QUYỂN MƯỜI
PHẨM ĐẠI CHÚNG THƯA HỎI
Phẩm thứ năm - Phần một[1]
Lúc ấy, từ nơi khoảng giữa hai chân mày trên trán,
Thế Tôn phóng ra
hào quang đủ các màu xanh, vàng, đỏ, trắng, hồng, tía, chiếu đến thân Thuần-đà. Thuần-đà chạm
hào quang ấy rồi liền cùng với
quyến thuộc mang những
thức ăn ngon đến chỗ Phật, muốn được
cúng dường Như Lai và các vị tỳ-kheo tăng lần sau cùng. Những bát đĩa đủ loại chứa đầy
thức ăn được đưa đến phía trước
đức Phật.
Lúc ấy có những vị
thiên nhân oai đức lớn đến ngăn phía
trước mặt và vây quanh bảo Thuần-đà rằng: “Thuần-đà! Hãy đứng lại đó, chớ vội
cúng dường.”
Đang lúc ấy,
Như Lai lại phóng ra
vô lượng vô biên đủ loại
hào quang.
Đại chúng chư thiên chạm phải
hào quang này rồi liền để cho Thuần-đà đi đến chỗ Phật mà dâng hiến lễ cúng.
Lúc ấy,
chư thiên và tất cả
chúng sanh thảy đều tự mang những vật thực
cúng dường của mình đến phía trước Phật, quỳ mọp xuống
bạch Phật rằng: “Nguyện
đức Như Lai cho phép chư tỳ-kheo thọ nhận các món ăn này.”
Lúc ấy, chư tỳ-kheo biết là đã đúng giờ, bèn
đắp y, ôm bát,
định tâm an ổn.
Lúc ấy, Thuần-đà vì Phật và
chư Tăng mà sắp xếp các tòa
sư tử quý báu, treo các phướn, lọng bằng lụa,
chuỗi ngọc hương hoa...
Lúc ấy, cõi
Tam thiên đại thiên được
trang nghiêm vi diệu, dường như cõi nước
An Lạc ở phương tây.[2]
Bấy giờ Thuần-đà đứng trước Phật,
ưu bi thảm đạm,
bạch Phật một lần nữa: “Nguyện được
Như Lai đem lòng
thương xót, trụ lại cõi thế này một kiếp hoặc một
kiếp giảm.”
Phật bảo Thuần-đà: “Như ông muốn ta trụ lâu cõi thế, vậy hãy mau
cúng dường lần
cuối cùng để cho
trọn vẹn hạnh
Bố thí Ba-la-mật[3] của ông.”
Bấy giờ, tất cả các vị
Đại Bồ Tát và
chư thiên,
loài người, tuy khác miệng mà đồng âm, thảy đều nói lên những lời này: “Lạ thay, Thuần-đà! Người được
phước đức lớn, có thể khiến
Như Lai thọ nhận bữa
cúng dường cuối cùng cao trổi hơn hết.
Chúng ta đây không có phước nên mọi
lễ vật bày ra phải bị
dẹp bỏ.”
Bấy giờ, muốn làm cho tất cả
Đại chúng đều được
thỏa lòng, từ mỗi lỗ chân lông nơi thân của
Thế Tôn liền hóa ra
vô lượng chư Phật, mỗi
đức Phật có
vô lượng chư tỳ-kheo tăng [vây quanh]. Chư
Thế Tôn ấy và
vô lượng đại chúng thảy đều
thị hiện thọ nhận đồ
cúng dường của
chư thiên và
loài người. Đức Thích-ca
Như Lai tự ngài thọ nhận bữa cơm mà Thuần-đà
cúng dường.
Lúc ấy, món cơm vừa nấu chín mà Thuần-đà dâng lên được lấy ở nước Ma-kiệt-đà,[4] chứa đầy tám hộc.[5] Nhờ sức thần của Phật mà có thể làm cho tất cả
chúng hội đều no đủ.
Bấy giờ, Thuần-đà nhìn thấy như vậy rồi, trong lòng lấy làm
vui vẻ, phấn khởi
vô cùng. Tất cả
đại chúng cũng vậy. Lại nương theo ý Phật, tất cả
đại chúng đều nghĩ rằng: “Nay
Như Lai đã thọ nhận đồ dâng cúng của
chúng ta, ắt không bao lâu nữa sẽ vào Niết-bàn.” Nghĩ như vậy rồi, ai lấy đều
cảm thấy buồn vui
lẫn lộn.
Khi ấy, đất đai ở rừng cây tuy nhỏ hẹp nhưng nhờ sức thần của Phật nên mỗi khoảng đất như đầu kim cũng đều có
vô lượng chư
Phật Thế Tôn cùng
quyến thuộc ngồi thọ thực. Món ăn của tất cả các vị đều không khác biệt nhau.
Lúc ấy,
chư thiên,
loài người, a-tu-la đều than khóc sầu thảm, cùng nói lời này: “Hôm nay
Như Lai đã thọ bữa
cúng dường cuối cùng do
chúng ta dâng hiến. Thọ
cúng dường rồi ngài sẽ vào Niết-bàn. Rồi đây
chúng ta còn biết
cúng dường cho ai?
Chúng ta sắp
vĩnh biệt đức
Điều ngự vô thượng, sẽ trở nên
tối tăm như những kẻ
mù lòa.”
Bấy giờ,
đức Thế Tôn vì muốn
an ủi tất cả
đại chúng liền nói kệ rằng:
“Các ông đừng sầu thảm,
Pháp Phật đều như vậy.
Ta vào cõi Niết-bàn,
Đã qua
vô lượng kiếp.
Thường hưởng vui tột bậc,
Vĩnh viễn nơi
yên ổn.
Nay phải
hết lòng nghe,
Ta dạy pháp Niết-bàn.
Ta đã lìa
ăn uống,
Không có sự
đói khát.
Nay ta vì các ông,
Thuyết giảng nguyện
tùy thuận,
Khiến cho toàn
đại chúng,
Đều được vui
an ổn.
Nghe xong, nên
tu hành,
Phật và
Pháp thường trụ.
Ví như quạ, chim cú[6]
Cùng đậu chung một cây,
Như anh em
thân thiết,
Mới Niết-bàn
vĩnh viễn.
Như Lai thương tất cả,
Đồng như La-hầu-la,
Chúng sanh thường
tôn kính,
Sao dứt vào Niết-bàn?
Giả sử rắn, chuột, sói,
Cùng
ở chung một hang,
Thương nhau như anh em,
Mới Niết-bàn
vĩnh viễn.
Như Lai thương tất cả,
Đồng như La-hầu-la,
Chúng sanh thường
tôn kính,
Sao dứt vào Niết-bàn?
Giả sử hoa thất diệp,
Tỏa
hương hoa bà-sư;
Trái cây ca-lưu-ca,
Biến thành trái trấn-đầu,[7]
Ta mới vào Niết-bàn.
Như Lai thương tất cả,
Đồng như La-hầu-la,
Sao lại bỏ
từ bi,
Vào mãi nơi Niết-bàn?
Giả sử nhất-xiển-đề,
Ngay đời này
thành Phật,
Thọ hưởng vui bậc nhất,
Ta mới vào Niết-bàn.
Như Lai thương tất cả,
Đồng như La-hầu-la,
Sao lại bỏ
từ bi,
Vào mãi nơi Niết-bàn?
Giả sử toàn
đại chúng,
Cùng lúc đều
thành Phật,
Lìa hẳn mọi
lỗi lầm,
Ta mới vào Niết-bàn.
Như Lai thương tất cả,
Đồng như La-hầu-la,
Sao lại bỏ
từ bi,
Vào mãi nơi Niết-bàn?
Như nước tiểu loài muỗi,
Ướt đẫm khắp mặt đất,
Núi non, trăm sông suối,
Ngập tràn cả biển lớn.
Nếu có chuyện như vậy,
Ta mới vào Niết-bàn.
Lòng
bi thương tất cả,
Đồng như La-hầu-la,
Chúng sanh thường
tôn kính,
Sao dứt vào Niết-bàn?
Các ông
vì lẽ ấy,
Nên
hâm mộ Chánh pháp.
Chẳng nên sanh
sầu não,
Than khóc và kể lể.
Muốn thành hạnh chân chánh,
Nên tu
Như Lai thường,
Nên
quán pháp thế này:
Lâu dài, không
biến đổi.
Lại nên nghĩ thế này:
Tam bảo đều
thường trụ.
Liền được
che chở lớn,
Như
cây khô sanh quả.[8]
Đó gọi là
Tam bảo.
Bốn chúng[9] nên nghe kỹ.
Nghe rồi nên
vui vẻ,
Liền
phát tâm Bồ-đề.
Có thể biết
Tam bảoLà
thường trụ,
chân thật,
Đó là nguyện cao nhất,
Của tất cả chư Phật.
“Như có những tỳ-kheo, tỳ-kheo ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di có thể nương theo
lời nguyện cao nhất của
Như Lai mà
phát nguyện, nên biết rằng những người ấy không hề
ngu si,
đủ sức thọ lãnh sự
cúng dường. Nhờ sức nguyện ấy,
quả báo công đức là cao trổi nhất trong
thế gian, cũng như bậc A-la-hán. Nếu có những ai không thể
quán tưởng lẽ
Tam bảo thường tồn, thì đó là hạng chiên-đà-la.[10] Những ai có thể biết lẽ
Tam bảo thường trụ,
nhân duyên thật pháp thì lìa được
khổ não,
đạt được an vui, không phải chịu những sự nhiễu hại hoặc
tai nạn.”
Lúc ấy,
đại chúng gồm
chư thiên,
loài người và a-tu-la
nghe pháp ấy rồi, sanh lòng
vui vẻ, phấn khởi
vô cùng. Tâm họ trở nên
thuần thục hiền hòa, khéo trừ được những thứ
che lấp,[11] không còn có tâm
phân biệt cao thấp,
oai đức thanh tịnh,
vẻ mặt vui tươi, biết rằng Phật là
thường trụ. Cho nên họ bày ra những món
cúng dường của
chư thiên, rảy các thứ hoa, hương bột, hương thoa, và trỗi lên những khúc
nhạc trời để
cúng dường Phật.
Bấy giờ,
Phật bảo Bồ Tát Ca-diếp: “Thiện nam tử! Ông có thấy việc ít có trong
đại chúng này chăng?”
Ca-diếp thưa rằng: “Bạch
Thế Tôn, con đã thấy! Con thấy các
đức Như Lai vô lượng vô biên không thể nói hết, thọ
nhận thức ăn uống của
đại chúng chư thiên và
loài người cúng dường. Con lại thấy chư
Phật thân tướng cao lớn
đẹp đẽ ngồi nơi chỗ ngồi chỉ bằng đầu cây kim, lại có rất nhiều người hầu quanh mà vẫn không đụng chạm,
chướng ngại. Con lại thấy
đại chúng thảy đều phát lời
thệ nguyện nói ra mười ba
bài kệ. Con cũng biết trong
đại chúng ai nấy đều tự nghĩ rằng: ‘Hôm nay
đức Như Lai riêng thọ nhận sự
cúng dường của tôi.’
“Giả sử
thức ăn uống mà Thuần-đà
phụng hiến đó nghiền nát thành những
hạt bụi rất nhỏ, rồi
cúng dường cho mỗi vị Phật chỉ một
hạt bụi đó thôi cũng không đủ số, nhưng nhờ sức thần của Phật mà được đầy đủ
cho đến hết thảy
đại chúng. Chỉ có
chư Đại Bồ Tát và những vị
như Pháp vương tử Văn-thù-sư-lợi mới có thể biết được việc ít có như vậy. Đó là chỗ
phương tiện thị hiện của
Như Lai vậy.
Đại chúng Thanh văn và hàng a-tu-la thảy đều biết rằng
Như Lai là
pháp thường trụ.”
Lúc ấy,
Thế Tôn bảo Thuần-đà rằng: “Sự việc ông thấy hôm nay có phải là kỳ lạ ít có hay chăng?”
Thuần-đà thưa: “Quả thật vậy, Thế Tôn! Trước con đã thấy
vô lượng chư Phật đầy đủ
ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp
trang nghiêm nơi thân. Bây giờ con chỉ thấy các vị
Đại Bồ Tát tướng mạo quý lạ, cao lớn
đẹp đẽ, duy thấy thân Phật như cây thuốc chúa[12] có các vị
Đại Bồ Tát vây quanh.”
Phật bảo Thuần-đà: “Lúc nãy ông nhìn thấy
vô lượng chư Phật đều là do ta
hóa hiện để làm
lợi ích cho tất cả
chúng sanh, khiến họ được
vui vẻ; còn các vị
Đại Bồ Tát ấy thì chỗ
tu hành đạt đến đều không thể nghĩ bàn, có thể làm được
vô số Phật sự.
“Thuần-đà! Nay ông đã
thành tựu hạnh
Bồ Tát ma-ha-tát, được trụ ở hàng
Thập địa, đã làm xong những việc cần làm.”
Bồ Tát Ca-diếp
bạch Phật: “Thế Tôn! Đúng vậy, đúng vậy! Quả như
lời Phật dạy, chỗ
tu tập của Thuần-đà đã
thành tựu hạnh
Bồ Tát, con cũng mừng cho ông ấy. Nay
đức Như Lai vì muốn chiếu ánh sáng lớn cho
vô lượng chúng sanh đời
vị lai nên
thuyết giảng kinh Đại thừa Đại Niết-bàn này.
“Bạch Thế Tôn!
Ý nghĩa giảng thuyết trong tất cả
Khế kinh là
hữu dư hay vô dư?[13]
Phật dạy: “Thiện nam tử!
Ý nghĩa trong các pháp ta
thuyết giảng là
hữu dư, cũng là
vô dư.”
Thuần-đà
bạch Phật: “Bạch Thế Tôn! Như Phật có nói kệ:
“Những gì mình có,
Bố thí hết thảy,
Chỉ được khen ngợi,
Không hề thiệt mất.
“Bạch Thế Tôn! Nghĩa ấy là thế nào?
Trì giới và
phá giới có gì khác nhau?”
Phật dạy: “Chỉ trừ [việc
bố thí cho] một người, còn
ngoài ra hết thảy sự
bố thí đều
đáng khen ngợi.”
Thuần-đà hỏi rằng: “Tại sao gọi là chỉ trừ một người?”
Phật dạy: “Đó là người
phá giới như đã
thuyết giảng trong kinh này.”
Thuần-đà lại
bạch Phật: “Nay con chưa hiểu, xin Phật dạy rõ.”
Phật bảo Thuần-đà: “Nói
phá giới đó là hạng nhất-xiển-đề.
Ngoài ra, hết thảy những chỗ
bố thí đều
đáng khen ngợi, được
quả báo lớn.”
Thuần-đà lại thưa hỏi: “Nói nhất-xiển-đề nghĩa là thế nào?”
Phật dạy: “Thuần-đà! Như có tỳ-kheo, tỳ-kheo ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di nói ra những lời thô ác,
phỉ báng Chánh pháp, tạo
nghiệp nặng như
vậy mà vĩnh viễn không hối cải, lòng không chút
hổ thẹn. Những người như vậy gọi là hướng theo
con đường nhất-xiển-đề.
“Như có những kẻ phạm Bốn tội trọng, làm
Năm tội nghịch, tự biết chắc rằng mình đã
phạm tội nặng như vậy, nhưng trong lòng không hề sợ sệt,
hổ thẹn, không chịu
bộc lộ ra, đối với
Chánh pháp không hề có lòng mến tiếc,
ủng hộ,
xây dựng, lại chê bai khinh dể, nói ra nhiều điều
sai trái. Những người như vậy, cũng gọi là hướng theo
con đường nhất-xiển-đề.
“Lại như có kẻ nói rằng: ‘Không có Phật, Pháp, Tăng’, đó cũng gọi là hướng theo
con đường nhất-xiển-đề.
“Chỉ trừ những kẻ nhất-xiển-đề như thế,
ngoài ra bố thí cho tất cả đều
đáng khen ngợi.”
Lúc ấy, Thuần-đà lại
bạch Phật: “Bạch Thế Tôn! Nói
phá giới là nghĩa như thế nào?”
Phật dạy: “Thuần-đà! Nếu phạm
Bốn giới cấm nặng cùng
Năm tội nghịch,
phỉ báng Chánh pháp, những người như vậy gọi là
phá giới.”
Thuần-đà lại hỏi: “Phá giới như vậy, còn có thể cứu vớt được chăng?”
Phật dạy: “Thuần-đà! Nếu có
nhân duyên thì có thể cứu vớt được. Chẳng hạn như vẫn chưa cởi bỏ
pháp phục, trong tâm thường tự biết
hổ thẹn, sợ sệt, luôn tự trách mình rằng: ‘Chao ôi! Sao ta
phạm tội nặng như thế?
Quái lạ thay! Sao ta tạo
nghiệp khổ như thế?’ Trong lòng liền
cải hối, sanh tâm
hộ pháp, muốn tạo lập
Chánh pháp, nghĩ rằng: ‘Nếu có ai
hộ pháp, tôi sẽ
cúng dường. Nếu có ai
đọc tụng kinh điển Đại thừa, tôi sẽ đến thưa hỏi [người ấy] và
thọ trì,
đọc tụng. Khi
đọc tụng thông suốt rồi, tôi lại sẽ vì người khác
phân biệt giảng rộng.’ Ta dạy rằng người như vậy chẳng phải là
phá giới.
“Vì sao vậy?
Thiện nam tử!
Ví như mặt trời hiện ra có thể trừ được tất cả những sự
mờ mịt,
tối tăm.
Kinh điển vi diệu Đại Niết-bàn này
xuất hiện hưng thạnh ở
thế gian cũng vậy, có thể trừ được các tội mà
chúng sanh đã làm trong
vô lượng kiếp. Cho nên kinh này dạy rằng: ‘Ủng hộ
Chánh pháp được
quả báo lớn, cứu vớt những kẻ
phá giới.’
“Như có ai hủy báng
Chánh pháp mà có thể tự
cải hối,
trở về với pháp, tự xét rằng tất cả những điều
bất thiện mà mình đã làm đó
như tự hại lấy mình, bèn sanh lòng lo sợ,
kinh hãi,
hổ thẹn, [nghĩ rằng:] ‘Trừ
Chánh pháp này ra, không còn chỗ
cứu hộ nào khác. Vậy nên phải
trở về với
Chánh pháp.’ Nếu [ai] có thể
quay về nương tựa [
Chánh pháp] theo lời ta dạy như thế, thì
bố thí cho người ấy sẽ được phước
vô lượng. Người ấy cũng được xưng là xứng đáng thọ nhận sự
cúng dường. Nếu ai đã phạm những
tội ác kể trên mà
trải qua một tháng hoặc mười lăm ngày không
khởi tâm quay về nương tựa [
Chánh pháp],
phát lộ [
lỗi lầm], thì việc
bố thí cho người ấy được
quả báo rất ít ỏi.
“Người phạm
Năm tội nghịch cũng vậy,
nếu có thể sanh tâm
hối lỗi, trong lòng luôn biết
hổ thẹn: ‘Nay tôi đã làm nên
nghiệp bất thiện, thật là khổ lớn! Tôi nên tạo lập và
hộ trì Chánh pháp.’ Người như vậy không gọi là phạm
Năm tội nghịch, nếu
bố thí cho người ấy sẽ được phước
vô lượng. Như ai
phạm tội nghịch rồi chẳng sanh lòng quay lại nương tựa [
Chánh pháp],
hộ pháp, nếu
bố thí cho người ấy thì
phước đức không
đáng kể.
“Lại nữa,
thiện nam tử! Về kẻ
phạm tội nặng, ông nay hãy lắng nghe cho kỹ, ta sẽ vì ông mà
phân biệt giảng rộng. Nên sanh tâm như thế này: ‘Chánh pháp là kho tàng sâu kín của
Như Lai, cho nên tôi sẽ
hộ trì,
xây dựng.’
Bố thí cho người như vậy sẽ được
quả báo tốt đẹp.
“Thiện nam tử!
Ví như có người đàn bà mang thai gần sanh, gặp khi trong nước
loạn lạc, liền trốn sang nước khác, ở trong một cái miếu thờ thần, rồi sanh con tại đó. Khi nghe rằng nước cũ của mình được
yên ổn sung túc, bèn dắt con định
trở về.
Nửa đường gặp một con sông, nước ngập
tràn trề chảy xiết. Cô bế con lên nhưng không thể lội tới
bờ bên kia, liền tự nghĩ rằng: ‘Nay ta thà cùng
sống chết với con, quyết không bỏ con để qua sông
một mình.’ Vừa nghĩ như vậy rồi thì cả hai
mẹ con liền chìm xuống nước mà chết.
Sau khi chết, cô được sanh lên
cõi trời. Đó là nhờ lòng thương con, muốn đưa con qua sông, chứ cô ấy vốn tánh xấu ác. Nhờ thương con mà cô được sanh lên
cõi trời.[14]
“Kẻ phạm
bốn giới cấm nặng, năm tội
vô gián, nếu sanh lòng
hộ pháp thì cũng như vậy. Tuy trước đã tạo
nghiệp bất thiện nhưng nhờ
hộ pháp nên được
trở thành ruộng phước cao trổi nhất ở
thế gian. Người
hộ pháp ấy có
quả báo vô lượng như vậy.”
Thuần-đà lại
bạch Phật: “Thế Tôn! Nếu kẻ nhất-xiển-đề có thể tự
cải hối,
cung kính cúng dường,
ngợi khen Tam bảo.
Bố thí cho kẻ ấy có được
quả báo lớn hay chăng?”
Phật dạy: “Thiện nam tử! Nay ông chớ nên nói ra lời ấy.
Thiện nam tử!
Ví như có người kia ăn trái am-la rồi nhả hạt xuống đất. Nhưng người ấy lại nghĩ rằng: ‘Trong cái hạt này chắc có vị ngọt.’ Liền nhặt hạt lên, đập ra mà nếm. Thấy vị rất đắng, liền sanh lòng
hối tiếc. Vì sợ mất giống trái, người ấy liền nhặt hết những mảnh hạt rồi trồng xuống đất, siêng năng chăm sóc,
tùy theo lúc
thích hợp mà tưới bằng bơ, dù, sữa. Ý ông thế nào? Hạt ấy có thể mọc lên chăng?”
Thuần-đà thưa: “Bạch
Thế Tôn, không thể được!
Ví như có được cơn mưa
tốt lành nhất cũng không thể mọc mầm lên được!”
Phật dạy: “Thiện nam tử! Kẻ nhất-xiển-đề kia lại cũng như vậy, căn lành đã bị cháy mất cả rồi, còn do đâu mà được trừ tội?
Thiện nam tử! Nếu còn có thể phát sanh lòng lành thì không gọi là nhất-xiển-đề.
“Thiện nam tử! Vì nghĩa ấy nên
quả báo của hết thảy
mọi việc bố thí chẳng phải là không khác nhau. Vì sao vậy?
Bố thí cho hàng
Thanh văn thì được
quả báo khác.
Bố thí cho
Bích-chi Phật lại được
quả báo khác nữa. Chỉ có sự
bố thí [
cúng dường]
đức Như Lai là được
quả báo cao nhất. Cho nên ta dạy rằng: ‘Tất cả các việc
bố thí chẳng phải là không có khác biệt.’”
Thuần-đà thưa hỏi: “Vì sao
Như Lai thuyết
bài kệ ấy?”
Phật dạy: “Thuần-đà! Vì có
nhân duyên ta mới thuyết kệ ấy. Trong thành
Vương Xá có một ưu-bà-tắc
lòng tin không
trong sạch,
phụng sự bọn
ngoại đạo Ni-kiền.[15] Người ưu-bà-tắc ấy có đến hỏi ta về nghĩa
bố thí. Vì
nhân duyên đó ta mới thuyết
bài kệ ấy. Ta cũng vì
chư Đại Bồ Tát nên
thuyết giảng nghĩa của kho tàng [
Chánh pháp] sâu kín.”
Thuần-đà lại hỏi: “Thế Tôn! Như
bài kệ ấy,
ý nghĩa như thế nào?”
Phật dạy: “Nói ‘hết thảy’ là [muốn chỉ đến một] ít phần trong tất cả. Nên biết rằng
Đại Bồ Tát là bậc
anh hùng trong
nhân loại, thâu nhiếp những kẻ nghiêm
trì giới luật,
bố thí cho đủ mọi sự
cần dùng; lại trừ bỏ kẻ
phá giới như trừ bỏ loài cỏ dại.
“Lại nữa,
thiện nam tử! Như trước đây ta có thuyết kệ rằng:
“Hết thảy các sông,
Đều có khúc quanh.
Hết thảy rừng rậm,
Đều là cây cối.
Hết thảy người nữ,
Lòng
không ngay thẳng,
Hết thảy
tự tại,
Đều được an vui.”
Lúc ấy,
Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi liền từ chỗ ngồi
đứng dậy, vén tay áo bên vai phải, quỳ gối phải
sát đất,
kính lễ dưới
chân Phật rồi nói kệ rằng:
“Chẳng phải hết thảy sông,
Đều là chảy uốn khúc,
Chẳng phải hết thảy rừng,
Đều là cây cối hợp.
Chẳng phải
mọi người nữ,
Lòng đều
không ngay thẳng,
Hết thảy người
tự tại,
Chưa hẳn được an vui.
“Thế Tôn! Phật
giảng thuyết kệ ấy chắc hẳn còn chưa hết nghĩa. Xin Phật rủ lòng
thương xót giảng giải nhân duyên ấy.
“Vì sao vậy? Trong cõi
Tam thiên đại thiên này có một cái bãi tên là Câu-da-ni. Dưới bãi có một con sông ngay thẳng không uốn khúc, tên là Ta-bà-da, thẳng như đường dây mực, chảy vào Tây hải. Trong các kinh khác Phật chưa từng nói đến tướng trạng sông này. Nguyện
đức Như Lai nhân
kinh Phương đẳng này và kinh A-hàm mà nói nghĩa còn lại, để cho các vị
Bồ Tát hiểu sâu nghĩa ấy.
“Thế Tôn!
Ví như có người trước đã biết khoáng vàng, nhưng sau chẳng biết
vàng ròng.
Như Lai cũng thế, ngài
hiểu biết tường tận các pháp, nhưng chỗ
diễn thuyết chưa trọn hết nghĩa. Tuy
Như Lai giảng nghĩa chưa trọn hết, nhưng nên
tùy phương tiện để hiểu được
ý thú.
“Hết thảy rừng rậm đều là cây cối, câu ấy cũng chưa trọn nghĩa. Vì sao vậy? Vì có rất nhiều cây quý bằng vàng, bạc,
lưu ly mà người ta cũng gọi là rừng!
“Hết thảy người nữ lòng
không ngay thẳng, câu này cũng chưa trọn nghĩa. Vì sao vậy? Vì có những
phụ nữ khéo
giữ gìn giới cấm,
thành tựu công đức, có lòng
đại từ bi.
“Hết thảy
tự tại đều được an vui, câu này cũng chưa trọn nghĩa. Vì sao vậy? Vì chỉ có bậc
Thánh đế Thích-ca được
nuôi dưỡng trong
Chánh pháp, là
đấng Pháp vương Như Lai, không
tùy thuộc ma chết, không thể dứt mất, [mới thật là
tự tại an vui]. Còn những vị
Phạm vương, Đế-thích,
chư thiên... tuy có được
tự tại nhưng đều là
vô thường. Nếu là
thường trụ, không
biến đổi mới đáng gọi là
tự tại. Như thế tức là
Đại thừa Đại Bát Niết-bàn.”
Phật dạy: “Thiện nam tử! Nay ông khéo được tài biện thuyết không ngăn ngại.[16] Hãy ngừng lại, lắng nghe đây!
“Văn-thù-sư-lợi!
Ví như vị
trưởng giả, thân
thường có bệnh khổ.
Lương y chẩn mạch, làm cho món thuốc cao. Bấy giờ người bệnh vì lòng tham nên muốn uống nhiều thuốc ấy.
Lương y liền bảo rằng: ‘Nếu có thể
tiêu hóa được mới nên uống nhiều, còn ông
thân thể suy yếu, chớ nên uống nhiều. Nên biết rằng thuốc cao ấy là
cam lộ mà cũng là
độc dược. Nếu uống nhiều mà không
tiêu hóa tức là
độc dược.
“Thiện nam tử! Nay ông chớ nên cho rằng lời của
lương y ấy là trái
nghĩa lý, làm mất sự
hiệu nghiệm của món thuốc cao.
Thiện nam tử!
Như Lai cũng thế, ngài vì [muốn
giáo hóa] các vị
quốc vương, hậu phi,
thái tử, vương tử, đại thần nên
nhân lúc vua Ba-tư-nặc cùng vương tử và các hậu phi của vua ấy có lòng
kiêu mạn, liền
điều phục họ bằng cách
thị hiện cho họ hoảng sợ, cũng như vị
lương y kia. Cho nên mới thuyết kệ rằng:
“Hết thảy các sông,
Đều có khúc quanh.
Hết thảy rừng rậm,
Đều là cây cối.
Hết thảy người nữ,
Lòng
không ngay thẳng.
Hết thảy
tự tại,
Đều được an vui.”
“Văn-thù-sư-lợi! Nay ông nên biết, những điều
Như Lai thuyết dạy không hề sai sót. Như cõi đất này có thể bị
đảo ngược, nhưng
lời nói của
Như Lai không hề có chỗ sai sót. Vì nghĩa ấy, hết thảy những điều
Như Lai thuyết giảng đều còn có nghĩa khác.”
Lúc ấy Phật khen ngợi Văn-thù-sư-lợi rằng: “Lành thay,
lành thay! Thiện nam tử! Ông biết nghĩa ấy
đã lâu, nhưng vì lòng
thương xót tất cả, muốn cho
chúng sanh được
trí huệ nên ông mới hỏi rộng
Như Lai về nghĩa của
bài kệ ấy.”
Lúc ấy,
Pháp vương tử Văn-thù-sư-lợi lại đối trước Phật đọc kệ rằng:
Với lời người khác,
Tùy thuận chẳng nghịch.
Đừng xét kẻ khác,
Làm hoặc chẳng làm.
Chỉ tự
xét mình:
Thiện hay
bất thiện.
“Thế Tôn! Ngài
thuyết giảng về món thuốc pháp đó, chẳng phải là thuyết chánh. ‘Với lời người khác
tùy thuận chẳng nghịch’, nguyện xin
Như Lai rủ lòng
thương thuyết giảng lẽ chân chánh. Vì sao vậy?
Thế Tôn thường nói: ‘Tất cả các
môn học của
ngoại đạo, chín mươi lăm thứ, đều hướng theo nẻo ác.’ Các
đệ tử Thanh văn đều noi theo đường chân chánh, khéo
hộ trì cấm giới,
gìn giữ oai nghi,
thủ hộ các căn. Những người như vậy rất
hâm mộ đại pháp,
đi theo đường lành. Tại sao trong
chín bộ kinh,
Như Lai chê bai họ,
quở trách họ? Như nghĩa của
bài kệ ấy là hướng về đâu?”
Phật bảo Văn-thù-sư-lợi: “Thiện nam tử! Ta nói
bài kệ ấy chẳng phải vì hết thảy
chúng sanh, chỉ vì vua A-xà-thế lúc đó mà thôi. Nếu chẳng có
nhân duyên, chư
Phật Thế Tôn không hề nói lẽ trái ngược. Vì có
nhân duyên nên ta mới thuyết như vậy.
“Thiện nam tử! Vua A-xà-thế giết cha rồi liền đến chỗ ta, muốn khuất phục ta nên
cật vấn rằng: ‘Này
Thế Tôn, thế nào là ngài thật có trí
hiểu biết tất cả, hay ngài không phải
hiểu biết tất cả? Nếu là
hiểu biết tất cả, thì Điều-đạt trong
vô số kiếp trước thường ôm lòng ác
theo đuổi Như Lai để giết hại, vì sao
Như Lai còn
cho phép ông ấy xuất gia?’
“Thiện nam tử! Do
nhân duyên ấy, ta vì vua A-xà-thế mà nói kệ rằng:
Với lời người khác,
Tùy thuận chẳng nghịch,
Đừng xét kẻ khác,
Làm hoặc chẳng làm,
Chỉ tự
xét mình:
Thiện hay
bất thiện.
“Ta lại bảo vua ấy rằng: ‘Đại vương! Nay ông đã hại cha, làm nên tội nghịch, là tội
vô gián nặng nhất,[17] lẽ ra nên
bộc lộ [
sám hối] để cầu sự
trong sạch.
Vì cớ gì lại chỉ thấy
lỗi lầm của người khác?’
“Thiện nam tử! Vì nghĩa đó, ta vì vua ấy mà thuyết
bài kệ này.
“Lại nữa,
thiện nam tử! Ta cũng vì những kẻ nghiêm giữ
cấm giới, [tự mình]
thành tựu oai nghi nhưng [
thường lưu ý] thấy những
lỗi lầm của người khác nên mới thuyết
bài kệ này. Lại nữa, nếu ai biết
tiếp nhận lời khuyên dạy của người khác mà lìa xa
mọi việc ác, lại khuyên dạy người khác khiến cho
lìa bỏ mọi việc ác, những người ấy đúng là
đệ tử Phật.”
Lúc ấy,
đức Thế Tôn vì Văn-thù-sư-lợi mà thuyết
bài kệ dưới đây:
“Ai cũng sợ đao trượng,
Không ai không tham sống,
Suy mình ra người khác,
Đừng giết hại, đánh đập.”
Liền đó, Văn-thù-sư-lợi lại đối trước Phật nói kệ rằng:
“Không phải ai cũng sợ trượng,
Không phải ai cũng tham sống,
Suy mình hiểu được người khác,
Siêng năng khéo làm
phương tiện.
“Bạch Thế Tôn!
Như Lai thuyết
bài kệ nói
pháp như trên cũng chưa trọn nghĩa. Vì sao vậy?
Ví như các vị A-la-hán hoặc [các món báu như]
ngọc nữ, voi quí, ngựa quí, vị
thần chủ kho tàng của vị
Chuyển luân Thánh vương, dù cho hàng
chư thiên,
loài người cùng a-tu-la có cầm gươm bén mà hại cũng không thể được.[18] Những bậc
dũng sĩ, liệt nữ, ngựa chúa, thú chúa hay vị tỳ-kheo
trì giới, dù có đối mặt với điều gì cũng không bao giờ sợ sệt. Vì nghĩa ấy,
Như Lai thuyết
bài kệ trên cũng chưa trọn nghĩa. Như nói “suy mình ra người khác” cũng là chưa trọn nghĩa. Vì sao vậy? Nếu vị A-la-hán lấy mình mà so với kẻ khác, ắt là có những
tư tưởng chấp ngã và
thọ mạng. Nếu vị ấy có
tư tưởng chấp ngã và
thọ mạng, hẳn phải lo
giữ gìn,
bảo vệ. Người
phàm phu ắt phải xem hết thảy A-la-hán đều là những kẻ còn
tu hành. Nếu như
vậy thì là
tà kiến. Nếu có
tà kiến,
sau khi chết lẽ ra phải sanh vào
địa ngục A-tỳ. Lại nữa, không thể có việc vị A-la-hán đối với
chúng sanh lại
khởi tâm gây hại; và
vô số chúng sanh cũng không thể làm hại được vị A-la-hán.”
Phật dạy: “Thiện nam tử! Nói
tư tưởng chấp ngã đó, là nói đối với
chúng sanh khởi lòng đại bi, không có
tư tưởng giết hại, là nói A-la-hán có
tâm bình đẳng. Đừng cho rằng
đức Thế Tôn không có
nhân duyên mà nói ra lẽ trái ngược.
“Ngày trước, trong thành
Vương Xá có một người thợ săn giỏi, giết được nhiều con hươu, thỉnh ta đến
ăn thịt.
Lúc ấy, tuy ta có nhận
lời mời thỉnh ấy nhưng đối với
chúng sanh luôn
khởi lòng đại bi xem như [con mình là] La-hầu-la, nên mới thuyết kệ rằng:
“Nếu người muốn
trường thọ,
Sống mãi ở
thế gian,
Theo
pháp không gây hại,
Thọ mạng đồng chư Phật.”
Và cũng vì thế ta mới thuyết
bài kệ này:
Ai cũng sợ đao trượng,
Không ai không tham sống,
Suy mình ra người khác,
Đừng giết hại, đánh đập.
Phật lại dạy: “Lành thay,
lành thay! Văn-thù-sư-lợi! Ông đã vì các vị
Đại Bồ Tát mà thưa hỏi
Như Lai về
nghĩa lý sâu kín như vậy.”
Lúc ấy, Văn-thù-sư-lợi lại đọc kệ thưa hỏi rằng:
“Kính
cha mẹ thế nào,
Thuận theo và
tôn trọng,
Vì sao
tu pháp ấy,
Đọa vào ngục Vô gián?
Đức Như Lai liền đọc kệ đáp lời Văn-thù-sư-lợi:
“Nếu xem
tham ái là mẹ,
Vô minh lại lấy làm cha,
Tùy thuận tôn trọng như thế,
Chắc chắn đọa ngục
Vô gián.”
Lúc ấy,
Như Lai lại vì
Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi mà thuyết lại
bài kệ này:
“Mọi việc
phụ thuộc người khác,
Tất phải gọi đó là khổ.
Mọi việc do mình tự quyết,
Đó là
tự tại an vui.
Những ai
kiêu căng khinh mạn,
Thế lực hết sức bạo ác.
Những người
hiền lành lương thiện,
Ai ai cũng mến cũng thương.”
Liền đó,
Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi
bạch Phật rằng: “Thế Tôn!
Bài kệ mà
Như Lai thuyết đó cũng chưa trọn nghĩa. Nguyện
Như Lai rủ lòng
thương xót nói rõ
nhân duyên. Vì sao vậy?
“Như người con của vị
trưởng giả, trong khi theo học với thầy, có
tùy thuộc ông thầy hay chăng? Nếu nói
tùy thuộc ông thầy thì nghĩa ấy không hợp [với
bài kệ trên].[19] Nếu nói không
tùy thuộc, nghĩa cũng không hợp [với
bài kệ trên]. Nếu nói được
tự tại, nghĩa cũng không hợp [với
bài kệ trên]. Cho nên chỗ thuyết của
Như Lai còn chưa trọn nghĩa.
“Lại nữa, Thế Tôn!
Ví như vị vương tử kia không có sự
học hỏi luyện tập mọi thứ, đến khi làm việc chẳng được
thành công. Như vậy cũng là [tự quyết]
tự tại, nhưng thường phải khổ vì
ngu si,
tối tăm. Vị vương tử như
vậy mà nói là
tự tại [an vui] thì cũng không hợp nghĩa, còn như nói
phụ thuộc người khác [đều là khổ] thì nghĩa ấy cũng không
thích hợp. Vì những nghĩa ấy nên chỗ
Phật thuyết như trên vẫn còn chưa trọn nghĩa. Cho nên, hết thảy
phụ thuộc người khác chưa hẳn đã là khổ, hết thảy do mình tự quyết chưa hẳn đã được vui.
“‘Những ai
kiêu căng khinh mạn,
thế lực hết sức bạo ác,’ điều này cũng là chưa trọn nghĩa.
“Bạch Thế Tôn! Có những
nữ nhân tánh khí mạnh mẽ, vì lòng
kiêu mạn mà
xuất gia học đạo, nghiêm giữ
cấm giới,
thành tựu oai nghi,
gìn giữ các căn chẳng cho vọng động. Như
vậy thì ‘hết thảy
kiêu căng khinh mạn’ chưa hẳn đã là
bạo ác.
“‘Những người
hiền lành lương thiện, ai ai cũng mến cũng thương’, câu ấy cũng chưa trọn nghĩa.
Ví như có người trong lòng phạm Bốn
cấm giới nặng, nhưng không xả bỏ
y phục người tu,
kiên trì giữ theo
oai nghi, những người
hộ trì Chánh pháp thấy vậy đều chẳng
ưa thích. Người ấy đến lúc
mạng chung, ắt đọa
địa ngục. Như có người
hiền lành đã lỡ phạm
cấm giới nặng, những người
hộ pháp thấy vậy liền đuổi ra khỏi
Tăng đoàn, khiến phải
bỏ đạo mà
trở lại thế tục. Vì nghĩa ấy nên những người
hiền lành lương thiện chưa hẳn đã được tất cả
mọi người thương mến.”
KINH ĐẠI BÁT NIẾT-BÀN
HẾT QUYỂN MƯỜI
KINH ĐẠI BÁT NIẾT-BÀN
QUYỂN MƯỜI MỘT
PHẨM
ĐẠI CHÚNG THƯA HỎI
Phẩm thứ năm– Phần hai
Lúc ấy,
Phật bảo Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi rằng: “Vì có
nhân duyên nên trong
bài kệ ấy
Như Lai mới
thuyết giảng không trọn nghĩa. Lại cũng có
nhân duyên nên
chư Phật Như Lai mới
thuyết giảng pháp này.
“Thuở ấy, thành
Vương Xá có một cô gái tên là
Thiện Hiền. Nhân khi về thăm nhà
cha mẹ, cô có đến chỗ ta mà
quy y Tam bảo, rồi nói ra lời này:
“Hết thảy
phụ nữ,
Đều chẳng
tự do,
Hết thảy đàn ông,
Tự tại không ngại.”
“Lúc ấy, ta biết được trong lòng cô gái ấy, mới vì cô mà
thuyết giảng bài kệ như vậy.[20]
“Văn-thù-sư-lợi!
Lành thay,
lành thay! Nay ông có thể vì tất cả
chúng sanh mà hỏi
Như Lai về nghĩa sâu kín như vậy.”
Văn-thù-sư-lợi lại đọc kệ rằng:
“Hết thảy mọi
chúng sanh,
Đều sống nhờ
ăn uống.
Hết thảy người
sức mạnh,
Trong lòng không tật đố.
Hết thảy do
ăn uống,
Nên mắc nhiều
bệnh khổ,
Hết thảy do tu tịnh,
Nên được hưởng an vui.
“Như vậy, bạch
Thế Tôn, hôm nay thọ nhận Thuần-đà
cúng dường món ăn
thức uống,
Như Lai há không có điều lo sợ hay sao?”
Lúc ấy,
đức Thế Tôn lại vì
Bồ Tát Văn-thù mà đọc kệ rằng:
Chẳng phải mọi
chúng sanh,
Đều sống nhờ
ăn uống,
Chẳng phải người
sức mạnh,
Đều không lòng tật đố.
Chẳng phải đều do ăn,
Nên mắc phải
bệnh hoạn,
Chẳng phải ai
tịnh hạnh,
Cũng đều được an vui.
“Văn-thù-sư-lợi! Nếu ông có bệnh thì ta cũng vậy, ắt cũng phải có
bệnh khổ. Vì sao vậy? Các vị A-la-hán,
Bích chi Phật,
Bồ Tát,
Như Lai,
thật không có việc
ăn uống. Chỉ vì muốn
giáo hóa chúng sanh nên
thị hiện thọ dụng vật thực mà
vô lượng chúng sanh dâng hiến, khiến họ được
trọn vẹn hạnh
bố thí, để cứu giúp những
cõi địa ngục,
súc sanh,
ngạ quỷ. Nếu nói rằng
Như Lai sáu năm
khổ hạnh nên
thân thể gầy yếu,
thật không thể có. Chư
Phật Thế Tôn tự mình đã vượt khỏi các
cảnh giới hiện hữu, không giống như kẻ
phàm phu, làm sao
thân thể lại phải gầy yếu? Chư
Phật Thế Tôn đã
tinh cần tu tập, được
thân kim cang [
kiên cố], chẳng giống như thân
mong manh dễ hư hoại của người đời. Các
đệ tử của ta cũng vậy, không thể nghĩ bàn, không
phụ thuộc vào sự
ăn uống.
“Hết thảy người
sức mạnh, trong lòng không tật đố, câu ấy cũng chưa trọn nghĩa. Như người
thế gian có khi
trọn đời chẳng hề sanh lòng tật đố, nhưng cũng chẳng có
sức mạnh gì!
“Hết thảy do
ăn uống, nên mắc nhiều
bệnh khổ, câu ấy cũng chưa trọn nghĩa. Cũng có những người mắc bệnh do các
điều kiện bên ngoài, chẳng hạn như
bị thương do mũi nhọn, gươm, đao, giáo, kích...
“Hết thảy do tu tịnh, nên được hưởng an vui, câu ấy cũng chưa trọn nghĩa.
Thế gian cũng có những kẻ
ngoại đạo, mặc dù tu hạnh
thanh tịnh nhưng chịu nhiều
khổ não.
“Vì nghĩa ấy, chỗ
thuyết giảng của
Như Lai hết thảy đều chưa trọn nghĩa. Đó gọi là
Như Lai chẳng phải không có
nhân duyên mà thuyết ra kệ ấy. Thật có
nhân duyên nên mới
thuyết giảng.
“Ngày trước, ở nước Ưu-thiền-ni có một người bà-la-môn tên là Cổ-đê-đức, đến chỗ ta ở, muốn
thọ pháp Bát quan trai.[21] Lúc đó ta bèn thuyết với ông ấy
bài kệ này.”[22]
Lúc ấy,
Bồ Tát Ca-diếp
bạch Phật: “Thế Tôn! Những gì gọi là nghĩa trọn vẹn? Thế nào gọi là
nghĩa bao gồm hết thảy?”
“Thiện nam tử!
Trừ ra các pháp
trợ đạo,[23] còn các
thiện pháp an vui thường tồn đều gọi là
bao gồm hết thảy. Các pháp này gọi là
bao gồm hết thảy, cũng gọi là nghĩa
trọn vẹn.
Ngoài ra các pháp khác đều có nghĩa
trọn vẹn, cũng có nghĩa chưa
trọn vẹn. [Hôm nay] ta muốn khiến cho những
thiện nam tử ưa chuộng Chánh pháp được rõ biết những
ý nghĩa trọn vẹn và chưa
trọn vẹn như thế.”[24]
Bồ Tát Ca-diếp trong lòng
hết sức vui sướng,
vô cùng phấn khích, liền đối trước Phật bạch rằng: “Kỳ lạ thay, Thế Tôn! Ngài xem
chúng sanh đều
bình đẳng, [
hết lòng thương yêu] như La-hầu-la!”
Lúc ấy, Phật khen ngợi
Bồ Tát Ca-diếp: “Lành thay,
lành thay! Chỗ thấy của ông nay rất
sâu xa, mầu nhiệm!”
Bồ Tát Ca-diếp
bạch Phật: “Thế Tôn! Nguyện
Như Lai thuyết giảng chỗ được
công đức của
kinh Đại thừa Đại Niết-bàn này.”
Phật bảo Ca-diếp: “Thiện nam tử! Như có ai được nghe tên kinh này thì các vị
Thanh văn,
Bích chi Phật không
đủ sức tuyên thuyết chỗ được
công đức của người đó; chỉ có chư Phật mới có thể biết. Vì sao vậy?
Cảnh giới của chư Phật là không thể nghĩ bàn. [Chỉ nghe tên kinh mà còn được
công đức như thế], huống chi là những người
thọ trì,
đọc tụng thông suốt, sao chép trọn quyển kinh này?
Bấy giờ,
chư thiên,
loài người và a-tu-la liền đối trước Phật, khác miệng đồng lời mà tụng kệ rằng:
Chư Phật khó nghĩ bàn,
Pháp, Tăng cũng như thế.
Cho nên nay
khuyến thỉnh,
Xin Phật tạm nán lại.
Tôn giả Đại Ca-diếp,
Cùng với ngài A-nan,
Và
đồ chúng hai vị,
Giây lát sẽ đến đây.
Lại vua nước Ma-già,
Đại vương A-xà-thế,
Hết lòng kính tín Phật,
Cũng chưa đến nơi đây.
Thỉnh nguyện đức Như Lai,
Thương xót trụ giây lát,
Ở giữa
đại chúng này,
Dứt lưới nghi chúng con.
Lúc ấy,
Như Lai vì
đại chúng mà nói
bài kệ này:
Trưởng tử trong pháp ta,
Ấy là
Đại Ca-diếp,
A-nan siêng,
tinh tấn,
Dứt được các mối nghi.
Các ông nên xét kỹ
A-nan bậc nghe nhiều,
Tự nhìn được
hiểu rõ,
Lẽ thường và
vô thường.
Vậy các ông chớ nên,
Ôm lòng lo buồn quá.
Lúc ấy,
đại chúng đem
mọi vật mà
cúng dường Như Lai.
Cúng dường Phật rồi,
ai nấy đều
phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Các vị
Bồ Tát số nhiều
vô lượng vô biên như cát
sông Hằng được
chứng đắc địa vị Sơ địa.[25]
Bấy giờ,
đức Thế Tôn thọ ký riêng cho Văn-thù-sư-lợi,
Bồ Tát Ca-diếp và Thuần-đà.
Thọ ký riêng rồi, Phật dạy rằng:
“Các vị
thiện nam tử! Mỗi người nên tự tu trong tâm,
cẩn thận đừng
phóng dật. Nay ta thấy đau ở lưng, khắp
thân thể cũng đều đau. Vậy ta muốn nằm như đứa trẻ thơ, cũng như kẻ thường đau yếu.
“Văn-thù và các ông nên vì
Bốn bộ chúng[26] mà thuyết rộng
Đại pháp. Nay ta đem pháp này
giao phó lại cho các ông. Khi nào Ca-diếp và A-nan đến đây, các ông lại sẽ
giao phó Chánh pháp này cho hai người ấy.”
Lúc ấy,
Như Lai nói xong mấy lời này rồi, vì muốn
điều phục chúng sanh nên
hiện thân có bệnh,
nằm nghiêng về bên mặt, giống như người bệnh.[27]
[1] Theo Nam bản thì từ đây bắt đầu quyển 10, phẩm Đại chúng thưa hỏi thứ 17 (Nhất thiết đại chúng sở vấn đệ thập thất). Theo bản dịch Đại Bát Nê-hoàn kinh của ngài Pháp Hiển thì từ đây bắt đầu phẩm Tùy hỷ thứ 18, thuộc quyển 6.
[2] Cõi nước An Lạc ở phương tây: Tức là Cực Lạc thế giới của đức Phật A-di-đà.
[3] Đàn Ba-la-mật hay Đàn-na Ba-la-mật, dịch nghĩa: Bố thí độ hay Thí độ, một hạnh trong sáu hạnh lớn của hàng Bồ Tát.
[4] Ma-kiệt-đà (Magadha), cũng đọc là Ma-già-đà hay Ma-kiệt-đề, hoặc Ma-yết-đà, là một trong 16 nước lớn ở Ấn Độ vào thời đức Phật. Có thời Ma-kiệt-đà đã từng là quốc gia lớn nhất, kinh đô là thành Vương Xá (Rjagraha). Vào thời đức Phật, vua Tần-bà-sa-la trị vì nước Ma-kiệt-đà, bị con là thái tử A-xà-thế soán ngôi và giam vào ngục cho đến chết. Vị trí hiện nay của Ma-kiệt-đà là thuộc về Nam Bihar, miền Bắc Ấn Độ.
[5] Hộc: đơn vị đo lường ngày xưa, mỗi hộc bằng 10 đấu.
[6] Quạ và chim cú: Chim quạ đi ăn ban ngày, chim cú đi ăn ban đêm, hai loài trái ngược nhau không thể cùng chung sống. Đoạn này ý nói vì đây là điều không thể có nên việc Như Lai dứt tất cả mà vào Niết-bàn vĩnh viễn cũng là không thể có, nên biết rằng Như Lai là thường trụ, chỉ thị hiện Niết-bàn mà thôi. Các đoạn tiếp theo đưa ra những điều không thể có cũng đều đồng một ý tương tự như đoạn này.
[7] Ca-lưu-ca (cũng đọc là ca-lu-ca hay ca-la-ca) và trấn đầu (hay trấn-đầu-ca) là hai thứ trái rất giống nhau, rất khó phân biệt, nhưng trái ca-lưu-ca có độc, ăn vào phải chết, còn trái trấn-đầu là loại trái ăn được. (Xem lại quyển sáu).
[8] Nguyện lực có thể làm cho cây khô sanh ra hoa trái, ý nói sức gia hộ không thể nghĩ bàn của Tam bảo.
[9] Bốn chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di. Tỳ-kheo và Tỳ-kheo ni là hai chúng đệ tử xuất gia của Phật, nam và nữ. Ưu-bà-tắc và Ưu-bà-di là hai chúng đệ tử tại gia của Phật, nam và nữ.
[10] Chiên-đà-la (Candala): Trong xã hội Ấn Độ xưa, theo quan điểm của đạo Bà-la-môn, chiên-đà-la là hạng người hèn hạ hơn hết, ở dưới cả bốn giai cấp trong xã hội: Sát-lỵ, Bà-la-môn, Phệ-xà, Thủ-đà-la.
[11] Tức là phiền não, vì phiền não che lấp trí tuệ, làm cho những gì chân chánh không thể hiển lộ.
[12] Nguyên bản dùng dược thụ, trong các kinh văn khác thường dùng dược thọ vương hay dược vương thọ, đều để chỉ thân ứng hiện độ sanh của chư Phật, Bồ Tát, vì các ngài thị hiện cứu thoát mọi khổ nạn cho chúng sanh, ví như cây thuốc chúa là quý nhất trong các loại cây thuốc, có khả năng trị liệu tất cả các loại bệnh tật.
[13] Nghĩa hữu dư, nghĩa vô dư: Nghĩa hữu dư là nghĩa còn có thể bổ khuyết cho đầy đủ. Nghĩa vô dư là nghĩa trọn vẹn, tuyệt đối, không thể thêm bớt, thay đổi.
[14] Một ví dụ tương tự đã được ông Thuần-đà nêu ra khi đối đáp với ngài Văn-thù-sư-lợi. Xin xem lại trang 229, Tập 1. Các ví dụ này là những minh họa rõ nét cho giáo lý về “cận tử nghiệp”, cũng là một cơ sở quan trọng trong giáo pháp Tịnh độ. Theo đó, người đã tạo nhiều nghiệp ác nhưng nếu chí thành sám hối, tu tập pháp niệm Phật thường xuyên cho đến lúc lâm chung thì sẽ được Phật A-di-đà và Thánh chúng tiếp dẫn. Những ai còn hoài nghi về pháp môn Tịnh độ có thể xem đây như một dẫn chứng về sự thuyết dạy của Phật trong kinh điển Đại thừa cũng hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa về Tịnh độ.
[15] Ni-kiền, hay Ni-kiền-đà (Nigaṇṭha), Hán dịch nghĩa là Ly hệ giả, là phái tu ngoại đạo không mặc quần áo (lõa thể), vì cho rằng y phục là sự ràng buộc.
[16] Nguyên bản dùng “lạc thuyết chi biện”, tức một trong Bốn biện tài không ngăn ngại (Tứ vô ngại biện), còn gọi là Lạc thuyết vô ngại biện, chỉ tài biện luận khéo tùy theo căn cơ chúng sanh để giúp người nghe nắm hiểu được Chánh pháp.
[17] Vô gián: không gián đoạn. Những kẻ phạm vào 5 tội nghịch (giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, phá hòa hiệp tăng, làm thân Phật chảy máu) sau khi chết phải đọa vào địa ngục Vô gián (còn gọi là địa ngục A-tỳ), chịu sự hành hạ, đau đớn mãi mãi không gián đoạn.
[18] Ngọc nữ, voi quí, ngựa quí, vị thần chủ kho tàng là bốn món quý do oai đức của vị Chuyển luân Thánh vương mà hóa hiện ra, nên không thể làm hư hoại mất.
[19] Vì bài kệ trên nói rằng “phụ thuộc người khác là khổ” nên không hợp nghĩa trong trường hợp này, vì theo thầy học thì sự phụ thuộc đó không thể gọi là khổ. Tham khảo bản dịch Đại Bát Nê-hoàn kinh nói ý này rõ hơn: Phủ ngưỡng tấn chỉ tất do ư sư, đạo nghệ ký thành vĩnh đắc an lạc. ([Kẻ đi học nghề thì] mọi sanh hoạt, hành vi đều phụ thuộc ông thầy, nhưng khi đã thành nghề thì được an vui mãi mãi.)
[20] Tức là bài kệ vừa nói ở cuối quyển 10:
Hết thảy phụ thuộc người khác,
Tất phải gọi đó là khổ.
Hết thảy do mình tự quyết,
Đó là tự tại an vui.
Những ai kiêu căng khinh mạn,
Thế lực hết sức bạo ác.
Những người hiền lành lương thiện,
Ai ai cũng mến cũng thương.
[21] Nguyên bản dùng “đệ tứ Bát giới trai pháp”, chỉ pháp tu Bát quan trai, hay Bát trai giới: tức là Tám giới, bao gồm: tức là tám điều giới bao gồm: 1. Không giết hại sinh mạng. 2. Không trộm cướp, lường gạt, chiếm đoạt những thứ thuộc về người khác không tự ý đưa cho mình. 3. Giữ Phạm hạnh thanh tịnh, không phạm vào việc dâm dục. 4. Không nói dối, không nói lời không chân thật. 5. Không uống các thứ rượu. 6. Không thoa phết các loại dầu thơm, phấn sáp lên thân thể. 7. Không đi xem, nghe các trò ca múa, đàn hát. 8. Không ngồi nằm trên giường ghế cao rộng. Ngoài ra, người thọ giới còn phải giữ không ăn quá giờ ngọ, nghĩa là chỉ ăn một lần trong ngày vào trước giờ ngọ (giữa trưa). Người thọ Bát quan trai thường là trong một khoảng thời gian một ngày một đêm, từ lúc được truyền giới cho đến lúc xả giới. Rất nhiều chùa hiện nay có tổ chức việc tu tập Bát quan trai giới mỗi tháng một hoặc hai lần, nhưng thường không trọn một ngày một đêm mà chỉ giới hạn trong một ngày thôi. Sở dĩ gọi là “đệ tứ” vì giới luật có hai hình thức là tận hình thọ (thọ giới suốt đời) và nhật dạ thọ (thọ giới trong thời gian một ngày một đêm); giới tận hình thọ có Ngũ giới, Thập giới và Cụ túc giới là 3 loại, nên giới nhật dạ thọ là Bát giới được xem là thứ tư.
[22] Đoạn tương ứng trong bản dịch Đại Bát Nê-hoàn kinh của ngài Pháp Hiển có nội dung khác biệt và có vẻ như hợp lý hơn, xin trích để độc giả tiện tham khảo: Thời hữu Bán Đầu Phạm chí dữ chư đồng chỉ tu thiên từ trai pháp lai nghệ Phật sở, vị hàng phục bỉ linh xả dị kiến nhi thuyết thử kệ. (Bấy giờ có Phạm chí Bán Đầu cùng những người đồng đạo giữ gìn trai pháp tu theo đạo thờ thiên thần, [ta] vì muốn hàng phục bọn họ, muốn làm cho họ từ bỏ kiến giải sai lầm nên mới thuyết bài kệ này.) Phạm chí Bán Đầu cũng là Bà-la-môn Cổ-đê-đức, chỉ là tên dịch nghĩa thay vì phiên âm. Bài kệ trên nói rằng “Chẳng phải ai tịnh hạnh cũng đều được an vui” là chỉ đến việc các ông này tin theo tà kiến, tuy giữ trai pháp thờ phụng thiên thần nhưng vẫn không được an vui.
[23] Tức 37 pháp trợ đạo, hay Tam thập thất đạo phẩm.
[24] Câu tương đương trong bản dịch Đại Bát Nê-hoàn kinh của ngài Pháp Hiển có vẻ như hợp lý hơn: Chư dư chúng sanh nhạo văn pháp giả, Như Lai vị bỉ hoặc hữu dư thuyết, hoặc vô dư thuyết. (Đối với các chúng sanh khác ưa thích được nghe Chánh pháp, Như Lai vì những người ấy mà thuyết nghĩa chưa trọn vẹn, hoặc thuyết nghĩa trọn vẹn.)
[25] Sơ địa: địa vị đầu tiên trong Thập địa, là mười địa vị tu chứng của hàng Bồ Tát.
[26] Bốn bộ chúng, cũng như Bốn chúng, bao gồm hai chúng xuất gia là tỳ-kheo và tỳ-kheo ni; hai chúng tại gia là ưu-bà-tắc (nam cư sĩ) và ưu-bà-di (nữ cư sĩ).
[27] Bản dịch Đại Bát Nê-hoàn kinh của ngài Pháp Hiển đến đây là chấm dứt, hết quyển 6. Nam bản từ sau đây cũng bắt đầu phẩm Hiện bệnh thứ 18 (Hiện bệnh phẩm đệ thập bát.)