Luật sưĐạo Tuyên là bậc tổ sư khai sáng Luật tông. Ngài họ Tiền, người Đan Đồ (nay là Thường châu, tỉnh Giang Tô), cũng có thuyến nói là Hồ châu, tỉnh Chiết Giang. Cha của ngài từng đảm nhiệm Sử bộ thượng thư triều Tùy. Do ảnh hưởngtừ gia đình, từ nhỏ đã bộc lộ là thiên tàivăn học cực cao, năm 9 tuổi sáng tác thơ ca rất hay, năm 15 tuổi học tập đọc tụng kinh Phật, năm 16 tuổi thế phátxuất gia tại đạo tràng Nhật Nghiêm trong cổ thành Trường An, năm 20 tuổi tu hànhcông phu nghiêm mật. Ngài ẩn tu trong sơn lâm, thực hànhđịnh tuệ, sau dời đến chùa Bạch Tuyền trên Nam sơn, chuyển đến tinh xá Sùng Nghĩa, chùa Tịnh Nghiệp. Ngài nghiêm trì giới luật cực độ, tam y được dệt bằng vải thô, ngày ăn một bữa, chỉ là các loại đậu, ra khỏi chùa thì tích trượng không rời thân mình bởi lo làm tổn thương loài sinh vật trên đất, cực lựcchuyên tinhthiền định, ngồi không tựa dường, thực hànhbát chu tam muội (thiền địnhthâm sâu, đạt đếntam ma địa). Khai nguyên thích giáo lục, quyển 6 của cao tăngTrí Thăng, khen ngợi về Đạo Tuyên: “Nội tinh tam học, ngoại bác cửu lưu, giới hươngthuần khiết..... trước thuật bất tuyệt”. Cửu lưu là chín đại lưu phái học thuật từ triều Tần đến đầu triều Hán. Cuộc đời của ngài, trước tác kinh lục, tư liệu, sử truyện v.v... gồm hơn 200 quyển.
Sau khi đại sưHuyền Trang du học Ấn Độtrở về Trung Thổ, dưới sự cổ xúy và ủng hộ của vương triều, Huyền Trang tổ chức dịch trường phiên dịch Phật điển Phạn văn sang Hán văn, ngài tiếp nhận chiếu chỉ của triều đình mà tham dự, đảm nhiệm “đại đức chuyết văn”. Ngài trùng tân truyền trao cụ túc giới, sau này ảnh hưởngthâm sâu đối với cách thức thọ giới trong đại giới đàn.
Ngài thành tựu đột phá đối với phương diện luật học. Ở chùa Bạch Tuyền, nỗ lực hơn 10 năm nghiêu cứu luật học, chù trọng sưu tầm tư liệu, thuyên thích rất nhiều ý nghĩa mới, đề xuất “phương pháp thuyên thích luật học”, “kiêm nhiếp tư tưởngĐại thừa và Tiểu thừa”, sáng lập thuyết “tâm thức giới thể” (心识戒体). Hệ thốngLuật tông tinh nghiêm rộng lớn, lý luận tinh sâu. Có học giảNhật Bản cho rằng, khi ngài tham gia dịch trường, đã ảnh hưởngtư tưởngduy thức của Huyền Trang rồi sáng lậpgiới thể luận. Khi Phật giáoẤn Độ mới du nhập Trung Thổ, về khía cạnh giới luật, chủ yếu là lý giải và hoằng dường một bộ luật đơn giản của Ấn Độ, nên nội hàm chưa thoát khỏiphạm trùbộ phái Phật giáoẤn Độ, nhưng đến thời ngài thì “Ngài ảnh hưởngtư tưởngphán giáo và Nhất Phật thừa trong kinh Pháp Hoa rồi phát khởi, bắt đầu vận dụng quan điểmPhật phápĐại thừa một cách rộng lớn, để lý giải nguyên bản được cho là thanh văn luật thuộc về Tiểu thừa. Và dung phương thức biểu đạt khác nhau của ba tông: Thực pháp tông, giả danh tông và Đại thừaviên giáo tông một cách xảo diệu”, xây dựng hàm nghĩa Đại thừathanh văn luật trong Tứ phần luật”.
Luật sưHoằng Nhất là một Luật tăng nổi tiếng thời cận đại, sau khi nỗ lực học tập giới luật, biên soạn thư tịch luật học, phục hưngLuật tông. Hoằng Nhất từng cất công chỉnh lý và hiệu chú nhiều bản điển của ngài, nắm vững phả mạch phát triển của Luật tông, có nhận thức rất thâm sâu đối với Nam sơn luật học, cho rằng “Luật sư Đạo Tuyên sở lậpLuật tông trên núi Chung Nam, dựa vàonghĩa lý của kinh Pháp Hoa, kinh Niết-bàn, còn giải thíchthông suốtTiểu thừa luật, thiết lậpviên tônggiới thể, chánh thuộc về sở học của người xuất gia, cũng làm sáng tỏý nghĩanăm giới, tám giới của tại gia”. Lúc Hoằng Nhất mới nghiên cứu luật học, vốn xem nhẹ Luật tông mà chuyên nghiên cứuCăn bản Thuyết nhất thiết Hữu bộ luật, sau đó có một vị cư sĩ khuyên ngăn, dần dà kiêm nghiên cứutôn chỉ của Luật tông, mãi đến khi đọc xem giới thể luận của Luật tông, mới buông rời Hữu bộ luật, đứng trước tượng Phậtphát nguyện rằng: chuyên tham cứuLuật tông, và nỗ lực hoằng dương.
Đạo Tuyên quy kết giới học thành bốn khoa, còn gọi giới tứ biệt (戒四别). Một là giới pháp, hai là giới thể, ba là giới hạnh, bốn là giới tướng.
Giới pháp là chỉ cho pháp của đức Phật chế định, luật nghi của hàng xuất gia và tại gia, như 184 loại yết ma hoặc 10 giới nặng 48 giới nhẹ của năm chúng xuất gia, 5 giới và 8 giới của cư sĩ. Giới pháp là lộ tuyến giúp cho chúng sanhgiải thoát. Người tu hànhdựa vàogiới pháp mà được nhập thiền định, đạt đượctrí tuệ.
Giới thể là một phương thức biểu đạt rất trọng yếu trong giới học. Theo Lão hòa thượngHư Vân, “Giới thể là lúc thọ giới, lĩnh nạpgiới pháp trong đầu óc, trong thân thể sinh ra một loại giới thể. Thể này tuy phàm phu không thể nghe, thấy nhưng thường hằngliên tụctrong suốt đời, có công năng phòng phi chỉ ác, gọi là giới thể. Tốt hay xấu của giới thể, nằm ở lúc phát tâmthọ giới cao hay thấp. Nên người cầu giới, khi đầu phát tâmminh bạch, phát tâmtam phẩm: hạ phẩm tâm, trung phẩm tâm, thượng phẩm tâm”. Trong Chi uyển di biên (芝苑遗编) của luật sưNguyên Chiếu thời Bắc Tống, giải thích: “Giới thể là cương yếu của luật học, căn bản bản của đặc phạm, nguyên thủy của phản lưu, tiền đạo của phát hạnh”. Đạo Tuyênsáng lậplý luậngiới học, luận thuật giới thể một cách hoàn chỉnh, còn chia tướng trạng giới thể thành bốn phương diện. Một là giới thể tướng trạng, hai là thọ tùy đồng dị, ba là duyên cảnh khoáng hiệp, bốn là phát giới số lượng. Cho rằng, hàng xuất gia gieo trồng ruộng phước đức là do từ sự quyết định của giới thể. “Trồng ruộng phước đức đó là tuân thủgiới luật, hiện hình tướng tăng nhân, có thể khiến cho tâm linh được thuần khiết, đạo đức thăng tiến, sinh ra hoạt dụng hạt giống thiện”. Trong Tứ phần luật tỉ-khưu giới tướng biểu ký (四分律比丘戒相表记) của luật sưHoằng Nhất, dùng hình thức biểu cách để biểu bày “Học thuyết giới thể vô tướng của Nam sơn Luật tông”. Giới thể còn chia ra hai loại: Tác giới thể, vô tác giới thể. Tác giới thể, là lúc đăng đàn khẩn cầu thọ giới, quỳ xuống, lập chí, phát ra lời để xin giới. Vô tác giới thể là từ sự huân tập mà thành một loại nghiệp dụng, nghiệp dụngviên thành cũng là chủng tử. Chủng tử phát sinh lực dụng, khiến vọng niệm dứt bặt.
Giới hạnh là lúc đắc giới thể rồi, đem ứng dụnghằng ngày, hoạt dụng chao động hay tĩnh lặng, nhậm vận ngăn ác, tu trì thiện. Giới hạnh là “Y trì giới thể mà sản sinh hoạt động và quá trình phòng phi chỉ ác, thuộc về phạm trù tu hành”. Thời kỳ Hiếu Văn đế triều Bắc Ngụy, luật sưPháp Thông tại Ngũ đài sơn Bắc tự, vốn học tập Tăng kỳ luật, nhân đó phát hiện sự mâu thuẫn giữa giới thể và giới hạnh, rồi chuyển dịch chuyên nghiên cứuTứ phần luật, sau đó cực lực hoằng dương giới tướng trong Tứ phần luật. Nhưng lúc đó chỉ giới hạn ở khẩu truyền, chưa trước tác văn bản để lưu truyền, Pháp Thôngkhẩu truyềncương yếuTứ phần luật, từ đó mà có nghiên cứu về “thọ tùy tướng kế giới luật” (受随相契戒律).
Giới tướng là đức Phật chế định các giới điều, trong mỗi giới có chia ra đặc phạm và bất phạm, có khai giá nhẹ và nặng khác nhau. Có chia ra chỉ trì và tác trì, chỉ phạm và tác phạm. Theo Luật tông, giới tướng có hai hàm nghĩa. Một là chỉ cho tướng trạng của giới điều hiện bày ra, “Lấy giới bản làm tướng”, các tướng trạng khác nhau như năm giới, mười giới v.v... Hai là giới tướng trong “lập giới tứ khoa”, người tu hànhtuân thủ giới điều mà hiện bày cốt cách, tinh thần và hành vi.
Tăng sử truyện có ghi tình tiết câu chuyện kỳ bí giữa Đạo Tuyên và đại pháp sư Khuy Cơ.
Thế nhân có câu “Người có giới đức, sẽ cảm động đến chư thiên, thiên thần và quỷ thần đều tôn kinh”. Đạo Tuyên ẩn tu trên núi Chung Nam, đạo hạnh cao khiết, khiến cảm động đến các thiên thầncúng dường mỗi ngày. Ngài ngày ăn một bữa vào trung ngọ, quá ngọ không ăn, và có tì-sa môn thiên vương tử dâng một bát cơm để ngài thọ thực. Có một ngày nọ, Khuy Cơ lên núi này, luôn dịp lạy hỏi ngài, ngài rất hoan hỷ. Ngài cho rằng Khuy Cơ là người học vấn tốt, giảng giảikinh luận lưu loát, nhưng giới luật hời hợt, cho nên muốn chư thiêncúng dường cơm cho Khuy Cơ để cảm hóa. Nhưng ngài chờ đến quá ngọ cũng chẳng thấy chư thiên đến cúng dường, cảm giác bụng đói, còn Khuy Cơ thì cứ mặc nhiêntự tại. Thế là hai người uống trà đàm luậngiáo pháp Phật, đến xế chiều, ngài mời Khuy Cơ ngủ lại một đêm bởi ngài muốn Khuy Cơ hưởng thụ chút lạc thú của khổ hạnh. Khuy Cơđồng ý ngủ lại. Đêm đến, ngài ngồi thiền suốt đêm, chẳng chao động, lưng chẳng tựa dường, còn Khuy Cơ thì ngủ say ngáy khò khò, khiến trong tâm ngài dấy khởi xem thường. Theo oai nghi của người xuất gia, đi, đứng, nằm, ngồi đều có quy cách, đi như gió, đứng như rặng bách tùng, ngồi như chuông, nằm như cây cung. Đến ngày thứ hai, ngài qưở trách Khuy Cơ ngủ mất oai nghi, chẳng tuân thủ quy cách, làm ngài động tâm. Khuy Cơ đáp, do ngài tĩnh tọa mà làm cho người khác không an giấc. Sau khi Khuy Cơ rời đi, đến trung ngọ thì có chư thiêncúng dường, ngài hỏi sao hôm qua không cúng dường? Chư thiên đáp: “Hôm qua có bồ-tát Đại thừa ở trên núi này, hộ pháp thiện thần vây quanh một cách dầy đặc, ta đến không được!”. Sau khi nghe xong, ngài đại sám hối, hối tiếc mình thấy được nhục thân bồ-tát mà chẳng biết kính ngưỡng, trái lại trách cứ bồ-tát. Từ đó về sau, ngài nỗ lựctu hành, rồi trở thànhsơ tổLuật tông.
Luật trong Luật tông, vốn chỉ cho giới luật. Giới và luật, vào thời kỳđức Phật có các hàm nghĩa và tác dụng. Luật ý nghĩa là điều phục, thiện trị v.v... Giới ý nghĩa là tính cách, đạo đức v.v... chuyên chỉ cho tịnh giới, thiện giới. Giới là một bộ phận của luật, luật lại là điển tịch thuyên thuyết giới. Giới luật có thanh văn giới và bồ-tát giới. Về sau, từ trong giới luật còn diễn sanh ra thanh quy, Tăng chế. Tăng chế như là nội quy thiền môn. Ví dụ, nếu sa-môn phạm tội nặng thì đuổi khỏi chùa, nhẹ thì bị roi đánh; sa-di trồng trọt hoa màu trên đất, ruộng của chùa; trong chùa có thiết đặt bếp núc nấu nướng để phục vụ việc ăn uống; sư phụviên tịch thì được tổ chức tang lễ 7 ngày; tăng sĩ được quyền tích trữ vàng bạctài sản. Pháp sưĐạo Anthời kỳ Đông Tấn từng căn cứ văn bản giới luật, rồi chế định giới quy — tăng niquy phạm, và được tăng đoàn chấp hành nghiêm túc. Đạo An còn dùng họ Thích làm họ người xuất gia, lần lượt được tăng ni ở Trung Thổ (bao gồm ở Việt Nam) áp dụng, mãi đến nay vẫn chưa thay đổi.
VĂN HIẾNTHAM KHẢO
1. Lão hòa thượngHư Vân, Giới pháp, giới thể, giới hạnh, giới tướng
2. Khuyết danh, Lược biện giới thể luận của Nam sơn luật
3. Lao chánh Vũ, Phật giáogiới luật học
4. Tào Sĩ Bang (1932 -, giáo sư đại học Nam Dương Singapore), Tình huống khó cả đôi đường mà luật sưHoằng Nhấthiện tạiđối diện – Giữa giới luật và Tăng chế
5. Dương Duy Trung (giáo sư đại họcNam Kinh), Phật họcTrung Quốc VI, Tông phái uyên lập (4) Luật tông