CHƯƠNG TÁM
BƯỚC CHÂN THỨ TÁM LÊN ĐƯỜNG THỰC HIỆN
VIỆC TRỞ VỀ SỰ IM LẶNG:
SỰ CHUYỂN ĐỘNG TOÀN DIỆN CỦA TÂM THỨC
TRONG HƯỚNG ĐI CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM
GIỮA CÁC TƯ TRÀO VÀ TRONG BỐI CẢNH
CỦA XÃ HỘI TÂY PHƯƠNG HIỆN NAY.
I. Phật Giáo Việt Nam, Chính Trị, Lịch Sử và Chủ Nghĩa Hư Vô Quốc Tế.
II. “THỰC TẾ” là gì ? Ý Nghĩa của “THỰC TẾ” Trong Phật Giáo. I. PHẬT GIÁO VIỆT NAM, CHÍNH TRỊ, LỊCH SỬ VÀ CHỦ NGHĨA HƯ VÔ QUỐC TẾ.
Với tất cả nỗi
vui mừng và lòng
xúc động ít khi xảy ra
trong đời sống quá máy móc của
xã hội Tây phương hiện nay, tôi xin kính chào
toàn thể các tiểu bang Huê Kỳ hiện đang có mặt tại đây để cùng nhau
thảo luận và nhất là
quyết định những
vấn đề trọng đại của
Phật giáo và của Quê hương
Việt Nam.
Thể tính có một
đại hội là
quyết định, chứ không phải chỉ là hội thảo
lý luận liên miên chung quanh những đề tài tạo ra do óc tưởng tượng
bệnh hoạn của những người đánh mất
thể tính của
Phật Giáo và
thể tính của Quê hương. Hơn nữa,
đại hội tôn giáo, nhất là
Phật Giáo thì không thể nào giống như một
đại hội chính trị, vì chính
Phật Giáo quyết định thể tính của chính trị. Đó là bài học thứ nhất của
Phật Giáo, nhất là
Phật Giáo Việt Nam, mà tất cả
chúng ta có
sứ mạng tối cao rao truyền giữa sự sụp đổ
toàn diện của nền
văn minh hiện nay.
Khoa học chính trị và những
thể chế chính trị đều
xuất phát từ
triết học Hy Lạp (nhất là từ Platon và Aristote). Và ngay cả từ lòng sâu thẳm của
Tư Tưởng Hy Lạp,
thể tính của chính trị, cái Ousia của Polis, là nhận cho ra nơi lưu trú (Topos) của sự cộng sinh tính thể (Synousia) của cái con vật được
quyết định bởi Tiếng Nói, tức là
con người con vật chính trị, tức là con vật được lưu trú chung nhau trong một thị
tứ tính thể luận (Polis Ontologique), tức là
phương sở (Topos) cho sự
Xuất Hiện, Bùng Vỡ của
Chân Lý (theo nghĩa Hy Lạp, Alétheia), cái gì đó giựt đứt xé rách ra ngoài sự
che đậy uyên nguyên (Léthé) và trả
con người trở lại thể tính con người, trả về quê hương
trở về thể tính của quê hương.
Bài học thứ nhất mà
Đức Phật đã dạy cho
chúng ta (nhất là
chúng ta những
Phật tử Việt Nam) là
Phật Giáo quyết định Chính Trị (tôi nói:
Phật Giáo, chứ không nói đến những
tôn giáo khác, và
Phật Giáo khác những
tôn giáo khác ở điểm đầu tiên, tức là điểm này),
toàn thể Lịch Sử Việt Nam đã
chứng minh điều đó (và cái gì
chứng minh cho
Lịch Sử cũng chính là
Phật Giáo, vì
Phật Giáo không phải là một
tôn giáo có
tính cách lịch sử, nhưng
trái lại những
tôn giáo khác đều là
tôn giáo có
tính cách lịch sử).
Bài học thứ hai mà
chúng ta, những
Phật tử Việt Nam, là
Phật Giáo quyết định lịch sử, tất cả mọi môn sử học, đều được
quyết định bởi
ý niệm căn bản về
Thời Gian, và
thể tính của
thời gian là chính tính thể;
thể tính của tính thể là cái LÀ (Tó òn), và
thể tính của cái đang là là cái KHÔNG LÀ (tó mé òn); từ mấy ngàn năm, tất cả các tư trào
Tây phương và
Đông phương cứ hội thảo
hý luận liên miên lẫn quẩn loay hoay giữa cái Là và cái Không Là, từ Aristote
cho đến Hegel và Karl Marx, từ Anaximandre
cho đến ngày hôm nay, tất cả
triết học, tất cả trào lưu
tư tưởng chỉ
quanh quẩn trong mê cung
vô cùng tận của cái có, và cái không, của cái là và cái không là, và từ đó
con người không còn biết ăn nói cho đàng hoàng,
con người từ con vật biết nói
biến thành con vật
ba hoa mồm mép lãi nhãi, ham rủ rê nhau hội thảo hội họp đánh mất Tiếng Nói
Chân Thực; chính trị không ra chính trị,
tôn giáo không ra
tôn giáo, miệng thì cứ nói Quê Hương và Dân Tộc hoặc
Đạo Pháp và Dân Tộc, nhưng không cái gì ra cái gì, tất cả đều
trở thành ba hoa lãi nhãi người ta tỏ vẻ
nghiêm trọng tha thiết
thảo luận cái này hay cái kia, nhưng thực sự thì không ai thực sự
để ý ai, không ai thực sự dám
sống chết với cái mình nghĩ, cái mình nói và cái mình sống.
Tất cả nẽo đường đều mất lối, tất cả mọi
giá trị đều bị
đảo ngược, đó là
Chủ Nghĩa Hư Vô mà
Việt Nam hiện nay đang bị
thống trị. Đó là bài học thứ ba mà
chúng ta, những người
Phật tử Việt Nam, phải rao truyền ở
xã hội Tây phương:
Phật Giáo phá vỡ tất cả loại
hình thức chủ nghĩa hư vô quốc tế.
Tôi xin lập lại ba bài học
Đức Phật đã dạy cho
chúng ta mà
chúng ta có thể
mang đến cho
xã hội Tây phương:
·
Phật Giáo quyết định chính trị;
·
Phật Giáo quyết định lịch sử;
·
Phật Giáo quyết định thể tính của
Chủ Nghĩa Hư Vô Quốc Tế.
II. “THỰC TẾ” là gì ? Ý Nghĩa của “THỰC TẾ” Trong Phật Giáo.
Người ta có thể trách tôi
trừu tượng triết lý viễn vông
xa lìa thực tế. THỰC TẾ!
THỰC TẾ,
THỰC TẾ là gì ? Chính vì hiểu sai mấy chữ
Thực Tế mà nước
Việt Nam đã bị lường gạt và ru ngũ và hiện nay đang đưa cả dân tộc xuống chỗ sụp đổ
toàn diện. Tôi xin
cung kính nhắc lại cho quý vị biết rằng Karl Marx vẫn là một
triết gia (dù Marx tự cho là đã
vượt qua mọi
triết học truyền thống). Và có ai ngờ chính cái anh
triết gia trừu tượng dù tự nhận là
cụ thể, tên là Marx, đã đưa quê hương
Việt Nam đến
tình cảnh hiện nay. Tôi muốn
trở về chữ
THỰC TẾ trong
Phật Giáo,
THỰC TẾ, chữ Phạn gọi là Bhùtakoti, cái
biên tế của sự thực; trong
Bát Nhã Phật Giáo, một vị
Bồ Tát không nên bao giờ lưu trú lại với
Thực Tế, và
Thực Tế của
Phật Giáo là
Thực Tế của mọi
thực tế chính trị,
lịch sử và mọi
chủ nghĩa. Đó là bài học thứ tư của
Đức Phật mà
chúng ta có thể
mang đến cho
xã hội Tây phương.
Hướng đi của
Phật Giáo Việt Nam là Đi Tới
Giác Ngộ, đi tới sự
Tỉnh Thức. Mà
Giác Ngộ Tỉnh Thức có nghĩa là
thể hiện thực hiện một Sự
Quyết Định Vĩ Đại Nhất của
kiếp người, một
đại Thệ Nguyện cho tất cả
chúng sinh; trong bất cứ mọi
trường hợp nghịch cảnh lớn lao nhất vẫn như
bất động, với
lòng từ bi
vô biên và với trí
Bát Nhã vô hạn, tự
giải thoát mình và
giải thoát tất cả
chúng sinh, vì mình là
chúng sinh.
Giác ngộ,
vì lợi ích cho tất cả
chúng sinh. Đó là
Phát Bồ Đề Tâm.
Xã Hội Tây phương hiện đang rơi vào những cơn khủng hoảng ở đủ mọi bình diện, giữa các trào lưu
tư tưởng triết lý,
ý thức hệ của
nhân loại. Hướng Đi của
Phật Giáo Việt Nam là
Quyết Định Đi tới
Giác Ngộ,
Quyết Định Đi tới
Nhất Thiết Chủng Trí. Nhìn tới
gương sáng của
Phật Giáo Thiền Tông Nhật Bản và hiện nay của
Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng, và nghĩ tới
ảnh hưởng to lớn vĩ
đại quyết định của Thiền Nhật và Mật
Tây Tạng đối với tất cả trào lưu khoa học,
triết học, nghệ thuật của
xã hội Tây phương,
Phật Giáo Việt Nam quyết định tiếp tục thể tính trung thực của mình (vừa Thiền vừa Mật vừa Tịnh, vừa
Nguyên Thủy, vừa
Đại thừa và
Kim Cang thừa) để
soi sáng con đường trở về quê hương và để đem lại sự
an bình, bình thản
tâm linh cho
Tây phương. Đó là điều tôi cho rằng không thể nào một
Đại Hội Phật Ciáo không
quyết định, thay vì cứ
quanh quẩn chuyện
vô minh, như ai là hội chủ, ai là
chân tu,
quy chế phải như thế nào,
biểu quyết ra làm sao, tất cả mọi
tranh luận chia năm xẻ bảy kết bè lập nhóm mà tôi cho rằng
đáng khinh bỉ, và
ngu xuẩn, tất cả những thứ ấy đáng cho
đại hội liệng vào sọt rác chính trị và
lịch sử.
Nam Mô A Di Đà Phật Om Mani padmé Hum.
(
Tham luận đọc vào ngày chủ nhật 23-12-1984 tại
Thiền Viện QuốC Tế Los Angeles International
Buddhist Meditation Center vào dịp
Đại Hội Khoảng
Đại Kỳ IV của Tổng Hội
Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
tổ chức tại Los Angeles, Calitomia-USA)