KINH VÔ NGÃ TƯỚNG
(Anattalakkhaṇa Sutta)
Thiền sư Mahasi Sayadaw - Phạm Kim Khánh dịch
Đặc tướng vô thường
Thấy những thọ cảm đúng như nó thật sự là vậy
Bản chất vô thường của tưởng uẩn
Bản chất vô thường của hành uẩn
Bản chất vô thường của thức uẩn
Mười một phương cách phân tách sắc pháp
Quán chiếu về Netaṁ mama và Anicca
Các vị Tu Đà Huờn được dạy về đặc tướng vô ngã
Mười một phương cách quán niệm
Quán chiếu các sắc pháp bên trong và bên ngoài
Quán chiếu các sắc pháp thô kịch và vi tế
Quán chiếu theo đặc tính thấp hèn hay cao thượng
Quán chiếu theo đặc tính xa và gần -VI-
PHÂN TÁCH ĐẶC TÁNH VÔ THƯỜNG
-ooOoo-
Vedanā niccā vā aniccā vāti. Aniccā bhante. Yampanāniccaṁ dukkhaṁ vā taṁ sukhaṁ vāti. Dukkhaṁ bhante. Yampanāniccaṁ dukkhaṁ vipariṇāma dhammaṁ kallaṁ nu taṁ samanupassituṁ etaṁ mama esohamasmi eso me attāti. No hetaṁ bhante.
Đức Thế Tôn hỏi: "Thọ là thường còn hay vô thường?" -- "Bạch Ngài, là
vô thường," Nhóm Năm Vị tỳ khưu
trả lời.
Trong những chương trước
chúng ta đã bàn thảo khá dong dài về thọ cảm nhưng theo
bài kinh nầy, đây là phần
kế tiếp, nên
chúng ta sẽ
giải thích thêm một ít.
Có ba loại thọ:
thọ lạc hay
hạnh phúc; thọ khổ hay
đau khổ, bất
toại nguyện; thọ
vô ký,
không hạnh phúc cũng không
đau khổ. Người
thế gian thông thường xem tất cả ba loại thọ ấy là chính mình, là tự ngã,
thể chất sống,
tồn tại lâu dài và thường còn. Những
hình thức dính mắc ấy được gọi là
chấp thủ nivāsī attā và
chấp thủ vedaka attā.
Chấp thủ nivāsī attā là
tin tưởng, chấp vào một
thực thể thường còn,
liên tục tồn tại, hay tự ngã. Người đời thường tin rằng có một
thực thể sống, một tự ngã thường còn trong cơ thể
vật chất từ lúc được thọ thai
cho đến khi chết và cũng có người tin rằng
sau khi chết cái tự ngã ấy vẫn còn
tồn tại. Đó là
chấp thủ nivāsī attā. Họ tin rằng chính cái
thực thể thường còn trong cơ thể ấy cảm nhận những
thọ lạc hay thọ khổ; lúc nầy tự ngã ấy cảm nghe
thỏa thích trong tâm và trong thân, lúc khác cũng tự ngã ấy có những thọ cảm
phiền muộn, không
thoải mái. Như vậy họ tin rằng những
cảm thọ ấy
trường tồn,
bền vững lâu dài. Trong
thực tế, khi có
thọ lạc thì không có thọ khổ hay thọ
vô ký; khi có thọ khổ thì không có
thọ lạc hay thọ
vô ký. Cùng thế ấy, khi có thọ
vô ký thì không có
thọ lạc hay thọ khổ. Không có
cảm thọ nào
tồn tại mãi mãi. Dầu
thọ lạc, thọ khổ hay thọ
vô ký, những
cảm thọ ấy, phát sanh tùy hợp theo những
điều kiện,
sanh khởi tùy duyên, và chỉ
tồn tại trong khoảnh khắc rồi tan biến.
Một người chưa được
rèn luyện đầy đủ không thể
theo dõi vào lúc nó khởi sanh, có
cảm tưởng rằng ba thọ cảm ấy
hiện hữu cùng một lúc. Như vậy, trong khi có những thọ cảm đau nhức trong cơ thể mà nghe những tin vui, ta lấy làm
thỏa thích. Hoặc khi đang
thỏa thích với những
cảm thọ thoải mái dễ chịu ở thân,
tình cờ ta nghĩ nhớ đến một diễn biến
bất hạnh, và cảm nghe
bực mình phiền muộn. Trong những
trường hợp tương tợ, thông thường ta tin rằng cả hai,
thọ lạc và thọ khổ, cùng được cảm nhận vào một lúc.
Đó là bởi vì ta thiếu khả năng
phân biệt rành mạch hai thọ cảm, hay hai loại
tâm liên tục
tiếp nối. Trong
thực tế, mỗi loại thọ phát sanh và
chấm dứt rồi một loại thọ khác mới khởi phát.
Như vậy trong khi vị
hành giả đang
chuyên cần chú niệm những
hiện tượng phồng xẹp mà
ghi nhận có sự đau nhức khởi sanh ở một nơi nào trong thân thì phải
cẩn trọng gom tâm vào nơi ấy và
liên tục niệm "đau, đau". Nếu
tâm định của
hành giả đủ vững mạnh, cơn đau nhức khó chịu sẽ
dần dần suy giảm khi
hành giả niệm và có thể tan biến luôn. Đối với vài người, cơn đau
hoàn toàn và mau chóng
tiêu diệt như có ai lấy tay bóc cái đau vứt đi. Khi không còn
thọ lạc hay thọ khổ để niệm,
hành giả liền quay
trở về ghi nhận những
hiện tượng vô ký trong
di động phồng xẹp của bụng. Đó là
niệm thọ vô ký. Trong khi
niệm thọ vô ký như thế, nếu có
thọ lạc phát sanh,
hành giả phải hướng tâm về
cảm thọ ấy và
ghi nhận như thường lệ. Cùng thế ấy, nếu có thọ khổ phát sanh, phải hướng tâm về chú niệm.
Ghi nhận những
cảm thọ, lạc, khổ và
vô ký như thế ngay vào lúc nó khởi sanh,
hành giả tự mình
xác nhận rằng nó
không tồn tại lâu dài. Đó là
phân tách và
biện giải, phân biện mỗi loại thọ khi nó phát sanh, trong chuỗi dài những khoảnh khắc
hiện tại, hay "hiện tại liên tục".
Vị
hành giả đã tiến đến tuệ
sanh diệt và tuệ diệt (udayabbaya và bhaṅga ñāṇa)
nhận thấy thọ cảm tan biến và
chấm dứt từng đoạn, từ chút, từ chút. Những
hiện tượng phồng xẹp thông thường cũng
hoại diệt từng đoạn, từ chút, từ chút. Khi
thọ lạc hay thọ khổ phát hiện, nó phát hiện riêng biệt, hết loại thọ nầy đến loại kia chớ không phải một loạt những
hiện tượng liên tục tiếp nối trong một tiến trình. Cùng thế ấy khi thọ khổ phát sanh với thọ
vô ký, hai loại phải được
ghi nhận như hai loại thọ riêng biệt. Vị
hành giả quán niệm mỗi
cảm thọ bằng cách ấy sẽ
hiểu biết rằng mỗi thọ cảm phát sanh và tức khắc
hoại diệt. Điều nầy chỉ rõ rằng thọ
không tồn tại lâu dài. Đó là
hiểu biết những
hiện tượng từng phần, từng đoạn nhỏ trong
ý nghĩa khoảnh khắc
hiện tại.
Hành giả quán niệm những
hiện tượng phồng, xẹp và những thọ cảm, đang làm vậy với
mục đích nhận thấy mỗi
hiện tượng, từng đoạn, từng phần, từ chút từ chút, trong khoảnh khắc
hiện tại.
Do đó
hành giả thấy
rõ ràng rằng các thọ -- lạc, khổ và
vô ký -- đối với
trần cảnh liên hệ, liền tức khắc tan biến ngay vào lúc vừa khởi sanh, và tự
kinh nghiệm bản thân hành giả nhận thức bản chất vô thường của tất cả những
cảm thọ.
Để
giải đáp câu hỏi, "thọ là thường còn hay vô thường?" Nhóm Năm Vị Tỳ Khưu, vốn đã
chứng đắc tầng
Nhập Lưu xuyên qua phương cách quán niệm như vậy,
trả lời theo
kinh nghiệm riêng của chính mình, "Bạch Ngài, là
vô thường."
Cơn
đau khổ không thể
chịu đựng trong thân là thường còn hay vô thường? Cơn đau không thường còn bởi vì trước đây không có, nó khởi sanh vào một lúc nào, rồi trong khi
hành giả niệm "đau, đau," thì nó tan biến. Đối với người hành thiền mà
tâm định khá dõng mãnh, mỗi cơn đau sẽ
hoại diệt một khi được niệm đến. Khi một
cảm thọ tan biến, một thọ mới phát hiện chỉ để rồi nhanh chóng
hoại diệt.
Khi
tâm định thật rất vững mạnh,
thọ lạc có thể được
nhận thấy trong thân. Khi những
cảm thọ nầy được
ghi nhận, nó liền biến mất. Tan biến như vậy, những
thọ lạc ấy là thường còn hay vô thường?
Đôi khi có những thọ khổ hay
lo âu phát hiện; những loại thọ nầy cũng biến mất mỗi khi
hành giả niệm đến. Nó là thường còn hay vô thường? Trong
trường hợp tương tợ, một
hình ảnh bất hạnh đưa đến thọ khổ, và thọ khổ nầy cũng tan biến mỗi khi được
ghi nhận.
Thọ lạc hay thọ khổ
phát khởi qua
thính giác, tỷ giác hay
vị giác cũng tan biến mỗi khi
hành giả niệm đến.
Khi
ghi nhận một sự việc không
đặc biệt khổ hay lạc, một đối tượng
trung tính, không có tánh cách lạc hay khổ như
di động phồng lên và
xẹp xuống của bụng, loại thọ được cảm nhận là
vô ký, và thọ
vô ký nầy cũng tan biến mỗi khi được niệm đến. Như vậy nó là thường còn hay vô thường?
Tất cả ba loại thọ: lạc, khổ và
vô ký, đều
vô thường. Khi
nhận thức ba loại thọ nầy là
vô thường cũng
nhận thức rằng nó là khổ,
vô ngã, nó chỉ là những
hiện tượng.
Đức Thế Tôn tiếp tục nêu lên câu hỏi: "Cái gì
vô thường là khổ hay lạc" -- "Bạch Ngài là khổ."
Trước đây
chúng ta đã đề cập dong dài đến điểm nầy, giờ đây chỉ cần
vắn tắt sơ lược. Người ta
ưa thích thọ lạc, và xem đó là
trường tồn,
bất biến. Đến khi thấy những
cảm thọ tan biến trong từng khoảnh khắc,
không tồn tại đến một phần mười của một giây đồng hồ, thì ta không còn khát khao
thèm muốn nó nữa. Chỉ vì muốn
thỏa thích hưởng thụ cái được gọi là
hạnh phúc mà người ta dành hết
thì giờ để
chạy theo rượt bắt nó, không phải một giờ, không phải một ngày, một tháng hay một năm, mà suốt cuộc sống. Trong cuộc
chạy theo rượt bắt
hạnh phúc, họ phải đương đầu với cái chết. Không có gì khác
đáng tin cậy mà ta có thể nương tựa. Dầu không thể
thành tựu hạnh phúc hằng
mong mỏi, ta cũng tìm đủ
phương cách để
tránh khỏi những
hoàn cảnh bất hạnh hay những thọ khổ, và tự giữ mình trong
tình trạng vô ký, không lạc không khổ. Chí đến khi đã tìm được thọ
vô ký, loại
cảm thọ không lạc cũng không khổ,
tình trạng đau khổ trong thân và sợ sệt
lo âu trong tâm
vẫn có thể khởi sanh, và nó phát hiện bởi vì
thọ lạc và thọ
vô ký không thường còn. Như vậy
thọ lạc và thọ
vô ký cũng không đáng được
tin cậy. Ta không thể
tin chắc vào đó. Trong khi
chạy theo nó, là
đau khổ; khi nó tan biến, cũng là
đau khổ, bởi thọ khổ sẽ thay vào đó,
đặc biệt là sau khi
thọ lạc hoại diệt, trong lúc mà ta đang chìm sâu trong
hoàn cảnh âu sầu thất vọng.
Thí dụ như
trường hợp người làm
cha mẹ, đang vui thú trong
hạnh phúc êm đềm với con cái, bỗng nhiên mất một người con vì chết chóc hay
hoàn cảnh phải chia ly; như một
gia đình đang sum hợp vui vầy bỗng nhiên phải phân tán chia lìa; hay một người đang sống
thoải mái tiện nghi với tiền bạc
của cải sung túc, bỗng nhiên mất hết
tài sản sự nghiệp. Tất cả những
trường hợp tương tợ làm cho người ta
đau khổ nặng nề đến đỗi có thể mất cả mạng sống. Như vậy, thọ rất là hiểm nguy khủng khiếp,
đáng sợ vì
bản chất vô thường của nó.
Đến đoạn kế trong
bài kinh Pāli:
"Cái gì là
vô thường, khổ và luôn luôn phải
chuyển biến, có
thích hợp không nếu ta xem đó như, 'cái nầy là của tôi, đây là tôi, đây là tự ngã của tôi'?" -- "Bạch Ngài không."
Đây là
phương cách vấn đáp cùng một loại được dùng để
giải thích sắc uẩn (ở phần trước). Sự khác biệt là trong
trường hợp sắc uẩn, danh từ hàm xúc chẳng những
sắc pháp bên trong cơ thể
vật chất của mình mà cũng
bao gồm tất cả đối tượng bên ngoài, hữu
tri hữu giác cũng như sự vật
vô tri giác.
Trường hợp thọ uẩn thì
bài kinh đặc biệt chú trọng đến các thọ bên trong mình, được
chấp thủ rằng đây chính là "tôi". Trong
thọ lạc ta lấy làm
thích thú tuyên bố, "đây là của tôi".
Trường hợp thọ
vô ký, vì không có thọ khổ, có
bản chất lạc;
mặc dầu trạng thái dính mắc không mạnh mẻ lắm nhưng
vẫn có một vài
hình thức thích thú trong chính
sự kiện là nó không lạc không khổ. Thọ khổ,
lẽ dĩ nhiên, là không đáng được
ưa thích, nhưng nghĩ rằng "chính tôi đang đau khổ" vẫn là
chấp thủ vào tự ngã.
Dính mắc trong thọ bằng cách ấy đưa đến
si mê về
bản chất thật sự của đặc tướng
vô thường, khổ và phải
chuyển biến. Vị
hành giả ghi nhận những thọ cảm lúc nó khởi sanh liền thấu hiểu
bản chất áp bức,
cưỡng bách, của nó. Về sự hay biết
cảm thọ của mình, có gì khác biệt giữa người hành thiền và người không hành thiền chăng?
Quả thật có sự khác biệt lớn lao giữa người thường, vốn xem thọ là tự ngã, là chính mình -- "Tôi
đau khổ; tôi cảm nghe
thỏa thích; tôi nghe đau nhức trong khi
thỏa thích hưởng thụ
thọ lạc; nếu cơn đau
chấm dứt, tôi sẽ cảm nghe
hạnh phúc," -- trong khi đó người hành thiền
hiểu biết từ
lúc đầu rằng đó chỉ là
tình trạng liên tục khởi sanh và
hoại diệt của những uẩn. Khi thọ khổ phát hiện, người hành thiền cảm nhận đó là một
cảm thọ không đáng được
ưa thích, trong tiến trình
liên tục tiếp nối của danh và sắc, đã
xen vào. Vị ấy
nhận thức rằng đó là một tiến trình
sanh diệt khác đã thay thế vào tiến trình mà mình vừa
quan sát. Do đó ngay lúc nó vừa phát hiện vị
hành giả liền
nhận ra bản chất áp bức của nó, giống như một cái gai đâm vào và nằm trong thịt.
Một
thọ lạc có vẻ là
thích thú và
tốt đẹp trong khi nó xảy diễn, nhưng bao nhiêu
cố gắng để tạo ra và bao nhiêu
công phu để
bảo trì,
gìn giữ không để cho nó mất, chính những
công trình ấy là
đau khổ. Nếu trong khi
chạy theo rượt bắt những
thọ lạc ấy mà đã có những hành động
bất thiện (akusala kamma) ta còn phải bị sa đọa vào
khổ cảnh để gặt hái những quả dữ của nó.
Thích thú trong
thọ lạc dẫn dắt ta
mãi mãi lặn hụp
trong vòng quanh những kiếp
sinh tồn,
mãi mãi chịu cảnh
già nua và chết chóc. Khi
thọ lạc chấm dứt,
tình trạng dính mắc trong đó sẽ đưa đến
sầu khổ phiền muộn sâu xa. Do đó
thọ lạc phải được xem là
đau khổ.
Kinh Daṭṭhabba Sutta của bộ Saṁyutta Nikāya (
Tạp A Hàm) có
mô tả phương cách phải niệm những thọ ấy như sau:
Thấy Những Thọ Cảm Đúng Như Nó Thật Sự Là Vậy
Yo sukhaṁ dukkhato adda, dukkha madakkhi sallato,
Adukkhamasukhaṁ santaṁ, addakkhiṇaṁ aniccato,
Suve sammaddaso bhikkhu, parijānāti vedanā.
"Một vị tỳ khưu nhìn
thọ lạc là khổ, thọ khổ như một gai nhọn và thọ
vô ký cũng là khổ, bởi vì tất cả là
vô thường."
"Vị tỳ khưu ấy đã nhìn thấy thọ một cách tận tường, chân chánh (tức không để
sanh khởi những
ý niệm thường còn,
thường lạc và tự ngã) và
hiểu biết."
Vị
hành giả chuyên cần chú niệm thấy thọ khổ là một sự
áp bức giống như gai nhọn đâm vào mình.
Thọ lạc được xem là
đáng sợ, vì phải chịu bao nhiêu khổ nhọc
phiền toái trong khi
chạy theo rượt bắt cho được nó, rồi bao nhiêu đau buồn
sầu muộn khi mất nó. Thọ
vô ký được xem là khổ vì tánh chất
vô thường của nó và bao nhiêu
cố gắng cần phải có để
bảo trì gìn giữ nó lại. Do đó khi được hỏi có
thích hợp không nếu xem thọ "Cái nầy là của tôi, đây là tôi, đây là tự ngã của tôi" Nhóm Năm Vị liền đáp, "Bạch Ngài,
quả thật không
thích hợp."
Đức Thế Tôn dạy rằng không nên xem thọ là "của tôi", "tôi", "tự ngã của tôi". Bởi vì Nhóm Năm Vị Tỳ Khưu đã
chứng đắc tầng
Nhập Lưu, lời dạy nầy đối nghịch với sự
hiểu biết rằng thọ là thường còn, xem thọ là "của tôi", là "tôi" và
hiểu biết sai lầm như vậy đưa đến
tham ái và
ngã mạn. Đối với người thường trong dân gian lời dạy nầy đi ngược với
tà kiến "đây là tự ngã của tôi" là "chính tôi".
Bản Chất Vô Thường Của
Tưởng UẩnSaññā niccā vā aniccā vāti. Aniccā Bhante. Yampanāniccaṁ, dukkhaṁ vā taṁ sukhaṁ vāti. Dukkhaṁ Bhante. Yampanāniccaṁ dukkhaṁ vipari-ṇāma dhammaṁ kallaṁ nu taṁ samanupassituṁ etaṁ mama esohamasmi eso me attāti. No hetaṁ Bhante.
"Tưởng (saññā) là thường còn hay vô thường?"
Đức Thế Tôn hỏi. -- "Bạch Ngài, là
vô thường."
Tưởng (saññā), hồi nhớ những sự việc đã thấy trước kia. Tưởng là
yếu tố chánh trong sự
học hỏi và
trí nhớ. Người có
tưởng uẩn tốt sẽ hồi nhớ
lâu dài những gì đã thấy hay đã nghe chỉ
một lần.
Đặc tính nhớ dai nầy được lầm hiểu là
mãi mãi thường còn, là tốt, là tự ngã.
Nhưng khi tưởng (saññā) đã
nhận ra một đối tượng, thì nó liền tan biến. Những gì mà sau đó mình
nhận ra là
chức năng của một tưởng (saññā) khác. Nghe cũng vậy. Những gì mình nghe và hồi nhớ
nhận ra lần đầu tiên cũng nhanh chóng
hoại diệt, rồi
tiếp theo sau đó là sự nghe và
nhận ra mới khác. Vị
hành giả đã
thận trọng ghi nhận những gì đã thấy hay đã nghe,
nhận thức rằng hai tiến trình thấy và
nhận ra, hay nghe và
nhận ra, cùng tan biến một lúc.
Hiểu biết như vậy
hành giả đi đến
kết luận rằng saññā, tưởng, cũng là
vô thường. Hiểu như vậy, khi Nhóm Năm Vị Tỳ Khưu được hỏi tưởng (saññā) là thường còn hay
vô thường thì liền
trả lời, "Bạch Ngài, là vô thường", bởi vì các vị nầy
nhận thấy rằng những tiếng nói của
Đức Thế Tôn nhanh chóng tan biến, ngay trong khi các Ngài vừa nghe và
nhận ra nó.
"Lại nữa, cái gì
vô thường là
đau khổ hay hạnh phúc?" -- "Bạch Ngài, là
đau khổ." "Toại nguyện hay bất toại nguyện?" -- "Bạch Ngài là bất
toại nguyện." "Giờ đây, cái gì
vô thường, bất
toại nguyện, phải
chuyển biến, có
thích hợp không nếu xem đó 'Cái nầy là của tôi, đây là tôi, đây là tự ngã của tôi'?" -- "Bạch Ngài, không
thích hợp."
Đây là những câu
vấn đáp mà
chúng ta đã
thảo luận trước. Điều chỉ
cần phải hiểu biết là bằng cách nào tưởng (saññā) dính mắc với
tham ái và
tà kiến. Thông thường, người mà không thể
quán niệm những
hiện tượng danh và sắc bằng lòng với tưởng (saññā), bám níu vào nó (với lòng
tham ái) nghĩ "đây là của tôi". Nghĩ rằng
trí nhớ dai của ta
tốt hơn của người khác và
hãnh diện với điều ấy: đó là bám níu với
ngã mạn. Cũng nghĩ rằng mỗi khi thấy và nghe ta hồi nhớ và
nhận ra, đó là bám níu do
tà kiến, "đây là tự ngã của tôi, là chính tôi."
Trong
thực tế, sự hồi nhớ (saññā) một đối tượng là
vô thường, vừa khởi sanh liền nhanh chóng tan biến. Vị
hành giả thận trọng có
chánh niệm nhận thức rằng saññā, tưởng, là
vô thường, bởi vì tự chính mình thấy nó vừa khởi sanh liền tức khắc tan biến; vị ấy
nhận thức tưởng là
đau khổ bởi vì nó là
vô thường, vừa sanh đã diệt. Tưởng, saññā, có thể giữ lại trong
trí nhớ những sự việc khủng khiếp, và như thế là có
tính cách áp bức. Tưởng, saññā, không ở yên trong một
hình thức mà luôn luôn
chuyển biến. Tưởng, saññā, không đáng cho ta
tham ái như một điều gì
vừa ý đẹp lòng, không đáng cho ta lấy đó làm
hãnh diện vì bền bỉ, có thể
tồn tại lâu dài, cũng không đáng cho ta
tin tưởng vào đó như một
thực thể sống. Do đó Nhóm Năm Vị Tỳ Khưu đáp rằng xem tưởng, saññā, như "của ta, ta, tự ngã của ta" là không
thích đáng.
Đức Thế Tôn nêu lên câu hỏi như thế nhằm gội rửa
tình trạng dính mắc với lòng
tham ái và
ngã mạn trong tâm Nhóm Năm Vị Tỳ Khưu, xem
tưởng uẩn, vốn
vô thường, khổ, luôn luôn
chuyển biến, như "Đây là của tôi, đây là tôi," và đối với người
thế gian thông thường, nhằm
diệt trừ tà kiến về tự ngã, xem
tưởng uẩn là chính ta.
Bản Chất Vô Thường Của
Hành UẩnSaṅkhārā niccā vā aniccā vāti. Aniccā bhante. Yampanāniccaṁ dukkhaṁ vā taṁ sukhaṁ vāti. Dukkhaṁ bhante. Yampanāniccaṁ dukkhaṁ vipari-ṇāmadhammaṁ kallaṁ nu taṁ samanupassituṁ etaṁ mama esohamasmi eso me attāti. No hetaṁ bhante.
"Saṅkhārā,
hành uẩn, là thường còn hay vô thường?"
Đức Thế Tôn nêu lên câu hỏi. -- "Bạch Ngài, là không thường còn."
Saṅkhārā, hành, là nguyên
động lực đưa đến những hành động có
ý muốn bằng thân, khẩu, ý. Theo
ý nghĩa trừu tượng, đây là
năm mươi hai tâm sở -- do
tác ý, cetanā,
dẫn đầu. Những
tâm sở nầy có
ảnh hưởng trong một
phạm vi rộng lớn.
Năng lực làm động cơ nằm phía sau tất cả những hành động bằng thân như đi, đứng, ngồi, nằm, co vào, duỗi ra và
cử động là saṅkhārā, hành; những hành động bằng khẩu cũng do chính saṅkhāra nầy
thúc đẩy. Những
lời nói của Sư (Ngài Mahāsi Sayadaw)
hiện thời cũng do saṅkhārā, hành, làm động cơ. Khi nói và
đọc kinh, mỗi tiếng được thốt ra đều do saṅkhārā. Cũng chính saṅkhārā nằm phía sau mọi
ý nghĩ và mọi tính toán trong tâm.
Thông thường người ta nghĩ rằng những hành động -- bằng thân, khẩu, ý -- ấy là do "tôi, tự ngã của tôi"
thực hiện, và cái "tôi", người hành động ấy, là thường còn. Nhưng vị
hành giả có
chánh niệm quán chiếu di động phồng lên
xẹp xuống của bụng và
thận trọng ghi nhận mọi
sinh hoạt của tâm, ngay vào lúc nó khởi phát. Vị ấy
nhận thức rằng cetanā,
tâm sở tác ý, liên hợp với tâm tham (lobha) làm phát sanh
ý muốn và
thúc đẩy ta làm theo những gì nó muốn. Người hành thiền phải
ghi nhận những
sinh hoạt tâm linh ấy, "ưa thích," "muốn". Khi liên hợp với tâm sân,
tác ý phát hiện là
tình trạng nổi nóng,
hay giận dữ. Khi
tác ý liên hợp với tâm si, ta nghĩ đến những hành động
sai lầm; những
ý tưởng sai lầm ấy phải được
ghi nhận. Khi liên hợp với
ngã mạn,
tác ý thổi phồng tự ngã, và ta phải
loại bỏ bằng cách niệm, "ngã mạn,
ngã mạn." Khi liên hợp với lòng
ganh ghét,
đố kỵ, hay
bỏn xẻn,
tác ý liên hợp với tánh
ganh tỵ và
bỏn xẻn, phải được
ghi nhận đúng như vậy.
Khi
tác ý phát sanh liên hợp với
đức tin và
niềm tin vững chắc ấy làm phát triển
tâm đạo nhiệt thành và lòng
tôn kính Phật, Pháp, Tăng,
thúc đẩy ta
lễ bái Tam Bảo. Những
tư tưởng ấy được
ghi nhận là
đức tin,
tâm đạo và lòng
tôn kính, ngay khi nó khởi phát. Hành động
bất thiện (akusala) đưa đến quả dữ, nhưng
tác ý có thể
chận đứng, cắt đứt luồng
tư tưởng bất thiện, khuyến khích ta gạt bỏ
tư tưởng bất thiện ấy. Hành động thiện (kusala) dẫn đến quả lành;
tác ý có thể thúc giục ta theo chiều hướng thiện ấy.
Tác ý có thể phát hiện dưới nhiều
hình thức và phải được
ghi nhận đúng như vậy.
Tác ý có thể phát hiện liên hợp với niệm, chăm chú vào một
sự kiện nào, vào một lúc nào, một hành động thiện tương tợ có thể được
thực hiện.
Tác ý có thể khởi sanh theo nhiều
phương cách khác nhau, và
thái độ tâm linh của những chặp
tư tưởng ấy cũng phải được
ghi nhận. Khi
tâm từ (mettā) phát sanh cùng với
tác ý (cetanā) thì có những cảm nghĩ
từ thiện đối với người khác, những
tư tưởng muốn làm cho người khác có
hạnh phúc. Với
tâm bi,
tác ý phát sanh liên hợp với
lòng thương hại kẻ khác và những suy tư
tìm cách giúp người
thoát khỏi cảnh
bất hạnh. Tất cả những
thái độ tâm linh ấy phải được
thận trọng ghi nhận.
Trong khi
ghi nhận di động phồng xẹp ở bụng, nếu có những
cảm thọ cứng, mềm hay nóng, lạnh khởi hiện, phải
ghi nhận tất cả. Trong khi
ghi nhận như vậy có thể có những
ý nghĩ thúc giục ta co tay vào hay duỗi tay ra và thay đổi thế ngồi. Những điều ấy cũng phải được
ghi nhận đầy đủ. Rồi có sự thúc giục muốn cúi đầu xuống hay
ngẩng đầu lên, muốn
nghiêng mình ra trước hay ngả ra sau,
đứng dậy và đi. Những
sinh hoạt ấy của cơ thể đều do
tác ý khởi
phát ý muốn và tạo duyên. Tất cả đều phải được
ghi nhận. Rồi có
tác ý thúc giục ta có những
lời nói, nói theo chiều hướng nào và nói như thế nào, cũng
y như hiện thời Sư (Ngài Mahasi) đang nói. Vị
hành giả cẩn trọng theo dõi tất cả những
sinh hoạt của
tác ý ắt tự
kinh nghiệm bản thân,
hiểu biết rằng những "ý muốn làm" ấy vừa khởi sanh đã tức khắc tan biến và do đó, là
vô thường. Và Nhóm Năm Vị đã
chứng đắc tầng
Nhập Lưu xuyên qua kinh nghiệm bản thân hiểu biết bản chất vô thường của
vạn hữu. Trong khi nghe
kinh Vô Ngã Tướng, Anattalakkhaṇa Sutta, nhìn thấy
trở lại bản chất vô thường, bằng cách
nhận thức trạng thái không ngừng
sanh diệt của hành, saṅkhāra, như xúc (phassa),
tác ý (cetanā), sự chú ý (manasikāra),
đức tin (saddhā), và niệm (sati). Do đó, để
trả lời câu hỏi "Hành là thường còn hay vô thường?" Năm Vị bạch, "Bạch Ngài, là không thường còn."
"Lại nữa, điều gì
vô thường, điều ấy là
đau khổ hay hạnh phúc?" -- "Bạch Ngài, là
đau khổ."
"Điều gì
vô thường,
đau khổ và phải luôn luôn
chuyển biến ... có
thích nghi không nếu ta xem đó là 'Của tôi, đó là tôi, đó là tự ngã của tôi'?" -- "Bạch Ngài, là không
thích nghi."
Đây là những loại
vấn đáp mà ta đã thấy trước kia. Ta chỉ nên
hiểu biết thế nào saṅkhāra, hành, có thể làm cho ta dính mắc với
tham ái,
ngã mạn và
tà kiến, và làm thế nào không để bị vướng kẹt trong những dính mắc ấy.
Người thường không thể
ghi nhận những
hiện tượng sắc và danh ngay vào lúc nó khởi sanh,
tin tưởng rằng hành (hay
tâm sở tác ý) là
tốt đẹp và
hoan hỷ thỏa thích trong ấy. Đó là dính mắc với
tham ái. Nghĩ rằng những
việc làm ấy là của ta, do chính ta
thực hiện, rằng ta có thể làm giỏi hơn những người khác, đó là dính mắc với
ngã mạn. Nghĩ rằng những
hoạt động như đi, đứng, ngồi, co vào, duỗi ra, và
di động, do chính ta
thực hiện -- "Tôi đi, chính tôi làm điều ấy; tôi nói, chính tôi nói; tôi nghĩ, chính tôi nghĩ; tôi thấy, tôi nhìn, tôi nghe, chính tôi thấy, nghe, nhìn, và lắng tai" -- là dính mắc với
tà kiến. Nghĩ rằng sự dính mắc ấy nằm bên trong người hành động, được gọi là kāraka attā,
tin tưởng rằng tất cả những hành động -- bằng thân, khẩu và ý -- đều do chính ta
thực hiện.
Tin tưởng rằng cái "ta" ấy, vốn nằm bên trong ta, đi khi nó muốn đi, đứng, ngồi, co vào, duỗi ra, nói, và suy tư khi nó muốn, khi nó
quyết định, và chính ta điều khiển là sāmi attā.
Vị
hành giả chuyên cần nhìn những
hiện tượng sắc và danh,
nhận thấy rằng mỗi
sinh hoạt vừa khởi sanh,
như ý muốn
suy nghĩ, thấy, nghe, co vào, duỗi ra, thay đổi
oai nghi,
đứng dậy, đi,
hay nói chuyện, tức khắc tan biến vừa khi được
ghi nhận. Như vậy, tất cả những
sinh hoạt không ngừng sanh và diệt ấy, là
vô thường, do đó không đáng cho ta
hoan hỷ thỏa thích hay tin cậy, mà là
đau khổ; rồi do
kinh nghiệm bản thân,
hành giả đi đến
kết luận là không có gì để bám níu như "đây là của tôi," không có gì để cho ta
hãnh diện như "đây là tôi"
hay tin rằng "đây là tự ngã của tôi, là chính tôi".
Nhóm Năm Vị đã
nhận thức như vậy và
chứng đắc Tu Đà Huờn. Trong khi lắng nghe
bài kinh Vô Ngã Tướng nầy cũng vậy, các Ngài
nhận thấy hành uẩn luôn luôn
sanh diệt. Do đó các Ngài
trả lời câu hỏi của
Đức Thế Tôn rằng
quả thật không
thích nghi nếu xem những gì
vô thường, khổ và phải luôn luôn
chuyển biến là "của tôi, tôi, tự ngã của tôi."
Bản Chất Vô Thường Của
Thức UẩnViññāṇaṁ niccaṁ vā aniccaṁ vāti. Aniccaṁ bhante. Yampanāniccaṁ dukkhaṁ vā taṁ sukhaṁ vāti. Dukkhaṁ bhante. Yampanāniccaṁ dukkhaṁ vipariṇāma dhammaṁ kallaṁ nu taṁ samanupassituṁ etaṁ mama esohamasmi eso me attāti. No h'etaṁ bhante.
"Thức là thường còn hay vô thường?"
Đức Thế Tôn nêu lên câu hỏi. Năm Vị Tỳ Khưu
trả lời, "Là
vô thường, Bạch Ngài."
Viññāṇā là tâm, hay thức; danh từ "thức" ít
thông dụng bằng danh từ "tâm". Chí đến những
tâm sở như
tác ý, tham, sân, đều được gọi là tâm, bởi vì tâm có một
nhiệm vụ dẫn đầu. Trong chương nầy
chúng ta cũng dùng thường danh từ "tâm" thay vì "thức".
Những người không thể
quán chiếu và
niệm tâm ngay vào lúc nó khởi phát, tưởng tượng rằng
tâm liên tục
tiếp nối, thường còn; chính cái tâm ấy cảm nhận sự thấy, sự nghe, sự hửi, sự nếm, và sự
suy nghĩ; chính cái tâm thấy một cách
liên tục không
gián đoạn, và sự nghe, sự hửi cũng
liên tục không
gián đoạn như thế; chính cái tâm
hiện hữu lúc
tuổi thơ vẫn còn
tồn tại đến nay và sẽ
tiếp tục tồn tại đến chết; chính cái tâm ấy đã
liên tục sinh hoạt xuyên qua suốt kiếp sống. Vài người còn tin rằng cũng cái tâm ấy sẽ
di chuyển sang những kiếp sống tương lai. Như thế ấy tâm được xem là
vĩnh viễn thường còn. Khi vị
hành giả ghi nhận di động phồng xẹp của bụng
chuyên cần quán chiếu những
hiện tượng sắc và danh
ghi nhận sự khởi sanh của một
ý nghĩ hay một
tư tưởng, liền niệm, "ý nghĩ", "tư tưởng". Khi niệm như thế,
ý nghĩ hay
tư tưởng tan biến. Như vậy
hành giả nhận thức: "Trước đó không có
tư tưởng, nó
xuất hiện và tức khắc biến tan. Trước kia tôi tưởng tượng rằng
tư tưởng là thường còn bởi vì
lúc ấy tôi
không quán chiếu một cách
thận trọng. Giờ đây tôi
thận trọng quán chiếu và thấy nó tan biến,
hiểu biết đúng
sự thật, tôi
nhận ra nó là
vô thường."
Nhĩ thức cũng vậy, khi niệm "nghe, nghe" tâm cũng
liên tục khởi sanh rồi tan biến, khởi sanh rồi tan biến, một cách rất nhanh chóng.
Tỷ thức và
thiệt thức, tâm hay biết mùi và vị, cũng cùng thế ấy.
Thân thức cảm nhận
xúc giác, được
ghi nhận cũng khởi sanh và
hoại diệt rất nhanh chóng, chỗ nầy chỗ kia, cùng khắp châu thân. Khi
tâm định an trụ thật
vững chắc,
nhãn thức cũng được
nhận ra là luôn luôn
sanh diệt trong một chuỗi dài, một loạt những sự thấy riêng biệt và
liên tục, cái nầy đến cái khác. Như thế ấy ta
nhận thức rằng tâm suy tư, nghe, sờ đụng, thấy v. v... khởi sanh riêng biệt và riêng biệt tan biến, hết cái nầy đến cái khác, tất cả đều
vô thường, không ổn định. Tâm muốn thay đổi
oai nghi, muốn co vào hay duỗi ra,
đứng dậy, hay đi, đổi mới từng chặp và tức khắc
hoại diệt. Tâm
ghi nhận mỗi
hiện tượng cũng
hoại diệt mỗi khi
ghi nhận. Như vậy cái tâm hay biết những loại đối tượng khác nhau không ngừng
sanh diệt và do đó, là
vô thường. Nhóm Năm Vị Tỳ Khưu đã
nhận thức sự việc như vậy và
chứng đắc tầng
Nhập Lưu. Khi lắng nghe
Đức Thế Tôn giảng giải kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhaṇa Sutta) nầy,
xuyên qua trạng thái sanh diệt của
thức uẩn, các Ngài
nhận thấy rõ ràng bản chất vô thường một lần nữa. Do đó,
đáp lại câu hỏi của
Đức Thế Tôn, "Thức là thường còn hay vô thường?" các Ngài kính bạch, "Bạch Ngài, là không thường còn." Đối với người hành thiền
chuyên cần quán niệm,
hiển nhiên quả thật là rất
rõ ràng.
"Hơn nữa, cái gì là
vô thường, đó là khổ (dukkha) hay lạc (sukha)?"
Đức Thế Tôn hỏi, và các vị
trả lời, "Bạch Ngài, là khổ."
"Cái gì là
vô thường, khổ, và phải luôn luôn
chuyển biến, có
thích nghi chăng nếu xem đó 'Cái nầy của tôi, đây là tôi, đây là tự ngã của tôi'?" -- "Bạch Ngài, không
thích nghi."
Đây là những câu
vấn đáp đã có được đề cập đến ở phần trên.
Chúng ta chỉ cần hiểu thế nào tâm suy tư và
hiểu biết có thể
lầm lạc vướng kẹt trong các dính mắc ấy với
tham ái,
ngã mạn, và
tà kiến, và làm thế nào để
tháo gỡ, vượt thoát ra khỏi những loại dính mắc ấy.
Người thường, vốn không thể
ghi nhận tâm của mình ngay vào lúc nó phát hiện ở
lục căn, lấy làm
hoan hỷ thỏa thích xem thức hay biết ấy là "của tôi, là chính tôi." Người ta
thích thú với cái tâm phát hiện trong khoảnh khắc
hiện tại; người ta
thỏa thích với cái tâm đã khởi sanh trước đó, và người ta
thỏa thích với cái tâm sẽ phát sanh trong tương lai. Đó là dính mắc,
chấp ngã, với tâm
tham ái. Người hành thiền, trong khi niệm,
nhận ra rằng tất cả những loại
nhãn thức hay
nhĩ thức đẹp mắt, êm tai và đem lại niềm vui thú ấy nhanh chóng tan biến khi mình niệm đến nó. Người ấy không
hoan hỷ thỏa thích trong đó và không khao khát mong tìm. Đó là
phương cách để vượt thoát ra khỏi sự dính mắc với lòng
tham ái.
Người thường, vốn không
niệm tâm, không thể
phân biệt cái tâm đến trước và cái
theo sau. Họ nghĩ rằng tâm của họ lúc
thiếu thời vẫn một mực
liên tục tồn tại đến hiện nay, vẫn là cái tâm thường còn. Cái tâm mà họ có trước kia
tiếp tục thấy, nghe, sờ đụng, và suy tư. Nghĩ rằng tâm là thường còn và có những
đặc tính riêng biệt làm phát triển
tính ngã mạn, "tôi
hiểu biết như thế nầy, tôi sẽ
không chấp nhận điều
vô lý, tôi có tâm
gan lì can đảm." Đó là dính mắc với
ngã mạn. Nhưng người hành thiền
chuyên cần quán niệm hiểu biết rằng tất cả những chặp tâm ấy luôn luôn
hoại diệt biến tan khi mình vừa
ghi nhận, niệm đến nó. Người ấy
hiểu biết bản chất vô thường của tâm. Cũng như tánh
ngã mạn không phát sanh đến người
biết mình sắp chết, vị
hành giả đã
thấu triệt bản chất phù du của
tâm không dính mắc vào đó với lòng
ngã mạn. Đó là
phương cách nhằm vượt thoát ra khỏi dính mắc với
ngã mạn.
Người thường
tin tưởng, "Chính tôi đã thấy, chính tôi đã nghe, hửi, sờ đụng và suy tư; tôi có thể
hiểu biết nhiều loại đối tượng khác nhau; tôi muốn co vào, duỗi ra, đi, nói chuyện, tất cả những
tư tưởng và hành động là do tâm tôi, do chính tôi
thực hiện." Đó là
chấp thủ kāraka attā.
Sự
chấp thủ dưới
hình thức hành uẩn có thể được xem là saṅkhāra, nhưng cũng có thể
liên quan đến thức (viññāṇa). Thông thường
ý muốn co vào, duỗi ra, hay làm một việc gì, được xem là tâm hay thức. "Tâm hay thức nầy được xem là tự ngã
hiện hữu thường còn bên trong một người; chính tự ngã ấy
trở thành nhãn thức và
nhĩ thức."
Tin tưởng như thế đó là
chấp thủ nivāsa attā. Vài
tôn giáo hiện đại nói về một cái thức hay
linh hồn trường cửu nằm bên trong thân. Theo
niềm tin nầy, khi một người chết,
linh hồn lìa
xác chết và vào ở trong một cơ thể mới. Vào thời
Đức Phật vị tỳ khưu Sāti xem thức là tự ngã.
Câu chuyện nầy đã được tường thuật trong Chương IV, trang 360. Đây là
tà kiến xem thức là tự ngã.
Rồi lại có
niềm tin rằng ta có thể suy tư theo
ý muốn, hay
kiểm soát cái tâm của mình như mình
quyết định. Đó là
chấp thủ sāmi attā.
Đối với vị
hành giả luôn luôn giữ
chánh niệm, chí đến mỗi khi niệm, "suy tư, suy tư" thì tâm suy tư tan biến; niệm "nghe, nghe", thì
nhĩ thức tan biến; niệm, "sờ đụng, sờ đụng" thì
thân thức tan biến; niệm, "thấy, thấy" thì
nhãn thức tan biến.
Nhận ra sự tan biến của thức như vậy ngay vào lúc niệm đến nó, hay biết rằng "những thức khác nhau
liên hệ đến suy tư, nghe, sờ đụng, thấy v.v... chỉ là những
hiện tượng phát sanh do các nhân của nó tạo duyên, rồi liền tan biến. Thức ấy không phải là tự ngã, không phải một
thực thể sống."
Hành giả nhận thức rõ như thế nầy:
Theo đúng với câu cakkhuṁ ca paṭicca rūpa ca uppajjati viññāṇaṁ --
nhãn thức phát sanh
tùy thuộc nơi mắt và hình thể được thấy;
nhĩ thức phát sanh
tùy thuộc nơi tai và
tiếng động;
thân thức phát sanh
tùy thuộc nơi thân và vật được sờ đụng;
ý thức phát sanh
tùy thuộc nơi
ý căn và đối tượng
tâm linh;
tâm chú niệm phát sanh
tùy thuộc nơi
ý muốn (niệm, hay
ghi nhận) và đối tượng được
ghi nhận. Những loại thức khác nhau phát sanh do những nhân và duyên của chính nó.
Với những
nguyên nhân tạo duyên ấy nó khởi phát và
hoại diệt, dầu ta có muốn nó khởi phát và
hoại diệt cùng không.
Nếu không có những
nguyên nhân tạo duyên ấy ắt không có
ý muốn làm cho nó phát sanh.
Chúng ta muốn cho tâm
thỏa thích tồn tại lâu dài, nhưng nó
không tồn tại mà nhanh chóng
hoại diệt.
Như vậy vị
hành giả có thể
quyết định với sự
hiểu biết của chính mình rằng, "thức không phải là tự ngã thường còn tác hành những
sinh hoạt theo
ý muốn của ta." Nó chỉ là một
hiện tượng khởi sanh
tùy thuộc nhân duyên rồi tan biến.
Trí tuệ của Nhóm Năm Vị Tỳ Khưu không phải là sự
hiểu biết thông thường mà là
tuệ giác của bậc đã
Nhập Lưu,
hoàn toàn không còn
chấp thủ. Do đó, khi
Đức Thế Tôn hỏi, "Thức uẩn vốn là
vô thường, khổ và phải
chuyển biến, có
thích nghi chăng nếu xem đó như 'Đây là của tôi, đây là tôi, đây là tự ngã của tôi'?" Các vị
trả lời, "Bạch Ngài, là không
thích nghi."
Chúng ta đã
giải thích đầy đủ những câu hỏi trong
giáo huấn đề cập đến sự
chấp thủ ngũ uẩn, sắc, thọ, tưởng, hành, thức,
xuyên qua tham ái,
ngã mạn và
tà kiến. Giờ đây ta
tiếp tục thảo luận đến
phương cách quán chiếu nhằm rửa sạch ba loại
chấp thủ ấy.
Mười Một
Phương Cách Phân Tách Sắc PhápTasmātiha bhikkhave yaṁkiñci rūpaṁ atītānāgata-paccuppannaṁ ajjhattaṁ vā bahiddhā vā oḷārikaṁ vā sukhumaṁ vā hīnaṁ vā paṇītaṁ vā yandūre santike vā sabbaṁ rūpaṁ netaṁ mama nesohamasmi na meso attāti' eva metaṁ yathābūtaṁ sammappaññāya daṭṭhabbaṁ.
"Nầy chư tỳ khưu, bởi vì là không
thích nghi nếu nghĩ đến
sắc uẩn 'Đây là của tôi, đây là tôi, đây là tự ngã của tôi,' tất cả những loại
sắc pháp, dầu ở
quá khứ,
vị lai hay
hiện tại, bên trong hay bên ngoài, thô kịch hay
vi tế,
thấp hèn hay cao thượng, xa hay gần, phải được xem với sự
hiểu biết chân chánh, đúng theo
thực tế như sau, 'Đây không phải là của tôi, đây không phải là tôi, đây không phải là tự ngã của tôi'."
Trong lời
tuyên ngôn trên,
sắc uẩn được
mô tả bằng mười một
phương cách:
quá khứ,
vị lai,
hiện tại, bên trong, bên ngoài, thô kịch,
vi tế,
thấp hèn, cao thượng, xa, gần. Về
phương diện thời gian,
sắc uẩn được
mô tả bằng những danh từ
quá khứ,
vị lai,
hiện tại. "Quá khứ" hàm ý là đã phát sanh và
hoại diệt trong những kiếp sống trước, hoặc
trong kiếp nầy, những gì đã phát sanh và
hoại diệt trước đây. "Vị lai" có nghĩa là cái gì chưa xảy diễn, cái gì sắp xảy đến một lúc nào trong tương lai. "Hiện tại" là cái gì thật sự xảy diễn ngay bây giờ. Do đó, nó bao trùm tất cả những gì xảy ra trước đây, những gì đang xảy ra ngay bây giờ và những gì sắp xảy ra trong tương lai. Như vậy, khi
sắc uẩn được kể ra bằng ba
phương cách theo
thời gian thì tất cả
sắc pháp bên trong ta và trong người khác, cả hai -- hữu
tri hữu giác và vô giác
vô tri -- đều được bao trùm trong đó.
Tuy nhiên trong
pháp hành thiền Minh Sát (vipassanā), người hành
thiền chỉ chú trọng đến
công phu quán chiếu những gì phát sanh trong thân, như đã được trình bày
rõ ràng trong
Chú Giải và Phụ
Chú Giải kinh Anupada Sutta của bộ Majjhima Nikāya (
Trung A Hàm). Những
hiện tượng xảy ra nơi nào khác chỉ được
hiểu biết bằng cách
ức đoán. Như vậy người hành
thiền chỉ cần
hiểu biết những
hiện tượng vật chất và
tinh thần (sắc và danh) xảy ra bên trong chính thân mình và thấy
bản chất thật sự của nó với
trí tuệ của chính mình.
Dầu đối với những
hiện tượng xảy ra bên trong mình ta chỉ
hiểu biết những gì xảy ra trong tương lai bằng cách
suy diễn, bởi vì nó chưa xảy ra. Những gì đã xảy ra trước đây, ta cũng không thể
hiểu biết đúng như nó thật sự là vậy, mà chỉ hiểu bằng cách
suy đoán. Dầu đó là những
hiện tượng xảy ra trong kiếp sống nầy ta cũng không dễ gì thấy rõ những gì thật sự xảy ra trong vài năm trước, trong vài tháng, hay vài ngày qua. Dầu những gì vừa xảy ra trong vài giờ trước đây, cũng khó mà hiểu được
sự thật một cách
tuyệt đối, bởi vì với người thường, mỗi khi thấy, nghe hay sờ đụng vật gì liền bị dính mắc trong những khái niệm chế định như "tôi", "nó", "người nam", "người nữ".
Như đã ghi rõ trong kinh Bhaddekaratta Sutta, "Paccuppannañca yo dhammaṁ, tattha tattha vipassati": Trong
pháp hành thiền Minh Sát, chỉ có
hiện tại là phải được
quán chiếu, có nghĩa là chỉ có những
hiện tượng xảy diễn trong
hiện tại mới được xem là những
hiện tượng được thấy và được
kinh nghiệm. Kinh Satipaṭṭhāṇa Sutta,
Niệm Xứ, cũng ghi rằng phải
ghi nhận trước tiên hiện tượng xảy ra trong
hiện tại khi đi, đứng, ngồi, nằm. Sư đã
thận trọng phân tách chương nầy bởi vì trong đó đề cập đến "quá khứ,
hiện tại, vị lai" và ta có thể
hoài nghi rằng có
phải chăng nên bắt đầu bằng cách
quán chiếu những gì xảy ra trong
quá khứ.
Công trình phân tách chương nầy
loại bỏ hoài nghi ấy. Chỉ có những
hiện tượng vật lý và
tâm linh phát hiện ở
lục căn ngay vào lúc đối tượng được thấy, nghe, hửi, nếm, sờ đụng, hay nghĩ đến, phải được
ghi nhận, giống như
thiền sinh chúng ta hiện thời đang
ghi nhận những
hiện tượng phồng, xẹp, ngồi, đụng v.v... Bằng cách
thực hành như vậy, khi
tâm định vững mạnh
chắc chắn hành giả có thể
phân biệt rõ ràng di động phồng lên và tâm
ghi nhận sự phồng lên ấy;
di động xẹp xuống và tâm
ghi nhận di động ấy.
Thời gian cái bụng giãn ra, ép lên và nổi phồng chỉ kéo dài chí đến lúc
xẹp xuống, rồi tan biến khi bụng xẹp.
Trạng thái và
di động xẹp xuống của bụng cũng chỉ kéo dài đến lúc bụng bắt đầu phồng lên, rồi tan biến và
chấm dứt tại đó ngay vào
lúc ấy.
Khi đi cũng vậy,
tác động duỗi chân ra và
di động đưa "bước mặt tới" chỉ kéo dài đến lúc "bước trái" bắt đầu; cùng thế ấy, động tác và
di động bước tới của chân trái chỉ kéo dài đến khi bước mặt bắt đầu. Vừa phát hiện đã
chấm dứt.
Tác động "dở lên" chỉ kéo dài đến lúc "đưa chân tới";
tác động đưa chân tới chỉ kéo dài đến lúc "đặt chân xuống"; tất cả đều
chấm dứt khi giai đoạn sắp tới kế đó khởi phát.
Cùng thế ấy khi co tay vào và duỗi tay ra, mỗi
hiện tượng tan biến ngay vào khoảnh khắc mà
hiện tượng tới kế đó khởi phát. Khi
tâm định đặc biệt vững mạnh
hành giả sẽ
nhận thấy rằng
trong khoảng thời gian của
tác động co vào hay duỗi ra, tiến trình
hoại diệt xảy diễn rất nhanh chóng,
liên tục tiếp nối trong một chuỗi dài. Vị
hành giả nhận thức rằng
cho đến nay mình chưa từng
hiểu biết bản chất thiên nhiên của những
hiện tượng nầy như thế ấy, bởi vì
đến nay mình
ghi nhận không đủ
xuyên thấu. Giờ đây
thận trọng ghi nhận,
hành giả nhận thức rằng các uẩn không
di chuyển từ khoảnh khắc nầy sang khoảnh khắc kế mà luôn luôn
hoại diệt ngay vào lúc vừa khởi sanh. Như vậy những
đặc tính vật lý, hay
sắc pháp, khởi phát trước không kéo dài đến khoảnh khắc
hiện tại mà tất cả đều
chấm dứt. Những
sắc pháp phát hiện trong
hiện tại trong
di động phồng, xẹp, co. duỗi, bước, đặt xuống, không tiến đến khoảnh khắc sau kế đó mà tan biến trong khoảnh khắc
hiện tại. Rồi những
sắc pháp của những
hiện tượng kế đó cũng
chấm dứt ngay vào lúc khởi sanh. Như vậy tất cả những loại
sắc pháp là
vô thường, không ngừng
sanh diệt. Nó là
đau khổ,
vô ngã, chỉ là những
hiện tượng, bởi vì ta không thể
kiểm soát. Nó phát sanh và
hoại diệt tùy thuộc những nhân và duyên của chính nó. Đến đây
hành giả nhận thức sắc pháp qua
trí tuệ của chính mình. Nhằm giúp
nhận thức như thế
Đức Thế Tôn kêu gọi nên
cố gắng hành thiền để có thể
hiểu biết rằng "đây không phải của tôi."
Quán Chiếu Về Netaṁ mama và Anicca
Netaṁ mama -- "Đây không phải là tôi" -- Theo lời dạy nầy ta có thể hỏi rằng
phải chăng quán chiếu có nghĩa là
đọc tụng công thức nầy. Không có
đọc tụng chi cả.
Công phu thực hành Thiền Tập phải được
thực hiện để
hiểu biết bản chất thật sự của sự vật là
vô thường, khổ và
vô ngã.
Hiểu biết thực tướng của các
pháp hữu vi tức là
thông hiểu ý nghĩa của
thành ngữ "netaṁ mama" trong tiếng Pāli.
Trong kinh Channa Sutta, phẩm Saḷāyatanavagga của bộ Saṁyutta Nikāya,
Tạp A Hàm, có đoạn ghi rằng khi Channa được hỏi "Ông có
nhận thức chăng rằng: 'Đây là của tôi, đây là tôi, đây là tự ngã của tôi'?" và Channa
trả lời, "Tôi
nhận thức như thế nầy: 'Đây không phải là của tôi, đây không phải là tôi, đây không phải là tự ngã của tôi'." Bản
Chú Giải giải thích rằng như vậy có nghĩa là Channa
nhận thức sự vật chỉ là
vô thường, khổ và
vô ngã.
Nơi đây, đoạn thấy "đây không phải là của tôi" cũng
đồng nghĩa với câu nói "bởi vì sự vật luôn luôn sanh và diệt, không có chi đáng cho ta
thích thú với nó, hay không có chi đáng cho ta
tùy thuộc,
tin cậy, hay nương tựa vào, mà chỉ là đau khổ". Thấy "đây không phải là tôi" là thấy rằng nó không thường còn. Tánh
ngã mạn phát sanh bởi vì ta tin rằng sự vật là thường còn. Khi
hiểu biết thực tướng vô thường của sự vật thì không có gì để ta
hãnh diện. Thấy "đây không phải là tự ngã của tôi", tức không phải là chính tôi, là thấy
vô ngã, anattā.
Sự kiện không
ghi nhận đúng những
hiện tượng vật lý và
tâm linh, sắc và danh, vào lúc nó phát hiện ở
lục căn và
tin tưởng rằng đó là thường còn, đưa đến
hãnh diện "đây là tôi". Nhưng khi các
hiện tượng được
nhận thức là
không tồn tại đến một nháy mắt, khi mọi sự vật được thấy là
vô thường, thì
ngã mạn không thể phát sanh. Giờ phút nào mà sự vật không được
nhận thức rõ ràng là
vô ngã thì còn
ý niệm chấp thủ vào cái "ta"; khi sự vật được thấy là
vô ngã thì không thể còn
chấp ngã. Điều nầy
dĩ nhiên là vậy, không
cần phải diễn giải dong dài.
Người thường, không thể
quán sát và
hiểu biết những
hiện tượng được
cảm thọ vào lúc nó khởi phát, tin rằng chính những
sắc pháp khởi sanh vào lúc mình thấy kéo dài và
trở thành những
sắc pháp vào lúc mình nghe, hay ngược lại, những
sắc pháp ấy
tồn tại từ khoảnh khắc nầy sang khoảnh khắc kế. Họ cũng tưởng rằng chính một "cái tôi" thấy và cũng chính một "cái tôi" ấy nghe, và sờ đụng. Họ
tin tưởng rằng những
sắc pháp trong
quá khứ còn
tồn tại đến
hiện tại, và những
sắc pháp trong
hiện tại sẽ kéo dài
tồn tại trong tương lai, đó là
chấp thủ vào
niềm tin thường còn. Nhưng vị
hành giả chuyên cần quán niệm những
hiện tượng,
hiểu biết rằng các
sắc pháp phát hiện trong lúc mình thấy tan biến ngay vào
lúc ấy. Nó
không tồn tại kéo dài đến lúc mình nghe, và các
sắc pháp phát hiện trong lúc mình nghe cũng tức khắc tan biến liền tại chỗ, không kéo dài đến lúc mình thấy. Mỗi khi thấy, nghe, sờ đụng và
hiểu biết là một sự phát hiện mới. Đó là
hiểu biết chân lý vô thường của sự vật đúng
như thật sự nó là vậy.
Thông hiểu như vậy người hành thiền
nhận thức rằng
sắc pháp trong
quá khứ đã
chấm dứt trong
quá khứ,
không tồn tại đi vào hiện tại; các
sắc pháp phát sanh trong
hiện tại cũng luôn luôn
tiêu diệt ngay vào lúc nó được
ghi nhận và sẽ
không tồn tại đi vào vị lai. Vị ấy cũng
hiểu biết rằng các
sắc pháp phát sanh trong tương lai cũng sẽ
hoại diệt ngay vào lúc khởi sanh. Vị ấy
nhận thức rằng
sắc pháp không thể
tồn tại đến một nháy mắt.
Nhận thức như vậy không có cơ hội để làm khởi sanh
tình trạng chấp ngã do lòng
tham ái, "đây là của tôi",
chấp ngã do
tính ngã mạn "đây là tôi", và
chấp ngã do
tà kiến "đây là tự ngã của tôi".
Đức Thế Tôn kêu gọi Nhóm Năm Vị Tỳ Khưu nên
quán chiếu và suy niệm theo
phương cách nầy để loại trừ
tình trạng chấp ngã do
tham ái và
chấp ngã do
ngã mạn. Người thường cũng được dạy nên
quán niệm như vậy để
diệt trừ tà kiến ngã chấp.
Các Vị Tu-Đà-Huờn Được Dạy Nên
Quán Niệm Về Đặc Tướng
Vô NgãTại sao Nhóm Năm Vị Tỳ Khưu, vốn đã
chứng ngộ tầng
Nhập Lưu, còn được dạy nên
quán niệm "đây không phải là tự ngã của tôi" để
diệt trừ tà kiến ngã chấp? Đó là điều mà ta nên suy tư. Theo sách
Thanh Tịnh Đạo (Visudhimagga), bậc
Nhập Lưu đã loại trừ những ảo kiến về tự ngã (diṭṭhi vipallāsa), những ảo kiến về
tri giác,
tưởng uẩn (saññā vipallāsa) và ảo kiến về tâm (citta vipallāsa). Bởi vì Nhóm Năm Vị Tỳ Khưu đã loại trừ tất cả ba loại
ngã chấp ấy thì lời kêu gọi của
Đức Thế Tôn nhằm vào
chấp thủ nào? Trong phần trước
chúng ta đã thấy
bài kinh Anattalakkhaṇa,
Vô Ngã Tướng, nầy dạy phải hành như thế nào để loại trừ asmi māna, vốn tương tợ như
ngã chấp. Nhưng nơi đây, vì đã có lời dạy nhằm loại trừ asmi māna trong câu neso hamasmi, "đây không phải là tôi", thì không thể có lời dạy
quán niệm về na meso attā, "đây không phải là tự ngã của tôi" cũng nhằm loại trừ asmi māna. Như
vậy thì lời dạy nầy nhằm
tiêu trừ loại
chấp thủ nào? Đây là điểm
cần phải xét lại.
Tìm ra một
giải pháp rõ ràng và
chính xác cho
vấn đề nầy không phải là dễ. Sư sẽ
cố gắng giải quyết bằng ba
phương cách:
1. Trong kinh Sīlavanta Sutta, có lời
ghi nhận rằng vị
A La Hán cũng hành thiền về
bản chất của tự ngã. Bài giảng về kinh Sīlavanta Sutta của Sư [ấn bản tiếng Miến Điện], trang 470, có thể được
tham khảo.
Mặc dầu một vị
Tu Đà Huờn không còn
ngã chấp nữa để
loại bỏ, Ngài vẫn phải
quán niệm về đặc tướng
vô ngã như chư vị
A La Hán để tiến đến
Đạo Quả cao thượng hơn. Nếu câu
giải đáp nầy cho câu hỏi trên chưa được
thỏa đáng, thì sau đây là
giải đáp thứ nhì của
chúng ta.
2. Điều nầy theo đúng với những gì đã được trình bày trong bài giảng của Sư về kinh Sīlavanta, trang 330. Vị
Tu Đà Huờn đã loại trừ mọi ảo kiến về
trạng thái thường còn của tự ngã, không còn
hoài nghi gì nữa. Nhưng với ảo kiến về
tri giác,
tưởng uẩn (saññā vipallasa) ta nên
hiểu biết rằng vị
Tu Đà Huờn chỉ loại trừ ảo kiến nầy khi Ngài
cố ý suy niệm về nó, hoặc khi Ngài suy niệm về đặc tướng
vô thường và
vô ngã. Chỉ trong những
trường hợp ấy vị
Tu Đà Huờn mới được nói là đã
vượt qua khỏi
tà kiến thường còn và
ngã chấp. Nói rằng vị
Tu Đà Huờn cũng đã
vượt qua khỏi các ảo kiến ấy trong những
trường hợp khác, tức khi không cố tâm
để ý đến, là đặt vị
Tu Đà Huờn
ngang hàng với những vị
A La Hán, vốn đã
hiểu biết rằng tất cả mọi
tác động nhìn và nghe đều là
vô thường và đã không còn
ngã mạn và
tham ái đối với người nam hay người nữ.
Do đó, trong những giây phút không chú ý, vị
Tu Đà Huờn có thể còn có những ảo kiến hay
ý niệm sai lầm về sự việc. Nhằm giúp Nhóm Năm Vị Tỳ Khưu
loại bỏ những ảo kiến và
ý niệm sai lầm tương tợ,
Đức Thế Tôn khuyên dạy các Ngài nên suy niệm về đặc tướng
vô ngã.
3. Điểm nầy
dựa trên giải thích của
Đại Đức Khemaka, lúc bấy giờ là bậc
A Na Hàm (Anāgami,
Bất Lai). Đức Khemaka nói rằng Ngài đã không còn chấp
sắc pháp, xem "đây là tôi" và cũng
không chấp thủ những uẩn -- thọ, tưởng, hành, thức -- như vậy.
Tuy nhiên, đối với
năm uẩn nói chung,
xem như một
toàn thể, Ngài vẫn còn chưa thoát ra khỏi
ý niệm "đây là tôi". Đối với vị
Tu Đà Huờn, lời
giải thích nầy cũng giống như vậy, không còn chấp uẩn nào trong
năm uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức, là "ta", nhưng đối với
năm uẩn xem như một
toàn thể vị
Tu Đà Huờn vẫn chưa thoát ra khỏi
ý niệm đây là người nam hay người nữ. Vì chưa thoát ra khỏi
ý niệm sai lầm ấy, khát vọng về
tình dục vẫn còn có thể khởi sanh, đến mức độ mà Ngài có thể
trở lại cuộc sống
gia đình. Do đó, nên hiểu rằng Nhóm Năm Vị Tỳ Khưu được kêu gọi nên suy niệm về đặc tướng
vô ngã để vượt thoát qua khỏi những
tri giác và
ý niệm thông thường tương tợ.
Trên đây là một
cố gắng nhằm
dung hòa những lời dạy trong
Kinh Điển Pāli và lời
Chú Giải, nói rằng vị
Tu Đà Huờn đã thoát ra khỏi mọi
tri giác và
ý niệm về tự ngã.
Mười Một
Phương Cách Quán NiệmGiờ đây Sư sẽ
thảo luận đến
phương cách phải
quán niệm như thế nào để thấy các
sắc pháp trong
quá khứ,
hiện tại và tương lai là
vô thường.
Chúng ta đã
mô tả vị
hành giả hiểu biết đặc tướng
vô thường, khổ và
vô ngã như thế nào khi
quán chiếu các
sắc pháp lúc bụng phồng lên
xẹp xuống và
chấm dứt vừa khi mới phát hiện. Vị
hành giả hiểu biết như thế có thể dựa theo đó mà
suy diễn rằng
sắc pháp trong
quá khứ không tồn tại kéo dài đến
hiện tại và những
sắc pháp phát hiện trong
hiện tại sẽ không kéo dài đến tương lai; nó
chấm dứt ngay vào lúc vừa phát sanh và như thế là
vô thường. Do đó các
sắc pháp ấy là
đau khổ,
vô ngã. Nó chỉ là những
hiện tượng.
Hành giả suy niệm như sau:
1. Những
sắc pháp trong
quá khứ đã
chấm dứt, không còn
hiện hữu; nó không
duy trì đến
hiện tại. Vì vừa
hiện hữu giờ đã
chấm dứt, nó là
vô thường. Vì bỗng nhiên, đột ngột tan biến, nó đáng kinh sợ, là một nguồn
đau khổ. Vì nó không
tùy thuộc quyền điều khiển hay
kiểm soát của ta (sāmi), không phải một
thực thể thường còn (nivāsi), không chủ động (kāraka),
không kinh nghiệm những
cảm thọ, nên nó không phải là tự ngã, không phải là chính ta, không có
thực chất.
2. Các
sắc pháp trong
hiện tại sẽ
hoại diệt và
chấm dứt ngay bây giờ,
không tồn tại đến tương lai. Vì phải
chấm dứt và tan biến, nó là
vô thường. Vì luôn luôn phải tan biến nên nó là
đáng sợ, một nguồn
đau khổ. Vì không có quyền điều khiển hay
kiểm soát, không phải là một
thực thể thường còn, nó không phải là tự ngã, không có
thực chất.
3. Các
sắc pháp sẽ phát sanh trong tương lai sẽ
chấm dứt ngay tại chỗ, nó sẽ
không tồn tại đến
một đời sống
vị lai nào sau đó nữa. Vì luôn luôn phải
hoại diệt, nó là
đáng sợ, một nguồn
đau khổ. Vì không có
thực chất, nó không phải là tự ngã.
Đó là
phương cách mà ta thường
quán chiếu bản chất thật sự của các
sắc pháp. Trong khi hành thiền,
chúng ta suy niệm như sau:
1. Những
sắc pháp quá khứ đã khởi sanh vào lúc bụng phồng
không tồn tại kéo dài đến giai đoạn bụng xẹp; những
sắc pháp quá khứ vào lúc bụng xẹp
không tồn tại đến giai đoạn bụng phồng, và do đó là
vô thường. Bởi vì là
vô thường nên nó là
đau khổ; bởi vì ta không thể điều khiển và
kiểm soát, nó là
vô ngã.
Sắc pháp cuối cùng phát sanh vào lúc mình thấy hay nghe trong khoảnh khắc vừa qua,
không tồn tại đến
hiện tại trong sự thấy hay sự nghe trong khoảnh khắc
hiện tại; do đó nó là
vô thường, khổ,
vô ngã.
2.
Sắc pháp phồng lên phát sanh trong khoảnh khắc
hiện tại không tồn tại đến giai đoạn
xẹp xuống;
sắc pháp xẹp xuống trong khoảnh khắc
hiện tại không tồn tại đến lúc bụng phồng lên. Nó
hoại diệt,
chấm dứt ngay trong khi phồng hay xẹp, và do đó nó là
vô thường, khổ,
vô ngã.
Những
sắc pháp thấy và nghe trong khoảnh khắc
hiện tại không tồn tại đến khoảnh khắc thấy và nghe kế đó. Nó
hoại diệt ngay trong khi thấy và nghe. Do đó nó là
vô thường, khổ,
vô ngã.
3. Những
sắc pháp trong khoảnh khắc phồng và xẹp trong tương lai sẽ
không tồn tại đến khoảnh khắc phồng và xẹp
kế tiếp theo đó trong tương lai. Nó sẽ tan biến vào lúc vừa khởi sanh. Do đó nó là
vô thường, khổ,
vô ngã.
Trên đây là
phương cách mà
sắc pháp trong
quá khứ,
hiện tại và tương lai nên được
quán chiếu trong khi
ghi nhận những
hiện tượng phồng xẹp. Còn có một
phương pháp suy niệm các
sắc pháp trong
quá khứ và
vị lai bằng cách
quán chiếu các
sắc pháp hiện tại.
Chúng ta sẽ đọc lại
phương pháp suy niệm nầy.
Cũng giống như có những
sắc pháp sanh diệt vô thường trong
di động phồng, xẹp, co, duỗi, dở lên,
bước tới, đặt xuống, thấy và nghe, ngay vào lúc mình
ghi nhận, có những
sắc pháp cùng thế ấy đối với
di động phồng, xẹp, co, duỗi trong
quá khứ, nhanh chóng
hoại diệt vừa khi khởi sanh. Do đó, nó cũng là
vô thường, khổ,
vô ngã.
Đã tự
bản thân kinh nghiệm và
nhận thức sắc pháp bên trong mình
hoại diệt như thế nào, giờ đây hãy suy niệm về
sắc pháp của những người khác, và những
sắc pháp trong
toàn thể thế gian. Cũng như những
sắc pháp bên trong mình nhanh chóng
hoại diệt vừa khi được
ghi nhận, các
sắc pháp trong những người khác và trong
toàn thể thế gian cũng
hoại diệt và tan biến, do đó là
vô thường, khổ,
vô ngã.
Quán Chiếu Các
Sắc Pháp Bên Trong Và Bên Ngoài
Người ta tưởng tượng rằng khi mình khạc nhổ, hoặc bài tiết, đại hay
tiểu tiện, ta
tống khứ hay
vứt bỏ ra ngoài những
sắc pháp bên trong thân. Khi vật thực được ăn vào hay không khí được
hít vào người ta tưởng tượng rằng ta đem những
sắc pháp từ bên ngoài vào trong thân.
Thực tế không phải vậy.
Những
sắc pháp phải tan hòa ngay vào lúc vừa khởi sanh, và những
sắc pháp mới mẻ khác liền khởi sanh ở một nơi mới khác. Người hành thiền
chuyên cần giữ
chánh niệm nhận thức tình trạng hòa tan và
chấm dứt tương tợ ở mỗi nơi nó phát sanh.
Và sau đây là
phương cách mà người hành thiền
nhận thức: khi niệm và định được
củng cố mạnh mẽ
vững chắc, (trong khi niệm về hơi-thở-ra-và-thở-vào)
hơi thở ra được thấy là đứt đoạn từng phần nhỏ trong phổi, cuống họng và mũi, trước khi sau cùng thoát ra khỏi thân.
Hơi thở vào cũng được thấy là hơi được đẩy vào trong một loạt những đoạn nhỏ. Vị nào hút thuốc sẽ thấy rõ hơi khói được
hít vào và thoát ra trong một loạt từng đoạn nhỏ. Một
hiện tượng tương tợ cũng được
nhận thấy khi uống nước, nước được nuốt vào cuống họng từng đợt nhỏ.
Do đó ta thấy rằng không phải những
sắc pháp bên trong được
vứt bỏ ra ngoài, hay những
sắc pháp bên ngoài được đưa vào trong. Các
sắc pháp ấy
chấm dứt và tan biến ngay tại chỗ, khi nó khởi sanh, và như vậy nó là
vô thường, khổ và
vô ngã.
Quán Chiếu Các
Sắc Pháp Thô Kịch Và
Vi TếThông thường người ta tin rằng những
sắc pháp vi tế mềm mại non nớt của một người lúc còn trẻ
trở thành thô sơ, kịch cộm của người lớn; những
sắc pháp khỏe mạnh, nhẹ nhàng,
tế nhị trở thành những
sắc pháp bệnh hoạn, nặng nề, thô kịch.
Vị
hành giả chuyên cần,
thận trọng và
xuyên thấu quán thân,
nhận thức rằng những
sắc pháp ấy phân tán ra thành những mảnh nhỏ vừa khi được
ghi nhận.
Nhận thức như vậy, vị nầy
hiểu biết rằng không phải
sắc pháp vi tế trở thành thô kịch, mà
sắc pháp thô kịch cũng không
trở thành vi tế. Những
sắc pháp thô kịch, nóng, hay lạnh, không
trở thành sắc pháp vi tế, lạnh, nóng; những
sắc pháp vi tế, lạnh hay nóng không
trở thành thô kịch, nóng hay lạnh. Những
sắc pháp thô kịch, cứng còng, co giãn, luôn luôn
di động, không
trở thành vi tế, ổn định, ở yên. Tất cả đều tan biến vào lúc vừa khởi sanh; và do đó tất cả đều
vô thường và
vô ngã.
Quán Chiếu Theo
Đặc Tính Thấp Hèn Hay Cao Thượng
Thông thường người ta tin rằng những
sắc pháp ươn yếu
bệnh hoạn,
thấp hèn,
trở thành sắc pháp khỏe mạnh cao thượng;
sắc pháp của
tuổi trẻ trở thành sắc pháp của người già.
Nhưng người hành thiền có
chánh niệm chuyên cần theo dõi các
sắc pháp vào lúc nó khởi sanh thì
nhận thức rằng mọi
sắc pháp đã khởi sanh đều phải
chấm dứt và tan biến ngay vào lúc được
ghi nhận và do đó vị ấy
hiểu biết rằng
sắc pháp thấp hèn không
trở thành sắc pháp cao thượng, mà
sắc pháp cao thượng cũng không
trở thành thấp hèn.
Do đó,
bản chất của tất cả đều là khổ và
vô ngã.
Quán Chiếu Theo
Đặc Tính Xa Và Gần
Người đời
thường hiểu rằng hình như khi một người được thấy đi từ xa
đến gần, người ấy
đem theo với họ
sắc pháp của người ở xa. Khi một người đi từ gần đến một nơi xa, hình như vị ấy
mang theo sắc pháp của người ở gần đến xa. Nhưng vị
hành giả luôn luôn
ghi nhận hiện tượng sắc và danh hiểu rằng khi
quán chiếu,
thí dụ như,
quán chiếu những
hiện tượng duỗi ra của thân,
sắc pháp mà duỗi ra tan biến trong một loạt những
hình ảnh mù mờ
biến dạng chớ không từ chỗ nầy đến một nơi nào khác; khi co lại,
sắc pháp mà co lại biến dần trong một loạt
biến dạng mù mờ chớ không đến một nơi nào khác.
Nhận thức như vậy, vị
hành giả tin chắc rằng
sắc pháp ở gần không đi xa;
sắc pháp ở xa không
đến gần. Nó tan biến mỗi khi phát sanh và do đó là
vô thường, khổ và
vô ngã.
Trong khi nhìn một người từ đàng xa đi lại gần và niệm, "thấy, thấy" ta thấy người ấy biến mất từng giai đoạn, từ chút từ chút, từng phần từng phần, trong một loạt
biến dạng nhanh chóng mù mờ. Khi nhìn một người từ ở gần đi xa và niệm "thấy, thấy", người ấy biến mất từng giai đoạn, từ chút từ chút, từng phần từng phần, trong một loạt
biến dạng nhanh chóng mù mờ.
Như vậy không phải
sắc pháp từ đàng xa đi
đến gần; không phải
sắc pháp từ gần đi xa.
Sắc pháp cũ
liên tục tan biến và
sắc pháp mới
liên tục khởi sanh, làm cho ta có
cảm tưởng rằng có người từ xa đến và có người từ gần đi. Chỉ có vị
hành giả đã tiến đến giai đoạn bhaṅga ñāṇa, tuệ diệt, và có khả năng phân biện sắc bén mới có thể
nhận thức hiện tượng đúng
như thật bằng cách nầy. Những người khác mà
tuệ giác không đủ sắc bén sẽ không có thể
nhận thức rõ ràng điều nầy.
Nhắc lại, trong khi
đi tới đi lui và niệm dở, bước, đạp,
tác động dở chân lên được
phân biệt riêng rẻ trong một giai đoạn,
bước tới, được
phân biệt riêng rẻ trong một giai đoạn và đặt chân xuống được
phân biệt riêng rẻ trong một giai đoạn khác. Khi
tuệ minh sát phát triển
tốt đẹp những
tác động của thân và chân, được thấy trong một loạt
biến dạng mù mờ.
Nhận thấy như vậy,
hành giả đi đến
kết luận rằng
sắc pháp khi
di chuyển từ nơi nầy đến
nơi khác, nó
chấm dứt và biến tan ngay tại nơi mà nó phát sanh. Đó là
hiểu biết đúng theo lời
tuyên ngôn của Phụ
Chú Giải, Ṅhững
thực tại tuyệt đối không
di chuyển từ nơi nầy đến
nơi khác; nó
chấm dứt và tan biến ngay tại nơi mà nó vừa phát sanh." Như vậy,
sắc pháp từ xa không
đến gần;
sắc pháp từ gần không đi xa. Nó
chấm dứt và tan biến ngay tại nơi mà nó phát sanh. Như vậy nó là
vô thường, khổ, và
vô ngã.
Trên đây là như thế nào phương thức
quán chiếu các
sắc pháp theo mười một
phương cách, đưa đến sự
hiểu biết "đây không phải là của tôi" ... netaṁ mama.