Hoa Vô Ưu

Đầu Đà Tăng — Phải Chăng Là Một Phương Pháp Tu Hành?

Đầu Đà Tăng — Phải Chăng Là Một Phương Pháp Tu Hành?


Thích Trung Nghĩa

sen5


Đầu đà tăng còn gọi là khổ hạnh tăng. Hán dịch chữ Tăng, không chỉ riêng tăng nhân Phật giáo mà nhằm chỉ vị tăng của các tôn giáo Ấn Độ cổ đại. Hoặc với chữ sa-môn, vốn là danh từ của Phệ-đà giáo, phiếm chỉ người xuất gia tu hành khổ hạnh, khất thực để sống. Sau này, danh từ sa-môn được Phật giáo dựa theo sử dụng nhằm thay cho vị tỉ-khưu. Vào cổ Áo nghĩa thư trung kỳ, “Ấn Độ đã xuất hiện tư trào sa-môn đối lập với tư trào bà-la-môn. Tư trào sa-môn là thông xưng của các loại quan điểm, phái biệt của các nhà tư tưởng tự do đương thời, trong đó có ảnh hưởng đó là Phật giáo, Kì-na giáo, Sinh hoạt phái (Tà mạng ngoại đạo), Thuận thế phái và Bất khả tri luận phái”.[1]Kì-na giáo, Ấn Độ giáo đều có đề xướng khổ hạnh. Khổ hạnh tăng cần chịu đựng việc mà người cho là đau khổ, ngăn chận tất cả dục (chiếm hữu dục). Đại Đường Tây Vực ký của đại sư Huyền Trang ghi lại vài phương thức khổ hạnh của hành giả cổ Ấn Độ. Mỗi sớm mai, hành giả tập hợp lại, cào cấu dưới chân, tay đưa lên cao, chân khép lại, tay và chân dang ra, đầu ngẫn cao, cuống họng phải trương ra, nhìn về phía mặt trời, trông mặt trời di chuyển chầm chậm, thấy mặt trời lần lặn trong ánh nắng, người cũng chuyển dời. Họ cho rằng, phương thức khổ hạnh này, từ mặt trời mọc đến mặt trời lặn tương đương hoàn thành về một lần luân hồi của sinh mạng. Có đầu đà tăng tu luyện đến hơn mười năm, cho rằng đến lúc chết chìm dưới sông thì linh hồn được giải thoát, hoặc được sư chúc phúc của thần linh. Xuyên qua các kiểu tu hànhsiêu việt tự nhiên, siêu việt tự ngã, để đạt đến mục đích.

Những ai tu học Phật pháp đều biết đức Phật trước lúc chưa thành Phật, đã trải qua tu khổ hạnh. Đức Thế Tôn vào tận rừng sâu, ngồi dưới sương rơi, “Ngày ăn một bữa một hạt mè, hình thể suy nhược, xương cốt teo tóp. Đỉnh đầu tóp lại, da thịt tự tróc, giống như bình lư hư hoại”. Sau đó ngài phát hiện cách tu này không thể đạt đến thành Phật, thế là chuyển biếnphương pháp tu hành khác. Đức Thế Tôn từng thâu lưu năm khổ hạnh tâng nổi tiếng tại thôn Ưu-la-tì-la, trong kinh Phật gọi đó là sơ chuyển pháp luân sáng lập đạo Phật. Đầu đà là môt phương pháp tu hành của tăng lữ Phật giáo, và rất thường thấy của Phật giáo thời kỳđầu. Đầu đà hạnh thông thường gọi là đầu đà sự hoặc đầu đà công đức. Người tu đầu đàhạnh gọi là hành giả đầu đà. Bởi hành giả xa lìa quần chúng, thường ở a-lan-nhã nên gọi a-la-nhã tỉ-khưu, sâm lâm tỉ-khưu, tùng lâm tỉ-khưu. Bởi hành giả nghiêm hành bưng bát khất thực nên còn gọi là thác bát Tăng. Họ cho rằng người xuất giatu hành công đức mà nơi ở, việc ăn uống đều chẳng vướng bận, bưng bát khất thực, nhận sự cúng dường của nhân thiên. Phật giáo Trung Quốc xem khổ hạnhhành cước khất thực, hành cước thiên hạ, lưu lạc giang hồ, không phủi râu tóc.

Đức Phật phản đối các kiểu thiên chấp khổ hạnh của sa-môn truyền thống, nên chủ trương pháp trung đạo tức là không khổ hạnh cũng chẳng phóng túng dục vọng. Sau này các tông phái Phật giáo Ấn Độ đề xướng thoát ly khổ hạnh. Cũng vì thực thi sự nghiệp giáo hóa, mà đồng ý hành giả khổ hạnh nhưng phải phù hợp căn cơ. Ngài đồng ý Tăng đoàn có thể tiếp thụ một bộ phận phương thức tu hành của sa-môn truyền thống có thể khiến người thiểu dục tri túc. Do đó Ngài đã chế định phương pháp tu hành đầu đà, nhưng yêu cầu hành giả đầu đà đến mùa an cư kiết hạ thì phải trở về tăng đoàn để tham gia tụng giới bố-tát. Trong thời gian cấm túc an cư, trừ khi các thượng tọa trưởng lão cho phép thì hành giả mới được cư trú đơn độc hoặc xuất ngoại. Đại sư Thiên Thai Trí Di giải thích “Nhất tâm nhất ý hành, sổ tức trong thiền định, gọi là đầu đà hạnh”.

Một số bản kinh và luận điển ghi khoản đầu đà khác nhau. Kinh Thập nhị đầu đà do dịch kinh sư Cầu-na-bạt-đà-la phiên dịch thời Lưu Tống, nói 12 khoản đầu đà. Như khoản thứ 11 là chọn ngồi thiền dưới sương rơi, nơi đồng không mông quạnh. Hoặc khoản 10 là thọ hạ tu hành, tức là ở dưới gốc cây để tu tập Phật pháp. Bản kinh đề xướng tu trì pháp môn đầu đàhạnh cũng là viễn ly ồn ào, tĩnh xứ nơi sơn lâm hoang dã v.v... tĩnh tọa hành thiền, nghiêm trì giới luật khổ hạnh, du hóa khất thực, ở nơi vô định; hoặc gọi “lan nhã hạnh, thâm ẩn mậttích”.

Giải thoát đạo luận của a-la-hán Ưu-ba-để-sa soạn, do tam tạng Phù Nam Tăng-già-ba-la phiên dịch thời Lương, ghi 13 chi đầu đà. Như chi thứ nhất là tùy xứ trú, tức là không chọn chỗ ở, tùy theo sự du hành của mình đến nơi nào thì trú nơi đó. Kinh Phạm Võng nói, lúc hành giả đầu đà vân du tứ xứ, có thể giữ 18 đạo cụ, gọi là đầu đà thập bát vật. 18 vật như ba y, bát, kinh Phật và luận điển, tượng Phật, bồ-tát, võng, dương liễu chi (cây dùng để xỉa răng) v.v...

Lúc Phật tại thế, Đề-bà-đạt-đà từng đề xuất ngũ pháp (gọi là Điều Đạt ngũ pháp), tức là quy định 5 khoản khổ hạnh, và sau đó được đức Phật tiếp thụ. Thuận chánh lý luận, Tì-ni mẫu luận, Đại Tì-bà-sa luận, Thập tụng luật v.v... đều có nói khất thực khác nhau, nhưng điểm chung là tuân thủ đầu đà khổ hạnh, khất thực (hóa duyên), tu hành tọa thiền dưới sương rơi.

Tôn giả Ma-ha Ca-diếp được tôn xưng là đầu đà đệ nhất, cũng là sơ tổ Thiền tông. Tôn giảsinh trong gia đình giàu có nhưng sau xuất gia, không như bao đại tỉ-khưu khác ở trong tinh xá, mà chọn hạnh đầu đà, khổ hạnh rất nghiêm khắc. Ma-ha là đại. Ca-diếp, phiên dịchthành Trung văn thì gọi là Quy hoặc Ẩm quang. Nếu kết hợp phiên dịch thì gọi là Đại Quy thị, hoặc là Đại Ẩm quang. Vì sao phiên dịch Ca-diếp là Quy? Tổ tiên của ngài, lúc ở trên núi tu đạo, cảm ứng ra bức tranh linh quy cõng, từ đó lấy Quy làm họ. Vì sao gọi là Ẩm quang? Bởi vì thân thể ngài luôn phóng ra ánh sáng. Vào đời quá khứ, lúc ngài làm thợ tinh chế kim loại,đã cùng một nữ nhân dành dụm vàng để đúc tượng Phật đoan nghiêm, nên cảm ứng đến nhiều đời nhiều kiếp, trên thân thể thảy đều có ánh sáng lấp loáng. Ánh sáng này đặc biệtmạnh mẽ, thôn tính và đốt cháy mọi ánh sáng khác, nên gọi Ẩm quang. Ban đầu tên ngài là Hoa ba la, cha và mẹ ngài cầu con dưới gốc cây Hoa ba la, rồi sinh ra ngài và lấy tên này. Ngài là con của trưởng giả Ni-câu-lư-đà-yết-ba rất giàu ở nước Ma-yết-la. Ngài thích làm việc thiện, đem tài vật tiếp tế cho người nghèo khó. Nhằm phân biệt các tên Ca-diếp khác, nên gọi ngài là Đại Ca-diếp.

Ngài vốn con nhà giàu nhưng từ nhỏ không thích đời sống xa xỉ, nhất là chán ghét nhục dục. Sau khi tròn 18 tuổi, bị cha và mẹ bắt ép, kết hôn với con gái của bà-la-môn đại gia tên Diệu Hiền. Diệu Hiền là mỹ nhân nổi tiếng ở nước Ma-yết-đà. May mắn thay! Cô cũng là một người không thích nhục dục. Thế là hai người thương lượng nghị luận, tuy ở chung trong phòng nhưng đặt hai cái giường. Việc này bị ba và mẹ biết, qưở trách nặng nề, bèn chuyển chung một giường nhưng hai người họ lại dùng biện pháp thay phiên đi ngủ. Trải qua 12 năm, sau khi cha và mẹ qua đời, ngài được cô đồng ýchính thức xuất gia tu đạo. Ngày ngài rời nhà tu đạo, cũng là đúng ngày đức Phật khai ngộ thành Phật dưới cội bồ-đề, tức là ngày 8 tháng 12. Sau khi xuất gia, ngài phát nguyện tu đầu đà hạnh. Đức Phật vì ngài mà thuyết giảng giáo pháp như tứ đế, thập nhị nhân duyên v.v… Sau đến ngày thứ tám, ngài bèn khai ngộ. Sau khi khai ngộ, ngài vẫn theo tâm ý ban đầu đó là tu hành đầu đà khổ hạnhnhư đắp hoại sắc y, ngủ bên mồ mả, bưng bát khất thực v.v…

Lúc ngài tuổi già, đức Phật thương cảm không chịu nổi bèn khuyên ngài rằng: Thân thể tôn giả không khỏe, tuổi lại già, chi bằng buông bỏ khổ hạnh, tâm thần an định mà dưỡng già cho yên. Nhưng ngài lại không cho là khổ, mà kiên trì hạnh đầu đà của mình. Có một lần nọ, Phật-đà mời ngài đến, ngài đắp y phục rách nát, tóc vừa dài vừa rối bời. Các tỉ-khưu ở xung quanh đức Phật chẳng nhận biết ngài, đồng thời có dấy khởi chút coi thường ngài. Nhưng sau khi Phật-đà thấy ngài, lập tức đứng lên đón ngài, cho phép ngài ngồi chung tòa. Lúc đó các tỉ-khưu mới biết lão tỉ-khưu đáng coi trọng này chính là Đại Ca-diếp nổi tiếng gần xa.

Phật-đà luôn nói với các đệ tử: “Có Ca-diếp đầu đà hạnh, thì chánh pháp Ta tất nhiên được cửu trụ”. Trong pháp hội Linh Sơn, lúc Đại phạm thiên vương dâng hoa sen vàng hiến cúng đức Phật. Đức Phật tay nắm hoa sen, chẳng thốt một lời. Hội chúng chẳng biết đầu đuôi sự tình, đều căng thẳng không thốt nên lời, chỉ có ngài cầm cành hoa cười một cách khe khẽ. Phật-đà và ngài tâm tâm tương ấn, khiến chánh pháp nhãn tạng truyền cho ngài. Sau này, ngài trở thành sơ tổ Thiền tông. Mọi người hay nói “Niêm hoa vi tiếu”, nhằm nói đến sự kiệnthâm áo huyền diệu này.

Lúc đức Phật niết-bàn, ngài lại xuất ngoại để hoằng pháp, không ở pháp hội. Bảy ngày sau, ngài đặc biệt đến, chủ trì việc an táng. Sau 90 ngày an tang, ngài lo sợ giáo pháp Phật dễ phân tán thất lạc, hoặc bị người lý giải một cách sai lầm. Rồi dưới sức mạnh cổ xúy của vua A-xà-thế, tại hang đá Hoa-ba-la-diên trong đại Trúc lâm thuộc ngoại thành Vương-xá, mới tiến hành công tác kết tập Tam tạng. Lúc đó đã chọn ra 500 bậc la-hán, do công chúng suy cử như tôn giả A-nan-đà, Ưu-ba-li và Phú-lâu-na, v.v… làm thượng thủ. Kết tập tam tạng lần thứ 1 là đại nghiệp thần thánh, cũng là dưới sự nỗ lực của ngài, mà hoàn thành thuận lợi. Sau kết tập Tam tạng viên mãn, ngài sở đắc chánh pháp nhãn tạng mà Phật-đà đã dùng tâm truyền tâm, rồi truyền cho A-nan-đà làm nhị tổ Thiền tông. Sau đó ngài bưng ca-sa sắc vàng mà đức Phật truyền cho, lên núi Kê Túc (tức là núi Khuất-khuất-tra-bá-đà) miền nam Thiên Trúc mà nhập vào thiền định. Chờ đến khi Di-lặc Phật hạ sanh nhân gian, ngài lại đem ca-sa truyền cho Di-lặc Phật.

Trong Tạng truyền Phật giáo cũng có hành giả khổ hạnh. Như tôn giả Mật-sắc-nhật-pa là bậc đại thành tựu giả nổi tiếng từng vào hang động mà chẳng vết chân người dẫm đến, lên tận đỉnh núi để khổ luyện. Mật-sắc-nhật-pa sinh năm 1952, pháp danh là Hỷ Tiếu kim cang, là nhất đại tôn sư của Bạch giáo, nhà Phật học danh tiếng. Nguyên nhân ngài phát đại nguyện khổ tu để tiêu trừ đại nghiệp chướng, bởi ngài đã mắc đại trọng tội giết nhiều người. Ngài sống trong gia đình phú quý, lên 7 tuổi thì cha mắc bệnh qua đời, trước lúc chết, ông viết di chúc cho vợ con hưởng trọn tài sản. Nhưng mẹ và em gái cùng ngài bị người thân đuổi ra khỏi nhà và chiếm hết tài sản, khiến cho cả nhà rơi vào cuộc sống nghèo khổ. Năm 15 tuổi, mẹ ngài mời bác, cô và người thân thuộc đến để đọc rõ di chúc này, hy vọng gia đình trả lại tài sản nhưng mọi người hoàn toàn phủ nhận việc này, và còn mắng, đánh bà và đuổi đi. Ngài rất phẩn nộ, rồi đến tìm học chú thuật cao cường, dùng các loại vu thuật để giết nười bác, cô và những người thân thuộc gồm hơn 35 người, còn phá nát hoa màu trong toàn thôn. Sau khi gây nên cực ác nghiệp, bèn rất hối hận, rồi hướng tâm Phật giáo. Năm 38 tuổi, làm đệ tử xuất gia của thượng sư Mã-nhĩ-pa. Trải qua 6 năm 8 tháng tu luyện, thượng sư vì hướng dẫn ngài giúp tiêu trừ ác nghiệp trước đây, không dạy Phật pháp mà chỉ dạy lao động cày cấy, xây nhà, và bảo ngài kiến tạo một lầu đài chín tầng rồi ngài xây hoàn thành.

Khi 45 tuổi, ngài trở về quê thì mẹ đã qua đời. Ngài đến Cát Long, bế quan trong núi sâu, chuyên tu mật phápkhí công. Trải qua chuyên tu bế quan nghiêm khắc, lĩnh ngộ được các giáo pháp một cách thâm sâu. Lần kế tiếp ngài đã bế quan tu luyện tinh tấn suốt chín năm, sau mới xuống núi thâu nhận đồ đệtruyền giáo. Phương pháp truyền giáo độc đáo của ngài đó là thông qua ca hát để giáo hóa người. Đệ tử của ngài từng thâu tập chỉnh lý Thập vạn ca tập (十万歌集) 1 quyển của ngài và lưu truyền Tây Tạng nhân gian rất rộng. Nội dung đạo ca đều là Phật pháp, nên có ảnh hưởng nhất định trên sự phát triển thi ca dân tộc Tây Tạng và chiếm lĩnh địa vi trọng yếu trên sử văn học. Rất nhiều thơ ca của ngài đã biểu đạt tư duy thiền định. Đôi lúc ngài cùng sơn thần và thiên nữ xướng họa thi ca. Ngài có rất nhiểu đệ tử và tùy chúng. Viên tịch năm 1135, những người dự lệ trà tì trong thấy thiên nữ từ trên trời bay xuống, đem xá-lợi ngài đi.

Từ tình tiết câu chuyện của tôn giả Mật-sắc-nhật-pa phạm đại trọng tội sát nhân này, làm cho chúng ta liên tưởng đến chủ trương “Xiển đề đều được thành Phật” của đại sư Trúc Đạo Sanh đều có điểm tương tự.

Tương truyền, Đạo Sanh nhận mớ đá làm đồ đệ, giảng kinh Niết-bàn, đến chỗ nói xiển đềPhật tánh thì mớ đá đều gật đầu, cho nên cửa thiền lưu truyền câu “Truyền thuyết hòa thượng pháp sư Đạo Sanh thời Đông Tấn giảng kinh cho đá, đá đều gật đầu” nổi tiếng. Lúc Đạo Sanh đến Kiến Nghiệp (Nam Kinh), đại đề xướng niết-bàn học, và ảnh hưởng được giới vua quan kính trọng. Còn đề xướng Xiển đề đều được thành Phật”, nhưng bị cho là không phù hợp giáo pháp, tà thuyết trái ngược kinh Phật, rồi bị tẩn xuất khỏi tăng đoàn. Khiến Đạo Sanh phải lên núi Hổ Khâu, ở chùa Long Quang. Rồi lên Lô Sơn, đọc được kinh Đại Bát Niết-bàn 40 quyển do dịch kinhĐàm Vô Sấm nổi tiếng sở dịch, được truyền đến Nam Kinh, quyển 7 nói “Nhất xiển đề đều có Phật tánh, cùng chủ trương của mình phù hợp, bèn hớn hở dị thường. Không lâu sau, Đạo Sanh giảng kinh tại tinh xá Long Tuyền trên Lô Sơn, danh tiếng lẫy lừng, trở thành đối tượng của giới tăng lữ sùng bái. Kinh Nê-hoàn 6 quyển do cao tăng Pháp Hiển phiên dịch, được truyền đến phương nam lúc đó, bản kinh nói “Nê-hoàn bất diệt Phật có chân ngã, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”; kinh này, quyển 4 còn nói “Nhất xiển đề (chỉ cho người đã đoạn thiện căn) đều có Phật tánh”. Trong Diệu Pháp Liên Hoa kinh sớ (妙法莲花经疏) của Đạo Sanh cho rằng: “Tất cả chúng sanh đều là Phật, cũng đều nê-hoàn”.

Sau khi Phật giáo Ấn Độ du nhập Trung Thổ, thực hành đầu đà hạnh và bối cảnh truyền thống văn hóa Trung Hoa lại không tương thích. Đối với xã hội Ấn Độ, xem việc thánh nhântu hành đến cửa nhà mình để khất thực, là cảm thấy vinh dự, xem một vị sa-môn Phật giáothánh nhân. Nhất là lúc cư sĩ được bố thí thực phẩm cho Tăng-già, sau đó được tăng nhân nói giảng vài câu chúc phúc, thí chủ cảm thấy rất được ích lợi,[2]nên Tăng đồ hoan hỷkhất thực. “Nhưng truyền thống Trung Quốc lại coi thường việc khất cái”.[3]Tuy người Trung Hoa tiếp thụ quan niệm “Hướng đến Hòa thượng bố thí trai phạn được phước điền”, nhưng vị thí chủ không cam chịu khi thấy pháp sư mà chính mình sùng bái tôn kính ngày ngày đi khất cái, đến cửa khất thực, thế rồi họ đổi thành bố thí vàng tiền hoặc ruộng hoặc đất riêng cho sa-môn hoặc tự viện. Khiến cho quý ngài có tài vật sinh hoạt mà không nhất định phải hành khất. Nếu Tăng đoàn cự tuyệt kiểu phương thức bố thí tài sảnẤn Độ không có, có thể lần lượt mất tín chúng, do đó, sa-môn dần tích tồn tài sản tư hữu cá nhân (nguyên thủyđộng cơ là tích trữ tiền để chuẩn bị cứu giúp cho bần khổ). Và tự viện lần phát triển kinh tế tự viện, thậm chí tiến hành hoạt động thương nghiệp. Thậm chí tự viện còn thiết lập chế độ bếp núc và cung cấp ẩm thực sử dụng hằng ngày. Do đó tăng ni Trung Thổ rất ít duy trìtruyền thống khất thực của Tây Trúc. Ngay cả bậc khai sáng Luật tông luật sư Đạo Tuyêncũng suốt đời chưa từng khất thực.

Theo cương lĩnh hành vitư tưởng hiệu triệu của phá tăng Đề-bà-đạt-đa, khuynh hướng đầu đà hành đạokhổ hạnh độc xứ đều mang khuynh hướng thiểu dục tri túc, chế dục, lạc trụ, diệt lậu, tinh tấn. Thanh quy “Một ngày không làm, một ngày không ăn” của thiền sưBách trượng thiền môn cũng căn cứ đầu đà hạnh mà chế định.

VĂN HIẾN THAM KHẢO

1. Hoàng Tâm Xuyên (học giả Phật giáo nổi tiếng, chuyên gia Ấn Độ học), Ấn Độ triết họcsử, Thương vụ ấn thư quán, 1989.

2. Ôn Kim Ngọc (giáo sư đại học Nhân dân Trung Quốc), Hàm ý đầu đà hạnh của Bồ-đề-đạt-ma và thiền học

3. La Câm Đường (giáo sư đại học Havard), Giảng giải kinh A-di-đà (Truyền thống văn hóađiển tịch đạo đọc, quyển 5), Trung Quốc xuất bản đồ thư quán, 2006

4. Tào Sĩ Bang (giáo sư đại học Nam Dương Singapore), Từ bối cảnh văn hóa tôn giáo để bàn về nguyên nhân phát triển kinh tế tự việntài sản tư hữu của tăng niHoa Hạ



[1] Hoàng Tâm Xuyên, Ấn Độ triết học sử, chương 4: Tư trảo sa-môn, Thương vụ ấn thư quán, 1989, tr.76

[2] Tứ phần luật, cuối tr.935 và giữa tr.960. Nội pháp truyện, giữa tr.211

[3] Tào Sĩ Bnag, Từ bối cảnh văn hóa tôn giáo để bàn về nguyên nhân phát triển kinh tế tự việntài sản tư hữu của tăng niHoa Hạ (从宗教与文化背景论寺院经济与僧尼私有财产在华发展的原因, tr.162-163, đăng trên Học báo Phật học Hoa Cang, kỳ 8, Đài Bắc, năm Dân Quốc 74

Đầu Đà Tăng — Phải Chăng Là Một Phương Pháp Tu Hành?


Thích Trung Nghĩa

sen5


Đầu đà tăng còn gọi là khổ hạnh tăng. Hán dịch chữ Tăng, không chỉ riêng tăng nhân Phật giáo mà nhằm chỉ vị tăng của các tôn giáo Ấn Độ cổ đại. Hoặc với chữ sa-môn, vốn là danh từ của Phệ-đà giáo, phiếm chỉ người xuất gia tu hành khổ hạnh, khất thực để sống. Sau này, danh từ sa-môn được Phật giáo dựa theo sử dụng nhằm thay cho vị tỉ-khưu. Vào cổ Áo nghĩa thư trung kỳ, “Ấn Độ đã xuất hiện tư trào sa-môn đối lập với tư trào bà-la-môn. Tư trào sa-môn là thông xưng của các loại quan điểm, phái biệt của các nhà tư tưởng tự do đương thời, trong đó có ảnh hưởng đó là Phật giáo, Kì-na giáo, Sinh hoạt phái (Tà mạng ngoại đạo), Thuận thế phái và Bất khả tri luận phái”.[1]Kì-na giáo, Ấn Độ giáo đều có đề xướng khổ hạnh. Khổ hạnh tăng cần chịu đựng việc mà người cho là đau khổ, ngăn chận tất cả dục (chiếm hữu dục). Đại Đường Tây Vực ký của đại sư Huyền Trang ghi lại vài phương thức khổ hạnh của hành giả cổ Ấn Độ. Mỗi sớm mai, hành giả tập hợp lại, cào cấu dưới chân, tay đưa lên cao, chân khép lại, tay và chân dang ra, đầu ngẫn cao, cuống họng phải trương ra, nhìn về phía mặt trời, trông mặt trời di chuyển chầm chậm, thấy mặt trời lần lặn trong ánh nắng, người cũng chuyển dời. Họ cho rằng, phương thức khổ hạnh này, từ mặt trời mọc đến mặt trời lặn tương đương hoàn thành về một lần luân hồi của sinh mạng. Có đầu đà tăng tu luyện đến hơn mười năm, cho rằng đến lúc chết chìm dưới sông thì linh hồn được giải thoát, hoặc được sư chúc phúc của thần linh. Xuyên qua các kiểu tu hànhsiêu việt tự nhiên, siêu việt tự ngã, để đạt đến mục đích.

Những ai tu học Phật pháp đều biết đức Phật trước lúc chưa thành Phật, đã trải qua tu khổ hạnh. Đức Thế Tôn vào tận rừng sâu, ngồi dưới sương rơi, “Ngày ăn một bữa một hạt mè, hình thể suy nhược, xương cốt teo tóp. Đỉnh đầu tóp lại, da thịt tự tróc, giống như bình lư hư hoại”. Sau đó ngài phát hiện cách tu này không thể đạt đến thành Phật, thế là chuyển biếnphương pháp tu hành khác. Đức Thế Tôn từng thâu lưu năm khổ hạnh tâng nổi tiếng tại thôn Ưu-la-tì-la, trong kinh Phật gọi đó là sơ chuyển pháp luân sáng lập đạo Phật. Đầu đà là môt phương pháp tu hành của tăng lữ Phật giáo, và rất thường thấy của Phật giáo thời kỳđầu. Đầu đà hạnh thông thường gọi là đầu đà sự hoặc đầu đà công đức. Người tu đầu đàhạnh gọi là hành giả đầu đà. Bởi hành giả xa lìa quần chúng, thường ở a-lan-nhã nên gọi a-la-nhã tỉ-khưu, sâm lâm tỉ-khưu, tùng lâm tỉ-khưu. Bởi hành giả nghiêm hành bưng bát khất thực nên còn gọi là thác bát Tăng. Họ cho rằng người xuất giatu hành công đức mà nơi ở, việc ăn uống đều chẳng vướng bận, bưng bát khất thực, nhận sự cúng dường của nhân thiên. Phật giáo Trung Quốc xem khổ hạnhhành cước khất thực, hành cước thiên hạ, lưu lạc giang hồ, không phủi râu tóc.

Đức Phật phản đối các kiểu thiên chấp khổ hạnh của sa-môn truyền thống, nên chủ trương pháp trung đạo tức là không khổ hạnh cũng chẳng phóng túng dục vọng. Sau này các tông phái Phật giáo Ấn Độ đề xướng thoát ly khổ hạnh. Cũng vì thực thi sự nghiệp giáo hóa, mà đồng ý hành giả khổ hạnh nhưng phải phù hợp căn cơ. Ngài đồng ý Tăng đoàn có thể tiếp thụ một bộ phận phương thức tu hành của sa-môn truyền thống có thể khiến người thiểu dục tri túc. Do đó Ngài đã chế định phương pháp tu hành đầu đà, nhưng yêu cầu hành giả đầu đà đến mùa an cư kiết hạ thì phải trở về tăng đoàn để tham gia tụng giới bố-tát. Trong thời gian cấm túc an cư, trừ khi các thượng tọa trưởng lão cho phép thì hành giả mới được cư trú đơn độc hoặc xuất ngoại. Đại sư Thiên Thai Trí Di giải thích “Nhất tâm nhất ý hành, sổ tức trong thiền định, gọi là đầu đà hạnh”.

Một số bản kinh và luận điển ghi khoản đầu đà khác nhau. Kinh Thập nhị đầu đà do dịch kinh sư Cầu-na-bạt-đà-la phiên dịch thời Lưu Tống, nói 12 khoản đầu đà. Như khoản thứ 11 là chọn ngồi thiền dưới sương rơi, nơi đồng không mông quạnh. Hoặc khoản 10 là thọ hạ tu hành, tức là ở dưới gốc cây để tu tập Phật pháp. Bản kinh đề xướng tu trì pháp môn đầu đàhạnh cũng là viễn ly ồn ào, tĩnh xứ nơi sơn lâm hoang dã v.v... tĩnh tọa hành thiền, nghiêm trì giới luật khổ hạnh, du hóa khất thực, ở nơi vô định; hoặc gọi “lan nhã hạnh, thâm ẩn mậttích”.

Giải thoát đạo luận của a-la-hán Ưu-ba-để-sa soạn, do tam tạng Phù Nam Tăng-già-ba-la phiên dịch thời Lương, ghi 13 chi đầu đà. Như chi thứ nhất là tùy xứ trú, tức là không chọn chỗ ở, tùy theo sự du hành của mình đến nơi nào thì trú nơi đó. Kinh Phạm Võng nói, lúc hành giả đầu đà vân du tứ xứ, có thể giữ 18 đạo cụ, gọi là đầu đà thập bát vật. 18 vật như ba y, bát, kinh Phật và luận điển, tượng Phật, bồ-tát, võng, dương liễu chi (cây dùng để xỉa răng) v.v...

Lúc Phật tại thế, Đề-bà-đạt-đà từng đề xuất ngũ pháp (gọi là Điều Đạt ngũ pháp), tức là quy định 5 khoản khổ hạnh, và sau đó được đức Phật tiếp thụ. Thuận chánh lý luận, Tì-ni mẫu luận, Đại Tì-bà-sa luận, Thập tụng luật v.v... đều có nói khất thực khác nhau, nhưng điểm chung là tuân thủ đầu đà khổ hạnh, khất thực (hóa duyên), tu hành tọa thiền dưới sương rơi.

Tôn giả Ma-ha Ca-diếp được tôn xưng là đầu đà đệ nhất, cũng là sơ tổ Thiền tông. Tôn giảsinh trong gia đình giàu có nhưng sau xuất gia, không như bao đại tỉ-khưu khác ở trong tinh xá, mà chọn hạnh đầu đà, khổ hạnh rất nghiêm khắc. Ma-ha là đại. Ca-diếp, phiên dịchthành Trung văn thì gọi là Quy hoặc Ẩm quang. Nếu kết hợp phiên dịch thì gọi là Đại Quy thị, hoặc là Đại Ẩm quang. Vì sao phiên dịch Ca-diếp là Quy? Tổ tiên của ngài, lúc ở trên núi tu đạo, cảm ứng ra bức tranh linh quy cõng, từ đó lấy Quy làm họ. Vì sao gọi là Ẩm quang? Bởi vì thân thể ngài luôn phóng ra ánh sáng. Vào đời quá khứ, lúc ngài làm thợ tinh chế kim loại,đã cùng một nữ nhân dành dụm vàng để đúc tượng Phật đoan nghiêm, nên cảm ứng đến nhiều đời nhiều kiếp, trên thân thể thảy đều có ánh sáng lấp loáng. Ánh sáng này đặc biệtmạnh mẽ, thôn tính và đốt cháy mọi ánh sáng khác, nên gọi Ẩm quang. Ban đầu tên ngài là Hoa ba la, cha và mẹ ngài cầu con dưới gốc cây Hoa ba la, rồi sinh ra ngài và lấy tên này. Ngài là con của trưởng giả Ni-câu-lư-đà-yết-ba rất giàu ở nước Ma-yết-la. Ngài thích làm việc thiện, đem tài vật tiếp tế cho người nghèo khó. Nhằm phân biệt các tên Ca-diếp khác, nên gọi ngài là Đại Ca-diếp.

Ngài vốn con nhà giàu nhưng từ nhỏ không thích đời sống xa xỉ, nhất là chán ghét nhục dục. Sau khi tròn 18 tuổi, bị cha và mẹ bắt ép, kết hôn với con gái của bà-la-môn đại gia tên Diệu Hiền. Diệu Hiền là mỹ nhân nổi tiếng ở nước Ma-yết-đà. May mắn thay! Cô cũng là một người không thích nhục dục. Thế là hai người thương lượng nghị luận, tuy ở chung trong phòng nhưng đặt hai cái giường. Việc này bị ba và mẹ biết, qưở trách nặng nề, bèn chuyển chung một giường nhưng hai người họ lại dùng biện pháp thay phiên đi ngủ. Trải qua 12 năm, sau khi cha và mẹ qua đời, ngài được cô đồng ýchính thức xuất gia tu đạo. Ngày ngài rời nhà tu đạo, cũng là đúng ngày đức Phật khai ngộ thành Phật dưới cội bồ-đề, tức là ngày 8 tháng 12. Sau khi xuất gia, ngài phát nguyện tu đầu đà hạnh. Đức Phật vì ngài mà thuyết giảng giáo pháp như tứ đế, thập nhị nhân duyên v.v… Sau đến ngày thứ tám, ngài bèn khai ngộ. Sau khi khai ngộ, ngài vẫn theo tâm ý ban đầu đó là tu hành đầu đà khổ hạnhnhư đắp hoại sắc y, ngủ bên mồ mả, bưng bát khất thực v.v…

Lúc ngài tuổi già, đức Phật thương cảm không chịu nổi bèn khuyên ngài rằng: Thân thể tôn giả không khỏe, tuổi lại già, chi bằng buông bỏ khổ hạnh, tâm thần an định mà dưỡng già cho yên. Nhưng ngài lại không cho là khổ, mà kiên trì hạnh đầu đà của mình. Có một lần nọ, Phật-đà mời ngài đến, ngài đắp y phục rách nát, tóc vừa dài vừa rối bời. Các tỉ-khưu ở xung quanh đức Phật chẳng nhận biết ngài, đồng thời có dấy khởi chút coi thường ngài. Nhưng sau khi Phật-đà thấy ngài, lập tức đứng lên đón ngài, cho phép ngài ngồi chung tòa. Lúc đó các tỉ-khưu mới biết lão tỉ-khưu đáng coi trọng này chính là Đại Ca-diếp nổi tiếng gần xa.

Phật-đà luôn nói với các đệ tử: “Có Ca-diếp đầu đà hạnh, thì chánh pháp Ta tất nhiên được cửu trụ”. Trong pháp hội Linh Sơn, lúc Đại phạm thiên vương dâng hoa sen vàng hiến cúng đức Phật. Đức Phật tay nắm hoa sen, chẳng thốt một lời. Hội chúng chẳng biết đầu đuôi sự tình, đều căng thẳng không thốt nên lời, chỉ có ngài cầm cành hoa cười một cách khe khẽ. Phật-đà và ngài tâm tâm tương ấn, khiến chánh pháp nhãn tạng truyền cho ngài. Sau này, ngài trở thành sơ tổ Thiền tông. Mọi người hay nói “Niêm hoa vi tiếu”, nhằm nói đến sự kiệnthâm áo huyền diệu này.

Lúc đức Phật niết-bàn, ngài lại xuất ngoại để hoằng pháp, không ở pháp hội. Bảy ngày sau, ngài đặc biệt đến, chủ trì việc an táng. Sau 90 ngày an tang, ngài lo sợ giáo pháp Phật dễ phân tán thất lạc, hoặc bị người lý giải một cách sai lầm. Rồi dưới sức mạnh cổ xúy của vua A-xà-thế, tại hang đá Hoa-ba-la-diên trong đại Trúc lâm thuộc ngoại thành Vương-xá, mới tiến hành công tác kết tập Tam tạng. Lúc đó đã chọn ra 500 bậc la-hán, do công chúng suy cử như tôn giả A-nan-đà, Ưu-ba-li và Phú-lâu-na, v.v… làm thượng thủ. Kết tập tam tạng lần thứ 1 là đại nghiệp thần thánh, cũng là dưới sự nỗ lực của ngài, mà hoàn thành thuận lợi. Sau kết tập Tam tạng viên mãn, ngài sở đắc chánh pháp nhãn tạng mà Phật-đà đã dùng tâm truyền tâm, rồi truyền cho A-nan-đà làm nhị tổ Thiền tông. Sau đó ngài bưng ca-sa sắc vàng mà đức Phật truyền cho, lên núi Kê Túc (tức là núi Khuất-khuất-tra-bá-đà) miền nam Thiên Trúc mà nhập vào thiền định. Chờ đến khi Di-lặc Phật hạ sanh nhân gian, ngài lại đem ca-sa truyền cho Di-lặc Phật.

Trong Tạng truyền Phật giáo cũng có hành giả khổ hạnh. Như tôn giả Mật-sắc-nhật-pa là bậc đại thành tựu giả nổi tiếng từng vào hang động mà chẳng vết chân người dẫm đến, lên tận đỉnh núi để khổ luyện. Mật-sắc-nhật-pa sinh năm 1952, pháp danh là Hỷ Tiếu kim cang, là nhất đại tôn sư của Bạch giáo, nhà Phật học danh tiếng. Nguyên nhân ngài phát đại nguyện khổ tu để tiêu trừ đại nghiệp chướng, bởi ngài đã mắc đại trọng tội giết nhiều người. Ngài sống trong gia đình phú quý, lên 7 tuổi thì cha mắc bệnh qua đời, trước lúc chết, ông viết di chúc cho vợ con hưởng trọn tài sản. Nhưng mẹ và em gái cùng ngài bị người thân đuổi ra khỏi nhà và chiếm hết tài sản, khiến cho cả nhà rơi vào cuộc sống nghèo khổ. Năm 15 tuổi, mẹ ngài mời bác, cô và người thân thuộc đến để đọc rõ di chúc này, hy vọng gia đình trả lại tài sản nhưng mọi người hoàn toàn phủ nhận việc này, và còn mắng, đánh bà và đuổi đi. Ngài rất phẩn nộ, rồi đến tìm học chú thuật cao cường, dùng các loại vu thuật để giết nười bác, cô và những người thân thuộc gồm hơn 35 người, còn phá nát hoa màu trong toàn thôn. Sau khi gây nên cực ác nghiệp, bèn rất hối hận, rồi hướng tâm Phật giáo. Năm 38 tuổi, làm đệ tử xuất gia của thượng sư Mã-nhĩ-pa. Trải qua 6 năm 8 tháng tu luyện, thượng sư vì hướng dẫn ngài giúp tiêu trừ ác nghiệp trước đây, không dạy Phật pháp mà chỉ dạy lao động cày cấy, xây nhà, và bảo ngài kiến tạo một lầu đài chín tầng rồi ngài xây hoàn thành.

Khi 45 tuổi, ngài trở về quê thì mẹ đã qua đời. Ngài đến Cát Long, bế quan trong núi sâu, chuyên tu mật phápkhí công. Trải qua chuyên tu bế quan nghiêm khắc, lĩnh ngộ được các giáo pháp một cách thâm sâu. Lần kế tiếp ngài đã bế quan tu luyện tinh tấn suốt chín năm, sau mới xuống núi thâu nhận đồ đệtruyền giáo. Phương pháp truyền giáo độc đáo của ngài đó là thông qua ca hát để giáo hóa người. Đệ tử của ngài từng thâu tập chỉnh lý Thập vạn ca tập (十万歌集) 1 quyển của ngài và lưu truyền Tây Tạng nhân gian rất rộng. Nội dung đạo ca đều là Phật pháp, nên có ảnh hưởng nhất định trên sự phát triển thi ca dân tộc Tây Tạng và chiếm lĩnh địa vi trọng yếu trên sử văn học. Rất nhiều thơ ca của ngài đã biểu đạt tư duy thiền định. Đôi lúc ngài cùng sơn thần và thiên nữ xướng họa thi ca. Ngài có rất nhiểu đệ tử và tùy chúng. Viên tịch năm 1135, những người dự lệ trà tì trong thấy thiên nữ từ trên trời bay xuống, đem xá-lợi ngài đi.

Từ tình tiết câu chuyện của tôn giả Mật-sắc-nhật-pa phạm đại trọng tội sát nhân này, làm cho chúng ta liên tưởng đến chủ trương “Xiển đề đều được thành Phật” của đại sư Trúc Đạo Sanh đều có điểm tương tự.

Tương truyền, Đạo Sanh nhận mớ đá làm đồ đệ, giảng kinh Niết-bàn, đến chỗ nói xiển đềPhật tánh thì mớ đá đều gật đầu, cho nên cửa thiền lưu truyền câu “Truyền thuyết hòa thượng pháp sư Đạo Sanh thời Đông Tấn giảng kinh cho đá, đá đều gật đầu” nổi tiếng. Lúc Đạo Sanh đến Kiến Nghiệp (Nam Kinh), đại đề xướng niết-bàn học, và ảnh hưởng được giới vua quan kính trọng. Còn đề xướng Xiển đề đều được thành Phật”, nhưng bị cho là không phù hợp giáo pháp, tà thuyết trái ngược kinh Phật, rồi bị tẩn xuất khỏi tăng đoàn. Khiến Đạo Sanh phải lên núi Hổ Khâu, ở chùa Long Quang. Rồi lên Lô Sơn, đọc được kinh Đại Bát Niết-bàn 40 quyển do dịch kinhĐàm Vô Sấm nổi tiếng sở dịch, được truyền đến Nam Kinh, quyển 7 nói “Nhất xiển đề đều có Phật tánh, cùng chủ trương của mình phù hợp, bèn hớn hở dị thường. Không lâu sau, Đạo Sanh giảng kinh tại tinh xá Long Tuyền trên Lô Sơn, danh tiếng lẫy lừng, trở thành đối tượng của giới tăng lữ sùng bái. Kinh Nê-hoàn 6 quyển do cao tăng Pháp Hiển phiên dịch, được truyền đến phương nam lúc đó, bản kinh nói “Nê-hoàn bất diệt Phật có chân ngã, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”; kinh này, quyển 4 còn nói “Nhất xiển đề (chỉ cho người đã đoạn thiện căn) đều có Phật tánh”. Trong Diệu Pháp Liên Hoa kinh sớ (妙法莲花经疏) của Đạo Sanh cho rằng: “Tất cả chúng sanh đều là Phật, cũng đều nê-hoàn”.

Sau khi Phật giáo Ấn Độ du nhập Trung Thổ, thực hành đầu đà hạnh và bối cảnh truyền thống văn hóa Trung Hoa lại không tương thích. Đối với xã hội Ấn Độ, xem việc thánh nhântu hành đến cửa nhà mình để khất thực, là cảm thấy vinh dự, xem một vị sa-môn Phật giáothánh nhân. Nhất là lúc cư sĩ được bố thí thực phẩm cho Tăng-già, sau đó được tăng nhân nói giảng vài câu chúc phúc, thí chủ cảm thấy rất được ích lợi,[2]nên Tăng đồ hoan hỷkhất thực. “Nhưng truyền thống Trung Quốc lại coi thường việc khất cái”.[3]Tuy người Trung Hoa tiếp thụ quan niệm “Hướng đến Hòa thượng bố thí trai phạn được phước điền”, nhưng vị thí chủ không cam chịu khi thấy pháp sư mà chính mình sùng bái tôn kính ngày ngày đi khất cái, đến cửa khất thực, thế rồi họ đổi thành bố thí vàng tiền hoặc ruộng hoặc đất riêng cho sa-môn hoặc tự viện. Khiến cho quý ngài có tài vật sinh hoạt mà không nhất định phải hành khất. Nếu Tăng đoàn cự tuyệt kiểu phương thức bố thí tài sảnẤn Độ không có, có thể lần lượt mất tín chúng, do đó, sa-môn dần tích tồn tài sản tư hữu cá nhân (nguyên thủyđộng cơ là tích trữ tiền để chuẩn bị cứu giúp cho bần khổ). Và tự viện lần phát triển kinh tế tự viện, thậm chí tiến hành hoạt động thương nghiệp. Thậm chí tự viện còn thiết lập chế độ bếp núc và cung cấp ẩm thực sử dụng hằng ngày. Do đó tăng ni Trung Thổ rất ít duy trìtruyền thống khất thực của Tây Trúc. Ngay cả bậc khai sáng Luật tông luật sư Đạo Tuyêncũng suốt đời chưa từng khất thực.

Theo cương lĩnh hành vitư tưởng hiệu triệu của phá tăng Đề-bà-đạt-đa, khuynh hướng đầu đà hành đạokhổ hạnh độc xứ đều mang khuynh hướng thiểu dục tri túc, chế dục, lạc trụ, diệt lậu, tinh tấn. Thanh quy “Một ngày không làm, một ngày không ăn” của thiền sưBách trượng thiền môn cũng căn cứ đầu đà hạnh mà chế định.

VĂN HIẾN THAM KHẢO

1. Hoàng Tâm Xuyên (học giả Phật giáo nổi tiếng, chuyên gia Ấn Độ học), Ấn Độ triết họcsử, Thương vụ ấn thư quán, 1989.

2. Ôn Kim Ngọc (giáo sư đại học Nhân dân Trung Quốc), Hàm ý đầu đà hạnh của Bồ-đề-đạt-ma và thiền học

3. La Câm Đường (giáo sư đại học Havard), Giảng giải kinh A-di-đà (Truyền thống văn hóađiển tịch đạo đọc, quyển 5), Trung Quốc xuất bản đồ thư quán, 2006

4. Tào Sĩ Bang (giáo sư đại học Nam Dương Singapore), Từ bối cảnh văn hóa tôn giáo để bàn về nguyên nhân phát triển kinh tế tự việntài sản tư hữu của tăng niHoa Hạ



[1] Hoàng Tâm Xuyên, Ấn Độ triết học sử, chương 4: Tư trảo sa-môn, Thương vụ ấn thư quán, 1989, tr.76

[2] Tứ phần luật, cuối tr.935 và giữa tr.960. Nội pháp truyện, giữa tr.211

[3] Tào Sĩ Bnag, Từ bối cảnh văn hóa tôn giáo để bàn về nguyên nhân phát triển kinh tế tự việntài sản tư hữu của tăng niHoa Hạ (从宗教与文化背景论寺院经济与僧尼私有财产在华发展的原因, tr.162-163, đăng trên Học báo Phật học Hoa Cang, kỳ 8, Đài Bắc, năm Dân Quốc 74