"Đệ tử chúng
đẳng nguyện đại vị
sư trưởng huấn dục chi ân,
phụ mẫu sinh thành chi đức.
Nhất tâm đảnh lễ thập phương trường trú Tam Bảo". -
Đệ tử chúng con nguyện vì ơn lớn của
sư trưởng dạy dỗ, đức rộng của
cha mẹ sinh thành.
Nhất tâm đảnh lễ Tam Bảo thường trụ trong
mười phương.
Lạy xuống lạy thứ ba,
chúng ta lạy ta
công ơn sư trưởng dạy dỗ và
ân đức rộng như biển cả của
cha mẹ sinh thành.
Ngày xưa theo
truyền thống đạo đức của
văn hóa Đông phương, ơn dạy dỗ của vị thầy được xem lớn hơn ơn
cha mẹ. Ơn của của thầy đứng trước ơn
cha mẹ.
Quan niệm quân - phụ
ngày xưa trên
thực tế không hẳn đã sai. Thứ bậc sư[/]đứng trước [i]phụ (
cha mẹ) là
ý muốn nói
công ơn dạy dỗ của người thầy xét ở chiều dài của
đời sống con người là rất lớn.
Nơi đây, tuy không phải là đất nước có nền
văn hóa rực rỡ,
lâu đời như
Trung Quốc,
Ấn Độ... thế nhưng
chúng ta may mắn được
cư ngụ tại một cường quốc đang
dẫn đầu thế giới trong mọi
lãnh vực.
Chúng ta đang được
hấp thụ một nền
văn hóa đa dạng (hội tụ bởi nhiều
chủng tộc trên
thế giới); được
học hỏi một nền
học thuật tối ưu
do bởi những bậc thầy giỏi truyền dạy, chính họ đã mở mang
kiến thức và
nâng cao trình độ hiểu biết của
chúng ta và đó được
xem như một tặng phảm
vô giá. Dù ở đâu,
vị trí của người thầy
trong đời sống cũng được đặt nặng là điều
tự nhiên.
Cha mẹ sinh ra
hình hài ta là chỉ mới
hoàn thiện phần đầu. Người thầy dạy ta, tặng cho ta
trí thức chính là người
hoàn thiện tính cách cũng như những phẩm chất làm nên
giá trị con người của ta. Người Việt
chúng ta hơn ai hết rất
kinh nghiệm điều này.
Thế hệ ông bà,
cha mẹ khi đưa ta đến đây đã
vất vả vô cùng; họ phải
tranh đấu trong
hoàn cảnh thiếu hụt hàng ngày, để nuôi nấng, chăm sóc con cháu mình và làm bằng mọi cách cho chúng được đến trường. Họ ươm mầm
hy vọng, mong sao cho con cháu mình được dạy dỗ,
học hành thành đạt, có bằng cấp, nghề nghiệp trong tay. Họ
hy sinh bản thân để
nuôi dưỡng thế hệ kế thừa vươn lên, cho nên nấc thang quân - sư - phụ
vẫn có giá trị gần như
tuyệt đối.
Quan niệm này ăn sâu thành nếp nên đã gầy dựng được cho các
thế hệ thứ hai, thứ ba của người Việt gặt hái những
thành công rực rỡ tại hải ngoại.
Bước vào
đời sống tâm linh, các bậc thầy có một
địa vị khác biệt trong
tâm thức đệ tử,
tín đồ. Người thầy
tâm linh là người khơi mở tâm
ban đầu cho
chúng ta bước vào
con đường đạo; dẫn dắt
chúng ta đi vào thăm dò đời sống bên trong của chính mình, để rồi từ đó tự mình có thể đào xới,
khám phá chính mình.
Vị thầy tâm linh đúng nghĩa, đó là người trao tặng cho ta
phương pháp tu tập để
gột rửa, thanh lọc, loại trừ khổ đau trong
thân tâm, cũng đồng nghĩa là giúp ta đến được đầu nguồn của
hạnh phúc ngay ở trong ta.
Hai chữ
hạnh phúc nghe
đơn giản nhưng chắc hẳn không phải chỉ có
tiền của,
danh vọng là liền có được nó. Thử lấy ví dụ gần
nhất như tổng thống nước Mỹ,
danh tiếng vang lờng, nhưng trong ông vẫn đầy
lo âu,
phiền não như bao nhiêu người.
Địa vị,
quyền uy,
danh tiếng luôn đi kèm với nhiều
trách nhiệm, bổn phận, và đó là
gánh nặng, là
bất an, là khổ. Do vậy, có
địa vị cao,
uy quyền tột đỉnh trong
xã hội hay thủ đắc nhiều
tiện nghi vật chất sang trọng,
cho đến sở hửu tình độ
trí thức học thuật, bằng cấp cao... ở
nhân gian đôi khi
không giải trừ được niềm đau, nỗi khổ của tâm mình.
Rõ ràng chúng ta thấy
hạnh phúc,
an lạc thực sự không có mặt trong những tiện ích
vật chất của
đời sống, trong những niềm vui cạn cợt từ việc
thỏa mãn của
bản ngã, của cái tôi. Hơn nữa, dù có cao sang quyền quí, sống trong tột đỉnh
danh vọng, có
thọ mạng dài hơn một trăm năm,
cuối cùng rồi
chúng ta cũng theo
tiếng gọi thì thầm của đất, trả thân này về với đất, không thể khác.
Ơn lớn của
con đường tâm linh là các bậc thầy đã khai sáng, mở ra cánh cửa đầu tiên trong cuộc sống cho
chúng ta nhận chân được thứ
hạnh phúc đích thực từ chính
con người mình. Nếu
chúng ta sống
một đời vị tha,
bao dung thì lòng ta
an bình, tĩnh tại, tràn ngập niềm vui. Ta có thể
giải trừ được nhiều nỗi
đau khổ,
bất an,
u uất... trong tâm,
vượt qua được những khổ ải của
cuộc đời.
Các
vị thầy tâm linh thường lay ta
thức dậy, mở con mắt trí tuệc ho ta, giúp ta
nhận biết trong
hình hài năm uẩn này còn có một sự sống bằng tuổi thọ của
hư không vô sinh bất diệt, vượt thoát
tử sinh trong
ba cõi; ấy là
tâm Phật bất động, là
Niết bàn tịch tĩnh.
Vì vậy, ơn các
vị thầy tâm linh thật lớn lao
vô cùng.
Khi
năm vóc sát đất lạy tạ
công ơn các bậc thầy dạy dỗ, cũng là lúc
chúng ta nhớ đến các bậc
sinh thành đã đưa ta vào đời, đã cho ta
thân hình nguyên vẹn.
Ân đức lớn lao này khó có
ngôn từ nào có thể
diễn đạt; người ta chỉ có thể ví
công ơn cha mẹ như núi cao, biển rộng, như suối nguồn
vô tận mà mà thôi.
Nếu ta sinh ra không được
cha mẹ nuôi dưỡng cho lớn khôn,
thân thể này không phát triển hài hòa thì tất cả những
thành tựu; những tiện ích và mọi
giá trị đang có trong
cuộc đời biết đặt vào đâu? Ngược lại, khi
cuộc đời có đầy đủ mọi thứ nhưng không có thân người thì còn
ý nghĩa gì?
Công danh,
sự nghiệp,
vật chất,
của cải... mọi thứ sẽ không còn
giá trị khi
hình hài này không có mặt.
Ngoài ra, khi
của cải,
tài sản, nhà cửa, xe cộ, người thân... đầy đủ nhưng nếu ta tật nguyền, ốm đau hay ta sớm bắt tay với thần chết thì mọi thứ cũng đều
vô nghĩa. Như vậy,
cha mẹ dù chưa cho ta điều gì to lớn, nhưng cho ta một
hình hài như thế này đã là quá tuyệt vời! Cho nên ơn của người đưa ta vào đời là sâu nặng.
Ông bà,
cha mẹ bao đời của ta đã luôn sống
giữ gìn đạo đức, nề nếp
gia phong.
Đời sống các vị rất đẹp, rất lành nên sinh ra ta có đầy đủ
nhận thức, không bị tật nguyền..., đó cũng là một ơn quá lớn đối với
chúng ta rồi, không cần tặng thêm cho
chúng ta điều gì cả. Không cần di chúc để lại
gia tài to lớn, nhà cửa, của tiền..., chỉ cần nhìn lại
chúng ta đang có một
hình hài toàn vẹn, khỏe mạnh là đã xứng đáng cho
chúng ta tri ân vô vàn đối với các bậc
sinh thành.
Nếu ta có
một đời sống
vật chất đầy đủ nhưng trong trái tim không có sự
tri ân, không
biết ơn nghĩa thì
chúng ta vẫn là người
bất hạnh, vì điều đó sẽ
ảnh hưởng đến nhiều
thế hệ tương lai của
chúng ta. Con cháu ta
chắc chắn không
kế thừa được chất liệu cao đẹp,
tốt lành từ
tinh thần tri ân để làm nên
hạnh phúc bởi
cha mẹ không có gì để trao gởi. Cho nên
tinh thần tri ân không những là món quà làm cho
đời sống chúng ta hạnh phúc, mà tự thân nó là một phẩm chất
đạo đức. Phẩm chất
đạo đức của
đời sống cá nhân và
gia đình thể hiện qua việc biết
nuôi dưỡng lòng
tri ân, biết
thương yêu chia sẻ,
chắc chắn tạo nên một dòng chảy
tốt đẹp qua nhiều
thế hệ, từ đó có thể góp phần
thúc đẩy sự thiện lành cho
xã hội chúng ta một cách
bền vững và
lâu dài.
"Đệ tử chúng
đẳng nguyện đại vị
lịch đại tổ sư truyền pháp chi ân,
thất tổ cửu huyền chi đức.
Nhất tâm đảnh lễ thập phương trường trú Tam Bảo". -
Đệ tử chúng con vì ơn lớn
truyền pháp trong
quá khứ của các
thế hệ tổ sư, đức rộng của dòng tộc
nội ngoại nhiều đời.
Nhất tâm đảnh lễ Tam Bảo thường trụ trong
mười phương.
Lạy xuống lạy thứ tư, đầu tiên
chúng ta đảnh lễ tri ân các bậc thầy đã
giữ gìn và trao truyền
Phật pháp, dảnh lễ
thù ân dòng họ tâm linh đã nuôi lớn
đời sống tâm thức chúng ta. Thứ đến,
chúng ta đảnh lễ các
thế hệ tiền nhân hai bên
dòng họ nội, ngoại từ bao nhiêu đời về trước. Bốn chữ "cửu huyền thất tổ"
đại biểu cho phả hệ
sinh thân của
chúng ta; hàm nghĩa
hình hài này có mặt không phải chỉ từ
cha mẹ, mà do từ hạt mầm của ông bà
tổ tiên nhiều đời trước đã sinh ra
cha mẹ mình.
Rõ ràng chúng ta có mặt trên đời ngày hôm nay không phải nhờ
một mình cha mẹ hiện đời, mà nhờ vào rất nhiều
thế hệ tổ tiên đã
nuôi dưỡng,
bảo trì nòi giống để nay ta mới có mặt.
Chúng ta nên biết rằng các
thế hệ tổ sư, các bậc thầy
tâm linh đã
trải qua nhiều đời dấn thân
tu hành,
khám phá và không ngừng
hoằng dương chánh pháp để ngày hôm nay, tại đây,
chúng ta may mắn được ngồi
với nhau cùng
tu tập, được nghe
giáo pháp, được học những trang kinh là một
hành trình quả thật không
đơn giản. Từ
điều kiện vật chất tiện lợi tạo nên môi trường tốt cho
chúng ta tu học, đến những phương thức
nâng cao đời sống tâm linh, phát triển
tuệ giác... tất cả đều là mồ hôi, tâm huyết, sự
thông tuệ của người đã
dày công xây dựng và hiến tặng.
Tìm một người thầy giỏi để dạy chữ,
đào tạo kiến thức ở ngoài đời nhiều lúc không phải dễ, huống hồ tìm một vị thầy khả chứng để hướng dẫn
tâm linh. Thầy dạy học ở đời không phải là thầy
tâm linh, không phải là người dạy cho ta biết
tu tập. Người thầy hướng dẫn việc
tu tập phải là người có
công huân hành trì, có
kinh nghiệm nội tại mới có thể dạy cho người khác
thực hành theo được. Nếu chỉ là người thông
kinh điển mà chưa thực sự nếm trải hương vị
Phật pháp thì những lời
truyền đạt của vị ấy không thể đánh động vào
tâm thức người học, người nghe và như vậy khó có thể
giải trừ được tận gốc rễ những
phiền não, khổ đau trong
thân tâm để đến với
an lạc thực sự.
"Đệ tử chúng
đẳng nguyện đại vị
thiện hữu pháp lữ chi ân,
viễn cận thân bằng chi đức.
Nhất tâm đảnh lễ thập phương trường trú Tam Bảo". -
Đệ tử chúng con, xin vì ơn lớn
bạn đạo gần xa, đức rộng của láng giềng
thân hữu.
Nhất tâm đảnh lễ Tam Bảo thường trụ trong
mười phương.
Lạy xuống lạy thứ năm,
chúng ta đảnh lể
tri ân những
thiện hữu,
pháp lữ, là những người bạn tu của
chúng ta.
Viễn cận thân bằng là những người bạn gần và xa, tức những người bạn trong đạo và bạn ngoài đời của mình.
Trong cuộc sống thường ngày
chúng ta rất cần có người bên cạnh. Ở ngoài đời đôi khi con cái lớn lên đi học xa, hoặc
lập gia đình rồi nhiều lúc không còn gần bố mẹ, hay vì
hoàn cảnh, công
việc làm ăn nên mỗi người đành phải mỗi nơi. Do vậy, người gần
chúng ta bấy giờ nhiều khi là những người bàn, những bằng hữu trong các mối quan hệ ở đời.
Người tu cũng cần có bạn để chia sẻ, giúp đỡ những lúc khó khăn,
vấp ngã, gọi là
pháp hữu hay
pháp lữ. Có bạn
để tâm sự, giải tỏa nỗi niềm. Có bạn để hỗ trợ, giúp ta
tinh tấn trên
con đường dài
tu tập. Rất nhiều
thiền sư trong
quá khứ không phải sáng tâm,
ngộ đạo nhờ thầy mà nhờ bằng hữu. Cho nên
chúng ta hãy nghe những câu như: "Ăn cơm có canh,
tu hành có bạn" hay "Học thầy không tày học bạn".
Ngôn ngữ nhà chùa thường đề cập đến khái niệm "Pháp, tài, lữ, địa". Đây là bốn
điều kiện cần có để
yểm trợ cho một người tu. Trong đó lữ là bạn hữu, muốn nói đến tầm
ảnh hưởng quan trọng của những người bạn
trong đời sống
tu hành. Pháp là
phương cách hành trì,
tu tập.
Chúng ta có được một
pháp môn thích hợp để
ứng dụng là điều
may mắn. Tài là
vật chất,
tiền của là những
điều kiện chăm sóc,
nuôi dưỡng cho
đời sống mình. Nếu ta quá
thiếu thốn, quá
nghèo đói thì khó có thể
tu tập được.
Hiện tại,
chúng ta là những người có
hoàn cảnh thuận lợi để
tu tập: không quá giảu tiền như tỷ phú, cũng không quá
nghèo khổ đến mức thiếu ăn. Địa là
hoàn cảnh, môi trường sống của
chúng ta. Ở trong môi trướng
phức tạp, những vùng không có
bóng dáng đạo Phật, ở nơi chốn đầy dẫy sự
bất an... thì cho dù
chúng ta có ham tu cách mấy,
hoàn cảnh cũng không
cho phép.
Chúng ta nhìn lại mình nếu thấy hội đủ bốn
điều kiện kể trên thì đó là một điều thật
may mắn. Có
không gian thanh bình, tĩnh lặng để
thực tập, có tăng thân chung quanh đầy ấp
năng lượng hỗ trợ,
che chở. Có các
vị cư sĩ thương quý
yểm trợ những lúc
chúng ta cần. Những
điều kiện tốt lành này sẽ đem đến cho ta
niềm tin chắc chắn, cho ta khả năng tiến
xa hơn trên bước đường
tâm linh.
Mỗi một ngày còn được
hít vào thở ra, còn đi đứng
vững vàng trên mặt hành tinh này, là
chúng ta đang thọ nhân
công ơn to lớn của rất nhiều người. Từ ơn của những người
lãnh đạo quốc gia, ơn các vị thầy trui rèn cho
trí thức, ơn của các bậc thầy
tâm linh khai lối cho ta vào đạo, ơn
cha mẹ đã
sinh thành đưa ta vào tương lai, và ơn bằng hữu,
quyến thuộc xa gần đã giúp ta
thành tựu phẩm chất
con người,
cho đến ơn sâu nặng của muôn loài
hữu tình và vô tình, từ cây cỏ đất đá, không khí ta thở,
cho đến viên thuốc ta uống, hạt cơm ta ăn, mảnh vải ta che thân... Tất cả đều
hồn nhiên hiến tặng cho ta. Và ta thấy mình thật là
may mắn,
hạnh phúc trong
điều kiện như vậy.
Khi
chúng ta nhận ra đời sống này được hình thành bằng
muôn vàn nhân duyên, thì
chắc chắn ta không còn gì để tự hào. Khi
hình hài chúng ta được tạo nên từ biết bao nhiêu
ân nghĩa thì tự thân nó có gì gọi là "ngã"? Trời đất và
cuộc đời đã hiến tặng cho ta sự sống không một đòi hỏi,
thở than, đó là
hạnh lành mà
chúng ta phải
thực tập. Ta hãy
thực tập vì người
mang đến một ít niềm vui,
chịu đựng một tí
thiệt thòi để
thể hiện đức
hy sinh và
tinh thần dâng tặng. Khi ta sống được với
tinh thần dâng tặng thì tâm ta sẽ rộng mở và có nhiều
hỷ lạc, nên ta nhìn
cuộc đời thấy ở đâu cũng
dễ thương. Đi khắp hành tinh này ai cũng là người ơn của ta, đều là
con người cho ta
thương yêu, trân quí.
Thực tập năm lạy
thù ân như đã trình bày trên là
chúng ta không chỉ
thể hiện một
con người có nhân cách, có
hiểu biết trong
cuộc đời bình thường, mà còn
thể hiện là người
Phật tử thuần thành có một
niềm tin chân chánh và một
hiểu biết đúng đắn. Mỗi
một lần lạy xuống là
chúng ta đều
tâm niệm tri ân, là đang
thực hành sống với
lòng biết ơn.
Chúng ta hãy mời gọi
lòng biết ơn luôn có mặt trong trái tim mình.
Tu tập được như vậy, trong ta sẽ
tự nhiên bừng nở đóa hoa tỏa hương khiêm cung,
vị tha và
vô ngã.
Hạnh phúc đã có mặt, ta không cần tìm cầu
gì nữa.