CHƯƠNG HAI
BƯỚC CHÂN THỨ HAI ĐẢO NGƯỢC TRỞ VỀ SỰ IM LẶNG.
SỰ CHUYỂN ĐỘNG TOÀN DIỆN CỦA TÂM THỨC TRONG
ÁNH SÁNG BẤT TẬN CỦA PHẬT A DI ĐÀ
I. Một Lòng Không Xao Động
II. Tâm Có Nghĩa Là Gì ?
III. Tâm (Citta) Trong Tư Tưởng Bát Nhã Phật Giáo
IV. Cái Tâm (Citta) Trong Kinh Điển Pàli
V. Thế Nào Là Loạn Tâm VI. Nhất Tâm Bất Loạn Là Gì ?
1. MỘT LÒNG KHÔNG XAO ĐỘNGPhật
A Di Đà là ai ?
Đức PHật hỏi ônG
Xá Lợi Phất: "Vì sao
Đức Phật ấy có tên là
A DI Đà ? (
Xá Lợi Phất, ư nhữ ý
vân hà, bỉ Phật hà cố hiệu A Dl Dà ?). Rồi
Đức Phật trả lời giải thích: “Này
Xá Lợi Phất,
Đức Phật kia có được luồng ánh sáng
rực rỡ vô cùng tận, chiếu thấu suốt cả
mười phương trời đất, không có một nơi nào bị
chướng ngại ngăn vướng, vì thế
Đức Phật ấy mới được gọi
A DI ĐÀ.” (
Xá Lợi Phất, bỉ
Phật quang minh
vô lượng, chiếu
thập phương quốc,
vô sở chướng ngại,
thị cố hiệu vi
A DI ĐÀ). Chẳng những thế,
Đức Phật lại nói tiếp: “Lại nữa, này
Xá Lợi Phất,
Đức Phật A DI ĐÀ có sự sống
trường thọ vô cùng tận, đến
vô lượng vô biên A tăng kỳ kiếp, cả đến
nhân dân ở cõi nước Ngài cũng
thọ mệnh vô lượng vô biên như vậy, vì thế Ngài có tên là
A Di Đà. (Hựu
Xá Lợi Phất, bỉ
Phật thọ mệnh, cập kỳ
nhân dân,
vô lượng vô biên A tăng kỳ kiếp, cố danh
A DI ĐÀ). Sau cùng
Đức Phật nói rõ thêm rằng
Đức Phật A DI ĐÀ thành Phật đến nay đã được mườí kiếp rồi (
Xá Lợi Phất,
A DI ĐÀ Phật,
thành Phật dĩ lai ư kim
thập kiếp).
Trong một đoạn kinh quan trọng theo
tiểu bản chữ Phạn Sukhàvatì-Vyuha do Max Mueller xuất bản,
Đức Phật có dạy
chúng ta như vầy: “Bất cứ người nam hay người nữ nào thuộc
gia đình đàng hoàng, mỗi khi kẻ ấy được nghe
danh hiệu của Phật
A DI ĐÀ, rồi giữ
mãi danh hiệu ấy trong
tâm trí mình, và với một lòng không
xao động tán loạn, kẻ ấy vẫn
gìn giữ hoài hoài, nhớ tưởng hoàl hoài đến
danh hiệu Phật
A DI ĐÀ trong một đêm, hai đêm, ba đêm, bốn đêm, năm đêm, sáu đêm hoặc bảy đêm liền, lúc kẻ ấy
lìa bỏ cuộc đời này, trong giây phút
cuối cùng lâm chung kẻ ấy sẽ được thấy Phật
A DI ĐÀ hiện ra đứng trước đó cùng với
chư Thánh Chúng. Kẻ ấy sẽ
lìa bỏ cuộc đời với
tâm hồn thanh bình thanh thản.
Sau khi chết rồi, kẻ ấy sẽ được sinh nơi
thế giới Cực Lạc (Sukhàvatì) nơi cõi nước của Phật
A DI Đà.” Bản dịch chữ Tàu của
Cưu Ma La Thập thì cũng giống bản chữ Phạn, chl khác một điều là “đêm” thì
Cưu Ma La Thập dịch cho thông nghĩa là “ngày” (
Xá Lợi Phất, nhược hữu
thiện nam tử,
thiện nữ nhân, văn thuyết
A Di Đà Phật,
chấp trì danh hiệu, nhược nhất nhật, nhược nhị nhật, nhược tam nhật, nhược
tứ nhật, nhược ngũ nhật, nhược lục nhật, nhược thất nhật,
nhất tâm bất loạn, kỳ nhân lâm
mệnh chung thời
A Di Đà Phật dữ
chư Thánh Chúng,
hiện tại kỳ tiền; thị nhân chung thời, tâm bất
điên đảo,
tức đắc vãng sinh A Di Đà Phật Cực Lạc quốc độ).
Trong đoạn kinh quan trọng này,
chúng ta nên giữ lại những chữ quan trọng nhất sau đây: “chấp
trì danh hiệư”, “tức đắc
vãng sinh A DI ĐÀ PHẬT Cực Lạc Quốc Độ”. Tất cả
tinh túy của Pháp Tu
Tịnh Độ nằm gọn trong những chữ ấy. “Chấp
Trì Danh Hiệư” là
quyết lòng chuyên tâm gìn giữ hoài hoài tên hỉệu Phật
A Di Đà, không lúc nào không niệm “Nam Mô
A Di Đà Phật” (tiếng Phạn là: Namo mitàbha-Buddhàya). Điều quan trọng nhất lúc nói, gọì thầm hay niệm ra tiếng,
xưng danh hiệu Phật
A Di Đà thì phải “một lòng không
xao động tán loạn” (
Nhất Tâm Bất Loạn), “lòng không
điên đảo tráo trở” (Tâm Bất
Điên Đảo).
Nhất tâm bất loạn, tâm bất
điên đảo ở đây chính là “Bất Nhị Tâm” hiểu trên bình diện
chân đế, vượt ra ngoài loạn và
bất loạn, vượt ra ngoài
điên đảo và bất
điên đảo; nhưng đứng trên bình diện
thế gian ngũ trược (
kiếp trược,
kiến trược,
phiền não trược,
chúng sinh trược, mệnh trược) thì “bất nhị tâm” được hiểu qua
ngôn ngữ bình thường là “nhất tâm bất loạn”, “tâm bất điên đảo”. Thế nào là “Nhất Tâm Bất Loạn” (một lòng không
xao động tán loạn, rời rạc,
lộn xộn) ?
Trước hết
chúng ta phảì hiểu “Tâm” có nghĩa là gì ? Rồi sau đó, “loạn tâm” là gì ? Sau cùng "Nhất Tâm Bất Loạn" là gì ?
2. TÂM CÓ NGHĨA LÀ GÌ ?
Chữ “Tâm” là một chữ bao trùm mọi
ý nghĩa và mọi phản nghĩa. Muốn nói về chữ “Tâm” cho đầy đủ thì không khác gì phải đọc lại tất cả Kinh và Luận của tất cả
tông phái Phật giáo. Nơi đây, tôi chỉ xin giởi hạn lại đề tài trong những điểm
trọng yếu cần
nhấn mạnh để làm
sáng tỏ ý nghĩa “Nhất Tâm Bất Loạn” trong việc “Chấp
Trì Danh Hiệư” mỗi khi mình niệm “NAM MÔ
A DI ĐÀ PHẬT”. Người Tàu dùng chữ “Tâm” để dịch chữ Phạn “Citta” qua bao nhìêu chữ khác nghĩa lẫn nhau, chẳng hạn như trong Anh ngữ: “mind heart, consciousness, awareness, thought, conception, spirit, soul, emotion, mood, sensation, idea, mentation, intellection, intelligenee, thinking, cogitation...”
Chữ “Citta” trong
Phật giáo có tất cả
ý nghĩa trên và có tất cả những
ý nghĩa đa dạng khó
phân biệt dứt khoát như ba chữ tương nghĩa trong tiếng Hy Lạp thời Homère như “psyché”, “noos”, “thymos” (xin đọc chương nhất quyển Die Entdeckung des Geistes của Bruno Snell, 1948). Hai chữ Hy Lạp “psyché” và “nous” trong triết lý của Platon và Aristote cũng không
diễn tả hết một chữ “Citta” trong kinh Phật, và tất cả
Triết học Tây phương từ
Thượng Cổ Hy Lạp
cho đến Thần Học Kinh Vỉện
Thiên Chúa giáo thời Trung Cổ,
cho đến Triết học cận đại và
hiện đại Tây phương cũng không có chữ nào tương đương để dịch chữ “Citta”.
Chỉ có một chữ Hy Lạp
duy nhất của một
tư tưởng gia
duy nhất và vĩ đại nhất của Hy Lạp và của cả toàn triết lý
Tây phương, đó là chữ “psyché” của Héraclite. Chỉ có
ý nghĩa đặc biệt của chữ này trong
tư tưởng của Héraclite mới
diễn đạt được chữ “Citta” trong
Phật giáo. Héraclite, kẻ
đồng thời với
Đức Phật, đã đem đến chữ “psyché” một
ý nghĩa hoàn toàn mới lạ và khác hẳn
ý nghĩa mơ hồ của Homère, và từ Platon và Aristote
cho đến thế kỷ XX;
ý nghĩa đầu tiên mà Héraclite đã khai mở trong chữ “psyché” đã bị hiểu sai và bị
giới hạn tầm thường trong những
ý niệm như “'linh hồn,
tâm hồn,
tâm linh,
tâm thức,
tâm trí,
vô thức, tiềm thức”, sự
sai lầm lớn lao nhất và
trầm trọng nhất
trong lịch sử tư tưởng của
nhân loại là cái khoa học mà người ta gọi là “Tâm lý học”, “Phân tâm học”, “Tâm bệnh học”,
vân vân.
Chữ “psyché” (trong cái gọi là “Psychologie”, “Psychanalyse”, “Psycho-pathologie”,
vân vân), tất cả những khoa học này đã
bóp méo vặn vẹo cái “tâm” trong
ý nghĩa ngộ nhận xuyên tạc về chữ “psyché” theo nghĩa
nguyên thủy của Héraclite và
biến đổi “psyché”, thành ra một “đối tượng khảo sát”, mà chính
bản chất của “đối tượng” ấy
hoàn toàn không phải là một
hữu thể khả dĩ xác định được bằng guồng máy
ý niệm của
triết học và khoa học.
Sở dĩ tôi nhắc lại
tư tưởng Tây phương ở đây là để
chận đứng những lối
giải thích nông cạn về
Phật giáo, về
Pháp môn Tịnh độ, về
Duy thức học, về
Thiền học, những lối
giải thích phát xuất từ những khoa học mất nền tảng của
Tây phương như “Tâm lý học”, “Phân tâm học”, “Tâm bệnh học” mà nhiều nhà
Phật học Tây phương cũng như nhiều nhà
Phật học Đông phương đã hớn hở
áp dụng một cách
hăng hái trong việc
tìm hiểu phân tích chữ “tâm” trong
Phật giáo (điển hình
tai hại là Jung và Erich Fromn, có dịp sẽ đề cập). Người
khám phá đầu tiên và
cuối cùng tất cả tinh thể
bí mật của “Tâm” (Psyché)
trong suốt dòng
Lịch Sử Tư Tưởng Triết Học Tây phương gần 2.500 năm, đó là
tư tưởng gia
bí mật nhất của
Tây phương Héraclite. Chỉ có hai câu sau đây thôi của Héraclite cũng đủ xô đẩy tất cả
tâm lý học, phân
tâm học, tâm bệnh học,
vân vân, rơi kẹt vào
tuyệt lộ.
“Người không thể bao giờ
tìm thấy được những sự tận cùng của Tâm (Psyché), dù người có đi
tìm kiếm khắp mọi nẻo đường cái Thông Lý Tí nh (Lógos) của Tâm (Psyché) thì quả là Hố Thẳm” (câu thứ 45, sắp loại theo Diels).
“Cái Tâm (Psyché) có cái Thông
Lý Tính (Lógos) tự huân trưởng lên” (câu thứ 115).
Chữ “Psychologie”
xuất phát từ chữ “Psyché” và “Lógos”. Muốn hiểu nổi hai câu trên của Héraclite thì phải
bỏ ra ít nhất hai chục năm để học Triết lý
Tây phương và phải đốt hết tất cả những quyển sách về
Tâm lý học và
Triết học và Luận lý học.
3. TÂM (CITTA) TRONG TƯ TƯỞNG BÁT NHÃ PHẬT GIÁO
Trong kinh
Bát Nhã Prajnapàramità Ratnaguna-samcayagàthà,
chúng ta thấy rằng
chúng ta không bao giờ có thể nắm lấy cái “Tâm”' (Citta), nhất là cái tâm bừng tỉnh: “Chúng ta không thể nào nắm lấy
Trí Tuệ, nắm lấy sự
toàn thiện tuyệt vời.
Chúng ta không thể nào nắm lấy một vị
Bồ Tát, không bao giờ nắm lấy được cái
Tâm Giác Ngộ. Nếu được nghe như
vậy mà không luống cuống
lo âu sợ hãi thì vị
Bồ Tát mới đi được trên con đưởng
Trí Huệ của Đức Phật” (Phẩm 1, dòng 5-6.). Trong chương nhan đề Sarvaàkàrajnà-tàcarỳa (Sự
thực hành kiến thức về tất cả những thể dạng
nhất thiết chủng trí hành) của Kinh
Bát Nhã 8.000 thính tiết (Astasàhasrikà Prajnà- pàramità),
chúng ta lại
nhận thấy rõ ràng hơn nữa: “Cái Tâm ấy (chính là
Vô Tâm), vì trong tinh thể uyên nguyên thì Tâm vốn là
trong suốt ngời sáng.” Câu này
vô cùng quan trọng và đã nói lên một cách cô đọng
ý nghĩa huyền diệu của Phật
A Di Đà : “Tâm
Bồ Đề là
Vô Tâm, và
Tự Tính của Tâm là Bùng
Tỏa Ra ánh Sáng Trong Suốt”.
Chính trong
tiểu bản kinh chữ Phạn Sukhàvatì Vyùha,
Đức Phật đã
giải thích ý nghĩa danh hiệu Phật
A Di Đà như sau: “Ồ Sariputra, ông nghĩ thế nào, vì
lý do gì bậc
Như Lai (Tathàgata) ấy có tên là AMITÀBHA (
A DI ĐÀ) ? Amitàbha có tên như thế là vì Tua Ánh Sáng
Rực Rỡ (ÀBHA) của Ngài chiếu sáng lộng lẫy không ngăn ngại, chiếu sáng
vô biên, vô hạn,
vô lượng(AMITA) trên khắp cả cõi Phật”. Chữ “amita” (
vô lượng)
kết hợp với chữ “àbha” (tua sáng lộng lẫy) thành ra: “AMITÀBHA” (
A DI ĐÀ) mà Tàu dịch là “Vô Lượng Quang”. Cũng trong đoạn kinh
Bát Nhã nói về cái "Tâm Vô Tâm", về cái “Tự Tính của Tâm
Vô Tâm bừng sáng lên một cách lộng lẫy trong sưốt”, tỉếp liền
theo sau đó, Sariputra liền đặt câu hỏi: “Vậy cái Tâm ấy chính là
Vô Tâm, thế thì cái Tâm
Vô Tâm ấy có
thực không ?” ; Subhuti mới hỏi lại: “Cái Tâm ấy có thực hay không, hoặc là ta có thể nào hiểu cái Tâm
Vô Tâm ấy theo điệu “có thực” và “không có thực” ? Sariputra liền trả íời
dứt khoát: “Không, không thể nào hiểu theo điệu như vậy” (phẩm 1 dòng 5).
Hiển nhiên chúng ta phải cần hiểu cái Tâm
Vô Tâm của
Bát Nhã ra ngoài thể điệu “hữu thể” và “vô thể”, ra ngoài cái thực có và cái
thực không. Từ ấy,
chúng ta mới hiểu một
danh hiệu khác của Phật
A Di Đà trong
ý nghĩa siêu việt trên của
Bát Nhã, như đoạn kinh sau đây trong
tiểu bản chữ Phạn Sukhàvatì- Vyùha: “Này Sariputra, ông nghĩ sao, vì sao
Đức Phật Như Lai ấy lại được gọi là Amitàyus ? Sức sống
lâu dài (ayus) của
Đức Như Lai ấy, và những người sống ở cõi nước
Như Lai ấy thì quả là vô hạn mênh mang
vô lượng (amita), cho nên
Đức Như Lai ấy lại được gọi là AMITÀYUS”. Hai chữ Phạn “ayus” và “amita”
kết hợp với nhau thành ra “Amitàyus” mà Tàu dịch là “Vô Lượng Thọ”.
Chúng ta không nên hiểu chữ “Amitàyus” (
Vô Lượng Thọ) ở đây theo nghĩa “trường sinh bất tử” của
tôn giáo hữu thần và trường phái Lão Trang, vì “Vô Lượng Thọ” ở đây là Sức Sống
Vô Cùng Tận thoát ra ngoài cả
sinh tử thông thường, ra ngoài cái “hữu” và “vô”,
dứt khoát ra ngoài thể diệu “hữu thể”, và “hư vô”, như Sariputra đã nói trong đoạn kinh
Bát Nhã trích dẫn ở trên: “Không,
nhất định không thể nào hiểu theo điệu ấy được”. Haí
danh hiệu của Phật
A Di Đà ở đây, “Vô Lượng Quang” (AMITÀBHA) và “Vô Lượng Thọ” (AMITÀYUS) chính là Luồng Ánh Sáng lộng lẫy
trong suốt vô hạn, và Sức Sống mênh mang
phong phú vô hạn cửa “TÂM VÔ TÂM” trong
Bát Nhã, vượt ra ngoài
không gian (
Vô Lượng Quang) và vượt ra ngoài
thời gian (
Vô Lượng Thọ). Chỉ khi nào vượt ra ngoàt tất cả
không gian vô hạn và hữu hạn của tất cả
vũ trụ thì mới được “vãng sanh
A Di Đà Phật Cực Lạc Quốc Độ”, lúc đó
đồng thời mà
phi thời, tất cả
thời gian vô hạn và hữu hạn bị phá vỡ lên thành một
sát na niệm Phật. Một là Tất Cả và Tất Cả là Một. “Một trong Tất Cả; Tất Cả trong Một; một
tác động cho tất cả tất cả
tác động cho một” như
Đức Phật A Di Đà đã
hiển lộ khai mở cho
Tổ Sư Nhật Ryònin, vị
sáng lập Tông phái Yùzùnembutsu (
tông phái tổng hợp
Thiên thai tông và
Tịnh độ tông) (Ryònin, 1071-1132). Khi
niệm Phật đến chỗ “Nhất Tâm Bất Loạn” thì
Nhất Niệm nhập một với
Nhất Tâm,
Nhất Niệm Nhất Tâm là
Nhất Thiết Tâm Niệm, tức là Luồng Ánh Sáng lộng lẫy rực ngời
trong suốt, chiếu sáng
mãi mãi khắp
mọi nơi vô cùng tận. Tiếng
niệm Phật không còn là kêu lên một tiếng nói thông thường,
ngôn ngữ thông thường (theo nghĩa lógos của Platon và Aristote). Tiếng danh
xưng niệm Phật trong lúc “Nhất Tâm Bất Loạn”
trở thành “Thông
Lý Tính, Linh Ngôn, Uyên Ngôn” (Lógos hiểu theo Héraclite, tức là
đồng nghĩa với “Trí
Tuệ Minh Tính”, tức là “Một là Tất Cả” (Lógos, tức là “To Sonphón”, những chữ đồng nghĩa nhau trong
tư tưởng thiên tài của Héraclite). Nếu
chúng ta hiểu cho
tới nơi tư tưởng huyền diệu của Héraclite, có thề nói ông là một vị
đại Bồ Tát hóa thân ở
Tây phương và có thể coi chữ “Psyché” của Héraclite như
đồng nghĩa với “Tâm” (Citta), và “Vô Lượng Thọ” (Amitàyus) của
Bát Nhã và
Tịnh Độ; còn chữ “Lógos” của Héraclite thì giống như “Prajnà” (
Bát Nhã) và “Amitàbha” (
Vô Lượng Quang: Lửa sáng
vô tận sống mãi
vô lượng của Héraclite). Ngày mai này nếu có một cuộc Song thoại giữa
Tư Tưởng Triết Lý Tây phương và
Đông phương thì không phải từ Platon
cho đến Hegel và Marx mà
Tây phương có thể nói chuyện
nghiêm chỉnh với
Đông phương mà chỉ có
sự thể nhập
tinh túy Tư Tưởng Anaximandre, Héraclite, Parménnide và Empédocle thì
Tây phương mới đủ tầm lực sâu thẳm để song thoại trong mặt trận
vô tính thể (polémosméontologique) với
Đông phương. Thôi bây giờ xin
trở lại cái “Tâm” (Citta) trong
tư tưởng Bát Nhã Phật Giáo.
Chữ Tâm (Citta) trong Kinh
Bát Nhã có thể hiểu theo hai bình diện: Theo lối nhìn
tục đế thì “Tâm” (citta) chỉ là cái tâm có
tác dụng ý niệm hóa, cái tâm
kiến thức ý nỉệm, cái
ý thức biệt biện, cái
lý trí phán xét, cái
trực giác nhận thức, sự tự tri nhận, cái
ý thức về
bản thân, sự tự
ý thức ý tưởng tư tưởng,
suy tưởng xúc xảm,
cảm giác,
tư duy,
tinh thần,
tâm linh,
thần thức, linh thức,
thông minh,
thông tuệ,
lý luận,
diễn dịch, quy nạp,
linh hồn,
tâm hồn, tâm trạng, tất cả những gì mình có thể nghĩ, có thể
ý niệm, có thể cảm biết, có thể
định đoạt, có thể
cảm thông và
thông cảm, tất cả những gì mình có thể suy tư và trầm tư, có thể
lãnh hội thấu dạt, tất cả những gì mình có thể
hiểu biết và
ý thức, và chính cái
ý thức và
vô thức hay cả hạ thức,
tiềm thức,
hiện thức và thượng thức, tất cả những cái này đều thuộc về “Tâm” (citta) hiểu theo nghĩa
tục đế, cái “citta” này không có
tác động gì đến sự phát sinh
Trí huệ Bát Nhã, như
chúng ta đã thấy trong kinh
Bát Nhã Suvikràn-tivikràmì- paripricchà: “Trí tưệ
Bát Nhã hoàn toàn không có tâm” (cittàpagatàhi prajnà-pàramità). “Con đường
thực hành Trí huệ Bát Nhã thì không thể phát sinh từ cái Tâm” (Nahi prajnà-pàramitàcaryà cittajankà). “Kẻ nào không hiểu được sự tách rời của tâm và sự tách rời ra khỏi đối tượng của tâm thì mới bị
ràng buộc ám ảnh bởi cái tâm (citta)
như vầy: “tôi là citta, cái citta của chính tôi, cái citta về cái này, cái citta là cái này”. Vì bị
ràng buộc ám ảnh như thế bởi citta, họ
ám ảnh bởi cái mà họ cho là cái citta lành thiện, cái citta
bất thiện, cái citta
dễ chịu, cái citta khó chịu, sự
tiêu diệt citta và sự
tồn tại thường còn của citta, v.v.” (Te cittavivekam ajànantah àrambanavivekam ajànantah abhinivisante: aham cittam, mama cittam asya cittam, asmàe cittam iti. Te cittam abhini-visya kusalam iti va akusalam iti và sukham iti va duhkham iti va uccheda iti và sàsvata iti và abhini-vusante).
Chúng ta thấy đoạn kinh này đã phủ nhận cái “citta” và những cái gọi là “tâm sở” (caitasika) của
truyền thống Câu Xá tông; 1
tâm vương và 49
tâm sở trong
Thành Thật tông; 8 món
tâm vương và 5l món
tâm sở trong
Duy Thức tông).
Hiển nhiên, hầu hết những trường phái
Câu Xá (Abhidharma-Kosa) đều
xuất hiện có lẽ khoảng sau kỳ
Kiết Tập của Asóka (khoảng 240 trước Tây lịch), và kinh
Bát Nhã lâu đời nhất (kinh Astasáhasrikà) và những kinh
kế tiếp của
Bát Nhã đều
xuất hiện khoảng thế kỷ thứ
nhất trước Tây lịch, cho nên đoạn trích dẫn trên từ kinh
Bát Nhã Suvikràntavikràmìparipriccchà có
tính cách phủ nhận
tư tưởng về
Tâm vương và
tâm sở của
Câu Xá. Và sự phủ nhận này cũng có thể
áp dụng vào luôn cho cả những
tông phái thành lập sau đó, như
Thành Thật tông (Satyasiddhi) và
Duy Thức tông (Vijnapri-màtratà).
Có một điều quan trọng cũng đáng nên
lưu ý; sự
phản ứng của
Duy Thức tông đối với
ý nghĩa của chữ Bát Nhă (prajnà) đã được
thể hiện bằng cách định loại chữ “Trí Tuệ” (Prajnà) vào trong 51
Tâm sở (caitasika),
vai trò thứ yếu
phụ thuộc cho 8 phần của
Tâm vương (Citta, cittaraja). Theo
Duy Thức,
trí tuệ (prajnà) chỉ là một
tâm sở trong 5
tâm sở biệt cảnh (viniyata)
gồm có: “sự
thèm khát ham muốn” (dục: chanda), “sự
quyết tâm quyết định” (
thắng giải: adhimoksa), “sự tưởng nhớ, hoài tưởng” (niệm: smrti), “sự
định tâm định thần” (định: samàdhi) và “trí tuệ” (huệ : prajnà).
Điều đáng
để ý hơn nữa là
Duy Thức tông thành lặp sau
Câu Xá tông, và
Duy Thức tông đã
lấy lại 10
Đại địa pháp (Mahàbhùmika) thuộc 46
tâm sở pháp (Caitasika) của
Câu Xá tông rồi cắt đôi loại 10
đại địa tâm sở pháp này thành ra 2 thứ: 5 thứ
biến hành tâm sở (Sarvatraga) và 5 thứ
biệt cảnh tâm sở (Viniyata), chỉ có một điều khác nhau
duy nhất là
Duy Thức tông đã bỏ “mati” (huệ) trong
Câu Xá tông, và thay thế lại bằng “trí huệ” (huệ: prajnà).
10
tâm sở (caitasika) thuộc loại “đại địa” (Mahàbhùmika) trong
Câu Xá tông và cả
Thành Thật tông là: vedanà (thọ), samjnà (tưởng), cetanà (tư), sparsa (xúc), chanda (dục), mati (huệ), smrti (niệm), manaskàra (
tác ý), adhimoksa (
quyết định thắng giải) và samàdhi (định). Trong
Duy Thức thì sparsa (xúc), vedanà (thọ), cetanà (tư), samjna (tưởng) và manaskàra (
tác ý)
trở thành “biến hành tâm sở” (Sarvatraga); còn chanda (dục), adhimoksa (
thắng giải quyết định), smrti (niệm), samàdhi (định) và prajnà (huệ)
trở thành “biệt cảnh tâm sở” (Viniyata). Sự đưa tuột prajnà vào loại
tâm sở thứ yếu
phụ thuộc, ai cũng dễ thấy rằng đó là
sự cố ý
thiên chấp của
Duy Thức tông để
xuyên tạc Tam Luận tông. Đúng lý ra thì phải coi Prajnà như là
pháp vô vi (Asamskrtadharma) thứ 100 tức là
Chân Như (Tathatà), vì theo chân nghiã của
Bát Nhã thì
Không tính (sùnyatà) cũng chính là
Chân Như (Tathatà) mà Tâm
Vô Tâm chính là Tâm
Bồ Đề, tức là
Bát Nhã Ba La Mật Đa, nghĩa là Tâm
Vô niệm, cái Citta theo
nghĩa chân đế, cái Citta bừng sáng lộng lẫy,
trong suốt,
trong sạch, như đoạn sau đây trong kinh
Bát Nhã Suvikràntavikràmìparicricchà: “cái Tâm (Citta)
siêu việt thì
thể tính vẫn Chiếu Rực Bừng Sáng và
Trong Sạch,
Trong Suốt, Trong Suất; ở nơi cái tâm ấy
thực ra không có sự
phát khởi lên một cái tâm
hữu niệm, cái tâm
ý niệm hóa” (Yà ca cittasya prakrtiprabhàsvaratà prakrtiparisuddhatà, tatra na kàcit citra-syotpatti). Trong
truyền thống Mật tông Tây Tạng chữ ósel được dùng rất nhiều để chỉ sự Bừng Sáng
rực rỡ lộng lẫy của
Bồ Đề Tâm; chữ
Tây Tạng ósel cũng
đồng nghĩa với chữ Phạn prabhasvara có nghĩa là sự Sáng Rực chiếu ngời. Theo sư tưởng
Tây Tạng Chógyam Trungpa,
truyền thống Mật tông Tây Tạng cho rằng lần
chuyển pháp luân cuối cùng Đức Phật, thay vì nói “sắc tức thị không, không tức thị sắc”, ngài nói rằng “Sắc chỉếu sáng rực ngời”. Sự chiếu sáng rực ngời này hay prabhasvara có
liên hệ với mahàsukha, “niềm
vui sướng vĩ đại” hay “đại lạc”,
sự thể hìện
trọn vẹn rằng “không là không”.
Không không phải chỉ là không thôi, bởi vì sắc cũng là sắc (Chogyam Trungpa, Cutting through Spiritual Materialism, tr. 220).
Chúng ta có thể làm sáng tó thêm
ý nghĩa đanh hiệu của Phật
A Di Đà (
Vô Lượng Quang với
ý nghĩa ósel (prabhasvara) và cõi
Cực Lạc (Sukhàvati) với
ý nghĩa Mahàsukha của
Tây Tạng. Nơi đây
chúng ta có thể thấy sự
liên hệ mật thiết giữa
ý nghĩa của chữ
Tây Tạng Ósel (chữ Phạn: prabhasvara) và
ý nghĩa hồng danh Phật
A Di Đà (Amitàbha:
Vô Lượng Quang) giữa
ý nghĩa Mật tông về
Đại Lạc (Mahasukha) và
ý nghĩa Tịnh độ về cõi
Cực Lạc (Sukhàvatì).
Không phải
không có lý do, khi tôi nhắc về những
tâm sở ở trên của
Câu Xá tông và
Thành Thật tông cùng với
Duy Thức tông và
Mật tông ở đây: Tất Cả những
tông phái Phật giáo đều tương dung
tương nhập với nhau, muốn làm
sáng tỏ sự vĩ đại
tuyệt vời và sự sâu thẳm thơ mộng của
Tịnh Độ tông tôi
cần phải chịu khó mở ra những
học thuyết trừu tượng nhất của
Phật giáo để rồi
trở về với cái gì
đơn giản bình dị chất phác thơ mộng nhất, một sự thực
bí ẩn trong
Tư tưởng Phật giáo mà càng lúc tôi càng thấy thấm thía: Đọc bao nhiêu
kinh điển Phật giáo trong mấy chục năm trời
liên tục thì cũng không bằng chỉ mỗi sớm mỗi chiều
niệm Phật xưng danh: “Nam Mô
A Di Đà Phật” hay “Nam Mô
Quán Thế âm Bồ Tát” hay vài ba câu
thần chú ngắn gọn như “Om amitàbha Hrìh” (
Thần chú của Phật
Vô Lượng Quang A Di Đà) hay “Om Amarànifivantiye Svàhà”. (
Thần chú của Phật
A Di Đà Vô Lượng Thọ, Amitàyus) hay “Om Tàre Tuttàre Ture Sarva-Cittàkulàni Sàntim-Kuru Svàhà” (
Thần chú của Phật Bà Tara dễ
tiêu diệt an định tất cả những
xao động hỗn loạn điên đảo của
Tâm thức, nên
để ý chữ Citta trong chữ Cittàkulàni: “Loạn tâm, Tâm điên đảo”).
Trước khi đi về chữ “Tâm” (Citta) trong những
kinh điển quan trọng Pàli, nền tảng của tất cả
kinh điển Phật giáo,
chúng ta cần ghi nhớ
lời nói sau đây của
Đức Phật trong
kinh Kim Cang: “Như Lai nói về cái tâm, nhưng
thực ra không phải có cái tâm, vì thế mới gọi là cái tâm. Tại sao vậy ? Vì không thể tìm được cái tâm
quá khứ, không thể tìm được cái tâm
hiện tại, không thể tìm được cái tâm tương lai” (
Như Lai thuyết chư tâm, giai vi
phi tâm, thị
danh vi tâm.
Sở dĩ giả hà ?
Tu Bồ Đề,
Quá khứ tâm bất khả đắc,
hiện tại tâm bất khả đắc,
vị lai tâm bất khả đắc). Xuyên
thiền sư có nói câu kệ: “Tìm kiếm hoài ba thời cái tâm trong
ba cõi thời gian mà vẫn không thấy được” (
Tam tế cầu tâm. Tâm bất kiến). Cái tâm có đó, mà không có đó, cái tâm
trôi chảy liên tục như dòng sông “hằng chuyển như bộc lưư” (
Duy Thức tam thập tụng, kệ thứ 4).
Nguyệt Xứng (Chandrakirti), trong Prasannapadà Madhyamakavrti (trang 45) có trích đoạn kinh Ratnakùta sau đây về cái tâm bất khả này: “Khi mình tìm kỉếm cái tâm thì mình không thể
nhận ra cái tâm; cái mà mình không thể
nhận ra được thì mình không thể cho rằng nó có thực; cái mà mình không nhận có thực thì cái đó không phải là
quá khứ, không phải tương lai và cũng không phải
hiện tại; cái khôngphải
quá khứ, tương lai và cũng không phải
hiện tại thì cái ấy không tự có
bản tính; cái không tự có
bản tính thì cái đó không
phát khởi; cái không
phát khởi thì không có tiêu diệt” (Cittamahi pa rigavesya-mànam na labhyate yam na labhyate tan nopa-labhyate yan nopalabhyate tan naivàtìtamnànàgatam na pratyutpannam yam naivàtitam nànàgatam na pratyutpannam, tasya nàsti svabhàvah. Yasya nàsti svabhàvas tasya nàstyutpàdah yasya nàstyutpàdas tasya nàsti nirodha iti vistarah). (Xin đọc,. Mervyn Sprung Lucid Exposition of the Middle Way, 1979, trang 46; Th. StcherbaLsky, The Conception of Buddhist Nirvana, 1977, trang 134). Cũng trong luận của Candrakìrti này,
chúng ta thấy rằng mấy chữ Phạn như “cetas”, “manas” và “vijnàna” đều
đồng nghĩa với nhau (ti cetas cittam mano vijnànamiti tasyaiva paryàyah, trang 303). Điều này cũng được
xác nhận trong những
kinh điển Pàli, nền tảng nguyên thúy của tất cả
kinh điển Đại Thừa.
4. CÁI TÂM (CITTA) TRONG KINH ĐIỂN PÀLI
Chính
ý nghĩa của chữ “Tâm” (Citta) cũng lưu động hằng chuyển như cái gọi là “Tâm” (Citta). Chữ “Tâm” (Citta)
xuất phát từ chữ “Cit”, có nghĩa là
Tơ Tưởng (hiểu theo nghĩa “tơ tưởng” của Hàn
Mặc Tử trong tập “Chơi giữa mùa trăng”: “Vì chưng muôn Xuân là lương thực ngon ngọt mĩ vị, ánh xuân là nguồn
tơ tưởng thơm tho, tinh khiết”). Trong nhiều
kinh điển Pàli, mấy chữ Pàli như “mano”, “vinnàna” đều
đồng nghĩa với chữ “citta” như
chúng ta thấy trong kinh Dìgha Nikàya, III, trang 103: “Evam pi te mano, ittham pi te mano, iti pite cittam”) và trong kinh Samyutta Nikàya, II, trang 94: “Yan ca kho etam bhikkhave vuccati cittam iti pi mano iti pi vinnanam iti pi”). Chỉ có đôi chút tiểu dị như sau: “vinnàna” có
tính cách trực nhận của giác cảm, còn “mano” thì có
tính cách lý luận trí thức, và “citta” thì có
tính cách khái quát
toàn diện hơn,
bao gồm cả
tơ tưởng,
tư tưởng,
xúc động tình cảm, cả
hai mặt tình cảm và
lý trí ý thức linh động hằng chuyển. Cái “tâm” (citta) hay cái “thức” (vinnàna) hay cái “tư” (mano) bay nhảy không ngừng như một con khỉ: “Giống như một con khỉ bay nhảy trong rừng sâu khi thì chụp cành này, rồi
buông bỏ lại chụp cành khác, rồi chạy chụp cành khác nữa, cũng như vậy, hỡi các
tỳ kheo, cái gọi là “citta” hay “mano” hay “vinnàna” thì ban ngày cũng như ban đêm, cái này
phát khởi lên khi cái khác biến mất” (Seyyathà pi bhikkave makkato aranne pavane caramàno sàkham ganhàti, tam muncittavà annam ganhàti; evam eva kho bhikkave yad idam vuccati cittam iti pi mano iti pi vinnanam iti pi, tam rattiyà ca divassassa ca annad eva uppajjati annam nirujjhati) (Samyutta Nikàya, II, trang 95). Theo phái “Nhất Thiết hữu bộ” (Sarvà-stivàdins) thì chữ “citta”, “manas” và “vijnàna” cũng
đồng nghĩa với nhau (Abidhamlakosa, lI, dòng 34, “Cittam mano tha vijnànam ekàrtnam”). Phái “Nhất Thiết hữu bộ” này cũng cho rằng rất khó mà
phân biệt sự khác nhau giữa “tâm” (citta) và “tâm sở” (caitta). Còn một diểm đáng
lưu ý: Theo phái
nguyên thủy Theravàdins, nền tảng
thể chất của citta là trái tim (hadayavatthu) như lời của Buddhaghosa trong quyển Visuddhimagga: “Cơ sở trái tim có
đặc tính là làm chỗ
nâng đỡ vật chất cho
nguyên tố tâm và tâm thức” (Buddhagosa, Visuddhimagga. XIV, 60, Cf. the Path of Purification, trans by Nànamoli, tr. 496: “The heart-basis has the charactertie ofbeing the material support for the mind-element and for the mind-conscious-ness-element”. Điều này chỉ là chủ trương
đặc biệt của trường phái
nguyên thủy Tích Lan mà thôi. Trong tất cả các
tông phái Phật giáo khác, trái tim không bao giờ là cơ sở cho citta. Tâm theo nghĩa citta vẫn luôn luôn là cái gì vô hình và
vô thể, nhưng vẫn là cái gì dó
quyết định tất cả thể xác và
tinh thần của con ngưòi và tất cả mọi sự. Không thể nào có một định nghĩa rõ rệt
dứt khoát về tâm (citta), mỗi lúc mình muốn bắt lấy tâm thì tâm đã chạy mất.
Đặc tính đầu tiên có thể thấy được nơi “Tâm” (Citta) là tốc độ “thần sầu quỉ khốc” của nó: không có gì trong cả
vũ trụ này có được tốc độ nhanh chóng, như “citta” (tâm); trong kinh Anguttara Nikàya,
đức Phật đã nói: “Này hỡi những
tỳ kheo, ta thấy rằng không có
hiện tượng nào lướt đi nhanh chóng như cái tâm. Khó mà tìm được một sự
so sánh nào để
diễn tả được sự lướt đi nhanh chóng của tâm” (Nàham bhikkhave annam ekadhammam pi samanupassàmi yam evam lahuparivattam yathàyidam cittam yàvàncitam bhikkhave upamà pi na sukarà yàva lahuparivattam cittam ti) (Anguttara Nikàya, I tr. 10). Trong kinh Anguttara Nikàya II, tr. 177, và kinh Samytta Nikàya, I, tr. 39,
Đức Phật đã nói một câu khó quên: “Hỡi các
tỳ kheo,
thế giới này được
dẫn đạo bởi tâm tư,
thế giới này bị
quét sạch bởi tâm tư,
thế giới này dưới
sức mạnh của tâm tư” (S. I. p. 39: Cittena niyyati loko cittena parikassati, cittassa ekadham-massa sabbeva vasam anvagù; A. II, p. 177: Cittena kho bhikkhave loko niyyati, cittena parikassati cittassa uppannassa vasam gacchati). Chỉ có
tư tưởng mới
lãnh đạo cả
thế giới này: “Tâm” và “Tư Tưởng” đều đồng nghĩa ở đây. Theo kinh Samyutta Nikàya,
tác động nổi bật nhất của “citta” (tâm) là “tơ tưởng” (cinteti) (S. I, p. 57).
Chúng ta phải
nhận thấy sức mạnh khủng khiếp của
Tơ Tưởng, chỉ cần một
tơ tưởng thoáng nhẹ qua đầu hay qua tim là cả một
vũ trụ sụp đổ và cả một
vũ trụ hình thành: Tình yêư hay
hận thù chỉ là một
tơ tưởng;
vui sướng thỏa mãn cũng chỉ là một
tơ tưởng;
chịu đựng đeo níu cũng chỉ là một
tơ tưởng; tập trung định thần cũng chỉ là một
tơ tưởng;
sắp đặt, an bài,
kết hợp cũng chỉ là một
tơ tưởng; chia lìa, ngăn cách, lung lạc, xáo động
chà đạp, tàn phá cũng chỉ là một
tơ tưởng nghi ngờ, hốt hoảng
xao xuyến, bồn chồn,
bất an cũng chỉ là một
tơ tưởng; ngăn chận, cấm đoán,
bó buộc cũng chỉ là một
tơ tưởng;
phá hủy, giết hại, tàn phá cũng chỉ là một
tơ tưởng; thu phối, hội tụ,
trùng trùng, tái ngộ cũng chỉ là một
tơ tưởng;
hoài vọng, khát khao,
ngỏ ý, mong cầu cũng chỉ là một
tơ tưởng; nồng nàn, tha thiết,
mơ mộng chỉ là một
tơ tưởng;
dơ bẩn, tàn tạ,
hoang phế là một
tơ tưởng;
hăng hái, say sưa, yêu đời, bước mạnh vào
mùa xuân đang lên cũng chỉ là một
tơ tưởng;
dịu dàng, bình thản, trầm lắng cũng chỉ là một
tơ tưởng; chỉ cần một
tơ tưởng; chỉ cần một
tơ tưởng mong manh cũng có thể đưa ta bay bổng trên tận vút trời cao mây trắng, rồi cũng chỉ một thoáng
tơ tưởng đưa ta rơi vào nghìn năm ly tán; yêu nhau
một lần và
xa nhau vạn kiếp cũng chỉ là một
tơ tưởng.
Tất cả những gì tôi vừa nóì ở trên không phải làm chuyện
văn chương; tôi chỉ diễn rộng những chữ Pàli như “adhimuccati”, “vyasincati”, “sajjati”, “gayhati”, “bajjhati”, “panidahati”, “Àràdheti” , “pagganhàti”, v.v... Đó là những
tác động của “Citta” (tâm) mà ta có thể thấy ghi lại trong kinh Samyutta Nikàya (S. II, tr. 107; II, tr. 198; S. I, tr. 133, tr. 7, tr. 188; S. V, tr. 213-216, tr. 33; IV, tr. 71, tr. 198, v.v...)
Tóm lại có trên 30 động tác khác nhau của “Citta” (Tâm). Tâm có thể đưa ta đến
Chân lý, và tâm cũng có thể đưa ta rơi xuống tất cả những
đọa đày, tan hoang
nhất trần gian này. Điều cần
nhấn mạnh nơi đây là
Tâm không bao giờ có nghĩa là cái “ngã” hay “linh hồn”. Trong
Phật giáo, điều đáng ngại nhất là
đồng hóa cái “tâm” này với cái “ngã” của mình (“cái này thuộc về tôi”, “cái tâm này là của tôi” v.v...), đó là đặc trưng của
loạn tâm.
5. THẾ NÀO LÀ LOẠN TÂM ?
Cần Gì phải
tìm hiểu “thế nào là
loạn tâm ?”, ta chỉ cần nhìn lại những gì ta sống trong mỗi ngày. Từ sáng tới tối, tất cả những
cử chỉ, hành động
tư tưởng tình cảm của ta đều phát xuất từ
loạn tâm; ngay cả những
giấc mộng mị đều
phát khởi từ
loạn tâm; ngay cả những
giấc mộng đẹp nhất đời mình cũng chỉ là
loạn tâm. Theo
nghĩa thông thường
thông dụng nhất, chẳng hạn theo định nghĩa của Buddhaghosa trong Visuddhimagga, “loạn tâm” là “vikkhepa” có nghĩa: “sự phân tán, sự giàn trải rộng ra ngoài, sự
xao lãng lảng trí,
bối rối, rối trí,
quẫn trí,
điên cuồng mất trí, sự đánh mất
tinh thần, sự thiếu tập trung
tư tưởng và tâm ý”, vì thế Buddhaghosa đã định nghĩa “định” (samàdhi) là sự không có cái “vikkhepa” (tức là “không có sự phân
tán tâm thần”) (avikkhepa), và đìểm đặc trưng của sự tập trung
tư tưởng (định: samàdhi) là “nhất tâm bất loạn” (cittass ekaggatà) (cf. The Path of Purificahon, tr. Nànamoli,
phương pháp. 84-85. III, 2-3 “calling concentration profitable unification of mind. So it is the state, in virtue of which consciousness and its concomitants remain evenly and rightly on a single object undistracted and unscattered, that should be unđerstood as concentrating. Concentration has non-distraction as its characteristic. Its function is to eliminate distraction. It is manifested as non-wavering”).
Qua đoạn văn trên của Buddhaghosa,
chúng ta thấy rằng
loạn tâm chẳng những có
đặc điểm là “thất tán, phân tán, tán loạn” (vikkhepa) mà còn có
đặc điểm khác là “rung rinh, chập chờn, rung rung,
dao động, lung lay, run rẩy, lẩy bẩy, run run, lúc lắc”, nói gọn lại trong một chữ Pâli là “vikampana”.
Trong kinh Dhammapada,
Đức Phật đã nói về “loạn tâm” như sau: “Cái tâm của người đời thì thường khi đập rộn ràng, run rẩy, lẩy bẩy, run run, lúc lắc, giao động” (Phandanam capalam cittam), “rất khó mà
giữ gìn, rất khó nhìếp phục” (durakkham dunnivàrayam). Nó vùng vẫy như con cá quăng lên bờ và bị hất ra ngoài nước (Vàrijo' va thale khìtto okamokata ubbhato, pariphandati' midam cittam)
Một trong những đoạn kinh hay nhất,
phong phú nhất và thơ mộng nhất của kinh Dhammapada:
Dùrangamam ekacaram
Asarìram guhàsayam
Ye cittam sannamessanti
Mokkhanti màrabandhanà
“Cái tâm đi
rong chơi thật xa, lang thang
cô độc, không
hình hài, nằm ẩn ngụ trong hang sâu.
Kẻ nào
điều phục tâm ấy thì khỏi bị Ma trói buộc”.
Trong kinh Majjhima Nikàya (l, tr. 36-40)
chúng ta thấy
Đức Phật đã nêu ra 16
đặc tính xấu xa của cái tâm đi hoang kia; đó cũng là những
đặc tính của
loạn tâm:
l) Abhijjhà visama lobha (
thèm thuồng,
thèm muốn,
tham lam, khao khát,
thèm khát);
2) Vyàpàda (
xấu bụng,
ác tâm,
ác ý,
hiểm ác);
3) Kodha (tức giận,
giận dữ) ;
4) Upanàha (thù hận,
thù địch,
ác cảm,
hận thù,
hằn học);
5) Makkha (
thịnh nộ,
cuồng bạo, mê cuồng nổi xung gìận điên) ;
6) Palàsa (
hiểm độc,
ác tâm,
thủ đoạn, xảo trá) ;
7) Issà (ghen tuông, ghen tị,
ghen ghét,
đố kỵ,
ngờ vực) ;
8) Macchariya (hám lợi,
tham lam,
hà tiện);
9) Màyà (dổi trá,
lừa đảo, lừa gạt, lừa bịp,
lọc lừa,
lầm lẫn) ;
10) Sàtheyya (phản bội, phụ bạc, bội bạc, lừa lọc,
dối trá);
11) Thambha (
ngoan cố, bướng bỉnh,
cứng đầu, khó bảo,
dai dẳng, khó chữa);
12) Sàrambha (bốc đồng, hăng tiết);
13) Màna (mạn, tự cao, tự phự, tự hào, kiêu hãnh,
hãnh diện);
14) Atimàna (
kiêu ngạo, tự cao tự đại, tự cho là cái rún của
vũ trụ);
15) Mada (say sưa
dâm dục quá độ);
16) Pamàda (lười biếng,
biếng nhác).
Trong kinh Samyutta Nikàya,
chúng ta thấy có năm thứ
loạn tâm bẩn dơ, ô uế (cittassa. upakkilesà), năm thứ
chướng ngại (panca-nivaranà); đó là:
1. Kàmacchanda (
kích thích, kích động
dục tính),
2. Vyàpàda (
ác cảm,
ác tâm,
ác ý)
3. Thìnamiddha (
uể oải, lười biếng,
mê muội),
4. Uddhacca-kukkuccca (náo động,
bối rối, xôn xao,
lo lắng,
lo âu,
phiền muộn),
5. Vicikicchà (
nghi ngờ,
ngờ vực,
nghi ngại,
hồ nghi,
lúng túng,
rắc rối,
phức tạp,
lộn xộn).
Ba gốc rễ của
loạn tâm bất thiện (akusala-mùla) là:
1. Lobha (
tham lam,
thèm khát),
2. Dosa (
ác ý,
ác tâm,
sân hận),
3. Moha (
hỗn loạn,
ngu si,
mê muội,
lộn xộn,
ngu xuẩn).
Từ bao nhiêu
thời gian biền biệt, cái tâm đã bị hư hỏng vì tham đắm, đeo níu,
thèm khát,
sân hận,
ngu xuẩn,
loạn động (Dìgharattam idam cittam samkilittham ràgena dosena mohena).
Loạn tâm là cái tâm
bệnh hoạn (àtura),
thối nát,
đồi bại, (samkilesa),
dơ bẩn, không
trong sạch, sa đọa,
suy đồi hư hỏng (upakkilittha),
bị ám ảnh (pariyàdinna)
tham lam,
thèm khát,
bất an (lola),
giao động,
bất loạn,
mất thăng bằng (uddhata), đeo níu, chấp trưỏc,
uể oải, lang thang,
dao động, bấn loạn (pariyutthita),
nô lệ,
ràng buộc (avimutta). Mảnh đất của
loạn tâm là mảnh đất hoang, cằn cỗi, khô khan: “tâm hoang phế” (cetokhila).
Đức Phật chính là kẻ đã chiến thắng nhiếp phục cái tâm
hoang phế này (vigatakhila); kẻ nào
đạt đến được
nhất tâm bất loạn cũng chính là kẻ không còn tâm
hoang phế (akhila).
6. NHẤT TÂM BẤT LOẠN LÀ GÌ ?
Nhất tâm bất loạn là “Citta-ekaggtà”, tức là chặng đường
cuối cùng đi đến
giải thoát. Theo trường phái Abhidharma,
chúng ta có thể thấy năm
con đường hình thành của
nhất tâm bất loạn như sau:
- Giai đoạn thứ nhất: tầm (vitarka)
tiêu diệt tẩy trừ sự
hôn mê, ù lì, lười biếng;
suy tưởng hay
tư lự liên tục (vicàra: tứ) đánh tan sự
nghi ngờ,
ngờ vực; tâm tư
vui sướng vô ngần (prìti)
chận đứng lại mọi thù ghét, thù hận; sự
hạnh phúc (sukha) đẩy lùi mọi nỗi
bất an luống cuống và sau cùng sự
chuyên chú vào một điều
duy nhất,
nhất tâm bất loạn (ekàgratà)
tiêu trừ đẩy lui mọi
tham lam,
thèm khát,
say đắm.
- Giai đoạn thứ hai:.vitarka biến mất;
- Giai đoạn thứ ba: vicàra biến mất;
- Giai đoạn thứ tư: prìti biến mất; và
- Giai đoạn thứ năm: sukha biến mất, và chỉ còn lại
duy nhất ekàgratà (
nhất tâm bất loạn).
Chúng ta có thể nhìn lại biến trình ấy theo điệu giản lược sau đây:
1. Vitarka-vicàra-prìti-sukha-ekàgrtà
2. Vicàra-prìti-sukha-ekàgratà
3. Prìti-sukha-ekàgratà
4. Sukha-ekàgratà
5. Ekàgratà
Những
chi tiết cần khai triển nơi
con đường năm chặng trên sẽ được đề cập vào dịp
thuận lợi (x.d. Lama Anagarika Govinđa, Creative Meditation and Multi- Dimensional Consciousness, trang 131-137). Điểm quan trọng nhất cần
nhấn mạnh nơi đây là khi đạt tới
trạng thái nhất tâm bất loạn thì mình cũng được
thoát khỏi những
ý tưởng nguy hiểm như sau: “cái này thuộc về tôi” (etam mama), “cái này là tôi, tôi là cái này” (eso' ham asmi), và “cái này là ngã của tôi” (eso me ' áttà) . Người đạt tới
nhất tâm bất loạn sẽ không còn có một
mảy may ý lực nào cả.
Ý lực chính là chữ “CETANÀ", một chữ quan trọng nhất trong việc
tìm hiểu chữ “Citta” (Tâm) và những gì thuộc về tâm (
Tâm Sở: Cetasika, Caitta, Caitasika).
Sở dĩ chúng tôi đã đề cập nhiều đến “citta” là muốn làm
sáng tỏ ý nghĩa niệm Phật xưng danh A Di Đà trong
Tịnh Độ tông vì tất cả
Tịnh Độ tông hướng về
Tha Lực và
buông bỏ Tự Lực;
chúng ta chỉ có thể hiểu thế nào là “Tự Lực” và thế nào là “Tha Lực” khi
chúng ta hiểu được
ý nghĩa của Ý Lực” (Cetanà) và
vai trò của “Ý Lực” đối với Tâm (Citta). Tâm hay Thức chỉ
tác động vận hành khi nào có sự
tác động vận hành của “Cetanà” (
Ý Lực,
Tâm Lực). Chính
Ý Lực quyết định tất cả
nghiệp thức, và chính
Đức Phật cũng từng
nhấn mạnh rằng Cetanà chính là NGHIỆP: “Hỡi các
tỳ kheo,
Ý Lực là cái ta gọi là NGHIỆP”, “Cetanaham bhikkhave kammam vadami” (Anguttara Nikàya, VI, 63)
Niệm Phật xưng danh Phật
cho đến chỗ
Nhất Tâm Bất Loạn là
pháp môn huyền diệu nhất để phá tan tất cả
nghiệp lực, để được
Vãng sinh Tây phương Cực Lạc.
Chúng ta chỉ có thể phá tan tất cả
nghiệp lực khi mà
chúng ta đã
thoát khỏi mọi
Ý Lực, không còn một
mảy may ý lực (cetanà) trong
tâm thức nữa.
Tín Tâm là một
điều kiện gần như
tuyệt đối trong
Tịnh Độ tông nhưng điểm cao
siêu nhất của
Tịnh Độ tông là cho rằng ngay cả đến
Tín Tâm cũng không
cần thiết nữa, và chỉ có việc
duy nhất là niệm “Nam Mô
A Di Đà Phật” thì cũng đủ rồi, vì còn tin về một cái gì đó thì vẫn là “Ý Lực” (Cetanà).
Buông bỏ Tự Lực,
buông bỏ Tha Lực, vì tất cả
Tự Lực và
Tha Lực đều phát xuất từ “Ý Lực”.
Buông bỏ tất cả mọi
ý Lực, chính là
giải thoát.
Một con ngườl
giác ngộ là kẻ không hề có một
mảy may Cetanà giữ lại trong
tâm thức:
Ý Lực (Cetanà) có nghĩa là:
ý chí,
ý định,
ý muốn,
quyết định,
nỗ lực, chọn lựa,
hoài vọng, hoài bão,
mong mỏi,
mong đợi, khuynh hướng
tâm thức, cầu cạnh, kỳ vọng nguyên
động lực, kiến trúc
ý niệm tâm thức, v.v.
Nguyệt Xứng (Chandrakìrti), khi luận về
Trung Luận của
Long Thọ, đã nói rằng cái tướng đặc thù của Cetanà là việc
tác động vận hành của sự kiến trúc
ý niệm tâm thức (cittàbhisamskàramanas-karmalaksanà cetanà ca iti) (Prasannapadà, tr. 311). Đứng trên
tinh thần Trung Luận của
Long Thọ thì “vãng sinh
Tây phương Cực Lạc” không có nghĩa là “sinh” mà chính là “vô sinh” và “Tây Phương Cực Lạc” chính là “Không Tính”:
Không Tính bừng chiếu
rực rỡ trong suốt chính là Phật
A Di Đà Vô Lượng Quang Vô Lượng Thọ.
Con đường tu hành của tất cả
tông phái Phật giáo cũng chính là lộ trình của Cetanà tự
giải thoát khỏi Cetanà;
con người khởi hành đi từ Bất Lực cho tới chỗ
Tự Lực, rồi đi tới
Tha Lực, nhưng khi đi tới
Tha Lực rồi thì cũng phải thấy rằng
Tha Lực cũng chính là
Ý Lực (
tế nhị hơn cả
ý lực của
Tự Lực nhưng dù là
Tha Lực thì cũng vẫn là Ý Lực-Cetanà), sau cùng chỉ cần
niệm Phật thôi, chẳng cần
vãng sinh Cực Lạc gì cả,
lúc ấy Tha Lực đột nhiên chuyển hóa thành Vô Lực; Vô Lực chuyển thành
Diệu Lực của
Không Tính, và tất cả mọi
Ý Lực đã được hủy diệt, và tiếng “NAM MÔ
A DI ĐÀ PHẬT” (Namo Amitàbhàya Buddhàya)
trở thành tiếng kêu của kẻ
Giác Ngộ, một kẻ buông thả tất cả mọi sự,
buông bỏ thiện và ác, buông thả sự
giác ngộ và vô mỉnh, buông thả
thiên đường và
địa ngục và mọi thứ
chứng ngộ, không còn gì để quán, để chiếu, chỉ còn mấy tiếng huvền bí “NAM MÔ A Dl ĐÀ PHẬT”, như vị
sáng lập Thời Tông trong
Tịnh Độ Tông Nhật Bản Ippen Shònin (
Nhất Biến thượng nhân) đã dạy
đệ tử và có nhắc lại lời của Kùya Shònin (
Không dã thượng nhân) “Có người hỏi ngài nên
niệm Phật thế nào ? Ngài chỉ
trả lời: “BUÔNG THẢ” và không nói thêm lời nào nữa.”
Nhất Biến thượng nhân cho rằng đó là lời vàng ngọc: “BUÔNG THẢ” là tất cả những gì
cần thiết nhất cho kẻ
tu hành niệm Phật”.
Bài giảng tại chùa
Việt Nam ở Los Angeles ngày thứ bảy 17-12-1983
nhân dịp vía
Đức Phật A Di Đà và ngày thứ ba 10-1-1984
nhân dịp vía
Đức Phật Thích Ca Thành Đạo.