Lạy Phật, Tụng Kinh..Có Công Đức, Có Phước Đức Gì Chăng ?
LẠY PHẬT, TỤNG KINH.. CÓ CÔNG ĐỨC, CÓ PHƯỚC ĐỨC GÌ CHĂNG ?
Tụng kinh thi có công đức hay phước đức gì không và có được Phật thương, Phật gia hộ gì không ? Kinh điển là lời và ý của phật dạy cho chúng ta biết hiểu để tu tậpthân tâm, nhờ vào sự tu tập thân và tâm thì chúng ta mới có giác ngộ và giải thoát. Kinh điển chỉ là phương tiện để cho chúng ta biết con đường tu tập cho đúng cách tạo công đức cho mình, vì vậyđọc tụng hiểu được nghĩa của kinh để thực hànhtu tập thân và tâm thì khi đó mới có công đức. Còn người tụng đọc kinh mà không tu tập (không thực hành) thì chẳng có công đức gì cả dù hàng ngày chúng ta có tụng đọc bao nhiêu thời kinh thì cũng chẳng có công đức gì. Kinh chúng ta tụng đọc rõ ràng, mạch lạc, có sức cuốn hút tạo cho người khác nghe, thấy được ý và nghĩa của kinh, giúp cho người khác tinh tấn thêm trong việc tu tập hoặc người khác nghe, thấy sự tốt đẹp của kinh, mang lại lợi ích cho cuộc sống của họ, để họ tìm hiểu học theo lời Phật dạy thì khi đó chúng ta có phước đức. Đó là chúng ta được người kính trọngthương yêu trong cuộc sống . Chúng ta tụng đọc kinh có được Phật thương Phât gia hộ không ? Xin thưa, không hề có chuyện đó, vì Đức Phật của chúng ta không cần chúng ta đọc lại lời Ngài dạy cho Ngài nghe. Mặc khác lòng từ bi của Đức Phật đối với chúng sanh là hoàn toàn bằng nhau, không có chuyện con Phật dòng họ, bà con của Phật hay là đệ tử của Phật thì Phật thương hơn người khác. Lòng từ bi của Đức Phật mang tính bình đẳngtuyệt đốivì vậy người tụng đọc kinh hay người không tụng đọc hoàn toàn như nhau . Và cũng như thếĐức Phật không cần chúng talễ lạy Ngài, và sự lễ lạy đó cũng không được Phật thương hơn người không lễ lạy Phật. Vì vậychúng ta không cần phảilễ lạy Ngài 500 lạy hay 1000 lạy mỗi ngày. Đức Phật là một người thầy dẫn đường vĩ đại của nhân loạivì vậychúng talễ lạy Phật là thể hiện lòng tôn kính đối với Ngài và cao hơn nữa lễ Phật và tụng đọc kinh điển để chuyển hóa tâm mình tinh tấn tu tập thân và tâm ấy mới là công đức vô lượng cho chúng ta . Ngoài việc tu tậphằng ngày, tụng đọc kinh nếu nhất tâm, không để tâm mình loạn động theo cảnh, đạt cảnh giới từ nhất niệm đến vô niệm là cận định cho tâm thanh tịnh, và khi tâm thành thục có thể đạt được tâm thanh tịnh. Trong lịch sửphật giáo Ngài Huyền Giácthiền sư tụng đọc kinhDuy Ma Cật mà chứng tâm thanh tịnhđại ngộ . Trong kinh pháp cúĐức Phật có dạy : "Dẫu tụng nhiều kinh điễn Không hiểu , ích lợi gì Chỉ rõ một câu pháp Thực hành sẽ đắc đạo" . Công đức là thành quảtu tậpthân tâm mà chúng ta có được. Vì vậy nó tồn tạilâu dài giúp cho thân và tâm ta có an lạc trong cuộc sống và nó còn tạo ra phước đức cho chúng ta nữa. Công đức làm cho nhân quả của chúng ta luôn tốt đẹp không có sự mất đi trong cuộc sống . Phước đức là nghiệp lành, quả tốt mà chúng ta tạo ra khi mang đến những lợi ích cho người và chúng ta được nhận lại. Phước đức mang tính chấttương đối không lâu dài và có thể còn mất . Thầy Núi Namo Buddhaya Xem thêm: Bái sám, lễ lạy có diệt được tội không? (Thích Nhật Từ) .