BÁT NHÃ TÂM KINH GIẢNG GIẢI
VÔ THƯỢNG NIẾT BÀN
Lê Sỹ Minh Tùng
43 Lời Kết
Phần dịch thuật kinh văn đến đây là hết nhưng
chúng tôi hy vọng quý vị nghe, xem
bộ kinh nầy thì bao nhiêu
tư tưởng điên đảo cũng theo đó mà tan biến.
Con người khổ vì
chạy theo hình sắc,
tham dục như tham ăn, tham ngủ,
tham danh,
tham lợi,
tham tiền, tham sắc…bây giờ theo
lời Phật dạy cố gắng buông bỏ thì
cuộc đời sẽ an vui
tự tại. Nghe kinh
bát nhã thì phải gắng luyện và nung nấu
chí nguyện của mình cũng sắc bén như
kim cương vậy. Muốn cho
trí tuệ trong sáng như
kim cương,
chúng ta phải
cố gắng hành trì diệu lý bát nhã, như người được
của báu để
phụng hành hết sức mình hầu
đạt đến bờ bên kia của
trí tuệ bát nhã nầy.
Cốt tủy của
tâm kinh là
chúng ta phải hành
thâm bát nhã và
chiếu kiến để thấy cho được
ngũ uẩn giai không. Hành thâm theo ý Phật là phải
thực hành một cách
thâm sâu, rộng lớn
ý nghĩa sâu xa của “ngũ uẩn là không” chớ không phải chỉ nghe hay biết mà thôi. Nói thế có nghĩa là phải biết chắc không còn
hồ nghi là thân nầy
không thật.
Thân thể, tay chân, máu me, tâm thức…của
chúng ta chẳng qua chỉ là kết quả của
hiện tượng duyên khởi gán ghép mà thôi. Thân của
chúng ta là do sự
kết tập của hàng ngàn, hàng vạn
nguyên tố tạo thành.
Hiện tại chúng ta sống là vì duyên đang kết.
Mai sau khi duyên tan rã thì
chúng ta ra đi.
Vật chất nào sẽ
trở về với
vật chất ấy.
Chủng tử của nghiệp sẽ kết với biết bao
nhân duyên mới dựa theo
nghiệp lực mà đưa
chúng ta đi
tái sinh nếu
chúng ta vẫn còn lẩn quẩn trong
lục đạo luân hồi. Chẳng những thấy,
biết mình là
không thật vẫn chưa đủ, mà còn phải thấy, biết người và
vũ trụ là
không thật. Vì thế Phật mới dạy đời là
huyễn hóa và
thế gian giả tạm là vậy. Nếu
chúng ta thực hành thâm sâu tức là
ứng dụng ý nghĩa sâu sắc của
tâm kinh vào trong từng
ý niệm, từng
hoàn cảnh, tùng phút, từng ngày trong cuộc sống thì
chắc chắn sẽ không còn
phiền não khổ đau.
Khi đã
thực hành sâu xa rộng lớn câu
ngũ uẩn giai không nầy thì
chúng ta không còn
bất mãn, bất bình hay bất ý trong cuộc sống nầy. Đời nầy
không thật thì cố
bám víu vào nó để làm gì? Có
cung phụng, sơn son thép vàng thì thân nầy là của
thế gian rồi một ngày nào đó cũng sẽ trả lại cho
thế gian mà thôi.
Thực hành như thế thì làm gì còn khổ ách?
Biết thân là
không thật, là
huyễn hóa, thay vì
cả đời chỉ tận tụy làm
lợi ích cho mình để tạo nghiệp mà phải chịu
quả báo đời đời. Bây giờ
chúng ta quay lại
cố gắng làm
lợi ích cho
chúng sinh thì
lòng từ bi nẩy nở và
trí tuệ sẽ phát sinh để giúp
chúng ta đi
thong dong trên
con đường chánh đạo. Thay vì sống với cái tâm
vọng tưởng chạy theo tham cầu
ái dục,
chúng ta sống với cái
tự tánh thanh tịnh bản nhiên để biến
vị kỷ thành
vị tha, biến
phiền não thành Bồ-đề và biến
sinh tử thành
Niết bàn thì cho dù sống ở đâu
chúng ta cũng có Bồ-đề và bất cứ lúc nào
chúng ta cũng có
Niết bàn cả.
Con người thấy sự
vô thường của sinh, lão, bệnh, tử và của
vạn vật vũ trụ nên tâm mới
bất tịnh, không an và
đau khổ. Vâng, đời là
vô thường,
vô ngã. Nói thế là vì
chúng ta nhìn
thế gian của
pháp hữu vi bằng
nhục nhãn, bằng
vọng thức mê lầm thì thấy đời là thật. Cái mà
chúng ta tin chắc là thật thì thật ra nó chỉ là giả tướng tức là cái ”Tướng” bên ngoài của
nhân sinh vũ trụ mà thôi. Còn bên trong cái giả
tướng không thật ấy ngầm chứa cái
bản thể chân như, không tăng, không giảm, không dơ, không sạch là cái
thế giới vô vi thanh tịnh bất biến ngàn đời. Nếu dùng
trí tuệ bát nhã thì
con người sẽ thấy được cái
thế giới vô vi thanh tịnh nầy bằng
cách sống với cái
tự tánh chân thật của mình.
Vì thế nếu
chúng sinh biết sống với
tự tánh thanh tịnh bản nhiên thì họ đang sống với
chơn tâm, với
Phật tính và với
tâm Phật của mình. Nếu
thực hành sâu xa như vậy là
chúng ta đã
mở rộng cánh
cửa giải thoát để sống trong an vui
tự tại trong
thế giới của Thường-Lạc-Ngã-Tịnh. Đây chính là
Niết bàn cao quý tột đỉnh của
đạo Phật mà
Đức Thế Tôn gọi là
Vô Thượng Niết Bàn.
Cổ nhân có câu:”Đồng thanh
tương ứng, đồng khí tương cầu”. Bá Nha
ngày xưa khi gảy đàn bên sông Hàn Dương trong một đêm trăng
thu thanh vắng, giữa
cảnh trí hoang vu đã linh cảm có người
nghe lén tiếng đàn của mình nên đàn đứt dây. Chung Tử Kỳ khi lắng nghe tiếng đàn đã
lãnh hội được ý nhạc của Bá Nha lúc thì
vòi vọi như núi cao, lúc thì
cuồn cuộn như
lưu thủy. Hai người sau đó đã trở nên đôi bạn tri âm và
kết nghĩa anh em mặc dù một người là quan Thượng Đại Phu cao sang
quyền quý của triều Tống, còn một người chỉ là một tiều phu mộc mạc
nghèo nàn ở chốn sơn lâm. Khi chia tay, họ đã hẹn ước sẽ gặp lại nhau nơi đây, ngày nầy năm tới. Đúng hẹn, Bá Nha
trở lại thì Chung Tử Kỳ đã ra người
thiên cổ.
Vô cùng xúc động, Bá Nha đến bên mộ Tử Kỳ khóc than
thảm thiết, gảy một bản đàn để truy điệu người
quá cố, rồi đập nát cây đàn và thề không bao giờ đàn nữa vì đã hết người tri âm rồi.
Nhất tâm,
nhất trí để tự độ cho mình cũng chưa đủ mà còn phải giúp người cùng đến chỗ
giác ngộ thì tất cả những người học Phật như
chúng ta cũng là
đồng thanh tương ứng và đồng khí tương cầu vậy.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni PhậtLê Sỹ Minh Tùng
Hồi Hướng:
Chúng sanh vô-biên
thệ nguyện độ,
Phiền não vô-tận
thệ nguyện đoạn;
Pháp môn vô-lượng
thệ nguyện học.
Phật-đạo vô-thượng
thệ nguyện thành.