BÁT NHÃ TÂM KINH GIẢNG GIẢI
VÔ THƯỢNG NIẾT BÀN
Lê Sỹ Minh Tùng
41 Ngài Huyền Trang
Nhắc lại truyện
Tây Du Ký của ngài
Đường Tam Tạng Trần
Huyền Trang đi thỉnh kinh bên
Ấn Độ. Ngài
Huyền Trang tên thật là
Trần Vĩ sinh tại đất Yên Sư thuộc tỉnh
Lạc Dương vào năm 603 tây lịch. Ngài bắt đầu đi tu khi vừa lên 13 tuổi. Khi ngài được 26 tuổi tức là năm 629 Tây lịch thì ngài bắt đầu cuộc
hành trình qua
Ấn độ để thỉnh kinh. Ngài
Tam Tạng là người có
trí tuệ vô song và
thông minh xuất chúng.
Ngài có thể nói được rất nhiều
ngôn ngữ khác nhau trên
thế giới lúc bấy giờ như tiếng Phạn, tiếng
Ấn độ, tiếng Pali, tiếng Ba tư…
Trên
thực tế thì ngài
Huyền Trang đi sang Ần Độ
một mình chớ không có Tôn
Hành Giả, Sa Tăng hay Trư
Bát Giới như
chúng ta xem trong phim Tàu. Khi đến
Ấn Độ thì ngài lưu ngụ rất nhiều tháng, nhiều năm tại từng
tu viện hay
đạo tràng để
học hỏi từ nhiều
cao tăng đắc đạo ở
Ấn độ và
nghiên cứu ý nghĩa thâm sâu của
Phật pháp. Sau 16 năm ở
Ấn độ thì ngài về lại
Trung Quốc và cùng rất nhiều
học giả phiên dịch ra phần lớn
kinh điển mà
chúng ta có được ngày nay như
bộ kinh Bát nhã 600 quyển, Thành
Duy Thức Luận…nhưng chính ngài cũng không hề hay biết còn
bộ kinh Lăng Nghiêm mà về sau chính ngài
Bất Lạc Mật Đế truyền sang Trung Hoa vào thời
Võ Tắc Thiên hoàng đế.
Tại sao lại có những nhân vật như Tề Thiên
Đại Thánh đi mây về gió kinh thiên, động địa như vậy? Thật ra đây chỉ là do óc tưởng tượng của người làm phim ở
Trung Quốc mà thôi. Nhưng nếu
chúng ta nhìn kỹ thì ba nhân vật nầy chẳng qua là
đại diện cho Giới, Định, Tuệ của nhà Phật.
Trư
Bát Giới thì lúc nào cũng chiến đấu với
ngũ dục,
lục tình nên ông ta
đại diện cho Giới để nhắc nhở ông ta luôn giữ tám giới. Còn Sa Tăng thì
trầm tĩnh nên có
Pháp danh là Ngộ Tịnh
đại diện cho Định. Sau cùng
con ngườithần thông quảng đại, đi mây về gió, xuất quỷ nhập thần Tôn
Hành Giả là
đại diện cho
trí tuệ thông suốt chân không nên mới có cái tên là Tôn
Ngộ Không. Họ chính là
Tam vô lậu học Giới, Định, Tuệ để khai thị cho
chúng sinh rằng nếu ngài Trần
Huyền Trang muốn đến được
Ấn Độ mà không bị
ma chướng hảm hại để thỉnh kinh thì phải cần đến ba vị nầy. Còn
chúng ta nếu muốn đạt
thành Phật quả thì Giới, Định, Tuệ là
con đường duy nhất để giúp
chúng sinh đạt đến cứu cánh tối thượng Bồ-đề.
Bây giờ
Đức Phật mới dẫn dắt
chúng sinh lên một
trình độ cao hơn đó là mặc dù tất cả
vạn pháp là
hữu vi sinh diệt, là
vô thường,
vô ngã nhưng thật ra nó là
không thật. Nó
không thật Có vì tất cả
vạn pháp là do
nhân duyên hòa hợp nên không bền chắc. Cái mà
chúng ta thấy biết được trong
thế gian nầy chẳng qua là cái Tướng giả Có bên ngoài mà thôi. Còn cái thật Thể bên trong thì
vô sanh vô diệt tức là Không. Vì thế nếu
chúng ta bỏ cái nhìn của
nhục nhãn mà thay bằng mắt
trí tuệ thì
thế gian đâu có cái gì là khổ. Vì không có khổ cho nên
khổ đế,
tập đế cũng là không.
Khổ đế đã là không thì làm gì có
Đạo đế và
dĩ nhiên Diệt đế tức
Niết bàn cũng là không. Có khổ mới cầu
Niết bàn bây giờ
phiền não khổ đau không có, không còn thì cầu
Niết bàn để làm gì? Cũng như
đồng tiền hai mặt.
Con người chỉ có thể thấy được một mặt của
đồng tiền là
pháp hữu vi sinh diệt bên ngoài nhưng thật ra mặt bên kia là
pháp vô vi thanh tịnh vô sanh vô diệt thì
chúng ta không thấy được mặc dù nó vẫn
hiện hữu trong
không gian vô tận và
thời gian vô cùng nầy. Chính cái
thật tướng vô tướng nầy là
căn bản của tất cả sự
duyên khởi của
nhân sinh vũ trụ. Vì
vạn pháp không
sanh diệt cho nên
chúng ta có được Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Cũng vì sống với
tự tánh thanh tịnh nên
con người sẽ không còn
phiền não khổ đau và từ đó họ sẽ không còn mong
cầu chứng đắc Niết bàn. Đây cũng chính là
vô sanh tứ diệu đế.
Khi
con người đã thấu hiểu sự
sinh diệt của
pháp hữu vi và sự
vô sinh của
thật tướng thì
Đức Phật mới
nới rộng cho
chúng sinh thấy rằng
sinh diệt tứ đế thật ra không
nhất thiết chỉ
giới hạn trong
tam khổ hay
bát khổ mà nó là
vô lượng vô cùng. Đây chẳng qua là
hiện tượng biến đổi tâm thức của
con người nên được gọi là
vô lượng tứ diệu đế. Nếu
con người nhìn vật thể chung quanh bằng tâm trạng của người bị
vô minh che lấp thì họ nhìn đâu cũng thấy có
phiền não khổ đau và nhìn
đâu đâu cũng là
nguyên nhân của
phiền não khổ đau cả. Ngược lại nếu là người có
tu học chánh pháp tức là có
chánh định và
trí tuệ thì
chúng ta nhìn đâu cũng là
Niết bàn, ngồi đâu đi đâu cũng là
Niết bàn.
Tâm thanh tịnh thì
chúng ta không bao giờ rời
Niết bàn, không bao giờ rời
cực lạc cả. Đây chính là cốt tủy của
vô lượng tứ diệu đế. Nói thế có nghĩa là một khi tâm của
chúng sinh được
thanh tịnh bằng cách xả bỏ những
phiền não khổ đau thì không cần đi đâu để tìm
Niết bàn mà chính
Niết bàn sẽ hiễn hiện trong tâm của
chúng ta. Thế thì nếu
con người biết
quay về sống với cái
tự tánh thanh tịnh bản nhiên của mình để thay đổi cái nhìn, cái biết đối với vật thể chung quanh thì cuộc sống sẽ
vô cùng an vui
tự tại. Ngược lại nếu sống với cái tâm
cuồng vọng điên đảo thì không bao giờ cảm chứng được sự
thanh tịnh tịch diệt của
Niết bàn.
Vô tác tứ diệu đế cho
chúng ta thấy rõ rằng tất cả
vạn pháp thì
tự tánh của nó không có cái gì cả bởi vì không có ai là
tác giả của những cái gốc của khổ đau. Nói một cách khác là
khổ đế,
tập đế,
diệt đế và
đạo đế thật sự không có cái gì mà
chúng ta luôn nghĩ rằng có khổ, tập, diệt, đạo. Vì nghĩ như thế mà
con người trong
thế gian nầy thấy có khổ và vui.
Trọng tâm của
chân lý vô tác tứ diệu đế là giúp
chúng ta am hiểu tường tận nguyên lý
bất nhị hay
chân lý nhất như để thấy được
lẽ sống thật sự
trong đời nầy. Vì thế
vô tác tứ diệu đế có nghĩa là:”Phiền não tức Bồ-đề” và “Sinh tử tức Niết bàn”.
1)
Phiền não tức Bồ-đề: Sống trong
thế giới Ta bà nầy có nghĩa là cuộc sống của
chúng ta luôn
gắn liền với phiền não khổ đau.
Hằng ngày vì chén cơm manh áo mà
con người phải
đối diện với biết bao là
buồn phiền,
bất mãn.
Chạy theo cuộc sống là
chạy theo tiền tài,
danh vọng. Vì phát xuất từ tính tham nên trong tâm của
chúng ta luôn tìm trăm mưu ngàn chước để
thu đoạt tất cả mọi thứ về cho mình. Có một thì muốn mười, tham cho mình chưa đủ mà còn tham cho cả dòng, cả họ thì làm sao
tránh khỏi buồn phiền. Nhưng nếu nghĩ kỷ lại thì
con người khi chết có ai đem
công danh phú quý theo họ được không? Hay là càng lo, càng tính toán, càng gian manh thì càng nhiều
bệnh hoạn và dễ
chết sớm. Có ai trên đời nầy
giàu có mà không
lo lắng buồn phiền đâu? Càng giàu thì lo càng nhiều.
Công danh càng lớn thì càng lắm khổ đau. Nói thế thì
đâu đâu cũng có
phiền não khổ đau nhưng Phật dạy rằng ngay trong
phiền não mà
con người biết giữ
chánh niệm, biết
tư duy và luôn sống trong tĩnh thức để có thể
nhận biết lấy cái
trí tuệ vô thượng Bồ-đề chớ không cần
tìm kiếm Bồ đề ở bất cứ nơi nào khác. Tại sao?
Con người vì bị
vô minh quấy phá nên sống trong
điên đảo bây giờ chỉ cần
quay về sống với tĩnh thức
chánh niệm thì
trí tuệ sáng suốt sẽ hiện bày. Thật vậy
phiền não vô minh dấy khởi làm
che lấp Bồ-đề cho nên nếu
con người biết làm cho
phiền não lắng xuống thì Bồ-đề sẽ
hiện ra. Nói một cách khác là
con người chỉ cần
ngồi yên lại làm cho tất cả
phiền não lắng xuống thì Bồ-đề
xuất hiện.
Vô tác có nghĩa là
phiền não do ta mà Bồ-đề thì cũng do ta. Vì thế nếu
con người ôm đầy một bụng
phiền não mà chạy tìm Bồ-đề thì cho dù chạy đến muôn đời cũng không bao giờ thấy nó được.
Nhắc lại
ngày xưa chính Huệ Năng phải làm việc rất
nặng nhọc suốt sáu tháng ròng rã trước khi thành
Lục Tổ. Ngài chuyên bửa củi, giã gạo và nấu cơm cho trên bảy trăm người thì đây chính là
phiền não khổ đau, nhưng
Lục Tổ thì rất
hoan hỷ nên làm việc rất hăng say và không bao giờ
thối chí. Tại sao? Nếu
chúng ta làm việc
nặng nhọc mà
tâm không thanh thản thì
việc làm trở thành khó khăn,
cực khổ. Ngược lại
Lục Tổ tuy thể xác có phần
cực khổ, nhưng tâm thể
hoàn toàn thanh tịnh.
Việc làm của ngài là cơ hội
phục vụ hay
cúng dường cho
Phật pháp thì hàng ngày ngài đang
thực hành Bố thí cho
chúng sinh trong Bồ-tát đạo vậy. Vì thế càng làm thì ngài càng hăng say
phục vụ, vậy từ trong
phiền não mà ngài vẫn an trụ trong Bồ-đề.
Trước khi
Đức Thế Tôn nói
kinh Kim Cang Bát nhã, Ngài cùng 1250 vị
Tỳ kheo đều
đắp y và mang
bình bát vào thành
Xá Vệ theo thứ lớp khuất thực. Khuất thực xong, Ngài
trở về tịnh xá Kỳ Viên để thọ trai. Thọ trai xong, Ngài cất
bình bát, rửa chân rồi trải
tọa cụ, ngồi
tĩnh tọa và
thuyết kinh Bát nhã. Trong số 1250 vị
đại Tỳ kheo nầy thì trước hết có 5 vị là nhóm ông
Kiều Trần Như và 50 vị
từ gia đình của
Da Xá. Trên 200 vị là
đệ tử của
tôn giả Xá Lợi Phật và
Mục Kiền Liên. Còn lại khoảng 1000 vị là
đệ tử của ba anh em ông Ma-ha Ca-Diếp. Thế thì 1250 vị đều là những
đệ tử đã theo chân
Đức Phật từ lúc Ngài vừa
thành đạo. Tại sao lúc nào cũng có trên ngàn
đệ tử theo chân mà
Đức Phật luôn an trụ Bồ-đề và tâm thì
thường trụ Niết bàn? Lúc
Đức Phật còn
tại thế,
đệ tử muốn
quy y xuất gia theo Phật là vì bổn nguyện muốn
được giải thoát sanh tử và
chứng ngộ Niết bàn cho nên mỗi người cũng như Phật phải tự lo khuất thực để nuôi thân mà
tu đạo. Với số
đệ tử đông đảo như thế mà lúc nào họ cũng sống nghiêm túc trong
tăng đoàn và không làm bận lòng
Đức Thế Tôn. Như thế thì họ đã biến
phiền não thành Bồ-đề. Chính Phật hàng ngày cũng phải tự khuất thực cho mình, ăn xong tự mình cất bát lấy, tự trải
tọa cụ mà tâm vẫn
thường trụ Niết bàn. Ngài là tấm
gương sáng để đo lường cái
bản ngã của
chúng ta. Đây mới thật là
tinh thần bình đẳng cao quý của nhà Phật.
Nói
tóm lại nếu
con người biết sống
tri túc, biết
buông xả và đừng
chạy theo ái dục một cách
mù quáng thì
chúng ta từ trong cái
phiền não của cuộc sống
thế gian mà
vẫn có Bồ-đề để được an vui
tự tại.
Phiền não là do Tham-Sân-Si
phát khởi làm cho
trí tuệ sáng suốt bị
lu mờ do đó nếu từ trong cái
phiền não ấy mà
chúng ta biết dùng tĩnh thức và
chánh niệm để đánh tan những
tư tưởng của Tham-Sân-Si mà
quay về với cái
trí tuệ sáng suốt thì
phiền não tức thì biến mất và Bồ-đề
hiển hiện ra ngay. Nói một cách khác là sống trong
thế tục nầy thì
con người sẽ có sự bất bình,
bất mãn từ trong sở làm, trong
gia đình cho đến xã hội. Đây chính là
phiền não nhưng nếu
chúng ta biết theo
lời Phật dạy đó là biết
buông xả để
kiềm chế tâm Tham-Sân-Si, biết giữ
chánh niệm không cho
tư tưởng chạy theo lục dục thất tình. Tâm có tĩnh thức thì
phiền não biến đi và
Bồ đề xuất hiện. Vì
thế cho dù
chúng ta có ở đâu và làm bất cứ nghề nghiệp gì nếu biết giữ
chánh niệm và sống trong tĩnh thức thì
phiền não sẽ
biến thành Bồ-đề làm cho cuộc sống
trở thành an vui
tự tại.
*
Sinh tử tức Niết bàn:
Sanh tử là khổ đau còn
Niết bàn là
an lạc. Cốt tủy của
giáo lý nhà Phật là giúp
chúng sinh thấu hiểu và phá cho bằng được
Ngũ uẩn ma. Phá
Ngũ uẩn ma là phá đi cái
chấp ngã của thân
ngũ uẩn nầy. Vì
con người là do
nhân duyên kết tạo nên
Ngũ uẩn là
vô ngã cho nên sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều là
vô ngã. Đã là
vô ngã thì phải chịu
ảnh hưởng hoàn toàn của luật
vô thường tức là sinh, trụ, di, diệt hay thành, trụ, hoại, không. Một khi đã là
vô ngã,
vô thường thì sanh, lão, bệnh, tử bắt buộc phải xảy ra cho tất cả
vạn pháp chớ không
nhất thiết chỉ riêng cho
con người mà thôi. Như thế thì ngay trong kiếp
con người chúng ta có sinh tất có tử
hay nói chung cho tất cả
vạn vật là hễ có sanh tất có diệt. Thế mà ngay trong cái
sanh tử nếu
chúng ta biết tu, biết học, biết
tư duy, biết
quán chiếu thì trong cái
sinh tử nầy
vẫn có Niết bàn. Do đó
Niết bàn là có ngay trong kiếp sống
hiện hữu nầy chớ
Niết bàn không phải
tìm kiếm bất cứ ở nơi đâu.
Ngày xưa các vị
đại A La Hán như
Xá Lợi Phất,
Mục Kiền Liên hay
Phú Lâu Na đã đoạn trừ mọi
phiền não khổ đau và chứng được
Vô dư y Niết bàn. Chính các vị
A La hán có được
Niết bàn cũng bởi vì họ thấy được tính
vô thường,
vô ngã trong
thế gian nầy. Tuy là bậc
đại thánh nhưng tất cả cũng
cùng chung số phận của luật
vô thường. Đó là sinh, lão, bệnh, tử. Do đó, khi học
vô tác tứ diệu đế thì
chúng ta phải thấu biết
sinh tử tức Niết bàn có nghĩa là
Niết bàn ở ngay trong cõi đời mà mình có sanh có tử chớ đừng tìm nó ở bất cứ nơi nào khác.
Vô tác tứ diệu đế cho
chúng ta thấy được cái
thực tướng của
vũ trụ bao la là không có cái gì hết. Vì
thật tướng là
vô tướng tức là
hoàn toàn không có tướng gì hết. Cùng một
ý nghĩa thì
thật tánh của các pháp là
vô tánh. Nói thế có nghĩa là
thật tướng của nó là tướng Vô và
thật tánh của nó cũng là tánh Vô. Vì thế khi
chúng ta nói đến Tánh và Tướng của
vạn pháp thì chúng không hề có khổ và không hề có vui. Nếu
con người biết sống
vị tha, biết
buông xả, biết tìm về với
bản nhiên thanh tịnh thì tuy
chúng ta ở trong cái
thật tướng nầy mà vẫn tạo ra cái vui cho mình. Ngược lại, nếu bị màn
vô minh che lấp thì cũng trong cái
thật tướng nầy mà chính
con người tự tạo ra cái khổ cho mình.
Người
tu Phật chẳng những phải phá cho được
Ngũ uẩn ma mà còn phải phá cho hết
Tử ma thì cuộc sống mới
thanh thản an vui.
Chúng ta khổ vì bị cái màn
vô minh che lấp làm cho
trí tuệ lu mờ khiến cho Tham-Sân-Si
phát khởi liên miên.
Tử ma là
động lực thúc đẩy làm
sinh khởi lòng
tham sống sợ chết khiến
con người luôn
lo âu sợ hãi về cái chết của mình. Nhưng có ai trên
thế gian nầy
thoát khỏi cái chết chưa? Vì thế
cổ nhân mới có câu:”Nhân sinh tự cổ thùy vô tử?”. Người học Phật đã biết
thế gian vô thường thì
sống chết là
lẽ tự nhiên có gì phải sợ. Nếu bây giờ
chúng ta biết sống
vị tha, biết
buông xả, không
chạy theo tham cầu
dục vọng để tâm được
thanh tịnh và sống với cái
thật tánh thanh tịnh của mình thì kiếp nầy
chúng ta có
Niết bàn và
dĩ nhiên kiếp sau chúng ta cũng có Niêt bàn. Còn nếu kiếp nầy
chúng ta sống sô bồ
điên đảo,
chạy theo lục dục,
thất tình thì
dĩ nhiên kiếp sau cũng
tiếp tục sô bồ
điên đảo, sa hầm, sụp hố. Do đó phá
Tử ma là thâm hiểu
Phật pháp để thấy đời là
vô thường tạm bợ thì sẽ không còn
tham sống sợ chết nữa. Người học Phật là phải
xem thường sanh, lão, bệnh, tử bởi vì sanh và tử chẳng qua chỉ là những chu kỳ của
duyên khởi mà thôi. Khi duyên hợp thì sanh và khi duyên tan thì mất. Chết không hẳn là mất mà chỉ là một
hiện tượng duyên khởi dựa theo
nghiệp lực và
nghiệp quả của
chúng ta mà thôi. Do đó nếu kiếp nầy
chúng ta tạo dựng vun bồi cho mình tròn đầy
phước đức và công đức cũng như
tu tâm cho
thanh tịnh thì những
hạt giống tốt nầy sẽ nẩy mầm làm
tăng trưởng mảnh vườn
công đức của
chúng ta.
Lúc Phật còn
tại thế, một ngày nọ có một người đàn bà mắt chưa ráo lệ chắp hai tay quỳ xuống dưới
chân Phật và bạch với Ngài rằng:
-Thưa Ngài! Đêm qua con đến xin Ngài một phương thuốc để cứu đứa con trai nhỏ vừa bị rắn cắn chết thì Ngài bảo rằng: “Ngươi hãy đến một nơi nào mà chưa có một người cha, người mẹ, người con hay đứa
nô lệ chết mà xin
một nắm tro. Nếu ngươi xin được nắm tro ấy thì mới có thể cứu con trai ngươi được”.
Đức Phật hiền từ nhìn người bà
đau khổ và hỏi:
-Ngươi đã tìm được nắm tro ấy không?
-Ôi! Con ôm đứa con đã lạnh vào lòng và đi gỏ cửa từng nhà một từ thành thị đến thôn quê để xin thứ tro ấy. Tro thì không thiếu gì nhưng không có nhà nào không có người hoặc mới chết, hoặc chết
đã lâu. Con mệt nhọc mà vẫn không
tìm ra nay đến tìm nhờ Ngài chỉ dùm nhà nào có thứ tro mà Ngài đã dạy để cứu con của con.
Đức Phật đặt một tay trên vai người đàn bà như để trút cả một
niềm thương mến lên đó và nói bằng một giọng xót xa:
-Ngươi à! Không có được thứ tro ấy đâu. Vì chết là một luật chung của sinh vật trong
vũ trụ nầy. Hôm qua ta bảo ngươi đi tìm thứ tro ấy là cốt để cho ngươi
nhận thấy rằng:” Đã là
con người thì phải chịu cảnh
sinh ly tử biệt”. Không ai có thể vượt ra khỏi luật
cay nghiệt ấy. Hôm qua ngươi tưởng chỉ có
một mình ngươi
đau đớn. Bây giờ ngươi đã hiểu rằng
toàn thể nhân loại đều chịu chung như thế cả. Cái
đau đớn của ngươi chỉ là một trong cái
đau đớn của
toàn thể nhân loại. Đây là một giọt nước mắt trong
biển nước mắt mà thôi. Ngươi đừng nên than khóc
thái quá vì không thể nào thay đổi cái
định luật khắc nghiệt nầy. Thôi ngươi hãy đi chôn hay
hỏa táng con của ngươi đi. Nếu Ta có thể cứu được con ngươi thì dầu cần đến máu xương Ta thì Ta cũng không từ.
Đức Phật đã cho
chúng ta thấy
rõ ràng rằng chính Ngài cũng không thể thay đổi
sinh mệnh của
con người được.
Chân lý của
Đức Phật là nhân nào thì quả nấy và chỉ có Ta là có thể thay đổi
cuộc đời và
định mệnh của Ta mà thôi. Chính
Đức Phật còn không thay đổi
số mệnh người khác được thì trên đời nầy không có một
tha nhân nào có thể siêu cho kẻ khác được.
Giáo lý của
Đức Thế Tôn là
tùy thuận chân lý tức là Ngài dạy
chúng sanh nếu muốn có
cuộc sống hạnh phúc viên mãn thì phải nương theo sự
sinh tồn của
nhân sinh vũ trụ. Đó là có sinh tất có diệt rồi trong cái diệt lại phát ra cái sinh. Nói một cách khác là
tùy duyên nhưng
bất biến và
bất biến lại
tùy duyên.
Nói
tóm lại,
vô tác tứ diệu đế cho
chúng ta thấy rõ là
trong đời nầy chính nó không có
phiền não khổ đau hay
sung sướng mà tất cả là do ta tự làm lấy. Vì thế Bồ-đề không có
tác nhân và không có
tác giả và
Niết bàn cũng không có
tác nhân và cũng không có
tác giả. Nó là
tự tánh thanh tịnh bản nhiên cho nên Bồ-đề thì do
chúng ta làm ra mà
ưu bi khổ não thì cũng do
chúng ta làm ra. Vậy muốn có
cuộc sống hạnh phúc an vui
tự tại thì hãy biến
phiền não thành Bồ-đề và
sinh tử thành
Niết bàn.
“Không nên tối ngày cứ
dòm ngó lỗi xấu của người. Phải
thường xuyên tự nhìn xem mình có
lỗi lầm,
sai trái gì hay không. Tu như vậy mới không đi ngược lại với Đạo. Phàm thấy việc gì cũng đừng quá
chấp tướng. Thấy
tướng mạo tốt chớ sanh lòng
vui thích; thấy
tướng mạo xấu cũng chớ khởi phiền não”.