PHÁP BẢO CỦA SỰ GIẢI THOÁT Gems of Dharma, Jewels of Freedom cẩm nang kinh điển, xác thực và dễ hiểu của Phật giáoĐại thừa của Đại Bồ TátTây Tạng thế kỷ 12 Jé Gampopa Bản dịch Anh ngữ từ tiếng Tây Tạng của Ken và Katia Holmes dựa trên những giảng nghĩachi tiết theo truyền thống của Dòng Kagyü Thanh Liên dịch sang Việt ngữ
Quyển sách này xin được hiến dâng cho Akong Rinpoche, bậc chứng ngộ đã thực hiện mọi phương diện có thể có cho tác phẩm này, cho tất cả các vị Đạo sư dòng Kagyü, đặc biệt là Khenchen Thrangu Rinpoche và Khenpo Tsultim Gyamtso Rinpoche, về những giải thíchtrong trẻo như pha lê, và cho Đức Gyalwang Karmapa thứ XVI, một nguồn cảm hứng và mẫu mực cho tất cả chúng con. Nguyện Đức Gyalwang Karmapa thứ XVII Urgyen Thinley và tất cả những bậc có ý hướng mang lại chân lý và an bình cho thế giới được an khang, trường thọ và thành công trong những hoạt động bi mẫn của các ngài.
Lời Tựa
cho bản dịch Việt ngữ
“Chớ làm việc ác, làm nhiều điều thiện. Hoàn toànđiều phục tâm mình, không kích động tâm người khác. Đây là lời chư Phật dạy.” - Đức Thích Ca Mâu Ni.
Ý nghĩa cốt tủy của mọi giáo lýsiêu việt của Đức Phật được cô đọng một cách quả quyết là như vậy. Để lời dạy này được thực sự áp dụng theo trình tự dẫn dắt tới giác ngộ, vô số các thành tựu giả vĩ đại xuất hiện trong quá khứ ở Ấn Độ và Tây Tạng đã thiết lập nhiều truyền thốngthực hànhhoàn hảo.
Dakpopa, Pháp Vương Gampopa (1079-1153) vô song, đã biên soạntác phẩmkinh điển “Pháp Bảo của sự Giải thoát” bao gồm những vấn đềtrọng yếu của việc thực hành tất cả các Kinh điển và Mật điển (Tantra), là một phương phápthâm sâu và tuyệt diệu để thành tựu kết quả của Giáo phápsiêu phàm trong dòng tâm thứcchúng ta. Luận văn trẻ trung tuyệt vời này đưa ra phương pháp tiếp cận dựa trêntruyền thống, vạch ra các giai đoạn của con đường. Đối với những người ước muốn thực hànhPhật pháp, đặc biệt là Kim Cương thừa, nhất là Mahamudra (Đại Ấn), bản văn này chắc chắn là một Pháp khítuyệt hảo để họ hiểu biếtrõ ràng và đúng đắnphương phápthực hành. Thật đáng vui mừng khi có thêm bản dịch này sang ngôn ngữ khác.
Ngày nay, có vẻ như số người tìm kiếmGiáo pháp đang gia tăng, nhưng sau khi hiểu biếtý nghĩa của Giáo pháp, nếu ta không dấn mình vào ngay cả một thực hành để giải thoátdòng tâm thức của ta, và nhờ sự chứng ngộ, giải thoátdòng tâm thức của chúng sinh, mà chỉ ước muốn và theo đuổi “Đại Ấn” và “Đại Viên mãn” thì điều đó chẳng lợi ích gì.
Một minh họa rõ ràng là nếu không có một nền móng thì không thể nào xây dựng một căn nhà, và nền móng càng chắc chắn thì càng có thể xây nhiều tầng trên đó. Tương tự như thế, các giai đoạn của pháp thực hành chuẩn bị (Ngöndro) là nền tảng của việc thực hành Pháp, nếu nó được chuẩn bị tốt bao nhiêu thì ta càng có cơ sở để hoàn thành những tầng trên của “ngôi nhà-Pháp” là tất cả các Kinh điển và Mật điển.
Vì thế, vấn đề quan trọng đích thực, vô cùngcần thiết là một môn đồ của Giáo pháp, bắt đầu với thực hành Ngöndro cho đến Mahamudra, phải tiến triển từng bước một, từ những thực hành thấp cho đến những thực hành cao cấp hơn. Trong khi không hoàn tất những bước của thực hành chuẩn bị mà làm như thể đang thực hànhMật điển và Đại Ấn (Mahamudra) thì chắc chắn là một điều sai lầm. Điều đó giống như vào trường cao đẳng mà thậm chí không học qua một trường tiểu học.
Một lần nữa, “Pháp Bảo của sự Giải thoát” của Gampopa đã được dịch sang Việt ngữ là một điều vô cùnghoan hỉ. Bởi Phật pháp được dân tộc này yêu quý và chưa từng bị suy thoái ở nơi đây nên việc có thể dịch “Pháp Bảo của sự Giải thoát” sang Việt ngữ chắc chắn sẽ trở thành một nền tảng cho sự thành công dẫn tới hạnh phúcnhất thời và tối thượng.
Thật vui khi các đệ tử có niềm tin đối với Giáo pháp, có sự kiên trì lớn lao, ý hướng thiện lành, và sự hỉ lạc trong việc làmlợi lạcchúng sinh, đã làm việc không mỏi mệt để thực hiện kết quả kỳ diệu này. Ta cầu nguyệncông đức này sẽ mang lại thành công và hạnh phúc trong ba thời và hoàn thành hai lợi lạc cho bản thân và chúng sinh như ước nguyện.
Nhờ năng lựcchân lý của Tam Bảo không dối gạt, cầu mong ước nguyện thanh tịnh này được hoàn thành.
Drupon Sonam Jorphel Rinpochethuộc dòng Drikung Kagyu vô song, vào ngày tốt lành 3 tháng Giêng năm 2012tại Drikung Kagyud Rinchen Palri MonasteryNepal
LỜI GIỚI THIỆU CỦA DỊCH GIẢ LỜI GIỚI THIỆU CỦA TÁC GIẢ Kính lễ Cam kết Tóm tắt PHẦN MỘT: NGUYÊN NHÂNCHÍNH YẾU TINH TÚYGIÁC NGỘ 1. Những người có tiềm năng “bị cắt đứt” 2. Những người có tiềm năng không rõ ràng 3. Những người có tiềm năng Thanh Văn 4. Những người có tiềm năng Phật Độc giác 5. Những người có tiềm năng Đại thừa Phân loại Phân tích về những tính chất cốt tủy của mỗi loại tiềm năng Những từ đồng nghĩa với tiềm năng Những lý do khiến tiềm năng này siêu vượt các tiềm năng khác Những hình thức khác nhau của tiềm năng Đại thừa tiềm năng được kích hoạt tiềm năng ngủ yên bốn điều kiệnbất lợi hai điều kiệnthuận lợi Những biểu hiện của tiềm năng này PHẦN HAI: NỀN TẢNG MỘT HIỆN HỮU LÀM NGƯỜI QUÝ BÁU 1. Những Tự do 2. Những Thuận lợi năm thuận lợicá nhân năm thuận lợi bên ngoài bản thân “khó gặp” “vô cùng lợi lạc và hữu ích” “rất dễ bị hủy hoại” 3. Niềm tin như sự xác tín 4. Niềm tin như ước nguyện 5. Niềm tin như sự trong sáng không xa rời Pháp bởi tham muốn không xa rời Pháp bởi sân hận không xa rời Pháp bởi sợ hãi không xa rời Pháp bởi si mê PHẦN BA: ĐIỀU KIỆN – VỊ THẦY TÂM LINHTỐT LÀNH 1. Chứng minh chứng minhdựa trênKinh điển chứng minhdựa trênlý luận chứng minh bằng sự tương đồng ví dụ thứ nhất: người dẫn đường ví dụ thứ hai: người hộ tống ví dụ thứ ba: người chèo thuyền 2. Các loạivị Thầy tâm linh khác nhau 3. Tính chấtđặc biệt của mỗi một trong bốn loại vị Thầy tâm linhtốt lành Chư Phật các Bồ Tát trong những trạng tháisiêu phàm những con ngườicụ thể tám phẩm hạnh bốn phẩm hạnh hai phẩm hạnh 4. Làm thế nào để nối kết một cách khéo léo với vị Thầy tâm linhtốt lành tôn kính và phụng sự kính trọng và sùng mộ thực hành và nhiệt tâm 5. Những lợi ích của việc được các vị Thầy tâm linhtốt lành hỗ trợ PHẦN BỐN: PHƯƠNG TIỆN, GIÁO HUẤN CỦA CÁC VỊ THẦY Chương Bốn: Thiền định về sự Vô thường - phương thuốc chữa trị sự tham luyến những kinh nghiệm của cuộc đời này 1. Phân loại 2. Kỹ thuật để Thiền định về những loại vô thường này vô thường của thế giới, môi trường vô thường toàn khắp của môi trường vô thườngvi tế của môi trường vô thường của cốt tủy nội tại, chúng sinhhữu tình vô thường của chúng sinh vô thường của bản thân khảo sát sự hiện hữu của ta chín cách thiền định về cái chết quan sát những gì xảy ra cho người khác và áp dụng điều đó cho chính mình 3. Những lợi lạc của việc thiền định về vô thường Chương Năm: Thiền định về Đau khổ - phương thuốc đầu tiên chữa trị sự tham luyếnhiện hữu nói chung 1. Đau khổ cố hữu đối với sự duyên hợp 2. Đau khổdo bởiBiến đổi 3. Đau khổ như đau khổhiển nhiên 3.1 ĐAU KHỔ CỦA CÁC TRẠNG THÁI THẤP CỦA SỰ HIỆN HỮU 3.1A Các địa ngục Các địa ngục nóng Các địa ngụclân cận Tám địa ngục lạnh Các địa ngục không thường xuyên 3.1B Ngạ quỷ 3.1C Súc sinh 3.2 ĐAU KHỔ CỦA CÁC TRẠNG THÁI CAO CỦA SỰ HIỆN HỮU 3.2A Con người đau khổ của việc sinh ra đau khổ của tuổi già đau khổ của bệnh tật đau khổ của cái chết đau khổ vì phải xa lìa người thân yêu đau khổ vì phải gặp người không ưa 3.2B Bán-thiên 3.2C Các vị Trời Chương Sáu: Thiền định về Nghiệp, Nhân và Quả phương thuốc thứ hai chữa trị sự tham luyếnhiện hữu nói chung 1. Phân loại 2. Các tính chất 2A. ÁC HẠNH, NGUYÊN NHÂN & HẬU QUẢ Sát sinh Trộm cắp Tà dâm Nói dối Lời nói gây chia rẽ Lời nói gây tổn thương Lời nóivô ích Tham muốn Ác ý Niềm tinsai lầm 2B. THIỆN HẠNH, NGUYÊN NHÂN & KẾT QUẢ 2B 1. Các Hành động 2B 2. Ba kết quả của những hành động này 2C. THIỀN ĐỊNH KIÊN CỐ NHƯ HÀNH ĐỘNG (NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ) 3. Hành động tạo nên số phận của ta 4. Hành động hoàn toànquyết địnhkinh nghiệm 5. Những kết quả lớn có thể được tạo nên từ một nguyên nhân nhỏ bé 6. Nghiệp không bao giờ hoàn toàn biến mất Chương Bảy: Thiền định về Lòng Từ và Bi _ phương thuốc chữa trị sự bám chấp vào hạnh phúc của sự an bình nhỏ PHÁT TRIỂN LÒNG TỪ ÁI 1. Phân loại 2. Sự liên quan 3. Tính chất 4. Phương pháp trau dồi lòng từ ái sự tốt lành của việc tạo nên thân thể ta lòng tốt trong việc trải qua những gian khổ lòng tốt của việc nuôi dưỡngcuộc đờichúng ta lòng tốt của việc dạy ta những phương diện của thế giới 5. Thước đo sự thành tựu 6. Các lợi ích PHÁT TRIỂN LÒNG BI MẪN 1. Phân loại 2. Sự liên quan 3. Tính chất 4. Phương pháp trau dồi lòng bi mẫn 5. Thước đo sự thành tựu 6. Các lợi ích LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT TRIỂN BỒ ĐỀ TÂM TOÀN HẢO phương thuốc chữa trị sự không biết phương pháp để đạt đượcgiác ngộ I. Những người là nền tảng thích hợp cho việc trau dồi Bồ đề tâm I.1 Tổng quát I.2 Chương Tám: Quy y 1. Phân loại 2. Nền tảng 3. Suối nguồn 1. Suối nguồn thông thường 2. Suối nguồn đặc biệt Suối nguồn thực sự hiện hữu Suối nguồn trong phạm vichứng ngộ trực tiếp Suối nguồn tối thượng 4. Thời gian 5. Động lực 6. Nghi lễ 6A Nghi lễ thông thường 6B Nghi lễđặc biệt Chuẩn bị Nghi lễ thực sự Kết thúc 7. Mục đích 8. Các giáo huấn 8A Ba giáo huấn thông thường 8B Ba giáo huấnđặc biệt 8C Ba giáo huấn riêng biệt 9. Các lợi lạc I. 3 Các Giới nguyện biệt giải thoát 1. Bằng sự so sánh 2. Bằng cách căn cứ vàoKinh điển 3. Bằng sự cần thiết theo luận lý Chương Chín: Nuôi dưỡngBồ đề tâm II Tính chất cốt tủy của sự phát triển Bồ đề tâm III Các LoạiBồ đề tâmSiêu việt IIIA So sánh IIIB Phân loại theo cấp độ IIIC Phân loại theo đặc điểm thiết yếu Bồ đề tâmtuyệt đối Bồ đề tâm tạo lập IV Tiêu điểm của Bồ đề tâm V Những nguyên nhân để phát triển Bồ đề tâm VI Nguồn mạch từ đó ta nuôi dưỡngBồ đề tâm VII Nghi lễ thọ nhận Bồ đề tâm TRUYỀN THỐNG CỦA ĐẠO SƯ SANTIDEVA 1. SỰ CHUẨN BỊ Cúng dường những sự cúng dường có thể bị vượt qua những sự cúng dườngvật chất cúng dường sự chứng ngộ những sự cúng dườngvô song những sự cúng dường được cụ thể hóa những sự cúng dường không được cụ thể hóa Giải trừhậu quả của những sai lầm trong quá khứ năng lực của việc áp dụngtriệt để sự hoàn toànhối tiếc hối tiếc bằng cách suy xét về sự vô ích hối tiếc bằng cách quán chiếu về sự sợ hãi hối tiếc bằng việc nhận ratính chấtcấp bách của sự tịnh hóa năng lực của sự triệt đểáp dụng cách chữa trị năng lực của việc từ bỏác hạnh năng lực của sự hỗ trợ Tùy hỉđức hạnh Thỉnh chuyển Pháp luân Khẩn cầu chư Phật không rời bỏ các thế giới khổ đau để nhập niết bàn Hồi hướng các cội gốc đức hạnh 2. NGHI LỄ THỰC SỰ 3. KẾT THÚCNGHI LỄ TRUYỀN THỐNG CỦA ĐẠO SƯ DHARMAKIRTI GIỚI NGUYỆN CỦA BỒ ĐỀ TÂM NGUYỆN A. Chuẩn bị 1a khẩn cầu 1b củng cố các tích tập 1c quy yđặc biệt B. Nghi lễchính thức C. Kết thúc GIỚI NGUYỆN CỦA BỒ ĐỀ TÂM HẠNH A. Chuẩn bị B. Nghi lễ thực sự C. Kết thúc VIII Những lợi lạc của việc phát triển Bồ đề tâm 1. Những lợi lạc có thể hình dung được 1a Những lợi lạc có thể hình dung được phát sinh từ Bồ đề tâm nguyện 1b Những lợi lạc có thể hình dung được phát sinh từ Bồ đề tâm hạnh 2. Những lợi lạc không thể tưởng tượng nổi IX Những hậu quảtai hại của việc từ bỏBồ đề tâm X Các nguyên nhân của việc từ bỏBồ đề tâm XI Cách thức phục hồi giới nguyện XII GIÁO HUÂN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN BỒ ĐỀ TÂM A. Chương Mười: Giáo huấn về việc Phát triển Bồ đề tâm Nguyện Tu tập không bao giờ loại bỏchúng sinh khỏi ý hướng của ta Tu tập để chánh niệm về những phẩm tính của Bồ đề tâm Tu tậpcủng cố hai tích tập Liên tụctu tậpBồ đề tâm Tu tập việc từ bỏ bốn hắc nghiệp và vun trồng bốn bạch nghiệp B. Các Giáo huấn về việc Phát triển Bồ đề tâm Hạnh Chương Mười một: Một Cái Nhìn khái quát về Sáu Ba la mật 1. Số lượng rõ ràng 2. Thứ tự rõ ràng 3. Các tính chất thiết yếu 4. Từ nguyên 5. Phân chia 6. Các nhóm Các Đức hạnhSiêu việt được Trình bày Riêng rẽ, Chi tiết Chương Mười hai: Bố thí Ba la mật 1. Quán chiếu về lỗi lầm của việc không bố thí và những phẩm tính của việc thực hành nó 2. Tính chất thiết yếu của sự bố thí 3. Các phương diện khác nhau của sự bố thí 4. Đặc điểm khác nhau của mỗi phương diện 4A. BỐ THÍVẬT CHẤT Bố thívật chất không đúng đắn động lực không đúng đắn vật bố thí không đúng đắn người nhận bố thí không thích hợp cách bố thí không đúng đắn Bố thívật chấtđúng đắn vật bố thíđúng đắn người nhận cách bố thí tặng vật 4B. BỐ THÍ SỰ HỖ TRỢ 4C. BỐ THÍ PHÁP người được giảng dạy động lực Giáo pháp xác thực cách thức Pháp được trình bày 5. Làm thế nào để phát triển sự bố thí 5A. “năng lực của trí tuệ nguyên sơ làm tăng trưởng sự bố thí” 5B. “năng lực của prajna làm phát triển sự bố thí” 5C. “năng lực của sự hồi hướng khiến bố thítrở thành vô lượng” 6. Làm thế nào để sự bố thí được thuần tịnh 7. Kết quả của sự bố thí Chương Mười ba: Trì Giới Ba la mật 1. Quán chiếu về lỗi lầm của việc không trì giới và những phẩm tính của việc thực hành nó 2. Tính chất thiết yếu của sự trì giới 3. Các phương diện khác nhau của sự trì giới 4. Đặc điểm thiết yếu của mỗi phương diện 4A. GIỚI HẠNH CỦA VIỆC TUÂN GIỮ CÁC GIỚI NGUYỆN Các giới nguyện tổng quát của Phật giáo Các giới nguyện Phật giáo cụ thể 4B. GIỚI HẠNH NHƯ SỰ TÍCH TẬP CÁC ĐỨC HẠNH 4C. GIỚI HẠNH NHƯ SỰ LÀM VÌ HẠNH PHÚC CỦA CHÚNG SINH Sự thanh tịnh của hành vi thuộc về thân Sự thanh tịnh của ngữ Hành vithanh tịnh và bất tịnh của tâm 5. Làm thế nào để phát triển năng lựctrì giới 6. Làm thế nào để việc trì giới được thuần tịnh 7. Kết quả của việc trì giới Chương Mười bốn: Nhẫn nhục Ba la mật 1. Quán chiếu về lỗi lầm của việc thiếu nhẫn nhục và những phẩm tính của việc thực hành nó 2. Tính chất thiết yếu của sự nhẫn nhục 3. Các phương diện khác nhau của nhẫn nhục 4. Đặc điểm thiết yếu của mỗi phương diện 4A. NHẪN NHỤC TRONG SỰ ĐỐI MẶT VỚI TỔN HẠI TỪ NGƯỜI KHÁC Theo lời dạy của Đạo sư Santideva thực ra người gây tổn hại mất tự chủ lỗi lầm do nghiệp lỗi lầm do hiện hữuvật lý của ta lỗi lầm của tâm ta không có khác biệt trong lỗi lầm sự hữu ích lòng tốt to lớn các đấng giác ngộhài lòng những lợi íchvô cùng to lớn Theo lời dạy của Đạo sư Dharmakirti ý niệm về người làm hại là bằng hữu thân thiết nhất của ta ý niệm về những gì đang xảy ra chỉ là hiện tượng ý niệm về sự vô thường ý niệm về sự đau khổ ý niệm về việc ghì chặt mọi chúng sinh vào lòng 4B. NHẪN NHỤC NHƯ SỰ CHẤP NHẬNĐAU KHỔ 4C. NHẪN NHỤC NHƯ KHÁT KHAO ĐẠT ĐƯỢC SỰ XÁC QUYẾT VỀ CÁC HIỆN TƯỢNG 5. Làm thế nào để phát triển năng lựcnhẫn nhục 6. Làm thế nào để nhẫn nhục được thuần tịnh 7. Kết quả của nhẫn nhụ Chương Mười lăm: Tinh tấn Ba la mật 1. Quán chiếu về lỗi lầm của việc không tinh tấn và những phẩm tính của việc thực hành nó 2. Tính chất thiết yếu của sự tinh tấn 2A. LÃNG PHÍTHỜI GIAN NHƯ SỰ BIẾNG NHÁC 2B. LÃNG PHÍTHỜI GIAN NHƯ SỰ ĐÁNH GIÁ THẤP KHẢ NĂNG CỦA TA 2C. LÃNG PHÍTHỜI GIAN QUA SỰ VƯỚNG MẮC VỚI NHỮNG THEO ĐUỔITHẤP KÉM 3. Các phương diện khác nhau của sự tinh tấn 4. Đặc điểm thiết yếu của mỗi phương diện 4A. ÁO GIÁP TINH TẤN 4B. TINH TẤN ĐƯỢC ÁP DỤNG Tinh tấn trong việc từ bỏ những ô nhiễm Tinh tấn trong việc thực hànhđức hạnh tinh tấn như sự liên tục tinh tấn như sự nhiệt tâm tinh tấnnhư không thể bị lay chuyển tinh tấnnhư không bị nao núng tinh tấn khiêm tốn Tinh tấn trong việc thành tựuhạnh phúc của chúng sinh 4C. TINH TẤN NHƯ SỰ KHÁT KHAO VÔ BỜ 5. Làm thế nào để phát triển năng lựctinh tấn 6. Làm thế nào để tinh tấn được thuần tịnh 7. Kết quả của sự tinh tấn Chương Mười sáu: Thiền định Ba la mật 1. Quán chiếu về lỗi lầm của sự thiếu thiền định và những phẩm tính của việc thực hành nó 2. Tính chất thiết yếu của sự thiền định 2A. THÂN THỂ BIỆT LẬP VỚI CÔNG VIỆC XÃ HỘI Đặc điểm thiết yếu của công việc xã hội Nguyên nhân của công việc xã hội là sự tham luyến sự tai hại của công việc xã hội tai hại nói chung do công việc xã hội gây ra những tai hạicụ thể của công việc xã hội Đặc điểm thiết yếu của sự biệt lập Nguyên nhân của sự biệt lập Những lợi lạc của sự biệt lập cách tốt đẹp nhất để phụng sự chư Phật tâm ta rũ sạch sinh tử thiền địnhsâu xa nhanh chóng phát triển 2B. TÂM THỨC CẦN ĐƯỢC BIỆT LẬP VỚI TƯ TƯỞNG 2C. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TU TẬPTÂM THỨC Nếu tham muốn là ô nhiễm trội vượt Nếu sân hận và hiểm độcvượt trội Nếu si mêvượt trội duyên sinh nội tại - các nguyên nhân duyên sinh nội tại - các điều kiện duyên sinh của niết bàn Nếu ganh tỵvượt trội Nếu kiêu mạnvượt trội Nếu tất cả các ô nhiễm đều hiện diện ngang nhau hay nếu có quá nhiều tư tưởng 3. Các phương diện khác nhau của thiền định 4. Đặc điểm thiết yếu của mỗi phương diện 4A. THIỀN ĐỊNH MANG LẠI HẠNH PHÚCHIỂN NHIÊN 4B. THIỀN ĐỊNH MANG LẠI NHỮNG PHẨM TÍNH TỐT ĐẸP 4C. THIỀN ĐỊNH LÀM VIỆC CHO HẠNH PHÚC CHO CHÚNG SINH 5. Làm thế nào để phát triển năng lựcthiền định 6. Làm thế nào để thiền định được thuần tịnh 7. Kết quả của thiền định Chương Mười bảy: Trí tuệba la mật (prajñâpâramitâ) 1. Quán chiếu về lỗi lầm của sự thiếu trí tuệ và những phẩm tính của việc thực hành nó 2. Tính chất thiết yếu của trí tuệ 3. Các phương diện khác nhau của trí tuệ 4. Đặc điểm thiết yếu của mỗi phương diện 4A. TRÍ TUỆ THẾ GIAN 4B. TRÍ TUỆSIÊU NHIÊN THẤP 4C. TRÍ TUỆSIÊU NHIÊNTUYỆT HẢO 5. Điều được thấu hiểu 5A. BÁC BỎNIỀM TIN NƠI THỰC TẠI CÓ THỰC Hai loại ngã ngã của một con người ngã của hiện tượng Cả hai loại ngã đều trống không bác bỏ ngã của con người bác bỏ ngã của hiện tượng 5B. BÁC BỎNIỀM TIN NƠI SỰ KHÔNG HIỆN HỮU 5C. GIẢNG NGHĨA VỀ SAI LẦM CỦA VIỆC TIN VÀO SỰ KHÔNG HIỆN HỮU 5D. GIẢNG NGHĨA VỀ SỰ SAI LẦM CỦA CẢ HAI NIỀM TIN 5E. GIẢNG NGHĨA VỀ CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN GIẢI THOÁT 5F. GIẢNG NGHĨA VỀ BẢN TÁNH CỦA NIẾT BÀN 6. Sự cần thiết của việc trau dồi trí tuệ 6A. CÁC SỰ CHUẨN BỊ 6B. PHƯƠNG PHÁP THỰC SỰ THIỀN ĐỊNH 6C. GIAI ĐOẠN GIỮA THIỀN ĐỊNH Trí tuệba la mậtbao gồm và siêu vượt tất cả những đức hạnh khác Ý nghĩathen chốt của tánh Khôngbao gồm mọi pháp 6D. CÁC DẤU HIỆU CỦA SỰ PHÁT TRIỂN 7. Những kết quả của trí tuệba la mật Chương Mười tám: Các Giai đoạn của Con Đường 1. Giai đoạn tích tập Ba mươi bảy yếu tố của sự giác ngộ Bốn tu tậpchánh niệm Bốn thực hànhđúng đắn Bốn hỗ trợ của sự hiển lộthần diệu 2. Giai đoạn kết hợp năm khả năng năm năng lực 3. Giai đoạn nội quán bảy phương diện của sự giác ngộ 4. Giai đoạn trau dồi 4A. PHƯƠNG PHÁPTHẾ TỤC CỦA VIỆC TRAU DỒI THIỀN ĐỊNH 4B. PHƯƠNG PHÁPSIÊU VIỆT CỦA VIỆC THIỀN ĐỊNH tám con đường của bậc chứng ngộ 5. Giai đoạn thành tựuviên mãn Mười phẩm tính khôngcần tu tập Các uẩn không cấu uế Chương Mười chín: Các Cấp độ của Con Đường 1. Cấp độ của người sơ học 2. Cấp độ thực hành do nguyện ước 3. Mười địa Bồ Tát 3A. NHỮNG VẤN ĐỀ TỔNG QUÁT LIÊN QUAN ĐẾN MƯỜI ĐỊA BỒ TÁT Bản tánh của các địa Từ nguyên Lý do của việc phân chia thành mười địa 3B. NHỮNG VẤN ĐỀCỤ THỂ VỀ MỖI ĐỊA BỒ TÁT Bồ Tát địa thứ 1 Bồ Tát địa thứ 2 Bồ Tát địa thứ 3 Bồ Tát địa thứ 4 Bồ Tát địa thứ 5 Bồ Tát địa thứ 6 Bồ Tát địa thứ 7 Bồ Tát địa thứ 8 Bồ Tát địa thứ 9 Bồ Tát địa thứ 10 4. Quả vị Phật PHẦN NĂM (Chương Hai mươi): Kâya của Phật quảViên mãn 1. Bản tánh của một vị Phật thực sự viên mãn 1A SỰ THUẦN TỊNH TUYỆT HẢO CÓ THỂ CÓ ĐƯỢC 1B TRÍ TUỆ NGUYÊN SƠ TUYỆT HẢO CÓ THỂ CÓ ĐƯỢC Cách thức chư Phật sở hữutrí tuệ Trí tuệ về sự đa tạp: quan điểm cho rằng chư Phật không sở hữu nó Trí tuệ về sự đa tạp: chư Phật sở hữu nó Quan điểm của Geshe-pa về trí tuệ của Phật Quan điểm của Jetsun Milarepa 2. Từ nguyên 3. Các phương diện 4. Sự giới thiệu 5. Lý do để có một số lượng chắc chắn, nghĩa là ba thân Giá trị riêng của dharmakâya Giá trị đối với chúng sinh 6. Những tính chất đặc thù của Ba Kâya i. Dharmakâya tám phẩm tính đặc thù ii. Sambhogakâya tám đặc tính iii. Nirmânakâ tám đặc tínhchính yếu 7. Ba đặc tính 7A ĐẶC TÍNH ĐỒNG NHẤT 7B ĐẶC TÍNHTHƯỜNG HẰNG 7C ĐẶC TÍNH CỦA SỰ HIỂN LỘ PHẦN SÁU (Chương Hai mươi mốt): HOẠT ĐỘNGGIÁC NGỘ VÔ-NIỆM ĐỂ LÀM LỢI LẠCCHÚNG SINH 1. Các ví dụ về cách thức các thân tướng cao quý của Đức Phậtthành tựu điều tốt lành cho chúng sinh một cách vô-niệm 2. Các ví dụ về cách thức ngữ thanh tịnh của Đức Phậtthành tựu điều tốt lành cho chúng sinh một cách vô-niệm 3. Các ví dụ về cách thức tâmviên mãn của Đức Phậtthành tựu điều tốt lành cho chúng sinh một cách vô-niệm 3A GIỐNG NHƯ MỘT ĐÁM MÂY 3B GIỐNG NHƯ PHẠM THIÊN 3C GIỐNG NHƯ MẶT TRỜI 3D GIỐNG NHƯ MỘT VIÊN NGỌC NHƯ Ý Source: thuvienhoasen