MẶT TÍCH CỰC CỦA SỰ SỢ HÃI TRONG VẤN ĐỀTU ĐẠO (Quang Minh)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình. Nhưng sợ hãi có mặt tích cực của nó trong vấn đềtu tậphành trìđạo pháp mà không phải ai cũng biết, sợ hãi là nếp tốt là đạo hạnh của sự lương thiện trong tâm hồn cao thượng. Vậy sự sợ hãi trong tu tậphành đạo như thế nào? Sự sợ hãi về quy luậtnhân quả, báo ứng trả vay. Trong đó nghiệp là chủ tạo tác bao nhiêu việc bất thiện, khi đó nghiệp sẽ tác động làm chủ thể tạo tác bị quả báotương ứng với nhân đã làm. Vì biết quả báo sẽ tới nếu làm việc bất thiện nên hành giảtu tậpsợ hãinhân quả, không làm việc bất thiện mà kéo theo khổ lụy phiền não bởi luân hồinhân quả trả vay. Vì sợ nhân quả nên phát tâmtu hành làm việc thiện lánh việc dữ, vì sợ nhân quả nên hành vi ứng xử, ngôn từlời nói, ý niệm khởi lên đều chơn chánh, thiện lành sẽ đưa tới quả an vui hạnh phúc. Vì sợ nhân quả mà con người sống tốt với nhau, vì sợ nhân quả mà làm việc gì cũng phải suy nghĩcẩn thận tránh điều bất thiện mà nghiệp báonhân quả sẽ là việc chịu tội báo phiền nãođau khổ mà chính mình tự chịu do việc làm xấu của mình đưa lại. Sự sợ hãiluân hồisinh tử. Mỗi lần luân hồi là mỗi lần chết đi và sống lại trong một hình hàihoàn toàn mới mà trí nhớ và ký ức hoài niệmquá khứtiền kiếp không còn nhớ, những gì có đều quên sạch ( trừ một số rất ít còn nhớ quá khứtiền kiếp của mình). Khi đó mình lại bắt đầu chuỗi sinh hóa của kiếp người hay vật đầu thai mà sống trong đời với cái thức mang tập khíquá khứ, nhưng khi quên lại làm lại từ đầu, khi quên thì bao công sức tu học lại làm lại, khi quên thì cuộc sống mơ hồ không rõ ràng, và sợ nhất khi quên thì dễ rơi vào đường dữ do bị lôi kéo dẫn dụ của thực tại khác trước, của bạn xấu, môi trường mới không tốt đem lại. Sự sợ hãiluân hồi kéo theo sự sợ hãi về cái chết, khi mà trong cuộc đờivô thường thì cái chết là chướng ngại cho sự tu tập và hành đạo. Cái chết có hai dạng là thuận tự nhiên chết về già và chết bất đắc do bệnh, tai nạn...làm cho người tu hành phải bỏ dở giữa chừng, bỏ việc hành trì và hoằng hóa độ sinh. Sự sợ hãiluân hồi, cái chết giúp hành giảtu tậpý thức được sự sống quý giá thế nào, thân thể là phương tiệntu tậphành đạo. Như đức Phật từng ví thân người khó được như nắm lá trên tay, còn mất thân người như lá cây cả khu rừng. Để mới biết được thân người rất khó, không chấp thân nhưng hãy trọng thân, coi đó là phương tiện mà tu tậpđạo pháp, bởi biết đâu khi chết thì thân này hoại và thân người thay bằng thân vật khác thì hối tiếc không kịp tháng ngày không tu tập mà chỉ tạo tác những nghiệp bất thiện mà giờ phải chịu đọa đày. Ở đây còn có sự sợ hãi cái chết thông qua sự nghĩ quẩn về vấn nạn tự tử, khi điều bất như ý trong cuộc sống xảy ra, mà nghĩ quẩn tìm tới cái chết mà nhờ sự sợ hãi về cái chết, sự sợ hãinhân quả, sự sợ hãi vì mất người thân, không còn thấy người thân, sự sợ hãi khi biết nếu nghĩ quẫn làm bậy đó sẽ làm đau thương mẹ cha, bạn bè, hàng xóm thì giảm nguy cơ tự tử không đáng có. Sự sợ hãi sẽ kéo lại sự chán sống của biết bao người đau khổ. Hay như sự sợ bị tai nạn, chết chóc sẽ làm cho những người tham gia giao thông biết sợ mà không phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn giao thông. Hay như sự bệnh thì ắt sẽ có động lực mà tập thể dục thể thao, ăn uốngtiết độ, sinh hoạt đúng giờ...Hay có khi người tu sợ đọc kinh không thuộc bị thầy quở trách mà lo học tu chăm chỉ... Sự sợ hãi tham, sân, si là cuội nguồn của tạo nghiệp bất thiện, chiêu cảmquả báoluân hồisinh tử. Sự sợ hãi tham, sân, si giúp hành giảchuyển hóa tham, sân, si thành giới , định, tuệ là ba pháp ấn của giải thoátnội tâm yên vui. Sự sợ hãi của luyến ái, chấp thủ, chấp trước trong sự tham đắm tài, danh, sắc, thực, thùy giúp người tu tậphành đạonhận thức được đó là nguồn gốc của nghiệp báo mà không làm điều gì phi pháp. Sự sợ hãi là bức tường ngăn cách việc làm thiện với bất thiện. Sợ làm điều xấu, sợ làm điều sai trái mà chịu nhân quả, sợ sự vô thường trong kiếp sống nhân sinh sự vô thường của mối quan hệ có khi có rồi không mà trân trọng phút giây hiện tại bên nhau...Và làm gì cũng phải nghĩ đến hậu quả thì đó là sự sợ hãinhân quảnghiệp báo thông qua sự tạotác nghiệp mà ra. Và người hành đạo hãy lấy sự sợ hãi àm pháp ấn tạo phương tiệntu tập và hành trìđạo pháp.