THIẾU THẤT LỤC MÔN
Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải
Nhà xuất bản Tôn Giáo, Hà Nội 2009
TÂM KINH TỤNG
Ma ha bát nhã ba la mật đa tâm kinhBiển
trí huệ thanh tịnh,
Nghĩa sâu, lý khó lường.
Ba-la, sang bờ giác,
Chỉ do tâm đưa đường.
Nghe biết ngàn muôn ý,
Buộc vào như chỉ, kim.
Chúng hiền xưa khâm ngưỡng,
Đạo lớn một kinh này.
Quán tự tại bồ tátBồ Tát siêu trí thánh,
Sáu xứ ắt ngang đồng.
Tâm không, rộng thấy biết,
Thần thông không ngăn ngại,
Vào thiền vâng
chánh pháp,
Thần biến tùy đông, tây.
Dạo chơi khắp
mười phương,
Chẳng thấy hành tung Phật.
Hành
thâm bát nhã ba la mật đa thời
Sáu năm
cầu đại đạo,
Công phu chẳng lìa thân.
Tâm trí huệ,
giải thoát,
Bến giác một đường lên.
Đạo
vắng lặng trống không,
Y lời Đạo sư thuyết.
Phật nêu ý
bình đẳng,
Tự vượt trên muôn người.
Chiếu kiến ngũ uẩn giai khôngNăm uẩn do
tham ái,
Giả hợp tạo
thành thân.
Máu thịt cùng gân xương,
Da bọc đống
bụi trần.
Người mê ưa đắm chấp,
Bậc trí
dứt tình thân.
Bốn tướng cùng dứt sạch,
Mới gọi ấy là chân.
Độ
nhất thiết khổ áchThân khổ do vọng buộc,
Ta, người tự
mê tâm.
Niết-bàn đạo
thanh tịnh,
Ai theo đắm chấp tâm?
Ấm, giới,
sáu trần sanh,
Nạn khổ, nghiệp theo liền.
Nếu biết
tâm không khổ,
Nghe sớm ngộ Bồ-đề.
Xá lợi tửDo gốc tâm đạt đạo,
Tâm tịnh lợi thêm nhiều.
Như sen ra khỏi nước,
Hiểu ngay đạo vốn hòa.
Thường nơi tướng
tịch diệt,
Trí huệ khó ai hơn.
Vượt thoát ngoài
ba cõi,
Buông bỏ cảnh Ta-bà.
Sắc bất dị
không không bất dị sắc
Sắc cùng không một mối,
Chưa đạt thấy là hai.
Nhị thừa sanh
phân biệt,
Chấp tướng tâm dối gian.
Ngoài không, đâu sắc khác?
Không sắc, nghĩa mênh mang.
Tánh
thanh tịnh không sinh,
Đạt ngộ ấy Niết-bàn.
Sắc tức thị không không tức thị sắcLìa không, không nào có?
Lìa sắc, sắc vô hình!
Sắc không đồng một mối,
Cõi tịnh được yên bình.
Lìa không, không
mầu nhiệm.
Lìa sắc, sắc rõ phân.
Sắc không chẳng phải tướng,
Hình thể lập từ đâu?
Thọ tưởng hành thức diệc phục
như thịThọ, tưởng nhận các duyên,
Hành, thức chứa rộng tràn.
Tâm
biến kế dứt được,
Bệnh chẳng còn
liên quan.
Tâm giải thoát không ngại,
Trừ chấp, rõ nguồn tâm.
Nói rằng: cũng như vậy.
Tánh tướng đều như nhau.
Xá lợi tửXá: luận về
thân tướng,
Lợi: ấy chỉ một tâm.
Bồ Tát sức
kiên cố,
Bốn tướng chẳng động lay.
Đạo thành không
nhân chấp,
Thấy tánh
pháp không lời.
Bao
lậu hoặc dứt sạch,
Khắp thể thật
vàng ròng.
Thị
chư pháp không tướng
Chư Phật dạy
pháp không,
Thanh văn cầu nơi tướng.
Trong kinh tìm lý đạo,
Việc học bao giờ thôi?
Tướng
chân thật trọn thành,
Bừng sáng
tâm không tu.
Vượt hẳn ngoài
pháp giới,
Tự tại còn chi lo?
Bất sanh bất diệtPháp thân thể
thanh tịnh,
Không tướng vốn là chân.
Như cõi không hiện khắp,
Thể muôn kiếp thường còn.
Không chung cùng, đắm chấp,
Mới, cũ cũng đều không.
Sáng hòa, tối không nhiễm,
Ba cõi đồng tôn xưng.
Bất cấu
bất tịnhChân như ngoài
ba cõi,
Dơ, sạch
xưa nay không.
Thích-ca bày
phương tiện,
Dạy muôn pháp chẳng đồng.
Trong không nào có pháp,
Chỉ
thị hiện huyền cơ.
Xưa nay không một vật,
Đâu hợp thành sạch dơ?
Bất tăng bất giảmThể
Như Lai không tướng,
Tràn đầy khắp
hư không.
Trên không, sao thành có?
Trong có, nào thấy không?
Hình sắc, trăng
dưới nước.
Âm thanh, gió thoảng tai.
Pháp thân đâu tăng giảm?
Ba cõi vẫn không ngoài.
Thị cố không trung
Bồ-đề chẳng ở ngoài,
Nghe tìm khó lắm thay!
Không tướng, chẳng
không tướng,
Đo lường mất mối manh.
Thế giới, không
thế giới,
Hào quang chiếu khắp trời.
Xưa nay không
chướng ngại,
Nơi nào có vật ngăn?
Vô sắc vô thọ tưởng hành thức
Lìa sắc, vốn là không,
Lìa thọ, ý cũng không.
Hành, thức
thật không có,
Dứt sạch có, về không.
Giữ có,
thật không có,
Nương không, lại mất không.
Sắc không đều lìa hết,
Mới
chứng đắc thần thông.
Vô nhãn nhĩ tỉ
thiệt thân ý
Sáu căn không riêng tánh,
Chỉ do tướng nên thành.
Sắc chia, tiếng vọng lại,
Ta, người đầu lưỡi chơi.
Mũi vọng chia thơm, thối,
Thân, ý sa
dục tình.
Sáu xứ tham ái dứt,
Muôn kiếp thoát
luân hồi.
Vô sắc thanh hương vị xúc pháp
Trí sáng không hình, tiếng,
Cũng không mùi, vị, xúc.
Sáu trần do vọng khởi,
Tâm phàm tự hoặc nghi.
Sanh tử dừng
sanh tử,
Ngay đó chứng Bồ-đề.
Tánh
pháp không, chẳng trụ,
Chỉ e trì trệ mê.
Vô
nhãn giới nãi chí vô ý thức giới
Sáu thức theo vọng khởi,
Tánh
y tha rõ thông.
Mắt, tai cùng thân, ý.
Ai người tự xét lường?
Lưỡi, mũi theo
điên đảo,
Vua tâm phải khuất lùi.
Trong sáu thức chẳng lâu,
Thoắt ngộ đồng
Như Lai.
Vô
vô minh diệc vô
vô minh tận
nãi chí vô
lão tử diệc vô
lão tử tận
Mười hai nhân duyên hiện,
Sanh ra, già nối theo.
Có thân,
vô minh có,
Sinh diệt nào khác nhau.
Thân dứt,
vô minh dứt,
Thọ báo chẳng đến kỳ.
Biết thân như huyễn hóa,
Mau chóng ngộ
vô vi.
Vô
khổ tập diệt đạoBa cõi, Bốn đế dậy,
Nghĩa
đốn giáo rõ phân.
Dứt khổ, trừ nhân khổ,
Đạo thánh
tự nhiên thành.
Thanh văn dừng
vọng tưởng,
Duyên giác ý
bình an.
Muốn rõ thông quả Phật,
Chớ
để tâm trệ dừng.
Vô trí diệc vô đắc
Pháp chưa từng có, không,
Trí huệ khó xét lường.
Hoan hỷ: lìa cáu bẩn,
Phát quang: khắp
mười phương.
Nan thắng: ngay
hiện tiền,
Viễn hành:
đạo trường lớn.
Bất động: vượt bờ giác,
Thiện huệ:
đấng Pháp vương.
Dĩ
vô sở đắc cố
Thể
tịch diệt, ai được?
Chân không, bám nơi đâu?
Xưa nay không tướng mạo,
Tạm bày ba
pháp thí.
Bốn trí, dụ
giảng pháp,
Sáu độ,
cửa ải qua.
Mười địa, pháp
ba thừa,
Các thánh khôn lường xiết.
Bồ đề tát đỏaPhật đạo đâu dễ biết,
Tát-đỏa, ấy kẻ phàm.
Chúng sanh nên thấy tánh,
Kính Phật chớ lìa tâm.
Hàng
trí giả thế gian,
Luận bàn pháp tế, thô.
Thoắt ngộ
tâm bình đẳng,
Các tướng đều dứt trừ.
Y bát nhã
ba la mật đa cố
Bát-nhã là
trí huệ,
Ba-la, không chỗ nương.
Tâm không, tánh rộng khắp,
Trong ngoài đều
vô vi.
Tánh không,
thông biện luận,
Ba cõi mấy ai thành?
Trí lớn rõ pháp sâu,
Đều khen: Chẳng nghĩ bàn!
Tâm vô
quái ngạiTâm giải thoát không ngại,
Ý
trùm khắp hư không.
Bốn phương không một vật,
Trên dưới cùng rỗng không.
Đến đi tâm
tự tại,
Người, pháp chẳng ngại ngăn.
Tìm đạo, không thấy vật,
Tùy duyên thoát khổ phiền.
Vô
quái ngại cố
vô hữu khủng bốSống chết, tâm khiếp sợ,
Vô vi, tánh
an bình.
Quên cảnh, tâm liền diệt,
Biển tánh lặng
mênh mông.
Ba thân về
cõi tịnh,
Tám thức dứt
nhân duyên.
Sáu thông
tùy tướng thật,
Quay về tức nguồn xưa.
Viễn li điên đảo mộng tưởngChớ dựng pháp có, không,
Cũng đừng
tu pháp giữa.
Thấy tánh,
sanh tử dứt,
Bồ-đề không chỗ cầu.
Lìa thân đi tìm Phật,
Điên đảo trọn
một đời.
Ngồi
tịnh thân an vui,
Quả
vô vi tự thành.
Cứu cánh Niết bànTánh không sanh,
cứu cánh.
Thanh tịnh là Niết-bàn.
Kẻ phàm đừng xét thánh,
Chưa rõ, khó
muôn vàn.
Có học thành không học,
Trí Phật sâu nhiệm mầu.
Nhận rõ lẽ
không tâm,
Không chấp, tâm lặng dừng.
Tam thế chư PhậtNói
quá khứ,
không thật,
Tương lai, chẳng phải chân.
Hiện tại, nhân
giác ngộ,
Không pháp, pháp nhiệm mầu.
Ba thân về nơi một,
Một tánh trọn
bao dung.
Quá, hiện,
vị lai không,
Một
pháp tự nhiên thành.
Y bát nhã
ba la mật đa cố đắc
a nậu đa la tam miệu tam bồ đềTrí Phật sâu khó lường,
Huệ giải rộng
vô biên.
Thần biến, tâm
vô thượng,
Từ bi chiếu
mười phương.
Tâm
tịch diệt khéo thay,
Tạo thành hơn muôn pháp.
Bồ Tát nhiều
phương tiện,
Cứu độ khắp
sinh linh.
Cố tri bát nhã ba la mật đa thị
đại thần chú thị
đại minh chú
Bát-nhã: chú
linh diệu,
Dứt mối nghi
năm uẩn.
Phiền não đều trừ hết,
Thanh tịnh tự dứt lìa.
Bốn trí sóng không cùng,
Tám thức đầy thần uy.
Đèn tâm sáng cõi pháp,
Ngay đó tức Bồ-đề.
Thị
vô thượng chú
Cao tột chẳng ai bằng,
Cứu độ kẻ lầm mê.
Đứng đầu trong
ba cõi,
Nguyện lớn khởi
từ bi.
Nương theo ý
chúng sanh,
Phương tiện dắt dẫn về.
Người người sang bến giác,
Đều do chính sức mình.
Thị
vô đẳng đẳng chú
Ngàn thánh xưa
thành Phật,
Pháp lực không gì hơn.
Chân không, diệt các tướng,
Thị hiện khắp Ta-bà.
Chúng sanh khổ: hiện đến.
Thế gian ma: lìa đi.
Kiếp thạch thảy đều dứt,
Tánh thật vẫn thường còn.
Năng trừ
nhất thiết khổ
chân thật bất hư
Nguyện lớn,
từ tâm lớn,
Phật
đời đời độ sanh,
Truyền pháp, dạy lẽ thật,
Khuyên muôn người gấp tu.
Hồi tâm thấy tướng thật,
Dứt khổ đạt
vô sinh.
Mãi mãi lìa nẻo dữ,
Thanh thản lòng an vui.
Cố thuyết
bát nhã ba la mật đa chú
Nay giảng lẽ
chân như,
Chưa rõ mau
hồi tâm.
Sáu giặc, mười ác sạch,
Nghiệp ma dứt hết liền.
Thần chú trừ
ba độc,
Hoa tâm năm cánh xòe.
Quả chín
thành đạo nghiệp,
Cất bước thấy
Như Lai.
Tức thuyết chú viết:
yết đế yết đế ba la yết đế ba la tăng
yết đế bồ đề tát bà haYết-đế: giềng mối chính,
Tùy duyên dựng
đạo tràng.
Như Lai tôn quý nhất,
Tâm phàm chớ xét lường.
Không giữa, không hai bên,
Không ngắn cũng không dài.
Bát-nhã ba-la-mật,
Muôn kiếp mãi thường còn.