BỘ MẶT NGUYÊN THỦY
Ngọc Bảo trích dịch
“Bộ mặt nguyên thủy” là một bài giảng của
Đại Đăng Quốc Sư cho hoàng hậu Hanazono.
Đại Đăng Quốc Sư (1281-1337) là một trong những vị thầy sáng chói nhất của giòng
Lâm Tế Nhật Bản. Ngài đã
ẩn mình một
thời gian,
giả trang là một người
ăn mày để lánh khỏi
danh vọng.
“Trong những
bước đầu tập thiền, tất cả
chúng ta đều phải dốc lòng tập
tọa thiền (
ngồi thiền). Ngồi trong tư thế
kiết già hay bán
kiết già, đôi mắt khép hờ, để làm sao thấy được bộ mặt
nguyên thủy, tức là bộ mặt sẵn có của
chúng ta ngay từ trước khi được
cha mẹ sinh ra. Có nghĩa là ta cảm nhận được
trạng thái nguyên thủy trước khi
cha mẹ sinh ra ta, trước khi trời và đất phân ly, trước khi ta có được
hình hài con người này. Khi
ngồi thiền với
thân tâm rỗng lặng, bộ mặt
nguyên thủy sẽ
hiện ra. Nó không có sắc, không có hình, rỗng không như bầu trời
trong sáng trong đó không có một hình thể
sắc tướng nào.
Bộ mặt
nguyên thủy thực sự là không có tên, nhưng nó được gọi bằng những danh từ như là
bản lai diện mục,
Thượng đế,
Phật tính, và
chân tâm. Nó cũng giống như
con người, khi mới sinh ra chưa có tên, nhưng sau đó được gọi bằng đủ thứ tên. Một ngàn bẩy trăm
công án (Ko-an) hay những đề tài mà các
thiền sinh tham khán, tất cả đều chỉ cốt cho họ
nhận ra được bộ mặt
nguyên thủy của mình.
Đức Thế Tôn ngồi thiền trong suốt sáu năm nơi núi tuyết, và ngài đã
giác ngộ trong một buổi sáng tinh mơ khi nhìn thấy ngôi sao mai chiếu lấp lánh
trên trời, đó là ngài đã thấy được bộ mặt
nguyên thủy của chính mình. Khi nói đến các vị tổ
ngày xưa đã được
đại ngộ, đó là họ đã thấy được bộ mặt
nguyên thủy, hay còn gọi là
bản lai diện mục. Nhi tổ
Thiền tông Huệ Khả đứng dầm mình trong tuyết,
hi sinh tự chặt mất một cánh tay của mình, cốt để cầu lấy sự
giác ngộ;
Lục tổ Huệ Năng đã
đốn ngộ khi nghe câu kệ từ kinh
Kim Cương;
Linh Vân ngộ khi nhìn thấy cánh hoa đào nở,
Hương Nghiêm ngộ khi nghe tiếng viên gạch rớt trên cành tre;
Lâm Tế ngộ khi bị
Hoàng Bá đánh, và Tozan ngộ khi nhìn thấy bóng của mình
phản chiếu trên mặt nước.
Đó chính là họ đã gặp được “Người
chủ đích thực”. Thân này giống như một ngôi nhà, và ngôi nhà đó phải có một người chủ. Người chủ nhà đó chính là bộ mặt
nguyên thủy. Những
kinh nghiệm nóng lạnh, những
cảm giác thiếu thốn, hay
thèm muốn --- tất cả chỉ là những
vọng tưởng và không thực sự thuộc về vị chủ nhân đích thực của ngôi nhà này. Những
vọng tưởng chỉ là những gì khởi phát ra sau này, chúng sẵn sàng tan
đi theo từng
hơi thở. Nếu để bị
lôi cuốn trong những
vọng tưởng đó,
chúng ta sẽ tự đọa đầy trong
địa ngục,
quanh quẩn hóa kiếp theo
sáu nẻo luân hồi. Đi sâu vào
thực tập tọa thiền, ta sẽ
tìm thấy được nguồn gốc của
tư tưởng.
Tư tưởng là một cái gì không hình
không tướng, nhưng vì những
chấp mê theo chúng còn
tồn tại ngay cả tới
sau khi chết,
con người rơi vào
địa ngục đau khổ, hay phải chịu
muôn vàn phiền não trong
thế giới vộ thường này.
Mỗi khi có
tư tưởng khởi lên, ta hãy
buông bỏ nó đi. Hãy
chú tâm vào việc
quét sạch đi những
tư tưởng.
Tọa thiền là
quét sạch đi những
tư tưởng. Khi những
tư tưởng lắng xuống, bộ mặt
nguyên thủy sẽ
hiện ra. Những
tư tưởng giống như những
đám mây, khi mây tan,
mặt trăng sẽ
xuất hiện.
Mặt trăng của
chân lý vĩnh cửu, đó là bộ mặt
nguyên thủy.
Phật chính là tâm ta. Cái gọi là “kiến tánh” có nghĩa là ta đã ngộ được
tâm Phật của mình. Hãy không ngừng
buông bỏ những
tư tưởng, rồi ta sẽ thấy được
tâm Phật. có thể có sự
hiểu lầm rằng “kiến tánh” chỉ có thể
thực hiện được khi
ngồi thiền. Nhưng không phải như vậy. Yoka
đại sư đã nói rằng: “Đi cũng là thiền, ngồi cũng là thiền. Nói năng hoặc
im lặng, trong động hay trong tịnh, tất cả đều là thiền được. Thiền không phải chỉ là
ngồi thiền và dẹp đi những
tư tưởng của mình, mà Thiền chính là Giác. Dù đứng hay ngồi, hãy luôn giữ cho
tư tưởng được tập trung và
tỉnh giác. Và bỗng nhiên, bộ mặt
nguyên thủy sẽ
hiện ra với ta.”
Ngọc Bảo(Trích dịch từ “A first Zen reader”)
(ngocbao.org)