Sáng nay khí trời
lành lạnh,
phong cảnh ở đây thật đẹp và
thanh bình. Tôi vừa được gợi ý nên nói chuyện với các cháu ở đây để các cháu có một chút
ý niệm về
đạo Phật. Và tôi sẽ kể cho các cháu nghe vài
câu chuyện vui
dễ thương về
đức Thế Tôn.
Trong
cuộc đời đức Thế Tôn từ khi bắt đầu
hành trình tu tập cho đến ngày
nhập Niết bàn, ngài đã đôi lần được các em bé
cúng dường rất
dễ thương. Sau khi rời bỏ
lối tu khổ hạnh, ngài
đi vào rừng tìm một gốc cây để
tọa thiền và rồi ngài nhìn thấy
cây Bồ đề cành lá xanh tươi, tán xòe rộng
mát mẻ, ngài
quyết định ngồi lại nơi đây để
thiền định.
Lúc ấy, có một chú bé đang cắt cỏ cho trâu ăn, đến hỏi
đức Thế Tôn: "Ngài có cần cỏ này để trải ngồi không?"
Đức Thế Tôn trả lời: "Ồ, tốt quá, cám ơn con". Đó là một loại cỏ rất mềm có tên là Sukkha và ngài đã lấy nắm cỏ trải làm tòa ngồi.
Đức Phật đã
tiếp nhận món quà
đơn sơ đó với tấm lòng trân quí. Và
lành thay cho Svastika - chú bé đã tặng nắm cỏ êm mượt làm tòa ngồi cho đức
Cồ Đàm: sau bốn mươi chín ngày đêm
thiền định, vị thầy tu
gầy gò kia đã
đạt đến trí tuệ siêu việt,
giác ngộ thành một vị Phật. Đây là món quà nhỏ đầu tiên đầy
ý nghĩa mà
đức Phật đã
tiếp nhận. (Svastika là người đầu tiên gặp Phật và cũng là người đầu tiên được hầu chuyện sau khi ngài
thành đạo).
Thông thường quà tặng dành cho những người
thương mến, ta nghĩ phải là những thứ
sang trọng,
đáng giá; hoặc đối với những bậc
tôn quí, ta cũng thường
lựa chọn những vật phẩm
giá trị, thật đích đáng để dâng cúng. Thật ra đôi khi điều đó không hẳn đúng - ta đã bỏ qua một
lời khuyên xác đáng: Của
cho không bằng cách cho. Khi có tấm lòng
chân thành của ta đặt vào thì dù món quà là một vật nhỏ nhoi, có khi không đáng là gì cũng sẽ
trở thành quí giá. Hơn thế nữa, nếu
chúng ta đón nhận món quà bằng tất cả sự
trân trọng, thì phẩm vật đó
trở thành thượng hạng, và có thể
nuôi dưỡng tâm thức người cho lẫn người nhận.
Trong đời sống
gia đình, những
trường hợp như vậy
chúng ta có thể gặp hàng ngày. Tuy gặp hàng ngày nhưng mình không
thông minh để
nhận biết, để đón nhận. Quà tặng của con cái gởi đến ta từng ngày: buổi sáng chúng
đi vào phòng thăm bố mẹ, đó là quà tặng; buổi chiều đi học về chúng vào nũng nịu, làm eo làm xách, đó cũng là quà tặng. Thế mà mình vô tình không
thưởng thức để cho giây phút ấy
trôi qua mất.
Chúng ta cứ nghĩ niềm vui, niềm
hạnh phúc là cái gì to lớn xa vời, phải
tìm kiếm ở
nơi khác. Kỳ thực,
hạnh phúc đang có mặt ngay bây giờ và ở đây, có mặt
trong vòng tay
chúng ta từng giờ, từng ngày.
Một ông bố nọ làm
luật sư, có ba dứa con nhưng ông rất bận rộn, không đủ
thì giờ dành cho con. Một ngày kia, đứa bé năm tuổi chạy vào phòng làm việc gọi ông: "Bố ơi, con có một món quà cho bố nè! Con mới họa xong cảnh nhà mình đẹp lắm. Bồ dừng lại nhìn một chút đi". Ông bố nói: "Bố bận lắm, ra ngoài chơi đi, chiều con đưa cho bố xem cũng được". Thằng bé đi ra, nhưng lúc sau nó lại chạy vào nói: "Bố ơi, bố dừng lại một chút, con muốn khoe món quà này con vừa làm xong". Ông bố bảo: "Để chiều đi, bố bận lắm". Nhưng đến chiều ông quên mất, không nhớ gì đến chuyện lúc sáng. Và ông thấy đứa bé vẫn
bình thường tự nhiên không nhắc gì đến chuyện cũ.
Rồi mùa
Giáng Sinh lại về, lần này đứa bé họa một
bức tranh lớn để tặng
gia đình.
Dĩ nhiên là một em bé mới học lớp hai thì bức họa của nó không thể đẹp như ta mong muốn; nó vẽ
mặt trời, căn nhà, mẹ nó, em nó...; bố cục cái lớn, cái nhỏ không cân xứng. Và khi ngày
Giáng Sinh đến, nó mang bức họa mà nó đã dành rất nhiều
thì giờ để vẽ tặng
gia đình ra trước
mọi người. Nó nói: "Bố nhìn xem có đẹp không?" Ông bố nhìn: đây là vợ mình, đây là đứa con lớn, đây là em nó, và đây là "tác giả"... nhưng điều quan trọng là ông tìm mãi vẫn không thấy mình - nó không vẽ ông. Và ông liền bảo: "Bố đâu không thấy trong đây, con? Đây là hình
gia đình mà". Nó
trả lời: "Bố lúc đó mắc bận, bố đang ngồi trong phòng để
tư vấn cho nhiều khách hàng. Bố không có ở đây". Khi nghe thằng bé
trả lời, ông bố
bàng hoàng, xót xa tự nghĩ: "Mình làm
mọi việc, sống vì con, lao động
vất vả lo cho con nhưng mà mình không có trong trái tim của nó, mình bị nó khai trừ khỏi
bức tranh gia đình mất rồi".
Chúng ta đừng nên nghĩ con em
chúng ta cần đến những gì to tát. Có khi cái chúng cần chỉ là sự có mặt của mình: "Hãy dừng lại mẹ à. Hãy đi với con một chút". Thế là đủ. Đây là món quà thiết thân nhất mà hai bên có thể tặng cho nhau.
Sau đây là một
câu chuyện thiền,
xem như bước dẫn dắt để chúng biết được việc
tu tập như thế nào.
Có một vị
thiền sư vân du học đạo. Ông nghe nói có một vị thầy kia rất
lỗi lạc, bèn tìm đến dảnh lễ: "Xin thầy
từ bi dạy cho con tu, dạy cho con biết thế nào là Phật trong con". Vị thấy tuy rất
uyên bác nhưng phải tật rất "hà tiện" không muốn dạy gì nhiều, ông liền bảo: "Ồ,
Phật pháp đâu phải cá tôm mà sợ sình thối.
Thong thả rồi ta sẽ dạy cho. Bây giờ chuyện cần nhất là
đại chúng đang thiếu ăn, ông hãy
đi xuống phố
khất thực, mang một ít gạo về để nuôi
đại chúng trong mùa này rồi ta dạy đạo cho". (Chuyện
tu học Phật pháp chưa biết tới đâu, nhưng chuyện "thực pháp"
đi trước, chuyện
ăn uống được đặt ra hàng đầu, nơi nào cũng vậy).
Nghe vị thầy
dạy bảo, thế là ông quảy túi đi hết mấy tháng trời mới có đủ gạo đem về chùa. Ông đến thưa với thầy: "Bạch thầy con đã xin đủ gạo ăn cho
đại chúng. Xin thầy
từ bi chỉ dạy
Phật pháp cho con". Nhưng vị thầy lại bảo: "Ông đã đi qua hết
mùa thu, nay đã đến
mùa đông,
đại chúng đang thiếu củi ông hãy vào
rừng kiếm một ít củi về để đun nấu, sưởi ấm". Ông thầy hơi buồn, nghĩ mình
bị gạt, nhưng
Hòa thượng dạy thì mình phải nghe. Thế là phải mất một
thời gian dài đi kiếm củi cho
trung tâm tu học đến gần năm trăm người
sử dụng. Thế nhưng khi
trở về lại biết
Hòa thượng được mời đi qua một ngôi chùa khác để giảng dạy. Ông thầm nghĩ,
cuối mùa đông này,
Hòa thượng sẽ đi, trước khi đi ngài bận rộn với bao nhiêu việc, đâu có
thì giờ mà dạy cho mình. Vốn đã nhiều lần xin chỉ giáo mà chẳng được, nay ông
quyết định xin
đi theo vị
Hòa thượng qua ngôi chùa kia. Ngay tối hôm vừa mới đến, ông lại vào liêu
Hòa thượng đảnh lễ xin dạy cho "thế nào là Phật". Nhưng cũng như mọi lần, vịthầy bảo: "Ta mới đến đây với bao nhiêu là việc, nào ruộng vườn, sổ sách,
tăng chúng vãng lai..., lại chưa có
thư ký,
thì giờ đâu mà dạy cho ông
Phật pháp, thôi ông hãy làm
thư ký cho ta". Ông thầy
cảm thấy buồn, nghĩ sao mà
Hòa thượng cứ
trì hoãn hoài!
Một hôm đang
tọa thiền dưới nhà bếp, trong cảnh tĩnh lặng, bỗng ông nghe một tiếng "ầm" do con mèo chạy làm rớt nồi niêu, soong chảo gì đó.
Đột nhiên vấn đề từ lâu ông mơ ước, khắc khoải sáng bừng trong ông. Ông thể ngộ được cái gì là Phật của chính mình. Ông mừng rỡ, nước mắt tuôn trào, đến cửa thất
Hòa thượng đảnh lễ tạ ơn. Ngay
lúc ấy, vị
Hòa thượng mở cửa nhìn ông cười bảo: "Ồ,
chúc mừng ông việc lớn đã xong". Nước mắt vẫn còn đầm đìa, ông thưa: "Việc
Phật pháp có gì khó khăn đâu sao thầy nỡ để con chạy quanh
tìm kiếm bao năm tháng?"
Hòa thượng trả lời: "Nếu ta không làm như thế thì ông không thể nào
ngộ đạo, không thể
nhận ra vị Phật nơi chính ông được". Từ đó ông
hết lòng tri ân vị thầy đã dạy mình.
Trên
con đường tu tập,
chúng ta thường thao thức,
mong đợi làm sao có được
an lạc và
giải thoát. Cuộc sống cho ta nếm đủ
mùi vị của nỗi khổ; khổ vì
thiếu thốn, khổ vì
hình hài tật bệnh, vì
hoàn cảnh gia đình, và buồn khổ vì sự
cô đơn. Chưa có một ai có thể nói tôi là người
hoàn toàn hạnh phúc.
Chúng ta thử nhìn mà xem, từ
bản thân mình,
gia đình,
họ hàng mình, bạn hữu của mình,
cho đến người hàng xóm
giàu sang quyền quí... ai cũng có nỗi khổ, cùng nếm chung hương vị của chữ khổ như nhau.
Chúng ta mơ ước
chấm dứt mọi khổ đau: khổ của thân, khổ của
hoàn cảnh, khổ của sự
thiếu thốn vật chất, khổ của
bất như ý, khổ của
vui buồn, thương ghét...
đè nặng lên
tâm thức và như vậy là
chúng ta cố đi kiếm tìm
hạnh phúc.
Cái khổ lớn lao nhất của
đời người là
sợ chết. Hầu như
chúng ta đều giống nhau ở chỗ là thường băn khoăn không biết rồi mình sẽ đi vê đâu. Ai rồi cũng đi đến đoạn cuối trả
hình hài về cho cát bụi, nên cái chết đến là chuyện
chắc chắn. Tuy vậy,
bản chất của cái chết vừa là một
sự thật bất biến lại vừa rất bấp bênh,
bất định. Nghe ra có vẻ
mâu thuẫn. Thế nhưng nỗi hoang mang,
lo lắng và
sợ hãi của
chúng ta lại nằm ở điểm này. Bấp bênh
bất định là vì ta không biết chắc cái chết sẽ đến với ta lúc nào, và cái chết sẽ đến với mình ra sao. Nó gửi đến ta
bản án treo không hẹn tháng ngày, để rồi có thể bất ngờ ập xuống đời ta một lúc nào đó. Có thể hôm nay, ngày mai, vài ba năm nữa, hai chục năm sau hay trong chốc lát...
Rõ ràng ta không
biết mình sẽ đi về đâu.
Chúng ta sẽ rơi vào cõi mịt mù rất
ghê sợ của hố thẳm hư vô? Đây là nỗi lo sợ lớn nhất của
con người.
Ngay trong câu hỏi của vị tăng xin
hòa thượng dạy
cho biết Phật là gì cũng có thể giúp
chúng ta trở về an trụ trong vùng đất Phật của chính mình,
chấm dứt con đường lang thang
vô định.
Chấm dứt ở đây không có nghĩa là khi
hiểu biết rồi,
tu tập rồi thì thân này
trở thành kim cương bất hoại.
Chấm dứt là ta biết ta từ đâu mà có mặt
trong đời; khi trả
hình hài này cho
vô thường ta còn lại gì:
Kìa non đá lở, này sông cát bồi...
Lang thang từ độ luân hồi
U minh nẻo trước, xa xôi dặm về.
Cuộc đời vốn luôn
biến thiên, thay đổi không thể lường được. Núi non còn đó nhưng rồi sẽ thành sông hồ, và sống hồ, biển cả
mai kia có thể là nương dâu.
Chúng ta đã lang thang qua bao triệu
kiếp luân hồi đến nay vẫn không
biết mình từ đâu có mặt trong trần gian này. Ta cũng không biét khi rời bỏ hành tinh này ta sẽ đi về nơi nào. Nỗi
sợ hãi của một người đi trên biển dù có lớn bao nhiêu nhưng vẫn còn chỗ bám bíu, biết rằng ta có bến bờ, có bạn
đồng hành và ít ra còn có con thuyền. Nhưng nghĩ về cõi chết mịt mù,
thăm thẳm kia chỉ có
một mình ta trôi chơ vơ không bạn
đồng hành, không bến đậu thì
quả thật là nỗi
hãi hùng.
Do đây, câu hỏi xin khai thị về
Phật tánh của vị tăng sĩ
ngày xưa chính là niềm khao khát
tu tập làm thế nào để
giải thoát, để có được
an lạc ngay trong hiện đời, không còn
tới lui trong vòng sinh tử luân hồi. Khi
hành giả bước vào
con đường tu tập là chỉ đặt
vấn đề quan trọng ấy thôi. Còn
chúng ta tu tập hôm nay chỉ để mong có vài ba ngày thư giãn, có chút
thảnh thơi,
an lạc là đủ rồi. Đâu cần đặt
vấn đề gì quan trọng.
Tối thiểu thì cũng đã để ra được vài ngày rời khỏi thành phố náo nhiệt, đến hưởng
không gian núi đồi yên tĩnh là
hạnh phúc rồi.
Chúng ta không mơ ước hướng đến
đời sống tâm linh cao hơn, đưa
tâm thức siêu vượt như các vị
thiền sư.
Chúng ta rất khác người xưa là như vậy.
Vị thầy kia xin
thiền sư dạy cho
pháp hành làm thế nào để có
thể đạt thẳng đến sự
an lạc giải thoát ngay trong trái tim của mình. Vị
thiền sư lỗi lạc kia đã không
đáp ứng. Ông chỉ
loanh quanh bắt học trò làm từ việc này đến việc khác, đến chín năm như
thế cho đến lúc người học trò rất ham
tu tập kia tự mình
giác ngộ điều quá bất ngờ, đó là cái mình muốn tìm đã ở ngay trong mình, ngay nơi đây, và lúc này, không phải ở đâu khác.
Các vị
thiền sư hướng dẫn
đồ chúng thường
hạn chế tối đa việc thi thiết
phương tiện. Các ngài muốn
chúng ta khao khát, bức xúc mỏi mòn phải tự
khám phá và một ngày nào đó
chân lý sẽ tự bừng sáng trong
tâm thức. Cũng có khi họ đẩy sự
đam mê của người học trò đến độ bùng cháy rồi mới bắt đầu hé cánh cửa cho người học trò bước vào. Tại sao các vị thích
quanh co che dấu, mà chẳng chịu giải bày ngay? Điều này cũng thật
dễ hiểu: việc gì
mang đến sự
thành công dễ dàng, người ta sẽ hay
chủ quan xem thường - những gì mà tự ta phải khổ công, khó nhọc
tìm kiếm, tạo dựng thì ta mới thực sự trân quí.
Cũng như
chúng ta, nhiều người có cơ hội gần gũi những vị thầy giỏi, dạy cho mình những
pháp môn thực tập căn bản như "thở vào biết
thở vào,
thở ra biết
thở ra..." rất nhẹ nhàng, giản dị thì ta dễ phát sinh
tâm lý xem thường, cho rằng sinh ra là đã biết thở rồi, cần gì phải học thiền, học thở. Thế nhưng nếu
chúng ta có dịp lần mở những trang kinh
Nguyên Thủy đọc để thấy
đức Thế Tôn dạy các thầy
tỳ kheo ngày xưa nương vào pháp
quán hơi thở này mà có thể
chứng quả A la hán trong hiện đời, mới biết đây không phải là
pháp thực tập
bình thường.
Những kinh như
kinh Tứ Niệm Xứ,
kinh Quán Niệm Hơi Thở trong
văn học A Hàm là những
bài kinh quan trọng giúp cho
chúng ta tiếp xúc trực tiếp với
pháp môn căn bản để
thực tập và
chứng nghiệm giải thoát,
an lạc ngay trong
hiện tại. Thế nhưng những kinh này nếu có đọc,
chúng ta cũng chỉ đọc lướt rồi để qua một bên, vì những câu chữ nghe qua quá
đơn giản, chân chất,
bình thường và nhất là nó không
thỏa mãn cho sự tò mò,
hiếu kỳ của
chúng ta. Ta phải học cái gì nghe cao siêu hơn như
Tánh Không,
Niết bàn,
Bát nhã,
Hoa Nghiêm,
Trung quán...,
hay nói những gì vượt trên chín tầng mây như
thế giới Hoa tạng... thì mới
lý thú.
Tâm thức con người thường như vậy, thích những gì xa vời,
huyền ảo, mông lung.