Có một câu chuyện rất hay trong Tiểu Bộ Kinh đề cập về các pháp môn tu có thể giúp chúng tathực tập để cuộc sống của mình được hạnh phúc và an lạc. Có một vị sa môn cư trú gần bờ biển, thầy tu tập rất tinh chuyênnên được cả thôn làng cúng dường đầy đủ không thiếu một vật gì. Thầy nghĩ chắc mình đã chứng được Thánh quả (A la hán). May mắn cho thầy, có một vị Thiên nhân trong kiếp quá khứ từng là bà con với thầy, hiện xuống cho biết: "Thưa thầy, thầy chưa chứng quả gì hết". Vị sa môn kia nghe vậy giật mình, bèn hỏi: "Thưa Thiên nhân, ai trên cõi đời này đã từng chứng quảA la hán, hay đang trên đường chứng Thánh quả?" Thiên nhântrả lời: "Có một người, đó là đức Thế Tôn ở thành Xá Vệ, người đã thành đạtThánh vịA la hán. Thầy nên đến đó tham học với ngài". Vậy là thầy ôm bát tới thành Xá Vệ. Lúc ấy, đức Thế Tôn đang đi vào làng khất thực và sa mônBāhiya kia rất nôn nóng nên theo bên cạnh đức Thế Tôn thưa: "Bạch đức Thế Tôn, xin ngài từ mẫn dạy cho con tu học". Đức Phật nói: Chưa phải thời, Bāhiya". Thế nhưng thầy Bāhiya vẫn đi theo bên chân đức Phật. Lần thứ hai thầy thưa: "Xin ngài từ bidạy cho con phương pháp tu học". Đức Phật lại bảo: "Bāhiya, chưa phải thời". Lần thứ ba cũng thế, thầy năn nỉ: "Xin ngài từ bidạy cho con phương pháptu học, để con có thể chứng đạt Thánh quả A la hán". Lần này, sau khi thọ trai xong, đức Phậtbảo: "Đúng thời rồi, Bāhiya, ta sẽ dạy cho ông". Và đức Phật thuyết một thời pháp rất ngắn: "Này Bāhiya, thầy nên tu tập như sau: Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong các cảm thọ, sẽ chỉ là cảm thọ. Trong thức tri, sẽ chỉ là thức tri. An trú được như vậy thì đoạn dứt được sầu khổ, bất an hiện đời và chứng quả A la hán". Đức Thế Tôn chỉ dạy một bài pháp ngắn như thế, nhưng thầy Bāhiya là một người rất ham tu, nên nghe lời Phật dạy xong liền đến dưới bóng mát của một cội cây bên đường thiền tọa. Sau đó thì tâm thầy bừng sáng vì đã thấu tỏ được lời dạy của đức Thế Tôn. Thầy ôm bát đi về, trên đường về chẳng may bị bò húc chết. Đức Thế Tôn sau khi khất thực xong, trên đường trở vềtịnh xá, thấy xác của thầy Bāhiya, ngài bảo các vị tỳ kheo: "Các ông hãy để xác thầy Bāhiya lên chõng tre, hỏa thiêu xong thì rải tro đi. Đây là bạn đồng hành, người đồng phạm hạnh của các ông vừa mới ra đi". Sau khi làm tang lễ cho Bāhiya xong, các thầy vân tập lại bên cạnh đức Thế Tôn, thưa: "Bạch Thế Tôn, vị tỳ kheo này vừa mới đến, học với Như Lai một vài câu rồi ra đi, vậy có thể nhậpNiết bàn được không?: Đức Phậtxác nhận: "Tỳ kheo Bāhiya đã dứt sạch hết lậu hoặc, chứng Thánh quảA la hán và đã vào Niết bàn". Câu chuyện ngắn này cho chúng ta đôi điều về bài học của sự thực tập. Thầy Bāhiya chỉ trong một lần nghe bài pháp ngắn của đức Thế Tôn mà đã quán chiếu, tu tậpthành công. Nội dung này rất quan trọng và rất cần cho chúng ta trong việc học hỏi và thực tậplời Phật dạy. "Cái thấy chỉ là cái thấy, cái nghe chỉ là cái nghe, cảm thọ chỉ là cảm thọ, thức tri chỉ là thức tri. An trú nơi pháp quán ấy thì có thể đoạn dứt sầu khổ, thành tựu an lạc". Có thể an lạc của sự chứng nghiệmNiết bàn, chứng nghiệmgiải thoát vẫn còn xa, nhưng điều chúng ta cần thực hiệntrong đời sống bình thường là làm sao cho sầu khổ, buồn giận... rụng rơi. Thực tập được như vậy thìchúng ta có thể sống giữa cuộc đời, giữa lòng người vốn đầy khó khăn, phiền trược, bất toàn... mà vẫn có thể an nhiên, tự tại. Chúng ta hãy thực hành ngay trong cuộc sống thường nhật. Vào những ngày rảnh rổi, hãy dành một ít thì giờ để ngồi yên, toàn thân thư giãn và chú ý đến hơi thở của mình - chú tâm trên mỗi hơi thở vào, mỗi hơi thở ra. Phương phápthực tậpđơn giản, gần nhất là nhận biếthơi thởđi vào, đi ra bên trong cánh mũi. Chỉ đơn thuầnnhận biết, quán sáthơi thở vào, hơi thở ra như vậy mà không để ý thức nhận xét gì về hơi thở.
Mọi thưởng thức về phương diệnvật chất cho ta sự thoải mái, thích thú đều là những cảm giácphù phiếm ở bên ngoài. Ta hãy biết quay vềthưởng thức cái sẵn có trong mình, như hơi thở chẳng hạn. Khi biết quay vềthực tậpquán sáthơi thở, lợi lạc đầu tiên là chúng ta có thể làm cho hơi thở mình càng ngày càng êm dịu, nhẹ nhàng, khiến cho hơi thở mình trở nên có phẩm chất, nhờ đó mà thân tâm được nuôi dưỡng, tật bệnh được đẩy lùi, và cuối cùngđạt đếncông năngkỳ diệu nhất đó là thanh lọc, chuyển hóa được tâm mình. Khi tâm mình xao xuyếnbất an, ta chỉ cần làm một việc đem tâm về an trú nơi hơi thở, nhận biếtrõ rànghơi thởđi vào - đi ra là ta có thể lấy lại được sự cân bằng, thư thái của thân và tâm. Nếu có người đưa đến cho ta chuyện phiền não, buồn giận, ta hoàn toàn có khả năng làm được hai điều cùng lúc: việc đầu tiên là ngồi yên lặng, giữ tâm thật bình tĩnh để nghe; thứ đến, ta hãy để tất cả những lời nói kia đi qua đi lại như gió đi ngang qua mành lưới. Đó là cách tu hạnh Bồ tát. Thử nghĩ, nếu có một người chịu khó nghe ta chia sẻ, cho ta trút hết nỗi khổ niềm đau thì ta đâu cần làm gì nhiều mà vẫn giúp cho tâm tư nhẹ lại, nỗi khổ dần vơi đi hoặc thậm chí tan biến. Đây là vấn đề thường xảy ra trong gia đình của chúng ta. Thực tập hạnh Bồ tát để có thể ngồi yên lắng nghe được những gì người kia muốn nói với mình là ta cũng đang thực sự lắng nghe từng hơi thở, từng cảm thọ đang biểu hiện trong mình. Lúc bấy giờ trong ta "sự nhận biết tỉnh sáng" đang có mặt, chứ không đánh mất mình hay bị cuốn hút theo những buồn phiền, giận hờn... mà người kia đang biểu lộ với mình. Chúng ta nghe như thế nào để vừa có thể phòng hộ được thân tâm mình, vừa cảm thông sâu sắc được với nỗi khổ, niềm đau của người đối diện, đó là cả một sự thực tậpcông phu. Thế thì chúng ta đã có một phương pháptuyệt vời đó là vừa giúp người kia giải tỏa được nỗi buồn giận và đồng thời làm cho năng lượngthực tậptích cực của mình được thăng tiến, hóa giải được những tâm hànhtiêu cựctrong đời sống: "Hãy nghe như chỉ là nghe, thấy như chỉ là thấy, cảm thọvui buồn chỉ là cảm thọ vui buồn", mà đừng tưới thêm gì từ ý thức vào nữa cả. Đây là phương pháptu tập rất mầu nhiệm và chỉ cần thực tập ngần ấy thôi cũng đủ làm cho chính ta, đời sốnggia đình ta, người thân xung quanh ta trở nên an vui, hạnh phúc. Có một bà cụ Phật tửtín thuậnTam Bảo rất sâu sắc. Khi qua Mỹ, vì lớn tuổi không làm gì được nên bà bỏ thời gian mấy mươi năm nương vào chùa để vừa được tu tập vừa làm công quả, cũng như làm những việc từ thiệnxã hội. Nhưng bất ngờ bà bị tai biến mạch máu não. Con cái lo chăm sóc tận tình cho đến ngày bà đi đứng lại được, nhưng những ngày gần cuối đời, tánh tình bà thay đổi hoàn toàn. Bà trở nên rất hay nóng giận, vung vãi những lời thô ác, không một ai khuyên nhủ gì được. Bà không còn là con người của những ngày được ở trong chùa nữa. Trường hợp kể trên chứng tỏ cho chúng ta biết một điều rằng nghiệp thức của con ngườinếu không biết tu tập đúng cách thì không phải dễ chuyển hóa; nó có thể vẫn còn nằm yên đấy do vì chưa đủ điều kiện biểu hiện. Những hạt giốngbất an, buồn giận, những lời nói thô ác đã gieo vào trong tâm thức mình, nếu ngay lúc này mình không biết nhận diện để chuyển hóa thì nó vẫn còn nằm nguyên ở đó; và rồi ta vẫn còn có thể bị chi phối bởi những tập khí xưa cũ, vẫn nói ra những lời thô tháo, vẫn đem đến buồn giận, bất an cho mình và cho người. Vì vậy, ngay bây giờ chúng ta hãy thực tậptrị liệu bằng cách đem tâm về an trú ngay nơi hơi thở, ý thức sâu sắc mỗi hơi thở vào, hơi thở ra, làm cho tất cả những cảm thọvui buồn, bực bội theo hơi thở mà dần tan biến, đến lúc chúng không còn chỗ trong tâm thức. Chúng ta cần thực hành ngay khi chúng ta còn khỏe mạnh. Ai ở trong đời cũng đến rồi đi như giấc mộng. Nếu không khéo tu tập thì trong giấc một đời người chúng ta sẽ chuốc lấy bao khổ đau, phiền lụy và tiếp tục rót thêm vào thân tâm những giọt nước ô nhiễm, độc hại. Chúng ta hãy nghe như thầy Bāhiya ngày xưa, chỉ nghe một lời dạy ngắn của đức Phật: "Hãy để cái thấy chỉ là cái thấy, cái nghe chỉ là cái nghe, cảm thọ chỉ là cảm thọ, thức tri chỉ là thức tri", mà ứng dụngthành công trong sự thực tập. Pháp môn này ngày xưa các bậc thầy đã từng thực tập và chứng nghiệmđược Thánh quả. Chúng ta hãy thực tập để chứng nghiệm được sự an lạc ngay trong cái thấy, cái nghe, cái nhìn... bằng sự quay vềan trú trong hơi thở của chính mình. Khi thực tậpthưởng thứchơi thở của mình từng ngày một cách sâu sắc; ta thấy những gì có mặt trong ta, những gì cuộc sống đã ban cho ta, tất cả đều là quà tặng hạnh phúc. Do vậy, từng phút, từng giây ta hãy biết trân quý hơi thở của mình. (Trích từ: Cành Triêu Nhan) Bài đọc thêm: Thiền Tập Nhập Môn Hướng dẫn thiền tập(HT. Giới Đức-Minh Đức Triều Tâm Ảnh)