HAI HƯỚNG VẬN HÀNH CỦA TÂM LÝ
Trích từ tập san LIỄU QUÁN - HUẾ của CỐ HÒA THƯỢNG THÍCH CHƠN THIỆN
Tâm Anh trích dẫn và chuyển ngữ
Tâm lý con người có hai hướng vận hành: một là khổ đau hay dẫn đến khổ đau, kia là hạnh phúc hay dẫn đến hạnh phúc. Hướng thứ nhất mở ra một thế giới tâm lý của sinh tử; hướng thứ hai mở ra thế giới tâm lý của giải thoát. Bởi sống là đi tìm hạnh phúc, chân thật, nên con người chỉ có một chọn lựa là đi vào hướng vận hành thứ hai. Đi vào hướng vận hành này là đi vào trí tuệ, hay đi từng bước đi trí tuệ. Thực hiện con đường thứ hai này có nghĩa là "xây dựng vương quốc trí tuệ" của Phật giáo mà thuật ngữ gọi là Dhammacakkappavattana thường được dịch là "Chuyển vận bánh xe Pháp".
Trong bài viết này, tác giả sẽ giới thiệu ngắn, gọn về hai hướng vận hành của tâm lý nói trên.
II..Hai hướng vận hành tâm lý
Có nhiều kinh Nam tạng và Bắc tạng nói đến các tâm lý vận hành. Ở đây, tác giả nêu dẫn một số kinh tiêu biểu
1..Kinh Chánh Tri Kiến (kinh 9, Trung bộ I, pali tạng)
Theo kinh Chánh Tri Kiến, do vì con người thường tác ý về các ngã tướng của mọi sự vật, xem các ngã tướng là có thật nên tham tâm, sân tâm và si tâm hiện khởi dẫn đến hệ quả: tâm lý dao động, tác động lên các hành động của thân, lời và ý mà biểu hiện ra mười bất thiện nghiệp nuôi dưỡng Vô minh và Khổ đau. Cứ thế tâm lý vận hành ra một thế giới tâm của Tam giới (Tibhava) sinh diệt của các ngã tướng sinh diệt. Nếu ngược lại, thường tác ý vô thường tướng, hay như lý tác ý - Yoniso Manasikara - thì tâm lý vô tham, vô sân (hay từ), vô si hiện khởi và điều động các hành động của thân, lời và ý biểu hiện ra mười thiện nghiệp, nuôi dưỡng trí tuệ. Cứ thế, trí tuệ ấy vận hành thành thế giới của tâm lý vắng mặt ngã tướng, ngã tưởng, gọi là vô sinh. Con đường chỉ có thế và gọi là con đường của "tuệ quán".
2. Kinh Kim Cang Bát Nhã
Nếu để tâm đi vào các ngã tưởng thì tham, sân, si dấy khởi và sẽ làm tâm lý dao động, không an trụ. Các ngã tưởng ấy có thể được giới thiệu qua tám phạm trù:
Nếu tâm lý không rơi vào tám phạm trù, ngã tướng ấy thì sẽ đi ra khỏi các nhân tố gây ra tâm lý dao động vì sẽ được an trụ. Đấy là những gì mà một Bồ tát hạnh Lục độ Ba la mật phải làm, qua kinh Kim Cang. Đây là công phu "như lý tác ý", hay tác ý Vô tướng gọi là "thiền quán".
3.. Pháp Thất Giác Chi (Tương Ưng V)
Con đường thực hiện trí tuệ của Thất Giác Chi tựu trung là:
III. Kết luận
Con đường thực hiện trí tuệ của Phật là thế, giản dị là thế. Nhưng bởi con người có các nhận thức, từ tâm, ý chí và dục vọng khác nhau nên lòng trăn trở khác nhau về ngõ đường thực hiện mà có ra các hệ phái, pháp môn tu khác nhau.
Nếu tất cả đều thấy rõ công phu chính của giải thoát là "như lý tác ý" để hàng phục tâm lý dao động của chính mình, thì sẽ đi ra khỏi các thắc mắc về bộ phái, về Đại, Tiểu pháp, về sự hư thật của hiện tượng giới. Bấy giờ vai trò của triết lý sẽ chấm dứt cùng lúc với các quan điểm dị biệt, mùa xuân của tâm thức sẽ ở lại mãi với cuộc đời như là sự kiện: "Đình tiền tạc dạ nhất chi mai".
TWO DIRECTIONS OF PSYCHOLOGICAL OPERATION
Tâm Anh
Human psychology has two directions: One is suffering or leading to suffering the other is happiness or leading to happiness. The first direction opens up a psychological world of birth and death. The second direction opens up the psychological world of liberation. Because living is about finding true happiness people have only one choice, which is to go into the second direction of generation. To enter this direction of operation is to enter wisdom or to go step by step of wisdom. Carrying out this second path means "building the kingdom of wisdom" of Buddhism which the term is called Dhammacakkapavattana - usually translated as "Turning the wheel of Dharma".
In this article, the author will briefly introduce the two operating directions of psychology mentioned above.
There are many sutras from Southern and Northern Pitakas that talk about psychological direction. Here, the author mentions some typical sutras.
According to the Sutra of Right View because people often pay attention to the ego - appearances of all things. Just like that the mind operates into a world of mind of the three worlds (Tibhava) arising and passing away of the appearances of egos arising and passing away. If on the contrary often pay attention to impermanence form or attention of the mind - Yonisomanasikaro - then the mentality of non-greed, non-hatred and non-delusion arises and directs the actions of body, speech and mind to manifest the ten good karma, nurturing wisdom. Just like that, that wisdom operates into a world of psychology where the ego is absent, the ego is called inanimate. The only possible path is called the path of "insight into reality".
If you let your mind wander into thoughts of ego, greed, anger and ignorance will arise and will cause your mind to waver and become unstable. These thoughts of ego can be introduced through eight categories.
If the mentality does not return to those eight categories of the thought that ego has reality, it will move away from the factors that cause metal fluctuations and will be at peace. This is what a Bodhisattva practicing the six paramitas must do, through the Diamond Sutra. This is the practice of "attention of the mind" or formless attention called "meditation".
3. Dharma of the seven characteristics of Bodhi. (Miscellaneous V)
The path to realizing the wisdom of seven characteristics of Bodhi, in sum:
III. Conclude
The way to implement Buddhist wisdom is like that, it's as simple as that. But because people have different perceptions, hearts, wills and desires, they have different concerns about the path to implementation, leading to different sects and methods of practice.
If everyone clearly sees that the main practice of liberation is "wise attention" to subdue one's own psychological fluctuations, then one will be free from questions about sects, about the Great and small Dharma, and about the truth, the reality of world phenomena. At that time, the role of philosophy will end at the same time as different viewpoints, the spring of consciousness will remain forever in life as the event: "The constant and unchanging nature of all dharma"