Thân này chỉ là một phần của mặt cạn nhất
trong đời sống
chúng ta - nó vốn không phải là ta. Nếu mình cứ gắn chặt
cuộc đời vào
hình hài này, vào tấm thân cao bao nhiêu thước, nặng bao nhiêu cân;
gắn liền với gia đình,
dòng họ,
quốc gia... thì đâu khác gì
tâm thức hoang tưởng của vị hoàng tử kia gắn liền
cuộc đời mình với con gà.
Ý niệm và
ảo tưởng tuy có khác, cấp độ của sự mê tối có khác nhau nhưng cũng là một
tính chất hoang tưởng như nhau.
Đây là điều chân xác nhất để
chúng ta quay lại
nhận ra một
sự thật:
con người đích thực của mình không phải là thân này. Tại sao ta không phải là thân? Nếu dùng con mắt
vật lý thì cuộc sống là một dòng chảy, và những phát minh khoa học
cận đại cũng đã trao cho ta những
hiểu biết để nhìn vào
thực chất của mọi sự
vận hành trong
vũ trụ.
Vật chất là
năng lượng được cô đọng lại và khi
vật chất tan ra sẽ
trở thành năng lượng, nên không có gì gọi là mất đi trong
cuộc đời này cả.
Năng lượng bên ngoài
không gian mênh mông, không sợ, không thấy được, nhưng khi có
điều kiện xúc tác, cô đặc lại sẽ hình thành
vật chất. Đó là hình thái
vật chất vô sinh bên ngoài như đất dá, cây cỏ, sông núi...
Hình hài con người cũng là một dạng
vật chất cô đặc lại (đất, nước, gió, lửa) mà thành, nhưng
sở dĩ người ta cho rằng
con người đặc biệt giá trị hơn các loài
động vật khác
do bởi con người có được khả năng
hết sức bén nhạy,
vô cùng tuyệt vời tiềm phục trong
hình hài này.
Một
hình hài như bao nhiêu sinh vật, cũng hít thở, cũng
ăn uống, cũng bài tiết... nhưng chỉ riêng
con người có được khả năng
kỳ diệu đó là biết
tư duy, biết
cảm xúc và phát triển
tuệ giác.
Nếu không, thì
chúng ta chẳng khác gì những loài
động vật kia. Ba
yếu tố tình cảm,
ý thức và
trí tuệ này tồn tạo ở tầng
thăm thẳm sâu trong
hình hài ngũ uẩn. Và khi
hình hài vật lý tan rã trả về cho đất, nước, gió, lửa thì còn lại cái
năng lực kỳ diệu của
tâm thức.
Năng lực này không bao giờ mất và
chắc chắn là không bị
yếu tố thời gian,
không gian bào mòn hay hủy diệt. Đó là điều ta hãy tự hỏi mình để xác định ta có phải là
hình hài bèo bọt này chăng? Nếu
chúng ta thấy mình là thân này thì cái gì có mặt trong thân ta? Ta sẽ thấy
hình hài người khác cũng thật giống mình. Và từ đó, những lao xao
sầu khổ,
vui buồn,
yêu thương, thù ghét... có mặt. Từ cái nhìn vướng chấp ta là thân này, thủ đắc thân này; thân này là tôi, đẹp, xấu của tôi,
duyên dáng,
dễ thương của tôi... nên mình thấy đối tượng kia cũng có những nét như thế, hợp với mắt, với ý của mình. Ngàn vạn nỗi khổ, niềm vui phát sinh trong
cuộc đời đều từ âm bản này - từ chỗ thấy
con người chúng ta là
thân thể này. Khi mình có một chút
tuệ giác, nhìn sâu hơn vào hợp thể
ngũ uẩn, thấy rằng ta không phải là thân này thì có thể loại trừ sạch tất cả
nguyên nhân của mọi nỗi
bất an,
lo lắng,
ưu tư khắc khoải của một
kiếp người do
nhận thức lầm lẫn nói trên.
Bước thêm bước nữa, ta hãy
nhận diện ta không phải là nhưng
vui buồn, thương ghét này... Những tình cảm
vui buồn, thương ghét luôn diễn hiện, đến đi không hẹn hò ta bao giờ. Ta không
đủ khả năng nắm giữ cũng
như không thể
tống khứ chúng ra khỏi
tâm thức được. Hơn nữa, với
bản chất lắt lay, đổi thay
liên tục của
lãnh vực tình cảm thì dù
hạnh phúc có đến đâu đi nữa rồi cũng sẽ ra đi và được thay thế bằng những
bất mãn,
phiền muộn... Cái vui của ta nhưng có thể là
nỗi buồn của người;
hạnh phúc của người kia nhiều khi là nỗi
thống khổ của mình. Sáng vui, chiều buồn, nay yêu, mai ghét... có gì là bền bĩ. Những
thực tế này trong cuộc sống cho
chúng ta thấy rõ; tất cả mọi
hiện tượng đều đến đi, mất còn,
sinh diệt luôn luôn, chưa từng dừng lại. Ấy mà
chúng ta lại thường gắn chặt
cuộc đời mình vào đó, luôn đắm chìm trong
giấc mộng đời.
Chúng ta đều biết Lý Bạch là nhà thơ Trung Hoa
nổi tiếng. Ngoài
đời sống tiêu dao phóng khoáng và đôi khi
ngạo nghễ thì thơ của ông chỉ tuôn tràn, thoát ra thật nồng nàn khi đã ngất ngây trong men rượu. Cái chết ngập màu nguyệt ảnh khi ông nhảy xuống dòng nước ôm trăng vào một đêm dạo thuyền trên sông nói lên cái
tuyệt đỉnh của chất thơ và tính
lãng mạn trong
con người ông. Xin dẫn ra đây vài câu trong trong bài "Xuân dạ yến
đào lý viên tự" của ông, đã khắc khoải họa lên niềm vui,
nỗi buồn khi đời ta gắn chặt vào những gì ta nghĩ là
giá trị:
Phù thiên địa giả, vạn vật chi nghịch lữ
Quang âm giả, bách đại chi quá khách
Nhi phù sinh nhược mộng, vi hoan kỳ hà?
Tạm dịch: "Hành tinh này là quán trọ của muôn loài. Ngày tháng là khách ngàn đời
tới lui thăm viếng. Mà
kiếp phù sinh của
chúng ta như
giấc mộng, niềm vui thoáng chốc không được bao nhiêu?" Ở câu thứ ba đượm chất triết lý với cảm nhận ở bình diện
tâm thức thâm sâu thì,
đời người chỉ là một giấc
chiêm bao. Như
Trang Tử một hôm
chiêm bao thấy mình là bướm bay dạo khắp đó đây, lúc
tỉnh giấc ông
bồi hồi tự hỏi: Ta là người hóa bướm trong
chiêm bao hay bướm kia đang
chiêm bao thấy nó là người?
Chúng ta đang sống đây cũng là đang sống trong mộng, kiếm tìm, rượt đuổi những niềm vui phù du trong
giấc mộng đời. Dù
thức giấc rồi đôi lúc vẫn nuối tiếc muốn
trở lại sống trong giấc mơ cũ, chạy đuổi theo
ảo ảnh.
Cuối cùng cái thân này là gì? Và không biết khi nào ta mới
tỉnh giấc mơ
sinh tử nhiều đời?
Đời sống chúng ta năm, bảy mươi năm là chuỗi ngày dài của những
vui buồn, chạy vạy, đuổi bắt, lao xao kiếm tìm không ngưng nghỉ. Nhưng
bất hạnh là ta không nghĩ ra được kiếp sống này như
mộng ảo, nay còn mai mất. Từ cõi mịt mù không hề biết, rồi
hiện thân tới đây, lăn trôi từ quá trình ấu niên,
thành niên, đến già chết. Đôi bờ bên này, bên kia ta không thấy được, chỉ thấy nhịp cầu lửng lơ treo trên dòng sông
sinh tử. Đến khi trả
hình hài này,
thần thức ta chìm trong
nghiệp lực tái hiện lại không biết bao nhiêu lần, ngang qua không biết bao nhiêu kiếp. Khi nhìn lại thì mỗi kiếp sống như trong
giấc mộng.
Trở lại câu hỏi: Ta là ai? Nếu
chúng ta đã từng
quán chiếu về
thân tâm này: Ta không phải là
vui buồn, vậy ta là tiếng
thì thầm cho
vui buồn có mặt, tức là những
suy nghĩ,
tư duy xao động này sao? Những
suy nghĩ có mặt ở đây vốn
sinh diệt; không vào có là sóng thức lao xao có nghĩa là
chúng ta đang theo
sinh diệt mất còn. Cũng như khi ta thấy mình là con gà, tức thì ta chui vào gầm bàn
đời sống của con gà. Nhưng nếu ta là người thì ta vươn vai đứng lên,
ăn uống sinh hoạt như một
con người. Cũng một
hình hài, cũng một
tâm thức đó, nếu bị bệnh hoang tưởng thì ta thấy ta là con gà, hết bệnh thì thất ta là
con người. Và
chúng ta có thể
nhận thấy có ba mức độ bệnh tưởng trong
câu chuyện kể trên, đó là thấy mình là con gà, thấy mình là
con người và thấy mình không phải là
con người mà là
tâm thức lao xao vọng động. Do vậy
phương pháp trị bệnh gần nhất là phải
hồi phục cho được cái thấy ta là
con người. Kế đó, từ
con người, cho ta
nhận biết, ta không phải là
hình hài vật lý này, mà ta còn là niềm vui,
nỗi buồn bên trong. Khi chữa được căn bệnh chấp rằng ta là
vui buồn, sướng khổ, sẽ
nhận ra thêm một điều nữa: ta là
tư duy,
suy nghĩ đang biểu hiện.
Và khi đi đến cái thấy ta là
tư duy,
suy nghĩ này,
chúng ta trở nên
sợ hãi những giây phút trống rỗng,
vắng lặng lúc
tâm thức không có
suy nghĩ. Ta luôn nghĩ rằng phải
tư duy thì mình mới
hiện hữu.
Chúng ta chưa bao giờ chấp nhận có
trạng thái không
suy nghĩ mà mình
hiện hữu, nên không có khả năng
thăm dò vào chiều sâu của
đời sống tâm thức chính mình bằng
con đường dứt bặt tất cả những
suy nghĩ. Hãy làm một thử nghiệm để biết không
suy nghĩ, ta có thể vẫn sống hay sẽ chết?
Rõ ràng ta vẫn sống được. Có một
trạng thái mà
chúng ta có thể cảm nghiệm, đó là khi
tâm thức ta
xao động,
lo âu,
suy nghĩ trăm điều vận chuyện thì mình
cảm thấy bấn an
vô cùng và chính lúc đó ta không thực sống. Lúc bấy giờ
năng lực bén nhạy tư sự
phản ứng,
tiếp xúc của mình với đất trời, với
con người... có thể
suy giảm đến 50%. Thay vì
chúng ta có thể
tiếp xúc với
vạn vật trong
cuộc đời bén nhạy đến 100%, nhưng vì trong tâm ta đầy
suy tưởng, vọng động nên khi nhìn người, nhìn cảnh,
nói một lời hoặc làm một
cử chỉ đều
thể hiện sự
tiêu cực, gây thêm
bất an cho chính ta và cho người khác.
Lúc ấy dù mắt nhìn vẫn không thấy sắc màu, tai nghe mà vẫn không
nhận ra âm thanh, lưỡi nếm vẫn không cảm nhận được
mùi vị...
Rõ ràng ta đã mất đi rất nhiều
năng lực sống. Ấy là
chướng ngại đầu tiên mà
chúng ta thường vấp phải, và có khi cả ngàn đời ta cũng không có
năng lực thoát ra khỏi sự
xao động trên bề nổi của
tâm thức để
tiếp xúc với tầng
thâm sâu hơn, tức là tự thể của chính ta. Từ điểm này qui lại,
chúng ta thấy rằng sức sống dào dạt nhất là lúc
tâm thức ta yên lắng, tĩnh tại, rỗng rang không có những
suy nghĩ thì thầm. Đó là lúc sự sống mình,
năng lực mình thực sự có mặt
trọn vẹn.
Ở tầng thâm thức sâu này ta hãy có
niềm tin, rằng mình không khải là tiếng lầm thầm, không phải là sóng thức lao xao. Dừng lắng được tiếng
thì thầm,
năng lực sống của ta sẽ trở nên bát ngát và
vô cùng kỳ diệu. Khả năng tiếp xử của ta với đời sẽ thuần nhã hơn, đẹp hơn,
trong sáng hơn. Câu
trả lời cho
vấn đề đặt ra ta là ai có thể là: Ta không phải là
hình hài, không phải là
vui buồn, ta không phải là tiếng nói
thì thầm. Nhưng loại trừ hết tất cả như
vậy thì chúng ta còn lại gì để gọi là mình?
Như đã từng chia sẻ, nếu
chúng ta có
niềm tin vững vàng rằng ta không phải là thân này, ta không phải là cái chết, cuộc sống của ta không phải chỉ có mặt bằng
hình hài rồi
chấm dứt nơi nấm mồ. Sự sống của ta đã được xác định
rõ ràng trước khi ta có mặt. Sau khi
hình hài này tan rã, ta vẫn còn có dòng
năng lượng của
nghiệp thức bất định, thăng trần nối dài qua hằng triệu triệu kiếp dù thân xác này đã tan theo tro bụi. Điều này có
thực chứng minh cho
niềm tin của ta?
Trong
cuộc đời,
chúng ta đã từng
chứng kiến người thân, bạn bè
vĩnh viễn ra đi. Ta có thể đã từng thấm thía nỗi đau của những cơn bệnh ngặt nghèo đến với mình, nhưng
chưa bao giờ ta nghĩ mình sẽ chết như người kia. Dù có khi
cảm thấy từ thần đến rất gần, mình vẫn không tin, vẫn nghĩ rằng mình không bao giờ chết. Bởi từ trong tận cùng sâu thẳm của
tâm thức chúng ta đã sẵn có
niềm tin, và ta muốn tìm về cội nguồn của sự sống để
tiếp xúc với
con người vô sinh bất diệt của mình. Dù có ngàn vạn cách lý giải về sự
tồn tại của ta, chẳng hạn nói rằng
sau khi chết ta được lên Thiên quốc, rồi nối tiếp qua con cháu... thì ta vẫn không thể tin điều này. Ta vẫn nghĩ rằng mình phải
đi vào đào xới trong tự thân để
nhận ra cái
không sinh không diệt, chứ không phải như lối lý giải cho rằng ta là những phiên bản
di truyền qua con cháu để kéo dài sự sống. Đó là điều đầu tiên ta vững tin ta là sự sống
bất diệt. Nhưng điều quan trọng là làm sao ta có thể
nhận ra được sự sống
bất diệt trong
thân tâm này?
Con đường khám phá tự thân đã được
đức Phật khai triển trong một đoạn của
kinh Lăng Nghiêm như sau:
Đức Phật gọi vị
đệ tử lớn của mình là
tôn giả Ca Diếp đến hỏi: "Ông hãy nói cho ta nghe ông chứng được quả Thánh bằng
con đường nào?"
Tôn giả Ca Diếp thưa: "Bạch
đức Thế Tôn, con chỉ nghe
đức Thế Tôn dạy con hai chữ 'khách trần' mà con chứng được
Thánh quả. Một buổi sáng, nhìn
ánh nắng xuyên qua khe cửa, thấy bụi bay lao xao con
nhận ra được một điều: bụi (trần) thì bay lao xao, nhưng
không gian bao la thì
bất động. Nhìn vào trong nhà, con thấy người khách đến rồi đi, người chủ vẫn ở trong nhà không đến, không đi. Quay nhìn lại trong
thân tâm, con thấy niềm vui,
nỗi buồn và những
suy nghĩ của con cũng đến rồi đi,
chưa bao giờ dừng lại lâu, nên gọi chúng là khách. Còn con là người chủ nhìn khách đến rồi đi;
nhận diện được khi khách đến,
nhận biết được lúc khách đi".
Từ bài học trên, ta quay vào bên trong tự thân để
nhận diện rõ
vui buồn, thương ghét... là những
cảm thọ, là khách đến đi, là những
hạt bụi bay lao xao, và chính ta là khả năng
nhận diện: đây là buồn, đây là vui... Ta không
đồng hóa mình với những
cảm thọ ấy tức
chúng ta đang làm công việc
hồi phục lại chính mình, đang trụ trong vùng đất
vô sinh bất diệt của chính mình.
Chúng ta hãy luôn
quay về để
chiêm nghiệm, cảm nhận cái khả năng
vô sinh và
bất diệt vốn sẵn có trong
thân tâm mình. Và ngay nơi đây, giờ phút này mình có khả năng mời gọi
năng lực giác ngộ có mặt bằng sự
nhận biết.
Nhận biết mà có tiếng nói về đối tượng thì
sinh diệt liền có mặt, là sóng thức khởi động lao xao; như khi ta nhìn một đóa hoa, một
con người... rồi khởi
lên tiếng thì thầm đây là hoa màu đỏ, đây là người đàn ông... và một chuỗi
ngôn ngữ bên trong
lên tiếng.
Nhận biết mà không có tiếng nói
thì thầm là trong
tâm thức không có gì sinh ra và không có gì mất đi. Tận sâu bên trong, sự
nhận biết không hề có tiếng nói. Nó là
năng lượng chánh niệm nhận biết mọi đối tượng mà không phải là đối tượng. Khi
vui buồn có mặt, ta
nhận biết vui buồn đang có mặt thì
vui buồn trở thành đối tượng của sự
nhận biết; còn ta là chủ thể, là khả năng
nhận biết. Khả năng
nhận biết này rất bén nhạy, không tiếng, không lời. Chỉ cần làm được điều này là ta đã
trở về vùng đất
chân thật của chính ta,
nhận ra được tự thể
tâm không sinh không diệt của mình, biết đươc Ta là ai - Ta chính là sự
nhận biết vô ngôn, tỉnh sáng dang
hiện hữu mọi nơi, mọi lúc.
Có một vị tăng đến
đảnh lễ ngài Tuệ Trung: "Thưa thầy, con không biết con từ đâu đến, rồi sẽ đi về đâu? Cái chết với người đời quá chóng vánh khiến con
sợ hãi. Xin thầy chỉ
cho biết con đường vượt thoát sống chết". Ngài Tuệ Trung liền nói hai câu thơ:
Trường không túng sử không phi cốc
Cự hải hà phòng nhất điểm âu.
Tạm dịch: "Không gian
bao la này mặc tình cho đôi vầng
nhật nguyệt đi về. Biển
mênh mông kia ngại gì một chút bọt sóng lao xao chìm nổi". Ở bình diện cạn,
chúng ta biết bọt sóng chìm nổi giữa
đại dương mênh mông kia có lớn nhỏ, cao thấp. Ví thử những bọt sóng kia
biết mình không phải là bọt sóng mà chính là
đại dương bao la, thì nó mặc tình
vô ngại khi xuống thấp, khi lên cao, khi đến đi, còn mất. Khi gió xô sóng dạt, bọt sóng nổi lên thì biểu hiện, khi bọt sóng
vỡ tan thì
trở về với lòng biển.
Mặt trời,
mặt trăng và hành tinh của
chúng ta đều theo vòng quay quỹ đạo thành một ước lệ, có ngày, tháng, năm có nghĩa gì so với
không gian không ngằn mé này.
Bước vào chiều sâu hơn, khi
nhận ra ta không phải là bọt biển nổi chìm mà chính là
đại dương bát ngát, thì niềm đau của sự mất mát,
biến hoại... sẽ không cón có mặt. Khi
trực nhận ta không phải là
hình hài này thì nỗi
lo âu của
đời người lúc già, bệnh,
cho đến khi trút
hơi thở cuối cùng cũng không làm cho ta hoảng loạn. Ta không cần làm gì mà vẫn
vượt qua được tất cả những buồn vui,
khổ não có mặt trong
kiếp người.
Khi tự
quay về đào sâu vùng đất tâm của mình, ta thấy được ta là khả năng
nhận biết mà không phải là đối tượng bị
nhận biết.
Nhận biết trên bề mặt cạn là
nhận biết về
hình hài; bước vào sâu thêm một bước là
nhận biết cảm thọ vui buồn; bước sâu hơn nữa là
nhận biết những
suy nghĩ,
tư duy, sóng thức lao xao đang có mặt hay
vắng mặt. Vượt lên tất cả những đối tượng ấy, ta lúc này là chủ thể. Chủ thể này
không sinh không diệt, không đến không đi. Nếu ta luôn an trụ trong
trạng thái "nhận biết" tỉnh sáng, không
hóa thân, không
thể nhập vào đối tượng, không để đối tượng cuốn mình trôi theo, thì
chúng ta đang
an trú trong tự thể
vô sinh bất diệt của chính mình,
an trú trong
tâm Phật của chính mình. Và
lúc ấy chắc chắn mình đã
nhận ra Ta là ai.