GỌI NẮNG XUÂN VỀ
Nguyên Minh
Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin
Niềm vui của sự chia sẻ
Trong sự chuẩn bị cho ngày Tết, hầu như
ai nấy đều chú trọng đến nhu cầu
ăn mặc sao cho
ít nhất cũng phải được
dư thừa,
thong thả hơn ngày thường đôi chút. Điều này có nguồn gốc từ một
niềm tin xa xưa rằng, nếu những ngày đầu năm mà
thiếu thốn thì suốt năm cũng sẽ phải lâm vào cảnh
thiếu thốn (?!!). Vì thế, ngay cả với những
gia đình còn khó khăn,
túng thiếu, đôi khi cũng vẫn phải
cố gắng chạy vạy,
xoay xở bằng mọi cách để chuẩn bị sao cho nhu cầu
ăn mặc trong những ngày Tết phải được
dồi dào,
phong phú hơn so với ngày thường.
Thật ra, một
niềm tin như thế là
hoàn toàn không có căn cứ, vì chẳng có gì để
đảm bảo rằng điều đó là đúng thật. Việc
ăn ngon mặc đẹp hay
dư thừa sung túc trong ba ngày Tết làm sao lại có thể
ảnh hưởng đến
việc làm ăn thu nhập chung của cả năm? Thế nhưng,
xưa nay chẳng thấy ai
lên tiếng phản bác
niềm tin này. Hơn thế nữa, hầu hết
mọi người Việt khi chuẩn bị cho ngày Tết cũng đều ít nhiều chịu
ảnh hưởng của cái
lập luận nghe ra rất
mơ hồ này. Vì sao như thế?
Đó là vì, suy cho cùng thì một
niềm tin như thế, dù có
sai lầm, cũng là
hoàn toàn vô hại.
Hay nói đúng hơn thì đó là một kiểu
sai lầm rất
dễ thương, đáng mến. Hơn thế nữa, đằng sau lớp vỏ ngây ngô giản dị của
niềm tin này dường như lại còn hàm chứa rất nhiều
ý nghĩa sâu sắc đáng suy ngẫm.
Thử nghĩ mà xem,
giả dụ như sau một năm dài làm ăn tất bật nhưng vẫn chưa
xây dựng được một
gia đình ấm no sung túc vì đã gặp quá nhiều thất bại hoặc trở ngại trong năm, hẳn là ta không thể lấy đó làm
hài lòng, nhưng điều tất nhiên là
chúng ta không khỏi
cảm thấy đã có phần
mệt mỏi,
uể oải. Liệu ta có thể mang tâm trạng
mệt mỏi,
uể oải đó để
tiếp tục công việc trong năm mới một cách
tốt đẹp hơn chăng?
Rõ ràng là
chúng ta cần có một sự nghỉ ngơi đôi chút để
lấy lại sức lực, khôi phục
tinh thần và phấn chấn
trở lại thì mới có thể tiếp bước trên
con đường phía trước.
Thế nhưng, trong
điều kiện kinh
tế gia đình còn bẩn chật, khó khăn, ta làm sao có thể
yên lòng nghỉ ngơi hay
bồi dưỡng sức lực? Đối với ta, đó có thể là một sự
hoang phí,
vì vậy ta có
thể không muốn làm điều đó hoặc sẽ
cảm thấy có lỗi với những thành viên khác trong
gia đình nếu làm như vậy.
May thay, đã có một “cổ tục” giúp ta
vui vẻ làm điều đó mà không phải thấy
ái ngại trong lòng, cũng không phải băn khoăn gì đối với các thành viên khác trong
gia đình. Đó là cái
niềm tin về sự “bắt buộc” phải sống “dư dả” trong ba ngày Tết để cầu mong có được một năm mới
thịnh vượng hơn, phát đạt hơn... Với
niềm tin đó, cả
gia đình sẽ cùng nhau chung lo đón Tết với một “ngân sách”
dồi dào hơn ngày thường mà không cho đó là
hoang phí.
Và
sự thật thì điều đó chẳng có gì là
hoang phí, mà đúng ra còn là một sự
cần thiết,
vô cùng cần thiết. Chính những ngày đầu năm mới được tạm nghỉ và “ăn chơi thoải mái” đôi chút đó sẽ giúp ta
lấy lại được
sức lực và
tinh thần để bước vào năm mới một cách phấn chấn hơn, mạnh mẽ hơn, với một khả năng làm việc
hiệu quả hơn.
Tất nhiên, đối với những ai
may mắn ở vào tầng lớp
trung lưu hoặc khá giả trong
xã hội thì những điều nói trên sẽ chẳng có
ý nghĩa gì mấy, nhưng với những
gia đình lao động nghèo, thường là tất bật
quanh năm mà vẫn không xóa hết được
nợ nần, chi phí cơm áo,
học hành của con cái... vẫn còn là những
gánh nặng bức bách, thì sự nghỉ ngơi “bắt buộc” trong dịp Tết quả là rất có
ý nghĩa.
Phải chăng cũng
do nơi ý nghĩa này mà người xưa đã để lại một
niềm tin rất ư là “dễ thương” như vậy, để giúp cho những phận người còn long đong
lận đận cũng không đến nỗi phải
kiệt sức ngã quỵ trên
con đường cơm áo.
Thế nhưng,
xã hội là một
bức tranh vô cùng đa dạng mà những nét chấm phá như trên vẫn chưa phải là những gam màu
ảm đạm nhất. Còn có không ít những
gia đình do nhiều
hoàn cảnh,
điều kiện khác nhau vẫn đang phải sống trong sự
thiếu thốn cùng cực, đến nỗi trong ngày Tết dù rất muốn “phong lưu” đôi chút theo
cổ tục nhưng cũng không có cách gì
xoay xở được. Đối với những
gia đình này, họ đành
chấp nhận ngồi nhìn
thiên hạ vui xuân mà có
cảm giác như mình đã rơi vào một
thành phần “ngoại hạng”, không thuộc về cái
xã hội đang nô nức đón xuân kia.
Không ít người trong
chúng ta hẳn đã
nhận ra thực trạng này. Vì thế, vào những ngày giáp Tết, có rất nhiều tổ chức
từ thiện cũng như
cá nhân thường nghĩ đến việc
quyên góp tiền bạc hoặc quần áo,
thực phẩm để chia sẻ với các
gia đình nghèo. Những món quà Tết mang đầy
ý nghĩa nhân ái từ lâu đã là
hình ảnh rất đẹp, là những bài học
vô cùng thiết thực về
tinh thần vị tha cũng như sự
thương yêu đùm bọc, chia sẻ trong
cộng đồng xã hội.
Những sự giúp đỡ, chia sẻ này đã góp phần
mang đến niềm vui ngày Tết cho những
gia đình kém
may mắn, giúp họ phần nào
lấy lại được
tinh thần và
sức lực để
tiếp tục chặng đường khó khăn phía trước.
Và một điều nữa cũng không kém phần quan trọng là
việc làm này sẽ góp phần mang lại niềm vui cho chính những người đã góp sức trong việc giúp đỡ người
nghèo khó. Những ai đã từng giúp đỡ người khác đều có thể cảm nhận được niềm vui này. Đó là khi ta nhìn thấy người khác
giảm bớt phần khó nhọc hoặc có được niềm vui nhờ vào sự giúp đỡ của mình. Mỗi khi tự mình làm được điều đó,
chúng ta đều sẽ
tự nhiên nảy sinh trong lòng một niềm vui rất nhẹ nhàng mà không kém phần phấn chấn.
Mặc dù vậy, điều đáng tiếc là những
việc làm tốt đẹp đầy
ý nghĩa như thế hiện vẫn chưa được nhân rộng trong toàn
xã hội. Tuy có nhiều người hưởng ứng nhưng cũng còn không ít người trong
chúng ta dường như vẫn giữ tư thế
bàng quan, ngoại cuộc.
Chúng ta xem
việc làm từ thiện chỉ như một cái “nghề” của những ai thích làm
từ thiện và điều đó không
liên quan gì đến ta! Đây là một
nhận thức hoàn toàn sai lầm và chính nó đã ngăn trở ta, khiến ta đánh mất đi nhiều cơ hội để làm được những việc
tốt đẹp.
Trong
thực tế,
xã hội của
chúng ta luôn
tồn tại trong một mối tương quan tổng hòa và
chi phối lẫn nhau. Sự khó khăn, khổ nhọc của một người không phải là
hoàn toàn không
liên quan đến những người khác.
Chúng ta không thể vui sống
hạnh phúc nếu như quanh ta vẫn còn đầy dẫy những
con người bất hạnh, khổ sở. Mặt khác, việc
mang đến niềm vui cho người khác cũng sẽ tạo ra niềm vui cho chính
bản thân ta. Trong
ý nghĩa đó, nếu mỗi người
chúng ta đều
quan tâm đến việc sẻ chia
gánh nặng cho người khác,
cố gắng giúp đỡ những
gia đình còn
nghèo khổ, khốn khó thì đó cũng chính là
chúng ta đang cùng nhau góp phần làm đẹp thêm
xã hội, góp phần tạo ra những niềm vui nơi cả người cho lẫn người nhận.
Xuân về Tết đến, nơi nơi rộn tiếng cười vui, nhà nhà xôn xao đón chào năm mới. Trong dịp này, mỗi
gia đình đều
hân hoan chuẩn bị mọi thứ để có thể vui xuân trong một
điều kiện đầy đủ và
thoải mái nhất. Nếu như trong số những gì tất cả
chúng ta đang chuẩn bị cho ngày Tết đó, ngoài các món
ăn ngon, quần áo đẹp cũng như sự sửa sang
trang hoàng nhà cửa... còn có thêm một phần
lưu tâm cụ thể và
thích đáng để chia sẻ khó khăn và
mang đến niềm vui cho những người khốn khó, thì
chắc chắn niềm vui xuân sẽ càng được nhân lên gấp bội và
bức tranh xuân của toàn
xã hội cũng sẽ tươi đẹp,
khả quan hơn nhiều.