Trong kinh điển có rất nhiều bộ kinh quý, kinh nào cũng là tối thắng thừa, là vua của các kinh vì nương theo kinh khế hợp chân tánh người học người tu để thành đạo thì kinh đó là vua. Như ốm đau được thuốc hay, tùy bệnh mà cho thuốc. Không thể đang đau bụng mà dùng thuốc đau đầu được. Thuốc đau bụng dùng cho đúng người đang đau bụng thì là thuốc hay thuốc quý, người đau đầu thì dùng thuốc đau đầu thì thuốc đó là thuốc được thuốc tốt. Công năng diệu dược tùy bệnh mà sử dụng đúng thuốc thì thuốc đó mới hiệu quả. Trong quá trình tu học cũng vậy, người tu tùy khế kinh hợp tâm thì kinh đó là phương thuốc vi diệuxoa dịuphiền não, làm hành giảtu hànhgiải thoát được kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sinh trược, mạng trược. Để tìm được khế kinh hợp tâm thì người tu phải tìm hiểu, tu học và thực hành từ đó mới tìm racon đườngtu hànhphù hợp với căn cơbản thân, từ đó ngõ hầu tiến tu tới quả vịgiải thoát. Khi tâm được khai mở thì trí huệ sáng và tham sân si dần chuyển hóa thành giới định huệ thông qua sự tu học, thực hành và chứng ngộ. Trong đó pháp học là tìm hiểukinh điển, người tu học cần ghi nhớ những lời dạy chính, chốt lại ý chính của kinh để từ đó áp dụngtu tập và thực hành. Vì có học không hành thì không thấy đạo, có hành không học thì kiến đạo thấy đạo có phần khó khăn. Nên song hành cả học và hành là phương pháp tốt trong tu hành. Lúc xưa trong mấy vị đệ tửđức Phật thì Ngài A Nan tuy đa văn đệ nhất, biết nhiều kinh kệ, được thân cận luôn luôn bên Phật, nhưng cũng lại là người chứng quả vị cuối cùng vì Ngài An Nan tuy đa văn nhưng lại ít thực hành hơn cả. Nên mới thấy đa văn chỉ bổ trợ cho tri thức, trí tuệ và cho sự thấy biết. Nhưng để hành đạo, ngộ đạo lại cần thông qua thực hành và chứng ngộ. Nên pháp học đã quan trọng mà pháp hành lại còn quan trọng hơn. Lúc trước Châu Lợi Bàn Đặc là đệ tử của đức Phậtnổi tiếng là không thông minh, nghe trước quên sau, trí tuệ mê mờ, thần trí không tập trung được, ghi nhớ đã khó nói gì thực hành. Thấy vậy Đức Phật nói Châu Lợi Bàn Đặc, ông hãy ngồi tại đây, mặt quay về hướng đông, vừa lau khăn này vừa nói: “Tẩy sạch dơ bẩn, tẩy sạch dơ bẩn". Vâng lờiThế Tôn, ông vừa lau tay vào miếng vải vừa bảo: “Tẩy sạch dơ bẩn, tẩy sạch dơ bẩn”. Chiếc khăn ban đầu sạch, bây giờ nhớp nhúa. Từ đó ông nhận ra vì thân này mà khăn đã mất hết sự sạch sẽ tinh khiếtban đầu và trở thànhnhiễm ô cáu bẩn, nên thốt lên: “Các pháp là vô thường”. Và chuyên chú vào kiến giảisinh diệt này, ông khai mở tuệ giác. Đấng Đạo sư biết ông đã khai mở tuệ giác liền bảo: “Châu-lợi-bàn-đặc, đừng nghĩ rằng chỉ mảnh vải ấy trở thành cáu bẩn mà ngay trong tâm ông tham ái, bất tịnh và những cấu uế khác cũng đầy rẫy; ông hãy tẩy sạch chúng”. Rồi Ngài phóng hào quanghiện thân đến ngồi trước mặt ông đọc Pháp Cú:
Tham ô nhiễm, chẳng phải là bụi bẩn. Ô nhiễm chính dùng để chỉ lòng tham. Các Tỳ-kheo, hãy tẩy sạch tham lam, Và sống đúng giáo pháp bậc vô nhiễm.
Sân ô nhiễm, chẳng phải là bụi bẩn. Ô nhiễm chính để dùng để chỉ hận sân. Các Tỳ-kheo, hãy tẩy sạch lòng sân, Và sống đúng giáo pháp bậc vô hận.
Si ô nhiễm, chẳng phải là bụi bẩn. Ô nhiễm chính dùng để chỉ ám si. Các Tỳ-kheo, hãy tẩy sạch si đi, Giáo pháp bậc không si, nên theo đúng.
Dứt bài kệ, Châu-lợi-bàn-đặc chứng A-la-hán và các thứ thần thông, và cùng với thần thông, ông thông suốt cả ba tạng kinh điển. Như vậy, cho dù căn cơthông minh hay chậm lụt, thì với sự tinh tấntu hành, siêng năng hành đạo thì cũng có một ngày chúng ta lại sẽ được chứng như Châu Lợi Bàn Đặc. Ngày nay chúng ta có đầy đủ phương tiệntu học, từ y phục thuốc men, sách kinh điển, pháp thoại, internet, điện thoại, máy tính đều có thể tìm kiếm trang web kinh phật, những lời dạy của Phật, của các thầy truyền giảng giáo lý...nhưng vì sao thời nay lại ít người chứng ngộ đạt đạo, đó là do tuy pháp học thì nhiều mà pháp hành lại ít hay không được sâu. Bằng cấp, năm tu học chỉ phản ánh một phần đạo pháp, còn đạo pháp cao hay thấp lại dựa vàotâm đạo, tâm hành, tâm chứng ngộ. Nên siêng năng tu học, hành thiện giúp đời cũng là giúp chính bản thânthoát khỏi những phiền lụy khổ đau của kiếp sống nhân sinhvô thường.
Tu đạo nương kinh phật Hành đạotừ tâm khởi Siêng năng tinh tấn học Kiên trì hành sẽ thành.