Đôi lời về hình tượng phối ngẫu trong Kim Cang Thừa
Đôi lời về hình tượng phối ngẫu trong Kim Cang Thừa Thiện Duyên
Xin chào tất cả. Gần đây cũng là mối duyên lành mà Kim Cang Thừa bắt đầu được biết nhiều hơn ở Việt Nam. Thông qua các chuyến hoằng pháp của các Đạo Sư mà Phật tửchúng ta được thọ nhận rất nhiều bài pháp quý giá cũng như các pháp thực hành rất thâm mật trong quá trình tiến đến Phật quả của mình. Bên cạnh việc Kim Cang Thừa được phát triển thì do với lượng kiến thức rất lớn và sâu sắc cùng với các pháp tu đầy hình tượng của Kim Cang Thừa nhưng Phật tửViệt Namchúng ta chưa được minh giảirõ ràng, tường tận sẽ khiến cho không ít hiểu lầm lạc về các pháp tu cũng như triết lý thâm sâu của Kim Cang Thừa. Trong vô số những lầm lạc đó, phần lớn những cuộc tranh luận là về pháp Yab-yum hay còn gọi là pháp song tu, pháp tu phối ngẫu. Hình tượng một vị Phật, đang ôm một phối thân nữ đã bị rất nhiều Phật tử cho là không đúng đắn, là sai với tôn chỉ của đức Phật, là một dạng tha hóa... Hay nặng nề hơn là đã từng có người cho Kim Cang Thừa là đạo dâm tà… Thật ra pháp tu phối ngẫu và các hình tượng phối ngẫu là một giáo lývô cùng cao cấp của Kim Cang Thừavì vậy thiếu đi sự hành trì và những luận giảng từ các bậc thầy thì có những sự hiểu lầm như trên cũng là một điều dể hiểu. Cũng vì vậy mà thời giangần đâyThiện Duyên được một người huynh đệ đồng tu yêu cầu một bài viết ngắn về hình tượng phối ngẫu nhằm giúp mọi người có sự hiểu biếttỏ tường hơn. Cũng như đã nói ở trên, những giáo lý tột cùng cao cấp này không phải là dễ nắm bắt. Thế nên mong rằng đôi lời dại dộtvụng về này của Thiện Duyên sẽ giúp những hành giảsơ cơ của Kim Cang Thừa có một tầm nhìn tổng quan hơn về pháp song tu, phối ngẫu. Trước tiên, để có thể nói về các hình tượng song tu (Yab-yum) của các vị Bổn Tôn trong Kim Cang Thừa thì chúng tacần phải có một chút hiểu biết về kiến thứcTam Thân trong Phật Giáo. Tam Thân trong Phật giáo được đề cập đến chính là: Pháp Thân, Báo Thân và Hóa Thân (hay còn gọi là Ứng Hóa Thân). - Ở mức độ gần với chúng ta nhất chính là Hóa Thân: Là các thân hóa hiện của chư Phật và chư Bồ Tát ở trong hình tướng mà các giác quan của chúng sinhbình thường (tai, mắt…) có thể cảm nhận được để thực hiện việc hóa độchúng sanh. Ví dụ như: Phật Thích Ca Mâu Ni, các vị thánh Tăng là hóa thân của chư Bồ Tát… - Cao hơn nữa chính là Báo Thân: Đây là thân tướng cực kì vi tế, không phải là thân được cấu thành từ các vật chất thô trọc. Thân tướng này cũng không thể cảm nhận được bằng các giác quanbình thường. Thân tướng này chỉ có thể cảm nhận được thông qua những Tam Muội cao cấp, hoặc định lực rất mạnh. Trong kinh điển của Đại Thừa như kinh Viên Giác cũng có đề cập đến việc hội chúng nghe giảng pháp nhập vào Quang MinhTam Muội để nghe pháp. Hoặc như đức PhậtA Di Đà, Dược Sư… ở các cõi tịnh của các ngài cũng hiện đang giảng pháp trong trạng tháiBáo Thân. - Thân tướngcuối cùng là trạng tháiPháp Thân: Đây là một loại thân đã vượt ngoài khỏi tri kiến của những phàm phu như chúng ta. Đây không phải là một thứ mà hiểu biết thông thường có thể tỏ lộ. Thế nên Thiện Duyên sẽ không nói nhiều hơn về thân này. Nhưng tạm có thể hiểu một cách khái quát về Pháp Thân là tổng thể tất cả vạn vậthiện tượng trong vũ trụ này. Một điều quan trọng Thiện Duyên muốn lưu ý các bạn là: Trong pháp tu của Kim Cang Thừa, tất cả thân tướng của chư vị Bổn Tôn đều trong dạng thức Báo Thân. Điều đó có nghĩa là thế nào? Toàn bộchúng sinh cõi Dục được cấu thành bằng những vật chất rất thô trọc, đồng thờilòng Dục luôn tồn tại trong chúng ta. Những chúng sinh từ cõi Sắc Giới trở lên cho đến cõi Vô Sắc Giới thì lòng Dục đã không còn. Vì sao? Đơn giản là vì vật chất cấu thành thân của họ đã thanh tịnh và vi tế, nhẹ nhàng hơn vật chất cấu thành thân của chúng ta rất nhiều. Báo Thân của chư Tôn trong các pháp tu Kim Cang Thừahoàn toàn không nằm trong Tam Giới (Dục, Sắc, Vô Sắc Giới) mà được kết thành từ trí tuệ Tánh Không và lòng Đại Bi không ngằn mé của chư Phật, chư Bồ Tát. Do vậy là thân này rất rất vi tế, thanh tịnh và không có một chút hàm chứa Dục Lạc trong đó. Độ vi tế và thanh tịnh của thân chư Tôn thậm chí còn vi tế và thanh tịnh hơn chúng sinh cõi Vô Sắc rất nhiều. Vì vậy, thị hiệnhình tướng phối ngẫu của chư Tôn vốn dĩ đã hoàn toàn không còn một chút gì là Dục vọng nữa.
Báo ThânKim Cang Tát Đỏa
Như một đoạn nghi quỹmô tả về hình tướng phối ngẫu của chư tôn vốn dĩ là Báo Thân trong truyền thống Longchen Nyingthik như sau: Giữa sen trắng và trên vành trăng HUNG biến thànhKim Cang Tát Đỏa Trong Báo Thân trắng sáng rực rỡ Cầm chày chuông ôm phối thân nữ Hay ở những bình giảng của đại sư Dilgo Khyentse Rinpoche về việc quán tưởng Bổn Tôn trong thân tướng bằng ánh sáng, như ánh sáng của cầu vồng. Vốn dĩ không phải một thực thể chắc đặc.
Kế đến, trong hình tướng phối ngẫu. Do sự chưa rõ ràng, chúng ta dễ có nhầm lẫn rằng một vị Bổn tôn nam ôm một vị Tôn nữ khác. Thật ra, là hoàn toànsai lầm khi nói rằng tôn nam này kết hợp với tôn nữ kia. Đúng ra phải nói rằng trong Tự Tánhhiển lộ ra một hình tướngbất nhị. Điều này có nghĩa là trong Tự Tánh tròn đầy hiển lộ ra một hình tướngtuy hai mà một, tuy một mà hai. Vì vậy mà Thiện Duyên dùng từ bất nhị ở đây. Mọi người cần nên có một chút khái niệm về cụm từ “bất nhị”. Thật ra, mấu chốt mê lầm mà có chúng sinh, có Phật, có luân hồi, có Niết Bàn chính là tâm vô minhlầm lạc, lầm chấp vào một cái Ngã thực có. Chính vì sự chấp thủ này mà dẫn đến cái thiên kiếnsai lầm là có ta và có những thứ không phải là ta. Đây chính là tiền đề cho tri kiếnnhị nguyên, là nhân của luân hồi. Bất nhị chính là cái đoạn lìa được khỏi nhị nguyên, cắt đứt được nhân của luân hồi và vọng tưởng. Như trong kinh điển Đại Thừa có bộ kinhDuy Ma Cật đề cập rất rõ ràng đến “Bất nhị pháp môn”. Do phạm vi của bài viết này nên Thiện Duyên không đề cập ở đây. Nói rõ hơn chư vị Bổn Tôn luôn diệu dụng đầy đủ các oai nghi và phẩm hạnh, lại cũng tròn đầy các trí Phương Tiện cũng như Từ Bi. Chư Tônhiển lộhình tướngdựa trêncăn tánh của chúng sinh. Do vậy để thể nhậptrạng tháibất nhị (không một, cũng không hai) nên thị hiện một thân là của Từ Bi, một thân là của Trí TuệThiện Xảo trong trạng thái hợp nhất (bất nhị). Một lần nữa Thiện Duyên xin mọi ngườilưu tâm, từ trong Tự Tánhhiện thànhhình tướngbất nhị, chứ không phải là sự phối ngẫu của tôn nam này và tôn nữ kia. Tổng luận: Bài viết cũng đã dài, nay Thiện Duyên xin tóm gọn lại cho các bạn có thể dễ hiểurõ ràng hơn về hình tướng pháp tu phối ngẫu: - Các hình tướng của chư Tôn trong Mật thừa luôn ở dạng thức Báo Thân. Do vậy được cấu thành từ các loạivật chấtvô cùngthanh tịnh, nên không thể tồn tạidục tính nơi thân tướng này. - Hình tướng này không phải là sự phối ngẫu của tôn nam này với tôn nữ kia. Đây là thị hiện thân bất nhị của Tự Tánh. Vài lời lạm bàn rất mong phần nào sẽ giúp mọi người tỏ ngộ được những nghi ngại về hình tượng phối ngẫu của Kim Cang Thừa. Mọi sai sót là của kẻ học Phật lười biếng này, mọi công đức có được xin nguyện hồi hướng đến tất cả chúng sinh và cúng dường đến Đạo Sư Hungkar Dorje Rinpoche, người đã ban tặng những bài pháp quý báu về Tam Thân. Thân Thiện Duyên