư
Bồ Tát nghĩ rằng :
Phật độ công đức trang nghiêm của
Văn Thù Sư Lợi được có bằng
quốc độ của
đức Phật A Di Đà chăng ?
Đức Thế Tôn biết
tâm niệm của chư
Bồ Tát nên nói với Ngài
Sư Tử Dũng Mãnh Bồ Tát rằng : "Nầy
thiện nam tử !
Ví như có người phân tích một sợi lông làm trăm phần, đem một phần lông chấm lấy một giọt nước trong
đại hải. Một giọt nước biển ấy đem dụ cho sự
trang nghiêm của
quốc độ Phật
A Di Đà, còn toàn nước
đại hải đem lại dụ cho
quốc độ trang nghiêm của Phật Phổ Kiến, lại còn hơn đây nữa. Tại sao ? Vì
Phật độ trang nghiêm của Phổ Kiến
Như Lai chẳng thể nghĩ bàn được vậy".
Sư Tử Dũng Mãnh Lôi Âm
Bồ Tát bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn! Những loại
Phật độ trang nghiêm như vậy, trong
tam thế chư Phật còn có
quốc độ như vậy chăng ?".
Đức Phật nói : "Có. Nầy
thiện nam tử ! Phương Đông cách đây quá trăm ức
hằng sa thế giới có
Phật độ tên Trụ
Tối Thượng Nguyện, có
Phật hiệu Phổ Quang Thường Đa
Công Đức Hải Vương
Như Lai thọ mạng vô lượng vô biên thường
thuyết pháp cho chúng
Bồ Tát.
Cõi nầy công đức trang nghiêm đồng như cõi của Phổ Kiến
Như Lai.
Nầy
thiện nam tử ! Có bốn
Bồ Tát mặc giáp
hoằng thệ bất tư nghị quyết định thành mãn
thệ nguyện ấy, cũng sẽ được
Phật độ trang nghiêm như
Phật độ của Phổ Kiến
như Lai.".
Ngài
Sư Tử Dũng Mãnh Lôi Âm
Bồ Tát bạch rằng : "Bạch
đức Thế Tôn ! Xin nói
danh hiệu và chỗ ở của chư
Bồ Tát ấy. Lại xin
hiển thị quốc độ của
Phổ Quang Thường Đa
Công Đức Hải Vương
Như Lai để cho
đại chúng đây được nhiều
lợi ích. Tại sao ? Vì chư
Bồ Tát đây nếu được thấy nghe thì ở nơi
đại nguyện ấy sẽ được thành mãn".
Đức Phật nói : "Nầy
thiện nam tử ! Các ông lắng nghe, Phật sẽ nói cho. Nầy
thiện nam tử ! Bốn
Bồ Tát ấy, một người tên
Quang Minh Tràng ở tại
Phật độ phương Đông của Phật
Vô Ưu Đức. Người kế tên Trí Thượng ở tại
Phật độ phương Nam của
Phật Trí Vương. Người thứ ba tên
Chư Căn Tịch Tĩnh ở tại
quốc độ phương Tây của
Phật Huệ Tích. Người thứ tư tên
Nguyện Huệ ở tại
quốc độ phương Bắc của Phật
Na La Diên".
Đức Thế Tôn dùng sức thần thông hiện
Phật độ của
Phổ Quang Thường Đa
Công Đức Hải Vương
Như Lai cho trong
đại hội nầy thấy
đức Phật ấy và chúng
Bồ Tát cùng những
công đức trang nghiêm ở
thế giới ấy, từ trước chưa từng thấy cũng chưa từng nghe, tất cả sự
trang nghiêm ấy chẳng thể nghĩ bàn,
vô lượng trăm ngàn ức
na do tha châu báu xen lẫn trang nghiêm. Trong một kiếp nói
công đức ấy cũng chẳng hết.
Đại chúng đây đều thấy rõ như xem trái
am ma lặc trong bàn tay.
Bồ Tát cõi ấy thân cao bốn vạn hai ngàn
do tuần. Thân của Phật cao tám vạn bốn ngàn
do tuần, ánh sáng chiếu khắp như tòa núi vàng
diêm phù đàn,
thành tựu công đức trang nghiêm rộng lớn ngồi dưới
cây Bồ đề, chư
Bồ Tát cung kính vây quanh, hiện trăm ngàn ức những sự
biến hóa qua đến trong các
thế giới mười phương thuyết pháp cho các
chúng sanh.
Đức Phật bảo chư
Bồ Tát : "Các
thiện nam tử ! Các ông có thấy
Phật độ ấy
trang nghiêm và chúng
Bồ Tát chăng ?".
Đại chúng đồng thanh bạch phật rằng : "Vâng,
chúng tôi đã thấy.
Bạch đức Thế Tôn !
Chúng tôi sẽ
học hạnh Bồ Tát ấy như chỗ
tu hành của
Văn Thù Sư lợi,
chúng tôi cũng sẽ
thành tựu phật độ trang nghiêm như vậy".
Đức Thế Tôn vui vẻ mỉm cười, từ
diện môn của Phật phóng ra nhiều
tia sáng màu chiếu
vô lượng vô biên thế giới, chiếu song
tia sáng ấy
trở lại quanh Phật ba vòng rồi rót vào đảnh phật.
Ngài
Di Lặc Bồ Tát bạch rằng : "Bạch
đức Thế Tôn ! Có
nhơn duyên gì mà hiện
mỉm cười ?".
Đức Phật bảo
Di Lặc Bồ Tát rằng : "Trong
đại chúng đây có tám vạn bốn ngàn
Bồ Tát thấy sự
trang nghiêm của
Phật độ ấy, dầu đã
phát tâm mà nay muốn sẽ
thành tựu Phật độ như vậy. Nhưng trong số ấy có mười sáu thiện
đại trượng phu đủ
chí nguyện thù thắng mà phát
đại tâm, họ sẽ thành mãn như
đại nguyện của
Văn Thù Sư lợi. Chư
Bồ Tát khác cũng mau sẽ được
Vô thượng Bồ đề, sẽ được
Phật độ trang nghiêm như cõi nước của Phật
A Di Đà.
Di Lặc nên biết, chư
Bồ Tát chí nguyện đã
thù thắng, chỗ
thành tựu cùng lớn. Người
chí nguyện thù thắng thì nói tôi
thành tựu như
Văn Thù Sư Lợi trang nghiêm Phật độ.
Những người
chí nguyện kém dầu cũng khởi
lòng tin nói lời như vậy. Do
ngữ nghiệp phát ra lời ấy có thể bỏ dứt sáu mươi ức trăm ngàn
na do tha kiếp
sanh tử lưu chuyển, cũng được
viên mãn năm
ba la mật".
Lúc ấy Di Lặc Bồ Tát thấy bốn phương nơi
quang minh tràng,
bốn đại Bồ tát đều ngồi trong
lâu các lưu ly quang minh có trăm ngàn ức
chư Thiên vây quanh mưa hoa trổi nhạc
hiện đại thần biến chấn động đại địa mà đến
cõi nầy.
Di Lặc Bồ Tát liền
bạch Phật hỏi sự ấy.
Đức Phật nói : "Nầy
thiện nam tử: ! Bốn
Bồ Tát ấy vì thấy ta nên chư
Như Lai ở bốn phương đều khiến đến đây".
Bốn
Bồ Tát ấy đến
đảnh lễ chưn Phật rồi ngồi qua một phía, ánh sáng các Ngài chiếu khắp
đại hội nầy.
Đức Phật bảo các
Bồ Tát rằng : "Nầy
đại chúng ! Bốn thiện
đại trượng phu đây
chí nguyện xu hướng đều chẳng nghĩ bàn, phải nên
tôn trọng thỉnh hỏi
pháp yếu ấy. Mà
sở nguyện của bốn
Bồ Tát ấy đối với chư
Bồ Tát là tối
thù thắng.
Nếu có
thiện nam tử thiện nữ nhơn được thấy bốn
Bồ Tát ấy thì
tất định sẽ được
Vô thượng Bồ đề bỏ dứt hai mươi
ức kiếp sanh tử lưu chuyển, đầy đủ
viên mãn năm
ba la mật. Nếu có nữ nhơn nghe tên chư
Bồ Tát thì mau rời khỏi thân nữ nhơn".
Đức Phật nhiếp
thần lực, cõi ấy bỗng chẳng còn hiện.
Ngài
Văn Thù Sư Lợi bạch rằng : "Bạch
đức Thế Tôn ! Tất cả pháp đều
như huyễn. Tại sao ?
Ví như nhà
ảo thuật huyễn biến ẩn hiện. Các pháp
sanh diệt cũng như vậy. Mà
sanh diệt ấy tức là không
sanh diệt. Do không
sanh diệt tức là
bình đẳng.
Bồ Tát tu
bình đẳng ấy thì có thể chứng được
vô thượng Bồ đề".
Trí Thượng
Bồ Tát nói : "Thưa Ngài
Văn Thù Sư Lợi ! Nơi
Bồ đề nầy thế nào chứng được ?".
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói : "Bồ đề nầy chẳng phải là được cũng chẳng phải là hoại được, chẳng phải an trụ được".
Trí Thượng
Bồ tát nói : "Nhưng
Bồ đề nầy chẳng phải do an trụ mà được, cũng chẳng phải chẳng an trụ mà được. Tại sao ? Vì
pháp tánh ấy bổn lai
vô sanh, chẳng phải đã có, chẳng phải sẽ có, chẳng phải hư hoặc được, vì thế nên không được".
Văn Thù Sư Lợi hỏi chư
Bồ Tát rằng : "Thế nào gọi là : Nói
pháp môn nhứt tướng ?".
Di Lặc Bồ Tát nói : "Nếu có người chẳng thấy uẩn giới và xứ, cũng chẳng phải chẳng thấy, không chỗ
phân biệt, cũng chẳng thấy hợp tan. Đây gọi là : Nói
pháp môn nhứt tướng".
Sử Tử
Dũng Mãnh Lôi Âm
Bồ Tát nói :"Nếu chẳng
phát khởi các thứ
phân biệt : nầy là pháp
phàm phu, nầy là pháp
nhị thừa, nầy thời chẳng trái
pháp tánh, không
phân biệt như
vậy mà nhập nhứt
tướng nghĩa là
vô tướng. Đây gọi là : Nói
pháp môn nhứt tướng".
Lạc Kiến
Bồ Tát nói : "Nếu có người tu
chơn như hạnh mà cũng chẳng sanh tưởng
chơn như, nơi
thậm thâm nầy không chỗ
phân biệt. Đây gọi là : Nói
pháp môn nhứt tướng".
Vô Ngại Biện
Bồ Tát nói : "Nếu có thể
cứu cánh tận hết nơi các pháp, cũng đem pháp ấy nói cho người. Đây gọi là : Nói
pháp môn nhứt tướng".
Thiện Tư
Bồ Tát nói : "Nếu dùng tư nghị nhập vào
bất tư nghị,
bất tư nghị ấy cũng
bất khả đắc. Đây gọi là : Nói
pháp môn nhứt tướng".
Diệu Ly Trần
Bồ Tát nói : "Nếu có ai chẳng nhiễm tất cả tướng, cũng chẳng phải nhiễm chẳng phải chẳng nhiễm, không trái không thuận cũng chẳng
mê hoặc, chẳng phải một chẳng phải hai, cũng chẳng phải các thứ, chẳng lấy chẳng bỏ. Đây gọi là : Nói
pháp môn nhứt tướng".
Ta Kiệt La Bồ Tát nói : "Nếu có ai nhập vào được pháp
thậm thâm khó vào như biển, mà ở nơi pháp ấy cũng chẳng
phân biệt, dầu vì người mà nói nhưng không có
ý tưởng nói pháp. Đây gọi là : Nói
pháp môn nhứt tướng".
Nguyệt Thượng Bồ Tát nói : "Nếu ở nơi tất cả
chúng sanh tâm hành bình đẳng dường như trăng tròn không có
ý tưởng là
chúng sanh. Đây gọi là : Nói
pháp môn nhứt tướng".
Ly Ưu Ám
Bồ Tát nói : "Thế nào là nhổ mũi tên ưu khổ
chúng sanh ? Đó là
ngã và ngã sở là gốc khổ của họ,
nếu có thể an trụ được
ngã ngã sở bình đẳng. Đây gọi là : Nói
pháp môn nhứt tướng".
Vô Sở Duyên
Bồ Tát nói : "Nếu chẳng
phan duyên dục giới,
sắc giới,
vô sắc giới, pháp
Thanh Văn,
pháp Duyên Giác, pháp chư Phật. Đây gọi là : Nói
pháp môn nhứt tướng".
Phổ Kiến
Bồ Tát nói : "Nếu lúc
thuyết pháp nên nói
pháp bình đẳng, nghĩa là
tánh không bình đẳng cũng không có
ý tưởng là không và
ý tưởng là
bình đẳng. Đây gọi là : Nói
pháp môn nhứt tướng".
Tịnh
Tam Luân Bồ Tát nói : "Nếu lúc
thuyết pháp phải tịnh
tam luân, nghĩa là
chúng sanh được dạy, ngã
bất khả đắc, cũng chẳng
phân biệt mình làm
Pháp Sư, nơi pháp được nói mà không
trụ trước.
Thuyết pháp như vậy gọi là : Nói
pháp môn nhứt tướng".
Thành Tựu Hạnh
Bồ Tát nói : "Nếu có ai có thể nói nơi tất cả pháp, tu
bình đẳng hạnh, chỗ biết như thiệt chẳng văn phải
văn tự thuyết, vì tất cả pháp rời lìa
ngôn thuyết vậy. Đây gọi là : Nói
pháp môn nhứt tướng".
Thâm Hạnh
Bồ Tát nói : "Nếu ai có thể
thuyết pháp rõ thấu tất cả pháp
thậm thâm, cũng chẳng thấy
năng thuyết sở thuyết kia và người được nghe. Đây gọi là : Nói
pháp môn nhứt tướng".
Lúc nói
pháp môn nhứt tướng ấy, ba mươi bảy ức
Bồ Tát được
vô sanh pháp nhẫn. Tám vạn bốn ngàn
na do tha trăm ngàn
chúng sanh phát tâm Vô thượng Bồ đề. Bảy ngàn
Tỳ Kheo chẳng thọ các pháp tận hết các
hữu lậu tâm
được giải thoát. Chín mươi sáu
na do tha chư Thiên và Nhơn ở trong các pháp được
nhãn tịnh.
Bấy giờ
Sư Tử Dũng Mãnh Lôi Âm
Bồ Tát bạch Phật rằng : "Bạch
đức Thế Tôn !
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bao lâu sẽ được
Vô thượng Bồ đề ? Phật ấy
thọ mạng và chúng
Bồ Tát có bao nhiêu ?".
Đức Phật bảo hỏi Ngài
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.
Sư Tử Dũng Mãnh Lôi Âm
Bồ Tát hỏi Ngài
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát: "Thưa Ngài ! Bao giờ Ngài sẽ được
Vô thượng Bồ đề".
Ngài
Văn Thù Sư Lợi nói : "Nầy
thiện nam tử !
Chừng nào hư không giới làm
sắc thân, tôi mới sẽ được
Vô thượng Bồ đề. Nếu ảo nhơn được
Bồ đề thì tôi mới sẽ được. Nếu
lậu tận A La Hán là
Bồ Tát thì tôi mới sẽ được. Nếu lúc nào mộng hưởng ảnh và hóa nhơn được
Bồ đề tôi mới sẽ được. Nếu mặt nguyệt chiếu làm ngày, mặt nhựt chiếu làm đêm tôi mới sẽ được
Vô thượng Bồ đề. Thưa Ngài
Sư Tử Dũng Mãnh ! Lời hỏi của Ngài nên đem hỏi người cầu Bồ đề".
Sư Tử Dũng Mãnh Bồ Tát nói : "Ngài há chẳng cầu
Bồ đề ư ?".
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói : "Chẳng có cầu. Tại sao ? Vì
Văn Thù Sư Lợi tức là
Bồ đề,
Bồ đề tức là
Văn Thù Sư Lợi. Tại sao ? Vì
Văn Thù Sư Lợi chỉ có danh từ,
Bồ đề cũng chỉ có danh từ. Danh từ ấy cũng là ly là
vô tác nên là không.
Không tánh ấy tức là Bồ đề".
Đức Phật hỏi Ngài
Sư Tử Dũng Mãnh rằng : "Nầy
thiện nam tử ! Ông có nghe thấy các
chúng hội Thanh Văn và
Bồ Tát của
A Di Đà Như Lai chăng ?
-
Bạch đức Thế Tôn ! Tôi có thấy nghe.
- Nầy
thiện nam tử ! Số ấy là bao nhiêu ?
-
Bạch đức Thế Tôn ! Chẳng phải toán số nghĩ bàn đến được.
- Nầy
thiện nam tử !
Như pháp đo lường của nước
Ma Kiệt, một hộc dầu mè, lấy một hột tỉ dụ cho chúng
Thanh Văn và
Bồ Tát ở nước Phật
A Di Đà. Còn bao nhiêu thì tỉ dụ lúc
Văn Thù Sư Lợi được
Bồ đề số chúng
Bồ Tát, lại còn quá số ấy .
Nầy
thiện nam tử ! Như đem
tam thiên Đại Thiên thế giới vi trần số kiếp so với
số kiếp thọ lượng của Phổ Kiến
Như Lai, trăm phần ngàn phần trăm ngàn ức phần, nhẫn đến toán số
thí dụ chẳng bằng được. Nên biết
thọ mạng của Phổ Kiến
Như Lai không có toán số cũng không hạn lượng.
Ví như có một người đem
tam thiên Đại Thiên thế giới nghiền nát ra
vi trần, người thứ hai người thứ ba cũng đem
Đại Thiên thế giới nghiền nát ra
vi trần. Lại có một người mang
vi trần ấy đi qua phương Đông
quá chừng ấy số
vi trần thế giới mới bỏ xuống một
vi trần, lại đi quá
vi trần số thế giới nữa mới bỏ xuống một
vi trần,
thứ đệ đi và bỏ như vậy đến hết số những
vi trần. Lại chín phương kia mỗi phương cũng đều có một người đi và bỏ đến hết
vi trần như vậy. Nầy các
thiện nam tử ! Những
thế giới mười phương được đi qua ấy có thể biết được số chăng ?
-
Bạch đức Thế Tôn ! Không thể biết.
- Nầy
thiện nam tử ! Tất cả
thế giới mà các người ấy đã đi qua, hoặc có dính
vi trần hay không đều đem nghiền nát thành
vi trần. Có thể toán số biết được số
vi trần ấy chăng ?
-
Bạch đức Thế Tôn ! Không thể biết được. Nếu có ai tính lường thì tâm sẽ mê loạn mà chẳng biết được.
- Nầy
thiện nam tử !
Chư Phật Như Lai đều biết rõ hết số
vi trần ấy.
Giả sử có quá số ấy,
Như Lai cũng biết rõ"
-
Di Lặc Bồ Tát bạch
đức Phật rằng : "Bạch
đức Thế Tôn ! Chư
Bồ Tát vì
cầu đại trí huệ như vậy, nên dầu ở
địa ngục vô lượng ức kiếp thọ khổ cũng trọn chẳng bỏ rời trí ấy".
Đức Phật nói : "Đúng như vậy. Đúng như lời
Di Lặc nói. Có ai ở trong
đại trí huệ ấy mà chẳng sanh lòng thích muốn. Chỉ trừ kẻ
hạ liệt và người giải đãi".
Lúc Phật nói trí ấy, có một vạn người
phát tâm Bồ đề.
Đức Phật bảo
Sư Tử Dũng Mãnh Lôi Âm
Bồ Tát rằng : "Nầy
thiện nam tử ! Như tất cả
thế giới mười phương mà
mười phương ấy đã đi đều làm thành
vi trần hết,
Văn Thù Sư Lợi sẽ ở trong kiếp
vi trần ấy thật hành
Bồ Tát đạo. Tại sao ? Vì
đại nguyện của
Văn Thù Sư Lợi chẳng thể nghĩ bàn,
xu hướng cũng chẳng thể nghĩ bàn, được
Bồ đề rồi
thọ lượng cũng chẳng thể nghĩ bàn,
chúng hội Bồ Tát cũng chẳng thể nghĩ bàn".
Sư Tử Dũng Mãnh Lôi Âm
Bồ Tát bạch Phật rằng : "Bạch
đức Thế Tôn !
Văn Thù Sư Lợi xu
công hạnh sở tu rất lớn,
sở nguyện cũng rất
quảng đại mới ở nơi bấy nhiêu
vi trần số kiếp mà chẳng sanh mỏi mệt".
Ngài
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói : "Đúng vậy. Đúng như lời Ngài nói. Thưa Ngài !
Hư không giới có nghĩ rằng đã qua ngày đêm
thời tiết tháng năm
số kiếp v. v. . . chăng ?
- Thưa Ngài
Văn Thù Sư Lợi ! Không vậy .
- Thưa Ngài
Sư Tử Dũng Mãnh ! Đúng vậy, nếu có ai tỏ biết tất cả pháp đồng với
hư không, trí
vi tế ấy không có
phân biệt, cũng không
quan niệm rằng
trải qua ngày đêm
thời tiết tháng năm các kiếp số v. v. . . Tại sao ? Vì trí
vi tế ấy ở nơi các
pháp không có tưởng niệm vậy.
- Nầy
thiện nam tử ! Như
hư không giới không có mỏi mệt và
ý tưởng nhiệt não. Tại sao ? Dầu cho quá
hằng sa kiếp,
hư không giới cũng không
sanh khởi cũng không thiêu diệt, chẳng phải bị
phá hoại được. Tại sao ? Vì
hư không giới vô sở đắc vậy.
Nầy
thiện nam tử ! Nếu
Bồ Tát rõ biết tất cả pháp
vô sở hữu rồi thì cũng có
ý tưởng nhiệt não và mỏi mệt v. v. . .
Nầy
thiện nam tử ! Danh từ
hư không ấy cũng không có thiêu diệt
nhiệt não mỏi mệt, cũng chẳng động lay, chẳng sanh chẳng lão, chẳng đến chẳng đi.
Danh hiệu Văn Thù Sư Lợi cũng vậy, không có
nhiệt não mỏi mệt v .v . . . Tại sao ? Vì
danh tự tánh ly vậy".
Lúc nói pháp ấy,
Tứ Thiên Vương,
Thiên Đế Thích,
Phạm Thiên Vương và
chư Thiên Tử
đại oai đức đồng thanh xướng rằng : "Các
chúng sanh nghe pháp môn ấy đước lợi lành lớn, huống là
thọ trì đọc tụng. Nên biết họ được
thiện căn rất rộng lớn.
Bạch đức Thế Tôn ! Nơi
pháp môn ấy,
chúng tôi thọ trì đọc tụng rộng
tuyên lưu bố, vì
chúng tôi muốn
hộ trì pháp
thậm thâm ấy".
Sư Tử Dũng Mãnh bạch Phật rằng : "Bạch
đức Thế Tôn ! Nếu có ai được
nghe pháp môn ấy,
thọ trì đọc tụng suy gẫm và
phát tâm công đức trang nghiêm phật độ như vậy được bao nhiêu phước ?".
Đức Phật nói : "Nầy
thiện nam tử !
Đức Như Lai dùng
vô ngại nhãn thấy chư Phật và
Phật độ của chư Phật, nếu có
Bồ Tát đem thất bửu đầy những
phật độ ấy để
cúng dường mỗi mỗi
Như Lai đều
cùng tận vị lai tế, khiến
Bồ Tát nầy an trụ
tịnh giới, với tất cả
chúng sanh được
tâm bình đẳng. Nếu lại có
Bồ Tát ở nơi
pháp môn công đức trang nghiêm Phật độ nầy mà
thọ trì đọc tụng, lại có thể
phát tâm theo sở học của
Văn Thù Sư Lợi đi bảy bước. Hai
công đức sau nầy đem so với
công đức cúng dường thất bửu trên kia, thì
công đức trên trăm phần chẳng bằng một, nhẫn đến
thí dụ toán số chẳng đếm được".
Di lặc Bồ Tát bạch Phật rằng : "Bạch
đức Thế Tôn !
Pháp môn nầy tên là gì, và
chúng tôi phải
thọ trì thế nào ?".
Đức Phật nói : "Pháp môn nầy tên là chư Phật du hí, cũng tên là chư nguyện
cứu cánh, cũng tên là
Văn Thù Sư Lợi công đức trang nghiêm Phật độ, cũng tên là linh
phát Bồ đề tâm Bồ Tát hoan hỉ, cũng tên là
Văn Thù Sư Lợi thọ ký, nên
thọ trì như vậy".
Bấy giờ chư
Bồ Tát từ
mười phương đến muốn
cúng dường pháp môn ấy nên mưa các thứ hoa và
ca ngợi rằng : "Hi
hữu Thế Tôn !
Hi hữu Thế Tôn !
Chúng tôi được
nghe pháp môn
bất tư nghị Văn thù Sư Lợi sư tử rống trang nghiêm".
Chư
Bồ Tát nói lời ấy rồi đều
trở về bổn độ.
Lúc nói pháp nầy, có
hằng sa Bồ Tát được
bất thối chuyển,
vô lượng chúng sanh thiện căn thành thục.
Bấy giờ
Văn Thù Sư Lợi liền nhập
tam muội tên
Bồ Tát xuất sanh
quang minh phổ chiếu như huyễn. Nhập
tam muội rồi làm cho
chúng hội nầy thấy khắp tất cả
Như Lai trong
vô lượng vô biên Phật độ mười phương. Trước mỗi
đức Như Lai đều có
Văn Thù Sư lợi Bồ Tát nói
Phật độ công đức trang nghiêm của mình.
Chúng tôi được thấy như vậy rồi, đối với
đại nguyện thù thắng của
Văn Thù Sư Lợi sanh lòng
hi hữu.
Phật nói kinh nầy rồi, tất cả
Bồ Tát, chư
Tỳ Kheo,
Tỳ Kheo Ni,
Ưu Bà tắc,
Ưu Bà Di,
Thiên Long Bát Bộ, Nhơn và
Phi Nhơn, tất cả
đại chúng nghe lời Phật nói đều rất
vui mừng tín thọ phụng hành.