KINH GIẢI THÂM MẬT
HT. Thích Trí Quang dịch giải 23.10.1988 PL 2532
Đệ Tử Thượng Thiện Hạ Thanh, Long Beach CA, USA Ấn Tống
Phẩm bốn: Tự Tánh (60)
Lúc bấy giờ
đại bồ tát Đức bản thưa Phật:
bạch đức Thế tôn, như Ngài nói
Bồ tát khéo biết tánh của các pháp, vậy
Bồ tát khéo biết tánh của các pháp là ngang đâu mới được gọi là
Bồ tát khéo biết tánh của các pháp? và ngang đâu mới được Ngài qui định vị
Bồ tát ấy là
Bồ tát khéo biết tánh của các pháp?
Đại bồ tát Đức bản bạch hỏi như vậy rồi,
đức Thế tôn dạy ngài: Tốt lắm,
Đức bản, ông có thể hỏi
Như lai cái thâm nghĩa như vậy. Vậy là ông muốn
lợi ích yên vui cho
vô lượng chúng sinh. Ông thương tưởng cả
thế giới loài người, và tám
bộ loại khác, muốn làm cho họ được lợi thật, được yên vui, nên phát ra câu hỏi vừa rồi. Ông hãy nghe kyծ
Như lai sẽ nói cho ông về tánh của các pháp.
Lược Giải.-
Phẩm này nói về 3 tánh, cho thấy Phật nói có thì cái có ấy là thế nào.
Chính Văn.-
Đức bản, tánh của các pháp
đại lược có ba mặt: một là
biến kế chấp tánh, hai là
y tha khởi tánh, ba là
viên thành thật tánh.
Biến kế chấp tánh là thế nào, là
tự tánh và
sai biệt (60B) của các pháp, được
giả thiết bởi danh từ,
cho đến làm cho theo đó mà phát sinh
ngôn ngữ.
Y tha khởi tánh là thế nào, là
đặc tính duyên sinh của các pháp, cái này có thì cái kia có, cái này sinh thì cái kia sinh,
vô minh duyên sinh hành,
cho đến tập hợp cả đống
đau khổ thuần nhất và lớn lao.
Viên thành thật tánh là thế nào, là
chân như nhất quán của các pháp,
chân như mà
Bồ tát phải do các duyên tố
tinh tiến dũng mãnh,
tác ý đúng lý và
tư duy không ngược mới
thông đạt, bằng vào sự
thông đạt này mà
tuần tự tu tập,
cho đến vô thượng chánh biến giác mới
chứng ngộ viên mãn.
Lược Giải.-
Đoạn này lược giải 3
tự tánh.
Chính Văn.-
Đức bản, như người bị bịnh màng mắt, cái màng mắt ấy
biến kế chấp tánh cũng vậy. Như người bị bịnh màng mắt thấy những
ảo ảnh tóc lông ong ruồi lá diếp giây sắn hay xanh vàng đỏ trắng, những ảo tượng ấy
y tha khởi tánh cũng vậy. Như người mắt đã
trong sáng, hết hẳn màng mắt,
bản tính con mắt
trong sáng nhìn thấy cảnh vật không thác loạn, cảnh vật không thác loạn ấy
viên thành thật tánh cũng vậy.
Lại tựa như ngọc bạch châu
trong suốt, nếu nhuộm màu xanh (61) thì thấy như ngọc
đế thanh, do
ngộ nhận là ngọc
đế thanh mà làm cho người
lầm lẫn thác loạn; nếu nhuộm màu đỏ thì thấy như ngọc
hổ phách, do
ngộ nhận là ngọc
hổ phách mà làm cho người
lầm lẫn thác loạn; nếu nhuộm màu
lục thì thấy như ngọc sát sắc, do
ngộ nhận là ngọc sát sắc mà làm cho người
lầm lẫn thác loạn; nếu nhuộm màu vàng thì thấy như
hoàng kim, do
ngộ nhận là
hoàng kim mà làm cho người
lầm lẫn thác loạn.
Tương tự nơi ngọc bạch châu
trong suốt mà có màu sắc, nơi
y tha khởi tánh mà có
tập khí ngôn từ của
biến kế chấp tánh thì cũng như vậy;
tương tự nơi ngọc bạch châu
trong suốt mà có những
ngộ nhận đế thanh hổ phách sát
sắc hoàng kim, nơi
y tha khởi tánh mà có
biến kế chấp tánh thì cũng như vậy;
tương tự ngọc bạch châu
trong suốt,
y tha khởi tánh thì cũng như vậy;
tương tự nơi ngọc bạch châu
trong suốt,
đế thanh hổ phách sát
sắc hoàng kim luôn luôn và
vĩnh viễn không thật có và không
đặc tính, nơi
y tha khởi tánh, cái
viên thành thật tánh mà
biến kế chấp tánh luôn luôn và
vĩnh viễn không thật có và không
đặc tính thì cũng như vậy (61B) .
Lược Giải.-
Đoạn này nói về 3 tánh bằng 2 ví dụ. Tổng quan
nghĩa lý ở kinh này cũng như ở các
kinh luận khác, có thể nói 3 tánh như sau.
A lại da mặt ẩn là
chủng tử của các pháp, mặt hiện là
hiện hành của các pháp, các pháp ấy là
y tha khởi tánh.
Ngộ nhận các
pháp như vậy là
ngã pháp,
ngã pháp ấy là
biến kế chấp tánh.
Giác ngộ a lại da như vậy vẫn
chân như,
chân như ấy là
viên thành thật tánh. Như ngọc trong
hiện ra đủ màu là
y tha, lầm màu ấy là thật là
biến kế, biết ngọc vẫn trong là
viên thành (nói cách khác theo chính văn, biết màu ấy
không thật là
viên thành).
Chính Văn.-
Đức bản, biết do tướng và danh
tương ứng làm duyên tố thì biết được
biến kế chấp tánh; nơi
y tha khởi tánh, biết cái chấp của
biến kế chấp tánh làm duyên tố thì biết
y tha khởi tánh; nơi
y tha khởi tánh, biết không có cái chấp của
biến kế chấp tánh làm duyên tố thì biết
viên thành thật tánh.
Lại nữa, nếu
Bồ tát có thể nơi
y tha khởi tánh của các pháp mà đúng như
sự thật biết
biến kế chấp tánh, thì thế là đúng như
sự thật biết sự
vô tướng của các pháp; nếu
Bồ tát đúng như
sự thật biết
y tha khởi tánh, thì thế là đúng như
sự thật biết sự
tạp nhiễm của các pháp; nếu
Bồ tát đúng như
sự thật biết
viên thành thật tánh, thì thế là đúng như
sự thật biết sự
thanh tịnh của các pháp.
Bồ tát nếu nơi
y tha khởi tánh mà đúng như
sự thật nhận biết sự
vô tướng thì có thể hủy diệt sự
tạp nhiễm,
nếu có thể hủy diệt sự
tạp nhiễm thì có thể
chứng đắc sự
thanh tịnh.
Lược Giải.-
Đoạn này nói sự
tu quán về 3
tự tánh.
Chính Văn.-
Đức bản,
Bồ tát do đúng như
sự thật mà biết
biến kế chấp tánh,
y tha khởi tánh và
viên thành thật tánh, nên cũng đúng như
sự thật mà
nhận biết sự
vô tướng, sự
tạp nhiễm và sự
thanh tịnh. Đúng như
sự thật mà
nhận biết sự
vô tướng nên hủy diệt sự
tạp nhiễm, hủy diệt sự
tạp nhiễm nên
chứng đắc sự
thanh tịnh: ngang đây gọi là vị
Bồ tát khéo biết tánh của các pháp, và cũng ngang đây
Như lai qui định vị
Bồ tát ấy là
Bồ tát khéo biết tánh của các pháp.
Lược Giải.-
Đoạn này
kết thúc bằng cách đáp 2 câu hỏi.
Chính Văn.-
Lúc bấy giờ
đức Thế tôn muốn nói lại
ý nghĩa đã nói nên nói những lời chỉnh cú sau đây.
Nếu không biết rõ
về sự
vô tướngthì sự
tạp nhiễmkhông thể hủy diệt,
nếu sự
tạp nhiễmkhông thể hủy diệt
thì sự
thanh tịnhkhông thể
chứng đắc (62) .
Không hề
quán sátlỗi lầm các hành,
sự
phóng dật này
làm hại
chúng sinh.
Nên trong
hai mặttrú pháp động pháp (62B)
sự nhác làm cho
đã không lại có (63) :
mất hỏng đến thế
thật đáng
xót thương.
Lược Giải.-
Kết thúc Đ1 nói
tính cách có của các pháp.
Mở Đầu Nói 3
Vô TánhChính Văn.-