Thử dịch và lý giải lại chương I Lão TửĐạo Đức Kinh .
Phủ bản Hán văn Lão TửĐạo Đức Kinh. Lời ngỏ Một chiều ghé thăm phòng phát hành kinh sách ở chùa Bửu Long, tìm được cuốn "Ngộ nhận tính bi quan trong Lão TửĐạo Đức Kinh" của Thầy Viên Minh, mừng quá! Chúng tôi vội về thiền xá đọc ngay... càng đọc càng tri ân thầy, nhờ thầy mà chúng tôi càng hiểu rõ ràng hơn về đạo lý vô vi của Lão Tử mà thuở xưa còn hiểu rất mơ hồ... Lòng bồi hồixúc động khi nhớ lại các vị Thầy khả kính và những tháng ngày thân thương ở Đại họcVăn Khoa Sài Gòn một thời lưu dấu, về môn triết họcĐông Phương quá sâu xa và bí ẩn mà sinh viên chúng tôi khó thâm nhập được, nhất là tư tưởngLão Tử trong Lão TửĐạo Đức Kinh mà nhiều người cho là bi quanyếm thế. Nhưng khi đọc bài viết của Thầy Viên Minhchúng tôi mới nhận ra chỗ uyên thâm của Đạo và Đức mà Lão Tử muốn truyền đạt. Chúng tôi xin phép Thầy được tái bản cuốn sách này ở Đà Nẵng, Thầy chấp thuận và chỉnh lại tựa sách: Đừng Hiểu LầmLão Tử, một tựa đề rất cô đọng, hàm súc và thật tuyệt vời! Một lần nữa, Phật tử Đà Nẵng xin cung kínhtri ân Thầy, mong Thầy có thật nhiều sức khỏe để chỉ bày, soi sáng cho chúng con trên bước đường tu tập. Đà Nẵng, đầu thu Kỷ Hợi (2019) Nhóm thực hiện Lời nói đầu Năm 1992 khi Ni Viện Bửu Long được thành lập và một lớp giáo lý được mở cho Ni chúng. Ngoài những môn nội điển, Ni chúng còn được học thêm ngoại điển, trong đó có LÃO TỬĐẠO ĐỨC KINH, vì chúng tôi thấy rằng tinh hoaĐạo học của Lão Tử rất gần với cốt lõi của Đạo Phật. Phải nói là vì giảng Lão TửĐạo Đức Kinh cho Tăng Ni nên chúng tôi đành phải so sánhđối chiếu với Kinh điểnPhật giáo như một môn học tỷ giảo, vì vậy mà Tăng Nidễ hiểu hơn. Nếu phương pháp tỷ giảo có những ưu điểm của nó thì mặt khác đôi khi lại vô tình làm mất đi tính độc đáo và thuần túy của mỗi đạo lý riêng biệt. Thực ra, những bài viết này chỉ có mục đíchcung cấptài liệu cho Ni chúng trong lớp học, về sau do đề nghị của báo Cảo Thơm nên chúng tôi đã triển khai thêm cho bài báo được phong phú hơn để đáp ứng nhu cầu của độc giả. Đó là bài “THỬ DỊCH VÀ LÝ GIẢI LẠI CHƯƠNG I LÃO TỬĐẠO ĐỨC KINH”. Sau đó tờ báo Tuyển Tập Văn lại chọn đăng một bài viết khác, đó là bài “NGỘ NHẬN TÍNH BI QUAN TRONG LÃO TỬĐẠO ĐỨC KINH” vì ý tưởng mới lạ trong cách dịch và giải của nó. Chúng tôi thật tình muốn viết nhiều bài nữa về những vấn đềthen chốt nhất mà cũng dễ hiểu lầm nhất trong Lão TửĐạo Đức Kinh, nhưng vì quá bận nhiều Phật sự khác nên cho đến nay vẫn chưa viết thêm được bài nào. Chân lý chỉ là một và nó không thuộc độc quyềncủa riêng ai, nên những bậc giác ngộ như Đức Phật, Lão Tử, Krishna hay Chúa Jesus thì đều nói đến Đạo, Pháp, Thượng Đế... Tuy dụng ngữ khác nhau nhưng chúng tôi thấy chỉ là “đồng xuất nhi dị danh” mà thôi. Điều này chắc chắn có nhiều vị không đồng ý, cho là vơ đũa cả nắm. Không đồng ý cũng đúng, nhưng đó là vì mỗi người quan niệm Đạo, Pháp, Thượng Đế... mỗi khác chứ không phải chân lýsai biệt. Theo chúng tôi hiểu thì có thể trình độgiác ngộ cũng như cách khải thị của mỗi vị khác nhau, nhưng chân lý thì vẫn luôn luôn là một. Vì vậy, việc tỷ giảo, so sánh, đối chiếu các tư tưởngvới nhau sẽ giúp chúng ta thấy ra những điểm đồng, và chính từ những điểm cốt lõi này mà chúng ta dễ dàng tiếp cận chân lý chung nhất và phổ quát. Tinh thầnLão Tử rất nhất quán nên dù chỉ viết hai bài về Lão TửĐạo Đức Kinh nhưng trong đó cũng liên quan hầu như toàn bộtinh hoađạo lý của nhà Đạo Học vĩ đại này. Dẫu sao những luận điểm trong bài viết của chúng tôi không thể tránh khỏi những chủ quanthiên lệch, mong được các vị cao minh chỉ điểm. TĐ. Bửu Long, Mùa An Cư 2550 Viên Minh Bài đọc thêm: Lão Tữ Tinh Hoa- Nguyễn Duy Cần