BÁT NHÃ TÂM KINH GIẢNG GIẢI
VÔ THƯỢNG NIẾT BÀN
Lê Sỹ Minh Tùng
23 A-Lại-Da duyên khởi
Trong thuyết
Nghiệp cảm Duyên khởi chỉ nói đến sáu thức là
nhãn thức,
nhĩ thức,
tỉ thức,
thiệt thức,
thân thức và
ý thức. Nhưng
lục thức là
vô ngã tức là
sinh diệt vô thường. Tuy
con người tạo nghiệp nhưng lấy cái gì để
gìn giữ cái nghiệp nầy? Dựa theo
Duy Thức Luận thì ngoài
lục thức sinh diệt còn có thức thứ bảy là
Mạt-na thức và thức thứ tám là
A-Lại-Da thức có khả năng bắt lấy và
gìn giữ tất cả những
nghiệp thức để chuyển qua
đời sau. Mạt-na và A-Lại-Da không phải là
vô thường mà là hằng khởi và
thường trụ. Chính nó là nền tảng cho
giải thoát và cũng làm
nền móng qua bao kiếp
nhân quả luân hồi.
Mạt-na thức thì bắt lấy và
A-Lại-Da thức thì
giữ gìn tất cả những
chủng tử của
nghiệp thức từ vô thỉ đến vô chung
cho đến khi hội đủ
nhân duyên thì những
chủng tử nầy sẽ phát sinh và nó chính là cái vui hay cái khổ của
chúng ta trong đời nầy.
24 Chân như Duyên Khởi
Dựa theo thuyết
Đại thừa nầy tâm của
chúng sinh có hai
phương diện:
Về
phương diện động thì tâm là cái cửa của
sanh diệt.
Về
phương diện tịnh thì tâm là cái cửa của
Chân như.
Nhưng tại sao một tâm mà lại có hai
phương diện tương phản như thế? Đó là bởi
Vô minh mà ra. Tại sao?
Chân như vốn
thường trụ và
bất động, nhưng bởi
vô minh làm duyên khiến cho tâm vọng động mà làm ra thiên sai vạn biệt. Nhưng
vô minh không phải là thật Có mà nó chỉ
dựa vào nơi tâm thể để
xuất hiện mà thôi. Nó chỉ là một
vọng niệm vì thế Kinh mới có câu:”Hốt nhiên niệm khởi gọi là vô minh”. Cũng do cái
vọng niệm ấy mà
con người thấy mình có
chủ quan, có khách quan, có tự ngã, có
phi ngã và có
vạn hữu vũ trụ.
Chân như vì bị
vô minh kích thích mà sanh ra động, nhưng thật ra trong động mà có tịnh và
dĩ nhiên trong tịnh cũng có động. Cũng như
chúng ta nhìn nước và sóng ở ngoài biển khơi. Nếu đứng về
phương diện nước mà
quan sát thì nước và sóng đều là nước và ngược lại nếu đứng về
phương diện sóng thì tất cả đều là sóng. Bây giờ lấy tâm là biển, nước là
chân như và sóng biển là
vạn pháp sanh khởi hay vạn tượng giới.
Con người vì bị
vô minh che lấp nên chỉ thấy vạn tượng giới còn Phật và
Bồ tát vì đã trừ được
vô minh nên thấy vạn tượng giới là
Chân như. Nói một cách khác là tâm của
chúng ta gồm có hai phần là
chân như và vạn tượng.
Chân như là Tịnh và vạn tượng là Động, nhưng Tịnh và Động không thể rời nhau. Vì thế Kinh mới có câu:”Tùy duyên
bất biến,
bất biến tùy duyên”. Khi
tùy duyên Tịnh thì sanh ra
Tứ Thánh còn
tùy duyên nhiễm thì sanh ra
lục phàm. Thêm nữa, từ Tịnh
trở thành Động có nghĩa là
bất biến mà
tùy duyên thì sẽ
đi vào cửa của
sanh diệt để sinh ra
vô số vạn vật trong
vũ trụ nầy. Còn từ Động
trở về Tịnh tức là
tùy duyên mà
bất biến thì sẽ đi ra cửa
Chân Như và đây chính là
nguyên nhân của
giải thoát.
25 Lục Đại Duyên Khởi
Lục đại là đất, nước, gió, lửa,
không gian và thức. Đất, nước, gió, lửa và
không gian thì thuộc về vật thể tức là
sắc pháp còn thức thì thuộc về tâm tức là
tâm pháp. Chính sáu món nầy
tùy duyên sanh khởi mà khởi sinh ra
con người và
vũ trụ.
Khi nói là vật và tâm nhưng thật ra
bản thể của chúng vẫn là một, không thể
phân chia ra được. Vật là
hình tướng và tâm là
năng lực để
hình tướng có thể
hoạt động. Do đó nếu tâm rời sắc thì
năng lực chẳng
tồn tại được. Còn nếu
sắc không nhờ tâm thì
hình tướng không phát hiện được. Vậy vật và tâm là hai
phương diện của
bản thể “nhất như”.
Con người chúng ta có được là do
lục đại kết hợp mà thành. Thế thì
lục đại kết hợp là thành còn
lục đại ly tán là tan rã, là mất. Nói một cách tổng quát thì
con người cũng như
vũ trụ là một sự
hoạt động không ngừng của
Lục đại.
Như thế thì
Chân như là
thực thể của
Lục đại mà cảm nhận được qua lý tánh. Do đó sự khác nhau giữa Phàm và Thánh hay Thiện và Ác
duy nhất ở chỗ biết
phân biệt chân như với
hiện tượng.