BÁT NHÃ TÂM KINH GIẢNG GIẢI
VÔ THƯỢNG NIẾT BÀN
Lê Sỹ Minh Tùng
20 Phần Tổng Luận Của Tâm Kinh
Câu nói đầu tiên mà
Đức Phật thốt ra sau khi Ngài vừa
thành đạo là:”Thật
kỳ diệu thay tất cả mọi
chúng sinh đều có
Phật tánh, nhưng vì bị
Vô minh che lấp nên họ không nhìn ra điều ấy mà thôi”. Vì sống trong
vô minh nên
con người mới khổ. Như thế thì cái khổ là phần dành sẵn cho tất cả mọi
chúng sinh, không một ai
thoát khỏi. Còn sống trong
thế gian là còn khổ. Không làm cũng khổ, làm ít khổ ít mà làm càng nhiều thì khổ càng to. Tiến trình
tăng trưởng của
con người, của
xã hội bằng
cố gắng nầy hay
nỗ lực kia cũng chỉ bao hàm những nỗi khổ vì
con người càng
nỗ lực càng cô gắng thì càng thêm
đau khổ. Do đó nếu
đạo Phật là đạo
diệt khổ thì làm thế nào để diệt được sự khổ nầy?
Cốt tủy của
Tâm Kinh là
Đức Phật dạy
con người nếu muốn
thoát khỏi mọi
hệ lụy của
phiền não khổ đau thì trước hết phải tự hoán cải tự thân và
tự tâm để thay đổi tất cả những
quan niệm và
nhận xét về Ta và
vạn vật chung quanh Ta.
Chúng ta khổ là vì không nhìn thấy đúng. Từ đó mới dẫn đến
nhận định sai lầm,
lời nói sai lầm và hành động không chân chánh. Mà muốn thấy biết đúng thì
con người phải
quay về để thấy biết được
chân lý và
chân tướng của
con người và
vạn vật trong
thế gian và
vũ trụ nầy. Vậy thế nào là
chân lý và chân tướng?
Trước hết khi thấy tấm thân
ngũ uẩn nầy thì
chúng ta cho là thật Có và khi nhìn
vạn vật chung quanh
chúng ta cũng cho là thật Có. Cái mà
ngũ quan của
con người thấy biết được để dẫn đến
kết luận là thật Có thì nhà Phật gọi là Không tức là giả Có mà thôi. Cũng vì thấy biết
sai lầm nầy mà
con người có óc chia rẽ,
lựa chọn,
đố kỵ, thương ghét…và
dĩ nhiên là phải
tranh đấu không ngừng để tự
bảo vệ cho mình và
bảo vệ luôn những
sở hữu,
sở thích của mình. Thế thì càng
lo âu bảo vệ thì họ lại càng chuốc lấy khổ đau.
Cũng
ví như những làn sóng nhấp nhô trên mặt biển,
con người chỉ thấy được cái
hình tướng bề ngoài của nước thì Phật gọi là “Tướng” . Còn cái “Thể” của nước thì lúc nào cũng phẳng lặng,
êm đềm và
thanh tịnh tận
dưới đáy biển mà mắt
con người không thể nhìn thấu được thì Kinh
Bát Nhã gọi là “Không”. Vậy bất cứ cái gì mà
ngũ quan không
nhận biết được thì
Đức Phật gọi là Không. Nhưng cái Không ấy mới thật là cái Có vì nó là cái Có
trường tồn, không
sanh không diệt, mới chính là nguồn ánh sáng
vô cùng vô tận. Còn tất cả cái gì có
hình Tướng thì phải bị
chi phối bởi luật
vô thường là thành, trụ, hoại, không bởi vì chính nó không có
tự tánh tức là
vô ngã.
Vì
nhận thức và
thực chứng được cái “Thể” ấy mà
Quán Tự Tại Bồ tát mới nói rằng:”Tất cả đều là Không” với
dụng ý là:”Tất cả tuy sai khác
bề ngoài nhưng bên trong vẫn là một. Một ấy là Không”.
Nhưng đừng
hiểu lầm “Thể” và “Tướng” là hai cái khác nhau. Trong
Tâm Kinh dạy rằng Thể là Tướng và Tướng là Thể bởi vì từ cái Thể “Không” mới sinh ra cái Tướng “Có” và cũng từ cái Tướng “Có” nầy một ngày nào đó sẽ
trở lại với cái Thể “Không”. Đây là nguyên lý
Bất Nhị của Kinh
Bát Nhã. Cùng một nghĩa đó, chính
Đức Phật đã dạy rằng:”Sanh tử là
Niết Bàn hay
chúng sanh là Phật”.
Sanh tử là Tướng vì nó là
sanh diệt,
khổ ách. Còn
Niết bàn là Thể vì nó
bất diệt và
an lạc. Còn “Phật” là chỉ cái Thể ánh sáng và
chúng sanh là chỉ cái Tướng
tối tăm.
Bây giờ làm thế nào thấy được, chứng được cái Thể “Không” ấy?
Việc làm đầu tiên là phải bỏ cái lối nhìn đời bằng đôi
mắt thịt mà
chúng ta tập nhìn đời bằng đôi mắt
trí tuệ. Khi
con người biết dùng
tuệ nhãn của
Bát nhã thì họ sẽ chuyển cuộc sống từ
mê muội nầy
trở thành vô cùng sáng suốt. Muốn
trở thành sáng suốt thì
chúng ta phải
thực hành nghiêm túc
năm hạnh của
Bồ tát giới.
Thực hành bố thí để phá lòng tham,
trì giới để giữ trừ
ô nhiễm,
nhẫn nhục để
chấm dứt giận hờn,
tinh tấn để trừ lười biếng và
thiền định để
chống lại với
loạn tâm. Tất cả những
căn bản bất thiện như
tham lam,
ô nhiễm, giận hờn,
biếng nhác và tâm tư
bất định cũng
ví như những bụi bặm làm che mờ Ánh
Sáng Trí tuệ sẵn có ở trong ta. Mà cái ánh sáng nầy chính là “Thể” của ta vì cái Thể nầy là cái hằng Có, không
sanh không diệt, không dơ không sạch và không tăng không giảm.
Do đó tất cả
công phu để tự hoán cải của
con người đều nhắm về
mục đích duy nhất là phát huy nguồn Ánh Sáng sẵn có ấy. Một khi
con người thấy được cái Ánh Sáng nầy thì họ sẽ
trở thành một
con người mới. Nếu
ngày xưa chúng ta nghèo nhưng bây giờ giàu thì
con người mới nầy sẽ có được nhiều tiền lắm của. Hoặc là
ngày xưa thì giàu mà không biết
giữ gìn nên bây giờ
trở thành nghèo đói thì
con người mới nầy mất tiền mất của. Còn
con người mới dựa theo
Tâm Kinh là không có thêm hoặc bớt một cái gì. Nói một cách khác là họ không được gì cả tức là vô đắc. Trong cái vô đắc nầy thì họ chỉ thấy mình không phải là sự
phối hợp của cái máy
vật chất và
tâm lý có sanh có diệt mà chính là “Thể”
bất diệt, là dòng Sống
vô cùng và là
con người thật mà diện mạo từ lâu đã bị
bụi trần che lấp.
Thấy mình là “Thể” chưa đủ mà
chúng ta còn phải thấy tất cả
vạn vật cũng là “Thể”. Nhưng nếu
chúng ta nghĩ mình là một “Thể” nhỏ trong cái “Thể” lớn của
vũ trụ nầy thì đây là
tư tưởng sai lầm vì hễ có Thể nhỏ và Thể lớn là còn kẹt
trong vòng “nhị nguyên” tức là còn thấy hai cái khác nhau.
Chân lý của
Đức Phật rất
rõ ràng tất cả là “Thể” có nghĩa là tất cả là một. Cũng như ánh sáng
phản chiếu lóng lánh ở mỗi giọt sương là toàn ánh sáng của
mặt trời chớ không phải là của một phần. Nói một cách khác tất cả là một và một là tất cả. Đây chính là nguyên lý
Bất nhị của
tư tưởng đại thừa trong
Kinh Duy Ma Cật.
Khi
con người đã
nhận thấy được cái “Thể” của chính mình thì cuộc sống sẽ không còn
quái ngại, không còn
tham sống sợ chết tức là
vô hữu khủng bố và không còn những
đau khổ xưa kia tức là
viễn ly điên đảo,
vọng tưởng.
Khi đã thấy được cái “Thể” thì
con người bây giờ không còn
chạy theo ảo ảnh phù du của
nhân thế. Đó là tại sao mà chính
Đức Phật đối với cung vàng điện ngọc Ngài cũng chẳng cần và tiền
tài danh vọng Ngài cũng
xem như bọt biển mà thôi. Khi đã biết
vạn hữu là giả Có tức là
thật tướng là
vô tướng thì
chúng ta không
mù quáng chạy theo dục vọng để
cưu mang thêm
phiền não khổ đau. Tất cả mọi thứ trên
thế gian nầy chỉ là
phương tiện, là chiếc bè để đưa
chúng ta qua
đến bờ bên kia và
con người sẽ vui một nguồn vui bất tận cho dù
hoàn cảnh thế nào.
Tu hành là
thực hành chân lý tức là thấy biết cho được cái
Chân Thật, cái “Thể”
thiêng liêng huyền diệu đó. Một khi đã
tìm thấy được cái
Chân Thật nầy thì
con người sẽ thấy tất cả những
pháp như Tứ Diệu Đế,
Thập nhị Nhân Duyên và
Lục độ Ba-la-mật đều là
phi lý cả.
Con người bản nguyên vốn không bệnh, vốn
trong sạch,
vô tướng,
bất diệt,
an lạc và
tự tại thì tại sao lại làm cho mình phải có bệnh,
trở thành ô trược…để rồi phải uống thuốc? Vì thế
nếu không còn tự làm cho mình có bệnh thì thuốc kia uống để làm gì?
Chính
Lục Tổ Huệ Năng cũng nói rằng:”Nào ngờ
bản tánh vốn tự đầy đủ, vốn tự
thanh tịnh, vốn
bất sanh bất diệt…”.
Tâm Kinh dạy
con người luôn lấy “Thể” chớ đừng lấy “Tướng” mà xem vật tức là khuyên
chúng sinh phải nhìn muôn loài ở phần trong mà đừng nhìn ở phần ngoài. Cái khó ở đây không phải là ở chỗ nói mà là ở chỗ hành, ở chỗ
xử sự cho đúng với
lời nói ấy.
Sau cùng
Tâm Kinh đã vạch sẵn
con đường cho
chúng sinh biết nơi phải đến để
con người có thể tự hoán cải mà
đạt đến mục đích nầy. Ngày nào
chúng ta còn thấy “Tướng” là còn thấy sự giả Có của
vạn vật tức là còn thấy sự
mê lầm,
điên đảo. Phải
tư duy quán chiếu để tâm được
thanh tịnh mà thấy được cái “Thể”
chân thật huyền diệu nầy. Cái hay cái tuyệt của
Tâm Kinh là phần
ứng dụng,
thực hành để chứng được sự
thâm diệu của nó. Tuy chỉ có 260 chữ nhưng
Tâm Kinh đã gói ghém tất cả những gì
cần thiết để đưa
con người trở về với
tự tâm thanh tịnh và cái
Phật tính sáng suốt muôn đời.
Vì thế học
Bát nhã tức là
Văn tự Bát nhã chỉ là phần đầu cũng giống như con thuyền. Nhưng ngồi trên thuyền mà không chèo, không bơi thì muôn đời muôn kiếp
chúng ta vẫn không bao giờ
đến bờ bên kia. Có chèo có bơi tức là
thực hành Chiếu kiến hay
Quán chiếu Bát nhã thì mới tới được
bờ bên kia. Bởi vì có
tu học, có
quán chiếu để thấy lẽ thật của Kinh thì mới qua hết
khổ ách và đi tới
Thật tướng Bát nhã là lên bờ tức là
giải thoát giác ngộ. Nếu
chúng ta chỉ
đọc tụng Tâm Kinh mà không
soi xét thì chỉ là
Văn tự Bát nhã.
Cứu cánh của
chúng ta là lên
đến bờ bên kia chớ không phải ngồi im dưới thuyền cho nên
nếu không thực hành Quán chiếu để tiến đến
Thật tướng Bát nhã thì một ngày nào đó
chúng ta và chiếc thuyền kia sẽ chìm sâu trong biển
lục đạo luân hồi chớ không tới
bờ bên kia được.