Hoa Vô Ưu

Tình Yêu Cái Thiện

Tình Yêu Cái Thiện


Nguyễn Thế Đăng

Chánh Kiến 2

Trên con đường tiến hóa của mình, loài người tiến theo hướng càng ngày càng thiện lành hơn. Chỉ nói riêng về các tôn giáo, ngày xưa là thánh chiến, là thiêu sống, là giết hại, khiến không biết bao nhiêu người chết, bị đuổi khỏi xứ. Ngày nay thì có đối thoại tôn giáo, có tôn trọng nhau, dù chưa sâu sắc nhưng cũng đủ không loại bỏ nhau khỏi trái đất này.

Khi chúng ta nói con người càng có văn hóa hơn, văn minh hơn, có nghĩa con người càng hướng về cái thiện, dù có những cấp độ khác nhau trong việc thực hiện và trong định nghĩa về nó.

Có một nhà văn, nhà khoa học, nhà kinh tế, nhà xã hộinào nổi tiếng mà thiếu cái thiện?

Hai thế kỷ trước Công nguyên, Mạnh Tử đã nói: “Không có tâm trắc ẩn thì chẳng phải là người. Không có tâm hổ thẹn thì không phải là người. Không có tâm từ tốn khiêm nhượng thì không phải là người. Không có tâm phân biệt đúng sai, phải trái thì không phải là người. Người ta có bốn mối đức tính ấy như người có bốn chi tay chân vậy”.

Bốn đức tính làm người này có thể gồm vào một cái thiện, bởi vì thiện có nghĩa là có những đức tính. Càng nhiều đức tính tức là càng nhiều cái thiện.

Thiện như một hạt giống đã có từ khi tiến hóa thành người, như kinh nói “Tất cả chúng sanhđều có Phật tánh”. Hạt giống đó càng lúc càng phát triển cho đến lúc hoàn thiện, để con người được trưởng thành, và còn đưa con người vượt lên, thành người thánh thiện, hoàn hảo.

Sự đam mê, tình yêu cái thiện khiến một số người từ bỏ cuộc sống đời thường để hiến mình cho công cuộc tìm kiếm và phát triển cái thiện. Cái thiện, vì là một hạt giống tiềm ẩn trong thân tâm, là lời kêu gọi, một nỗi ám ảnh từ sâu thẳm, từ cao xa, để con người bước vào con đường đạo. Như đức vua - thiền sư Trần Thái Tông gọi đó là một con đường hướng thượng(hướng thượng nhất lộ).

Các xấu ác chớ làm

Các tốt thiện vâng làm

Tự thanh tịnh tâm ý

Là lời chư Phật dạy.

Đời ngườilịch sử loài người luôn luôn là cuộc chiến tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu. Và làm người cho đến làm con người cao cấp là cái tốt thiện nhiều hơn cái xấu ác. Tỉ lệ, tốt / xấu, thiện / ác là một yếu tố chính để đánh giá một người.

Cái tốt, cái thiện có thể tích tập thêm nhiều trong khi sống một mình, trong khi tiếp xúc với người khác, với thiên nhiên. Trồng một cái cây trên đồi trọc, rồi cây ấy sẽ có hàng ngàn hoa, hạt rơi xuống, thành bao nhiêu cây khác, đây là một hành động thiện. Trong đời sống hàng ngày, bất kỳ ai cũng có thể làm những hành động thiện, một lời thăm hỏi, một cái bắt tay, một nụ cười… đều là quà tặng cho một ai đó và rộng ra, cho xã hội.

Cái xấu ác cần phải loại trừ, vì trước hết, nó làm hại người chứa chấp nó, và rộng ra thì gây hại cho xã hội. Có hành động xấu nào mà không gây hại cho chính người làm ra nó và cho xã hội.

Nhưng những lời nói xấu ác, những hành động xấu ác phát xuất từ đâu? Từ tâm ý. Và những lời nói tốt thiện, những hành động tốt thiện cũng đều phát xuất từ tâm ý.

Tâm là môi trường, là mảnh đất (tâm địa) để người ta gieo những hạt giống tốt thiện và những hạt giống xấu ác. Những hạt giống ấy lớn lên, và khi gặp những điều kiện, những duyên thì trở thành quả. Một cơn giận ấp ủ lâu ngày khi gặp điều kiện tức thời biến thànhđánh nhau. Một thù hận lâu năm giữa quốc gia này với quốc gia kia, nếu không làm cho phai nhạt thì gặp một sự cố gì đó sẽ biến thành chiến tranh.

Người ta thường nói ‘tu tâm’ là vì thế. Tâm là nơi sanh ra mọi hành động thân, khẩu, ý tốt xấu, từ thô cho đến tế. Cho nên câu thứ ba của bài kệ trên nói, “Tự thanh tịnh tâm ý”.

Tự thanh tịnh tâm ý mình là nguyên lý, là chiến lược và mục đích tối hậu, còn tất cả những phương pháp, pháp môn, những con đường tuy có thể có những khởi điểm khác nhau, những cách thực hành khác nhau, nhưng đều phải đi trên con đường tự tịnh tâm ý và đưa đến mục đích tối hậugiải thoát, Niết bàn. Giải thoát chẳng phải là tìm cách đi đâu cả, mà là thoát khỏi những phiền não tham, sân, si, kiêu mạn, đố kỵ… luôn luôn quấy nhiễutrói buộc, khiến người ta cứ luẩn quẩn trong vòng vây vướng mắc và khổ đau. Đây gọi là sinh tử luân hồi. Giải thoát, ra khỏi những trói buộc của vô số phiền não quấy nhiễu, đây gọi là Niết bàn, hạnh phúc trường cửu khi không còn phiền não. Tất cả tùy thuộc vào tâm, tâm thanh tịnh không có phiền não hay tâm không thanh tịnh vì có phiền não quấy nhiễu, làm cho đảo điên, khổ sở.

Cũng trong bài kệ trên, chúng ta thấy cái thiện đồng nghĩa với sự “thanh tịnh”. Cái thiện là sự thanh tịnh, và sự thanh tịnh là cái thiện. Và thanh tịnh cũng có nghĩa là cái đẹp. Một người được gọi là thánh bởi vì sự thanh tịnh của người ấy, cũng là cái đẹp của người ấy.

Như vậy tình yêu, đam mê cái thiện cũng có nghĩa là tình yêu, đam mê sự thanh tịnh và cái đẹp của sự thanh tịnh.

Thân thểtâm thức chúng ta là do chúng ta tạo thành trong cuộc đời hướng thượng. Với bài kệ Phật dạy ở trên, chúng ta thấy rằng cuộc đời chúng ta là do chính chúng ta tạo lập, xây dựng. Không có đổ thừa cho ai cả. Ngày xưa, Khổng giáo đã nói, “Người quân tử thì không oán trời, không trách người”.

Một điều ai cũng có thể kinh nghiệm là tình yêu cái thiện tống khứ những cái bất thiện ra khỏi thân tâm. Tâm từ hoà loại bỏ tâm giận giữ, thù hằn. Như một ngọn đèn trong căn phòng tống khứ bóng tối ra ngoài cửa. Cho nên tình yêu cái thiện là một phương pháp trên con đường tiến hóa.

Điều này được nói đến trong Sáu loại niệm, sáu nhớ nghĩ về cái tốt thiện để xóa bỏ cái xấu ác, từ đó sanh ra hoan hỷ an vui.

Trong Luận Thanh Tịnh Đạo của Buddhagosa (Thích Nữ Trí Hải dịch tiếng Việt) nói về Sáu tùy niệm, chương VII, như sau:

“Niệm, hay tưởng niệm, hay tùy niệm khởi lên có cảm hứng từ bậc giác ngộ gọi là niệm Phật. Đây là danh từ để chỉ chánh niệm có đối tượng là những đức tính đặc biệt của Phật.

Tùy niệm khởi lên có cảm hứng từ Pháp gọi là niệm Pháp. Đây là danh từ chỉ niệm mà đối tượng là những đức tính đặc biệt của Pháp được khéo giảng.

Tùy niệm khởi lên có cảm hứng từ Tăng gọi là niệm Tăng. Đây là danh từ chỉ niệm có đối tượng là những đức tính đặc biệt của Tăng chúng, nghĩa là những đức tính như đi vào con đường chánh…

Tùy niệm khởi lên có cảm hứng từ Giới gọi là niệm Giới. Đây là danh từ chỉ niệm có đối tượng là những đức tính đặc biệt của giới không bị phá vỡ.

Tùy niệm khởi lên có cảm hứng từ bố thí gọi là niệm Thí. Đây là danh từ chỉ niệm có đối tượng là những đức tính đặc biệt của bố thí, như rộng rãi…

Tùy niệm khởi lên có cảm hứng từ chư Thiên gọi là niệm Thiên. Đây là danh từ chỉ niệm có đối tượng là những đức tính đặc biệt của niềm tin, như chư Thiên là bằng chứng.”

Kinh Sambadhokasa còn nói: “Thành tựu của phương pháp, đạt đến Niết bàn, đó là sáu tuỳ niệm”.

Tưởng niệm, nhớ nghĩ như vậy đồng nghĩa với quán tưởng, như quán tưởng Phật trong các kinh, “quán tưởng bổn tôn” của Mật tông… khi quán tưởng những đức tính của các phạm trùtrên, người ta dần dần có những đức tính của đối tượng được quán tưởng.

Con người càng tiến hóa khi trau dồi và có được những đức tính, và càng có nhiều đức tính thì càng được chúng bảo vệ đối với những cái xấu ác. Càng có nhiều đức tính, người ta càng có nhiều hạnh phúc. Đời sống xã hội là môi trường cho con người tích góp, phát huy cái thiện.

David R. Hawkins (1927-2012), một tác giả hiện đại nổi tiếng khảo cứu về tâm linh, mà nhiều tác phẩm đã được dịch ra tiếng Việt. Trong cuốn Map of consciousness đã phân chia một bậc thang tiến hóa từ thấp đến cao theo con số cấp độ năng lượng, từ người thường đến bậc thánh cao nhất. Bậc thang này được đánh giá bởi đức tính tốt nhiều hay ít và tính xấunhiều hay ít.

200 là người bình thường, dưới 200 là những tính xấu, như nhục nhã 20, khổ đau 75, sợ hãi100, giận dữ 150. Ở cấp độ này, cuộc đời người ta thu hút, hấp dẫn, chiêu cảm những tính xấu, những ‘xui xẻo’, bệnh tật, tai nạn… những năng lượng yếu.

Trên 200 là những đức tính tốt, năng lượng cao như khách quan (250), sự tự nguyện (310), lý trí (400), tình thương yêu (500) niềm vui (540), an bình (600), giác ngộ (700-1000). Những đức tính tốt thu hút những năng lượng tốt đẹp, ‘may mắn’, hạnh phúc, an vui…, có lẽ kể cả trí thông minh.

Tóm lại, bảng cấp độ ý thức con người có thể chưa chính xác lắm và còn thiếu về các đức tính, nhưng cũng cho chúng ta một bản tham khảo để biết mình đang ở đâu trên con đườngtiến hóa.

Bảng các cấp độ ý thức này, như những lời dạy của các bậc minh triết cổ xưa, căn cứ trên những đức tính. Và càng có nhiều đức tính, người ta càng giàu có về niềm vui và hạnh phúc. Hạnh phúc không phải là cái gì cao xa mà ở trong những việc làm, ý nghĩ hàng ngày của mỗi người.

Cái thiện là gia tài, là tài nguyên hạnh phúc khổng lồ, bất tận cho con người khai thác và an hưởng.

Tình Yêu Cái Thiện


Nguyễn Thế Đăng

Chánh Kiến 2

Trên con đường tiến hóa của mình, loài người tiến theo hướng càng ngày càng thiện lành hơn. Chỉ nói riêng về các tôn giáo, ngày xưa là thánh chiến, là thiêu sống, là giết hại, khiến không biết bao nhiêu người chết, bị đuổi khỏi xứ. Ngày nay thì có đối thoại tôn giáo, có tôn trọng nhau, dù chưa sâu sắc nhưng cũng đủ không loại bỏ nhau khỏi trái đất này.

Khi chúng ta nói con người càng có văn hóa hơn, văn minh hơn, có nghĩa con người càng hướng về cái thiện, dù có những cấp độ khác nhau trong việc thực hiện và trong định nghĩa về nó.

Có một nhà văn, nhà khoa học, nhà kinh tế, nhà xã hộinào nổi tiếng mà thiếu cái thiện?

Hai thế kỷ trước Công nguyên, Mạnh Tử đã nói: “Không có tâm trắc ẩn thì chẳng phải là người. Không có tâm hổ thẹn thì không phải là người. Không có tâm từ tốn khiêm nhượng thì không phải là người. Không có tâm phân biệt đúng sai, phải trái thì không phải là người. Người ta có bốn mối đức tính ấy như người có bốn chi tay chân vậy”.

Bốn đức tính làm người này có thể gồm vào một cái thiện, bởi vì thiện có nghĩa là có những đức tính. Càng nhiều đức tính tức là càng nhiều cái thiện.

Thiện như một hạt giống đã có từ khi tiến hóa thành người, như kinh nói “Tất cả chúng sanhđều có Phật tánh”. Hạt giống đó càng lúc càng phát triển cho đến lúc hoàn thiện, để con người được trưởng thành, và còn đưa con người vượt lên, thành người thánh thiện, hoàn hảo.

Sự đam mê, tình yêu cái thiện khiến một số người từ bỏ cuộc sống đời thường để hiến mình cho công cuộc tìm kiếm và phát triển cái thiện. Cái thiện, vì là một hạt giống tiềm ẩn trong thân tâm, là lời kêu gọi, một nỗi ám ảnh từ sâu thẳm, từ cao xa, để con người bước vào con đường đạo. Như đức vua - thiền sư Trần Thái Tông gọi đó là một con đường hướng thượng(hướng thượng nhất lộ).

Các xấu ác chớ làm

Các tốt thiện vâng làm

Tự thanh tịnh tâm ý

Là lời chư Phật dạy.

Đời ngườilịch sử loài người luôn luôn là cuộc chiến tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu. Và làm người cho đến làm con người cao cấp là cái tốt thiện nhiều hơn cái xấu ác. Tỉ lệ, tốt / xấu, thiện / ác là một yếu tố chính để đánh giá một người.

Cái tốt, cái thiện có thể tích tập thêm nhiều trong khi sống một mình, trong khi tiếp xúc với người khác, với thiên nhiên. Trồng một cái cây trên đồi trọc, rồi cây ấy sẽ có hàng ngàn hoa, hạt rơi xuống, thành bao nhiêu cây khác, đây là một hành động thiện. Trong đời sống hàng ngày, bất kỳ ai cũng có thể làm những hành động thiện, một lời thăm hỏi, một cái bắt tay, một nụ cười… đều là quà tặng cho một ai đó và rộng ra, cho xã hội.

Cái xấu ác cần phải loại trừ, vì trước hết, nó làm hại người chứa chấp nó, và rộng ra thì gây hại cho xã hội. Có hành động xấu nào mà không gây hại cho chính người làm ra nó và cho xã hội.

Nhưng những lời nói xấu ác, những hành động xấu ác phát xuất từ đâu? Từ tâm ý. Và những lời nói tốt thiện, những hành động tốt thiện cũng đều phát xuất từ tâm ý.

Tâm là môi trường, là mảnh đất (tâm địa) để người ta gieo những hạt giống tốt thiện và những hạt giống xấu ác. Những hạt giống ấy lớn lên, và khi gặp những điều kiện, những duyên thì trở thành quả. Một cơn giận ấp ủ lâu ngày khi gặp điều kiện tức thời biến thànhđánh nhau. Một thù hận lâu năm giữa quốc gia này với quốc gia kia, nếu không làm cho phai nhạt thì gặp một sự cố gì đó sẽ biến thành chiến tranh.

Người ta thường nói ‘tu tâm’ là vì thế. Tâm là nơi sanh ra mọi hành động thân, khẩu, ý tốt xấu, từ thô cho đến tế. Cho nên câu thứ ba của bài kệ trên nói, “Tự thanh tịnh tâm ý”.

Tự thanh tịnh tâm ý mình là nguyên lý, là chiến lược và mục đích tối hậu, còn tất cả những phương pháp, pháp môn, những con đường tuy có thể có những khởi điểm khác nhau, những cách thực hành khác nhau, nhưng đều phải đi trên con đường tự tịnh tâm ý và đưa đến mục đích tối hậugiải thoát, Niết bàn. Giải thoát chẳng phải là tìm cách đi đâu cả, mà là thoát khỏi những phiền não tham, sân, si, kiêu mạn, đố kỵ… luôn luôn quấy nhiễutrói buộc, khiến người ta cứ luẩn quẩn trong vòng vây vướng mắc và khổ đau. Đây gọi là sinh tử luân hồi. Giải thoát, ra khỏi những trói buộc của vô số phiền não quấy nhiễu, đây gọi là Niết bàn, hạnh phúc trường cửu khi không còn phiền não. Tất cả tùy thuộc vào tâm, tâm thanh tịnh không có phiền não hay tâm không thanh tịnh vì có phiền não quấy nhiễu, làm cho đảo điên, khổ sở.

Cũng trong bài kệ trên, chúng ta thấy cái thiện đồng nghĩa với sự “thanh tịnh”. Cái thiện là sự thanh tịnh, và sự thanh tịnh là cái thiện. Và thanh tịnh cũng có nghĩa là cái đẹp. Một người được gọi là thánh bởi vì sự thanh tịnh của người ấy, cũng là cái đẹp của người ấy.

Như vậy tình yêu, đam mê cái thiện cũng có nghĩa là tình yêu, đam mê sự thanh tịnh và cái đẹp của sự thanh tịnh.

Thân thểtâm thức chúng ta là do chúng ta tạo thành trong cuộc đời hướng thượng. Với bài kệ Phật dạy ở trên, chúng ta thấy rằng cuộc đời chúng ta là do chính chúng ta tạo lập, xây dựng. Không có đổ thừa cho ai cả. Ngày xưa, Khổng giáo đã nói, “Người quân tử thì không oán trời, không trách người”.

Một điều ai cũng có thể kinh nghiệm là tình yêu cái thiện tống khứ những cái bất thiện ra khỏi thân tâm. Tâm từ hoà loại bỏ tâm giận giữ, thù hằn. Như một ngọn đèn trong căn phòng tống khứ bóng tối ra ngoài cửa. Cho nên tình yêu cái thiện là một phương pháp trên con đường tiến hóa.

Điều này được nói đến trong Sáu loại niệm, sáu nhớ nghĩ về cái tốt thiện để xóa bỏ cái xấu ác, từ đó sanh ra hoan hỷ an vui.

Trong Luận Thanh Tịnh Đạo của Buddhagosa (Thích Nữ Trí Hải dịch tiếng Việt) nói về Sáu tùy niệm, chương VII, như sau:

“Niệm, hay tưởng niệm, hay tùy niệm khởi lên có cảm hứng từ bậc giác ngộ gọi là niệm Phật. Đây là danh từ để chỉ chánh niệm có đối tượng là những đức tính đặc biệt của Phật.

Tùy niệm khởi lên có cảm hứng từ Pháp gọi là niệm Pháp. Đây là danh từ chỉ niệm mà đối tượng là những đức tính đặc biệt của Pháp được khéo giảng.

Tùy niệm khởi lên có cảm hứng từ Tăng gọi là niệm Tăng. Đây là danh từ chỉ niệm có đối tượng là những đức tính đặc biệt của Tăng chúng, nghĩa là những đức tính như đi vào con đường chánh…

Tùy niệm khởi lên có cảm hứng từ Giới gọi là niệm Giới. Đây là danh từ chỉ niệm có đối tượng là những đức tính đặc biệt của giới không bị phá vỡ.

Tùy niệm khởi lên có cảm hứng từ bố thí gọi là niệm Thí. Đây là danh từ chỉ niệm có đối tượng là những đức tính đặc biệt của bố thí, như rộng rãi…

Tùy niệm khởi lên có cảm hứng từ chư Thiên gọi là niệm Thiên. Đây là danh từ chỉ niệm có đối tượng là những đức tính đặc biệt của niềm tin, như chư Thiên là bằng chứng.”

Kinh Sambadhokasa còn nói: “Thành tựu của phương pháp, đạt đến Niết bàn, đó là sáu tuỳ niệm”.

Tưởng niệm, nhớ nghĩ như vậy đồng nghĩa với quán tưởng, như quán tưởng Phật trong các kinh, “quán tưởng bổn tôn” của Mật tông… khi quán tưởng những đức tính của các phạm trùtrên, người ta dần dần có những đức tính của đối tượng được quán tưởng.

Con người càng tiến hóa khi trau dồi và có được những đức tính, và càng có nhiều đức tính thì càng được chúng bảo vệ đối với những cái xấu ác. Càng có nhiều đức tính, người ta càng có nhiều hạnh phúc. Đời sống xã hội là môi trường cho con người tích góp, phát huy cái thiện.

David R. Hawkins (1927-2012), một tác giả hiện đại nổi tiếng khảo cứu về tâm linh, mà nhiều tác phẩm đã được dịch ra tiếng Việt. Trong cuốn Map of consciousness đã phân chia một bậc thang tiến hóa từ thấp đến cao theo con số cấp độ năng lượng, từ người thường đến bậc thánh cao nhất. Bậc thang này được đánh giá bởi đức tính tốt nhiều hay ít và tính xấunhiều hay ít.

200 là người bình thường, dưới 200 là những tính xấu, như nhục nhã 20, khổ đau 75, sợ hãi100, giận dữ 150. Ở cấp độ này, cuộc đời người ta thu hút, hấp dẫn, chiêu cảm những tính xấu, những ‘xui xẻo’, bệnh tật, tai nạn… những năng lượng yếu.

Trên 200 là những đức tính tốt, năng lượng cao như khách quan (250), sự tự nguyện (310), lý trí (400), tình thương yêu (500) niềm vui (540), an bình (600), giác ngộ (700-1000). Những đức tính tốt thu hút những năng lượng tốt đẹp, ‘may mắn’, hạnh phúc, an vui…, có lẽ kể cả trí thông minh.

Tóm lại, bảng cấp độ ý thức con người có thể chưa chính xác lắm và còn thiếu về các đức tính, nhưng cũng cho chúng ta một bản tham khảo để biết mình đang ở đâu trên con đườngtiến hóa.

Bảng các cấp độ ý thức này, như những lời dạy của các bậc minh triết cổ xưa, căn cứ trên những đức tính. Và càng có nhiều đức tính, người ta càng giàu có về niềm vui và hạnh phúc. Hạnh phúc không phải là cái gì cao xa mà ở trong những việc làm, ý nghĩ hàng ngày của mỗi người.

Cái thiện là gia tài, là tài nguyên hạnh phúc khổng lồ, bất tận cho con người khai thác và an hưởng.