Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã
Thích Tâm Hạnh
DỤNG TÂM TU THIỀN
Nhà xuất bản Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh 2013
NGHI VẤN SAU CÙNG CỦA ĐỨC PHẬT
Cách đây hơn 2500 năm, tại đất nước
Ấn Độ từ
cõi người cho đến cõi trời đều
hân hoan vui mừng bởi sự ra đời của
đấng giác ngộ,
đức Phật Bổn
Sư Thích Ca
Mâu Ni. Hôm nay cũng là ngày trăng tròn tháng Tư, tất cả
chúng ta, những người con Phật thêm
một lần nữa đón mừng ngày kỷ niệm ra đời của Ngài để mở con mắt
trí tuệ, phá tan
mê lầm nhiều đời cho tất cả
chúng sanh.
Cuộc đời Đức Phật từ lúc ra đời
cho đến khi
xuất gia,
thành đạo,
giáo hoá độ sanh và
nhập Niết Bàn, luôn là những bài học
quý báu cho tất cả những ai muốn thoát khổ, muốn tìm về
nghiên cứu và
học đạo giác ngộ,
giải thoát mình ra khỏi lầm mê.
Hôm nay, nhân ngày lễ
Đức Phật đản sanh, hoà chung trong niềm vui đó, quý Thầy sẽ nói chuyện với quý
Phật tử đề tài “Nghi vấn sau cùng của Đức Phật”.
Quý vị nghe có lạ không? Trong đây có ai biết được
nghi vấn sau cùng của
Đức Phật là
nghi vấn gì không? Có hai cái lạ, một là
nghi vấn sau cùng của
Đức Phật mình chưa từng nghe, hai là tại sao
Đức Phật mà lại còn nghi? Đúng ra phải nói là
nghi vấn sau cùng của
Thái tử Sĩ Đạt Ta, nhưng tại sao lại nói là
nghi vấn sau cùng của Đức Phật? Bởi vì cái
nghi vấn này nó có một
ý nghĩa rất lớn. Đây là
yếu tố cuối cùng và là một
yếu tố trọng yếu mà khi phát minh ra thì
thái tử Sĩ-đạt-ta
trở thành một vị Phật. Khi
thành đạo rồi,
Đức Phật đi
giáo hoá cũng không ngoài một
mục đích chính là dẫn dắt
chúng sanh trở về được chỗ mà Ngài đã phát minh ra từ
nghi vấn này.
Cho đến lúc cuối
cuộc đời, trước khi sắp vào
Niết Bàn,
Đức Phật cũng đem chỗ này để truyền lại cho người sau. Và chính Ngài
Ca Diếp cũng nhận ngay chỗ này cho nên được
Đức Phật truyền tâm ấn. Vì muốn
nhấn mạnh để nói lên được tầm vóc quan trọng của
vấn đề nên quý Thầy muốn đặt cho đúng mức của nó, bởi
vậy mà nói đó là “Nghi vấn sau cùng của Đức Phật” chứ không nói là
nghi vấn của
Thái tử Sĩ-đạt-ta. Vậy
nghi vấn đó là gì?
Lễ kỷ niệm mừng
Đức Phật đản sanh thì
chúng ta thường hay ôn lại
cuộc đời của
Đức Phật, hoặc nói lên những
đặc điểm của Ngài để mình học theo. Nhưng quý vị là những người đã từng nghe nhiều rồi, chắc hẳn ai cũng thuộc lòng nên giờ chỉ điểm sơ qua thôi.
Xét lại, trong khi còn là
Thái tử Sĩ-đạt-ta,
Thái tử có rất nhiều
nghi vấn. Bởi vì Ngài có một điểm
đặc biệt hơn người thường đó là thấy bất cứ một cảnh gì xảy ra, Ngài cũng đều có thắc mắc trong lòng:
vấn đề đó là gì? Tại sao có
vấn đề đó? Và có cách nào để
giải quyết vấn đề đó hay không? Trong khi
chúng ta nhìn cái gì cũng cho qua.
Cụ thể khi
Thái tử Sĩ-đạt-ta đi xem
lễ hạ điền thấy cảnh cày ruộng, khi cày đất thì cày luôn cả những con côn trùng
dưới đất lên, con chim từ trên sà xuống ăn những con côn trùng. Như mình thì nhìn cảnh đó có khi cũng là thường thôi, nhưng với Ngài thì đó là một sự đánh động sâu tận trong tâm khảm của Ngài. Ngài thấy rằng sự sống quả là một sự
đau khổ. Sự sống của con này có nghĩa là sự
đau khổ của con khác. Và kiểm lại, không những con bị hại đã khổ, mà chính cái con được sống đó cũng chẳng
sung sướng gì.
Con người ta sanh ra trong sự mịt mùng của
ân oán trả vay xoay vần
liên tục, kiến ăn cá rồi cá lại ăn kiến, con này sát phạt con kia.
Cho đến khi đi ra bốn cửa thành
chứng kiến cảnh người già, bệnh, chết, Ngài nghĩ: “Chính ta rồi cũng sẽ phải chịu cảnh già, bệnh, chết,
phiền não và
ô nhiễm. Tại sao vẫn mải mê
chạy theo những điều mà
bản chất của nó cũng còn như vậy?”. Đó là một thắc mắc lớn đối với Ngài. Khi những
tư duy đó lên đến cao độ, tuy sống trong cảnh nhung lụa mà lòng Ngài không
cảm thấy an lòng sống mãi trong những thứ mà
bản chất của nó chưa thoát ra khỏi sự
vô thường. Và Ngài
quyết định xuất gia. Như vậy, những
nghi vấn đó là những điều mà quý vị đã từng nghe qua, nhưng
nghi vấn sau cùng của Ngài là gì?
Đó là trên
con đường tầm đạo, Ngài đã đến gặp và
học hỏi với các vị
tiên nhân, hễ đến với bất kỳ vị nào, trong một
thời gian không lâu, Ngài đều chứng
đạt được những gì mà những vị đó chứng
đạt được. Qua hết vị này đến vị khác mà Ngài vẫn chưa thoả mãn. Đến vị
tiên nhân cuối cùng là Uất-đầu-lam-phất. Vị này đã
đạt được định phi tưởng phi
phi tưởng xứ. Đây là định
tối cao của các
tiên nhân ở
Ấn Độ thời bấy giờ. Và không bao lâu,
Thái tử Sĩ-đạt-ta cũng chứng
đạt được định như vị
tiên nhân này vậy. Khi ấy, vị
tiên nhân này mời Ngài ở lại và nhường quyền
lãnh đạo đồ chúng cho Ngài. Nhưng lúc đó, Ngài cũng không chịu ở lại. Vì chưa
đáp ứng thỏa mãn được chỗ khắc khoải tột cùng thoát khổ cho mình và người, mà Ngài còn có sự thắc mắc.
Cuối cùng Ngài
quyết định từ giả vị tiên nhơn này để
lên đường tìm đạo,
giải quyết những khắc khoải, thắc mắc còn lại trong lòng. Ngài
quyết định thiền tọa 49 ngày đêm. Khi
vỡ tung sự thắc mắc này thì Ngài
đạt đến giác ngộ viên mãn. Và
phạm vi buổi nói chuyện hôm nay là
xoay quanh cái thắc mắc sau cùng đó, để thấy rõ Ngài đã
khám phá cái thắc mắc này như thế nào.
Đó là chỗ
Thái tử Sĩ-đạt-ta đã từng nghị luận với tiên nhơn Uất-đầu-lam-phất: “Cõi
trời phi tưởng phi
phi tưởng là hữu ngã hay vô ngã? Nếu là
vô ngã thì không thể nói là
phi tưởng phi phi tưởng. Nếu nói là hữu ngã thì ngã đó là hữu tri hay vô tri? Nếu nói
vô tri là đồng với cây cỏ? Còn nếu nói ngã là hữu tri (có biết) thì có
phan duyên. Có
phan duyên là có
nhiễm trước, mà còn
nhiễm trước thì chưa
được giải thoát sanh tử?”. Ông Uất-đầu-lam-phất
không giải đáp được.
Đạt được định này mà tâm còn lẩn quẩn dính mắc trong
sanh tử, chưa
giải thoát được. Đó là
lý do Thái tử quyết định ra đi tìm một pháp
tối thắng hơn.
Giờ
chúng ta biện rõ
nghi vấn này để
nhận ra cái gút chỗ nào mà mình chưa thoát được. Quý vị nghe thì thấy hơi rối, nhưng cứ bình tâm. Đây là chỗ chỉ cho thấy chứ không phải nói cho
hiểu biết, cho nên quý vị cần tập trung một chút.
Bây giờ ở cấp độ thứ nhất,
cõi trời phi tưởng phi phi tưởng xứ là có ngã hay không có ngã? Có hai khả năng xảy ra.
Khả năng thứ nhất, nếu nói là
vô ngã thì không thể gọi là
phi tưởng phi phi tưởng xứ. Tại sao như vậy? Trong
Kinh điển diễn tả cảnh giới phi tưởng phi phi tưởng xứ không còn
tri giác mà cũng không có không
tri giác. Đó là bậc thiền cao nhất trong
tam giới. Khi
đạt đến thiền này thì tâm trở nên
vô cùng vi tế, đến nỗi không thể nói là có tâm hay
vô tâm. Nhưng mà nó
vẫn có hay không có?
Vẫn có phải không? Không thể nói là có hay không có, tức là vẫn còn có, nhưng nhỏ nhiệm
vi tế cho nên vẫn còn một dấu vết của tâm
sanh diệt.
Đạt đến định này thì vẫn chưa hết tưởng mà vẫn còn một cái
ngã tưởng vi tế, tức là vẫn còn một cái
ngã chấp thầm thầm
trôi chảy nhỏ nhiệm. Dù nói
cảnh giới phi tưởng phi phi tưởng xứ không còn
tri giác mà cũng không có không
tri giác, như là sạch hết cả có và không. Nhưng ngay khi hỏi đến, vị tiên nhơn này vẫn thấy mình đang
hiện có biết đây chứ không phải không còn gì cả, cho nên ông không thể nói là
vô ngã được. Trong đó là chỗ khéo sạch mà chưa phải là cơ
sống động của trí tánh
thanh tịnh cho nên vị tiên nhơn này
mờ mịt không thể
giải đáp thỏa mãn sự thắc mắc của
Thái tử. Qua đó quý vị thấy,
cõi trời phi tưởng phi phi tưởng không phải là
vô ngã rồi.
Nhưng nếu có ngã thì ngã là hữu tri hay
vô tri (có biết hay không biết)? Bây giờ
giả sử là không biết thì
con người chúng ta không thể là không biết được.
Con người là có biết chứ không phải cây đá.
Còn nếu cái ngã này có biết thì có
phan duyên, mà có
phan duyên là có
nhiễm trước, còn
nhiễm trước thì chưa
giải thoát được
sanh tử.
Bây giờ chỉ cần
giải quyết chỗ
phan duyên này một chút thì quý vị sẽ dễ dàng thấy rõ mọi
vấn đề. Khi quý vị nói có biết, có nghĩa là có bình hoa này mình mới có biết, và biết đó có nghĩa là biết về bình hoa này, biết theo bình hoa này, nương theo bình hoa này mà có biết, tức là mình đã
phan duyên chưa? _ Là vin theo duyên, theo bình hoa này rồi. Ngay khi
phan duyên, nếu bình hoa đẹp thì muốn lấy về mình, mà xấu thì muốn bỏ đi. Khi muốn lấy về mình mà không được thì sao? _ Thì
buồn phiền. Khi thấy xấu, không ưa, muốn bỏ đi mà nó cứ ở
trước mặt mình hoài thì sao? _ Thì
bực bội,
phiền não. Từ đó, bao nhiêu tạo
tác nghiệp chướng lớp lớp đua nhau sanh ra, và
sanh tử khổ đau cũng có ra từ đó. Cho nên nếu nói có biết là có
phan duyên, mà có
phan duyên là có
nhiễm trước, có
nhiễm trước thì chưa
giải thoát sanh tử là vậy. Tới đây quý vị mới thấy, từ một cấp bậc
phan duyên này,
chúng ta sang một cấp bậc thứ hai là
phân biệt đẹp hay xấu, từ đó sang cấp bậc thứ ba là đẹp thì ưa lấy về mình, xấu thì ưa
vứt bỏ đi. Và
tiếp tục tiến lên cấp bậc thứ tư, lấy về mình không được thì
buồn phiền, bỏ không được thì
bực bội, cứ như thế mà
vọng tưởng nối đuôi nhau
thêu dệt. Đó là trôi lăn trong
sanh tử. Dù cho quý vị
đạt được định phi tưởng phi
phi tưởng xứ mà chưa
sáng tỏ được chỗ này thì vẫn còn lẩn quẩn, chưa
thoát khỏi sanh tử.
Sanh tử không phải là ai đem cho mình, không phải có một ai đó buộc mình đi trong
sanh tử, mà do tâm mình chưa gỡ được cái gút mắc này, mình đang bị cuốn ở trong đó nên bị cuốn trôi trong
sanh tử. Gỡ được chỗ này, quý vị mới thấy cái mê của mình chỉ một chút thôi, mà vì không rõ biết nên
chúng ta phải luống chịu nổi khổ quá nhiều. Và sự thoát ra cũng không phải là xa, nhưng
nhận ra rồi thì
chúng ta lại bước sang một chân trời
thênh thang sáng lạn. Ngay cái biết này mà biện cho ra,
ứng dụng và sống cho được thì
chúng ta cũng có khả năng
giải thoát ngay hiện đời.
Khi quý vị đợi có duyên mới biết, không duyên thì không biết, thì đó là biết theo duyên, là cái biết của cái ngã
sanh diệt này. Nếu nhận lại tánh sáng biết nơi chính mình, trên duyên mình vẫn đang sáng biết, không duyên mình vẫn hằng biết, như vậy cái biết đó có đợi duyên có thì nó mới có không? Không. Đó chính là cái biết của ngã thể
chân thật mà
đức Phật nói trong bốn đức
niết bàn. Quý vị nào nhận được chỗ này thì sẽ rõ được cái ngã
chân thật là thế nào, sẽ biết được câu “Thiên thượng
thiên hạ,
duy ngã độc tôn” mà
Đức Phật một tay chỉ trời, một tay chỉ đất nói lên khi Ngài mới ra đời. Cái ngã nào hơn hết và hơn là hơn như thế nào.
Đây là một ví dụ để lặp lại
nghi vấn của
Thái tử Sĩ-đạt-ta đã nói ở trên. Khi đưa tay lên, hỏi quý vị có thấy không? _ Là có thấy. Để tay xuống, hỏi quý vị có thấy không, nếu quý vị là người
bình thường chưa từng nghe
Hòa thượng giảng, quý vị sẽ đáp là không thấy, phải không? Bây giờ một câu hỏi đặt ra
kế tiếp là vì sao có thấy, vì sao không thấy? Quý vị sẽ đáp là vì có cái tay nên thấy, để tay xuống, không có cái tay nên không thấy. Như vậy, cũng đồng một hành động đưa tay này lên, hỏi có cái tay hay không, thì quý vị đáp có tay, hỏi có thấy hay không thì quý vị cũng đáp là có thấy. Hỏi về cái tay thì đáp cái tay, hỏi về cái thấy thì nó theo cái thấy. Như vậy là quý vị đã nhầm lẫn giữa cái thấy và cái tay, quý vị đã bị
đồng hóa mình với
hoàn cảnh bên ngoài, là
quên mình theo vật cho nên bị
mê lầm.
Vì vậy mà khi để cái tay xuống hỏi có thấy cái tay hay không thì đáp là không thấy. Nếu nói không thấy thì ai đang thấy không có cái tay để đáp là không thấy? Như vậy là mình đang thấy chứ. Không thấy có nghĩa là không thấy cái tay chứ không có nghĩa là mình không thấy, mà lâu nay
chúng ta cứ nhầm lẫn cho là không thấy. Do đó mình biến cái mình đang thấy thành cảnh bên ngoài, đó là bị
phan duyên.
Sanh tử từ đây mà có. Nếu khi đưa tay lên, quý vị cứ sáng biết, đừng bám theo cái tay này. Khi để tay xuống, quý vị cũng đừng biết theo cái tay,
an trú ngay nơi cái chưa dấy khởi mà hằng thấy biết nơi chính mình thì sẽ trả lại cái thấy
ban đầu ngay nơi tất cả mỗi người. Cái đó có đợi có cái tay mới thấy không? Không đợi có cái tay này mới thấy. Khi có cái tay cũng thấy, khi không có cái tay cũng vẫn đang thấy biết. Có hay không có
cảnh duyên nó cũng đang sáng biết. Cái thấy biết đó không kẹt trên
cảnh duyên nên nó không
phan duyên, không
nhiễm trước, tự nó thấy biết suốt qua, vượt lên trên tất cả
cảnh duyên có không, tự nó là
giải thoát.
Cái tay này là
đại diện cho tất cả
cảnh duyên bên ngoài như nhà cửa, núi sông,
con người, cảnh vật, buồn, thương, giận, ghét… nó có quyền sanh ra và mất đi, nhưng
chúng ta vẫn đang lặng mà thấy biết. Như vậy quý vị có động không? Lâu nay mình động là do
quên mình mà dính trên nó thôi. Cái có đến có đi là duyên bên ngoài, là cái
sanh diệt. Còn cái khi khách đến cũng biết, khi khách đi cũng biết, khách thì có đến có đi, nhưng chủ vẫn ngồi trong nhà. Cái đó là cái
chân thật nơi mỗi người.
Nói
tóm lại, khi đưa tay lên, nói là thấy, để tay xuống nói là không thấy thì đó là mình đang thấy theo vật bên ngoài, đó là mất mình theo vật. Bây giờ nếu đưa tay lên quý vị cũng thấy, hạ tay xuống là không tay, nhưng quý vị có thấy không? Cũng không
quên mình mà đang thấy. Ngay đây, nếu quý vị nào khéo thì liền hay ra
tánh thấy biết vẫn hằng hữu, thì chính là quý vị đang thấy bằng cái thấy biết
hiện hữu sẵn nơi mỗi người. Cái thấy biết này có đợi duyên mới biết không? Không đợi, phải không? Có duyên nó cũng biết, không duyên nó cũng biết, đó là cái chơn thật mà hằng biết, là cái chủ nơi chính mình. Không phải đợi duyên mới biết thì nó có
phan duyên không? Không
phan duyên thì
giải thoát. Chính cái biết này là cái
giải thoát, còn cái thấy biết
phan duyên, đợi có duyên mới có thì cái đó còn trong
sanh tử.
Từ đây, quý vị đã rõ được cái
nghi vấn sau cùng mà
Đức Phật gạn chưa? Các vị
tiên nhân trải qua rất nhiều tầng định,
cho đến tầng
định phi tưởng phi
phi tưởng xứ, là tầng định
cuối cùng trong
tam giới,
vượt qua tầng định này là
giải thoát khỏi
tam giới. Trong
tam giới không có tầng định nào cao hơn tầng định này. Các vị
tiên nhân phải
trải qua rất nhiều
thời gian mới được cái định
tối cao thời bấy giờ là
phi tưởng phi phi tưởng xứ mà cũng chưa
vượt qua được cái gút này. Còn quý vị ngày hôm nay ngồi đây, không cần
trải qua một tầng định nào cả, mà quý vị cũng có thể gỡ được, thì có thấy
sung sướng không? Thấy
hạnh phúc,
sung sướng vì nhận được luôn cái kết quả mà người khác đã phải mất rất nhiều
thời gian và công sức mà chưa chắc đã
nhận ra được.
Nhưng thử hỏi,
hằng ngày quý vị có biết để
ứng dụng hay là
phan duyên. Biết là
của báu mà quên đi, có
vô lý không? Khi nào ngồi, thấy trong lòng trống trống thì sao? Tìm gì đó để làm hoặc buồn buồn thì đạp xe ra phố xem phim, trống một chút là tìm gì đó lấp vào liền, chịu không nổi. Vậy mới thấy, mình quen
bỏ nhà ra đi lâu lắm rồi, chưa quen dừng lại. Nghe thì thấy quý lắm, nhưng tại sao không ai chịu dùng
của quý đó mà toàn là lao ra bên ngoài? Như vậy,
tu hành khó là tại sao? Cũng là do
thói quen thôi chứ có khó gì đâu. Bỏ
thói quen phóng ra ngoài là khó hay dễ?
Vấn đề là mình có chịu bỏ hay không thôi? Cứ để nó
lờ mờ trôi trôi thì mình
yếu đuối lắm, thấy tu có vẻ khó khăn. Hôm nào quý vị
chấn chỉnh mình mạnh mẽ lên, hôm nay mình
quyết định không làm một việc gì đó theo
thói quen (như đi uống cà phê chẳng hạn),
quyết định dứt khoát khoảng 3 lần như vậy mình sẽ bớt được
thói quen (uống cà phê). Quý vị thử tập coi, điều này quý Thầy cũng đã tập thử qua rồi. Cứ chiều chiều muốn đi dạo quanh hồ
Tĩnh Tâm cho
thư thả. Cứ như thế chiều nào cũng đi quen rồi, hôm nào bận việc gì đó không đi thì thấy có cái gì đó thiếu thiếu khó chịu. Đó là do
huân tập mà thành
thói quen, thiếu thì
cảm thấy trống trãi, đến chiều mà không đi thì không chịu được. Bây giờ
quyết định không đi. Lần đầu có thấy trống trải, trong tâm nó có bào chữa rủ rê cách mấy cũng
dứt khoát không đi. Chỉ cần ba buổi chiều
dứt khoát không đi như thế thì
tự nhiên tâm mình không còn khởi niệm đòi đi dạo hồ nữa. Mới biết, khó hay dễ cũng là do mình có khẳng khái
quyết định một cách
dứt khoát mạnh mẽ hay không mà thôi. Nếu nhận chân được
giá trị tôn quý của
tâm chân thật này thì quý vị sẽ làm được, sẽ không theo cảnh bên ngoài, quay
trở về sống cho bằng được với
bản tâm chân thật ấy. Còn không thấy quý thì không mạnh mẽ, không có
thái độ dứt khoát, cứ như
vậy mà thả trôi bồng bềnh, tâm mình nó yếu, mà yếu thì bị vọng tập nó kéo mình trôi lăn từ chỗ khổ này sang chốn khổ khác, hết kiếp này rồi
tiếp tục đến kiếp khác,
mãi mãi ở trong
luân hồi sanh tử chịu khổ mà thôi.
Hôm nay mình còn ngồi đây, có được một cuộc sống ổn định, một mái ấm
tương đối bình ổn là tại sao? Là do mình còn có được một chút phúc duyên nên tạm thời
an ổn trên đó, mà quý vị có biết rằng cái phước đó nó
vô thường, khi phước hết rồi thì phải chịu khổ? Quý vị nhìn ngoài đường đâu thiếu những cảnh
tai nạn thương tâm, trong bệnh viện đâu thiếu những dịch bệnh
đau khổ, giữa chợ đời đâu thiếu những cảnh
bi đát tan thương..., đó là khi phước hết thì cái họa nó đến. Mình cứ ngỡ rằng cuộc sống của mình là
yên ổn lâu dài, cho nên mình cứ yên ả say sưa
thả trôi mình trên một chút phước duyên đó, không lo tu bồi thêm, đến khi hết phước rồi cái họa nó đến thì đi cầu ai cứu cho kịp. Biết rõ như vậy rồi thì bây giờ quý vị nên tận dụng quảng đời còn lại, tận dụng chút phước duyên này để khẳng định lại
cuộc đời của mình, nên làm những gì cho nền tảng của mình sâu dầy và
lâu dài hơn. Nhìn thấy được như
vậy thì quý vị sẽ
nhận ra được
giá trị cao quý của cái giúp cho mình
thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi.
Nhận ra được
giá trị của cái
chân thật đó, biết
tôn trọng trân quý nó rồi, và chỉ cần thêm vào đó một tâm khái
quyết định một cách
dứt khoát nữa là
chúng ta làm được.
Đó là cái dính mắc bên ngoài, do dính mắc trên cảnh trần bên ngoài mà
bỏ quên tâm chân thật nơi chính mình. Bây giờ còn cái dính mắc
vi tế khi
công phu nữa. Cái này quý Thầy cũng thường gặp. Nhiều
huynh đệ công phu miên mật, đến một lúc đang nằm trên ghế
tự nhiên thấy
thân tâm như không còn nữa, lúc đó hoảng lên la: “Tôi đâu rồi?”, xách y áo lên thưa thỉnh
Hòa thượng Ân Sư,
Hòa thượng hỏi: “Nếu chú hỏi chú đang ở đâu,
vậy thì ai đang biết hỏi đó?”. Mới thấy cái mê của mình sâu hơn một mức nữa. Nếu thực sự là trống bặt, mất hút rồi thì sao không nhận ngay chỗ ai đang sáng biết
rõ ràng mà không còn gì để
khởi tâm động niệm đó? Chỉ cần khéo nhận lại thôi thì tâm
thể hiện bày
sờ sờ ra đó rồi. Tại sao
con người chúng ta lúc ấy lại hụt hẫng như vậy? Tại sao khi trống vắng thì mình chịu không nổi?
Tại vì lâu nay mình quen nhận những cái bên ngoài làm mình rồi, trống một chút là phải kiếm cái gì đó lấp vào. Quen nhận thân này là mình, quen nhận cái
suy nghĩ là mình nên khi bất chợt nó mất đi thì sao? Thì đòi kiếm chỗ để vin, mà vin là
phan duyên, là còn
sanh tử khổ đau. Mới thấy, cái biết của
con người thường là
phan duyên. Giờ quý vị biết rồi thì đừng
phan duyên nữa, có nghĩa là đừng theo những cái bên ngoài nữa, trả lại cái lặng mà đang sáng biết đây. Nhận được cái này thì ngay đây là
giải thoát. Qua đó mới thấy được cái
mê lầm của tất cả
chúng ta đã lâu lắm rồi. Bây giờ muốn hết mê thì phải giác lại, mà muốn giác thì phải nhận lại cái tánh sáng biết sẵn có nơi mỗi người. Giác lại, không theo cái bên ngoài thì không còn bị
trần duyên bên ngoài gạt mình nữa.
Gạn lại
một lần nữa cho quý vị thấy rõ và khắc sâu hơn. Tất cả quý vị nhìn lên cái bình hoa này, quý vị có biết hay là không biết? Là biết, phải không? Nếu nói không biết thì mình đồng với cây đá sao? Mà
con người thì không thể là cây đá được. Nhưng nếu có biết thì có
phân biệt, có
phan duyên, như vậy là còn
trong vòng sanh diệt. Như vậy, quý vị biết như thế nào cho phải? Mình cứ lặng mà biết, cái bên ngoài có thể có, có thể mất đi, nhưng cái sáng biết chưa động nơi mình thì vẫn còn đây, như vậy đâu phải cố định đợi có duyên
phân biệt mới biết, đâu phải cố định lúc nào biết cũng là phan duyên!
Vin theo,
phan duyên là cái mê của
con người, bây giờ mình biết rồi thì không
phan duyên nữa. Nếu đợi có bình hoa mới biết, không có bình hoa thì không biết, thì đó là cái biết theo bình hoa, là cái biết từ bình hoa mà có ra, chứ không phải là cái của mình. Thấy biết như vậy là có
phan duyên, mà có vin theo, có duyên theo thì có dính mắc. Có dính là có
nhiễm trước, có
nhiễm trước thì
phiền não có ra, như vậy chưa
được giải thoát mà còn trong
sanh tử khổ đau. Khi có bình hoa quý vị biết, không có bình hoa quý vị cũng đang sáng biết, vẫn hằng biết mà không động thì cái biết đó không duyên theo bình hoa. Cái biết đó
chân thật, trên bình hoa cũng biết, không bình hoa cũng biết, trần này có quyền
sanh diệt, có đến có đi, nhưng
chúng ta chưa hề đến đi
sanh diệt bao giờ. Cái chưa từng
sanh diệt thì không bao giờ bị hủy hoại thì mới đúng nghĩa là
chân thật. Cho nên trong
Kinh Lăng Nghiêm,
đức Phật dạy Ngài
A Nan: “Nếu rời
tiền trần mà có tánh
phân biệt, đó là tâm ông. Nếu tánh
phân biệt đó rời
tiền trần mà không có
thực thể, đó là
bóng dáng phân biệt tiền trần”. Nói
chữ nghĩa thì có lẽ quý vị chưa quen nên sẽ khó hiểu. Bây giờ không cần hiểu, ngay đây mà thấy thẳng thôi. Bây giờ nhìn bình hoa này quý vị có biết không? Biết phải không. Có hai khả năng biết. Mình nghe giảng hiểu rồi thì cũng biết, nhưng bao nhiêu người khác chưa hiểu thì cũng biết. Vậy biết thế nào là cái biết
chân thật, biết thế nào là cái biết của sanh diệt? Tánh
phân biệt tức là thấy biết một cách
rõ ràng.
Đức Phật nói, rời cái bình hoa này mà mình vẫn còn một cái sáng biết
rõ ràng không động thì chính cái đó là cái
tâm chân thật của ông. Nếu giờ cất cái bình hoa đi mà quý vị nói là không biết thì cái biết này là biết theo cái bình hoa, khi bình hoa không còn thì
chúng ta nói mình không còn biết nữa. Đó là chỗ
đức Phật nói: “rời
tiền trần không còn tánh
phân biệt nữa”, tức là rời bình hoa này mình không còn biết gì hết, đó là
bóng dáng phân biệt tiền trần, là cái biết của một tâm động, cái biết
sanh diệt huyễn hóa không thật.
Nếu ngay đây, quý vị đang biết mà không theo cảnh, thì mới hay ra, tất cả
chúng ta đều sẵn có một cái biết
chân thật hằng hữu chưa hề thiếu vắng bao giờ. Chính cái biết không đợi duyên có mới biết, mà lúc nào cũng hằng sáng biết, cái này sáng mà không động, không bị
sanh tử chi phối. Mắt thấy liền biết, tai nghe liền biết, xúc chạm liền biết..., ngay nơi sáu căn của
chúng ta, nếu quý vị nào khéo nhận lại thì
hằng ngày luôn luôn rõ biết, sống với cái
chân thật của chính mình. Sống được với cái đó thì
giải thoát ngay
hiện tại.
Hằng ngày khi trời sáng quý vị thấy rõ mọi thứ chung quanh. Đến đêm tối không đèn không trăng, quý vị còn thấy nữa không? Tắt điện hết mà nói không thấy thì
rõ ràng là thấy biết theo vật nữa rồi! Gạn nhiều lần như vậy mới phát
hiện ra chỗ mê của mình. Mở điện sáng lên, quý vị thấy bàn, ghế, ….,
đột nhiên cúp điện, tối om thì quý vị có còn thấy gì không? Không thấy có bàn, ghế… chứ không phải là mình không thấy. Nếu thực sự là không thấy thì vì sao mình lại thấy tối om, không thấy vật gì cả? Nếu quý vị đợi có ánh sáng mới thấy, không có ánh sáng thì không thấy, đó là quý vị thấy theo các
vật dụng trần cảnh bên ngoài hay là thấy theo cái thấy biết
chân thật nơi chính mình? Là thấy theo cái bên ngoài, nên
đức Phật nói đó là
chúng ta bị trần
sai khiến thức, khiến cho mình
phân biệt đây là cái ghế, kia là cái bàn... đó là tình thức
phân biệt tiền trần. Bị trần
sai khiến thức mình
phân biệt, từ đó mà
sanh tử có ra.
Bây giờ quý vị biết rồi thì sao? Bật điện sáng lên cũng biết bằng cái thấy lặng mà sáng biết chưa từng động đây. Cúp điện tối om, mình vẫn lặng mà đang sáng biết đây. Như vậy là có biết theo cảnh sắc bên ngoài hay không? Là không. Và biết như vậy là
chúng ta có bị
lệ thuộc cảnh duyên bên ngoài hay không? Là không. Khi không bị
lệ thuộc cảnh duyên bên ngoài, không bị
cảnh vật bên ngoài xoay chuyển mình nữa, thì quý vị đã chuyển được vật chưa? Vật bên ngoài không
sai khiến được mình nữa, trả lại sự
tự chủ cho chính mình, có nghĩa là mình đã chuyển được vật. Các vị
Thiền sư nói: “Nếu hay
chuyển vật, tức đồng
Như Lai. Tức là ngay đây, nếu hay chuyển được tất cả các vật thì liền đồng với Phật. Mình nghe nói ngỡ là xa vời quá không làm nổi, nhưng từ nãy đến giờ quý vị đã hiểu
chuyển vật là sao chưa? Khi mình
lệ thuộc vào vật có nghĩa là bị vật chuyển, làm cho thức
phân biệt có ra. Bây giờ quý vị đừng biết theo vật nữa mà
lặng lẽ sáng biết đây thì có vật mình cũng biết, mà không vật mình cũng hằng biết, như vậy quý vị có còn
lệ thuộc trên vật không? Không
lệ thuộc trên vật có nghĩa là mình đã chuyển được vật, mà chuyển được vật thì quý vị đồng với
Như Lai rồi.
Đức Phật hay chư Tổ đều ở ngay nơi
con người mỗi
chúng ta. Quý vị nghe và khéo nhận lại thì tất cả mọi chuyện đã
rõ ràng rồi, chỉ còn một việc là
thực hành thôi, không phải khó đâu. Khi nhận lại như vậy mới biết nơi mình có một cái
chân thật lặng biết, hằng sáng, chưa từng động, không
lệ thuộc trên trần.
Nghe nói như thế quý vị ngỡ là trong một
con người chúng ta có hai cái biết, một cái biết
sanh diệt và một cái biết
giải thoát. Nhưng mà không thể có hai
thực thể tồn tại trên một
con người được. Cũng ngay thấy biết này, nếu mình đánh mất mình,
quên mình mà thấy theo cảnh bên ngoài thì đó là cái biết của
sanh diệt, của
phiền não. Cũng ngay thấy biết này, quý vị đừng theo cảnh nữa, lặng sáng mà biết thì đó là cái biết
chân thật,
giải thoát sanh tử. Như vậy quý vị không cẩn bỏ cái này lấy cái kia, chỉ cần chuyển một chút thôi. Giống như trên cùng một bàn tay, nếu úp lại là đen, mà ngửa bàn tay ra là trắng, nhưng úp hay ngửa, trắng hay đen nó cũng chỉ là cơ thể
con người. Trong cùng một
hơi thở, khi
hít vào thì thấy hơi lạnh, nhưng
thở ra thì hơi ấm, nhưng trên
thực tế thì
hít vào hay
thở ra, ấm hay lạnh cũng chỉ một làn hơi đó thôi chứ không có một làn hơi nào khác chen vào. Trên cùng một mặt nước, gió dấy thì sóng sanh, gió lặng thì mặt nước phẳng, nếu khéo
nhận ra tánh ướt thì sóng gợn hay mặt nước phẳng cũng đồng một tánh ướt. Khéo nhận như
vậy thì không còn bị các cảnh bên ngoài
chi phối nữa.
Như vậy,
cuối cùng đạt đến định phi tưởng phi
phi tưởng xứ rồi mà vị
tiên nhân cũng không biết được chỗ này. Mới thấy
chúng ta có phước duyên sâu dầy. Ngay đây, nếu quý vị khéo một chút thì cũng có thể
nhận ra được. Bây giờ biết rồi thì quý vị thấy cái biết này có xa không? Đâu có ở đâu xa. Nếu quý vị biết bình hoa mà
phan duyên thì còn
sanh tử. Ngay đây, lặng mà biết, đừng biết theo bình hoa này thì đó là cái biết của
giải thoát. Ngay đây, mình gạn được cái
sanh tử và
giải thoát không cách một đường tơ. Lúc này mới hiểu được câu của Ngài
Quảng Nghiêm nói: “Nam nhi tự hữu
xung thiên chí, hưu hướng
Như Lai hành xứ hành”, nghĩa là “Làm trai có chí xông trời thẳm, chớ dẫm
Như Lai bước đã qua”. Mình đừng nên đếm từng bước mà
đức Phật đã
trải qua, mà nên nhận lấy ngay cái
đức Phật chỉ cho mình sau khi đã
thành tựu được, chứ không có nghĩa là bỏ
đức Phật để làm một cái gì kỳ đặc hơn.
Sau khi đã
khám phá ra
nghi vấn cuối cùng này, cả một
cuộc đời đức Phật dù
giáo hóa rất nhiều, nhưng điểm
trọng tâm chính yếu là Ngài cũng muốn chỉ cho
chúng ta nhận ra ngay chỗ này mà thôi.
Lần lượt đi qua một vài điểm điển hình trong
kinh điển thì quý vị sẽ thấy rõ hơn.
Đầu tiên trong
Kinh Lăng Nghiêm, Phật dạy ngài
A Nan ““Nếu rời
tiền trần mà có tánh
phân biệt, đó là tâm ông. Nếu tánh
phân biệt đó rời
tiền trần mà không có
thực thể, đó là
bóng dáng phân biệt tiền trần”. Có phải là
Đức Phật chỉ cho
chúng ta cái lặng mà biết đây không? Quý vị đã nghe phân tích câu này ở đoạn trên rồi đó.
Trong
Tiểu bộ kinh,
Đức Phật dạy cho Bàhiya: “Này Bàhiya, đây là điều ngươi
cần phải học tập. Trong cái thấy chỉ là cái thấy, trong cái nghe chỉ là cái nghe, trong cái thọ tưởng chỉ là cái thọ tưởng, trong cái thức tri chỉ là cái thức tri. Do vậy, này Bàhiya, ngươi đâu phải là cái ấy, là chỗ ấy? Thì ngươi không còn là đời này, không còn là
đời sau, không còn là đời chặng giữa…”
Bây giờ quý vị thấy
Đức Phật nói: “Trong cái thấy chỉ là cái thấy, trong cái nghe chỉ là cái nghe, trong cái thọ tưởng chỉ là cái thọ tưởng, và trong cái thức tri (rõ biết) chỉ là thức tri (rõ biết)". Nghĩa là sao? Ngay đang thấy biết, không thêm một niệm thứ hai
xen vào, thì ngay đó là rỗng lặng mà hằng biết. Đó là chỗ
đức Phật dạy: Thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe, thọ tưởng chỉ là thọ tưởng, thức tri chỉ là thức tri. Cái đó thấy vật thì liền biết, có tiếng thì liền nghe biết, có xúc chạm thì liền giác biết, có niệm hay không niệm cũng thường rõ biết... Đó là cấp độ thứ nhất, quý vị đã thấy nơi mình có cái lặng mà biết rồi. Bây giờ
Đức Phật nói rõ hơn một chút nữa, ngay cái bình hoa này, quý vị biết chỉ là biết, chưa thêm một niệm thứ hai
xen vào, thì quý vị là cái đang lặng mà biết, hay quý vị là cái đang bị
đồng hóa với bình hoa này? Đang lặng mà biết, thì mình không phải là cái bị bình hoa này
đồng hóa, mình không phải ở trên cái bình hoa này, đây chính là chỗ
Đức Phật nói: “Ngươi đâu phải là chỗ ấy, đâu phải là cái ấy”.
Chính ngay khi rõ biết mà không thêm vào này, mình đâu phải là cái sắc bị thấy, đâu phải là tiếng được nghe, đâu phải là vật bị xúc chạm và đâu phải là niệm bị biết. Đây chính là chỗ
Đức Phật nói: “Ngươi đâu phải là chỗ ấy, đâu phải là cái ấy”. Có nghĩa là mình không phải là
cảnh duyên bên ngoài. Mà không phải là chỗ ấy, không phải là cái ấy thì “ngươi không còn là đời này, không còn là
đời sau, không còn là đời chặng giữa”, tức là ngay cái mình đang sáng biết đây là vượt khỏi ba thời, là
giải thoát.
Qua đó quý vị thấy, ngay trong Kinh
Nguyên Thủy,
Đức Phật cũng
nhấn mạnh một điểm
chính yếu là cái
lặng lẽ mà đang sáng biết đây thôi.
Trong
Kinh Kim Cang,
Đức Phật dạy: “Người
phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác, đối với tất cả pháp, nên Biết Như Thế, nên Thấy Như Thế, Tin Hiểu Như Thế, Chẳng
Sanh Pháp Tướng.”
Cụ thể, người muốn
phát tâm cầu đạo vô thượng bồ đề nên biết như thế, là sao? Là cảnh như thế nào thì biết như thế ấy, không theo cái bên ngoài mà
so sánh phân biệt. Nên thấy như thế, là sao? Là vật thế nào thì thấy như thế ấy, không theo cái bên ngoài, không bị cái bên ngoài xoay chuyển mà rơi vào
sanh diệt. Nên tin hiểu như thế, là sao? Nhận lại, sống ngay cái đang
lặng lẽ mà sáng biết đây. Rồi “chẳng
sanh pháp tướng”,
pháp tướng sanh khi nào? Quý vị nhìn bình hoa này,
phân biệt nó đẹp hay xấu để đem về hoặc bỏ đi, có nghĩa là có
bóng dáng bình hoa này trong đầu, trong đầu mình có
bóng dáng thì có nghĩa là
pháp tướng đã sanh, đó là
tri kiến mà lập tri, trên một cái thấy biết lại sanh thêm một cái
phân biệt thứ hai, là gốc của
vô minh, không phải giác. Cho nên
Đức Phật nói: “Người
phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác, đối với tất cả pháp, nên Biết Như Thế, nên Thấy Như Thế, Tin Hiểu Như Thế, Chẳng
Sanh Pháp Tướng”, có nghĩa là cảnh như thế nào thì thấy như thế ấy, đừng vin theo cảnh, đừng thêm một niệm thứ hai
xen vào, thì ngay đây là rờ rỡ
rõ ràng,
lặng lẽ mà sáng biết chưa từng động, không
sanh diệt. Bằng nhân
vô sanh thì mới đạt
quả vị vô sanh. Bằng tâm đó để
tu hành thì mới
đạt đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Qua những
dẫn chứng điển hình ở trên, quý vị thấy sau khi
Đức Phật thành đạo rồi, Ngài lập bày rất nhiều
phương tiện để
giáo hóa, nhưng điểm
chính yếu cuối cùng cũng cốt chỉ cho
chúng sanh nhận lại chỗ
chân thật đó mà thôi. Nếu chưa được dẫn dắt từ những bước
sơ cơ ban đầu mà
chỉ thẳng chỗ này thì quý vị thấy dễ nhận hay là khó? Khó. Nên
Đức Phật phải lập ra nhiều
phương tiện để dẫn dắt từ từ. Nhưng
cuối cùng, điều cốt lỏi
đức Phật muốn chỉ cho mình cũng chỉ là chỗ này thôi. Thể thì chỉ có một, nhưng ở mỗi
bộ Kinh đức Phật diễn tả bằng một danh từ khác nhau. Trong
Kinh Lăng Nghiêm thì Ngài nói là
Chơn tâm thường trụ,
Kinh Pháp Hoa thì Ngài nói là
Tri kiến Phật...
Cho đến cuối đời khi sắp vào
Niết Bàn, trên
hội Linh Sơn,
đức Phật đưa cành
hoa sen lên, Ngài
Ca Diếp liền nhận được ý chỉ,
mỉm cười, ngay đó được
đức Phật truyền trao
tâm ấn,
trở thành vị Tổ đầu tiên.
Đức Phật đưa cành
hoa sen lên, Ngài muốn chỉ cái gì? Và Ngài
Ca Diếp nhận là nhận cái gì mà được
truyền tâm ấn? Nếu quý vị rõ rằng,
ngày xưa đức Phật đưa cành
hoa sen và bây giờ
chúng ta đưa cái tay này lên cũng không khác, là quý vị không theo cái bên ngoài để
phân biệt, mà đang sáng biết
rõ ràng không động, thì
chúng ta sẽ
sáng tỏ hết mọi
vấn đề.
Đức Phật muốn chỉ cũng là chỉ cái
lặng lẽ mà sáng biết đây, Ngài
Ca Diếp lặng mà biết, nên
mỉm cười.
Đức Phật thấy Ngài đã thể hội được cái Ngài muốn chỉ nên
truyền tâm ấn.
Rõ ràng ngay khi vừa đưa cành sen lên, thấy thì liền biết, thông qua
tánh thấy, suốt tột nguồn tâm, đó là nhận được chỗ
chính yếu đức Phật muốn chỉ, và Ngài cũng muốn chỉ ngay cái đang thấy biết
hiện tiền đây. Mới biết tất cả những gì
Đức Phật chỉ dạy cũng không ra ngoài cái
trọng tâm đó. Cho nên trong
Kinh Pháp Hoa nói,
Đức Phật ra đời vì một
đại sự nhân duyên, đó là khai thị cho
chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến.
Mục đích chính
Đức Phật ra đời là chỉ bày cho
chúng ta nhận và sống được với cái thấy biết Phật nơi chính mỗi người.
Bây giờ đi qua phần chư Tổ để thấy rõ hơn cái
tri kiến Phật này. Ngài
Thần Hội là
đệ tử của
Lục Tổ, sau khi
Lục Tổ qua đời, chính Ngài là người hoằng hóa khiến cho
pháp môn đốn giáo của
Lục Tổ thạnh hành. Cả
một đời giáo hóa của Ngài không ngoài một
mục đích chính là muốn chỉ cho tất cả
chúng sanh nhận lại cái sẵn biết không
sanh diệt. Trong
Hiển tông ký, Ngài nói: “Tri tức biết
tâm không lặng, kiến tức thấy
tánh không sanh”.
Tâm không lặng, làm sao biết?
Tánh không sanh, làm sao thấy? Nếu nói biết
tâm không lặng có nghĩa là có một cái
tâm không lặng để biết. Nếu nói thấy
tánh không sanh là còn một cái
tánh không sanh để thấy. Như vậy có một cái biết để biết về
tâm không lặng, có một cái thấy để thấy về cái
tánh không sanh.
Vậy thì cái
tâm không lặng và cái
tánh không sanh đó là cái bị biết, bị thấy, là cái bên ngoài cũng giống như cái bình hoa này, thì nó đâu phải là
thể tánh chân thật đang thấy biết? Và thấy biết như vậy là còn có hai bên, là có chỗ cho tình thức
xen vào, là
sanh diệt huyễn hóa rồi, đâu có
giá trị gì để nói! Bây giờ biết
tâm không lặng là biết làm sao, thấy
tánh không sanh là thấy thế nào? Khi nghe nói biết
tâm không lặng thì quý vị đừng nghĩ có một cái
tâm không lặng để biết, mà biết
tâm không lặng có nghĩa là tâm mình rỗng lặng mà hằng biết, chứ không phải chìm vô trong cái không biết. Thấy
tánh không sanh là sao? Trong cái
bản tánh chân thật không cần khởi niệm, nhưng mà quý vị vẫn hằng thấy, đó là thấy
tánh không sanh, chứ không phải là có một cái
tánh không sanh để thấy. Thấy biết như
vậy thì mới thấu tột được chỗ Ngài
Thần Hội muốn chỉ cho
chúng ta.
Cũng trong
Hiển tông ký, Ngài
Thần Hội nói: “Vô niệm mà niệm, tức niệm
chân như.
Vô sanh mà sanh, tức sanh thật tướng”. Nếu quý vị đợi có niệm mới biết, đó là niệm của
sanh diệt. Trong khi
vô niệm mà quý vị vẫn rõ biết tất cả, đó là cái biết của
chân như. Trong cái
bản thể chưa từng
sanh khởi này, mà mình vẫn rõ biết một
cách sống động
rõ ràng, thì cái
sống động của không sanh đó, là cái sanh của
thực tướng chứ không phải là cái sanh của
sanh diệt. Quý vị thấy rõ cái
tri kiến Ngài
Thần Hội chỉ cho
chúng ta chưa? Trong tâm rỗng lặng mà hằng biết đó là tri, chứ không phải là đợi có cảnh mới biết.
Bản tánh vốn không sanh mà một điểm lừa mình cũng chẳng được, đó là cái thấy Ngài muốn chỉ, chứ không phải là cái thấy đợi có cảnh mới thấy. Như vậy, cái không đợi có cảnh mới biết, mới thấy mà hằng thấy biết thì đó là cái biết
chân thật. Đó là cái
tri kiến mà Ngài
Thần Hội muốn chỉ cho
chúng ta. Chỗ này không phải chỗ để hiểu, biện cho quý vị hiểu, để rồi mình khéo tu, khéo nhận, chứ không phải dùng cái hiểu rồi cho là nó. Quý Thầy biện cho quý vị biết, nhưng nên nhớ biện để cảm nhận, còn muốn đến đó thì mỗi người phải tự thầm khế hội, không nên nhận cái hiểu này làm cái biết kia thì nguy.
Các bậc
cổ đức có tạm chia ra làm 3 loại
phân biệt (3 loại biết):
- Thứ nhất là
căn thức: tức là
căn thức mới sanh ra theo niệm mà sanh
phân biệt.
- Thứ hai là
ý thức: Tức là
ý thức nhận biết suy lường
phân biệt.
Hai cái biết này là cái biết của
mê lầm,
hư vọng,
không thật.
- Thứ ba là cái biết của
chân tâm: là
chơn tâm ứng vật, như gương chiếu soi
hình tượng,
sáng suốt rõ ràng, giống như
phân biệt mà không phải là cái
phân biệt của
ý thức.
Lặng lẽ mà sáng biết thì tuy thấy biết rõ hết các cảnh mà không
khởi tâm phân biệt.
Như vậy là
chúng ta có ba cái biết hay sao? Tuy ba mà
một thể. Chỉ vì
quên mình mà lầm theo vật nên tạm chia ra làm ba để nhận lại thôi. Khi
trở về rồi thì chỉ là
một thể thanh tịnh sáng biết không động.
Trong
Ngữ Lục Tổ
Lâm Tế, Ngài cũng chỉ cho
chúng ta cái thấy biết này. Ngài nói: “Giả sử có
Văn Thù,
Phổ Hiền, mỗi vị đều
hiện thân đến hỏi pháp, vừa mở miệng thưa
Hòa thượng, tôi sớm biết rồi.
Huynh đệ vừa đến
gặp nhau, tôi đã trọn rõ, bởi vì chỗ thấy của tôi có riêng khác, ngoài chẳng trụ
phàm thánh, trong chẳng trụ
căn bản, thấy suốt trọn không nghi ngờ”. Quý vị thấy Ngài
Lâm Tế biết cái gì? Có phải là ngài có
thần thông không? Nếu nói Ngài biết được điều gì đó, là đợi có một cái gì bên ngoài mới biết thì đó là cái biết của
phàm phu sanh diệt chúng ta chứ không phải là cái biết của Tổ. Thông thường
con người chúng ta đợi có vật mới biết, không vật thì không biết. Nghĩa là mình
quen biết theo vật và chờ có vật mình mới biết, cho nên quên mất cái sẵn biết nơi chính mình.
Vì vậy khi nghe Tổ
Lâm Tế nói như thế thì
chúng ta liền nghĩ, chắc do Tổ có
thần thông nên
biết trước mọi điều. Đó là
chúng ta đem cái
hiểu biết loạn động của mình mà suy lường
tâm không động của Tổ, thì có đúng không? Bây giờ quý vị trả lại cái lặng mà biết đây thì sẽ thấy được chỗ Ngài
Lâm Tế biết. Đây là Ngài nói rõ chứ không phải quý Thầy
ngụy biện, Ngài nói: “Bởi vì chỗ thấy của tôi có riêng khác”, khác ở chỗ nào? Khác ở chỗ, cái thấy biết của Ngài bên ngoài chẳng trụ
phàm thánh. Tức là không trụ vào cái hai bên, không trụ vào cảnh đẹp hay cảnh xấu, không trụ vào phải hay quấy, cảnh thánh hay phàm, tức là Ngài đang lặng mà biết chớ không phải phóng tâm ra để biết, để kẹt trên những cái này. Ngài nói tiếp, bên trong không trụ
căn bản. Tức là Ngài không còn thấy có một cái để giữ mà sạch tất cả, vốn tự
lặng lẽ thênh thang mà hằng sáng biết khắp, thấy suốt trọn không một chút
nghi ngờ. Nếu quý vị còn thấy có cái gì đó để kềm giữ tức là chưa rời niệm thầm thầm
gìn giữ bên trong, đó là còn trụ
căn bản, còn kẹt, chưa thực sự
tự do tự tại. Khi Ngài
Văn Thù,
Phổ Hiền chưa đến Ngài biết, cái biết đó sẵn có nơi chính mình, chưa đến cũng đã sẵn biết tự thuở nào rồi. Nếu quý vị đợi đến mới biết thì đó là biết về một cái gì đó, là cái biết theo duyên, đó là mình mê. Như vậy, vật đến, vật đi, một điểm cũng không dối qua được cái
lặng lẽ sáng biết này. Bước vào mở miệng thì Ngài liền biết, không lầm, tại sao? Nếu
chúng ta ngầm đợi có đối tượng mới biết, đó là cái biết của
mê lầm, bị Ngài
Lâm Tế gạt. Còn nếu bên ngoài quý vị đừng trụ vào cảnh hai bên, bên trong quý vị buông luôn không thèm trụ giữ, thì ngay đó
toàn thể sáng biết
thênh thang trùm khắp. Khéo nhận lại thì đó là quý vị nhận được cái biết
chân thật mà chư Phật, chư Tổ muốn chỉ.
Bây giờ gút lại cái biết
chân thật để quý vị dễ nắm, dễ nhớ và
thực hành. Cái biết
chân thật là không động, sẵn biết, hằng biết. Như trong bài hô thiền canh một quý vị thường nghe: “Nếu biết
tâm tánh không tướng mạo, lặng yên chẳng động
tự như như”. Chỉ cần lặng yên không động thì tự nó là
như như, lặng đây là không thêm thì tự nó là
trùm khắp.
Ngài Bá Trượng nói: “Linh quang
chói sáng, vượt khỏi
căn trần, thể bày chơn thường, không cuộc văn tự”. Tại sao vượt khỏi căn trần? Mình có nguồn linh sáng rỡ, vượt lên trên
căn trần, tức là không cần đợi có vật mới biết mà hằng biết,
bản tánh nó không nhiễm mà vốn tự
viên thành, sẵn như vậy, nhưng chỉ vì mình quên nên không
nhận ra, nhớ lại thì nó ngay đây, vốn tự tròn đầy từ
hồi nào tới giờ. Chỉ vì
chúng ta theo
vọng duyên bên ngoài mà
bỏ quên nó. Bây giờ lọc ra, chỉ cần không theo
trần cảnh, không thấy biết theo cảnh thì tánh thể thấy biết
chân thật không động
hiển hiện rờ rỡ
rõ ràng. Cho nên Ngài nói tiếp: “Tâm
tánh không nhiễm, vốn tự
viên thành. Chỉ lìa
vọng duyên, tức
như như Phật”.
Như vậy, cái biết
chân thật là cái lặng sáng mà hằng biết, vật đến liền biết, vật đi cũng đang biết. Tất cả cảnh vật có đến, có đi nhưng không ra ngoài tánh sáng biết
chân thật đó. Nhận và sống với cái biết đó thì
hằng ngày mình vẫn hằng biết mà không động. Mình không cần động, không cần
sanh khởi mà vốn hằng biết. Nhận và sống như vậy là
chúng ta đang sống bằng
thể tánh chân thật nơi mỗi người.
Cổ đức có nói: “Tri chi
nhất tự, chúng diệu chi môn”, tức là một cái biết này là cửa vào của bao nhiêu thứ
mầu nhiệm khác. Bao nhiêu
thần thông diệu dụng, bao nhiêu
thiền định trí tuệ, bao nhiêu sự
linh diệu thù thắng đều không rời ngoài tâm sáng biết này. Quý vị nhận và sống ngay cái này thì tất cả những cái khác đều từ nơi này mà có ra, chứ không phải tìm cái gì bên ngoài đem vào. Ngài
Khuê Phong Tông Mật nói: “Người
đốn ngộ tự tâm xưa nay thanh tịnh (tức là người nhận được
tâm chân thật này thì tâm đó vốn tự
thanh tịnh, không động, không có
phiền não), trí tánh
vô lậu sẵn tự đầy đủ, tâm này tức là Phật,
cứu cánh không khác, y đây mà tu tức gọi thiền
tối thượng thừa, cũng gọi là thiền
Như Lai thanh tịnh, cũng gọi là
Nhất hạnh tam muội. Đây là
căn bản của tất cả
Tam Muội, nếu người hay
niệm niệm tu tập tự nhiên dần dần được trăm ngàn
tam muội khác”. Quý vị thấy trăm ngàn
thần thông diệu dụng của Phật đều từ một
tâm thanh tịnh mà có ra, cho nên
chúng ta tu Phật là nhận và sống ngay nơi chỗ này thì tất cả những cái khác đều từ cái này mà có. Chỉ cần nhận cái gốc này thì những cái kia tự có chứ không phải cầu để có. Nếu
chúng ta tỏ nhận được CÁI GỐC này và sống
trọn vẹn, không xen hở, thì
dần dần cũng được trăm ngàn
Tam Muội và các
diệu dụng không khác
đức Phật.
Nãy giờ quý vị nghe có hiểu không? Bây giờ không cho hiểu nữa, khéo nhận thì nhận ngay, không
suy nghĩ,
suy nghĩ thì liền sai.
Thiền sư Duyên Quán ở Lương Sơn một hôm có thầy
tri viên hỏi:
- Khi giặc nhà khó giữ thì thế nào?
Sư đáp:
- Biết được chẳng phải là
oan gia.
Giặc nhà là quý Ngài ngầm chỉ cho
vọng tưởng phiền não nơi mỗi người. Khi mình tu,
vọng tưởng nhiều quá, mình chặn không nổi thì phải làm sao? Thì chỉ cần biết được nó rồi, thì nó không phải là giặc của mình nữa. Ngài không bắt mình phải dẹp niệm, chi cần biết nó thôi, thì nó không còn là giặc trong nhà nữa. Nếu còn có tâm muốn cho vọng hết
thì thầm chấp cho nó là thật, nên muốn đuổi nó đi, mà nhiều quá thì không chịu nổi, phải nhờ người chỉ dạy. Đem tâm ra xem coi, tìm không được, liền
biết vọng không thật có. Khi vọng khởi kéo dây, kéo nhợ, thì quý vị đừng
can thiệp trên nó, chỉ cần biết nó là đồ giả, không
quan tâm. Ngay khi quý vị không
can thiệp trên nó, chính là quý vị đang tự sáng biết mà không biết theo nó. Cho nên nó có quyền đến và đi, mà mình vẫn đang là toàn
một thể sáng biết không động, thì có gì phải bỏ. Biết nó là giả, là đối tượng thì bao nhiêu vọng không
quan tâm, chỉ cần mình lặng mà tự sáng biết, không biết theo nó, không biết trên nó, không
tác ý thêm, thì không còn nền tảng cho niệm, thì nó có
dính dáng gì đâu. Nền tảng của niệm đặt trên
ý thức, mình không thèm
để ý thì nó yên. Còn chỉ cần khởi nghĩ sao nhiều quá, thì đó là có
điều kiện cho nó vin và nó đua nhau
sanh khởi.
Cuối cùng, không cần dẹp, chỉ cần lặng mà sáng biết đây thì liền xong. Cho nên
Lục Tổ nói: “Không sợ vọng khởi, chỉ sợ giác chậm” là vậy.
Thầy
tri viên hỏi tiếp:
- Sau khi biết được rồi thì sao?
Ngài
Duyên Quán nói:
- Biến nó đến nước
vô sanh.
Đây chính là chỗ
Đức Phật nói “Độ tất cả
chúng sanh vào
vô dư Niết Bàn mà không thấy có
chúng sanh thật được diệt độ”, khi lặng mà sáng biết thì đừng khởi tìm thêm gì, đừng làm thêm
gì nữa, an liền ngay đó thì
thể tánh thênh thang hiện bày.
Thầy
tri viên hỏi tiếp:
- Đâu không phải là chỗ y an thân lập mạng?
Nếu
chấp nhận an ổn ngay đó thì chưa phải là chỗ
rốt ráo cuối cùng.
Coi chừng trong đó chưa
vượt qua khỏi cái
thức thần nó ngầm ngầm
lưu chuyển, nhưng vì nhỏ nhiệm quá mình không biết rồi tưởng đó là chỗ
rốt ráo của đạo là sai. Vì
thức thần còn thì còn có cớ cho niệm
sanh khởi trở lại. Cho nên Thầy
Tri viên mới nói, đó không phải là chỗ mà giặc (niệm) vẫn còn ẩn núp trong đó hay sao?
Ngài Duy Quán nói:
- Nước chết không chứa được rồng.
Tức là dù cho quý vị có
đạt được chỗ
vô sanh đó rồi và an trong đó, vẫn còn thấy có một cái
vô sanh để thầm thầm giữ nó, chưa có một cơ sống dậy thì vẫn chưa được
tự tại, chưa phải là trí chiếu phá
sanh tử. Đó là đầu sào trăm trượng, là chỗ các
Thiền sư quở trách,
không chấp nhận. Cho nên ngài
Duyên Quán nói: “Nước chết không chứa được rồng”.
Thầy
tri viên hỏi tiếp:
- Thế nào là nước sống chứa được rồng?
Ngài
Duyên Quán nói:
- Dấy mòi không phải sóng.
Đang lặng mà sáng biết, cái biết này không phải
ý thức cho nên nó không phải là sóng nhấn chìm mình trong biển
sanh tử. Ngay
bản tánh sáng biết
thanh tịnh tuyệt đối, không động nhưng rất mực
sống động. Cái đó không phải là cái
sanh diệt. Không phải làm gì cho nó được
an định mà
bản chất nó vốn là tự tịnh, tự định, nhưng
sống động, rờ rỡ,
sáng ngời.
Thầy
tri viên hỏi tiếp:
- Bỗng khi đầm nghiêng, nước đỗ thì thế nào?
Tuy nói dậy mòi không phải sóng. Nhưng hôm nay ngồi đây còn bàn trên
ngôn ngữ là còn trên
sự tướng, còn một chút mòi, một chút nước, một chút sóng. Giờ đầm nghiêng nước đổ, tức là dẹp hết
sự tướng, bặt đường nói năng, rồi thì sao, còn có chỗ để nói không? Khi dẹp hết
sự tướng rồi, chỉ như thế mà quên sở đắc, quên chỗ ngộ, đừng trụ nữa, như thế mà sạch luôn, tiêu mất nước, tiêu mất mòi, tiêu mất sóng, không còn một
bóng dáng khái niệm, bặt đường
ngôn ngữ, không còn chỗ nói năng thì cái gì là cơ sống động?
Ngài
Duyên Quán bước xuống giường thiền nắm đứng lại bảo:
- Chớ nói ướt góc
ca sa của lão tăng!
Trong đây, nếu vừa chần chừ, chưa vượt khỏi khái niệm, còn một
mảy may trần tư niệm lự là phàm là thánh thì nước tràn ngập đầu, nhấn chìm
trở lại trong biển lớn
sanh tử liền. Đối với
Thiền sư Duyên Quán thì đi trên mòi, lướt trên sóng mà chéo áo
ca sa cũng không dính chút nước. Do đó Ngài
bước xuống tòa ra tay liền. Đó là cơ
sống động rất
đặc biệt của Ngài.
Ở trên đã giảng nói hết rồi, đến đây không phải là chỗ để giảng nói cho quý vị hiểu nữa. Đến chỗ
rốt ráo rồi thì phải bặt hết dấu vết của tâm, không có chỗ cho tình thức chen vào. Và cái sau đó là cái tự sống dậy, không phải làm thêm gì vào trong đó. Không còn ngồi đó mà luận là BIẾT và KHÔNG BIẾT nữa. Đây là chỗ mà mỗi người phải khéo nhận và sống. Nhận và sống được như
vậy thì hằng ngày mình vẫn làm, vẫn ăn, vẫn
sinh hoạt mà
đời sống của mình không hề bị nhiễm. Ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ khi nào, làm bất cứ điều gì cũng là đạo hết.
Đây chính là điểm
đặc biệt của
đạo Phật. Khi mê, mình quên mất tánh giác biết này, bây giờ không theo cảnh nữa thì cũng nhận ngay cái giác biết này. Mê là quên cái
chân thật này, ngộ là nhận lại cái sẵn nơi mình. Khi chuyển được cái gút này thì đạo là cuộc sống
bình thường hằng ngày chứ không phải làm cái gì khác thường. Vì thế,
Tổ Bá Trượng nói với ngài Qui Sơn: "Ngộ rồi đồng chưa ngộ,
không tâm cũng không pháp". Người thật sự nhận chân
rõ ràng rồi thì không còn nói có biết hay không biết, mà cuộc sống thường nhật chính là đạo.
Thiền sư Triệu Châu hỏi
Thiền sư Nam Tuyền Phổ Nguyện:
- Thế nào là đạo?
Nam Tuyền đáp:
-
Tâm bình thường là đạo.
- Lại có thể nhằm tiến đến chăng?
- Nghĩ nhằm tiến đến là trái.
- Khi chẳng nghĩ làm sao biết là đạo?
- Đạo chẳng thuộc biết và chẳng biết, biết là vọng giác, không biết là
vô ký. Nếu thật đạt đạo thì chẳng nghi,
ví như hư không thênh thang rỗng rang đâu thể gắng nói phải quấy?
Ngay câu nói này, Ngài
Triệu Châu ngộ lý.
Đến chỗ
cuối cùng không còn khái niệm chỉ là
bình thường thì
đâu đâu cũng là
Phật pháp.
Phật pháp là cái sẵn có ngay trong
sinh hoạt hằng ngày của mỗi
chúng ta. Ngài
Văn Ích Pháp Nhãn khi đến
tham học với Ngài
Quế Sâm, trình
kiến giải nói
đạo lý hơn một tháng mà Ngài
Quế Sâm đều nói: “Phật
pháp không phải thế ấy”.
Cuối cùng, không còn gì để nói nữa, Ngài
Pháp Nhãn thưa: ‘Bạch Thầy, con đã hết lời cùng lý rồi”. Ngài
Quế Sâm khêu nhẹ: “Nếu luận về
Phật pháp thì tất cả hiện thành”. Ngài
Văn Ích Pháp Nhãn ngay đó
đại ngộ.
Thiền sư gạn nhiều là bởi cái
phân biệt của mình sâu dầy quá. Gạn cho
đau khổ tột cùng để khô kiệt cái
phân biệt kia đi. Trong chỗ tình thức dứt bặt đó, chỉ cần khơi một chút thì liền sống dậy. Tới đó,
đâu đâu cũng là
Phật pháp. Mặc áo, ăn cơm, đi đại, đi tiểu trong tất cả
sinh hoạt hàng ngày, làm gì cũng không ra ngoài
Phật pháp,
Phật pháp lúc nào cũng
hiện tiền. Cho nên khác với tất cả các
bộ kinh đại thừa khác,
hình ảnh đức Phật đã
xuất hiện vào đầu
Kinh Kim Cang rất gần gũi,
bình dị mà
đạo lý vô cùng. “Đến giờ ăn,
Đức Thế Tôn đắp y mang bát vào thành theo thứ lớp đi
khất thực.
Khất thực xong
trở về chỗ ngồi thọ thực. Thọ thực xong
thu xếp y bát, rửa chân, trải tòa ngồi...”. Thấy như là những
sinh hoạt bình thường hằng ngày chúng ta vẫn làm, nhưng ánh sáng
giác ngộ hiển hiện sáng ngời trong từng
cử chỉ của đấng đã
giác ngộ. Sống
trọn vẹn bằng tánh giác lặng mà sáng biết đó, thì trong bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì cũng đều là
Phật pháp, không hề thiếu vắng.
Từ trên chư Phật đến các
đệ tử của Ngài lập bày nhiều
phương tiện giáo hóa dẫn dắt người sau, nhưng không ngoài một
mục đích là chỉ cho tất cả
chúng ta nhận lại cái thấy biết Phật nơi chính mình. Mừng
Phật đản sanh, không gì
thiết thực hơn là
chúng ta cần phải tin, hiểu, khéo nhận và sống cho được với cái
chính yếu mà
đức Phật đã chỉ dạy. Được như vậy,
chúng ta mới xứng đáng là một người
đệ tử học theo đạo
giác ngộ của
đức Phật. Đó chính là món quà xứng đáng mà
chúng ta dâng lên
cúng dường Ngài trong ngày
lễ kỷ niệm đức Phật đản sanh.