Thư Viện Hoa Sen

Lời Phật Dạy Quyển 1 & 2

LỜI PHẬT DẠY
QUYỂN MỘT & HAI
BIÊN SOẠN: DIỆU PHÁP (SUDHAMMĀ)
lời phật dạy
Lời Phật Dạy Quyển 2


LỜI TỰA
_______________________________

Trải qua bốn a tăng kỳ và 100,000 đại kiếp trái đất, Đức Phật Thích Ca đã không ngừng vun bồi ba la mật để có thể chỉ ra con đường cho những ai mưu cầu hạnh phúc. Phật pháp, khi được hiểu đúng đắnáp dụng hợp lý vào đời sống, sẽ đem đến nhiều lợi lạc cho nhân loại.

Suốt 45 năm rong ruỗi khắp các nẻo đường, đức độ, sự tận tụy hy sinhtrí tuệ của Đức Phật làm rung động bao nhiêu trái tim. Giáo pháp mà Ngài khéo giảng đã, đang và vẫn tiếp tục đưa bao người lầm lạc về nẻo chánh, giúp bao người thoát vòng sinh tử, trở nên thánh thiện và cao thượng.

Chúng ta có thể làm nhiều điều thiện lành và hưởng được hạnh phúc trần gian ở cõi người hay chư thiên. Nhưng cao hơn hạnh phúc trần gian là loại hạnh phúc có được cái tâm tĩnh lặng (do có sự định tâm). Và cao hơn hạnh phúc tĩnh lặng là loại hạnh phúc giải thoát (do hành thiền Minh Sát). Vì thiền Minh Sát (hay Tứ Niệm Xứ) là cách thức duy nhất để thanh lọc tâm, chấm dứt đau khổ, khóc than và kinh nghiệm hạnh phúc giải thoát cao thượng, Đức Phật luôn hướng người nghe đến việc hành thiền trong khi giảng pháp. Ngài nói đến Bố thí- Giữ giới- Hành thiền hay GiớiĐịnh-Tuệ, và hướng người nghe đến giáo pháp vi diệu thâm sâu về vô ngã, một loại trí tuệ của các bậc Thánh nhân. Do vậy, trong quyển sách này, một số bài kinh được chọn lựa theo chủ đề, sắp xếp từ căn bản lên cao dần (có kèm theo chú giải và phụ chú giải) thích hợp cho việc tự học, nhằm giúp Phật tử hiểu rõ hơn lời Phật dạy.

Phần I của quyển sách giới thiệu đến độc giả những kiến thức Phật pháp căn bản liên quan đến đức tin đúng đắn về Tam Bảo, bố thí, chánh mạng, hồi hướng phước báuluật nhân quả. Trong phần II, các thuật ngữ như “tứ đại”, “ngũ uẩn”, “ngũ uẩn thủ”, “sáu nội căn”, “sáu ngoại cảnh”, “chánh niệm”, “vô ngã”… liên quan đến thiền Minh Sát được giới thiệugiải thích ngắn gọn, nhằm giúp Phật tử dễ dàng lĩnh hội ý nghĩa của các bài giảng trong các khóa thiền Minh Sát.

“Như Lai chỉ là người chỉ đường”, bậc trí tuệ bậc nhất trên thế gian đã nói như thế trong kinh Ganakamoggallana Sutta (Majjhima Nikāya 107). Vậy chúng ta không thể ngồi đây cầu xin ai hạnh phúc. Chúng ta phải tự đi, đi theo con đường Ngài đã chỉ, con đườngvô số chư Phật và các bậc Thánh nhân đã đi qua. Và chắc chắn chúng ta sẽ an vui khi khởi hành, an vui trên suốt con đường, cho đến khi tự mình chiêm nghiệm chân lý cao thượng.

Trong bối cảnh Phật tử gần xa tìm cầu hạnh phúc và khát khao giáo pháp, quyển sách nhỏ này là một sự đóng góp khiêm tốn vào đại cuộc xây đắp, vun vén những niềm vui và an bình cùng tất cả. Vì là quyển sách biên soạn đầu tay, Diệu Pháp xin chân thành ghi nhận mọi ý kiến đóng góp của quý độc giả nhằm làm cho quyển sách được hoàn hảo hơn.

Diệu Pháp (Sudhammā)


MỤC LỤC QUYỂN 1
______________________
LỜI TỰA
PHẦN I
CHƯƠNG I. BẬC CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC
Phẩm Tính của Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác
Bốn Điều Vi Diệu
Kinh Hatthaka
Kinh Cūḷanikā (Abhibhū)
Kinh Sukhumala
Năm Sự Kiện Lớn Vào Ngày Rằm Tháng Tư
Trích Lược Một Số Bài Kinh
CHƯƠNG II. BẢN CHẤT PHÙ DU, TẠM BỢ và HIỂM NGUY
Kinh Aṅguttara Nikāya I.333-347 57
Lời Dạy của Araka 64
Bài Kinh Đầu Tiên về Hai Vị Bà La Môn Già
Bài Kinh Thứ Hai về Hai Vị Bà La Môn Già
Bài Kinh về Những Giọt Nước Mắt
Bài Kinh về Những Giọt Máu
Bài Kinh về Mũi Tên
CHƯƠNG III. HẠNH PHÚC THẾ TỤCXUẤT GIA
Bài Kinh về Người Chăn Gia Súc
Bài Giảng cho Thiện Nam Potaliya
CHƯƠNG IV. NGHIỆP (KAMMA)
Kinh Hoàng Hậu Mallikā
Kinh Tiểu Nghiệp
Kinh Cẩu Đạo Sĩ
Đại Kinh Về Nghiệp Quả
Bài Kinh Thứ Nhất về Các Nguyên Nhân
Bài Kinh Thứ Hai về Các Nguyên Nhân
Bài Kinh Thứ Nhất về Các Kiếp Sinh Tồn
Bài Kinh Thứ Hai về Các Kiếp Sinh Tồn
CHƯƠNG V. CÁC CẢNH GIỚI TÁI SINH
31 Cảnh Giới Tái Sinh
Cõi Phạm Thiên
Cõi Chư Thiên
Cõi Địa Ngục
Kinh Tứ Đại Thiên Vương
CHƯƠNG VI. BỐ THÍHỒI HƯỚNG
Kinh về Thức Ăn
Bố Thí Đúng Thời
Người Trí Bố Thí Ra Sao
Kinh Công Chúa Sumanā
Phước Báu Bố Thí trong Hiện Tại
Người Cho và Người Nhận
Phân Loại Bố Thí
Ngôi Nhà Bốc Cháy
HỒI HƯỚNG PHƯỚC ĐẾN NGƯỜI ĐÃ MẤT
Trích Đoạn Kinh Cây Mía
Trích Kinh Ambasakkharapeta
Trích Kinh Tirokuṭṭa
Kinh Jānussoṇi
PHẦN II
CHƯƠNG VII. HIỂU BIẾT ĐÚNG ĐẮN
Sundarika Bhāradvāja
Kinh Mền Bằng Tóc
Kinh Channa
Vipallāsa - Điên Đảo
Bài Kinh về Mảnh Vải
CHƯƠNG VIII. CẢM THỌ, THAM ÁI
Phong Đại Kinh
Ngôi Nhà Trọ
Kinh Vô Thường
Kinh Sivaka
Kinh Visākhā Nattā
Kinh Trước Kia
Bài Kinh Thứ Nhất về Tham Ái
Bài Kinh Thứ Hai về Tham Ái
Kinh Dục Vọng
Kinh Rāgassa Abhiññāya
CHƯƠNG IX. TỨ ĐẠI, NGŨ UẨN, LỤC CĂN,
18 YẾU TỐVÔ NGÃ
Kinh Rắn Độc
Kinh Chấp Thủ Upādāna
Bài Giảng Vào Đêm Rằm
Kinh Ẩn Dụ về Con Rắn
Kinh về Các Yếu Tố
Kinh Hāliddikāni
Bản Đồ Thân Tâm
CHƯƠNG X. THIỀN ĐỊNH, MINH SÁTTINH TẤN
Sự Khác Biệt giữa Thiền ĐịnhMinh Sát
Thiền Định (Samatha)
Tâm Từ Mettā
Thiền Minh Sát (Vipassanā)
Chánh Niệm
Thánh Nhân và Những Ô Nhiễm Đã Loại Trừ
Kinh Vijjābhāgiya
Kinh Yuganaddha Paṭipadā
Kinh Tinh Tấn
Kinh Thức Tỉnh
Trưởng Lão Sirimanda Thera
NHỮNG DANH TỪ PHẬT PHÁP
MỤC LỤC QUYỂN 2
_____________________________
LỜI TỰA
CHƯƠNG I: SỰ SINH KHỞI CỦA Ô NHIỄM
I. Ô NHIỄM và SỰ SINH KHỞI
Chín Vết Dơ của Con Người
Trích Kinh Samidhi.
Phẩm Già.
Trích Kinh về Mảnh Vải
Trích Kinh Tâm Cằn Cỗi
Kinh Ô Nhiễm Ngủ ngầm.
Kinh Chướng Ngại
Trích Kinh Saṅgīti
Kinh (Pháp) Đen
Trích Kinh Tinh Tấn
Kinh Đáng Sợ
Hướng Tâm Không Chân Chánh
Kinh Không Thỏa Mãn
Trích Kinh Hài Lòng
Các Thể Loại Ô Nhiễm
Kinh Đáng Sợ
II.Ô NHIỄM SINH KHỞIHẬU QUẢ
Sắc PhápNhân Sinh Tham Ái
Kinh Những Đối Tượng Tham Ái
Trích Kinh Nibbedhika
Trích Kinh Sanidāna
Trích Kinh Āhāra
Trích Kinh Những Câu Hỏi của Vua Đế Thích
Trích Kinh Mahāvedalla
Kinh Nền Tảng Phát Sinh Thù Hận
Sự Sinh Khởi của Ô Nhiễm
Trích Kinh Vô Minh
Hiểm Nguy Từ Tà Kiến
Trích Kinh Tâm Đặt Sai Hướng
Trích Kinh Sân Hận
Trích Kinh Xấu Hổ, Ghê Sợ Tội Lỗi
Không Tri Túc
Kinh Giáo Pháp Ngắn Gọn
Kinh Pháp Cú 262-263
CHƯƠNG II: MỘT SỐ CÁCH LOẠI TRỪ Ô NHIỄM
I. LOẠI TRỪ Ô NHIỄM QUA QUÁN TƯỞNG
Kinh Mahānāma
Bài Kinh (Thứ Hai về) Quán Tưởng
Kinh Những Điều Quán Tưởng
Trích Kinh Dīghanakha.
Trích Kinh Đại Niệm Xứ
Quán Tưởng sự Chết Nơi Thân
Bài Kinh Thứ Hai về Quán Tưởng Cái Chết
Bài Kinh Thứ Nhất về Quán Tưởng Cái Chết
Kinh Loại Trừ Thù Hận
Kinh Loại Trừ Thù Hận Thứ Hai
Kinh Tikaṇḍati
II.LOẠI TRỪ Ô NHIỄM BẲNG TỪ, BI, HỶ, XẢ
Trích Kinh Lời Khuyên cho Đại Đức Rāhula.
Trích Kinh về Mảnh Vải.
Trích Kinh Karaṇīya Mettā
Kinh Tâm Từ.
Lòng Bi Mẫn Karuṇā
Niềm Hoan Hỷ Muditā.
Tâm Xả Upekkhā
III. MỘT SỐ CÁCH THỨC KHÁC
Kinh Yếu Tố.
Kinh Bất Mãn.
Kinh Tri Túc.
Kinh Vọng Động..
Kinh Hài Lòng.
Phẩm Loại Trừ Ô Nhiễm Ngủ Ngầm..
Kinh về Những Triền Cái Ô Nhiễm.
Kinh Pháp Cú 165
CHƯƠNG III: LOẠI TRỪ Ô NHIẼM QUA THIỀN MINH SÁT
I. CHÁNH NIỆM
Bài Giảng về Chánh Niệm
Trích Kinh Chánh Niệm.
Trích Kinh Chánh Niệm Nơi Thân
II. LOẠI TRỪ Ô NHIỄM NƠI SÁU CĂN
Kinh Bhāradvāja
Kinh Con Rùa Trên Cạn (Kummopama)
Kinh Không Rèn Luyện Canh Gác (Adanta Agutta).
Kinh Khúc Gỗ
III. LOẠI TRỪ Ô NHIỄM NƠI NĂM UẨN
Kinh Chấp Thủ (Upādāna)
Trích Kinh Mahāvedalla
Kinh Đống Bọt.
IV. PHÁT TRIỂN BỐN NỀN TẢNG CHÁNH NIỆM
Trích Kinh Chuyển Luân Thánh Vương.
Kinh Ngũ Uẩn Thủ.
Trích Kinh Đại Niệm Xứ
V.HƯỚNG DẪN THIỀN MINH SÁT (thiền sư Mahasi)
Niết Bàn qua Bát Thánh Đạo
CHƯƠNG IV: BÁT CHÁNH ĐẠO và VÔ THƯỜNG-KHỔ-VÔ NGÃ
I. BÁT CHÁNH ĐẠO
Kinh Channa.
Trích Kinh Đại Niệm Xứ
Kinh Magga Vibhaṅga
Trích Kinh Hai Loại Suy Nghĩ.
Kinh Tẩy Rửa.
Bài Giảng về 40 Pháp Lớn
Kinh Samaṇa Muṇḍika..
II. VÔ THƯỜNG-KHỔ-VÔ NGÃ
Kinh Pháp Cú 277-279..
Kinh Dhammakathikapuccha.
Bài Kinh Đầu Tiên về các vị A La Hán
III. THÁNH NHÂN và NHỮNG Ô NHIỄM ĐÃ LOẠI TRỪ
Kinh Chướng Ngại Bậc Thấp.
Kinh Chướng Ngại Cao Hơn
Trích Kinh Đại Niết Bàn..
Kệ Thánh Nhân Adhimutta .
Kinh Lễ Tự Tứ
CHƯƠNG V: CÁC BÀI KINH HAY
Kinh Māluṅkyāputta.
Kinh Tu Tập
Kinh Một Khối Đau Khổ Lớn.
Kinh Saṅgārava
Kinh Mũi Tên.
Một Pháp
Kinh Loại Trừ Vô Minh.
Kinh Gaṇakamogallāna
Bài Kinh Thứ Nhất về Lòng Kiên Nhẫn
Kinh Người Chăn Bò
Kinh Sư Tử Rống
Kinh Không Thể Nghĩ Bàn
Kinh Xấu Hổ, Ghê Sợ Tội Lỗi
Kinh Cetanākaraṇīya.
Bài Kinh Thứ Hai về Pháp Bảo.
Kinh Pháp Cú 111-115.