ĐIỀU TRỊ BỆNH TẬN GỐC
NĂNG LỰC CHỮA LÀNH CỦA TÂM BI MẪN
Lama Zopa Rinpoche
Nguyễn Văn Điều & Đỗ Thiết Lập dịch Việt
Nhà xuất bản Tôn Giáo, Hà Nội
PHẦN MỘT: TÂM LÝ ĐIỀU TRỊ BỆNH
10. VẠN SỰ DO TÂM THÔNG QUA [SỰ TẠO] NGHIỆP
Nghiệp có liên quan đến một sự lý giải sâu xa hơn về việc mọi sự, bao gồm cả bệnh tật, đều xuất phát từ tâm như thế nào. Các yếu tố bên ngoài gây ảnh hưởng đến thân và tâm, nhưng điều này luôn xảy ra với sự có mặt của các nhân và duyên. Mọi sự xảy ra cho chúng ta đều là kết quả [của hành vi trong quá khứ] và như vậy thì nhân của quả này phải hiện hữu trước đó. Nói cách khác, không có gì xảy ra mà không có lý do, cũng có nghĩa là không có gì xảy ra mà không có nhân và duyên.
Lý do đó đến từ đâu? Nó đến từ tâm của chúng ta. Dù cho là quả thiện hay bất thiện thì cũng đều do tâm tạo ra. Quả bất thiện được tạo ra bởi tâm bất thiện; còn nếu là một quả thiện thì nhân của nó được tạo ra bởi tâm thiện. Đây là nghiệp quả. Toàn bộ đời sống của chúng ta đều xuất phát từ tâm; hạnh phúc và khổ đau của chúng ta liên tục được tạo ra bởi chính tâm ta.
Không có tâm thì sẽ không có gì xảy ra, và sự thanh tịnh hay bất tịnh của những gì hiện ra quanh ta phụ thuộc vào sự thanh tịnh hay bất tịnh của tâm ta. Chiến tranh, lụt lội, hạn hán, nạn đói và những thảm họa khác nữa... đều là những biểu hiện bất thiện, và tất cả những biểu hiện bất thiện đều là sản phẩm của các chủng tử bất thiện trong tâm, lưu lại bởi các hành vi trong quá khứ được thúc đẩy bởi các khuynh hướng bất thiện. Các biểu hiện này là những phóng tưởng, hay sự tạo thành của các chủng tử bất thiện.
Hãy lấy thí dụ về nước Ethiopia, nơi đó hàng triệu dân đã chết vì hạn hán, nạn đói, bệnh tật và nội chiến. Có một thời, Ethiopia bị thiếu nước uống nghiêm trọng vì hạn hán kéo dài. Nước bắt nguồn từ một quốc gia lân cận là uống được, nhưng khi chảy đến Ethiopia, nó trở nên không uống được. Mặc dù nước uống được ở quốc gia đầu nguồn, nhưng tại Ethiopia thì nó hiện ra thành nước không uống được. Biểu hiện bất tịnh này có liên quan đến tâm của người Ethiopia.
Một môi trường lành mạnh ở Ethiopia phải xuất phát từ tâm của người Ethiopia, từ những tư tưởng hiền thiện của chính họ. Nếu không, dù các quốc gia khác cố gắng giúp đỡ bằng cách dùng máy bay chở nước đến hoặc trợ giúp tiền bạc, sự việc cũng sẽ trở nên tồi tệ. Chúng ta đã thảo luận việc mọi sự xuất phát từ tâm như thế nào thông qua việc chúng ta gán đặt tên gọi cho chúng theo những cách thức cụ thể, nhưng ở đây chúng ta đang đề cập đến một quá trình phức tạp và kéo dài hơn. Các hành vi bất thiện trong quá khứ đã để lại các chủng tử trong tâm, và rồi các chủng tử bất thiện đó biểu hiện thành những tình huống xấu.
Ví dụ, không như người Ethiopia và nhiều người khác, chúng ta được sống trong một xã hội hoàn toàn lý tưởng. Chúng ta có những ngôi nhà sạch sẽ và tiện nghi; chúng ta tận hưởng thức ăn ngon miệng; chúng ta nhìn ngắm những bông hoa đẹp. Tất cả những đối tượng đẹp đẽ xuất hiện trước mắt chúng ta đều là phóng ảnh của tâm thiện của chúng ta; chúng khởi sinh từ các chủng tử hiền thiện tạo ra bởi các hành vi trong quá khứ, các hành vi được thực hiện với khuynh hướng hiền thiện. Nói cách khác, tất cả các đối tượng này của giác quan chúng ta đều là tạo tác của tâm.
Bất kỳ hành động nào xuất phát từ động cơ không bị ô nhiễm bởi sự ích kỷ, vô minh, tham lam, sân hận, hay các tâm phiền não khác thì sẽ đưa tới phước đức, nhân của hạnh phúc. Hành vi thanh tịnh nhất là hành vi được thực hiện với động cơ không bị ô nhiễm bởi ý tưởng vị kỷ. Ngược lại, bất kỳ hành vi nào xuất phát từ động cơ ích kỷ, tham lam, sân hận, hay các ý tưởng phiền não khác đều sẽ trở thành bất thiện, nhân của đau khổ.
Thiên chúa giáo có Mười điều răn, Phật giáo thì dạy từ bỏ mười điều bất thiện, gồm ba hành vi bất thiện của thân (giết hại, trộm cắp, tà dâm), bốn hành vi bất thiện của lời nói (nói dối, nói lời ác nghiệt, nói vu khống, nói lời vô nghĩa), và ba hành vi bất thiện của ý (tham lam keo kiệt, ác ý, tà kiến). Điểm chính mà chúng ta cần hiểu rõ là: Cái gì làm cho ba hành vi của thân và bốn hành vi của lời nói trở nên bất thiện? Đó chính là tâm. Các hành vi đó trở nên bất thiện khi chúng được thúc đẩy bởi tham lam, sân hận, vô minh, và các mê lầm khác nữa. Không có hành vi bất thiện nào tự nó tồn tại, không có hành vi bất thiện nào có tự tánh tự hữu. Không có hành vi bất thiện nào mà không được tạo ra hoặc gán đặt tên gọi bởi tâm chúng ta. Mặc dù chúng ta thấy các hành vi bất thiện đó có vẻ như tự chúng hiện hữu và ta tin rằng chúng hiện hữu theo cách như vậy, nhưng trong thực tại không hề có hành vi bất thiện nào như thế hiện hữu.
Hãy lấy hành vi giết hại – mà ai cũng xem là bất thiện – làm thí dụ. Thực ra, việc giết hại có thực sự là bất thiện hay không tùy thuộc vào tâm của người thực hiện hành vi đó. Nếu hành vi giết hại đó được thúc đẩy bởi tâm vị kỷ hay bất cứ tâm mê lầm nào khác thì nó trở thành nghiệp bất thiện và là nhân của đau khổ. Nhưng nếu hành vi giết hại được thúc đẩy bởi Bồ-đề tâm, bởi trí tuệ hay một tư tưởng hiền thiện nào khác, nó sẽ trở thành thiện nghiệp và là nhân của hạnh phúc.
Các bạn hãy nhớ lại câu chuyện tôi đã kể về một kiếp quá khứ của đức Phật khi ngài là một vị Bồ Tát đang làm thuyền trưởng. Vị thuyền trưởng Bồ Tát đã giết người lái buôn đang rắp tâm sát hại tất cả các lái buôn khác trên tàu, nhưng vì vị thuyền trưởng được thúc đẩy bởi lòng bi mẫn cực độ nên hành vi giết hại của ngài chỉ có thể trở thành thiện nghiệp.
Ở Tây phương, người ta thấy rất khó xác định những gì là đúng hay sai, cho dù đó là việc cha mẹ nghiêm trị con cái hay việc chính phủ ban hành luật cấm bán súng. Một hành vi là đúng hay sai tùy thuộc vào thái độ của cá nhân thực hiện hành vi và mục đích của hành vi đó. Đây là phương pháp hợp lý duy nhất để xác định một hành vi là đúng hay sai.
Không có hành vi nào [được thực hiện] bằng thân thể và lời nói như tôi vừa nói trên là bất thiện nếu chúng được thực hiện bởi một động cơ trong sáng – như mang hạnh phúc đến cho người khác hay che chở người khác khỏi bị hiểm nguy. Một hành vi không trở thành nghiệp bất thiện nếu chúng ta thực hiện hành động đó với tâm từ bi mãnh liệt và với trí tuệ thấy biết rằng nó chắc chắn sẽ làm lợi lạc cho người khác; nó sẽ trở thành một việc thiện và là nhân của hạnh phúc mà thôi.
Luật nhân quả
Bậc
Đạo Sư Thích-ca Mâu-ni Phật đã giảng dạy bốn
quy luật về nghiệp.
Quy luật đầu tiên là tính xác quyết của nghiệp. Điều này có nghĩa là một
hành vi chắc chắn sẽ dẫn đến quả
tương ứng của nó,
trừ phi nó bị
cản trở; một
hành vi hiền thiện
chắc chắn tự nó sẽ mang lại quả
hạnh phúc, và một
hành vi bất thiện chắc chắn tự nó sẽ dẫn đến quả khổ đau. Nếu một người đã tạo ra nhân
bất thiện, nhân đó
chắc chắn tự nó sẽ dẫn đến quả
bất thiện,
trừ phi họ làm một điều gì đó để tịnh hóa nó, cũng giống như
hạt giống một khi được gieo
chắc chắn sẽ nảy mầm,
miễn là nó không bị chim, côn trùng ăn mất... Một khi đã có một nhân,
chừng nào mà không có
chướng ngại cản trở cái nhân đó, thì điều tất nhiên là nó sẽ dẫn đến quả
tương ứng. Quả của các
hành vi bất thiện là
chắc chắn có,
trừ phi chúng ta tịnh hóa được các
hành vi bất thiện trong
quá khứ và
loại bỏ đi
các chủng tử của chúng bằng cách
thực hành các phép
đối trị của “Con đường từng bước
đưa tới giác ngộ” trong tâm mình.
Đức Phật Kim Cang Tát Đỏa, Ba Mươi Lăm vị Phật và nhiều vị Phật khác nữa đã
đặc biệt hóa thân để giúp
chúng ta tịnh hóa các
hành vi bất thiện, vốn là những trở ngại cho sự
giác ngộ và là
nguyên nhân các
vấn đề bất ổn
trong đời này cũng như
đời sau. Cho dù
chúng ta không có khả năng phát triển
con đường tu
giác ngộ, thì
ít nhất chúng ta cũng có thể
hoàn toàn tịnh hóa các
hành vi bất thiện của
chúng ta bằng cách
tu tập các
pháp thực hành Bổn tôn đó và như vậy sẽ khiến cho
chúng ta tránh khỏi gánh chịu
hậu quả của các
vấn đề.
[
Quy luật thứ hai là] nghiệp có thể phát triển. Từ việc gieo một
hạt giống bé xíu xuống đất có thể mọc lên một cây to lớn với nhiều cành cây, lá, nhiều quả chứa hạt.
Tuy nhiên,
thí dụ bên ngoài tâm này không thể
so sánh được với sự phát triển của
hiện tượng bên trong tâm của nghiệp. Từ một
hành vi bất thiện nhỏ nhặt
chúng ta có thể phải
chịu đựng bất ổn trong hàng trăm hay hàng ngàn kiếp sống.
Theo như lời dạy của đại
Tôn giả Long Thọ, nếu
chúng ta lừa gạt một
chúng sinh,
chúng ta sẽ bị các
chúng sinh khác lừa gạt lại trong một ngàn đời!
Vì nghiệp có thể phát triển,
chúng ta phải
hết sức thận trọng tránh không tạo
nghiệp bất thiện dù là rất nhỏ. Với các
hành vi bất thiện dù là rất nhỏ nhặt
liên quan đến các đối tượng quan
trọng như cha mẹ, các vị thầy... ,
chúng ta có thể bắt đầu nhận lãnh
quả báo ngay
trong đời này, và rồi
tiếp tục gánh chịu các
vấn đề bất ổn trong nhiều kiếp
tiếp theo sau.
Chúng ta không nên bất cẩn phạm vào một
hành vi bất thiện chỉ vì cho rằng nó quá nhỏ nhặt không quan trọng. Tự
bảo vệ mình
tránh khỏi các
nghiệp bất thiện, cho dù rất nhỏ nhặt, sẽ có ích cho ta
trong đời này và nhiều
đời sau nữa;
chúng ta sẽ được sống lâu, khỏe mạnh,
giàu có và ít gặp phải các
vấn đề bất ổn.
Cho dù
chúng ta đang
thực hành tịnh hóa nghiệp, nhưng nếu ta cứ
tiếp tục tạo
nghiệp bất thiện thì sẽ không khác gì một con voi
đi xuống hồ để tắm cho sạch rồi sau đó lại trở lên lăn vào vũng bùn. Việc
thực hành tịnh hóa nghiệp sẽ không bao giờ
kết thúc trừ phi chúng ta ngưng tạo
nghiệp bất thiện.
Hai
quy luật còn lại về nghiệp là: Thứ nhất, người ta không thể lãnh chịu
quả báo nếu trước đó không tạo ra nhân; thứ hai, nghiệp đã tạo ra sẽ không bao giờ [
tự nhiên] mất đi.
Các hành vi bất thiện của thân
GIẾT HẠI
Bất kỳ một
hành vi giết hại nào đã
hoàn tất và
thúc đẩy bởi tâm
vị kỷ hay bất cứ tâm
mê lầm nào khác đều là
bất thiện và sẽ dẫn đến bốn loại khổ đau. Để
hoàn tất một
hành vi giết hại, bắt buộc phải có
liên quan đến bốn
yếu tố:
thực thể,
tư tưởng, hành động và kết quả. Nếu thiếu một trong bốn
yếu tố đó thì
hành vi giết hại chưa
hoàn tất.
Loại khổ đau thứ nhất gọi là
quả báo chín mùi của nhân (
dị thục quả), có nghĩa là [khi nhân giết hại đã chín mùi sau một
thời gian],
chúng ta sẽ
tái sinh vào một trong
những cảnh giới thấp như
địa ngục,
ngạ quỉ và
súc sinh. Một cách tổng quát, nghiệp [giết hại] nặng nhất sẽ dẫn đến
tái sinh vào
địa ngục, nghiệp [giết hại] ít nặng hơn sẽ
tái sinh vào cõi
ngạ quỉ, nghiệp [giết hại] nhẹ nhất sẽ
tái sinh vào
cõi súc sinh.
Sau một
thời gian lâu dài ngoài sức tưởng tượng, khi nghiệp
tái sinh vào các
cảnh giới thấp đã cạn kiệt, và nghiệp thiện đã tạo ra trong các đời
quá khứ trước kia trở nên mạnh hơn,
chúng ta sẽ
tái sinh vào
cõi người. Lúc mang thân người,
chúng ta phải [
tiếp tục]
trải qua ba loại khổ đau khác.
Loại khổ thứ hai là phải chịu
quả báo [còn lại]
tương tự như nhân [đã tạo], có nghĩa là
chúng ta bị
chết yểu, có thể chết khi còn trong bụng mẹ hay khi còn là trẻ con;
chúng ta cũng có thể bị người khác hãm hại,
bị giết, hay bị bệnh chết... [
tương tự như
chúng sinh đã bị
chúng ta giết hại trước đây].
Loại khổ thứ ba là
quả báo phụ thuộc,
liên quan đến môi trường sống.
Chúng ta sẽ sinh vào một nơi nguy hiểm đang có chiến tranh, bệnh dịch lan tràn. Cũng có thể sinh vào nơi bị khô hạn, có các thảm họa
bất hạnh.
Thức ăn,
thức uống thiếu dinh dưỡng, khó
tiêu hóa, dễ gây bệnh. Thuốc men không có
hiệu quả. Mặc dù
thức ăn và thuốc men nói chung chỉ là các
điều kiện hỗ trợ cuộc sống (duyên), nhưng vì đã tạo nghiệp giết hại trong
quá khứ nên các
yếu tố hỗ trợ đó lại
trở thành các
chướng ngại cho cuộc sống và thậm chí có thể đưa ta đến cái chết.
Loại khổ thứ tư là
quả báo thúc đẩy tái diễn nghiệp cũ, có nghĩa là khi được sinh lại làm người,
các chủng tử do
hành vi giết hại trong
quá khứ để lại trong tâm sẽ
thúc đẩy ta
tái diễn hành động vi giết hại. Đó là
thói quen từ
quá khứ. Và rồi, lại
một lần nữa, việc
thực hiện hoàn tất hành vi giết hại sẽ là nhân
cụ thể khiến
chúng ta phải chịu
báo ứng trải qua bốn loại khổ đau vừa nói trên. Và
trừ phi chúng ta thay đổi
thái độ,
chấm dứt hành vi giết hại, bằng không thì
chúng ta sẽ
mãi mãi tạo ra nhân của các
vấn đề bất ổn, và do vậy phải
liên tục chịu đựng khổ đau.
Tuy nhiên,
chúng ta có thể chặn đứng tiến trình
liên tục nói trên nếu ta thay đổi
thái độ cũng như hành động và
thệ nguyện từ bỏ việc giết hại. Việc giữ
trọn lời thệ nguyện không giết hại sẽ được quả hưởng bốn loại
hạnh phúc. Khi
chúng ta hiểu rõ được quả của mười
hành vi bất thiện của thân, khẩu, ý là gì,
chúng ta đương nhiên biết rõ được quả của mười
thiện nghiệp.
Quả chín mùi (loại
hạnh phúc thứ nhất) của việc giữ
trọn lời thệ nguyện không giết hại là
chúng ta sẽ
tái sinh vào các
cõi trời hay
cõi người. Quả
tương tự như nhân đã tạo (loại
hạnh phúc thứ hai) là
chúng ta sẽ được sống lâu. Quả
phụ thuộc (
hạnh phúc thứ ba) là
chúng ta sẽ sinh vào nơi ít có sự
đe dọa, ít sự
sợ hãi, nơi đó
thức ăn và
thức uống rất
dồi dào,
thực phẩm nhiều dinh dưỡng, dễ
tiêu hóa, không gây bệnh và có nhiều thuốc men tốt. Tất cả những
điều kiện này (duyên) giúp
chúng ta được sống lâu.
Chúng ta [được như] hiện nay [là] đang hưởng quả của những
thiện hạnh giữ
lời nguyện không giết hại trong
quá khứ.
Quả thứ tư –
thúc đẩy tái diễn nghiệp cũ – có nghĩa là
chúng ta tiếp tục tu tập giữ lời
thệ nguyện không giết hại. Và từ việc giữ
trọn vẹn lời nguyện không giết hại
một lần nữa,
chúng ta lại được hưởng quả của bốn loại
hạnh phúc trong các
đời sau. Vì nghiệp có tính phát triển,
chúng ta có thể hưởng quả thiện này trong hàng trăm hoặc thậm chí là hàng ngàn
đời sau nhờ vào việc giữ lời
thệ nguyện không giết hại chỉ trong một ngày.
Việc làm lành trong chỉ một ngày ở đời này có thể mang lại
hạnh phúc trong hàng ngàn
đời sau.
TRỘM CẮP
Hành vi bất thiện thứ hai là
trộm cắp, tạo thành
nghiệp bất thiện khi được
thúc đẩy bởi tâm
vị kỷ hay bất kỳ tâm
mê lầm nào khác, và cũng như vậy,
hoàn tất hành động
trộm cắp sẽ dẫn tới
quả báo bị bốn loại
đau khổ.
Quả báo chín mùi [của
hành vi này] là sẽ
tái sinh vào các
cảnh giới thấp. Còn loại thứ hai,
quả báo tương tự như nhân đã tạo là ngay cả khi được sinh
trở lại làm người,
chúng ta sẽ phải sống
nghèo khổ, không có
điều kiện tự nuôi sống. Ngay cả khi có vật
sở hữu,
chúng ta cũng không thể dùng
trọn vẹn mà phải để cho người khác dùng. Thậm chí vật
sở hữu của
chúng ta cũng có thể bị tịch thu hay bị mất cắp. Bị mất
tài sản hay bị đánh cắp là quả của
nghiệp bất thiện trộm cắp trong
quá khứ –các đời
quá khứ và ngay cả
trong đời này.
Quả báo phụ thuộc (loại thứ ba) là
chúng ta sẽ sống trong một nơi xảy ra
liên tục các
tai ương như hạn hán, lụt lội. Ngay cả mùa màng cũng bị sâu bọ, côn trùng hay
súc vật phá hoại.
Chúng ta phải
nhận biết rằng việc
chúng ta bị
nghèo khổ,
chịu đựng các thảm họa khác nhau có nguồn gốc từ nghiệp
trộm cắp bất thiện của
chúng ta trong
quá khứ.
Phương pháp cụ thể để phát triển kinh tế của một đất nước và để
cải thiện môi trường là phải thay đổi tâm người dân của đất nước đó. Nhờ vào sự thay
đổi hướng tới
thái độ hiền thiện, người dân mới có thể làm được những hành động
tốt lành, chẳng hạn như
bố thí,
rộng lượng với người khác và
thệ nguyện không
trộm cắp; và chính nhờ vào những
hành vi tốt lành này mà họ có thể được
giàu sang trong đời này và các
đời sau. Chỉ riêng sự thay đổi
thái độ này cũng đã cho họ khả năng tạo ra nhân để phát triển kinh tế và làm cho mức sống
tốt đẹp hơn.
Trừ phi người dân [của một đất nước] thay đổi
thái độ và hành động, bằng không thì các
vấn đề bất ổn vẫn
tiếp tục. Và điều quan trọng nhất là, vì họ đang sống một cuộc sống
thiếu thốn – kết quả của
hành vi trộm cắp bất thiện trong
quá khứ – nên họ lại
trộm cắp hay làm hại người khác để
sinh tồn. Họ tưởng rằng đang tự cứu mình bằng
hành vi trộm cắp, nhưng
thực ra họ lại tạo thêm nhân cho
vấn đề cũ là
trộm cắp tiếp diễn.
Quả báo thúc đẩy tái diễn nghiệp cũ (loại thứ tư) có nghĩa là khi đã
trộm cắp rồi, giờ đây
chúng ta lại
trộm cắp tiếp; và khi
thực hiện hoàn tất việc
trộm cắp,
chúng ta lại phải chịu
quả báo với bốn loại khổ nữa.
Trừ phi chúng ta chuyển hóa tâm và
thực hiện lời
thệ nguyện không
trộm cắp, bằng không thì tiến trình tạo nghiệp
trộm cắp sẽ
tiếp tục không ngừng.
Như tôi đã
giải thích khi đề cập đến việc
lập thệ nguyện không giết hại, ở đây cũng vậy, điều
tốt đẹp sẽ khởi sinh một khi
chúng ta chuyển đổi thái độ và hành động bằng việc lập lời
thệ nguyện không
trộm cắp. Và rồi,
quả báo chín mùi của việc này là
chúng ta sẽ
tái sinh ở
cõi trời hay
cõi người.
Quả báo tương tự như nhân đã tạo có nghĩa là
chúng ta sẽ được
giàu sang.
Quả báo phụ thuộc có nghĩa là
chúng ta sẽ sinh vào một nơi mưa
thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi và sẽ không
thiếu thực phẩm.
Quả báo thúc đẩy tái diễn nghiệp cũ là
chúng ta sẽ
tiếp tục tu tập giữ lời
thệ nguyện không
trộm cắp.
TÀ DÂM
Cũng giống như nghiệp giết hại và trộm cắp, hành động tà dâm không tự nó hiện hữu mà xuất phát từ tâm. Tà dâm trở thành nghiệp bất thiện, nhân của khổ đau, là do nơi tâm. Nó trở nên nghiệp bất thiện nếu bị thúc đẩy bởi động cơ ích kỷ, xuất phát từ tâm vị kỷ, là nguyên nhân kích động sự ham muốn và các tâm phiền não khác nổi lên.
Tà dâm do tâm vị kỷ là một hành vi bất thiện và chỉ đưa tới những vấn đề rắc rối. Việc hoàn tất hành vi tà dâm cũng sẽ dẫn đến bốn loại khổ đau. Thứ nhất, quả báo chín mùi của hành vi này là chúng ta sẽ sinh vào các cảnh giới thấp và thời gian kéo dài tùy thuộc tính chất nghiêm trọng của hành động tà dâm đó. Rồi khi tái sinh trở lại làm người, chúng ta trải nghiệm loại khổ thứ hai, đó là quả báo tương tự như nhân, có nghĩa là chúng ta phải chịu sự khổ vì bất hòa trong quan hệ vợ chồng, và người bạn đời của ta thường hay bỏ ta để đến với người khác.
Quả báo phụ thuộc (loại khổ thứ ba) của hành vi tà dâm là chúng ta sẽ sống trong những nơi dơ nhớp bùn lầy, ở đó có nhiều bệnh nguy hại và còn nhiều thứ khác tương tự. Nếu được sống nơi sạch sẽ, nó cũng khiến chúng ta thỉnh thoảng phải đến những nơi bùn lầy bẩn thỉu, và rồi chúng ta nên nhớ rằng đó là quả báo phụ thuộc của nghiệp tà dâm.
Quả báo thúc đẩy tái diễn nghiệp cũ (loại khổ thứ bốn) có nghĩa là chúng ta [có khuynh hướng] phạm vào việc tà dâm trở lại vì thói quen quá khứ. Các chủng tử của hành động tà dâm bất thiện trong quá khứ đã lưu lại trong tâm, thúc đẩy ta thực hiện việc tà dâm lần nữa, và rồi khi hoàn tất việc tái diễn hành động bất thiện đó sẽ khiến chúng ta phải tiếp tục chịu quả báo bốn loại khổ đau.
Các hành động bất thiện của lời nói (khẩu)
NÓI DỐI
Nói dối vì động cơ của tâm
vị kỷ hay vì các tâm
mê lầm khác là một
hành vi bất thiện, và việc
hoàn tất hành vi này cũng sẽ
đưa tới quả báo bốn loại khổ đau.
Quả báo chín mùi là
chúng ta sẽ
tái sinh trong các
cảnh giới thấp. Rồi khi được
trở lại làm người,
chúng ta phải nhận chịu
quả báo tương tự như nhân đã tạo: Người khác sẽ
nói dối với
chúng ta. Cho nên, khi có ai
nói dối với
chúng ta,
chúng ta cần phải nhận ra rằng đó là
quả báo của
nghiệp bất thiện nói dối mà ta đã tạo trong
quá khứ.
Quả báo phụ thuộc của
hành vi nói dối là
chúng ta sinh ra ở một nơi đầy dẫy sự
đe dọa, sự lừa gạt, hay một nơi mà
chúng ta làm gì cũng không
thành công. Nếu là
nông dân, mùa màng của
chúng ta bị thất thu. Nếu
chúng ta kinh doanh nhà hàng hay tiệm buôn lẻ,
chúng ta không có khách hàng. Nếu là tài xế taxi,
chúng ta không có khách. Các thất bại như thế là
quả báo phụ thuộc của
nghiệp bất thiện nói dối trong
quá khứ. Còn loại thứ tư,
quả báo thúc đẩy tái diễn nghiệp cũ là
chúng ta sẽ
tiếp tục nói dối nữa, và như vậy vòng
luân hồi đau khổ lại
tiếp tục.
NÓI VU KHỐNG
Nói vu khống là một
hành vi bất thiện, được
thúc đẩy bởi động cơ của tâm
vị kỷ, và một khi
hoàn tất thì
hành vi này sẽ có
quả báo chịu bốn loại khổ đau.
Quả báo chín mùi (loại khổ thứ nhất) là
chúng ta sinh vào các
cảnh giới thấp. Rồi khi
chúng ta chịu
quả báo tương tự như nhân (loại thứ hai), có người sẽ vu khống
chúng ta, gây chia rẽ giữa
chúng ta và những người khác, chẳng hạn như gây chia rẽ vợ chồng
chúng ta,
cha mẹ, con cái hay các
vị thầy tâm linh...
Quả báo phụ thuộc (loại thứ ba) là
chúng ta sẽ sinh vào những nơi khó chịu, nơi núi non
hiểm trở, thung lũng
lồi lõm. Có rất nhiều mối
đe dọa và nguy hiểm trong cuộc sống ở đó.
Quả báo thúc đẩy tái diễn nghiệp cũ (loại thứ tư) là
chúng ta lại phạm vào nghiệp nói vu khống, và khi
hoàn tất hành vi nói vu khống,
chúng ta lại phải chịu
quả báo bốn loại khổ đau. Điều này khiến cho nghiệp nói vu khống
tiếp tục không ngừng.
NÓI LỜI ÁC NGHIỆT
Nói lời ác nghiệt là một
hành vi bất thiện được
thúc đẩy bởi tâm
vị kỷ hoặc các tâm
mê lầm khác, và mỗi lần
hoàn tất việc nói lời ác nghiệt,
chúng ta sẽ chịu
quả báo bốn loại khổ đau.
Quả báo chín mùi là
chúng ta bị
tái sinh vào các
cảnh giới thấp. Rồi khi
chúng ta trở lại làm người,
chúng ta phải chịu
quả báo tương tự như nhân (loại hai), có nghĩa là người khác sẽ nói lời ác nghiệt với
chúng ta. Khi
chúng ta chịu
quả báo này,
chúng ta cần
nhận ra rằng đó là quả của nghiệp trong
quá khứ vì
chúng ta đã nói lời ác nghiệt với người khác. Và dù
lời nói có vẻ như
dịu dàng nhưng hàm ý ác nghiệt, gây
tổn thương cho người đối thoại với ta thì cũng được xem là lời ác nghiệt.
Quả báo phụ thuộc (loại ba) của
hành vi nói lời ác nghiệt là
chúng ta phải sống ở chỗ
xấu xí khô cằn, không có nước hay cây cối. Nơi đó có nhiều đá, hay các bụi cây có gai, hoặc cây cối bị cháy sém, và nơi đó luôn bị nguy hiểm, có nhiều
tội ác xảy ra.
Quả báo thúc đẩy tái diễn nghiệp cũ (loại bốn) có nghĩa là
chúng ta bị
xui khiến lại phạm vào việc nói lời ác nghiệt với người khác lần nữa.
NÓI LỜI VÔ NGHĨA
Nói vô nghĩa là một hành vi bất thiện bị thúc đẩy bởi động cơ vị kỷ hay các tâm mê lầm khác, và khi hoàn tất xong hành vi nói vô nghĩa, chúng ta bị quả báo bốn loại khổ đau.
Cũng như trên, quả báo chín mùi là chúng ta sinh vào các cảnh giới thấp. Quả báo tương tự như nhân là lời nói của chúng ta chẳng có hiệu lực. Khi chúng ta nói với ai, họ chẳng thèm nghe hay chẳng làm theo lời ta nói. Khi chúng ta nhờ ai giúp đỡ, thì chẳng ai nghe và giúp ta. Quả báo phụ thuộc là chúng ta sống ở một nơi mà cây không có trái hoặc trái ra không đúng lúc. Thậm chí có trái, xem bên ngoài tốt tươi nhưng bên trong đầy sâu hay không chín được. Nếu có trồng trọt thì không thể kéo dài thêm nhiều mùa. Nơi chúng ta ở đầy dẫy sự nguy hiểm, sự đe dọa. Quả báo thúc đẩy tái diễn nghiệp cũ là chúng ta tự mình có thói quen nói lời vô nghĩa, lặp lại mãi mãi.
Các hành động bất thiện của tâm (ý)
TÂM THAM LAM
Hoàn tất hành vi tham lam cũng sẽ đưa đến
quả báo khổ đau theo cách như trên.
Quả báo chín mùi là
chúng ta tái sinh vào các
cảnh giới thấp.
Quả báo tương tự như nhân là
chúng ta luôn
bất mãn, không thấy
hài lòng.
Chúng ta không có được những vật
sở hữu mà ta mong muốn. Ví dụ, khi
chúng ta muốn mua một món đồ gì đó, nhưng khi ra siêu thị thì người khác đã mua mất rồi. Hoặc nếu ta
tìm cách để thật sự mua được thì nó cũng nhanh chóng hư hỏng.
Quả báo phụ thuộc của tâm
tham lam là chất lượng và khả năng thu hoạch vụ mùa hay các thứ hưởng thụ khác ở nơi
chúng ta sống nhanh chóng
sa sút. Mùa màng không gieo trồng được, hay gieo lên
thưa thớt và bị sâu bọ hay chim chóc thú hoang
phá hoại. Một
thí dụ về
quả báo phụ thuộc của tâm
tham lam là trái cây bên ngoài trông
ngon lành nhưng khi ăn vào lại dở, dù rằng đây cũng có thể là quả của các
nghiệp bất thiện khác.
Quả báo thúc đẩy tái diễn nghiệp cũ là
chúng ta tiếp tục tham lam, không ngừng
ham muốn.
Ác ý
Ác ý là
ý muốn gây hại cho người khác;
quả báo chín mùi của
ác ý là
tái sinh vào các
cảnh giới thấp.
Quả báo tương tự như nhân là người khác sẽ có
ác ý đối với ta.
Quả báo phụ thuộc là
chúng ta phải sống ở nơi có nhiều sự đấu đá
tranh giành, có bệnh truyền nhiễm, và nơi có nhiều
ma quỉ,
rắn độc, bò cạp, sâu bọ hại người. Nếu
thỉnh thoảng chúng ta bị như vậy,
chúng ta cần
nhận ra rằng những sự việc đó xảy đến cho
chúng ta là do quả của
ác ý trong
quá khứ đã để lại
các chủng tử trong tâm ta.
Các chủng tử
bất thiện đó đã khiến cho các
vấn đề như vậy xảy ra nơi
chúng ta ở. Những biểu hiện này đều là
sự tạo tác của tâm
chúng ta.
Quả báo thúc đẩy tái diễn nghiệp cũ là
chúng ta tiếp tục có những
ác ý đối với người khác,
thúc đẩy việc gây nguy hại cho người khác.
TÀ KIẾN
Người có
tà kiến nghĩa là không
công nhận có sự
tái sinh,
nghiệp báo,
tánh Không, hay bất kỳ sự việc nào khác
quả thật hiện hữu.
Quả báo chín mùi của
tà kiến là
tái sinh vào các
cảnh giới thấp.
Quả báo tương tự như nhân là
chúng ta khó lòng hiểu được
Phật pháp. Bất kể là
Chánh pháp có được
giảng giải hợp lý đến đâu đi chăng nữa,
chúng ta cũng khó mà nhận hiểu được dù chỉ một lời.
Chúng ta còn hành động không
trung thực, che giấu
lỗi lầm của mình và lừa gạt người khác.
Quả báo phụ thuộc của
tà kiến là
chúng ta sống ở nơi dơ nhớp. Nếu nơi đó trước đây từng có mỏ vàng, mỏ ngọc hay mỏ dầu thì bây giờ sẽ không còn nữa.
Chúng ta còn xem
đau khổ là
hạnh phúc, dơ nhớp là sạch sẽ... Khi ta gặp
vấn đề và cần sự giúp đỡ thì không có ai giúp.
Quả báo thúc đẩy tái diễn nghiệp cũ là
chúng ta lại
khởi tâm tà kiến.
N
ếu
chúng ta muốn sống khỏe, sống lâu, thì ngay từ bây giờ
cho đến mãi mãi các
đời sau chúng ta phải thay đổi tâm, thay đổi hành động bằng cách
thực hiện thệ nguyện từ bỏ mười điều
bất thiện. Đây là
giải pháp hết sức căn bản.
Hạnh phúc [
hiện tại và] ở các
đời sau chỉ có khi
chúng ta từ bỏ được mười điều
bất thiện này.
Đức Phật dạy rằng, chính ta là người
dẫn đường hoặc
kẻ thù của chính mình. Khi ta tạo nghiệp tốt, nhân của
hạnh phúc, thì ta là người
dẫn đường cho chính mình; nhưng nếu
chúng ta tạo ra nhân của các
vấn đề bất ổn thông qua việc khởi lên các
suy nghĩ bất thiện thì
chúng ta là
kẻ thù của chính ta. Vì
chúng ta là người tạo tác
hạnh phúc hay khổ đau cho chính mình nên
chúng ta có sự
tự do không thể lường hết được. Với rất nhiều
tự do như vậy để làm cho
cuộc đời mình
tốt hơn nên
chúng ta có đầy đủ mọi
hy vọng. Khi
hiểu biết được các lời dạy của
đức Phật về
nghiệp quả,
chúng ta sẽ biết được nhân của
hạnh phúc và cách thức tạo ra các nhân đó;
chúng ta cũng biết được nhân của khổ đau và cách thức loại trừ các nhân đó.
Chúng ta có sự
tự do về tâm ý, vì nếu muốn
hạnh phúc thì
chúng ta có thể tạo ra nhân để
đạt được hạnh phúc, nếu muốn
chấm dứt khổ đau thì
chúng ta có thể loại trừ hết hay
giảm bớt nhân của khổ đau.
Càng
hiểu biết về
nghiệp quả nhiều hơn,
chúng ta càng có nhiều
tự do tâm ý nhiều hơn.
Hiểu biết về nghiệp không phải là
giam hãm,
bỏ tù mình, thay vào đó,
chúng ta giải phóng mình khỏi nhà tù khổ đau, nhà tù của
mê lầm. Sự
hiểu biết về
nghiệp quả sẽ cho
chúng ta cái chìa khóa để mở cửa thoát ra khỏi nhà tù của những
cảm xúc tiêu cực mà lâu nay
chúng ta bị giam chặt trong đó.
Triết lý cơ bản của
đức Phật là:
Chúng ta là người tạo tác
hạnh phúc hoặc khổ đau cho chính
bản thân và không có ai khác là người tạo tác cả.
Mọi việc mà
chúng ta làm, kể cả việc đang đọc quyển sách này, đều là
quyết định của chính ta, không hề được
quyết định bởi bất cứ ai khác. Mọi sự việc mà
chúng ta trải nghiệm trong từng giây phút của từng ngày qua đều là sản phẩm tạo tác của
chính tâm thức ta.