Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Jetavana, tại khu vườn ông Anàthapindika. Rồi Sumanà, con gái vua cùng năm trăm thiếu nữhộ tống, đi đến đảnh lễ và bạch Thế Tôn:
Ở đây, bạch Thế Tôn, có hai đệ tử của Thế Tôn đồng đẳng về tín, đồng đẳng về giới, đồng đẳng về tuệ, một có bố thí, một không bố thí. Sau khi thân hoại mạng chung thì giữa hai vị ấy được sanh lên cõi trời hoặc sanh lại cõi người thì giữa hai vị ấy, có sự đặc thù gì, có sự sai khác gì ?
Có sự sai biệt, này Sumanà !
Người có bố thí, khi được làm một vị trời hoặc được là người đều vượt qua người không bố thí trên năm phương diện. Đó là thọ mạng, nhan sắc, an lạc, danh xưng và tăng thượng. Người có bố thí, này Sumanà, khi được làm vị trời hoặc được làm người đều vượt qua người không bố thí về năm phương diện này.
(ĐTKVN, Tăng Chi II, chương 5, phẩm Sumanà, phần Con gái vua, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.351)
Hai người cùng làm một công việc trong một thời điểm và có tài sức ngang ngữa nhau, thế nhưng có người thành công và có người lại thất bại. Đối với những người không thành công, họ hay tự an ủi mình rằng số mình chưa tới thời hoặc họ đổ thừa: “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Nhưng ít ai biết rằng tất cả nên hư, thành bại, tốt xấu đều do mình tạo ra trong quá khứ hoặc trong hiện tại.
Theo tuệ giácThế Tôn, nếu hai người tu tập như nhau cùng giữ giới đức và có trí tuệhiểu biết ngang nhau, nhưng về hạnh bố thí giúp đỡ sẻ chia có sự chênh lệch, người bố thí nhiều hơn sẽ được phước báotối thắng. Người bố thí, sẽ hơn người không bố thí trên năm phương diệnthọ mạng, nhan sắc, an lạc, danh xưng và tăng trưởng về mọi mặt. Chính vì thế, người Phật tửtại giacần phảiphước huệ song tu, để đạt đượctrọn vẹn về mọi mặt. Người biết bố thí sẽ xả bớt lòng tham lamích kỷ, tăng trưởngtâm từ bi để sống đời an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
Bố thí và cúng dường là pháp tu phổ biến của người Phật tửtại gia. Người thực hành bố thí và cúng dường trước hết phải xuất phát từ sự tự nguyện với lòng vui vẻhân hoan. Bố thí với tâm thanh tịnh, không thấy mình là kẻ ban ơn, nếu bố thí như vậy mình sẽ cống caongã mạn sinh tâm tự đắc coi thườngthiên hạ.
Đối với chúng Tăng, những người thọ thí hay người được giúp đỡ lại càng phải cố gắngtu hành nhiều hơn nữa để hoàn thiện chính mình, bởi vì của biếu là của lo, của cho là của nợ, cho thì còn ăn thì hết. Nếu chúng ta không trau giồi giới đức, tu sửa thân tâm, chuyển hóaphiền nãotham sân si thì của tín thí khó tiêu. Sự thọ nhận càng nhiều giống như ta ký tờ giấy nợ mỗi ngày càng tăng lãi suất, sau này sẽ mang lông đội sừng để đền trả xứng đáng.
Cho người tức là tích lũyphước báo cho mình, đó là chúng ta biết đầu tư vào ngân hàng công đức. Giúp đỡ người khác hay cúng dườngchư Tăng mà không cầu đền đáp là một việc khó làm đối với những người tham lam bỏn sẻn, keo kiệt. Lại càng khó khăn hơn đối với họ sẽ không dám cho đi những gì mà mình yêu thích. Đa số, những gì mình cho là của thừa thãi, như vậy đối với họ cũng là hay lắm rồi, dù sao vẫn đỡ hơn người chỉ biết đem về cho mình dưới nhiều hình thức.
Người Phật tử thì lúc nào cũng sáng suốt hơn, ý thức việc bố thí là một nghĩa cử cao đẹp, nên lúc nào cũng sẵn sàng cho đi mà không cầu nhận lại, thậm chí có khi phải dâng hiến cả thân mạng. Cho những gì mình thích, mình trân quý mới thực sự là cách cho khó làm nhất, vì ai cũng còn chấp ngãbám víu vào cái của mình.
Để đạt được cách cho mà không cầu nhận lại, người Phật tửcần phảihuân tutrí tuệ, để thấu rõ bản chất của cuộc đời là vô thườngduyên sinh và vô ngã. Tuy không mong cầu nhưng phước báo của người cho vẫn đầy đủ trọn vẹn. Phước báo của mỗi người giống như cây cối có gốc rễ, thân cành nhánh lá và hoa trái. Chính vì thế chúng tacần phảivun trồng cây phước, chăm bón và tưới tẩm thì mới trổ quả phước thơm ngọt.
Như chúng ta đã biết là bố thí sẽ mang lại phước báo thiện lành tốt đẹp trong hiện tại và mai sau. Tuy nhiên, ngoài việc mong cầu phước báo để có đời sống ổn định, bố thí còn là một phương pháp tu buông xả để chuyển hóa lòng tham lamích kỷ và hẹp hòi.
Bố thí, cúng dường là hành động làm phước thiện, theo luật nhân quả, nó là điều kiện thiết yếu để ta tiêu trừđau khổ, chuyển hóa nghèo cùng khốn đốn, không còn sợ nghèo đói và vượt qua nỗi bất ansợ hãi trong cuộc đời như mũi tên chỉ đường, để ta không còn bị lầm đường lạc lối.
Người Phật tửchân chínhviệc thiện dù nhỏ mà ta chịu khó làm, thì vinh hoa phú quý sẽ đến với ta trong hiện tại và tương lai. Nhờ bố thí, mà lòng tham lam, ích kỷ của ta được giảm bớt và ngày càng được tiêu trừ tâm xấu ác. Nếu chúng tachất chứa lòng tham sẽ tạo cho ta nhiều nỗi khổ niềm đau cho người khác, nuôi dưỡng lòng hiềm hận, luôn sống trong bất an, lo sợ mà làm tổn hại người khác.
Theo tuệ giácThế Tôn, nếu chúng tabố thí có điều kiện thì gặt được phước báo có giới hạn trong chừng mực nào đó. Nhưng nếu chúng tabố thívô tâm, không toan tính là ta đã biết tu phước và tu huệ rồi đó. Chính vì thế, tu tậpbố thí muốn đạt đượclợi ích lớn và kết quả lớn về hai mặtvật chất lẫn tinh thần thì tâm phải rộng lớn, không mong cầu, bởi chỉ có vô tâm mới đạt đượccông đức, phước báovô lượngvô biên mà thôi.
Phước báosống thọ và khỏe mạnh, nhan sắcdung mạoxinh đẹp nhiều người thích ngắm nhìn, lại có đời sống an vui hạnh phúc, có địa vịdanh vọng cao, mọi điều vốn tốt đẹp lại càng được tăng trưởng thêm theo thời giantốt đẹpthời gian là ước mơ chung của nhiều người. Do vậy, người Phật tử sống và tu tập theo chánh pháp Phật-đà luôn thực hành bố thí và cúng dường người tu hànhchân chính để sống đời hạnh phúc trong hiện tại và mai sau.