PHÙ TRỢ NGƯỜI LÂM CHUNG
Đại sư Dagpo Rinpoche
Diệu Hạnh Giao Trinh Việt dịch
Nhà xuất bản Thời Đại
Tiến trình của hiện tượng chết
Nói cho cùng, tiến trình của hiện tượng sinh ra gồm có những gì? Chúng ta bắt đầu bằng những thành phần vi tế để đi đến các thành phần thô hơn, qua một sự phát triển dần dà theo nhịp điệu của sự xuất hiện tuần tự những thành phần mới. Đó là một giai đoạn phát triển, bành trướng.
Tiến trình chết chỉ là sự đi ngược lại: nó phù hợp với sự kiệt quệ dần dần của tất cả những gì đã được hiện hình lúc sinh ra, thành phần này sau thành phần khác, cho tới khi chúng hư hoại đến nỗi không còn có thể đảm nhiệm các chức năng mà chúng đã đảm nhiệm trong suốt cuộc sống.
Trước hết, các thành phần thô sẽ bắt đầu phân tán (xin hiểu là: suy nhược đi), rồi sau đó đến lượt các thành phần vi tế. Khi các thành phần này suy tàn cho đến mức không thể nào hiện khởi được nữa thì lúc ấy, nơi một hữu tình bình thường, dạng vi tế nhất hay là cực vi tế của tâm thức mới có thể hiển lộ. Đó là ánh tịnh quang của sự chết.
Vì không đủ thì giờ, chúng ta buộc phải tóm gọn lại. Về tiến trình của sự xuất sinh, chúng ta chỉ có thể nói lướt qua như vừa rồi, và chúng ta sẽ đặc biệt quan tâm đến tiến trình của sự chết. Nhưng tôi muốn chia sẻ với quý vị sự ngạc nhiên của tôi từ khi đến Âu châu. Rõ ràng là, cái gì không thể xảy ra xưa kia bây giờ lại phát sinh dễ dàng, và hiện nay, các khoa chẩn đoán và hình ảnh bằng siêu âm của tử cung đã trở nên phổ biến. Thế mà khi ta so sánh chúng với những gì đức Phật đã thuyết giảng thì sự phù hợp đập vào mắt chúng ta. Quý vị sẽ nói “Có gì lạ đâu?”, nhưng đừng quên là đức Phật đã xuất hiện khoảng năm hay sáu thế kỷ trước Công nguyên. Ngài làm gì có những dụng cụ máy móc tối tân hiện đại, ngược lại nữa là khác. Tôi thấy khi những điều Ngài đã dạy lại trùng hợp với những tấm ảnh rất chính xác ngày nay, thì thật là đáng kinh ngạc! Hơn nữa, đức Phật không chỉ miêu tả một cách giản lược như “đến ngày thứ mấy thì nơi thân thai bào sẽ có một chỗ nhô ra, hay hình dạng sẽ như thế này, hay thế kia...” Ngài thuyết giải thêm “bởi vì lúc ấy có khí này bắt đầu hoạt động nên hiệu quả nọ sẽ phát sinh, do đó bộ phận này sẽ xuất hiện hay cảm quan nọ sẽ khởi động...”
Dầu sao đi nữa, riêng tôi, tôi cũng thấy thật lạ lùng. Tôi sinh ra ở Tây Tạng và đi học ở đấy, nhưng trong nước tôi, các bài học còn không được minh họa bằng tranh vẽ chứ đừng nói bằng hình ảnh. Tôi nhớ lại khi còn nhỏ, như các bạn đồng học, tôi phải học thuộc các chuyên thư ấy và vừa đọc tôi vừa phải cố gắng hình dung trong đầu những gì được miêu tả. Và cho dầu đó là những hiện tượng vật chất tương đối thô thiển, chúng cũng không hiện ra trước mắt ngay được. Khi đến nước Pháp, tôi được thấy những hình ảnh siêu âm của tử cung trong các tạp chí, và càng ngạc nhiên hơn khi nhận thấy sự tương đồng giữa những tài liệu lạ lùng kia và những gì tôi đã tưởng tượng được từ những bài viết thuần túy giải tích.
Nói tóm lại, theo Phật giáo thì thời điểm sinh ra của một con người như chúng ta rơi đúng vào lúc người mẹ thụ thai, vì đó là lúc mà họ xuất hiện như một con người và cũng từ lúc đó họ mới bắt đầu phát triển. Dẫu cho kích thước của thai bào cực kỳ bé nhỏ, nhưng nó đã là một hữu tình rõ rệt rồi. Dần dần, khi các thành phần khác nhau bắt đầu xuất hiện, hữu tình này phát triển và được xem là hoàn tất trọn vẹn khi 20, 24 hay 25 thành phần (con số thay đổi tùy theo góc độ nhìn) đã được sắp xếp một cách hài hòa.
Vậy thì, với những gì đã nói ở trên, sự chết xảy ra như thế nào?
Chúng ta có thể tự hỏi, tại sao lại cho rằng sự hiểu biết một cách đầy đủ chi tiết về những chu kỳ của tiến trình sự chết là một điều quan trọng, bởi vì dầu sao thì mục tiêu của chúng ta trước hết là giúp đỡ những người sắp chết kia mà? Tức là để ủy lạo họ chứ không phải để quán sát cái gì xảy đến và làm giàu cho kiến thức của mình. Nhưng việc tuần tự “mổ xẻ” từng chu kỳ có ích lợi ở chỗ là mỗi chu kỳ đều được đánh dấu bằng những triệu chứng, hoặc ở ngoài thân hoặc ở bên trong.
Nếu chúng ta đến với tư cách người phù trợ lâm chung (để ủy lạo người sắp chết trong những giây phút cuối), thì hiển nhiên chúng ta không thể thấy được những triệu chứng bên trong người ấy, vì chỉ có người đang trải qua kinh nghiệm chết mới cảm nhận được mà thôi. Chúng ta không thể thấy được từ bên ngoài. Ngược lại, những triệu chứng bên ngoài, mà mỗi triệu chứng đặc trưng của một giai đoạn trong tiến trình đều có thể thấy được (ít nhất là một cách tổng quát) từ bên ngoài.
Nhưng nhận biết chúng để làm gì? Nếu chúng ta muốn giúp đỡ người lâm chung một cách hữu hiệu, chúng ta cần phải thích ứng những dấu hiệu này với những gì đương sự đang kinh nghiệm hay còn có thể làm được. Thí dụ: người ấy còn có thể thấy được không, hay còn nghe được không? Trên thực tế, khi chúng ta ghi nhận triệu chứng nào đó biểu thị thính giác của người lâm chung không còn hoạt động nữa thì có nói vào tai người ấy muôn vàn lời khuyên cũng chẳng ích lợi gì. Người ấy không còn nghe thấy nữa. Chúng ta không còn có thể giúp họ bằng lời nói nữa. Hơn nữa, như thế cũng có nghĩa là nếu chúng ta muốn nói điều gì với họ, thì phải nói trước thời điểm này.
Đó là lý do tại sao chúng ta cần nhận biết những triệu chứng biểu thị rằng thị giác hay thính giác của người sắp chết còn hoạt động hay không. Nếu thị giác còn hoạt động thì có lẽ nên đưa cho họ thấy một vài món vật để trấn an, an ủi họ, khơi dậy lòng tin hay điều gì đó, nhưng một khi họ không còn khả năng để thấy nữa thì làm như thế chỉ vô dụng, trong khi còn những phương tiện khác có thể dùng được, vì trong một khoảng thời gian ngắn họ còn có thể nghe được chẳng hạn. Phải tận dụng thời gian ấy để nói những lời có thể giúp ích họ, vì không bao lâu nữa lời nói cũng sẽ trở thành vô ích v.v...
Tuy nhiên, để các giai đoạn được nhận diện một cách rõ ràng như thế, và để chúng ta có thể dựa vào đấy mà hành động thì tiến trình của sự chết phải diễn ra một cách chậm chạp. Đó là trường hợp của những người chết vì bệnh chẳng hạn, hay trong một vài điều kiện, chết vì tuổi già. Ngược lại, trong trường hợp một tai nạn đột ngột và tàn khốc – đụng xe, rớt máy bay... hay trong một cơn bạo bệnh như đột quỵ thì người ấy chết một cách quá chớp nhoáng (hoạnh tử) nên các giai đoạn bị lướt đi mất. Chúng ta không thể nhận biết được một triệu chứng nào nữa, mọi sự diễn ra quá nhanh. Ngay trong trường hợp một cái chết tương đối chậm chạp, nhưng khi người lâm chung quá đau đớn thì sẽ rất khó mà phân biệt các chu kỳ, như thể cơn đau quá kịch liệt đã che giấu, ẩn tàng các chu kỳ này. Có một trường hợp khác mà các chu kỳ không được rõ ràng, đó là khi người lâm chung đã quá già nua: lúc ấy họ đã “tiêu mòn”, các cảm quan dẫu sao cũng đã cùn nhụt nhiều rồi.
Khi một người đã đến thời kỳ cuối cùng của đời mình, dẫu vì bệnh hay vì già, người này sẽ thể nghiệm nhiều giai đoạn gồm năm chu kỳ tan rã hay phân hóa. Quý vị hẳn nhớ rằng, chúng ta, một con người, xuất sinh đúng vào lúc tâm tương tục của chúng ta tiến nhập vào các tế bào vật chất đến từ cha mẹ của kiếp sống mới, nhờ thế mà cái thân sở y vật chất mới của chúng ta được thành hình. Cái mà chúng ta gọi là “đời sống” là quãng thời gian mà các thành phần vật chất này còn đủ khả năng để chống đỡ cho thần thức của chúng ta, tức là làm chỗ cho thần thức y cứ. Với thời gian, các thành phần vật chất, vốn là thô nặng, sẽ bị hao mòn và dần dần mất đi khả năng đảm nhiệm vai trò chống đỡ cho tâm tương tục của chúng ta. Khi chỗ dựa vật chất không dùng được nữa và không giúp cho tâm tương tục hoạt động hợp cách, thì đến lượt các hoạt động tâm thức sẽ từ từ gián đoạn, nhưng là ở bình diện thô nhất của chúng. Dần dà, tâm thức sẽ hiển lộ những bình diện vi tế hơn, cho tới khi nó lấy lại hình dạng cực vi tế mà nó đã xả bỏ lúc phôi thai.
Theo Phật giáo, sự chết thật sự đúng nghĩa phát sinh vào ngay giây phút này, khi tâm cực vi tế hiển lộ và sắp xả bỏ một chỗ dựa vật chất không còn tác dụng nữa vì đã quá hư hao.
Xin ghi nhận rằng tâm cực vi tế ở dạng vô ký. Tâm thức cực vi tế bao giờ cũng chỉ hiển lộ duy nhất vào lúc chết, trừ trường hợp những hành giả tu tập các pháp môn Mật tông Tối thượng Du-già thâm sâu nhất, hay đã rèn luyện thuần thục thiền quán và đã đạt được một trình độ rất cao những công hạnh đặc biệt như liễu ngộ tánh Không, tức là sự vắng mặt của tự tánh [tự hữu] nơi vạn hữu, kể cả nơi các hữu tình. Tuy nhiên, có những trường hợp như lúc bắt đầu ngủ, chúng ta cũng trải qua các chu kỳ tương tự với tiến trình của sự chết. Nhưng những giai đoạn này quá chớp nhoáng nên những người không tu luyện đủ thì không thể nhận ra, nói gì đến việc sử dụng chúng!
Sự chết kết thúc khi đương sự tiến vào bardo (cõi trung hữu). Tâm thức vi tế của người này – chứ không còn là cực vi tế – lại gá vào một chỗ dựa vật chất, cũng vi tế chứ không phải thô. Đây chưa phải là một sự tái sinh thật thụ, mặc dù người ta thường nói người này “sinh” vào cõi trung hữu.
Trạng thái trung ấm kéo dài một thời gian, có thể lâu có thể mau, nhưng lâu nhất là 49 ngày. Khi trạng thái này chấm dứt và đương sự tiến vào một đời sống mới thì họ chết đi trong cõi trung hữu: bình diện vi tế sẽ ngừng hoạt động để nhường chỗ cho tâm cực vi tế, vì chỉ duy nhất tâm này là có thể thực hiện các thời kỳ chuyển tiếp. Tâm vi tế một khi đã tiến nhập vào tế bào của cha mẹ, các chu kỳ nói trên sẽ lại tuần tự phát sinh, và cứ thế mà tái diễn.
Nói tóm lại, trong tiến trình luân hồi này, một con người còn sống khi các thành phần thô của thân và tâm trong họ còn phát triển và duy trì. Mỗi thời kỳ chuyển tiếp được đánh dấu bởi những “chu kỳ tan rã”, nghĩa là sự suy thoái và gián đoạn của các bình diện thô rồi vi tế, để cho bình diện cực vi tế có thể hiển lộ và đảm nhiệm thời kỳ chuyển tiếp. Liền sau đó bình diện vi tế lại nổi lên và được thay thế ngay bằng bình diện thô trong suốt thời gian của cuộc sống, chịu sự chi phối của già và bệnh v.v...
Thật sự là khi ta còn ở trong cái vòng luân hồi này thì ta vẫn phải chịu sự trấn áp của khổ đau dưới ba dạng: “khổ khổ” (những cảm thọ khó chịu đau đớn), “hoại khổ” (cảm thọ dễ chịu bình thường nhưng ngắn hạn và kết thúc dưới dạng thực sự khổ: nuối tiếc, thất vọng, bất mãn...) và “hành khổ” (cảm thọ vô ký nhưng hàm chứa tất cả tiềm năng của hai loại khổ trên).
Nếu chúng ta không làm gì [để thay đổi] thì vòng luân hồi này sẽ cứ y như thế mà tiếp diễn. Nếu chúng ta muốn giải thoát khổ đau thì đừng mong nó sẽ tự động chấm dứt. Chúng ta phải cố gắng tìm cách đoạn trừ nó, vì nó sẽ không bao giờ có thể tự động chấm dứt.
Với mục đích mang lại cho hữu tình ở cuối đời một sự phù trợ thích nghi và đúng lúc, việc rõ biết những giai đoạn tuần tự mà họ đang trải qua là rất có ích: những chu kỳ tan rã hay phân tán mà kết cuộc là sự chết.
1. Chu kỳ tan rã thứ nhất: nhóm có liên quan với sắc uẩn
Giai đoạn đầu tiên của tiến trình sự chết được
đánh dấu bởi sự ngưng
hoạt động của năm
thành phần có
liên quan với nhau:
sắc uẩn,
đại viên cảnh trí “căn bản”,
địa đại,
thị giác và các
sắc tướng thuộc về dòng
tương tục của đương sự.
Khi năm phần này
cùng lúc mất đi
hiệu lực của mình thì sự yếu đi của chúng được
biểu lộ bằng hai loại dấu hiệu, dấu hiệu bên trong và dấu hiệu bên ngoài. Nếu
chúng ta đến để phù trợ và
tiễn đưa người sắp chết thì điều mà
chúng ta phải
nhận biết là các dấu hiệu bên ngoài, vì dấu hiệu bên trong thì chỉ có người đang
trải qua tiến trình chết mới thể nghiệm được mà thôi. Nhưng biết được những dấu hiệu
tuần tự bên trong này cũng không phải là
dư thừa. Tuy biết như thế không giúp ích được người khác một cách trực tiếp thật đấy, nhưng đừng quên là
chúng ta rồi cũng sẽ phải chết.
Lúc ấy,
dĩ nhiên là nếu có chuẩn bị thì khả năng
nhận biết các dấu hiệu bên trong sẽ
cho phép chúng ta ý thức được những gì mình đang
trải qua và chủ động
lợi dụng thay vì phải
thụ động chịu đựng tình thế.
Sắc uẩn:
Quý vị hẳn cũng nhớ
sắc uẩn có nghĩa là thân xác, nói một cách tổng quát. Tên gọi hơi
phức tạp này có điểm lợi là nó
nhấn mạnh đối tượng như một hợp thể kết cấu bởi nhiều
thành phần. Ngoài các đường nét bên ngoài của
thân hình, thân còn
bao gồm tất cả các
cơ quan nội tạng, bắp thịt v.v... dưới làn da, và cho dầu không thấy được nhưng những thứ này
vẫn có đó. Hơn nữa,
sắc uẩn còn
bao gồm một
hệ thống kinh mạch và các khí (hay các
năng lượng, nếu quý vị thích từ này hơn)
luân lưu bên trong. Đó là những
yếu tố vi tế hơn các
yếu tố thô vốn được gọi là “sinh lý” trong
ngôn ngữ thông thường, nhưng [thật ra] chúng thuộc về
sắc pháp. Ở đây, khi nói về
sắc uẩn thì danh từ này chỉ hàm ý
duy nhất là thân xác,
tức thân thể
chúng ta.
Quý vị có
đồng ý không? Điều này
áp dụng cho tất cả
mọi người,
chúng ta là người, tức là những sinh vật, có một xác thân và
thịt xương tạo nên thân của
chúng ta. Điều này cũng
áp dụng cho
thú vật nữa. Có gì khác biệt giữa thịt của một người và thịt của con vật mà ta dùng để ăn? Sự khác biệt đó là
hiện thời ta vẫn còn sống. Khi
chúng ta còn sống thì phần xương thịt, tức là phần
chính yếu của thân
chúng ta được
tiêm nhiễm, được
duy trì nhờ vào nhiều loại khí khác nhau. Hơn nữa, trong đó một số có
công năng duy trì sự sống. Ngược lại, trong xương thịt của một
xác chết thì không còn luồng khí nào
hoạt động nữa. Các khí đã tan rã, biến mất. Xương thịt ấy không còn thuộc về dòng
tương tục của một
con người,
một sinh thể nữa.
Giản dị hơn nữa, hãy tưởng tượng
chúng ta bị mổ xẻ, bị
lấy ra một bắp thịt hay bị cưa tay hay chân, xương và thịt. Cái đang là một phần
thân thể chúng ta nay bị tách rời ra. Trong
trường hợp này, các khí
vi tế đang
luân chuyển trước khi tay hay chân bị cưa, nay không vào trong ấy được nữa vì các kinh mạch đã bị đứt đoạn. Vì các khí không còn có mặt trong bắp thịt hay phần tay, chân đã bị cưa ấy, nên những
hoạt động tâm thức nội tại của
chúng ta cũng bị
đình chỉ. Từ nay, chân trái [bị cưa đứt] của ta chẳng hạn, sẽ thuộc
phạm vi của các
hiện tượng vật chất vô tình. Nó không còn [
tính chất] gì của
một sinh thể
hữu tình nữa. Nó không còn là bộ phận của
một sinh vật nữa. Nó không còn thuộc về dòng
tương tục của một
con người nữa.
Đó là cách mà
chúng ta có thể
phân biệt giữa
một sinh thể và một
vô sinh thể, giữa
hữu tình và vô tình. Ở đây,
chúng ta định nghĩa một
hiện tượng là sinh thể hay
hữu tình khi các khí
chống đỡ cho
tâm thức còn
luân lưu trong người họ.
Nếu không,
hiện tượng này phải được xếp vào
thành phần vô tình.
Vì
chúng ta đang đề cập đến
hiện tượng vật chất mà
Tây Tạng gọi là rlung (
Phạn ngữ: vayu), xin
lưu ý là chưa có một sự
thỏa thuận chung nào để dịch chữ này. Khi quý vị đọc chữ “khí” hay “phong” (gió) trong một
tác phẩm [
liên quan nào đó], thì hãy nhớ đó là chữ rlung trong tiếng
Tây Tạng. Đây là một
hiện tượng vật chất nên tất nhiên phải là một
pháp duyên sinh được tạo tác. Đừng nghĩ rằng đó là một cái gì
đặc biệt riêng rẽ. Đó là một loại
hiện tượng tầm thường, do năm đại tạo nên, tức là đất, nước, lửa, gió và
hư không.
Nhìn tổng quát thì
sắc pháp không phải là một
hiện tượng đơn thuần,
hiển hiện một cách
hoàn toàn thuần chất. Vả lại, chọn dùng chữ “uẩn” có
mục đích vạch rõ là ta đang nói đến một hợp thể có nhiều
thành phần, kết quả của năm đại
liên kết với giới (Phạn: dhtu
Tây Tạng: khams). Có lẽ điều này rất
hiển nhiên, ai cũng biết, nhưng
thỉnh thoảng cũng nên nhắc lại để
mọi người ý thức được
rõ ràng.
Chúng ta có thể hỏi: tại sao lại làm
rắc rối vấn đề như thế, dường như chỉ vì muốn
rắc rối cho vui thôi, vì dùng chữ “sắc” cũng là đủ lắm rồi. Tại sao lại dùng chữ dài dòng và tối nghĩa như
sắc uẩn làm gì?
Thật ra, sắc hay
sắc uẩn cũng đồng nghĩa, và ta có thể dùng chữ nào cũng được. Nhưng chữ
sắc uẩn dài hơn mà
đức Phật thường chọn dùng là để
nhấn mạnh một
sự thật, tuy
hiển nhiên nhưng thường bị
quên lãng.
Nếu
suy nghĩ một chút thì ai cũng có thể
đồng ý rằng “thân của ta”, “sắc của ta” là một hợp thể, do một số
thành phần khác nhau
phối hợp theo một số
quy luật đặc biệt để tạo thành.
Tuy nhiên, dầu đó là
sự thật, nhưng những lúc
bình thường không phân tích
tư duy thì không biết
chúng ta nhận thức thế nào mà khi nhìn hay nghĩ đến một
sắc tướng thì trong trí ta lại
hiện ra, không phải một hợp thể
cấu tạo bằng nhiều
thành phần khác nhau, mà một
thực thể đơn thuần, có vẻ như do tự nó tạo lập ra, không
tùy thuộc vào bất cứ gì khác!
Thật ra, để có một
sắc tướng [nào đó], bắt buộc phải có một số
thành phần khác biệt được sắp xếp theo một phương trình
chính xác. Chỉ cần một
thành phần vắng mặt là cái
sắc tướng nói trên sẽ không
thể hiện hữu. Đây là
sự thật.
Vấn đề là
chúng ta không hề
nhận thấy sự vật [theo cách đúng] như thế. Cái
sắc tướng hiện ra trong trí
chúng ta cho ta thấy đó là một
thực thể độc lập [tự tồn],
xuất hiện bằng chính khả năng của nó,
hoàn toàn tự chủ. Nếu chỉ
hiện ra trong trí
chúng ta dưới dạng ấy cũng chẳng lấy gì làm nguy hại.
Vấn đề là
chúng ta lại
tin tưởng vào cái tướng
bề ngoài ấy. Thế là
chúng ta nắm lấy sự việc dưới khía cạnh ấy, tức là thấy chúng tự sinh ra và tự
tồn tại. Nói cách khác, vì các
sắc tướng hiển hiện trong tâm ta một cách
tự nhiên như thể chúng không
tùy thuộc vào gì khác ngoài chính mình, ta sẽ chấp lấy chúng
y như thế và tin rằng đó là
sự thật. Sự
lầm lạc của ta nằm ngay chỗ này, một sự
lầm lạc với nhiều
hậu quả nặng nề vì
nhận thức sai lầm ấy chính là cái gọi là chấp thật (
Tây Tạng: bden par dzin pa),
chấp có tự tánh [tự hữu], chấp
hiện hữu độc lập (bdag dzin), và đó là
căn bản, là gốc rễ của cõi Ta-bà đối với
chúng ta.
Nhận thức sai lầm này đã níu giữ
chúng ta lại
trong vòng luân hồi sinh tử giữa các
thế giới hữu vi, trong đó
chúng ta vẫn còn và sẽ
tiếp tục chịu khổ đau.
Do đó, muốn
chấm dứt vòng
luân hồi sinh tử thì trước hết phải
chấm dứt các
vọng tưởng theo
thói quen. Vì để phá bỏ những
nhận thức sai lầm của ta về chính mình nên
đức Phật đã chọn dùng
từ ngữ như trên. Khi nói với
chúng ta về
sắc uẩn thay vì chỉ nói sắc hay thân mà thôi, Ngài muốn lôi kéo sự chú ý của
chúng ta: Phải,
sắc thân có đó, nhưng sắc này không phải là một cái gì được
thành lập như quý vị vẫn nghĩ và vẫn
tin tưởng. Đó là một uẩn, nghĩa là cái mà quý vị vẫn thấy dưới dạng một
sắc thân chính là kết quả của một hợp thể gồm nhiều
thành phần hội tụ
với nhau.
Như vậy, nguồn gốc của cõi Ta-bà hay các
thế giới tạo tác mà
chúng ta vẫn còn đang thể nghiệm chính là
nhận thức [
sai lầm] của ta mà
Phật giáo gọi là
chấp ngã, hay chấp
tuyệt đối. Đối với những ai không biết nhiều về
Phật giáo, tôi
thừa nhận là các khái niệm này hơi
mơ hồ. Điều này cũng
tự nhiên thôi. Cái mà
chúng ta cần nhớ là, cách
nhận thức bình thường của
chúng ta làm cho ta vô tình luôn sống trong
vọng tưởng, nghĩa là thấy biết các
hiện tượng một cách
sai lầm. Trong khi vật thể ta đang nhìn chỉ là một
hiện tượng duyên sinh thì
hình tướng trong trí
chúng ta lại
hiển hiện như một cái gì
tuyệt đối, ngoài
nhân duyên mà có!
Các
hiện tượng có mặt thật đấy, nhưng sự có mặt của chúng cần có sự
kết hợp của các
nhân duyên, vì thế nên mới gọi là kết quả của
duyên sinh. Nhưng ta không hề
nhận biết điều này ngay, ngược lại là khác. Vì cái
hình tướng trong trí ta
hoàn toàn tương phản với cách phát sinh [thật sự] của
vạn hữu, tất nhiên là
nhận thức của ta về
hình tướng này sẽ
hoàn toàn có
tính cách lừa dối.
Khi phân tích các
hiện tượng, nhất là các
hiện tượng thuộc
sắc tướng,
Phật giáo đã
tìm cách đi từ bình diện thô nhất đến bình diện
vi tế nhất. Đi từ các
hình tướng thô (tức là có thể
nhận thấy bằng mắt),
Phật giáo thấy rằng các
hình tướng này được
kết hợp bởi các
thành phần, và các
thành phần này được
kết hợp bởi các nguyên tử. Cứ
tiếp tục phân tích thì sẽ đến các
phần tử [nhỏ hơn] hay
vi trần, rồi
cực vi trần.
Các
triết gia Phật giáo đã
tranh luận nhiều về các
phần tử hay
vi trần này. Họ tự hỏi, các
vi trần nhỏ nhất
tìm ra được có
phương hướng hay không, v.v... Cho dù bất
đồng ý kiến trên vài điểm, nhưng họ
hoàn toàn đồng ý với nhau rằng ngay cả các
cực vi trần cũng do năm đại tạo thành, nghĩa là vẫn còn có thể được phân ly, chia chẻ ra.
Các
triết gia Phật giáo đã
lý luận như thế nào? Bằng cách phân tích, họ đi tìm
vi trần nào nhỏ nhất có
thể hiện hữu. Khi tìm được một
cực vi trần, họ
nhận ra rằng không thể
tìm ra [
hình thức] nhỏ hơn. Họ bèn
tìm cách cô lập cực vi trần ấy rồi để nó
trước mặt. Họ lặp lại thao tác ấy bốn lần nữa,
cho đến khi
cô lập được bốn
cực vi trần khác cùng loại. Sau đó, họ sắp xếp bốn
cực vi trần mới này
xung quanh cái đầu tiên. Theo
lý thuyết, lúc này họ có một
cực vi trần ở giữa cùng với một ở hướng nam, một ở hướng đông, một ở hướng bắc và một ở
hướng tây. Rồi họ sẽ đi đến
kết luận nào?
Cực vi trần ở phía đông có xúc chạm với
cực vi trần ở phía tây hay không? Nếu đưa ra
giả thuyết rằng trong mạn đồ này,
cực vi trần phía tây có thể xúc chạm với
cực vi trần phía đông, và kết quả là vừa đặt cái này bên cạnh cái kia, các
cực vi trần sẽ hợp nhất
với nhau, thì sẽ đi đến
kết luận không thể
chấp nhận là không còn nhiều
cực vi trần khác biệt được đặt cạnh nhau nữa, mà chỉ còn mỗi một
vi trần duy nhất.
Vì
giả thuyết trên dẫn đến những ngụ ý
vô lý như có đặt bao nhiêu
cực vi trần bên cạnh nhau
cuối cùng ta vẫn chỉ còn lại có mỗi một
vi trần, nên
chúng ta có thể
suy luận ra rằng khi một
cực vi trần được đặt gần những
cực vi trần khác, chúng sẽ ở cạnh nhau riêng rẽ chứ không thể hợp làm một
với nhau. Mỗi
cực vi trần hiển bày nhiều
phương hướng, vì thế chúng vẫn còn chia chẻ được. Cho nên, tuy là
cực vi nhưng chúng vẫn là một hợp thể.
Đó là quá trình phân tích của các
triết gia Phật giáo để đi đến
kết luận là một
cực vi trần phải là một
hiện tượng duyên sinh vì nó là một
phần tử hiển bày nhiều
phương hướng, hay là
phương phần. Để
hiện hữu, nó phải
tùy thuộc vào các
thành phần của nó.
Nhận định như thế rồi, các
triết gia nói trên suy ra rằng sẽ không bao giờ
tìm thấy một
cực vi trần nào nhỏ đến mức không thể chia chẻ được.
Dầu sao đi nữa, họ còn nói thêm, nếu có ai nói ngược lại những suy nghiệm của họ và xác định rằng đã
tìm ra một
cực vi trần không thể chia chẻ được, thì
cực vi trần được cho là không chia chẻ được này vẫn là một
pháp duyên sinh, vì không bao giờ nó có thể là một
thực thể độc lập và đứng ngoài
nhân duyên. Vì sao? Vì
giả định rằng đó là một
cực vi trần không
phương phần, nó vẫn phải cần một sự
nhận thức rằng nó là một
cực vi trần không
phương phần và vẫn phải có một tên gọi.
Vậy thì một
cực vi trần không
phương phần vẫn
tùy thuộc vào một “năng chấp” (người
nhận thức) và một cái “danh” (tên gọi).
Kết luận của những
chứng minh trên là tất cả các sự vật
hiện hữu nói chung, và nhất là tất cả các
sắc tướng đều là có, không thể chối cãi được, nhưng lại do
nhân duyên mà có. Chúng bắt buộc phải
tùy thuộc vào các sự vật
hiện hữu khác làm nhân hay làm duyên cho chúng,
tối thiểu là vào một “năng chấp” và một cái “danh”.
Tóm lại, cái gì có đều luôn luôn là
duyên sinh. Điều này có thể thấy rõ hơn khi đó là một
sắc pháp thô như một thân người, v.v...
Tuy nhiên, trong khi
pháp duyên khởi giải thích sự
thành lập của các
hiện tượng như thế thì
chính pháp này cũng ngụ ý tiến trình ngược lại. Khi đã có một sự
xuất hiện vào một thời điểm nào đó thì phải có một sự biến mất vào một thời điểm khác. Ngay khi một
số nhân duyên hội tụ vào một thời điểm để một
sắc tướng thô có thể
thành hình thì rất
tự nhiên là sau đó chính các
nhân duyên ấy sẽ phân tán, đưa đến sự tan rã, sự diệt mất của
sắc tướng thô đã được
thành lập nói trên.
Trở lại tiến trình chết đúng nghĩa thì giai đoạn thứ nhất gọi là chu kỳ tan rã của
sắc uẩn. Nói một cách
chính xác hơn là “nhóm sắc uẩn”, vì quý vị hẳn còn nhớ là có năm
thành phần cùng lúc mất khả năng
hoạt động.
Hãy
thận trọng về
ý nghĩa của
từ ngữ đang dùng. Ở đây, sự “tan rã” hay “phân tán của sắc uẩn” không có nghĩa là cái uẩn nói trên, tức là
sắc thân, sẽ
hoàn toàn tiêu tan. Không hề có chuyện đó. Vào lúc này thì
sắc thân vẫn còn đó, vẫn đang sống. Thật ra câu trên chỉ có nghĩa là chu kỳ thứ nhất của sự chết
trùng hợp với sự
suy nhược của các khí đã
duy trì sắc thân và
cho phép nó
hoạt động cho đến giờ này. Một khi các khí ấy
suy suyển hay mất đi
công năng thì ta nói “sắc uẩn tan rã”.
Các triệu chứng
Các
triệu chứng tiêu biểu cho chu kỳ tan rã thứ nhất là gì?
Chúng ta hãy
lưu tâm đến các
triệu chứng bên ngoài, vì khi đến phù trợ
lâm chung thì đó là những dấu hiệu mà
chúng ta có thể
nhận biết được.
Về mặt
sinh lý, sẽ có một sự suy thoái
toàn diện, nhưng đừng
lẫn lộn với sự suy thoái
bình thường của
tuổi già. Một trong các
triệu chứng là người
lâm chung không còn điều khiển được tay hay chân gầy guộc của mình. Ta thấy rõ điểm này khi
quan sát bàn tay họ. Người này không thể cầm nắm một vật
gì nữa. Họ có thể phác một
cử chỉ để lấy một cái gì đó, nhưng không nắm lấy được. Ngược lại, nếu họ có cái gì trong tay thì họ không thể buông ra được vì các ngón tay bị co quắp cứng lại.
Đại viên cảnh trí: Trí giống như mặt gương
Cụm từ phải
thừa nhận là hơi tối nghĩa này chỉ cho
nhãn thức. Tại sao lại
so sánh nhãn thức với một tấm gương? Bất cứ vật gì cũng được
phản chiếu khi đặt trước một tấm gương.
Cũng thế,
trong suốt cuộc đời ta,
dĩ nhiên với
điều kiện là mắt và
thị giác của ta
hoàn hảo, thì chúng giữ
vai trò tấm gương cho ta, vì chúng
phản chiếu tất cả những
hình tướng khác nhau trong tầm mắt để ta có thể
nhận biết được.
Trong chu kỳ tan rã thứ nhất, cái khí
sở y cho
thị giác suy yếu rồi nên mắt bị lòa đi, cái thấy
lu mờ đi. Tấm gương không còn làm tròn chức vụ của nó. Sự
phản chiếu sáng rõ qua một tấm gương lành lặn
trong sáng không còn nữa.
Nhãn thức mất đi khả năng
nhận biết qua cái thấy, vì cái khí
chống đỡ cho nó đã bị
suy suyển.
Qua tiến trình của
hiện tượng xuất sinh mà
chúng ta đã nói lược qua,
chúng ta biết sau năm loại khí chính
căn bản, mỗi tháng có một loại khí phụ
xuất hiện, và mỗi loại khí này sẽ giúp cho một loại quan năng
hoạt động, trong đó có một loại khí phụ có
công năng giúp cho mắt thấy được. Khi khí này mất đi
hiệu lực thì
nhãn thức y cứ vào nó cũng không thể
tiếp tục [
tồn tại] nữa.
Giữa
chúng ta đây, có rất nhiều người làm việc trong các
cơ quan y tế, và qua nghề nghiệp của mình thường
tiếp xúc với những người ở đoạn cuối của
cuộc đời. Tôi
tin chắc rằng họ đã
nhận thấy những loại
triệu chứng này rất
thường xuyên. Hơn nữa, tất cả những ai đã từng ở bên tử sàng của một người
lâm chung đều có thể
ghi nhận rằng bắt đầu từ một lúc nào đó, người
lâm chung mất đi khả năng thấy. Điều này không có nghĩa là họ không thấy
gì nữa cả,
chúng ta chưa nói đến giai đoạn này, nhưng mắt họ lòa đi. Khi ta chỉ cho họ một vật gì thì họ không
phân biệt vật ấy nữa, và nếu họ thử gọi tên vật ấy, họ thường gọi sai. Họ
lẫn lộn vì dường như đối với họ, mọi sự trở nên càng lúc càng
lờ mờ, không rõ nữa.
Như thế có
phải chăng là vào lúc này ai cũng có khuynh hướng nhắm kín mắt lại? Không. Một số người có thể có
phản ứng đó, nhưng ngược lại rất nhiều người lại mở căng mắt ra nhìn chòng chọc. Nhưng
ví như ta quơ tay
trước mắt họ, họ cũng sẽ không còn
phản ứng vì không
phân biệt được gì nhiều nữa. Trong họ,
đại viên cảnh trí [
căn bản] đã mất
hiệu lực rồi.
Địa đại
Đồng thời với
sắc uẩn và
đại viên cảnh trí,
địa đại cũng tan rã trong chu kỳ thứ nhất, làm cho nhiều
tác dụng phát sinh. Thân của người
lâm chung trở nên mềm rũ, vô lực và tay chân
yếu ớt. Họ không
cử động chân tay được nữa.
Sự tan rã của
địa đại làm cho họ có
cảm giác bị lún xuống đất, đó là một dấu hiệu ta không thấy được từ bên ngoài, nhưng vì
lý do ấy mà nhiều người
lâm chung thường xin được nâng lên trên gối.
Một lần nữa, xin đừng
hiểu lầm. Dầu ta dùng chữ “địa đại tan rã”, nhưng không có nghĩa là
địa đại hoàn toàn bị hủy diệt hoặc bay biến đi mất. Như trước kia, điều xảy ra là cái khí
chống đỡ loại đại này đã quá yếu để làm tròn chức vụ của mình. Nói tan rã, có nghĩa là cái khí
sở y của
địa đại trong suốt cả
một đời nay đã hư hoại rất nhiều. Một vài chuyên luận nói là
địa đại tan rã trong
thủy đại. Nhưng đừng tưởng tượng là
địa đại sẽ hòa tan trong
thủy đại. Quý vị cần nhớ rằng “địa đại tan rã” chỉ có nghĩa là cái khí
chống đỡ cho
địa đại đã
suy suyển đi và đã ngừng
hoạt động.
Thị giác
Trong suốt cuộc đời, nhờ
thị giác mà ta thấy và
ý thức được các sự vật. Nay trong chu kỳ tan rã thứ nhất, người
lâm chung không thể mở hay nhắm mắt theo ý mình. Họ không còn điều khiển được mí mắt.
Sắc tướng trong dòng
tương tụcSắc tướng bên ngoài của người
lâm chung cũng “tan rã”, nghĩa là cũng mất đi khả năng tự
duy trì và
hoạt động của mình. Dấu hiệu thấy được từ bên ngoài là màu da người sắp chết
biến đổi, mất đi vẻ tươi nhuận mà trở nên tái nhợt dần như
xác chết.
Rõ ràng là họ không còn
sức lực nữa.
Tuy nhiên, trừ một vài
trường hợp đặc biệt, [thường thì lúc này] người sắp chết vẫn còn
đủ sức nghe và hiểu.
Tóm lại, chu kỳ thứ nhất của sự chết
bao gồm sự tan rã các
thành phần liên quan đến sắc uẩn. Trong giai đoạn này,
sắc uẩn,
đại viên cảnh trí,
địa đại,
thị giác và các
sắc tướng thuộc dòng
tương tục của đương sự đều
đồng thời tan rã. Khi
liệt kê, ta bắt buộc phải nói từ điểm này sang điểm khác, nhưng trong
thực tế thì cả năm
thành phần nói trên đều
cùng lúc mất
hiệu lực.
Triệu chứng bên trong:
Chúng ta đã nói đến năm
triệu chứng bên ngoài mà người ngoại cuộc có thể nhìn thấy. Những gì không thấy được từ bên ngoài mà người
lâm chung cảm nhận được là
triệu chứng bên trong. Trong chu kỳ thứ nhất này, người
lâm chung có những ảo tượng, đây không phải là những gì thấy được qua
cảm quan, qua con mắt, mà là một sự cảm nhận nội tại.
Những gì người
lâm chung cảm nhận có thể
so sánh với điều
chúng ta thấy khi đứng giữa một bãi cát [
mênh mông] hay trên một
con đường tráng nhựa khi trời rất nóng. Do nhiệt độ cao và ánh phản xạ của
mặt trời, đôi khi ta có
ảo giác thấy nước ở đằng xa, nhưng
sự thật thì không có.