BÁT NHÃ TÂM KINH GIẢNG GIẢI
VÔ THƯỢNG NIẾT BÀN
Lê Sỹ Minh Tùng
42 Vài Nét Về Kim Cang Bát Nhã Ba-La-Mật Kinh
Khi nói về
Kinh Kim Cang thì có tất cả tám bộ, nhưng về sau được phân tích kỹ lưỡng thì kinh nầy được chi làm thành mười bộ.
Thứ nhất là Kinh Đại
Bát Nhã, có sáu trăm quyển. Trong
thời gian Ngài
Huyền Trang dịch kinh đó thì có hoa đào đã nở bông sáu lần trong một năm.
Thứ hai là Kinh
Phóng quang Bát Nhã, nói về Phật
phóng quang khi thuyết
bát nhã, gồm ba mươi quyển.
Thứ ba là Kinh
Ma Ha Bát Nhã.
Ma Ha có nghĩa là “đại” nhưng không cùng một danh xưng với Kinh Đại
Bát Nhã, và kinh nầy gồm ba mươi quyển.
Thứ tư là Kinh Quang Tán
Bát Nhã, có nghĩa là Phật
phóng quang khi
tán thán bát nhã,
gồm có mười quyển.
Thứ năm gọi là
Kinh Đạo Hạnh
Bát Nhã, gốm có mười quyển.
Thứ sáu là
Tiểu Phẩm Bát Nhã,
gồm có mười quyển.
Thứ bảy là Kinh Thắng
Thiên Vương Bát Nhã, gồm bảy quyển.
Thứ tám là
Nhân Vương Bát Nhã, tức
Nhân Vương Hộ Quốc Bát Nhã Kinh,
gồm có hai quyển.
Thứ chín là
Thực Tướng Bát Nhã chỉ có một quyển.
Thứ mười là
Văn Thù Bát Nhã cũng chỉ có một quyển.
Tổng cộng
toàn bộ Bát Nhã là bảy trăm lẻ một quyển.
Trí tuệ bát nhã hiển hiện ở mọi cảnh,
mọi nơi cũng như khi nhìn cụm trúc xanh hay đóa hoa vàng thì
đâu đâu cũng là
bát nhã.
Có tất cả
sáu vị Pháp sư đã dịch những
bộ Kinh Bát Nhã trên. Đó là:
1) Bản dịch của
Pháp sư Cưu-ma-la-thập lấy tên là
Kim Cang Bát Nhã Ba-la-mật Kinh vào đời Diêu Tần
2) Vị thứ hai là Ngài Bồ-đề-lưu-chi vào thời nguyên Ngụy.
3) Vị thứ ba là Chân-đế dịch vào
thời kỳ Nam-Bắc triều. Cả ba cùng đề chung một tên là
Kim Cang Bát Nhã Ba-la-mật Kinh.
4) Vào
triều đại nhà Tùy có
Pháp sư Cấp-đa dịch và lấy tên là Năng Đoạn
Kim Cang Bát Nhã Ba-la-mật Kinh.
5) Vị thứ năm là Ngài
Huyền Trang bắt đầu
phiên dịch từ năm Trinh-quán thứ 19 đời Đường. Ngài lấy tên kinh là
Kim Cang Năng Đoạn
Bát Nhã Ba-la-mật Kinh.
6) Vị thứ sáu là
Pháp sư Nghĩa Tịnh. Ngài
Nghĩa Tịnh cũng qua
Ấn độ lưu học như Ngài
Huyền Trang và
trở về nước vào thời của
Võ Tắc Thiên. Bản dịch sau cùng nầy cũng lấy tên là
Kim Cang Năng Đoạn
Bát Nhã ba-la-mật Kinh.
Trong sáu bản dịch vừa nói ở trên thì bản của Ngài Cưu-ma-la-thập là
thông dụng hơn cả. Tại sao? Dựa theo
kinh điển thì
Pháp sư Cuu-ma-la-thập đã từng đảm nhiệm việc
phiên dịch cho
bảy vị Phật của đời
quá khứ, do đó các
kinh điển do
Pháp sư dịch rất đúng với ý Phật. Trước khi
lâm chung, Ngài Cưu-ma-la-thập có dặn rằng:”Sau khi ta
mệnh chung, hãy đem nhục thể của ta
hỏa thiêu. Nếu quả thực các
kinh điển do ta
phiên dịch không có điều gì
sai lầm thì lưỡi của ta không bị hủy hoại. Còn như nếu là sai với tâm ý của Phật thì lưỡi của ta tất bị thiêu hóa”. Sau khi thiêu xong, người ta thấy lưỡi của
Pháp sư vẫn giữ màu hồng tươi, không hề bị cháy. Điều nầy
chứng minh Pháp sư Cưu-ma-la-thập
dịch kinh rất
chính xác.
Vì
Bát Nhã là
trí tuệ và nếu
con người muốn
thành đạt được cái
trí tuệ quý báu nầy thì phải
trải qua ba
thời kỳ. Đó là
Văn Tự Bát Nhã,
Quán Chiếu Bát Nhã và
Thực Tướng Bát Nhã.
Văn tự là
học hỏi để thấu suốt những
ý nghĩa trong kinh. Sau đó mới
tư duy,
suy nghĩ lại những lời dạy trong kinh để nhận được
chân giá trị của nó. Khi đã thấu suốt thì
trí tuệ sẽ phát sinh để
nhận biết và
áp dụng những
chân lý nầy vào trong cuộc sống thường nhật mà
đạt được cảnh an vui
tự tại. Nói một cách khác vì người diễn giảng là
văn tự bát nhã, chẳng chấp ở tướng là
quán chiếu bát nhã và
như như bất động là
thật tướng bát nhã.
Phật dạy:” Nếu
chúng sinh muốn có
vô lượng phước đức thì
chúng sinh ấy không còn tướng ngã, tướng nhân, tướng
chúng sinh, tướng thọ giả”. Tại sao? Không còn tướng ngã tức là không có Ta có nghĩa là coi mình
như không Có. Không có tướng nhân là không có người. Ta cũng không, người cũng không cho nên
chúng sinh cũng không có luôn. Mà
chúng sinh là không thì
tự nhiên không có
thọ giả bởi vì tướng
thọ giả là niềm
hy vọng sống
mãi mãi và hễ luyến tiếc một cái gì thì không muốn nó bị hư hỏng nên gọi là
thọ giả tướng.
Nếu trong tâm của
chúng sinh còn có tướng tức là hãy còn
chấp tướng có nghĩa là
chấp có mình, có người, có
chúng sinh và có
thọ giả thì không thể
buông xả và
dĩ nhiên không thể nào
giải thoát được.
Phật pháp vốn không
cần phải học vì ai cũng có và ai cũng biết chỉ cần
chúng ta trừ bỏ mọi
chấp trước tức là tâm đừng dính mắc thì
Phật pháp sẽ
hiện ra. Nếu tâm còn dính mắc tức là còn trụ thì
con người càng
tìm kiếm Phật pháp thì họ càng không thấy. Nói một cách
đơn giản là nếu tay trái
buông bỏ mọi dính mắc thì tay phải sẽ lấy được
Bát nhã. Thật ra
Thực tướng Bát Nhã là
hư không và trải khắp
pháp giới thì làm sao bắt lấy được, nhưng
chúng ta vốn ở trong
Thực Tướng Bát nhã cho nên
Lục Tổ mới có
bài kệ là:
Bồ-đề không phải cây,
Chân tâm không phải đài,
Xưa nay không một vật,
Chỗ nào dính
bụi trần.
Nếu
chúng ta thật sự
buông bỏ được thì sẽ thể nghiệm được
ý nghĩa của mấy câu trên và lúc đó sẽ
đạt được bổn lai
Thực tướng bát nhã. Nói tới chứng được cũng là một cách nói bởi vì
chứng đắc chỉ là cái tên, nhưng trên
căn bản thì chẳng có
chứng đắc cái gì cả tức là
vô sở đắc bởi vì nếu
chúng ta chẳng mất cái gì thì
chúng ta cũng chẳng cần được.
Một hôm
tôn giả Tu-bồ-đề bạch với Phật rằng:
“Bạch Thế Tôn! Phật đắc
A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề có phải là không có đắc gì cả ư?”
Phật bảo: “Đúng thế! Đúng thế! Tu-bồ-đề! Ta đối với
vô thượng chánh đẳng chánh giác,
cho đến một chút pháp cũng không
chứng đắc, ấy gọi là
vô thượng chánh đẳng chánh giác”.
Tại sao Phật lại nói đối với pháp
vô thượng chánh đẳng chánh giác,
cho đến một chút xíu pháp ta cũng không
chứng đắc, chẳng qua chỉ là giả đặt cho nó một cái tên gọi là
vô thượng chánh đẳng chánh giác mà thôi, chớ thật ra chẳng có cái gì là thật thể cả?
Nếu muốn biết có đắc hay không đắc thì
trước tiên phải biết có mất hay không mất. Nếu pháp
vô thượng chánh đẳng chánh giác là một thứ đã từng bị mất đi tức là thất thì nay mới có thể nói là kiếm lại được tức là đắc. Thật sự
chúng ta đâu có mất mát gì bởi vì pháp
vô thượng chánh đẳng chánh giác chính là bổn tính cố hữu của
chúng ta. Đó chính là “hạt ngọc trong áo, chẳng lo tìm cầu”. Bây giờ
chúng ta chỉ cần mở áo ra coi thì sẽ thấy
hạt ngọc ngay.
Vô thượng chánh đẳng chánh giác là một tên khác của
quả vị Phật và nó không phải là một vật do bên ngoài mang lại cho ta mà chính là
gia bảo của ta chớ đâu phải do ta
thừa hưởng từ người ngoài.
Có người lại nói rằng:”Dựa theo
Bát nhã thì
Phật pháp cũng không thì còn nói
Lục độ,
vạn hạnh để làm gì? Nếu đã là
không pháp thì cần gì phải
trì giới, hoặc chẳng
cần tu phước?” Đây là
quan niệm tà kiến bởi vì tuy nói
không chấp tướng nhưng
con người phải
y theo pháp mà
tu hành.
Thí dụ khi
trì giới thì trong
tâm không khởi lên
chấp trước hay dính mắc và khi
làm công đức cũng không
khởi tâm chấp trước.
Nếu không có
chấp trước tức là
tâm không còn dính mắc thì
công đức tất sẽ tận cùng
hư không và
trùm khắp pháp giới. Vì thế, người
Phật tử không thể coi phước là không, họa là không, cái gì cũng không thì mới khỏi rơi vào
ba đường dữ.
Phật lại dạy:
“Tu-bồ-đề! Nếu có người ưa pháp nhỏ, dính mắc
ngã kiến, nhân kiến,
chúng sinh kiến,
thọ giả kiến thì chẳng thể nghe,
thọ trì, đọc, tụng, kinh nầy và giảng cho người khác nghe”.
Nếu
chúng ta thích pháp
Tiểu thừa tức là còn
chấp ngã kiến. Mà nếu còn
chấp ngã kiến tức là còn tâm tham; còn chấp nhân kiến thì còn tâm sân; còn chấp
chúng sinh kiến thì còn tâm si và còn
chấp thọ giả tướng thì còn cái thấy
ngu si. Bởi họ chỉ biết ưa pháp
Tiểu thừa nên họ không thể nảo
lãnh thọ được
diệu lý của
Kinh Kim Cang tức là
Thực Tướng là
Vô Tướng.
Đoạn trên nói vế
ngã tướng,
nhân tướng,
chúng sinh tướng,
thọ giả tướng và đoạn nầy nói về
ngã kiến, nhân kiến,
chúng sinh kiến,
thọ giả kiến. Do đó Kiến và Tướng khác nhau thế nào? Tướng là
hình tướng do mắt nhìn thấy rồi chấp vào tướng đó. Còn Kiến là thấy do tâm ý chấp vào cái sự “thấy” nên kiến là một loại
chấp trước vi tế. Tướng là loại
chấp trước thô tức là thuộc về phần bên ngoài nên dễ coi nó là Không.
Vi tế thì
sâu xa hơn vì nó nằm ở bên trong thuộc
phạm vi tâm ý do sự
phân biệt của
ý thức mà có. Cái gì ở bên ngoài thì dễ
trừ khử còn cái ở bên trong thì rất
vi tế nên khó
tiêu trừ nên khó coi nó là Không. Vì thế
Đức Phật lại dạy rằng:”Không những phải
lìa Tướng để
hàng phục tâm mà còn phải lìa Kiến thì lúc đó mới có thể chứng được
nhân không,
pháp không và không không”.
Phật lại dạy:
“Tu-bồ-đề! Ý ông thế nào? Ông chớ bảo
Như Lai khởi niệm thế này”ta phải độ chúng sinh”. Tu bồ đề! Đừng nghĩ vậy. Tại sao? Thật chẳng có
chúng sinh mà
Như Lai độ”.
Như Lai và
chúng sinh chỉ là một cho nên
Như Lai không độ
chúng sinh.
Như Lai không độ
chúng sinh mà chính
chúng sinh tự độ cho mình. Trong
Kinh Pháp Bảo Đàn cũng có câu:”Khi mê thì thầy độ, khi ngộ thì tự độ” có nghĩa là khi mê thì sự phụ độ cho
đồ đệ còn khi ngộ thì tự mình độ cho mình. Cho nên trong khi
chúng sinh mê lầm thì
Phật độ cho
chúng sinh còn nếu
giác ngộ rồi thì
chúng sinh tự độ lấy cho mình. Khi nói
giác ngộ thì ai là kẻ
giác ngộ cho mình đây? Chẳng phải là Phật đã cho ta sự
giác ngộ mà chính
chúng ta đã tự mình
giác ngộ cho nên
bài kệ ở trên
Đức Phật nói chẳng độ
chúng sinh là vậy.
Thêm nữa kinh cũng có câu:”
Chân pháp giới là
bình đẳng, Phật chẳng độ chúng sinh” có nghĩa là
chúng sinh với Phật là
bình đẳng. Nói một cách khác là Phật chẳng hơn
chúng sinh và
chúng sinh chẳng kém Phật cho nên mới nói:”Thật chẳng có
chúng sinh mà
Như Lai độ”.
Khi nói về
ý nghĩa của
Như Lai thì Phật dạy tiếp:
“Tu-bồ-đề! Nếu có người nói
Như Lai hoặc đến, hoặc đi, hoặc ngồi, hoặc nằm, người ấy không hiểu nghĩa lời ta nói. Tại sao? Vì
Như Lai chẳng từ đâu đến, cũng chẳng đi về đâu, nên gọi là Như Lai”.
Chúng ta nên biết rắng
Pháp thân Phật là vô tại
vô bất tại tức là chẳng ở mà chẳng không phải ở, bởi vì
Pháp thân thì
trùm khắp mọi nơi. Nếu đã
trùm khắp hết cả
mọi nơi thì làm sao có thể nói là Phật đến hay là Phật đi? Nếu đến thì đến từ chỗ nào? Còn bảo rằng Phật đi thì Phật đi về đâu? Nếu
chúng ta thấu hiểu
Phật pháp thì tất cả sông núi, đất đai,
đâu đâu cũng là
Pháp thân Phật. Còn
nếu không thấu hiểu
Phật pháp thì cho dù có thấy
Như Lai cũng không hề hay biết. Biết
nhận thức Như Lai thì mới dễ
dụng công tu hành còn không biết
Như Lai thì khó mà
tu học được.
Về chữ “Như Lai” thì chữ Như là
bất động và chữ Lai là động.
Bất động là tĩnh còn động là động. Động tĩnh
nhất như có nghĩa là động mà không làm trở ngại tĩnh và tĩnh mà không làm trở ngại động. Như thế thì từ sớm đến tối từ mọi
cử chỉ, đi, đứng, nằm, ngồi đều phải
dụng công tu hành có nghĩa là lúc nào cũng giữ
chánh niệm và sống với
tự tánh thanh tịnh của mình. Bất cứ
thời khắc nào cũng nên
hồi quang phản chiếu đừng để
tư tưởng buông lung thì
chúng ta đã thấu
hiểu ý nghĩa của
Như Lai.
Bởi lẽ Phật
hóa thân nên
chúng ta mới thấy Phật có đi, có đến. Còn
Pháp thân Phật thì chẳng đến cũng chẳng đi vì
đâu đâu cũng có
Pháp thân cả.
Chủ điểm của phần nầy là Phật muốn dạy cho
chúng ta đừng
khởi tâm phân biệt tức là tốt xấu, giàu nghèo, cao thấp, mạnh yếu, lớn nhỏ… Nếu đoạn trừ được tâm
phân biệt thì
trí tuệ bát nhã sẽ
hiện tiền. Nói một cách khác là
trí tuệ bát nhã trong
chúng ta hiện ra ít chỉ vì tâm
phân biệt của
chúng ta nhiều. Nếu
chúng ta theo
lời Phật dạy mà đoạn trừ tất cả tâm
phân biệt, giống như quét dọn rác rưới thì tâm của
chúng ta sẽ
trở lại tình trạng thanh khiết và lúc đó
trí tuệ sẽ
hiện tiền. Cũng như câu:”nước trong trăng hiện” nghĩa là khi nào mặt nước trong lặng thì thấy
dưới nước có
mặt trăng hiện ra.
Tam thiên đại thiên thế giới thì thật rộng lớn
vô cùng, không biết đâu là bờ bến. Ngày nay với khoa học
văn minh mà
chúng ta vẫn chưa đến được những hành tinh như
Thổ tinh, Mộc tinh…thì
tam thiên đại thiên thế giới vẫn còn là
không gian vô cùng vô tận. Nhưng cái gì tạo thành
tam thiên đại thiên thế giới?
Tam thiên đại thiên thế giới cho dù có lớn tới đâu đi chăng nữa thì cũng do những
hạt bụi nhỏ
hợp lại mà thành. Khi
làm công đức cũng vậy.
Chúng ta cũng làm từ những việc nhỏ mà sau sẽ
thành công đức lớn. Vì
thế cho dù một điều thiện nhỏ cũng nên làm và một điều ác nhỏ cũng phải tránh. Điều thiện tuy nhỏ nhưng khi
tích tụ lại cũng thành điều thiện lớn. Còn điều ác nhỏ nhưng nếu
chúng ta cứ làm hoài thì sẽ
biến thành đại ác.
Lúc xưa vào thời Diêu Tần tức là cùng thời với
Pháp sư Cưu-ma-la-thập có
Thiền sư Bạt-đà-la tìm đến hỏi
Pháp sư Đạo Sinh rằng:
- Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc;
sắc tức thị không,
không tức thị sắc. Vậy
cứu cánh của Sắc là gì?
Cứu cánh của Không là gì?
Pháp sư Đạo Sinh đáp:
- Những
vi trần tức là
hạt bụi nhỏ kết tụ lại thành Sắc. Vì những
vi trần không có
tự tánh nên chúng là Không.
Bạt-đà-la hỏi lại:
- Khi những
vi trần chưa
hợp lại thì gọi là gì?
Pháp sư Đạo Sinh không đáp được.
Lúc ấy Thiền sư Bạt-đà-la mới bảo
Đạo Sinh:
- Ông chỉ biết về quả của Sắc-Không mà chưa biết cái nhân của Sắc-Không.
Pháp sư Đạo Sinh là người
giảng pháp ưu hạng mà phải chịu
đầu hàng, đành phải
thỉnh giáo Thiền sư Bạt-đà-la:
- Xin hỏi
Hòa Thượng khi những
vi trần chưa hợp thì gọi là gì?
Bạt-đà-la bèn nói
bài kệ:
Nhất vi không cố chúng vi không,
Chúng vi không cố nhất vi không.
Nhất vi không trung vô chúng vi,
Chúng vi không trung
vô nhất vi.
Hai câu đầu có nghĩa là nếu một
hạt bụi nhỏ (nhất vi) mà Không thì tất cả bụi nhỏ (chúng vi) cũng là Không bởi vì tất cả bụi nhỏ là do từng mỗi một bụi nhỏ
hợp lại mà thành. Ngược lại, nếu tất cả bụi nhỏ mà Không thì một
hạt bụi nhỏ nằm trong số đó cũng Không luôn.
Cũng như một chiếc bánh chưng là do sự
kết hợp của hàng ngàn hàng vạn hột nếp tạo thành. Mà cứ mỗi hột nếp là do
duyên khởi của biết bao
nhân duyên như đất, nước, phân bón, hạt giống…nên hột nếp tự nó không có chủ thể tức là
tự tánh vì thế hột nếp là Không. Một hột nếp là Không thì muôn ngàn hột nếp kết lại cũng là Không. Nói một cách khác một hột nếp (nhất vi) là Không thì cái bánh chưng (chúng vi) cũng là Không.
Hai câu sau có nghĩa là nếu một
hạt bụi nhỏ cũng không có thì làm gì có một khối hạt bụi? Ngược lại, một khối
hạt bụi đã không rồi thì một
hạt bụi cũng không có. Cho nên cũng chẳng có Không mà cũng chẳng có Sắc.
Sau cùng khi nói về sở thuyết thì Phật dạy rằng:
“Tu-bồ-đề! Nếu người nói
Như Lai có
thuyết pháp, tức là
phỉ báng Phật, chẳng hiểu
lời nói của ta. Tu-bồ-đề!
Thuyết pháp ấy là chẳng pháp có thể nói , ấy mới gọi là thuyết pháp”.
Đức Phật đã
thuyết pháp ròng rã trong bốn mươi chín năm và biết bao nhiêu
kinh điển đến nay vẫn còn để lại cho
hậu thế, vậy sao nói Phật không
thuyết pháp được?
Lý do Phật nói không
thuyết pháp vì Phật không có tướng ngã, không có tướng nhân, không có tướng
chúng sanh, không có tướng
thọ giả. Phật cũng không có
sắc tướng cho nên tất cả tướng đều không có. Phật nói tất cả các pháp và
quét sạch tất cả mọi pháp, tức Phật vừa thuyết, vừa
quét sạch đi, chẳng giữ lại một chút gì cả cho nên một tí
nhiễm ô cũng chẳng còn. Tại sao lại
phỉ báng Phật? Bởi vì
chúng ta không thấu hiểu rằng pháp mà
Đức Thế Tôn giảng là Không cho nên lời
thuyết pháp ấy là chẳng có pháp để nói. Cũng bởi vì tâm của
chúng sanh có sự
phân biệt nên Phật mới nói ra bao nhiêu đó. Nếu
con người không còn tâm
phân biệt mà
quay về sống với cái
tự tánh thanh tịnh của mình thì chẳng có pháp gì để nói. Chẳng có pháp để nói tức là nói pháp một cách
chân chính.
Một ngày nọ,
tôn giả Tu-bồ-đề đang thiền trong một hang ở
núi Kỳ Xà Quật thì có vị
trời Đế Thích đến
rải hoa cúng dường.
Trưởng lão hỏi:
- Ai rãi hoa đây?
Trời Đế Thích thưa:
- Con là
trời Đế Thích.
- Vì lẽ gì ông tới đây rãi hoa?
- Vì
tôn giả nói
Bát nhã hay quá nên con đến
cúng dường.
- Từ
hồi nào tới giờ tôi chưa từng nói một câu, sao ông lại nói tôi thuyết bát nhã?
-
Tôn giả không thuyết, tôi cũng không nghe. Không thuyết không nghe mới là
bát nhã chân chính.
Quý vị thử nghĩ rằng:”không nói, không nghe là
bát nhã chân chính” thì quý vị đã nghe qua
bát nhã chưa? Nếu quý vị chưa nghe qua thì đó mới là chân
bát nhã. Vì thế nếu nói
Như Lai có
thuyết pháp tức là
chúng ta phỉ báng Phật đấy.
Có
một lần nọ,
Bồ tát Văn Thù Sư Lợi thỉnh Phật một lần chuyển pháp luân nữa thì
Đức Phật đáp rằng:
“Trong
thời gian bốn mươi chín năm, ta chưa từng nói một chữ nào, sao ông lại thỉnh ta
chuyển pháp luân một lần nữa? Hóa ra trước đây ta đã từng
chuyển pháp luân rồi sao?”.
Nói mà không nói mới chính là chân
bát nhã vậy.
“Cứ chê kẻ khác sai, kẻ khác xấu, còn mình thì luôn đúng, luôn tốt. Nghe người ta khen mình tốt thì vui, thì thích; bị kẻ khác chê xấu thì khó chịu, thì rầu. Đó là nhân-ngã tướng tức là thấy Ta và người là thật Có”.