Bồ tát Quán Thế Âm được xem là
biểu tượng từ ái của người mẹ hiền.
Hình ảnh đó của ngài đã có mặt rất
lâu đời trong
truyền thống đạo Phật. Nếu ở Trung Hoa, ngài có mặt trong tâm khảm
mọi người ngay từ lúc
Phật giáo mới
du nhập, thì vào kỷ nguyên đầu tiên, khi
Phật giáo có mặt ở
Việt Nam,
Quán Thế Âm cũng là
biểu tượng cho sự linh thành,
cảm ứng và
cứu độ.
Đặc biệt,
Phật giáo dân gian ở phương Đông ngay từ đầu đã là
tôn giáo của
cầu nguyện.
Dần dần niềm tin của
quần chúng,
Phật tử vào
năng lực cứu độ của
Bồ tát Quán Thế Âm ngày càng sâu chắc, đến mức
trở thành một
tín ngưỡng. Ngày nay tất cả mọi ngừi
Phật tử hầu
như không thể quên ba ngày khá quan trọng trong năm cho lễ vía của ngài: Ngày đản sanh 19 tháng 2, ngày
thành đạo 19 tháng 6 và ngày
xuất gia 19 tháng 9 (
âm lịch).
Chắc
chúng ta thầm nghĩ tại sao không có ngày ngài nhập Niết bàn? Bởi ngài là
Bồ tát tha phương
thị hiện độ sinh trong cõi đời, có mặt khắp
mọi nơi theo
bản nguyện;
hành trạng của ngài đến đi
siêu thế cho nên không có ngày
nhập Niết bàn.
Chúng ta nên nhớ,
Bồ tát Quán Thế Âm vốn là người nam, chứ không phải người nữ. Nhưng từ thế kỷ thứ II về sau, đến cuối đời Tống đầu đời Minh,
hình ảnh Quán Thế Âm chuyển dần theo những
câu chuyện về sự
thị hiện của ngài bằng thân người nữ trong
nhân gian và lúc bấy giờ người ta đã tạo
tôn tượng của ngài qua
hình ảnh người nữ, kéo dài đến
hiện tại. Ở
Việt Nam, vào thế kỷ thứ II,
kinh Vô Lượng Thọ đã
xuất hiện;
kinh Pháp Hoa Tam Muội cũng dược dịch vào năm 255 tại Giao Châu và nhiều kinh khác, trong đó nói rất rõ về
hạnh nguyện và
năng lực lợi tha của
Bồ tát Quán Thế Âm,
đồng thời cũng đề cập đến
phước đức và sự
linh nghiệm của việc
tôn kính,
xưng tụng danh hiệu của ngài. Từ đó
niềm tin Quán Thế Âm có mặt trong lòng người
Phật tử Việt Nam và lớn dần
cho đến hiện nay.
Các
quốc gia như
Nhật Bản,
Đại Hàn,
Trung Quốc đều sùng mộ,
tín ngưỡng Quán Thế Âm, cũng như
cung kính thờ phượng hình ảnh ngài. Và trong khi tạo dựng
tôn tượng ngài, người ta thường
thể hiện ngài qua ba mươi hai
hóa thân. Ngài
phát nguyện mang niềm vui đến cho
chúng sanh với đức
vô úy và
năng lực cứu khổ. Ai có
lòng tin nơi ngài là có
thể đạt được
tuệ giác,
chứng nghiệm được
Thánh quả hiện tiền bằng pháp tu
nhĩ căn viên thông. Ngoài đức
vô úy ngài thường
ban cho mọi người, một điều gần gũi nữa đó là những ai có
niềm tin nơi ngài thì đều qua được mọi khổ đau,
tai ương, họa hoạn... Nhiều người trong
chúng ta đã
tu tập theo
pháp môn niệm
danh hiệu Quán Thế Âm, thế nhưng có khi nào cảm nghiệm được sự
linh ứng từ ngài chưa?
Nếu về
Việt Nam, có dịp đi Huế
chúng ta có thể thăm đồi
Tứ Tượng, cách thành phố Huế khoảng ba mươi cây số.
Ngày xưa ngọn đồi chưa có tượng
Quán Thế Âm, nhưng nay
tôn tượng của ngài đã được dựng lên giữa đỉnh đồi rất
uy nghi vì một sự linh hiển xảy ra.
Chuyện kể rằng vào một đêm nọ, ngài đã
hiện thân một người nữ
áo dài trắng
thướt tha, đến vỗ vào vai người đại đội trưởng
chỉ huy đoàn quân đang đóng ở ngọn đồi lúc đang ngủ, bảo hãy mau rời khỏi nơi đây. Người
chỉ huy ấy giật mình
thức dậy, ra lệnh cho nhổ trại, Chẳng bao lâu sau đó, ngọn đồi bị pháp kích tan hoang. Sau khi
thoát chết, người lính
trở về thưa với Ôn Từ Đàm (thầy Thiện Siêu) và Ôn
Linh Quang (
lúc ấy vẫn còn) xin
thiết lập nơi ngọn đồi một tượng
Bồ tát Quán Thế Âm. Hai Ôn chần chờ chưa
quyết định, nhưng sau đó quý Ôn
chiêm bao thấy
Bồ tát Quán Thế Âm hiện về bảo hãy dựng một tượng
Quán Thế Âm nơi ngọn đồi ấy để dân chúng thành phố Huế bớt khổ.
Huế đã vốn nghèo lại càng thêm xơ xác, tang thương bởi cuộc chiến kéo dài; hết nỗi
kinh hoàng trong Tết Mậu Thân - 1968, lại đến nỗi đau trong mùa hè đỏ lửa năm 1972. Và từ ngày ngọn đồi
Tứ Tượng được tôn trí
thánh tượng Quán Thế Âm,
trải qua bao nhiêu đợt binh lửa tàn phá, nhưng pho tượng vẫn không bị
suy suyển một chút nào. Những năm
gần đây, nơi ấy đã
trở thành một
trung tâm lớn để
Phật giáo tỉnh
Thừa Thiên tổ chức những
lễ hội rất quy mô.
Những
sự kiện kể trên nói lên
niềm tin của người
Phật tử Việt Nam nói riêng và của người
Phật tử phương Đông nói chung đối với
Bồ tát Quán Thế Âm.
Tuy nhiên, điều
sâu xa chúng ta cần chia sẻ ở đây là trong cả ngàn người
xưng tán,
thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm, có người được ngài
hiện thân cứu độ,
gia hộ, có người thì chưa cảm nhận được
năng lực từ bi của ngài. Tại sao? Có thể
đức tin thì ai cũng có, nhưng mức độ của
đức tin về ngài thì
chúng ta có
thể không giống nhau. Cũng là
niềm tin nhưng
tùy theo mức độ
tâm thức, cách thức
biểu lộ ứng dụng niềm tin khác nhau nên
chúng ta chưa cảm được
năng lượng từ bi nơi ngài. Thông thường
chúng ta chỉ niệm
danh hiệu ngài lúc cần đến: lúc khổ đau, gặp chuyện bất trắc ta mới cầu ngài, qua sông gặp sóng dữ thì mới niệm tên ngài, qua được rồi lại quên hết, vì thế nên chưa cảm được
năng lượng từ bi của đức
Bồ tát gia hộ. Khi
niềm tin Bồ tát Quán Thế Âm được hình thành
vững chắc trong ta, tâm ta khẩn thiết
trì niệm danh hiệu ngài thì
chắc chắn cảm ngay được
năng lượng lành của ngài đến với mình.
Người
Phật tử thuần thành là người có
niềm tin bất hoại, là người biết trân quí từng giây phút
tu tập để không
lãng phí cuộc đời của mình.
Thời gian của
đời sống đi qua rất nhanh, hãy nhớ rằng một ngày nếu ta không gieo xuống một chút
phước điền, thì
chắc chắn những
phiền não,
lo âu,
nghiệp chướng sẽ tràn ngập
tâm thức. Hãy
thường xuyên gieo vào
tâm thức mình những thiện lành, những
niềm tin chính đáng để trở nên xứng danh là người
Phật tử thuần thành.
Chúng ta không một ai có thể lường được những
bất hạnh,
rủi ro sẽ đến với đời mình. Có gì
bảo đảm cho ta ngày mai, có gì
bảo đảm cho
đời sống ta luôn
an bình. Cho nên
vấn đề quan trọng nhất là hãy tạo những
nghiệp lành từ những
ý niệm trong sáng,
thánh thiện, đó sẽ là nơi
che chở cho
chúng ta.
Có một
bài kệ tán thán Bồ tát Quán Thế Âm rất hay được
truyền tụng trong
văn học Phật giáo, có thể giúp
chúng ta trên
con đường thực tập chuyển hóa, thanh lọc
thân tâm:
Bồ tát thanh lương nguyệt
Sư ông Làng Mai đã dịch như sau:
Trăng hiện bóng trong ngần.
Đây là bài thi kệ thường được
xưng tán trong các
buổi lễ sám để tỏ
lòng thành kính đức
Bồ tát Quán Thế Âm.
Hình ảnh gợi tả của
bài kệ khiến
chúng ta nhớ đến câu: "Thiên giang hữu thủy, thiên giang nguyệt" - Ngàn con sông có nước thì ngàn
mặt trăng hiển hiện. Có nghĩa là một khi tâm
chúng ta có
niềm tin trong sáng,
vững chắc thì
Quán Thế Âm liền có mặt.
Khi
tu tập theo
hạnh nguyện Bồ tát Quán Thế Âm,
chúng ta phải bước qua bốn giai đoạn: Thứ nhất là
phát khởi niềm tin đối với ngài; thứ hai là
thực hành thanh lọc tâm; thứ ba là
phát khởi lòng từ bi; và thứ tư là làm cho tâm biểu hiện phẩm chất của
Bồ tát.
Trở thành một
Phật tử thuần tín, có
niềm tin sâu vào
Tam Bảo là ta đã
thực hiện bước đầu tiên. Tiếp đến,
chúng ta cần phải thực tập chuyển hóa, thanh lọc
tâm thức và làm
phát khởi trong ta
năng lượng tình thương rộng lớn của
Bồ tát Quán Thế Âm. Và
cuối cùng là làm cho
thân tâm lắng sạch
phiền não, làm cho
con người mình
trở thành một
hóa thân của
Bồ tát Quán Thế Âm.
Có thể nói không một ai thiếu
niềm tin mà
tồn tại.
Chúng ta có thể là một người cang cường không tin vào
thế giới vô hình, không biết e sợ điều gì, nhưng ít nhiều
chúng ta cũng gắn
niềm tin vào một cơ chế
xã hội, một
năng lực chánh trị.
Nếu không gắn
cuộc đời ta cho
niềm tin về một cơ chế
vận hành xã hội hay
quyền lực chánh trị thì cũng gắn
niềm tin vào
thế lực của
đồng tiền. Nhưng thông thường, khi đã lớn tuổi, nếm trải đủ ngọt bùi,
cay đắng của
cuộc đời, đối mặt với những bất ngờ đổ xuống đời mình thì người ta lại có
niềm tin thiên hướng về bên trong, tin vào
thế giới vô hình.
Con người là
một sinh thể được
cấu tạo bằng hai phần
vật chất và
tinh thần.
Vật chất có thể
biến hoại, nhưng
tinh thần thì vẫn còn lại.
Tinh thần làm chủ
hình hài vật chất này, cho nên khi
tâm thức được
nâng cao ở một tầm mức nào đó thì
niềm tin của ta
hoàn toàn đặt vào
thế giới tâm linh. Và nhu yếu
tâm linh là nhu yếu phát sinh một cách
tự nhiên, dù cơ chế
xã hội đương thời có muốn hay không muốn
thúc đẩy chúng ta hướng vào
con đường đó.
Tôn giáo phát sinh từ nhu cầu
tâm linh, từ trái tim
con người, từ sự thao thức, khát khao hướng đến một điều gì cao sâu hơn
đáp ứng cho
nội tâm và
hoàn cảnh bên ngoài. Khi
quan sát thực tế có thể nói rằng, nếu thiếu
may mắn chúng ta sẽ lạc bước vào những
tôn giáo cuồng tín và ngược lại,
may mắn hơn thì
chúng ta sẽ
tiếp nhận một
tôn giáo mà
đạo đức,
trí tuệ của
tôn giáo đó có thể
thúc đẩy chúng ta biết vươn đến
một đời sống thanh cao đúng nghĩa. Chung quy,
chúng ta thấy
niềm tin là nền tảng
ban đầu để một
con người có thể
tồn tại và thăng tiến
tùy theo năng lực trí tuệ và phước duyên của họ.
Với nền tảng
đức tin ban đầu đó, khi ta là người thực sự
ưa thích tu tập, muốn cảm nghiệm được
nhân quả trong
đạo Phật một cách
rõ ràng, ngoài
niềm tin đặt vào các vị
Bồ tát,
Thánh hiền...,
chúng ta cần phải làm một việc rất quan trọng nữa, đó là thanh lọc tâm hay
chuyển hóa tâm thức của mình. Mặc dù có
niềm tin lớn đối với các vị Phật,
Bồ tát; miệng có niệm
danh hiệu quý ngài bao nhiêu triệu lần nhưng lòng ta vẫn chứa đầy
năng lực tiêu cực, thì ta vẫn không có khả năng
tiếp xúc được với
năng lực cảm ứng của chư Phật,
Bồ tát. Chắc ta vẫn thường nghe câu: "Đồng thanh
tương ứng, đồng khí tương cầu". Trong ta một khi đã tràn đầy
năng lượng thiện lành, khi nhìn người tức khắc ánh mắt
tỏa ra sự dịu mát, mọi
lời nói ra đều
hòa nhã, nghe
êm ái. Nếu người
tiếp xúc cảm được độ rung của ta thì họ là người có cùng cung bậc
tâm thức như ta. Nếu tâm ta chứa đầy
thị phi, ghen tị, nhỏ nhen... thì loay hoay ta cũng tìm đến một người cùng
tâm thức như ta mà thôi. Trái tim
nhân ái có thể thương người, tử tế với người, giúp đỡ người nhưng
chắc chắn không thể
hòa hợp và
gắn bó thân tình với những người như vậy.
Thế nên,
thực tập chuyển hóa tâm là
phương pháp tất yếu nếu ta muốn
chiêu cảm được
năng lượng gia hộ của
Bồ tát. Và khi lòng mình ở một tầng mức nào đó sẽ
cảm ứng với dòng
năng lượng, cùng hòa nhịp độ rung của tầng sóng bên ngoài giống như mình.
Chúng ta nâng chiều cao
tâm thức lên thì cảm được
năng lượng ở chiều cao
tương ứng. Cũng
tương tự như cách
chúng ta sử dụng máy radio, máy vô tuyến truyền hình... tu tất cả các tần số và mỗi tần số đều có độ rung của nó. Nếu bắt đúng vùng phủ sóng thì
chúng ta sẽ nhận được đúng
hình ảnh,
âm thanh hiện ra.
Thực tập thanh lọc tâm là làm sao cho các chất liệu
tiêu cực trong lòng ta ngày càng rơi rụng,
tiêu tán đi, dành chỗ cho
năng lượng tích cực lớn dậy, nở hoa. Nếu
chúng ta làm được điều này thì
năng lượng của
Bồ tát Quán Thế Âm dễ dàng được
cảm ứng, vì ngài là
biểu tượng cho
từ bi và
trí tuệ. Để cho quá trình thanh lọc
thân tâm được
hiệu quả,
chúng ta cần có
không gian, cần hóa giải những
điều kiện tạo nên
năng lượng tiêu cực trong đời sống của mình. Chẳng hạn như việc
niệm Phật là một trong những cách làm cho
phiền não,
sầu khổ rơi rụng bớt, và như vậy là ta cũng đang thanh lọc
thân tâm.
Khi
niệm Phật chúng ta có thể niệm lớn tiếng ra bên ngoài hay niệm thầm với những câu
danh hiệu hiện lên liên tục trong
tâm thức. Đây là bước
căn bản để cho
chúng ta làm quen với việc
thực tập. Nếu
chúng ta đọc thành tiếng
liên tục các
danh hiệu được ghi trong các quyển kinh (hay
nghi thức tụng niệm), thì gọi đó là tụng
danh hiệu Phật (cũng như
tụng kinh vậy).
Chúng ta cần
lưu ý rằng việc
niệm Phật có
ý nghĩa rất quan trọng và sâu sắc. Khi
chiết tự chữ niệm, ta có ở trên chữ kim có nghĩa là ngay
hiện tại, bây giờ và ở đây; bên dưới là chữ tâm tức là đem sự
nhận biết của ta dừng trụ ngay ở đây và bây giờ. Đó là
ý nghĩa của chữ niệm. Chữ Phật nghĩa là
giác ngộ,
tỉnh thức; ở đây hàm ý
trí tuệ luôn bừng sáng không
vắng mặt phút giây nào, luôn mời gọi sự
nhận biết an trú ngay nơi
hiện tại, không để cho
tâm thức đuổi chạy về
quá khứ, rong ruổi ở tương lai, cũng không ở trong
trạng thái mơ màng như chìm vào giấc ngủ.
Trạng thái tỉnh sáng,
nhận biết hiện tại gọi là
trạng thái giác ngộ của tâm. Đó là
ý nghĩa của việc
niệm Phật.
Niệm Phật là một
pháp môn rất
thù thắng. Một lời kinh, một tiếng
niệm Phật một khi đã gieo vào
tâm thức sẽ đưa đến
năng lực kỳ diệu có thể
chuyển hóa mọi
tập nghiệp của nhiều kiếp sống trong
tàng thức của
chúng ta. Do vậy,
niệm Phật là một
phương pháp gột rửa thân tâm dễ
thực tập nhất.
Tuy nhiên chúng ta cần phải biết
niệm Phật theo đúng
ý nghĩa chân chánh của nó, nghĩa là không phải chỉ
đơn thuần đọc hay tụng lên một
danh hiệu Phật hoặc
Bồ tát.
Chúng ta thường hay mắc phải
thiếu sót này.
Ở mức độ sâu sắc,
niệm Phật là
an trú tâm trong
trạng thái bất động, tỉnh sáng.
Chúng ta đừng nghĩ những vị
thiền sư không bao giờ
niệm Phật,
trái lại có khi các ngài còn
niệm Phật giỏi hơn
chúng ta nhiều.
Bạch Ẩn Huệ Hạc là một
thiền sư nổi tiếng của Nhật, ngài niệm
danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát hàng ngày. Một trong những thư pháp
nổi tiếng của ngài viết để dạy
đồ đệ có câu: "Thường niệm
Quán Thế Âm Bồ tát".
Niệm
danh hiệu Phật hay
danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm... với
công năng thanh lọc gần nhất là làm cho những hạt mầm
tiêu cực như ghét thương, giận hờn, sầu lo...
dần dần tiêu lặn theo từng
âm thanh xướng niệm đang gieo vào trong ta.
Thâm sâu hơn, một khi
chúng ta an trú ngay nơi
sát na hiệm tại, mời
tâm Phật luôn có mặt thì không những
chúng ta có thể thanh lọc những hạt mầm
sầu khổ,
bất an mà
đồng thời những hạt mầm
sinh tử nối dài qua nhiều kiếp cũng
cùng lúc tiêu sạch. Bấy giờ lòng ta
thênh thang, rỗng lặng và
tâm từ bi bắt đầu khởi phát.
Niệm Phật,
tụng kinh,
trì chú,
lễ bái,
tọa thiền... không có pháp nào đối nghịch với pháp nào.
Chúng ta vì tu chưa giỏi nên sanh tâm
phân biệt pháp môn này hay hơn
pháp môn kia.
Chúng ta hãy có cái nhìn
dung thông nhất quán, và phải nhìn
xa hơn để thấy nội dung cốt tủy của
kinh điển Đại thừa,
Nguyên thủy,
Mật Tông,
Ngữ lục... đều là xiển dương
chánh pháp của
đức Thế Tôn.
Nếu đọc vào
văn học Phật giáo Nguyên thủy cũng như
văn học A Hàm,
chúng ta sẽ gặp một câu thật hay mà khi đọc lên ta thấy lòng mát dịu và thật khó quên: "Đức
Thế Tôn thường vào mỗi buổi sáng lúc
mặt trời vừa mọc, ngài nhập
từ bi quán, rải
tâm từ thấm nhuần địa địa".
Năng lượng từ bi nơi tâm
đức Phật có thể làm dịu mát hành tinh như sương mai thấm đẫm, bao trùm
đại địa, muôn loài từ
con người đến cỏ cây, muông thú.
Chúng ta hãy
thực tập như
đức Thế Tôn: bằng trái tim đầy
tình thương của mình, ta nhìn con ta, người thân của ta, những người đối nghịch không thích ta... Ta hãy tập biểu hiện
từ bi qua đôi mắt khiến cho
năng lượng yêu thương tự nhiên lan tỏa, như sương mai phủ lên làm thấm mát họ.
Chúng ta hãy
thực tập để thấy
công năng kỳ diệu của
lòng từ bi, và
chắc chắn từ bên ngoài lẫn bên trong, sự
chuyển hóa sẽ được biểu hiện
rõ ràng trong từng bước
thực tập. Khi lòng ta chứa đầy chất liệu
tình thương, dù
kẻ thù có đứng
trước mặt giận dữ, hùng hổ la hét, ta
vẫn có thể bình thản, từ hòa và
tự nhiên họ cũng chùn bước vì cảm được
năng lượng mát lành của ta.
Nói như thế không có nghĩa là chất liệu
từ bi có mặt thì ta sẽ
trở thành người
yếu đuối. Nên nhớ
từ bi theo
tinh thần Phật dạy luôn song hành cùng với
trí tuệ và hùng lực. Ai đó có thể nghĩ rằng khi
sân hận nổi lên cũng là một biểu hiện của
sức mạnh (hùng lực); nhưng
sức mạnh của
sân hận là
sức mạnh phát tiết từ
vô minh và
sức mạnh đó có thể quay lại hủy
phá chính thân tâm mình. Khi
thân tâm ta thanh lọc được nhiều
nghiệp thức phiền não thì
năng lực từ bi sẽ dễ dàng phát sinh và
Bồ tát Quán Thế Âm sẽ thường
hiển hiện trong trái tim mình.
Có một nhà thơ
Nhật Bản rất
nổi tiếng, một hôm lang thang từ miền Nam ngược lên miền Bắc, ông đi qua một xóm nhỏ giữa lúc đêm trăng. Dưới ánh trăng, những người
nông dân trong làng đang
tụ tập vui đùa, ca hát, làm thơ... Thấy ông lạc bước qua đây, họ mời ông ghé lại và bảo: "Chúng tôi đang uống trà, làm thơ. Ông có hứng thú ghé lại và
sáng tác một bài thơ cho tiệc vui hôm nay không?" Ông
trả lời: "Được, được chứ". Thế là ông
cất tiếng đọc: "Vầng trăng non dại...", và chỉ mới nghe tới đó thì những người
nông dân đã vội òa lên: "Không được đâu! Trăng hôm nay tròn,
trăng rằm mà... không đúng!" Ông không nói gì,
tiếp tục đọc:
Bài thơ ngắn với
kết thúc giữa chừng lững lơ... làm
mọi người ngỡ ngàng, nhưng một thoáng sau họ cười vang, vỗ tay khen ngợi. Những câu thơ ngắn với những dấu chấm lửng lơ mời gọi, những âm tiết gieo vào lòng người nghe một nỗi bất ngờ không thể tả được. Ai có ngờ đêm nay... đêm nay trăng đã tròn. Vầng trăng theo ta từ độ ấy, từ lúc còn là mảnh trăng hình lưỡi liềm mỏng như lá liễu, theo chân ta trăng lớn dần
cùng ngày tháng lang thang
phiêu bạt, bất chợt đêm nay ánh sáng toa chiếu
mênh mông, và nhìn lên, ta giật mình thấy nay trăng đã tròn.
Vầng trăng lúc nào cũng bắt đầu bằng một vành mỏng cong cong như lưỡi liềm treo nghiêng, rồi dần tròn đầy theo ngày tháng. Tâm
chúng ta cũng như thế. Nếu mỗi ngày
thực tập thanh lọc bằng cách gieo vào tâm từng chút
thiện nghiệp, đến một ngày nó sẽ tròn đầy,
viên mãn.
Chúng ta thanh lọc là
lấy đi những giận hờn,
âu sầu,
phiền não, ghét thương... để đến một lúc nào đó tâm ta cũng bất chợt bừng sáng, rạng ngời
tuệ giác. Cho nên câu
kệ tán: "Hồ tâm
chúng sanh lặng. Trăng hiện bóng trong ngần" chỉ là nói lên cái kết quả tất yếu,
hiển nhiên của việc
thành tựu công phu thiền quán và
tu tập.
Đọc vào
kinh Phổ Môn, ta thấy
năng lực của
Bồ tát Quán Thế Âm có thể cắt đứt xiềng xích, tháo bỏ
gông cùm, làm cho gươm kiếm gãy nát,
địa ngục trở thành ao báu đầy
hoa sen thơm ngát... Khi nghe những điều này xin đừng nghĩ rằng ngài có nhiều
phép mầu huyền bí, hay ngài dụng
thần thông biến hóa.
Chúng ta nên biết rằng, tất cả đều do
năng lượng từ bi rộng lớn,
bao la của
Quán Thế Âm Bồ tát mà mọi khổ đau,
trói buộc đều được phá tan, bởi vì tâm
đại bi của ngài có
công năng diệu kỳ
thể hiện khắp cùng
vũ trụ. Thế nên khi
chúng ta niệm
danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát một cách thâm thiết, thì đó cũng là
thể hiện sự
mong mỏi chuyển hóa, thăng tiến trên
con đường cải đổi
tâm tánh của chính mình và cũng là noi theo
công hạnh của ngài đem
yêu thương, đem niềm vui và lòng
bao dung đến cho
mọi người trong
cuộc đời khổ lụy này. Nếu mỗi ngày
chúng ta đều có thể
tu tập chuyển hóa chính mình và thường
khởi tâm từ bi gởi đến cho mọi loài là
chúng ta đang niệm
danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát. Niệm
danh hiệu Phật,
Bồ tát trong
ý nghĩa thâm sâu và
diệu dụng nhất là
thực hành thanh lọc,
chuyển hóa và phát
đại bi tâm.
Thực hành thanh lọc,
chuyển hóa và
phát tâm dại bi là
con đường dài của những bước
chân không ngừng nghỉ, chứ không phải một sớm mai
thức dậy thì
từ bi,
cứu khổ đã có mặt như trong câu hát" yêu em lòng chợt
từ bi bất ngờ" (Trịnh Công Sơn). Ta phải làm cho tâm lắng trong, rộng mở, đầy
tình thương, để
hình ảnh của
Bồ tát Quán Thế Âm có thể
hóa hiện trong đó. Và một khi "hồ tâm
chúng sanh lặng" thì "trăng hiện bóng trong ngần", đó là điều
hiển nhiên tất yếu. Nhớ tưởng,
trì niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm có nghĩa là
huân tập trong ta những phẩm chất quý giá để ta có thể
trở thành như
Bồ tát Quán Thế Âm, chứ không có nghĩa
chỉ trì niệm bên ngoài bằng miệng hay hướng đến một
vị Quan Âm nào khác.
Từng ngày một nếu
chúng ta không để cho sự
thực tập bị
gián đoạn, thì việc mời
năng lượng từ bi của
Bồ tát Quán Thế Âm có mặt trong ta là không có gì khó khăn, và lúc nào
chúng ta cần, ngài liền có mặt vì ngài là
hiện thân của
tình thương đã có mặt trong ta và trong khắp
mọi người. Khi ấy ta là
năng lượng tỉnh thức và
chuyển hóa, là vầng trăng Phật
soi sáng vĩnh hằng trong hồ tâm của
chúng ta, là
năng lượng từ bi,
yêu thương của
Bồ tát Quán Thế Âm luôn tràn đầy
thân tâm này.
Bồ tát Quán Thế Âm đã hiện và tâm ta đồng với tâm chư Phật.