Trong cuộc sống không ít lần chúng tabuồn phiền khổ lụy, cũng có phút giây hạnh phút vui sướng. Nhưng sự buồn phiềnđau khổ hay hạnh phúcvui vẻ đó đều do tâm tiếp nhận diễn biến hay kết quả từ thực tại các pháp mà có khởi tâm như vậy. Cùng nhìn nhận một vấn đề, có người trong hoàn cảnh tương đồng, nhưng tâm thế đón nhận khác nhau thì cho ra kết quả khổ đau hay hạnh phúc cũng ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Vậy mức độ nặng hay nhẹ đối tâm với cảnh đó thì cũng do chấp hay buông, dính mắc hay giải thoát, chấp nhận hay trốn tránh, đối mặt hay buông xuôi, nghị lực hay tự ti...mà ra cả thôi. Đạo là con đường lấy sự giải thoát mọi buộc ràng làm tông chỉ. Nếu một khi tâm không khởi chấp nơi cảnh thì cảnh cũng không thể tác động nơi tâm, và như " hoa sen gần bùn mà không hôi tanh mùi bùn" đó là đặc tính của thể tánh tâm, tâm vốn uyên nguyên thanh tịnh, bình lặng, tĩnh tại. Chỉ vì khởi niệm vọng động trần lao mới có tâm sinh diệt, tâm vọng tưởng, tâm chúng sanh. Tu đạo là nhằm đưa cái tâm về với bản thểchân thật của nó, khi tâm không đắm chấp, chấp thủ, chấp kiến, chấp trượt, chấp mê hay thậm chí chấp ngộ thì tâm uyên nguyên trong sự thanh tịnh, và đó chính là đạo, là con đườngđưa tới sự an vui và hạnh phúc. Trạng thái của tâm sinh diệt là sự khởi niệm bám chấp nơi hư ảo của trần thế mà cho là thật tướng, chấp ngã, chấp nhân, chấp chúng sanh, chấp thọ giả. Nương theo các pháp mà trong ý niệmsinh khởisinh diệtliên tục và từ chấp lại sinh ra các trạng thái của tâm trong cái gọi là thất tình là bảy thứ tình cảm của tâm và là nguyên nhân gây ra cảm thọ khổ đau hay hạnh phúc. Và khổ đau hay hạnh phúc đó nương gá vào hiện thực của các pháp, do các pháp sinh diệtvô thường nên các pháp cũng không thật tướng. Do không thật tướng nên khổ đau hay hạnh phúc kia cũng chỉ là giả tạm, hư ảo. Và đạo là con đườngđưa tới sự an lạc và thanh tịnh trong tâm qua sự tu tập thân, khẩu, ý nương theo các pháp phương tiện có khác nhau mà tạm chia ra các tông các phái khác nhau, nhưng chung quy cũng lấy sự giải thoát làm mục đích sau cùng và hướng về. Vậy khi đối các pháp tâm không khởi động niệm, tâm thanh tịnh ý lặng thì đó là trạng thái tâm an nhiêngiải thoát. Quang Minh