GIỚI LUẬT TU SĨ
Vài ghi nhận về Đại hội Kết tập đầu tiên
Bình Anson
Sau khi
Đức Phật nhập diệt,
Trưởng lão Māhakassapa (Ma-ha Ca-diếp)
triệu tập 500 vị Tỳ-khưu A-la-hán để
trùng tụng Pháp và Luật. Các vị Tỳ-khưu
quyết định trùng tụng trong dịp
an cư mùa mưa tại Rājagaha (
Vương Xá) vì
“thành Rājagaha đúng là nơi có tiềm năng về vật thực và có nhiều chỗ trú ngụ”. Trước khi
an cư, các vị
bỏ ra một tháng để
sửa chữa nơi trú ngụ.
Trong
thời gian trùng tụng, ngài Māhakassapa
thẩm vấn ngài Upāli về Luật Tỳ-khưu và Tỳ khưu-ni, và ngài Ānanda về Kinh.
Tiếp theo đó, ngài Ānanda trình bày, trích bản Việt dịch của Tỳ-khưu Indacanda
(Tạng Luật, Tiểu phẩm, http://budsas.110mb.com/uni/u-luat-tieupham/tp-11.htm ):
(….)
- Thưa các ngài, vào thời điểm
Vô Dư Niết Bàn đức Thế Tôn đã nói với tôi
như vầy:
“Này Ānanda, khi ta không còn, hội chúng nếu muốn có thể bỏ đi các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng.” [Ghi chú: Câu này cũng có ghi trong Đại kinh Bát-niết-bàn, Tụng phẩm VI, Trường bộ 16]- Này
sư đệ Ānanda, vậy ngươi có hỏi
đức Thế Tôn: “Bạch ngài, vậy các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng là các điều nào?” không?
- Thưa các ngài, tôi đã không hỏi
đức Thế Tôn: “Bạch ngài, vậy các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng là các điều nào?”
Một số
trưởng lão đã nói
như vầy:
- Giữ lại bốn điều pārājika (
bất cộng trụ), các điều còn lại là các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng.
Một số
trưởng lão đã nói
như vầy:
- Giữ lại bốn điều pārājika (
bất cộng trụ), giữ lại mười ba điều saṅghādisesa (
tăng tàn), các điều còn lại là các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng.
Một số
trưởng lão đã nói
như vầy:
- Giữ lại bốn điều pārājika (
bất cộng trụ), giữ lại mười ba điều saṅghādisesa (
tăng tàn), giữ lại hai điều aniyata (
bất định), các điều còn lại là các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng.
Một số
trưởng lão đã nói
như vầy:
- Giữ lại bốn điều pārājika (
bất cộng trụ), giữ lại mười ba điều saṅghādisesa (
tăng tàn), giữ lại hai điều aniyata (
bất định), giữ lại ba mươi điều nissaggiya pācittiya (ưng xả
đối trị), các điều còn lại là các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng.
Một số
trưởng lão đã nói
như vầy:
- Giữ lại bốn điều pārājika (
bất cộng trụ), giữ lại mười ba điều saṅghādisesa (
tăng tàn), giữ lại hai điều aniyata (
bất định), giữ lại ba mươi điều nissaggiya pācittiya (ưng xả
đối trị), giữ lại chín mươi hai điều pācittiya (ưng
đối trị), các điều còn lại là các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng.
Một số
trưởng lão đã nói
như vầy:
- Giữ lại bốn điều pārājika (
bất cộng trụ), giữ lại mười ba điều saṅghādisesa (
tăng tàn), giữ lại hai điều aniyata (
bất định), giữ lại ba mươi điều nissaggiya pācittiya (ưng xả
đối trị), giữ lại chín mươi hai điều pācittiya (ưng
đối trị), giữ lại bốn điều pātidesanīya (ưng
phát lộ), các điều còn lại là các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng.
*
Khi ấy,
đại đức Mahākassapa đã
thông báo đến
hội chúng rằng:
- Này các
sư đệ, xin
hội chúng hãy lắng nghe tôi. Có các điều học của
chúng ta có
liên quan đến hàng
tại gia và hàng
tại gia cũng biết rằng:
“Điều này là được phép đối với các sa-môn Thích tử, điều này là không được phép.” Nếu
chúng ta bỏ đi các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng, sẽ có những người nói rằng:
“Các điều học đã được Sa-môn Gotama quy định cho các đệ tử đến lúc người được hỏa táng. Khi nào bậc Đạo Sư của họ còn tồn tại khi ấy họ còn học tập các điều học. Bởi vì bậc Đạo Sư của họ đã Vô Dư Niết Bàn nên giờ đây họ không còn học tập các điều học nữa.” Nếu là thời điểm
thích hợp cho
hội chúng,
hội chúng không nên
quy định thêm điều chưa được
quy định và không nên bỏ đi điều đã được
quy định,
hội chúng nên
thọ trì và
thực hành các điều học
theo như đã được
quy định. Đây là lời đề nghị.
Này các
sư đệ, xin
hội chúng hãy lắng nghe tôi. Có các điều học của
chúng ta có
liên quan đến hàng
tại gia và hàng
tại gia cũng biết rằng:
“Điều này là được phép đối với các sa-môn Thích tử, điều này là không được phép.” Nếu
chúng ta bỏ đi các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng, sẽ có những người nói rằng:
“Các điều học đã được Sa-môn Gotama quy định cho các đệ tử đến lúc người được hỏa táng. Khi nào bậc Đạo Sư của họ còn tồn tại khi ấy họ còn học tập các điều học. Bởi vì bậc Đạo Sư của họ đã Vô Dư Niết Bàn nên giờ đây họ không còn học tập các điều học nữa.” Hội chúng không
quy định thêm điều chưa được
quy định và không bỏ đi điều đã được
quy định,
hội chúng thọ trì và
thực hành các điều học
theo như đã được
quy định.
Đại đức nào
đồng ý việc không
quy định thêm điều chưa được
quy định, việc không bỏ đi điều đã được
quy định, việc
thọ trì và
thực hành các điều học
theo như đã được
quy định xin
im lặng; vị nào không
đồng ý có thể nói lên.
Hội chúng không
quy định thêm điều chưa được
quy định và không bỏ đi điều đã được
quy định,
hội chúng thọ trì và
thực hành các điều học
theo như đã được
quy định. Sự việc được
hội chúng đồng ý nên mới
im lặng, tôi
ghi nhận sự việc này là như vậy.
*
Khi ấy, các tỳ khưu
trưởng lão đã nói với
đại đức Ānanda điều này:
- Này
sư đệ Ānanda, đây là tội dukkata (
tác ác) cho ngươi về việc ngươi đã không hỏi
đức Thế Tôn rằng:
“Bạch ngài, vậy các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng là các điều nào?” Ngươi hãy
sám hối tội dukkata (
tác ác) ấy.
- Thưa các ngài, vì không
lưu ý nên tôi đã không hỏi
đức Thế Tôn rằng:
“Bạch ngài, vậy các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng là các điều nào?” Tôi không thấy được tội dukkata (
tác ác) ấy, nhưng vì
niềm tin đối với các
đại đức tôi xin
sám hối tội dukkata (
tác ác) ấy.
(…)
* * *
Vài ghi nhận:1)
Đại hội Kết tập này được tổ chức vào
mùa an cư sau khi
Đức Phật diệt độ, nghĩa là 2 tháng sau ngày Bát-niết-bàn. Trong
thời gian 2 tháng giữa Rằm tháng Tư (Vesākha) và Rằm tháng Sáu (Asālha),
chư Tăng sửa soạn nơi trú ngụ.
2) Địa điểm
kết tập là thành
Vương Xá, không thấy nói gì đến
hang Thất Diệp.
3) Trong giờ phút cuối trước khi
nhập diệt,
Đức Phật nói với ngài Ānanda rằng khi Ngài không trên
thế gian nữa,
chư Tăng “nếu muốn, có thể bỏ đi các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng.” Điều này có thể hiểu là
Đức Phật giao
trách nhiệm cho
chư Tăng quyết định có thể bỏ đi các điều học nào nhỏ nhặt, không quan trọng.
4) Ngài Mahākassapa trách ngài Ānanda tại sao không hỏi
Đức Phật về các điều khoản nhỏ nhặt có thể bỏ. Theo
thiển ý, lời trách cứ này quá
nghiêm khắc, vì
rõ ràng Đức Phật giao
trách nhiệm đó cho
chư Tăng, ngài Ānanda không
cần phải hỏi thêm nữa.
Có lẽ
vì vậy, mặc dù ngài Ānanda
thuận theo quyết định của ngài Mahākassapa và
chư Tăng để xin
sám hối tội dukkata, nhưng ngài Ānanda không nghĩ rằng ngài đã
phạm tội dukkata.
5) Qua đoạn kinh trên,
rõ ràng là ngay từ đầu, các vị
Trưởng lão đã có những
ý kiến khác nhau về điều luật nào quan trọng,
cần phải giữ, và những điều luật nào có thể bỏ đi. Một số vị
Trưởng lão trong
Đại hội Kết tập đầu tiên này đã có chủ trương bỏ đi các điều luật nhỏ nhặt, không quan trọng.
6)
Cuối cùng, các vị
Trưởng lão quyết định giữ tất cả các điều luật, không bỏ điều nào.
Nguyên nhân chính là vì các ngài e rằng dân chúng sẽ
hiểu lầm chư Tăng sẽ không còn nghiêm túc học tập lời
Đức Phật dạy,
ngay sau khi Đức Phật diệt độ. Như vậy,
quyết định giữ tất cả các điều luật do
Đức Phật đặt ra chỉ là để tránh sự
hiểu lầm của dân chúng ngay tại thời điểm
kết tập.
Còn tại thời điểm hiện nay, 26 thế kỷ sau khi
Đức Phật nhập diệt, với bối cảnh
văn hóa xã hội hoàn toàn thay đổi,
chư Tăng có cần xét lại các điều khoản nhỏ nhặt, ít quan trọng hay không?
7) Trong 227 giới Tỳ-khưu
truyền tụng ngày nay, đoạn kinh trên chỉ đề cập 145 giới điều: 4 điều pārājika (
bất cộng trụ, ba-la-di), 13 điều sanghādisesa (
tăng tàn, tăng-già-bà-thi-sa), 2 điều aniyata (
bất định), 30 điều nissaggiya pācittiya (ưng xả
đối trị, ni-tát-kì), 92 điều pācittiya (ưng
đối trị, ba-dạ-đề), 4 điều pātidesanīya (ưng
phát lộ,
ba-la-đề đề-xá-ni).
Đoạn kinh trên không thấy đề cập 75 điều sekhiya (
chúng học pháp) và 7 điều adhikaranasamatha (
diệt tránh pháp). Một số
học giả nhận định rằng các điều sekhiya (
chúng học pháp) có lẽ được khai triển thêm sau này, và
vì vậy có sự khác biệt về
tổng số các điều luật tỳ-khưu của các
bộ phái (luật Pali,
luật Tứ phần, luật Ma-ha Tăng-kỳ, Luật
Hữu bộ, v.v.).
(xem thêm: "So sánh tóm tắt các bộ Luật Tỳ-khưu", http://budsas.lotusmedia.net/uni/u-vbud/vbkin139.htm)8) Cũng xin
ghi nhận ở đây là trong đoạn kinh trên, chỉ thấy đề cập đến việc
trùng tụng Kinh (5 bộ Nikaya) và Luật, không thấy đề cập đến tạng A-tỳ-đàm (
Thắng pháp,
Vi diệu pháp). Tập
Tiểu phẩm, tạng Luật, ghi chép các
câu chuyện trong
Đại hội Kết tập I (500 tỳ-khưu) và II (700 tỳ-khưu) và không thấy đề cập đến
vấn đề trùng tụng tạng A-tỳ-đàm.
Vì vậy, một số nhà
học giả cho rằng tạng A-tỳ-đàm chỉ
xuất hiện sau này, có lẽ trong kỳ
Đại hội Kết tập III trong triều vua A-dục.
Vào thế kỷ 5 TL, khoảng 1.000 năm sau khi
Đức Phật nhập diệt,
Luận sư Buddhaghosa (
Phật Âm) ở
Tích Lan giải thích trong quyển
Chú giải Bộ
Pháp tụ (Atthasalini) rằng tạng A-tỳ-đàm cũng được trùng tuyên tại
Đại hội Kết tập I, nhưng các ngài
Trưởng lão đã xếp tạng nầy vào
Tiểu bộ kinh của
Kinh tạng. Sự
giải thích nầy có vẻ không
hợp lý và không được các nhà
Phật học chấp nhận.
9)
Câu chuyện kết tập kinh điển nầy cũng được ghi trong:
- Luật Ma-ha Tăng-kỳ
(quyển 32, phần "Năm trăm tỳ-khưu kết tập Pháp tạng", Hòa thượng Thích Phước Sơn dịch Việt, http://budsas.110mb.com/uni/u-luat-tangky/tangky32.htm).http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-60_4-2345_5-50_6-1_17-91_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark-
Luật Tứ Phần (chương III, "Ngũ bách kết tập", Tỳ-khưu Thích Nguyên Chứng dịch Việt, http://www.phatviet.com/dichthuat/luattang/tuphan4/tuph4.htm).