Thư Viện Hoa Sen

Gương Sáng Thầy Xưa Tập 1 Sách song ngữ Vietnamese

THIỆN PHÚC
GƯƠNG SÁNG THẦY XƯA
BRILLIANT EXAMPLES OF MASTERS IN THE PAST
TẬP 1 | VOLUME 1
VOLUME I VOLUME 2 VOLUME 3 VOLUME 4 VOLUME 5 VOLUME 6


GƯƠNG SÁNG THẦY XƯA -1GƯƠNG SÁNG THẦY XƯA -1

Copyright © 2022 by Ngoc Tran. All rights reserved.

No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.

Lời Đầu Sách
___________________________

Khi nói về Thầy Xưa, người đầu tiên mà chúng ta muốn nói đến phải là đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, người đã để lại cho nhiều thế hệ hậu bối chúng ta một gia tài kinh điển đồ sộ với vô số những gương hạnh sáng ngời cho cuộc sống hạnh phúc và cuộc tu giác ngộ giải thoát. Sau những bước chân của đức Phật là hai mươi tám vị Tổ Ấn Độ, lục tổ Trung Hoa, cùng nhiều vị tổ thầy khác tại các xứ Việt Nam, Nhận Bản, Đại Hàn, Tích Lan, Tây Tạng, Thái Lan, Miến Điện, Lào, Cam Bốt, vân vân, đã tiếp tục sống và tu với vô số những tấm gương sáng ngời trên con đường hoằng hóa lợi sanh. Đại đa số những gương hạnh sáng ngời này của các bậc thầy xưa đều giúp rất nhiều cho các đệ tử trong cuộc tu hành giác ngộgiải thoát. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều gương hạnh rất đáng kính và đáng được hậu bối chúng ta noi theo. Một trong những gương hạnh sáng ngời tiêu biểu nhất là gương hạnh của ngài Thiết Nhãn (1630-1682) về việc “In Kinh hay Cứu Người?” Khi tu Viện cần in kinh, Thiền Sư Thiết Nhãn bắt đầu du hành khắp nơi và kêu gọi đàn na tín thí đã quyên góp đầy đủ tiền giúp Sư cho mục đích này, nhưng không may lúc ấy trong vùng có nạn đói nghiêm trọng rất cần trợ giúp. Vì thế mà Sư đã đem hết số tiền để in kinh này ra giúp đở dân khỏi chết đói. Sau đó, Sư lại bắt đầu quyên góp lần nữa. Năm bảy năm sau đó thì Sư cũng có đủ số tiền để in kinh lần nữa, nhưng không may, nước sông Uji bỗng dưng dân cao làm ngập lụt cả một vùng rộng lớn, và hậu quả là dân chúng trong vùng lại gặp phải nạn dịch hoành hành. Sư lại đem hết số tiền in kinh ra giúp cho nạn nhân. Sư lại đem tiền in kinh lần hai ra giúp cho nan nhân lũ lụt và nạn dịch. Sư lại bắt đầu quyên góp cho đủ tiền để in kinh lần ba. Cuối cùng, sau hai mươi năm quyên góp lần thứ ba, ước nguyện của Sư được hoàn thành. Những bộ kinh được in lần đầu tiên ra đời trên đất nước Phù Tang mà ngày nay vẫn còn được lưu giữ tại chùa Hoàng Bá (Obaku-ji) ở Kyoto. Không may sau đó, Thiết Nhãn thị tịch vì bị lây nhiễm chứng sốt khi Sư đang giúp cho nạn đói ở Osaka. Người Nhật thường kể cho con cháu họ nghe rằng Thiết Nhãn đã làm ba bộ kinh, hai bộ đầu tiên vô hình nhưng vượt hẳn bộ thứ ba. Trong lịch sử Thiền tông Nhật Bản, cách hành xử của Thiền Sư Ba Tiêu trong một lần du hành thưởng lãm hoa cũng là một trong những gương hạnh đáng cho hậu bối chúng ta noi theo. Vào năm 1694, thiền sư Ba Tiêu thực hiện cuộc du hành cuối cùng. Một câu chuyện phổ thông đã kể lại trước chuyến du hành mà ông đã dự tính đi để thưởng lãm hoa nở tại một địa phương nổi tiếng. Ngay sau khi ông khởi hành, Ba Tiêu gặp một nhóm người đang nói về một đứa con gái hiếu hạnh của một gia đình nông dân, nổi tiếng là một người đàn bà đã tỏ ra hết lòng chăm sóc cha mẹ già. Ba Tiêu vòng trở lại để gặp người đàn bà này và ông rất cảm kích đến độ ông cho bà ta hết khoản tiền mà ông ta đã để dành cho chuyến đi thưởng lãm hoa này. Khi ông trở về Giang Hộ, những học trò hỏi về hoa. Ba Tiêu bảo họ: “Ta gặp một thứ gì đó còn đẹp hơn hoa nhiều.”

Đã có quá nhiều những bộ sách về Phật giáo vậy thì hà tất lại phải có thêm một bộ mang tên "Gương Sáng Thầy Xưa"? Thật tình mà nói, Phật tử hậu bối chúng ta không thể nào xem thường những gương sáng bao gồm cả cuộc sống, hành trạng và những lời dạy dỗ của các bậc thầy xưa bởi vì tất cả chúng đều là những hành trang tinh thần quí báu cho sự giác ngộgiải thoát của chúng ta trong tu hành và cho một cuộc sống đầy an lạc lạc, tỉnh thứchạnh phúc. Các mẫu thiền thoại quý báu của các bậc thầy xưa thường là những diễn đạt trực tiếp sự thể nghiệm của các thiền sư ngày xưa, một sự thể nghiệm không thể nhận ra, không thể hiểu được theo lối duy lý. Bản chất của những mẫu thiền thoại này có khi dựa vào thuận lý, mà rất nhiều khi lại là nghịch lý, nghĩa là dựa vào những gì vượt ra ngoài khái niệm. Bên cạnh đó, các mẫu đối thoại thiền của các bậc thầy xưa còn trực tiếp giúp các các đệ tử của mình giảm bớt sự chấp trước. Vì thế, người ta thường sử dụng các giai thoại của một bậc cổ đức nào đó, hoặc một cuộc đối thoại giữa một bậc Thầy với Tăng chúng, hoặc lời nói hay câu hỏi của một bậc Thầy khi thượng đường thuyết pháp, tất cả đều được dùng như phương tiện khai mở cho tâm trí của hành giả đến với chân lý Thiền. Tóm lại, thiền thoại là một câu chuyện Thiền, nói về một hoàn cảnh về Thiền, hay một vấn đề về Thiền, không phải để cho qua thời qua khắc, mà nhằm giúp cho các Thiền sinh vượt quá cái công thức muôn đời của nhị nguyênbiện chứng tư duy bình thường. Người ta không ngừng nhấn mạnh rằng không thể nào nắm được chân lý bằng cách chỉ đơn thuần từ bỏ cái sai trái, cũng như không thể nào đạt được cái tâm bình an hay tìm được giải đáp tối hậu bằng tranh biện hay lý luận.

Qua những tấm gương sáng trong cuộc sống, hành trạng, và những mẫu đối thoại quý báu của các vị Thiền sư thời trước, chúng ta thấy rằng thiền tập phải được áp dụng vào cuộc sống hằng ngày, và kết quả của công phu nầy phải được hưởng tại đây, ngay trong kiếp nầy. Hành thiền không phải là tự mình tách rời hay xa lìa công việc mà thường ngày mình vẫn làm, mà thiền là một phần của đời sống, là cái dính liền với cuộc sống nầy. Đối với các vị Thiền sư, các ngài sống thiền bất cứ khi nào các ngài sống hoàn toàn với hiện tại mà không chút sợ hãi, hy vọng hay những lo ra tầm thường. Các ngài chỉ ra cho chúng ta thấy rằng với sự tỉnh thức chúng ta có thể tìm thấy thiền trong những sinh hoạt hằng ngày. Thiền không thể tìm được bằng cách khám phá chân lý tuyệt đối bị che dấu từ ngoại cảnh, mà chỉ tìm được bằng cách chấp nhận một thái độ đến với cuộc sống giới hạnh. Người ta tìm cầu giác ngộ bằng cách nỗ lực, tuy nhiên, đa số chúng ta quên rằng để đạt đến giác ngộ chúng ta phải buông bỏ. Điều này cực kỳ khó khăn cho tất cả chúng ta vì trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường cố gắng thành đạt sự việc. Qua những tấm gương sáng trong cuộc sống, hành trạng, và những mẫu đối thoại quý báu của các vị Thiền sư thời trước, chúng ta thấy người tu Thiền không lệ thuộc vào ngôn ngữ văn tự. Đó chính là giáo ngoại biệt truyền, chỉ thẳng vào tâm để thấy được tự tánh bên trong của tất cả chúng ta để thành Phật. Trong khi những tông phái khác nhấn mạnh đến niềm tin nơi tha lực để đạt đến giác ngộ, Thiền lại dạy Phật tánh bên trong chúng ta chỉ có thể đạt được bằng tự lực mà thôi. Thiền dạy cho chúng ta biết cách làm sao để sống với hiện tại quí báu và quên đi ngày hôm qua và ngày mai, vì hôm qua đã qua rồi và ngày mai thì chưa tới. Trong Thiền, chúng ta nên hằng giác ngộ chứ không có cái gì đặc biệt cả. Qua những tấm gương sáng trong cuộc sống, hành trạng, và những mẫu đối thoại quý báu của các vị Thiền sư thời trước, chúng ta thấy với người tu Thiền mọi việc đều bình thường như thường lệ, nhưng làm việc trong tỉnh thức. Bắt đầu một ngày của bạn, đánh răng, rửa mặt, đi tiêu tiểu, tắm rửa, mặc quần áo, ăn uống, làm việc... Khi nào mệt thì nằm xuống nghỉ, khi nào đói thì tìm cái gì đó mà ăn, khi không muốn nói chuyện thì không nói chuyện, khi muốn nói thì nói. Hãy để những hoàn cảnh tự đến rồi tự đi, chứ đừng cố thay đổi, vì bạn chẳng thể nào thay đổi được hoàn cảnh đâu! Thiền dạy chúng ta đoạn trừ mọi vọng tưởng phân biệt và khiến cho chúng ta hiểu rằng chân lý của vũ trụcăn bản thật tánh của chính chúng ta. Mọi người chúng ta nên thiền định thâm sâu về vấn đề nầy, vì nó là cái mà chúng ta gọi là ‘Ngã’. Khi hiểu nó là gì, chúng ta sẽ tự động quay về hòa cùng thiên nhiên vũ trụ trong cảnh giới nhất thể, và chúng ta sẽ thấy thiên nhiên chính là chúng tachúng ta cũng chính là thiên nhiên, và cảnh giới thiên nhiên ấy chính là cảnh Phật, người đang thuyết pháp cho chúng tamọi nơi mọi lúc. Hy vọng rằng tất cả chúng ta đều có thể nghe được thiên nhiên đang nói gì với chúng ta, để ai cũng có thể tìm về cảnh giới an lạcchúng ta đã một lần xa rời.

Phải thực tình mà nói, không riêng gì Phật tử, mà cả thế giới mang ơn đức Phật nơi việc Ngài là vị thầy đầu tiên chỉ ra con đường giải thoát cho con người, thoát khỏi những thằng thúc trói buộc của tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng... Với Ngài, tôn giáo không chỉ đơn thuầnniềm tin, mà là sống với những gương hạnh lànhđi theo con Đường Sống Cao Thượng để đạt đến giác ngộgiải thoát. Đối với các Phật tử chân chánh, vị Phật lịch sử ấy không phải là vị thần tối thượng, cũng không phải là đấng cứu thế cứu người bằng cách tự mình gánh lấy tội lỗi của loài người. Người Phật tử chỉ tôn kính Đức Phật như một con người toàn giác toàn hảo đã đạt được sự giải thoát thân tâm qua những nỗ lực của con người và không qua ân điển của bất cứ một đấng siêu nhiên nào. Theo Phật giáo, ai trong chúng ta cũng là một vị Phật, nghĩa là mỗi người chúng ta đều có khả năng làm Phật; tuy nhiên, muốn thành Phật, chúng ta phải đi theo con đường gian truân đến giác ngộ. Trong các kinh điển, chúng ta thấy có nhiều sự xếp loại khác nhau về các giai đoạn Phật quả. Một vị Phật ở giai đoạn cao nhất không những là một người giác ngộ viên mãn mà còn là một người hoàn toàn, một người đã trở thành toàn thể, bản thân tự đầy đủ, nghĩa là một người trong ấy tất cả các khả năng tâm linhtâm thần đã đến mức hoàn hảo, đến một giai đoạn hài hòa hoàn toàntâm thức bao hàm cả vũ trụ vô biên. Một người như thế không thể nào đồng nhất được nữa với những giới hạn của nhân cách và cá tính và sự hiện hữu của người ấy. Không có gì có thể đo lường được, không có lời nào có thể miêu tả được con người ấy.

Một chuỗi những tập sách nhỏ có tựa đề “Gương Sáng Thầy Xưa” này không phải là một nghiên cứu chi tiết về tất cả những gương hạnh sáng ngời của đức Phật cũng như của những vị thầy đã hoằng hóa độ sanh về sau này, mà tác giả chỉ biên soạn rất tóm lược về một số những gương hạnh sáng, rất sáng, một số gương hạnh rất tiêu biểu của các ngài đáng được cho những thế hệ hậu bối chúng ta ta học hỏi và noi theo. Cuộc hành trình đi đến giác ngộgiải thoát đòi hỏi nhiều cố gắng với sự hiểu biết đúng đắntu tập liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về đức PhậtPhật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn một chuỗi những tập sách có tựa đề “Gương Sáng Thầy Xưa” bằng song ngữ Việt Anh nhằm phổ biến cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ, hy vọng sự đóng góp nhỏ nhoi này sẽ giúp cho Phật tử hiểu biết thêm về những gương sáng trong đời sống, hành trạng và những lời dạy dỗ của đức Phật lịch sử cũng như những bậc thầy xưa. Những mong tất cả chúng ta đều có thể noi theo gương hạnh sáng ngời của các ngài và tạo ra những mẫu mực cho chính cuộc sống cuộc tu của mình đầy những an bình, tỉnh thứchạnh phúc.

Thiện Phúc

Preface

When talking about masters in the past, the first person that we want to mention is our Original Teacher Sakyamuni Buddha, who handed down to us, later generations, a massive heritage with innumerably brilliant examples for a happy life and a cultivation of enlightenemtn and emancipation. After the Buddha's footsteps, twenty-eight Indian Patriarchs, six Chinese Patriarchs and many other patriarchs and masters from Vietnam, Japan, Korea, Sri Lanka, Tibet, Thailand, Burma, Laos, Cambodia, and so on, continued to to live and to cultivate with numerous brilliant examples on their paths of propagating and saving beings. The majority of these brilliant examples of masters in the past are very helpful for disciples in enlightenment and liberation in cultivation. However, many of them are respectable and worthy for us to follow. One of the most typically brilliant examples is that of Zen master Tetsugen regarding the matter of “Printing the Sutras or Helping People?” When his monastery needed publishing more sutras, Zen Master Tetsugen began travelling everywhere to call for donations and he obtained enough money for this purpose, but unfortunately at that time there was a severe famine which needed his help. For this reason, he took all the funds he had collected for printing sutras and spent them to save others from salvation. Then he began again his work of collecting money for printing sutras. Several years later, when he had collected just enough money for the printing again, unfortunately, the water in the Uji River suddenly rose too high that caused the flood in a broad area, and as a result, the people in the area had an epidemic which spread all over the country. Tetsugen again gave away all what he had collected to help his people. Tetsugen again started collecting money for printing the sutras the third time. Eventually, after twenty years of collecting for the third time, his wish was fulfilled. The first sutras were printed in Japan which still can be seen today in the Obaku monastory in Kyoto. Tetsugen died of a fever he contracted while feeding the hungry during a famine in Osaka. The Japanese tell their children that Tetsugenmade three sets of sutras, and that the first two invisible sets surpasse even the last. In the history of Japanese Zen Sect, Zen master Baso's action in a trip of viewing flowers was also one of the most brilliant examples for us to follow. In 1694, he made his last trip. A popular story mentions a prior trip that he had planned to make to view the flowers that were in bloom at a noted locale. Soon after he set out, Basho came upon a group of people talking about the daughter of a peasant family who was noted for the great devotion she demonstrated in the care she provided her aged parents. Basho made a detour to visit this young woman and was so impressed with her that he gave her the money he had saved for the flower viewing expedition. When he returned to Edo, his students asked about the flowers. Basho told them: “I saw something more beautiful than flowers.”

There are many books on Buddhism, so why adding on another set named "Brilliant Examples of Masters In the Past"? Truly speaking, we, Buddhists of later generations, cannot disregard brilliant examples of masters in the past, including their lives, their acts and their teachings for all of them are our precious mental luggage for our enlightenment and emancipation in cultivation and a life full of peace, mindfulness and happiness. Precious dialogues from masters in the past are usually immediate expressions of the Zen realization of the ancient masters, realization that is not conceptually graspable, not understandable. Their nature is sometimes reasonable, but a lot of times paradoxical, i.e., beyond concept. Besides, dialogues from masters in the past also directly help the novice Zen students lessen his attachments. Therefore, people usually utilize some anecdote of a certain ancient master, or a dialogue between a master and monks, or a statement or question put forward by a teacher, all of which are used as the means for opening one's mind to the truth of Zen. In short, Zen dialogue means a Zen story, or a Zen situation, or a Zen problem, not for passing the time, but it helps to force the student to go beyond the eternally dualistic and dialetic pattern of ordinary thinking. Again and again it is emphasized that one cannot take hold of the true merely by abandoning the false, nor can one reach peace of mind or any final answer by argument or logic.

Through brilliant examples of lives, acts, and precious dialogues of Zen masters of the ancient times, we see that meditation should be applied to the daily affairs of life, and its results obtained here and now, in this very life. It is not separated from the daily activities. It is part and parcel of our life. For Zen masters, they are living a Zen life whenever they are wholly in the present without usual fears, hopes and distractions. They show us that with mindfulness we can find Zen in all activities of our daily life. Zen cannot be found by uncovering an absolute truth hidden to outsiders, but by adopting an attitude to life that is disciplined. People seek enlightenment by striving; however, most of us forget that to become enlightened we must give up all striving. This is extremely difficult for all of us because in our daily life we always strive to achieve things. Through brilliant examples of lives, acts, and precious dialogues of Zen masters of the ancient times, we see that Zen practitioners depend on no words nor letters. It’s a special transmission outside the scriptures, direct pointing to the mind of man in order to see into one’s nature and to attain the Buddhahood. While other schools emphasized the need to believe in a power outside oneself to attain enlightenment, Zen teaches that Buddha-nature is within us all and can be awakened by our own efforts. Zen teaches us to know how to live with our precious presence and forget about yesterdays and tomorrows for yesterdays have gone and tomorrows do not arrive yet. In Zen, we should have everyday enlightenment with nothing special. Through brilliant examples of lives, acts, and precious dialogues of Zen masters of the ancient times, we see that with Zen practitioners everything is just ordinary; business as usual, but handling business with mindfulness. To start your day, brush your teeth, wash your face, relieve your bowels, take a shower, put on your clothes, eat your food and go to work, etc. Whenever you’re tired, go and lie down; whenever you feel hungry, go and find something to eat; whenever you do not feel like to talk, don’t talk; whenver you feel like to talk, then talk. Let circumstances come and go by themselves, do not try to change them for you can’t anyway. Zen teaches us to cut off all discriminating thoughts and to understand that the truth of the universe is ultimately our own true self. All of us should meditate very deeply on this, for this thing is what we call the ‘self’? When we understand what it is, we will have automatically returned to an intuitive oneness with nature and will see that nature is us and we are nature, and that nature is the Buddha, who is preaching to us at every moment. We all hope that all of us will be able to hear what nature is saying to us, so that we can return to the peaceful realm that we once separated.

Truly speaking, not only Buddhists but the who world also are indebted to the Buddha for it is He, the First Teacher, who first showed the Way to free human beings from the coils of lush, anger, stupidity, arrogance, doubtness, wrong views, killing, stealing, sexual misconduct, and lying... To Him, religion was not a simple faith, but living with good examples and following a Noble Way of life to gain enlightenment and liberation. For true Buddhists, the historic Sakyamuni Buddha was neither as a Supreme Deity nor as a savior who rescues men by taking upon himself the burden of their sins. Rather, Buddhists verenate Him as a fully awakened, fully perfected human being who attained liberation of body and mind through his own human efforts and not by the grace of any supernatural being. According to Buddhism, we are all Buddhas from the very beginning. That means every one of us is potentially a Buddha; however, to become a Buddha, one must follow the arduous road to enlightenment. Various classifications of the stages of Buddhahood are to be found in the sutras. A Buddha in the highest stage is not only fully enlightened but a Perfect One, one who has become whole, complete in himself, that is, one in whom all spiritual and psychic faculties have come to perfection, to maturity, to a stage of perfect harmony, and whose consciousness encompasses the infinity of the universe. Such a one can no longer be identified with the limitations of his individual personality, his individual character and existence; there is nothing by which he could be measured, there are no words to describe him.

This series of several little books titled “Brilliant Examples of Masters In The Past” is not a detailed study of all brilliant examples of the Buddha's and later masters, but this author only briefly composed some bright, very bright examples; some of their typical examples that are worthy for us, later generations, to learn and to follow. The journey leading to enlightenment and emancipation demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on the Buddha and Buddhism, I venture to compose this series of several little books titled “Brilliant Examples of Masters In The Past” in Vietnamese and English to spread basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists to understand more about the lives, acts and teachings from the Historical Buddha as well as from some typical masters in the past. Hoping that we all can follow examplary examples of the Buddha as masters in the past and create for ourselves our own standards in life and cultivation which are full of peace, mindfulness and happiness.

Thiện Phúc
Mục Lục Tập Một
Table of Content Volume One
________________________________
Lời Đầu Sách—Preface
Mục Lục—Table of Content
Phần Một: Việt Ngữ—Part One: Vietnamese Language
1. La Hán Tam Độc
2. A Nan Và Người Con Gái Chiên Đà La
3. Ác Nghiệp
4. Ai Biết Ngươi Mang Thân Ni?
5. Ai Bị Trì Giữ Bởi Ngôn Ngữ Văn Tự Là Những Kẻ Mê Mờ!
6. Ai Có Thể Đánh Được Trống Hư Không Bằng Dùi Tu Di?
7. Ai Có Thể Rũ Bỏ Bụi Trần Để Cùng Ta Ngồi Trong Mây?
8. Ai Hỏi Là Phải Lãnh Ba Mươi Hèo!
9. Ai Là Kẻ Niệm Danh Hiệu Phật A Di Đà?
10. Ai Là Phật? Bao Quanh Chúng Ta Là Núi
11. Ai Người Không Bệnh?
12. Ai Niệm Phật?
13. Ai Trói Buộc Ông?
14. Ai Trói Ông? Cái Gì Làm Dơ Ông? Ai Đem Sinh Tử Cho Ông?
15. Ái Ngập Đôi Đầu Kiến Trượng Lục Kim Thân?
16. An Tâm Lập Mệnh và Phi Phú Quí Thế Tục
17. An Trú Trong Phật Tâm
18. An Trụ Tâm
19. Anh Nhi
20. Anh Ta Đang Mang Trong Mình Chủng Tử Thiền Đấy!
21. Ánh Sáng Cô Độc Của Trăng Chiếu Sáng Tận Đáy Biển!
22. Ánh Sáng Đại Bát Nhã Và Con Mắt Sa Môn Chân Chính
23. Ánh Trăng Gieo Xuống Hồ, Không Xao Động Một Gợn Nước
24. Ánh Trực Giác Thâm Sâu
25. Áo Rách Lộ Da Xương, Nhà Sập Ngủ Thấy Sao!
26. Ảo Tưởng Đầu Tiên và Rào Cản Cuối Cùng
27. Ảo TưởngTội Lỗi
28. Áp Lương Vi Tiện
29. Ăn Cơm Xong Uống Ba Chén Trà
30. Ăn Giấm Biết Chua, Ăn Muối Biết Mặn!
31. Âm Thanh Tiếng Vỗ Của Một Bàn Tay
32. Ấm Giới Nhập
33. Ấm Trà Phật Nhật
34. Ẩm Nhất Bôi Trà!
35. Ẩn Cư Tu Hành
36. Ẩn Phong Thôi Xa
37. Ẩn Sơn Sơ Ngộ
38. Ba Cân Gai!
39. Ba Loại Đệ Tử
40. Ba Mục Tiêu Của Tọa Thiền
41. Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo
42. Ba Mươi Hèo
43. Ba Mươi Năm Trên Núi Qui, Không Học Thiền Mà Chỉ Coi Chừng Trâu!
44. Ba Năm Nhuận Một Lần; Tiết Trùng Dương Ngày Chín Tháng Chín
45. Ba Thế Ngồi
46. Ba Trạng Thái Tâm
47. Ba Yếu Tố Cần Thiết Cho Giác Ngộ
48. Ba Yếu Tố Khiến Cho Việc Tu Tập Thiền Được Thành Tựu
49. Bà Lão Quán Trà Và Chiếc Đũa Bếp
50. Bà Tử Thâu Duẫn
51. Bà Tử Thiêu Am
52. Bả Kế Đầu Nha!
53. Bả Miết
54. Bác Sơn Thiền Ngữ Bảo Huấn
55. Bách Niên Tam Vạn Lục Thiên Triêu, Phản Phúc Nguyên Lai Thị Giá Hán
56. Bách Thảo Đầu Thoại
57. Bách Trượng Bất Nhị Môn
58. Bách Trượng Dã Hồ
59. Bách Trượng Dã Ngan
60. Bạch Ẩn Huệ Hạc Hóa Độ
61. Bạch Chỉ
62. Bạch Lạc Thiên và Ô Sào
63. Bài Học Ngủ Ngày
64. Bài Học Từ Một Bàn Tay
65. Bài Thơ Tiễn Biệt
66. Bàn Luận Thì Chẳng Bằng Đạo Phó Cày Ruộng!
67. Bàn Tay Của Lão Tăng Lại Giống Bàn Tay Phật Ở Chỗ Nào?
68. Bản Lai Diện Mục
69. Bản Lai Tâm
70. Bàng Long UẩnKinh Điển
71. Bảng Tự
72. Bánh Vẽ Chẳng No Bụng Đói
73. Báo Ân Thầy
74. Bảo Hương
75. Bảo Thủ Hán
76. Bảo Trọng!
77. Bát Bất Sinh Pháp
78. Bát Câu Nghĩa
79. Bát Khổ
80. Bát Nhã Bất Động
81. Bát Nhã Là Bát Nhã!
82. Bát Nhã Phải Được Kinh Nghiệm, Không Là Chủ Đề Phân Tích Bằng Tri Thức
83. Bát Nhã Tâm Kinh
84. Bát Nhã Thể
85. Bát Pháp Thành Tựu
86. Bát Thức Trong Kinh Lăng Già
87. Bảy Loại Nhị Đế
88. Bảy Mươi Ba Năm Trêu Phật Nhạo Tổ, Lời Cuối “Cái Gì Đây!” Kaaa!
89. Bảy Tư Thế Thiền Tọa Của Đức Tỳ Lô Giá Na
90. Bắc Thần Tú Nam Huệ Năng
91. Bắc Tiệm Nam Đốn
92. Bắc Tông Ngũ Đạo Pháp Môn
93. Bắc Tông Thiền
94. Bắn Chính Tôi À?
95. Bậc Chân Tu!
96. Bậc Giác Ngộ
97. Bậc Thầy Của Những Người Giới Thiệu Thiền Lâm Tế Đến Phương Tây
98. Bậc Thầy Thiền Lớn Nhất Của Thế Kỷ Thứ Chín
99. Bậc Tinh Thông Thật Sự
100. Bậc Tông Sư Phải Đoạt Trâu Của Kẻ Đi Cày, Cướp Thức Ăn Của Người Đói
101. Bần Tăng
102. Bần Tăng Chánh Hiệu
103. Bần Tăng Chưa Từng Học Thiền!
104. Bất Chợt Ngộ
105. Bất Cứ Thứ Gì Ông Mang Đến Lão Tăng Đều Nhận, Chỗ Nào Mà Lão Tăng Không Cho Ông Tâm Yếu?
106. Bất Dụng Công
107. Bất Dụng Ngôn Ngữ
108. Bất Hoại Phật Tánh
109. Bất Hữu Tướng Bất Vô Tướng
110. Bất Khả Kiến Lăng Nghiêm
111. Bất Khả Lãnh Hội
112. Bất Khả Tư Nghì
113. Bất Lai Tức Lai, Bất Kiến Tức Kiến
114. Bất Lập Văn Tự
115. Bất Nhập Niết Bàn
116. Bất NhịTánh Không
117. Bất Nhiễm Ô
118. Bất Phạ Niệm Khởi, Chỉ Phạ Giác Trì
119. Bất Phạ Vọng Niệm Khởi
120. Bất Sanh
121. Bất Tằng Du Sơn
122. Bất Thị Bất Phi, Toàn Chân Hiển Lộ!
123. Bất Thị Tâm, Bất Thị Phật, Bất Thị Vật!
124. Bất Thối Tâm
125. Bất Thuyết Tợ Nhân Để Pháp, Bất Cân Nhân Thuyết Đích Pháp
126. Bất Tịnh Quán
127. Bất Tránh Động Bất Tầm Tĩnh
128. Bất Tư Bất Quán
129. Bất Tư Nghì-Tư Nghì Sinh Diệt Tứ Giáo
130. Bất Tư Thiện Bất Tư Ác
131. Bây Giờ Ta Nhảy Qua!
132. Bây Giờ Trở Đi Lão Tăng Không Giảng Bằng Cái Miệng Của Cha Mẹ Cho Nữa!
133. Bẻ Gãy Cây Phất Tử!
134. Bế Quan
135. Bên Cạnh Thành Vua Sở, Sông Nhữ Chảy Về Đông
136. Bên Ngoài Ngưng Các Duyên, Bên Trong Dứt Các Vọng
137. Bệnh Khởi Từ Tạo Tác, Tạo Tác Khởi Từ Tâm, Tâm KhôngThực Tại Khách Quan
138. Bếp Ơi Là Bếp! Mi Há Chẳng Phải Chỉ Là Bùn Đất Hiệp Thành Sao?
139. Bí Mật Thiền
140. Bí Ngô, Làm Gì Đánh Nhau Dữ Vậy! Hãy Ngồi Xuống Tọa Thiền!
141. Bị Đầu Đà!
142. Bị Quở Trách Như Người Câm Nằm Mộng!
143. Bích Nham Lục
144. Bích Quán
145. Biển Sanh Tử Chưa Qua, Sao Lại Phú Thuyền?
146. Biện Trung Chánh Pháp Nhãn Tạng
147. Biết Đánh Trống
148. Biệt Hữu Sinh Nhai
149. Biệt Phong Tương Kiến
150. Biểu Thị Đại Dụng
151. Bính Đinh Đồng Tử Xin Lửa
152. Bình Thường Tâm Thị Đạo
153. Bình Triển
154. Bố Đại Hòa Thượng
155. Bố Thí
156. Bồ Đề Bổn Vô Thọ
157. Bồ Đề Chính Là Tùy Thời Nói Năng Trọn Không Chỗ Ngại
158. Bồ Đề Đạt Ma: Bì Nhục Cốt Tủy
159. Bồ Đề Tâm
160. Bồ Đề Tự Tánh Xưa NayThanh Tịnh
161. Bồ Tát Con Lại Ăn Cơm!
162. Bộ Hành Không Còn Ghét Con Đường!
163. Bộ Tôi Vì Giày Mà Đến Đây Sao?
164. Bốn Bậc Hành Giả
165. Bốn Cách Đối Trị Tham Sân Si
166. Bốn Cách Phát Triển Chánh Niệm
167. Bốn Điều Tham Chiếu Lớn
168. Bốn Đối Tượng Thích Hợp Cho Việc Tập Trung Tư Tưởng
169. Bốn Loại Ngựa (Tứ Chủng Mã)
170. Bốn Loại Tự Viện
171. Bốn Nét Đặc Trưng Của Thiền Tông
172. Bốn Nguyên Nhân Khơi Dậy Nhãn Căn
173. Bốn Nhân Duyên
174. Bốn Quan Điểm Của Nhân Quả
175. Bồn Thủy
176. Bổn Hữu Viên Thành Phật
177. Bổn Lai Vô Nhất Vật
178. Bổn Nguyên Tự Tính Thiên Chân Phật
179. Bổn Tâm
180. Bổn Ý Chư Phật Thuyết Pháp
181. Bỗng Nhiên Bừng Ngộ Khi Đâm Đầu Vào Cây Cột!
182. Bụi Trần
183. Buông Bảo Châu, Lượm Cục Đất!
184. Buông Bỏ Sáu Căn, Sáu Trần và Sáu Thức Để Được Thoát Ly Sanh Tử
185. Buông Bỏ Thị PhiNgôn Ngữ
186. Buông Bỏ Trong Giác Ngộ
187. Buông Bỏ Tư Tưởng
188. Buông Được, Bắt Được, Giết Được, Cứu Được!
189. Buông Thì Gạch Ngói Sanh Quang, Nắm Thì Chân Kim Mất Sắc!
190. Buông Xả
191. Bữa Cơm Này Không Phải Cho Lão Tăng Mà Cho Quần Áo Của Lão Tăng!
192. Bức Vẽ Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma
193. Bước Bước Hoa Lạnh Kết, Lời Lời Suốt Đáy Băng
194. Bước Đường Tu Tập
195. Cá Lội Trong Nước Bùn!
196. Cả Hai Đều Độn!
197. Các Ông Muốn Cầu Cái Gì Ở Đây?
198. Cách Đơn Giản Để Thành Phật
199. Cách Triệu Châu Tiếp Đón Vương Thứ Sử
200. Cái Biết Tự Nhiên, Chỗ Bí Quyết Tâm Truyền Của Chư Phật
201. Cái Đã Từng Được Trân Trọng Nầy Chẳng Đáng Bằng Một Cọng Rơm!
202. Cái Đầu Con Mèo Chết!
203. Cái Gì Chẳng Là Phật?
204. Cái Gì Đây? Cái Gì Đây?Cái Gì Đây?
205. Cái Gì Đến Làm Gì?
206. Cái Gì Không Căn Cứ Trên Chứng Nghiệm Là Ở Ngoài Thiền!
207. Cái Gì Là Lệch Và Cái Gì Là Không Lệch!
208. Cái Gì Là Tâm? Ai Đang Nghe? Cái Gì Thấy?
209. Cái Gì Là Thiền?
210. Cái Gì Vậy? Chư Vị!
211. Cái Khám Phá Bên Trong Chiều Sâu Tâm Mình Di Chuyển Cả Trời Đất!
212. Cái Mà Ông Đang Hỏi Chính Là Kho Báu Của Ông Đấy!
213. Cái Mà Ông Mới Hỏi Là Đệ Nhị Đế!
214. Cái Này Là Cái Gì?
215. Cái Nắm Tay Của Vân Phong
216. Cái Quý Giá Nhất Trên Thế Gian
217. Cái Tách Của Thầy Tới Số Rồi!
218. Cái Tâm Không Hiểu Đó Là Phật, Chứ Chẳng Có Cái Nào Khác!
219. Cái Thú Vị Của Cuộc Sống Tĩnh Lặng Cô Liêu!
220. Cái Tự Kỷ Của Con Là Cái Tự Kỷ Của Ta, Nếu Không Phải Thì Là Của Con Vậy!
221. Cảm Giác Siêu Thoát
222. Cảm Quan Chính Xác
223. Cảm Xúc Trưởng Dưỡng Công Phu Tu Tập Của Chúng Ta
224. Can Đầu Tiến Bộ
225. Càn Khôn Tận Thị Mao Đầu Thượng, Nhật Nguyệt Bao Hàm Giới Tử Trung
226. Càn Phong Nhất Lộ
227. Càng Chứng Ngộ Càng Cần Phải Thực Hành
228. Càng Cố Tìm Đạo, Càng Tự Mình Tách Rời Khỏi Nó!
229. Càng Nói Càng Xa Đạo
230. Cánh Buồm Xưa Chưa Treo Lên
231. Cành Hoa Không Biết Nói
232. Cảnh Giới Thiền
233. Cảnh Hương Nghiêm
234. Cảnh Nguy Hiểm, Người Mắc Kẹt
235. Cảnh Nhai
236. Cảnh Thoại
237. Cảnh Trung Hữu Thủy
238. Cảnh Tượng Giống Như Cái Mà Một Vị Tăng Thường Làm Vậy!
239. Cảnh Vân Cư
240. Cày Ruộng Mình, Chớ Phạm Mạ Người! Làm Trâu Trắng Trên Núi Tuyết!
241.Cày Ruộng Xong Ta Sẽ Nói Pháp Thiền
242. Căn Bản Cố Hữu Thanh Tịnh Tâm
243. Căn Bổn Thường Lý
244. Căn Nguyên Của Bệnh Nằm Ở Đâu Trong Thân Xác Này?
245. Căn Nguyên Vô Lượng Diệu Nghĩa Chỉ Trên Đầu Một Sợi Lông
246. Căn Trần Thức Và Tánh Không
247. Cắt Đứt Con Đường Ngôn Ngữ, Vượt Lên Quá Hiện Vị!
248. Cắt Móng Tay Còn Chẳng Có Giờ, Đâu Phí Thì Giờ Bàn Luận Với Người Khác?
249. Cần Múa Thì Múa, Cần Nghỉ Thì Nghỉ!
250. Cận Đạo Bất Tri
251. Cấp Hồi Cựu Nham Ẩn, Mạc Kiến Hứa Chân Quân!
252. Câu Chi Thụ Chỉ
253. Câu Chuyện Đan Hà Đốt Phật Gỗ
254. Câu Sau Rốt Cũng Chỉ Là Thế!
255. Cầu Giải Thoát Để Làm Gì?
256. Cầu Pháp Hay Cầu Cơm Áo?
257. Cầu Phật
258. Cầu Trôi Nước Chẳng Trôi!
259. Chạm Mắt Bồ Đề
260. Chánh Kiến Đoạn Trừ Điên Đảo và Giúp Thấy Chân Tánh
261. Chánh Niệm Ngay Trên Hơi Thở
262. Chánh Pháp Nhãn Tạng
263. Chánh Pháp Nhãn Tạng Trong Mỗi Người
264. Chánh Tín Đại Thừa, Há Ở Lời Nói Mà Có Thể Rõ À?
265. Chánh Trí
266. Chánh Văn Không Theo Lỗ Tai Mà Vào!
267. Chăm Chú Vào Chữ "Vô"
268. Chăn Trâu
269. Chẳng Ai Có Thể Học Được Tâm Ta!
270. Chẳng Bao Giờ Có Ngộ Nếu Không Có Nghi!
271. Chẳng Bao Giờ Làm Trống Được Tâm!
272. Chẳng Biết Bổn Tâm, Học Pháp Vô Ích
273. Chẳng Có Sanh Tử! Cũng Chẳng Có Giác Ngộ Để Tầm Cầu!
274. Chẳng Còn Nước Trong Gàu! Chẳng Còn Trăng Đáy Nước!
275. Chẳng Đến Vì Áo, Chính Vì Pháp Đó
276. Chẳng Kể Tăng Tục, Chỉ Cốt Nhận Được Bản Tâm
277. Chẳng Khởi Một Niệm, Tại Sao Có Lỗi?
278. Chẳng Lập
279. Chẳng Ngại Tay Khéo!
280. Chẳng Ngộ Tức Phật Là Chúng Sanh, Khi Ngộ Chúng Sanh Là Phật
281. Chẳng Phải Bẫy Được Cọp Rồng Hay Thỏ Gì Cả, Mà Chỉ Là Một Con Ếch!
282. Chẳng Phải Thần, Chẳng Phải Quỷ, Biến Đổi Cái Gì?
283. Chẳng Rảnh Đâu Nghe Tiếng Vỗ Của Một Bàn Tay Của Bạch Ẩn!
284. Chẳng Sợ Niệm Khởi
285. Chẳng Ta Chẳng Người, Đói Thì Ăn Mệt Thì Ngủ
286. Chẳng Thể Có Mối Ngờ Ôm Ấp Ở Đâu Cả!
287. Chân Dung Đây, Còn Cao Tăng Đâu?
288. Chân Giác Ngộ
289. Chân Không Diệu Trí
290. Chân Lý Bát Nhã
291. Chân LýChữ Viết
292. Chân Lý Cứu Cánh
293.Chân Lý Nên Chỉ Ra Bằng Kệ Không Lời
294. Chân Lý Ở Chính Trong Tôi!
295. Chân Lý Sống Của Thiền Là Gì?
296. Chân Lý Thiền: Đúng Là Kẻ Chăn Trâu
297. Chân Lý Tức Như Thị
298. Chân Ngã Diện
299. Chân Pháp Đông Nam
300. Chân Pháp Sau Lưng Ông Phải Không?
301. Chân Tánh
302. Chân Tánh Tuyệt Đối Bất Biến, Bất Chuyển, Vượt Ngoài Khái Niệm Phân Biệt
303. Chân Tâm
304. Chân ThânChân Tâm
305. Chân Thiên Nhãn
306. Chân Tĩnh Lặng
307. Chấp Chỉ Vi Nguyệt
308. Chấp Nhận Mọi Sự Như Nó Là
309. Chấp Thoán (Thổi Lò)
310. Chấp TrướcGiác Ngộ
311. Chấp Vào Văn TựĐi Vào Trầm Luân
312. Chẻ Củi Ngàn Ngày, Nhưng Chỉ Đốt trong Một Ngày!
313. Chế Ngự Năm Triền Cái
314. Chí Đạo Vô Nan
315. Chí Đạo Vô Nan, Duy Hiềm Giản Trạch
316. Chỉ Cần Cảm Biết Hơi Thở Là Đủ
317. Chỉ Cần Ngồi Xuống Một Lúc Ngắn, Bạn Đã Ổn Định Được Một Ngày Của Mình!
318. Chỉ Cần Quạt Nhẹ, Lập Tức Lửa Sẽ Bùng Lên!
319. Chỉ Cần Thấy Tánh
320. Chỉ Cần Trừ Bỏ Vọng Tưởng, Vọng Niệm, Kiến Lượng, Tức Là Chân Tâm
321. Chỉ Cầu Làm Phật Chứ Không Cầu Gì Khác
322. Chỉ Cốt Tâm Truyền!
323.Chỉ Dài Một Thước Mộc!
324.Chỉ Hợp Với Sùng Nghiệp!
325. Chỉ Lặp Đi Lặp Lại Một Chữ "Vô" Trong Các Thời Thiền
326. Chỉ Mắt Tâm Phàm Trần Mới Thấy Ngày Hôm Qua Giống Hôm Nay!
327. Chỉ Một Nốt Nhạc Từ Ống Sáo!
328. Chỉ Ngồi Tréo Chân và Nhắm Mắt Lại Thì Không Phải Là Tọa Thiền!
329. Chỉ Nhớ Trên Đầu Một Chữ Như
330. Chỉ Như Gió Thổi Thành Tiếng Kêu Trên Đầu Cành Mà Thôi!
331. Chỉ Như Vậy!
332. Chỉ Quán
333. Chỉ Quán Đả Tọa
334. Chỉ Quán Tam Chủng
335. Chỉ Thạch Sư Tử
336. Chỉ Thẳng Những Gì Mình Tầm Cầu
337. Chỉ Thổi Một Nốt Sáo!
338. Chỉ Tuyết
339. Chích Thủ
340. Chiếc Áo Đi Mưa
341. Chiết Bán Liệt Tam
342. Chiếu Và Dụng
343. Chiếu Kiến Phụ Mẫu Vị Sanh Thì
344. Chín Năm Diện Bích Không Ai Biết; Xách Dép Về Tây Đâu Cũng Nghe
345. Chính Hiện Nay Thì Thế Nào?
346. Chịu Nhiều Sĩ Nhục Để Hoàn Thành Những Tâm Nguyện Cao Quý
347. Cho Tôi Tiền Trà Muối!
348. Chớ Bảo Lão Tăng Có Đi Về!
349. Chớ Lầm Dụng Tâm, Chớ Đến Người Khác Tìm
350. Chớ Phỉ Báng Tiên Sư Tôi!
351. Chớ Quán Tịnh, Chớ Để Tâm Không, Không Nên Thủ Xả, Chỉ Nên Tùy Duyên
352. Chờ Lúc Nào Có Phật Ta Nói Cho Ông Nghe
353. Chơi Một Bản Đàn Không Dây
354. Chơn Giả Động Tịnh
355. Chơn Lý Đạo
356. Chỗ An Ổn Để Đi Hay Để Ở!
357. Chỗ Che Trùm Không Rỉ Dột!
358. Chỗ Đi Người Đá Chẳng Đồng Công!
359. Chỗ Khói Hương Hiện Lên, Thấy Được Trời Đất!
360. Chỗ Không Được Phật Ma Đến!
361. Chỗ Thấy Và Không Thấy Của Thần HộiLục Tổ Huệ Năng
362. Chốn Này Chính Xác Là Chỗ Thoát Ly Sanh Tử!
363. Chủ Cú
364. Chung Thanh
365. Chung Thanh Thất Điều
366. Chúng Sanh Bệnh Nên Bồ Tát Bệnh
367. Chúng Sanh Bổn Lai Thị Phật
368. Chúng Sanh, Tâm, Phật Thị Tam Vô Sai Biệt
369. Chủng Tử Thiền
370. Chuyên Cần Lực
371. Chuyển Hóa Một Tên Trộm
372. Chuyển Hóa Một Tên Trộm Thành Môn Đồ
373. Chuyển Hướng Tối Hậu: Bò Khoái Châu Ăn Cỏ, Ngựa Qui Châu No
374. Chuyển Kinh
375. Chuyển Ngữ
376. Chuyển Tâm
377. Chuyển Vật
378. Chuyển Vọng Tưởng Thành Thức Ăn Tinh Thần!
379. Chuyện Gì Vậy?
380. Chư Pháp KhôngGiác Ngộ Mà Cũng Không Có Si Mê
381. Chư Pháp Không Hình Tướng, Bất Sanh Bất Diệt
382. Chư Phật Dữ Chúng Sanh Thị Giá Tâm
383. Chữ Không Thể Chở Được Cái Không Chữ, Nhưng Sơ Cơ Vẫn Cần Kinh Điển
384. Chữ “Vô” Của Vị Lão Phật Triệu Châu
385. Chứng Đạo Ca
386. Chững Chạc To Lớn!
387.Chương, Tay Chẻ Củi!
388. Có Ai Hỏi Ý Từ Tây Đến, Vác Gậy Quơ Ngang La Lí La!
389. Có Cả Dao Giết Người Lẫn Kiếm Cứu Người!
390. Có Hướng Tức Trái!
391. Có Và Không!
392. Có Không Có Như Bìm Quấn Cây!
393. Có Không Hai Chẳng Lập, Ánh Nhật Hiện Lên Cao
394. Có Lợi Ắt Có Nhiễm
395. Có Một Con Đường Tỉnh Thức Không Gì Gợn Ý Ta!
396. Có Một Người Chẳng Ngồi Chẳng Nằm!
397. Có Một Người Không Dự Lễ Thọ Giới Mà Vẫn Thoát Luân Hồi
398. Có Nhận Không Có Thưởng
399. Có Thể Qui Cố Hương Thăm Viếng Song Thân
400. Có Thể Tu Tập Mà Được Hay Là Không?
401. Coi Chừng Lệch Đường!
402. Con Chẳng Phải Người Bên Đó!
403. Con Chó Có Phật Tánh, Lão Tăng Thì Không
404. Con Có Tánh
405. Con Cũng Gọi Là Tre Gỗ!
406. Con Đại Trùng Dưới Núi Đại Hùng!
407. Con Đi Tới Nơi Nào Không Có Biến Đổi!
408. Con Đường Cái Quan
409. Con Đường Của Tổ Tông Nhà Thiền
410. Con Đường Không Đến Không Đi!
411. Con Đường Tu Hành Nghèo Khổ Của Một Vị Tăng
412. Con Một Trăm Tuổi
413. Con Ngươi Trong Mắt Ông!
414. Con Người Của Lão Tăng Giống Như Bọt Nước Tan Vỡ
415. Con Nước Trước Mặt Ông Chảy Về Đông
416. Con Tên Huệ Tịch!
417. Còn Cố Cầu Phật Là Điềm Lớn Dẫn Tới Sinh Tử!
418. Còn Nhị Nguyên Là Còn Bị Tương Đãi Làm Mờ Mịt
419. Cơ Duyên Đốn Ngộ
420. Cơ Hội Chứng Nghiệm
421. Cơ Lai Khiết Phạn, Khốn Lai Đả Miên
422. Cơn Cảm Của Ông Từ Bên Trong Hay Bên Ngoài Vào?
423. Cô Phong Bất Bạch
424. Cố Đem Tâm Ý Học Thiền Như Xoay Mặt Về Đông Mà Lại Đi Về Tây Vậy!
425. Cổ Đức Hỏa Sao
426. Cổ Đức Tam Miệt
427. Cổ Giản Hàn Tuyền
428. Cổ Phàm Vị Quải
429. Cội Gốc Sanh Tử
430. Côn Luân Tước Sinh Thiết
431. Công Án
432. Công Án Địa Ngục Qua Thư Pháp
433. Công Án Hiện Ra Trong Đời Sống Của Chính Bạn
434. Công Án Là Ngọn Lửa Lớn Đốt Cháy Tất Cả Những Con Sâu Hí Luận
435. Công Án Thiền
436. Công ÁnThoại Đầu
437. Công Đức
438. Công Đức Phước Đức
439. Công Phu Thiền Tập
440. Cổng Vân Môn
441. Cốt Lõi Và Dụng Của Bát Nhã
442. Cốt Lõi Đạo Chỉ Có Thể Nắm Bắt Trực Tiếp Mà Thôi
443. Cốt Lõi Thiền
444. Cúng Chân
445. Cúng Dường
446. Cúng Dường Cao Quý Nhất
447. Cúng Dường La Hán
448. Cúng Giỗ Đầu Tiên Sư Huệ Trung
449. Cùng Nhau Hành Động
450. Cũng May Lão Già Này Biết Câu Tối Hậu!
451. Cuộc Chiến Nội Tâm
452. Cuộc Đời
453. Cuộc Đối Thoại Giữa Thần NghiSư Phụ Thường Chiếu
454. Cuộc Đối Thoại Giữa Tịnh KhôngĐạo Huệ
455. Cuộc Đối Thoại Giữa Tịnh Lực Và Sư Phụ Đạo Huệ
456. Cuộc Đối Thoại Giữa Trần Thái TôngThiền Sư Viên Chứng
457. Cuộc Đối Thoại Giữa Trí Thành Cát Châu Và Lục Tổ Huệ Năng
458. Cuộc Đối Thoại Giữa Trí Thường Tín ChâuLục Tổ Huệ Năng
459. Cuộc Đối Thoại Giữa Triệu ChâuSư Phụ Nam Tuyền
460. Cuộc Đối Thoại Giữa Triệu Châu Và Văn Viễn
461. Cuộc Đối Thoại Giữa Trung Ấp Và Ngưỡng Sơn
462. Cuộc Nói Chuyện Giữa Sơ Sơn, Đại An, và Hương Nghiêm
463. Cuộc Sống Ẩn Cư
464. Cuộc Tu Khổ Hạnh
465. Cuối Cùng Dược Sơn Thấy Hải Huynh!
466. Cuối Cùng Thì Ngài Cũng Đã Nhận Ra Được Điều Đó!
467. Cuốn Rèm
468. Cuồng Thiền
469. Cuồng Vân
470. Cư Trần Lạc Đạo
471. Cứ Khoản Kết Án
472. Cứ Lấy Một Ít Thử Xem?
473. Cứ Ngồi Hít Thở và Cuối Cùng Quên Luôn Cả Sự Hít Thở!
474. Cử Mễ
475. Cửa Thâm Huyền Của Chư Tổ!
476. Cực ĐoanTrung Đạo
477. Cương Tông
478. Cường Nghi Đại Ngộ
479. Cứu Cánh Thực Tiễn
480. Cứu Lửa! Cứu Lửa!
481. Cửu Hướng Long Đàm
482. Cửu Lý Sơn Vọng Thuyền Chu
483. Cựu Khách Đỉnh Hoa Sơn!
Part Two: English Language—Phần Hai: Anh Ngữ
1. Arhat's Three Poisons
2. Venerable Ananda and The Chandala Maid
3. Evil Karma
4. Who Knows You Have Been a Nun?
5. Those Held Up By Words & Languages Are Deluded!
6. Who Can Play Space Drum With Mount Sumeru As the Mallet?
7. Who Can Le Go All the Snares of the World and Sit With Me Among the White Clouds?
8. Questioners Will Get Thirty Blows!
9. Who Is the One Who Recites the Name of Amitabha Buddha?
10. Who Is the Buddha? Surrounded by the Mountains Are We Here
11. Who Is That Never Becomes Sich?
12. Who Is That Practices Buddha Recitation?
13. Who Has Restrained You?
14. Who Has Bound You? Polluted You? Given You Birth and Death?
15. One Sees the Sixteen-Foot Golden Body of Buddha in a Heap of Dust, Mottled and Mixed Up, What Is It?
16. Contentment and Unworldly Riches
17. Staying in Buddha-Mind
18. To Pacify the Mind
19. A Just Born Baby
20. He Is a Man With the Seed of Zen!
21. The Solitary Light of the Moon Illuminates to the Bottom of the Sea!
22. The Great Light of Wisdom and the True Monk's Eye
23. Moonlight Pierces the Depths of the Pond, Leaving No Trace in the Water
24. Profoundly Intuitive Insight
25. When Clothes Tattered, Skin and Bones Show Through; When the House Collapses, Then Sleep Looking At the Stars!
26. The First Illusion and the Final Barrier
27. Illusion and Sin
28. To Degrade Noble People to Commoners
29. After the Rice, Three Cups of Tea
30. When You Taste Vinegar You Know It Is Sour; Taste Salt It Is Salty!
31. The Sound of the Clapping of One Hand
32. Five Heaps-Twelve Entrances-Eighteen Realms
33. Fo-Ru's Tea Pot
34. Drink a Bowl of Tea!
35. Living in Remote Mountainous Areas to Cultivate
36. Yin-Feng's Pushing a Cart Which Went Right Over the Master's Legs
37. Inzan's Initial Awakening
38. Three Pounds of Flax!
39. Three Kinds of Pupils
40. Three Aims of Meditation
41. Thirty Seven Aids to Enlightenment
42. Thirty Blows
43. Thirty Years on Mount Kui, But Not Practicing Kui-Shan’s Zen! Just Look After a Buffalo!
44. Once in Three Years There Is a Leap Year, the Chrysanthemum Festival on the Ninth day in the Ninth month
45. Three Positions of Sitting for Any Practitioner
46. Three States of Mind
47. Three Essential Elements for Enlightenment
48. Three Factors Making for Success in the Cultivation of Zen
49. An Old Woman at the Teashop and Her Fire-Poker
50. An Old Woman's Stealing Bamboo Shoots From Chao Chou
51. An Old Woman Who Burns Down a Hermit's Hut
52. It Is So Foolish!
53. A Lame Nag
54. Po Shan's Precious Teachings On Admonitions Regarding the Study of Zen
55. In the Thirty Thousand Days of One Hundred Years; It Is You Who Go and Return
56. All the Plants
57. Pai-Chang's Gate of Nonduality
58. Pai-Chang and the Fox
59. Pai Chang's Wild Ducks
60. SatsumeMaster Hakuin Saved Satsume
61. White Paper
62. Pai-Yueh-T’ien and Bird’s Nest
63. A Lesson From Sleeping in the Daytime
64. A Lesson From A Hand
65. A Farewell Poem
66. Discussion Can't Be Compared to My Hoeing the Ground!
67. Where Are My Hands Like Those of the Buddha?
68. Original Face or Buddha-Nature
69. Original Mind
70. Pang Lung Yun and Sutras
71. Signpost
72. A Picture of a Cake Can’t Satisfy Hunger
73. To Repay the Kindness of the Master
74. Circle-Running Exercise
75. The Treasure Guard
76. Take Care!
77. Eight Ways in Which the Conception of No-Birth Is Established
78. The Eight Fundamental Principles
79. Eight Sufferings
80. Immovable Prjana
81. Prajna Is Prajna!
82. The Prajna Is to Be Experienced Not A Subject of Intellectual Analysis
83. Heart Sutra
84. Body of Wisdom
85. Eight Perfections
86. Eight Consciousnesses in the Lankavatara Sutra
87. Seven Kinds of Two Truths
88. Fooling Buddhas and Patriarchs For Seventy-Three Years, Final Words, What? Kaaa!
89. Seven Postures of Vairocana
90. Northern Shen-Hsiu, Southern Hui-Neng
91. Northern Gradual, Southern Immediate
92. The Five Means by the Northern School
93. The Northern School of the Zen Sect
94. Shooting Myself?
95. A True Practitioner!
96. The Enlightened One
97. A Master of Those Who Introduced Rinzai to the West
98. The Greatest Zen Master of the Ninth Century
99. True Adepts
100. A Distinguished Teacher Must Drive Away the Ox From the Plowman, Grab Away the Starving Man’s Food
101. Poor Monk (Humble Monk)
102. A Brand Name Poor Monk
103. This Poor Monk Has Never Studied Zen!
104. Sudden Enlightenment
105. Whatever You Brought to Me, I Accepted; Has There Been Any Moment That I Wasn't Instructing You About the Essence of the Mind?
106. Not Using Efforts
107. Not Using Words
108. Buddha-Nature Never Destroyed
109. Neither With Marks Nor Without Marks
110. The Surangama Scripture's Not Seeing
111. Ungraspability
112. Inexpressible
113. Not Coming Means Coming; Not Seeing Means Seeing
114. No Establishment of Words and Letters
115. Not Entering Nirvana
116. Nonduality and Emptiness
117. Untaintedness
118. Don't Worry About the Rising of Thoughts, But Beware If Your Recognition of Them Comes Too Late
119. Do Not Worry About the Rising of Distracting Thoughts
120. Non-Birth (Not Being Born)
121. You Never Visited the Mountain At All
122. Not This, Not That, the Whole Truth Is Manifesting!
123. Neither Mind, Nor Buddha, Nor a Thing!
124. Mind of No-Retreat
125. There Is Nothing to Preach for People
126. Contemplation of Impurities
127. Not Avoiding the Excitements and Not Searching the Quietness
128. No-Thought No-Examining
129. Four Modes of Teaching
130. Think Neither Good Nor Evil
131. Now I Leap Through!
132. From Now On, All My Lectures Will No Longer Be Carried On With the Mouth Given By My Parents!
133. Broke the Whisk!
134. To Shut In
135. By the Castle of the King of Ch'u; Eastward Flows the Stream of Ju
136. Outwardly, Stop All Involvement; Inwardly, Stop All Fabrication
137. Illness Originates from Action, Action Originates from Mind, Mind Has No Objective Reality
138. P’o-Tsao-To: Tut! O You An Old Range, Are You Not a Mere Composite of Brick and Clay?
139. The Secret of Zen
140. Hey, Squashes! Why Are You Fighting? Let's Do zazen!
141. Ascetic Bei!
142. Scolded As A Mute Having a Dream!
143. The Blue Cliff Records
144. Wall-Gazing Meditation
145. You Haven’t Crossed the Sea of Life and Death Yet, So Why Have You Overturned the Boat?
146. The Sôbôgenzô Benchuâ
147. Knowing How to Beat the Drum
148. A Different Way of Doing Things
149. To Meet on a Separate Peak
150. Manifested Great Function
151. The Boy of Fire Coming to Seek Fire
152. Everyday Mind Is the Truth
153. To Reveal the Real Face of Things
154. Pu-Tai Ho-Shang
155. Giving
156. Bodhi Tree Has Been No Tree
157. Bodhi Is Just Speaking Appropriately and Acting Without Hindrances
158. Bodhidharma: Skin, Flesh, Bone and Marrow
159. Bodhi-Mind
160. Bodhi Is Originally Clear and Pure
161. Bodhisattvas, Come Eat!
162. A Pilgrim No Longer Hates the Road
163. Did I Come Here For Shoes?
164. Four Classes of Cultivators
165. Four Basic Ways to Subdue Greed, Anger, and Delusion
166. Four Ways to Develop Mindfulness
167. Four Great Citations
168. Four Suitable Objects of Concentration
169. Four Kinds of Horses
170. Four Kinds of Monasteries
171. Four Special Characteristics of Zen Buddhism
172. Four Causes Which Cause the Eye-Sense to be Awakened
173. Four Causations (Hetupratyaya)
174. Four Views of Causality
175. Bowl of Water
176. Inherently Perfect Buddha
177. Not One Thing Originated
178. The Original Primeval Buddhahood
179. The Original Mind
180. The Original Meaning of the Buddhas' Preaching
181. Bumped Into a Pillar and Suddenly Had an Insight!
182. Worldly Dust
183. Drop a Priceless Jewel, Pick up a Lump of Dirt!
184. To Abandon Six Objects of Sense, Six Organs of Sense, and Six Consciousnesses In Order To Be Released From the Bondage of Birth-and-Death
185. Letting Go of Right and Wrong and All Forms of Language
186. Dropping off Body and Mind
187. Letting Go of Thoughts
188. Freely You Give, Freely You Take Away, Freely You Kill, Freely You Give Life!
189. Letting Go, Even a Piece of Tile Is Radiant; Holding On, Even Pure Gold Loses Its Luster!
190. Equanimity
191. This Meal Has Been Prepared Not For Me But For My Clothes!
192. The Painting of the First Patriarch Bodhidharma
193. Step By Step Through the Wondrous Cold Landscape; Words Entirely Frozen
194. The Path of Cultivation
195. The Fish Swims in Muddy Water!
196. A Couple of Dumb Horses!
197. What Is That You People Are All Seeking Here?
198. A Simple Way to Become a Buddha
199. The Way Chao-Chou Welcomes Governor Wang
200. Knowing In a Most Intelligible Manner Is the Mind-Essence Transmitted by All the Buddhas
201. What Had Been Regarded As Most Precious Was Now Not Worth a Straw!
202. The Head of a Dead Cat!
203. What Is Not the Buddha?
204. What Is This? What Is This? What Is This?
205. What Is It That Thus Comes to Me?
206. Anything Not Based Upon Experience Is Outside Zen!
207. What Is 'Astray'? And What Is Not 'Astray'?
208. What Is Mind? 'Who Is Hearing?' 'What Is That Sees?'
209. What Is Zen?
210. What Is This? O Monks!
211. What You Discover Within the Depths of Your Own Mind That Moves Heaven and Earth!
212. What You're Asking Is Your Treausre House!
213. What You Just Asked Is the Second Principle!
214. What Is This?
215. Yun-Feng's Fist
216. The Most Valuable Thing On Earth
217. It's Time For Your Cup to Die!
218. The Mind That Does Not Understand Is the Buddha; There Is No Other!
219. A Quiet Life and Solitary Contentment!
220. Your Self Is My Self, If Not, Then It Is Yours!
221. Feeling of Exaltation
222. An Accurate Sense of Proportion
223. Emotions Fertilize Our Practices
224. Step From the Top of the Pole
225. The Whole Universe is on a Tip of a Hair, the Sun and the Moon are in a Mustard Seed
226. Kan-Feng's One Road
227. More Deeply You Experience awakening, the More You Perceive the Need for Practice
228. The More You Try to Seek the Tao, the More You Separate Yourself From It!
229. Saying More Would Be Far From the Way
230. An Old Sail Not Yet Been Hoisted
231. A Flower Does Not Talk
232. The World of Zen
233. Hsiang-Yen's Great Situation
234. The Situation Is Dangerous, the Person Get Stuck!
235. House Atmosphere
236. Surroundings
237. In the Reality of Circumstances, There Is Water
238. What a Sight! It's Just Like What a Monk Does!
239. Yun-Chu's Sight
240. Cultivate Own Field, Don't Steal Other's Seeding! Be a White Ox on Snow Mountain!
241.Open the Farm for Me and I Will Talk of Zen
242. Fundamental Pure Inherent Mind
243. The Fundamental Constant Principle
244. Where In This Body Lie the Sources of Sickness?
245. The Very Sources of Innumerable Truths Are Perceive at the Tip of One Single Hair
246. Senses, Sense-Objects, Consciousness and the Emptiness
247. Cutting Off the Path of Language, Will Be Beyond Past, Present, and Future!
248. No Time to Trim Nails; Conversation With Others Is A Wasted Time
249. Wanted Control, They Were Under Control; Wanted Loose, They Ran Loose!
250. To Be Unaware That We Are Near the Truth
251. Go Back to Your Old Mountain to Live in Seclusion, Try Not to Meet Mister Hsu-Jen!
252. Chu-Chih: Raises One Finger
253. The Story “T'an He Burns a Wooden Buddha”
254. The Last Phrase Is Simply This!
255. What Do You Wish To Liberate From Now?
256. To Seek Dharma or Clothes and Food?
257. To Seek the Buddha
258. The Bridge, But Not the Water, Flows!
259. The Transcendent Wisdom That Meets the Eye
260. Right Understanding Alone Removes Illusions and Help Cognizing the Real Nature
261. Mindfulness on Your Breathing
262. The Right Dharma Eye Treasury
263. Treasury of True Dharma Eye of Each of You
264. A Belief in the Mahayana, How Can These Words Have Any Effect?
265. Right Wisdom
266. Upright Listening Doesn't Enter Through Ears!
267. Be Vigilant Over Your Wu
268. Herding the Ox
269. No One Can Study My Mind!
270. There's No Enlightenment When There's No Spirit of Inquiry!
271. You Can Never Empty the Mind!
272. Studying the Dharma Without Recognizing the Original Mind Is of No Benefit
273. There Is No Birth or Death! There Is No Enlightenment to Seek!
274. No More Water in the Pail! No More Moon in the Water!
275. I Come Here to Obtain the Dharma and Not the Robe
276. A Lay Person or a Monk, All You Need Is to Realize the Original Mind
277. Before a Single Thought Arises, Can what Is Said Be Wrong?
278. Not Establishing
279. Don’t Hinder an Adept!
280. Unenlightened, the Buddha Is a Living Being. Enlightened, Living Being Is a Buddha
281. Actually You Can Only Catch a Frog, Not a Tiger, Not a Dragon, Not a Rabit!
282. It's Not a God or a Demon. So How Could It Become Something Else?
283. Having No Time to Listen to Hakuin's Sound of One Hand Clapping!
284. Do Not Worry About the Rising of Thoughts
285. Neither the Self Nor the Other; One Who Eats When Hungry and Sleep When Tired Out
286. Not A Doubt to Be Cherrished Anywhere!
287. Here Is His Portrait, But Where Is the High Monk Himself?
288. A True Enlightenment
289. The True, Void Marvellous Wisdom
290. The Prajna-Truth
291. The Truth and Words
292. Ultimate Truth
293.The Truth Should Be Said Without Words
294. The Truth Is Within Myself!
295. What About the Living Truth of Zen?
296. The Truth of Zen: Truly Know How to Take Care of the Cow
297. The Truth Is Just Like This
298. The Real Face of Our Real Self
299. The True Teaching of the Southeast
300. Is the True Dharma on Your Back?
301. True Nature
302. The True Nature Is Immutable, Immovable and Beyond Concepts and Distinctions
303. True Mind
304. True Body and True Mind
305. Real Deva Eye
306. True Quietness
307. To Mistake the Finger Pointing to the Moon for the Moon Itself
308. Acceptance of Being With What Really Is
309.Tends the Hearth
310. Attachment and Enlightenment
311. To Attach to Words Means to Enter the Cycle of Birth and Death
312. A Thousand Days Chopping Wood, But Burning It All In a Single Day!
313. Overcome Five Hindrances
314. Entering the Way Is Not Difficult
315. The Ultimate Path is Without Difficulty, Just Avoid Picking and Choosing
316. Only Need to Feel and Know the Breathings
317. If You Can Sit Only Briefly, You'll Have At Least Settled Your Day!
318. Only With a Slight Fanning, The Fire Will Burst Out!
319. You Only Need to See Your Own Nature
320. Putting Aside All Erroneous Imaginations, Thought-Constructions, and Experiences, You Will Come to the Realization of Your True Mind
321. Seeking Only to Be a Buddha, and Nothing Else
322. It May Only Be Transmitted by the Way of Mind!
323.Only One Foot Long!
324.Only Have Sung Nghiep!
325. Only Repeat the Word "Mu" During Meditation Sessions
326. Only Mundane Eyes and Minds That See Yesterday As Being the Same As Today!
327. Just One Note From the Flute!
328. Just Closing Your Eyes and Sitting There Is Not What I Call Sitting Meditation!
329. There Only Remains in My Heart the Word “NHƯ.”
330. It's All Just Wind Whistling in the Tree Top!
331. Just So!
332. Quieting and Reflecting
333. Nothing But Precisely Sitting
334. Three Types of Contemplation and Samatha
335. Pointing at the Stone Lion
336. To Point Directly At the Very Object We Want to Have
337. Just Played A Single Note on the Flute!
338. Pointing at the Snow
339. The Clap of Just One Hand
340. A Raincoat (Mino)
341. Split in Two, Torn in Three
342. Perception and Function
343. Illuminating the Time Before My Parents’ Birth
344. Nobody Knew Him When He Spent Nine Years Gazing at the Wall, Everybody Knew When He Returned West With One Shoe in His Hand
345. Just When It's Like This, What Is It?
346. Suffering Many Insults In Order to Accomplish Noble Wishes
347. Tea, Salt, a Coin, Please Help Me!
348. Don't Say That I'm Coming and Going!
349. Don’t Make the Error of Employing Your Mind, Don’t Be Seeking It Somewhere Else
350. Do Not Slight My Late Master!
351. Not to Contemplate Stillness or Empty the Mind, Not to Grasp or Reject, Let Go Well in Harmony with Circumstances
352. Wait Until There Is a Buddha, Then I Will Tell You
353. To Play a Tune on a Stringless Harp
354. The True-False Motion-Stillness
355. Path of Truth
356. A Place Where One Can Go or Remain!
357. The Cover Never Leaks!
358. Where the Stone Person Walks, There Is No Other Activity!
359. Where the Incense Smoke Rises, Heaven and Earth May Be Seen!
360. A Place That Isn't Reached By Buddhas and Demons!
361. The Seeing and Not Seeing of Shen-Hui and the Sixth Patriarch Hui Neng
362. Here Is Precisely This Freedom From Life and Death!
363. Host and Guest
364. The Sound of the Bell
365. Putting on Seven-Piece Robe at the Sound of the Bell
366. All Living Beings Are Subject to Illness, I Am Ill as Well
367. All Sentient Beings Are Intrinsically Buddhas
368. The Mind, the Buddha, and Sentient Beings Are Not Distinct
369. Zen Seeds
370. Power of Diligence
371. Transformed A Thief
372. Transformed A Thief Into His Disciple
373. A Final Turning: The Kuai-Chou Cow Grazes the Herbage, the I-Chou Horse Finds Its Stomach Filled
374. To Revolve a Scripture
375. Turning Words
376. Spiritual Transformation
377. Turning Things Around
378. Change False Thoughts Into Mental Nourishment!
379. What Is That?
380. All Dharmas Are Without Enlightenment and Delusion
381. All Things Are Formless, Unborn and Undying
382. All the Buddhas and Sentient Beings Are Nothing But One's Mind
383. Words Cannot Carry the Wordless, But Beginning Practitioners Still Need Scriptures
384. Old Buddha Chao-Chou's “Wu”
385. A Song of Enlightenment
386. So Grand and Imposing!
387.Chang the Wood Chopper!
388. If Someone asks the Meaning of the Patriarch’s coming from the West? Carrying the Staff Crosswise I Sing Out, La Li La!
389. Has the Knife that Kills as well as the Sword that Gives Life!
390. Those Who Seek It Miss It Completely!
391. Being and Nothingness
392. It's Like Words Without Words, Like a Creeper Held Up By a Tree!
393. Existence and Non-existence Are Not Established, the Sun Appears High in the Sky
394. To Try to Have Profit Leads to Tainted Desires
395. There Is a Path Mindless and Nothing to Arouse My Thoughts
396. There Is One Who Neither Sits Nor Lies Down!
397. There Is One Without Being Ordained, Is Free From the Wheel of Birth and Death
398. Having Receiving, Making Restitution
399. Can Return to His Native Land to Visit His Parents
400. Can It Be Obtained Through Practice or Not?
401. Watch Out For the Astray Route!
402. I Haven't Come From That Place!
403. A Dog Has the Buddha-Nature, But I Don't
404. I Have "Hsing"
405. I Also Say It's Made From Bamboo and Wood!
406. At the Base of Great Hero Mountain There’s a Tiger!
407. I'm Going to Where There's No Change!
408. The Official Road
409. The Path of Zen of Our Fathers
410. The Path On Which There Is No Coming and No Going!
411. Way of Poverty of a Monk
412. I Am One Hundred Years Old
413. The Pupils of the Eyes!
414. My Being Like a Foam Is Now Broken Up
415. Eastward Flows the Mountain Stream As You See It Before Yourself
416. My Name Is Hui-Ji!
417. To Strive for Buddhahood, This Will Only Lead to Constant Rebirth!
418. So Long As You Have Dualistic Views, Your Eyes are Bedimmed by Relativity View
419. Potentiality and Conditions and Instantly to Apprehend to Buddha-Enlightenment
420. An Occasion to Test the Ultimate Mind
421. To Eat When We Are Hungry and to Sleep When We Are Tired
422. Has Your Cold Come From Within or From Without?
423. One Peak Is Not White
424. Trying to Use Your Mind to Study Zen Is Similar to Facing West, But Traveling East!
425. Hot Jabs on the Old Virtue's Back
426. Binding Three Bamboo Strings to One's Stomach
427. The Cold Fountain and the Ancient Stream
428. An Old Sail Not Yet Been Hoisted
429. Sources of Birth and Death
430. To Swallow the Whole Hot Bar
431. Koan
432. A Koan Named Hell in Calligraphy
433. The Embodiment of Koan As Your Life
434. Koan Is Like A Great Fire Which Burns up Every Insect of Idle Speculation
435. Zen Koans
436. Koans and Head Phrases
437. Merit and Virtue
438. Virtue and Merit
439. The Kungfu of Zen
440. Yun Men's Kuan
441. The Essence and Function of Prajna
442. The Essence Can Only Be Directly Grasped
443. Zen Essence
444. Celebrating an Offering to Yun-yen's Image
445. Offerings
446. Worthiest Offering to the Buddha
447. Making Offerings to the Sacred Images of Arhats
448. Held A Memorial Banquet on the First Anniversary of Hui-Chung's Death
449. To Act Together
450. How Delightful! Our Old Boss Has Got Hold of the Last Word!
451. An Inner Struggle
452. Life
453. A Conversation Between Than Nghi and the Master Thuong Chieu
454. A Conversation Between Tinh Khong and Dao Hue
455. A Conversation Between Tinh Luc and Master Dao Hue
456. A Conversation Between Tran Thai Tong and Zen Master Vien Chung
457. A Conversation Between Chih-Ch’eng Chi-Chou and the Sixth Patriarch Hui-Neng
458. A Conversation Between Chih-Ch’ang Hsin-Chou and the Sixth Patriarch Hui-Neng
459. A Conversation Between Chao-Chou and His Teacher Nan-Ch'uan
460. A Conversation Between Chao-Chou and Wen Yuan
461. A Conversation Between Chung-Yi and Yang-Shan
462. A Conversation Among Shu-shan, T'a An, and Hsiang-Yen
463. Living in Reclusion
464. Ascetic Practices (Duskara-Carya)
465. Yao-Shan Has Finally Seen Elder Brother Hai!
466. After All You Couldn't Hold Steady!
467. Rolled-up the Bamboo Screen
468. Mad Zen
469. Anthology of the Mad Cloud
470. Taking Delight in Religion While Dwelling in the World
471. Based on Some Key Points to Conclude a Koan
472. Take Some and See?
473. Sitting Breathing In and Out and Eventually Even Breathing Is Forgotten!
474. Picks Up a Grain of Rice
475. The Ancestors' Obscure and Mysterious Gate!
476. Extremes and the Middle Path
477. Principles of the Teachings
478. The Stronger the Inquiring Spirit the Greater the Resulting Enlightenment
479. Pragmatic Approach of Buddhism
480. Fire! Fire!
481.Blew Out Lung-T'an's Candle
482. See the Ships Sailing Over the Mountains of Chiu-Li
483. The Former Guest of Hua Peak!
Tài Liệu Tham Khảo—References