BÁT NHÃ TÂM KINH GIẢNG GIẢI
VÔ THƯỢNG NIẾT BÀN
Lê Sỹ Minh Tùng
16 Bát nhã là điều kiện tối yếu để thành Phật
Tâm Kinh dạy tiếp:”Tam thế chư Phật
y bát nhã ba-la-mật-đa cố, đắc a-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề” dịch là :”Chư Phật
ba đời nhờ
dựa vào bát nhã ba-la-mật tức là sự
sáng suốt triệt để nên được sự
giác ngộ chân chính vô thượng”.
Tam thế chư Phật là chư Phật trong
ba đời tức là
quá khứ,
hiện tại và
vị lai.
A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề là
vô thượng Chánh đẳng Chánh giác tức là sự
giác ngộ chân chính và cao tột hơn hết. Chữ Phạn là Anuttara-samyak-sambodhi.
Vậy câu Kinh nầy có nghĩa là trong
quá khứ cũng như trong
hiện tại và ngay cả trong tương lai, tất cả chư Phật mà được
thành Phật tức là chứng được
vô thượng Chánh đẳng Chánh giác là đều nhờ vào cái
sáng suốt triệt để ở
nội tâm tức là
bát nhã ba-la-mật-đa. Như thế thì
bát nhã chính là
điều kiện cần yếu cho sự
thành Phật tức là bước
cuối cùng của
con đường giải thoát. Vì thế trong Kinh Đại
Bát Nhã có câu:
“…Này
Kiều Thi Ca, ta nay đã
thành Phật mà còn
tuân theo Bát nhã ba-la-mật-đa,
ẩn náu và đứng vững nơi đấy,
hà huống những kẻ muốn cầu
vô thượng bồ đề mà không
hết lòng quay về và nương tựa vào đó để
tinh tấn tu học. Tại sao vậy? Vì nếu là người
tu học theo hạnh
Thanh văn, thì sẽ nhờ đó mà được quả
A La Hán; nếu là người
tu học theo hạnh
Độc giác thì sẽ nhờ đó mà được
Bồ đề Độc giác; nếu là người
tu học theo hạnh
Đại thừa thì sẽ nhờ đó mà được A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề”.
Nhưng dựa theo bộ Luận Đại Trí-Độ thì
A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề tức là
Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác chính là
Bát nhã. Tại sao? Bởi vì nếu muốn được
giác ngộ hoàn toàn, tới chỗ tột cùng thì người đó phải có một
tâm hồn hoàn toàn thanh tịnh. Nhờ sự
thanh tịnh nầy mà họ sẽ
trở thành sáng suốt triệt để. Vì thế nếu đứng về
phương diện sáng suốt thì nói “Bát nhã” còn đứng về
phương diện tỉnh thức thì nói
Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Tuy hai
phương diện mà của một
nội tâm hoàn toàn thanh tịnh.
17 Tầm quan trọng của Bát nhã
Bây giờ
Tâm Kinh dạy rằng:”Cố tri
bát nhã ba-la-mật-đa thị
đại thần chú, thị
đại minh chú, thị
vô thượng chú, thị
vô đẳng chú, năng trừ
nhất thế khổ,
chân thực bất hư” có nghĩa là:”vậy nên biết:
bát nhã ba-la-mật-đa là chú có thần hiệu lớn, là chú cao cả hơn tất cả các chú khác; chú ấy có
công năng trừ tất cả sự khổ. Đây là
sự thật không chút dối trá”.
Chú có nghĩa là Chân-ngôn.
Phạn ngữ là Dharani tức là Đà-La-Ni.
Kinh điển Phật giáo thường có hai phần:
Ø Phần nói ra được
ý nghĩa của Kinh thì gọi là hiển thuyết.
Ø Phần
chân ngôn tức là phần mật thuyết thì không
phiên dịch mà để y chữ Phạn thì gọi là Chú. Vậy phần chót trong
Tâm Kinh với câu:”Yêt đế, yết đế…” là
chân ngôn hay là Chú.
Nhưng những chữ như
đại thần chú,
đại minh chú…
vô đẳng chú không phải là câu chú như trong câu
Yết đế mà chữ “chú” nầy chỉ dùng với một
ý nghĩa để
so sánh mà thôi. Vì thế “cố tri
bát nhã ba-la-mạt-đa” tức là có cái
sáng suốt triệt để ví như là một phép thần tức là
chú thuật có
công năng dẫn dắt
chúng sinh đến chỗ
đạo đức an lạc. Có sự khác biệt giữa chú
bát nhã và chú của
ngoại đạo. Chú của
ngoại đạo có thể đem niềm vui cho
con người trong
nhất thời rồi cái buồn lại đến. Nhưng những cái vui nầy thường phải dùng những
nghiệp bất thiện để đánh đổi khiến cho người hưởng được về sau phải đọa vào
ba đường ác.
Trái lại, “chú bát nhã” chẳng những không có các nguy hiểm đó và có thể giúp
con người trừ được Tham-Sân-Si cùng mọi thứ
nghiệp chướng mà nó còn
trừ khử luôn cả những
cố chấp trong
con đường giải thoát giác ngộ như
chấp có Niết bàn.
Vậy câu Kinh trên có
ý nghĩa như sau:
1) Trí
bát nhã có
đại thần lực để phá trừ ma
ngũ uẩn vì vậy nó được
xem như một “đại thần chú”.
2) Trí
bát nhã là ánh sáng làm tan sự
mê muội chấp tướng do đó nó như là một thứ “chú” có
năng lực làm phát sanh ánh sáng.
3) Trí
bát nhã có thể
dập tắt tất cả mọi
vọng tưởng,
mê lầm vì thế nó
ví như là một thứ “chú” cao cả nhất, không có một thứ “chú” nào bằng.
4) Trí
bát nhã là sự
bình đẳng tuyệt đối bởi vì tất cả muôn loài, muôn vật đều có
bản thể giống y hệt như nhau vì thế nó được
ví như một thứ “chú” có thể sang bằng mọi đẳng cấp.
Thêm nữa chính Ngài
Long Thọ (Nagarjuna) cũng
giải thích chữ Đà-La-Ni rằng: “Đà-la-ni có nghĩa là “năng trì” tức là có
công năng nắm giữ lại hoặc có nghĩa là “năng già” tức là có
công năng che lấp”.
v
Năng trì là nắm giữ tất cả những điều lành mà đã
kết tập được không để cho chúng tan mất. Cũng như là một bình tốt đựng đầy nước không cho rĩ chảy ra ngoài.
v
Năng già là năng
che lấp không cho các rễ
bất thiện sanh mầm niệm ác và cũng
ngăn ngừa không cho mầm
tội ác có cơ phát tác.
Vậy Ngài
Long Thọ giải thích cho đoạn Kinh trên rằng:”vì
bát nhã có
công năng giúp người
tu hành nắm giữ những điều lành đã
kết tập và ngăn trở những điều dữ phát sanh thì Đà-la-ni là chú to lớn nhất, cao cả nhất và có
hiệu lực lực nhất”.
Thật vậy, vì
bát nhã có
hiệu lực đưa người
tu hành đến
quả vị tột cùng là
thành Phật mà
thành Phật là đã trừ tất cả mọi thứ
phiền não khổ đau cho nên
Tâm Kinh mới có câu:”Năng trừ
nhất thế khổ”.
Thế mà sợ có người cũng không tin lời
quả quyết nầy nên
Tâm Kinh còn
nhấn mạnh là:”Chân thực bất hư” tức là đây là
sự thật chân chánh không có một chút
dối trá.
18 Tâm Kinh Kết Thúc Bằng Một Câu Chú:
“Cố thuyết bát nhã ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết: Yết-đế, yết-đế, ba-la yết-đế, ba- la tăng yết-đế, bồ-đề tát-bà-ha” dịch là:”Bởi lẽ vừa nói, nay xướng lên câu chú bát nhã ba-la-mật-đa. Câu chú ấy là: Yết-đế, yết-đế, ba-la yết- đế, ba- la tăng yết-đế, bồ-đề tát bà-ha”.
Câu chú nầy chính là phần Mật của Kinh.
Từ xưa tới nay hễ là “chú” thì để nguyên phiên âm chữ Phạn mà đọc, không dịch ra nghĩa. Lý do là khi con người muốn giải thuyết thì lạc vào vòng ngôn ngữ, mà một khi đã lạc vào vòng ngôn ngữ thì kẹt trong trí phân biệt. Như vậy là chúng ta đánh mất cái thấy đúng với sự thật.
Nhưng một số học giả Đông Tây đã tận tâm nghiên cứu trong Phạn ngữ để tìm ra một lối giải thích cho câu “chú” trên bằng bài kệ như sau:
Độ khứ, độ khứ,
Cứu kính độ khứ.
Cứu kính chúng độ khứ.
Giác ngộ tốc viên thành.
Dịch là:
Đi qua, đi qua,
Qua đến bờ bên kia.
Mọi người đồng qua đến bờ bên kia.
Nguyện sự giác ngộ chóng trọn thành.
Dựa vào bản dịch trên thì bài “chú” ấy không có chi là bí mật cả mà chỉ là lời khuyến khích lớn lao để giúp tất cả chúng sinh tinh tấn tu hành và phát huy trí tuệ sáng suốt mà hoàn thành Phật đạo. Nếu mỗi chúng sinh cố gắng tu tập để cho tâm mình trở về với cái bản thể trong sạch của nó thì sẽ được sáng suốt triệt để và giúp họ đến bờ bên kia là bờ giải thoát giác ngộ hoàn toàn. Mọi người ai cũng có thể đến bờ bên kia chỉ khác nhau là mau hay chậm mà thôi. Vì thế Phật đã khẳng định là:”Ngã dĩ thành Phật, nhữ đương thành Phật” tức là Ta là Phật đã thành còn các người là Phật sẽ thành là vậy.
“Toàn bộ Tam Tạng Kinh là ở trong tâm ta. Giới, Định, Tuệ cũng chỉ ở trong tâm nầy”.
“Kinh giấu ở đâu? Kinh giấu ngay trong tâm chúng ta, nhưng cần khai mở trí tuệ thì mới biết được chúng. Nếu bạn không khai trí tuệ thì khi xem kinh bạn sẽ mơ mơ hồ hồ. Còn khi trí tuệ khai mở, lúc xem kinh bạn sẽ cảm thấy rất thành thục, rành rẽ và lĩnh ngộ được những chân lý huyền diệu nầy”.
19 Bản dịch Tâm Kinh sau cùng
Sau phần phân tích tỉ mỉ từng câu của Tâm Kinh ở trên. Bây giờ bộ kinh ngắn nhất của Đại thừa Phật giáo là Ma-Ha Bát-Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinh có thể được dịch lại một lần nữa để chúng ta dễ dàng cảm nhận:
Sau khi đi sâu vào Trí tuệ Bát Nhã rồi, Ngài Quán Tự Tại thấy các Pháp đều là Không (Bát Nhã), nên không còn các khổ.
Ngài gọi ông Xá Lợi Phất dạy rằng:”Này Xá Lợi Phất! Các Pháp chẳng khác với Không (Bát Nhã), Không chẳng khác các Pháp; các Pháp tức là Không (Bát Nhã), Không tức là các Pháp
Này Xá Lợi Phất! Tướng Không (Bát Nhã) là tánh của các Pháp. Nó không sanh không diệt, không nhơ không sạch, không thêm không bớt.
Bởi thế nên trong tướng Không (Bát Nhã), không có các Pháp thế gian như: Năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức), Sáu căn (nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý), Sáu trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp), Sáu thức (nhãn thức, nhĩ thức, tỹ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức).
Và trong Bát Nhã, cũng không có các Pháp xuất thế gian như: Tứ diệu đế (khổ, tập, diệt, đạo), Mười hai Nhân Duyên (không có vô minh và vô minh tận; không có lão tử và lão tử tận); không có “trí” tu chứng và đạo quả để chứng (đắc). Tóm lại, trong Bát Nhã không có cái gì cả.
Các vị Bồ tát nhờ y theo Trí tuệ Bát Nhã (Tướng Không) mà xa lìa được các mộng tưởng điên đảo, nên tâm không còn ngăn ngại, lo sợ và chứng được đạo quả Niết bàn.
Các Đức Phật quá khứ, hiện tại và vị lai cũng đều y theo trí tuệ Bát Nhã (Tướng Không) mà đạt được đạo quả vô thượng Bồ-đề.
Vì trí tuệ Bát Nhã có khả năng diệt trừ hết các khổ, chắc chắn như vậy không hư dối, nên cũng gọi là Thần chú Bát Nhã, cũng gọi là chú Đại thần, chú Đại minh, chú Vô thượng và chú Vô đẳng đẳng.
Ngài Quán Tự Tại Bồ tát liền nói Thần chú Bát Nhã:
“Đi qua, đi qua, qua đến bờ bên kia, mọi người đồng qua đến bờ bên kia, nguyện sự giác ngộ chóng trọn thành”.
Thêm nữa, ý nghĩa của Tâm Kinh thật là cao siêu và thâm diệu vì thế để chúng ta có một nhận định sâu sắc hơn chúng tôi cố gắng tổng luận ngỏ hầu giúp chúng ta có thể ghi nhớ những ý nghĩa huyền diệu của Tâm Kinh nầy.